Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN CAM ĐOAN CỦA SINH VIÊN LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THUỶ I 5 1.Khỏi quát về công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 5 2.Đặc điểm về Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 7 2.1.số liệu về vốn và lao động 7 2.1.1.Số liệu về vốn : 7 2.1.2. Số liệu về lao động 8 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 9 2.3. Chức năng của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 9 2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 9 2.5.Đặc điểm kinh doanh về Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 14 2.5.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh 14 2.5.2. Sơ lược về quy trình kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ1 15 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI TẠI CÔNG TY 18 1.Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải của công ty cổ phần vận tải 18 1.1.Thực trạng về Marketing của công ty với khách hàng 18 1.2.Phương pháp lập kế hoạch vận chuyển 21 1.2.1. Căn cứ để lập kế hoạch 21 1.2.2. Phương pháp lập kế hoạch 21 1.2.3.Cân đối phương tiện 22 1.3.Thực trạng về các điều kiện khai thác của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 24 1.3.1.Địa bàn hoạt động 24 1.3.2.Điều kiện đường xá, luồng lạch, khí hậu 24 1.3.3.Cơ cấu luồng hàng, các mặt hàng chính 25 1.3.4.Cụng tác xếp dỡ. 27 1.3.5.Tình hình cung cấp vật tư kỹ thuật 27 1.3.6.Cụng tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện 28 1.4. Tổ chức quản lý 28 1.4.1.Về lao động 28 1.4.1.1.Kết cấu lao động của công ty 28 1.4.1.2.Tổ chức và quản lý lao động 28 1.4.2.Về phương tiện vận tải 28 1.4.3. Về điều động phương tiện vận tải trờn cỏc tuyến 28 1.4.4.Về chi phí vận tải 28 1.4.4.1.Khái niệm về chi phí vận tải 28 1.4.4.2. Đặc điểm chi phí của Công ty 28 1.4.4.3.Đối tượng chi phí 28 1.4.4.4. Chi phí vận tải tại Công ty cổ phần vận tải thủy 1 28 1.4.5.Về giá thành vận chuyển 28 1.4.5.1.Đối tượng tính giá thành 28 1.4.5.2. Phương pháp tính giá thành 28 1.4.6. Về doanh thu, lợi nhuận 28 2.Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải của công ty trong những năm gần đây 28 3. Kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 28 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải thuỷ 1 trong những năm gần đây 28 3.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 . 28 4. Ưu điểm ,nhược điểm và nguyên nhân về hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty. 28 4.1. Ưu điểm 28 4.2. Nhược điểm 28 4.3. Nguyên nhân 28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI TẠI CÔNG TY 28 1.Những thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 về hoạt động kinh doanh vận tải. 28 1.1.Những thuận lợi 28 1.2.Những khó khăn 28 2.Một số giải pháp phát triển kinh doanh vận tải của Công ty 28 3. Định hướng phát triển kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 28 4. Kiến nghị 28 4.1. Với Quốc hội 28 4.2. Về phía Cục đường thuỷ nội địa 28 4.3. Về phía Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 28 KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

doc73 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa qua trường lớp 202 25.65 193 27.29 71 6.74 Tổng cộng 1150 100 1100 100 1055 100 ( Nguồn : Phòng tổ chức nhân chính ) Qua bảng cơ cấu lao động ta thấy rằng chủ yếu nhan viên trong Công ty đã qua trường lớp đào tạo. Số lượng nhõn viên có trình độ Đại học và CN kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động ở Công ty. Năm 2007, nhõn viên có trình độ Đại học là 82 người, đến năm 2008 thì số lượng này tăng lên là 106 người nhưng đến năm 2009 thì lại giảm xuống cũn 99 người, điều này đã ảnh hưởng nhiều tới công việc quản lý và kinh doanh của Công ty. Chớnh vì vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đào tạo và trẻ hoá kiến thức và trình độ chuyên môn là yêu cầu cấp thiết đối với Công ty. Nhận thấy rừ điều này, hàng năm Công ty luôn tuyển dụng những nhõn viên có trình độ Đại học và trình độ chuyên môn vận tải vào làm việc, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ nhõn viên theo học các lớp về kinh doanh vận tải, lớp thuyền máy trưởng hạng một, hạng hai để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty. 1.4.1.2.Tổ chức và quản lý lao động *Tình hình tổ chức lao động. Lao động trực tiếp sản xuất thì làm việc theo các đoàn tàu chủ yếu là hàng ngày phải làm và sinh hoạt trên các phương tiện vận tải, bộ phận sửa chữa thì làm việc theo giờ hành chính. Lao động trực tiếp kinh doanh thì làm việc theo sự phân công của xí nghiệp, phòng ban, chi nhánh. *Tình hình quản lý lao động. Lao động trực tiếp thì làm việc theo chuyến hàng không phân ca, không theo giờ, đây là công việc chủ yếu trên sông nước, do đó tình hình quản lý lao động cũng khó khăn hơn. Còn bộ phận tại các đơn vị sửa chữa thì làm việc theo giờ hành chính, nếu như yêu cầu sản xuất cao thì có thể được bố trí làm thêm giờ. Lao động trực tiếp thì làm việc 5 - 6 ngày/tuần. Có lúc có thể làm việc thêm ngày chủ nhật tùy theo yêu cầu công việc. Lao động gián tiếp thì làm việc 5 ngày/tuần, có lúc làm việc thứ 7 hoặc chủ nhật. 1.4.2.Về phương tiện vận tải Công ty cổ phần vận tải thủy 1 hiện nay có một lực lượng phương tiện vận tải thủy lớn, bao gồm 70 tàu 9280 CV, 210 sà lan trọng tải 55.000 tấn và 1407 cán bộ thuyền viên giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải thủy. Công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực Cùng với sự thay đổi của thị trường mà cơ cấu các loại phương tiện vận chuyển của Công ty cũng thay đổi, phương tiện vận tải làm nhiệm vụ trực tiếp vận chuyển hàng hoá với số lượng phương tiện hiện nay là 65 tàu gồm 8.565 CV và 120 sà lan gồm 45.445 TPT các loại được chia thành 3 đội vận tải đó là đội I là đội tàu kéo gồm 10 tàu, đội II và đội III là 2 đội tàu đẩy trong đó đội II gồm 26 tàu và đội III gồm 29 tàu. Các đội đều có ban chỉ huy riêng. Cơ cấu của ban chỉ huy gồm 3 người : 1 phó phòng kỹ thuật , 1 phó phòng phụ trách nhân lực và 1 trưởng phòng phụ trách chung. Riêng đội III cú thêm 1 cán bộ thường trực ở Phả Lại để tiện liên hệ than cho nhà máy điện. Việc phân chia thành các đội này đã tạo điều kiện chuyên chở hàng hoá đi các nơi được thuận tiện. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển, bốc xếp hàng hoá.v.v…Cụng ty đã đặt các trạm đại lý vận tải ở các địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Mạo Khê, Ninh Bình v.v…và đôi khi để phục vụ cho công tác khai thác nguồn hàng Công ty cũng đã đặt một số trạm đại lý vận hành lưu động. Các trạm này chỉ hoạt động trong một thời gian nhất định phục vụ với tính chất thời vụ. Bảng 2.4 : Số liệu về phương tiện vận tải trong năm 2008 Thứ tự Loại phương tiện Đơn vị Phương tiện có 1 2 3 4 Tổng tàu Tàu kéo 135 Tàu đẩy 135 Tàu đẩy 150 c cv c cv c cv c cv 50 7.500 10 1.350 35 5.400 5 750 5 6 7 Tổng sà lan Slan 100T Slan 200T c tpt c tpt c tpt 135 29.850 42 4.200 93 25.300 ( Nguồn : Phòng kinh doanh vận tải ) Bảng 2.5: Số liệu về phương tiện vận tải trong năm 2009 Thứ tự Loại phương tiện Đơn vị Phương tiện có 1 2 3 4 Tổng tàu Tàu kéo 135 Tàu đẩy 135 Tàu đẩy 150 c cv c cv c cv c cv 54 7.000 10 1.350 39 5000 5 750 5 6 7 Tổng Slan Slan 100T Slan 200T c tpt c tpt c tpt 140 32.200 42 4.200 98 28.000 ( Nguồn : Phòng kinh doanh vận tải ) So với năm 2008 thì năm 2009 tình hình phương tiện của Công ty có sự thay đổi sau : + Cơ cấu : Chủ yếu phương tiện là loại tàu đẩy 135 cv và loại Sà lan 200T + Số lượng : Đóng mới 5 Sà lan 200T và đóng mới 4 Tàu đẩy 135cv. Trong tương lai Công ty có kế hoạch sẽ thụi khụng sử dụng loại tàu đẩy 150 cv mà dùng toàn bộ là tầu 135 cv. Việc loại bỏ tàu đẩy 150 cv do một số nguyên nhân sau: + Chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng sửa chữa lớn hơn so với tàu 135 cv. + Năng suất phương tiện không bằng tầu 135 cv. +Hiệu quả sử dụng phương tiện không cao. + Đồng bộ hoá đội tàu sẽ tạo điều kiện tốt cho công tác bảo dưỡng sửa chữa và do đó nâng cao được chất lượng phương tiện. 1.4.3. Về điều động phương tiện vận tải trờn cỏc tuyến Công tác điều động phương tiện có một ý nghĩa rất quan trọng. Việc điều động phương tiện tốt sẽ đảm bảo cho năng lực vận chuyển không bị thiếu ở tuyến này mà lại thừa ở tuyến khác. Muốn điều động được phương tiện tốt ta phải cân đối được giữa khối lượng hàng hoỏ trờn tuyến với khả năng vận chuyển của một đoàn tàu cần thiết ở mỗi tuyến. Công tác điều động phương tiện của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 được tiến hành theo các bước sau : + Tổng số tuyến cần thiết để chở hết khối lượng hàng là: ∑Nc= Trong đó : ∑Nc : Tổng số chuyến ∑Q : Khối lượng hàng cần vận chuyển Qsd : Trọng tải một đoàn tàu theo hình thức ghép cố định. Nci= Trong đó: Nci : Số chuyến một đoàn tàu đi được trong năm Tkt : Thời gian khai thác Tvt : Thời gian một chuyến đi vòng tròn của một đoàn tàu. Tvt= tx + tch + ∑Ttt + Tdd + Td Trong đó : tx : Thời gian thưc tế xếp hàng Tch : Thời gian chạy ∑Ttt : Thời gian thao tác kỹ thuật Tdd : Thời gian dọc đường Td : Thời gian dỡ. + Số tàu cần thiết : Nt= ∑Nc==750c Tính Nci = Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 hiện nay đang hoạt động ở trên các tuyến chính sau : 1: Việt Trì- Hà Nội + Chiều dài tuyến :75 km + Mặt hàng vận chuyển : Cát vàng 2: Việt Trì- Nam Hà + Chiều dài tuyến :200 km +Mặt hàng vận chuyển : Cát vàng 3: Hòn Gai- Việt Trì +Chiều dài tuyến :280km +Mặt hàng vận chuyển :Than từ HG tới VT và cát vàng VT tới Hà Nội 4: Hòn Gai- Hà Nội +Chiều dài tuyến :210 km +Mặt hàng vận chuyển :Than 5: Hòn Gai- Ninh Bình + Chiều dài tuyến : 280 km +Mặt hàng vận chuyển : Than 6: Hòn Gai- Phả Lại + Chiều dài tuyến : 120 km + Mặ hàng vận chuyển :Than Thí dụ minh hoạ về việc điều động phương tiện cho tuyếnHũn Gai - Hà Nội. Với khối lượng hàng hoá là 120.000 T vận chuyển trên tuyến dài 210 km trong mùa khai thác 200 ngày thì việc điều động phươngtiện như sau : -Tổng số chuyến cần thiết để chở hết 120.000 T. Nc = =150 chuyến -Số chuyến 1 tàu có thể chở được trong năm là : Nci = = Tính Tvt : Tx = = =4.5 h Tch = = 60 h ∑ttt = 50 h Tdd = 30 h Td = = 48 h Trx = 4.5 +60 + 50 +30 +48 = 8 ngày r = =0.493 tu = =2.03 Tvt*’ = atu 8 suy ra a = 4 Sau khi điều chỉnh ta có thời gian 1 chuyến đi vòng tròn của tuyến Hòn Gai – Hà Nội là 8 ngày. Nci = = 25 chuyến Số tàu cần thiết là : Nt = = =6 tàu Vậy số tàu thực tế cần dùng là 6 tàu. Bảng 2.6 : Kế hoạch điều động phõn bổ phương tiện của Công ty trong năm 2009 STT Chỉ tiêu Đơn vị Tuyền Việt Trỡ-Hà Nội Việt Trỡ-Nam Hà Hòn Gai-Việt Trì Hòn Gai-Hà Nội Hòn Gai-Ninh Bình Hòn Gai-Phả Lại Tuyền khác 1 Mặt hàng vận chuyển Cát vàng Cát vàng Cát vàng,than Than Than Than Muối,xi măng,sỏi 2 Khối lượng hàng hoá vận chuyển T 600.000 130.000 280.000 160.000 80.000 56.000 132.800 3 Cự ly vận chuyển Km 75 200 280 210 280 120 100 4 T 800 600 800 800 800 800 800 5 Thời gian khác Ngày 300 300 300 300 300 300 300 6 Ukt Km/h 5 5 6 7 6 7 6 7 Năng suất xếp T/c.t.ng 1500 1500 800 800 800 800 400 8 Năng suất dỡ T/c.t.ng 400 400 400 400 600 400 400 9 Tvt Ngày 5 8,9 11,75 8,8 8,9 7,0 9,7 10 Tu Ngày 0,5 0,5 2 1,5 3 4 1,5 11 Tvt Ngày 5 9 12 9 9 8 10 12 Tầu Chiếc 13 7 7 6 3 2 6 13 Sà Lan Chiếc 52 42 28 24 12 8 24 (Nguồn :Phòng kinh doanh vận tải ) 1.4.4.Về chi phí vận tải 1.4.4.1.Khái niệm về chi phí vận tải Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, không sản xuất ra những sản phẩm hữu hình, không tạo ra giá trị sử dụng mới cho xã hội, sản phẩm của vận tải là việc vận chuyển hành khách và hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Cũng như các ngành sản xuất kinh doanh khác, ngành vận tải cũng phải có đầy đủ 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động Lao động Đối tượng lao động Do tính chất của ngành vận tải nên đối tượng lao động của ngành vận tải cũng có tính chất đặc biệt, khác với các ngành sản xuất khác, đó là hành khách và hàng hóa mà quá trình vận chuyển không làm thay đổi tính chất lý hóa của đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp có khác nhau và hình thành nờn cỏc yếu tố chi phí tương ứng. Như vậy, chi phí vận tải là toàn bộ các khoản chi mà doanh nghiệp vận tải phải tiêu dùng trong một kỳ kinh doanh để thực hiện quá trình kinh doanh tạo ra sản phẩm vận tải, bao gồm chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và chi phí bằng tiền khác 1.4.4.2. Đặc điểm chi phí của Công ty Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải nói chung không làm tăng giá trị sử dụng cho xã hội mà tạo điều kiện để thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm. Công ty cổ phần vận tải thủy 1 mang đặc điểm chung của loại hình kinh doanh này, như: Hợp đồng vận chuyển được thực hiện bên ngoài doanh nghiệp, việc khai thác vận chuyển phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, giao thông, địa lý khí hậu… do đó chi phí vận tải cũng mang tính đặc thù và sự tham gia của các yếu tố chi phí vào quá trình thực hiện dịch vụ vận tải cũng khỏc cỏc ngành sản xuất vật chất khác. 1.4.4.3.Đối tượng chi phí Công ty cổ phần vận tải thủy 1 là đơn vị kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: dịch vụ vận tải; kinh doanh vật liệu xây dựng; khai thác cát, sỏi… do đó Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải thì đối tượng tập hợp chi phí vận tải là tổ, đội tầu, con tầu. 1.4.4.4. Chi phí vận tải tại Công ty cổ phần vận tải thủy 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động vận tải bao gồm: chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, mỡ mỏy…). Trước khi thực hiện hợp đồng vận tải, phòng vận tải cần tạm ứng một số tiền căn cứ theo định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện vận tải. Với phương tiện có trọng tải khác nhau thì định mức tiêu hao nhiên liệu là khác nhau. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí về lao động là một trong những chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ. Chi phí này thường chiếm tỉ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, việc hạch toán đúng chi phí này sẽ quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lí, chính xác giá thành sản phẩm dịch vụ. Mặt khác, hạch toán tốt chi phí nhân công còn thúc đẩy người lao động làm việc, giúp Công ty sử dụng nhân lực hiệu quả, nâng cao chất lượng lao động, hạ thấp giá thành sản phẩm dịch vụ, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm: Tiền lương, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên tổ lái, tổ máy, không bao gồm tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của đội sửa chữa, quản lý. - Quỹ BHXH: Được trích hàng tháng trên lương cơ bản và các phụ cấp chức vụ theo tỉ lệ: 15% doanh nghiệp tính vào chi phí SXKD, 5% trừ vào lương của người lao động. - Quỹ BHYT: Được trích hàng tháng trên lương cơ bản và các khoản phụ cấp chức vụ của từng người lao động theo tỉ lệ: 2% doanh nghiệp tính vào chi phí SXKD, 1% trừ vào lương của người lao động. - KPCĐ: Được trích hàng tháng trên tiền lương thực tế của người lao động với tỉ lệ 2% tính vào chi phí SXKD. Công ty cổ phần vận tải thủy 1 tính lương cho thuyền viên theo hình thức lương khoán. Công thức tính lương: Lương = x Hệ số phân bổ từng chức danh thuyền viờn Ví dụ: Đối với đội hình vận tải than, trọng tải chở 1000 tấn, tuyến vận chuyển Hòn Gai – Phả Lại – Hòn Gai (250km), thời gian thực hiện 10 ngày, lao động thực hiện 9 người. Mức lương khoán trong 10 ngày thực hiện chuyến vận chuyển là 10.000.000đ. Bảng 2.7: Hệ số phân bổ cho chức danh thuyền viên STT Chức danh thuyền viên Số người Hệ số phân bổ Ghi chú 1 Thuyền trưởng 1 2.0 2 Thuyền phó 1 1 1.5 3 Thuyền phó 2 1 1.2 4 Máy trưởng 1 1.5 5 Mỏy phó 1 1.2 6 Thủy thủ 4 1.1 Cộng 9 11.8 ( Nguồn : Phòng tài vụ ) Tính lương cho thuyền viên: Lương thuyền trưởng 2.0 =1.694.916đ Lương thuyền phó 1 = 1.271.186đ Lương máy trưởng = lương thuyền phó 1 = 1.271.186đ Lương thuyền phó 2 = x 1.2 = 1.016.949đ Lương mỏy phú 2 = lương thuyền phó 2 = 1.016.949đ Lương thuỷ thủ = x 1.1) x 4 = 3.728.814đ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung trong Công ty gồm những khoản chi phí trực tiếp khác phục vụ cho hoạt động vận tải của các tổ, đội tàu như: Chi phí nhân viên quản lý đội tàu, chi phí khấu hao và sửa chữa phương tiện, cảng; chi phí dịch vụ mua ngoài; lệ phí giao thông, cầu phà; chi phí bảo hiểm phương tiện và chi phí trực tiếp khác 1.4.5.Về giá thành vận chuyển 1.4.5.1.Đối tượng tính giá thành Cũng như xác định đối tượng tập hợp chi phí, việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong việc tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm của ngành, Công ty xác định đối tượng tính giá thành vận tải hàng hóa là tấn km – hàng hóa luân chuyển. 1.4.5.2. Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn, công thức được xác định như sau: ∑Giỏ thành spvt = GT nhiên liệu + C.phớ vt p/sinh - Gtri nhiên liệu còn ở pt đầu kỳ trong kỳ ở pt c.kỳ Giá thành đơn vị dịch vụ vận tải hoàn thành = Ví dụ: Tháng 05/2008 căn cứ vào lệnh điều động, yêu cầu tàu mang số hiệu QN 2792 thực hiện chuyến vận tải tuyến đường Phả Lại – Hòa Bình – Phả Lại.(đvt:đ) * Trị giá nhiên liệu còn ở trên tàu 28.620.000đ * Chi phí vận tải phát sinh trong tháng: - Xuất nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho tàu: 56.817.000đ - Tính tiền lương phải trả cho thuyền viên: 15.000.000đ Cho nhân viên quản lý đội tàu: 12.000.000đ - Trớch các khoản bảo hiểm và KPCĐ 19% / tiền lương phải trả của các bộ phận. * Chi phí sản xuất chung khác phát sinh: - Trích trước chi phí sơn tàu: 850.000đ - Chi phí khấu hao TSCĐ: 4.325.200đ - Chi phí sửa chữa phương tiện: 2.638.000đ - Chi phí mua ngoài phải trả theo giá chưa có thuế GTGT 18.702.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. - Chi phí phát sinh bằng tiền mặt theo giá chưa có thuế GTGT 16.530.000đ, thuế GTGT 10%. Trong tháng tàu QN 2792 đã hoàn thành khối lượng vận chuyển: 300.000 tấn.km vận chuyển. Giá trị nhiên liệu còn ở cuối tháng 12.376.000đ Xác định giá thành vận tải. Chi phí nhiên liệu phát sinh trong tháng: Nợ TK 621 : 56.817.000 Có TK 152 : 56.817.000 Chi phí tiền lương phải trả: Nợ TK 622 : 15.000.000 Nợ TK 627 : 12.000.000 Có TK 334 : 27.000.000 Các khoản bảo hiểm và KPCĐ của từng bộ phận: Nợ TK 622 : 2.850.000 Nợ TK 627 : 2.280.000 Có TK 338 : 5.130.000 Chi phí sản xuất chung khác: Trích trước chi phí sơn tầu: Nợ TK 627 : 850.000 Có TK 335 : 850.000 Chi phí khấu hao TSCĐ: Nợ TK 627 : 4.325.200 Có TK 214 : 4.325.200 Trích trước chi phí sửa chữa phương tiện: Nợ TK 627 : 2.638.000 Có TK 335 : 2.638.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK 627 : 18.702.000 Nợ TK 133 : 1.870.200 Có TK 331 : 20.572.200 Chi phí bằng tiền khác: Nợ TK 627 : 16.530.000 Nợ TK 133 : 1.653.000 Có TK 111 : 18.183.000 Cuối kỳ phân bổ chi phí chung khác để tính giá thành vận tải Tổng chi phí chung còn lại chưa phân bổ: 12.000.000 + 2.280.000 + 18.702.000 + 16.530.000 = 49.512.000đ Tổng chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ của hoạt động vận tải: 56.817.000 + 15.000.000 + 2.850.000 = 74.667.000đ Cuối kỳ, kết chuyển để tính giá thành sản phẩm vận tải: Nợ TK 154 : 131.142.000 Có TK 621 : 56.817.000 Có TK 622 : 17.850.000 Có TK 627 : 56.475.200 Số lượng 300.000 tấn .km vận chuyển Bảng 2.8 :Tớnh giá thành sản phẩm vận tải tháng 05/2008 (Đvt: đồng) Khoản mục chi phí Nhiên liệu còn ở phương tiện đầu kỳ Chi phí vận tải phát sinh trong kỳ Nhiên liệu còn ở phương tiện cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1.Chi phí nhiên liệu trực tiếp 28.620.000 56.817.000 12.376.000 73.061.000 243.54 2.Chi phí nhân công trực tiếp 17.850.000 17.850.000 59.5 3.Chi phí sản xuất chung 56.475.200 56.475.200 188.25 Cộng 28.620.000 131.142.200 12.376.000 147.386.200 491.29 ( Nguồn: Phòng kinh doanh vận tải ) Giá vốn sản phẩm vận tải: Nợ TK 632 :147.386.200 Có TK 154 : 147.386.200 1.4.6. Về doanh thu, lợi nhuận - Giá thành : S = ( đ/Tkm ) ∑C = ∑Ccđ + ∑Cbđ Trong đó : S : Giá thành ∑Ccđ : Tổng chi phí cố định ∑Cbđ : Tổng chi phí biến đổi ∑Ql : Tổng lượng luân chuyển Doanh thu : ∑Dt = ∑QL.dbq Dbq : Doanh thu bình quân ∑Dt : Tổng doanh thu Việc ước tính dbq có thể căn cứ vào : + Mặt hàng vận chuyển + Tuyến vận chuyển + Giá cước hợp lý + Lợi nhuận : Lợi nhuận : L = ∑Dt - ∑C = ∑Ql . dbq - ∑Ql . S = ∑Ql .(dbq – S ) 2.Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải của công ty trong những năm gần đây Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải năm 2007 ( Đơn vị tính: Tấn ) TT Chỉ tiêu Đ.vị Thực hiện năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) Kế hoạch Thực hiện 2007/ 2006 TH/KH 1 Khối lượng hàng hoá vận chuyển Tấn 2.337.624 1.910.000 1.664.975 71,23 87,17 2 Mặt hàng vận chuyển Tấn Than Tấn 1.179.196 1.345.000 1.336.640 113,35 99,38 + Than Ninh Bình Tấn 552.127 600.000 763.565 138,30 127,26 +Than chuyển tải Tấn 517.041 560.000 392.637 75,94 70,11 +Than Trung Quốc Tấn 83.480 140.000 134.860 161,50 96,3 +Than khác Tấn 15.503 45.000 45.578 293,99 101,28 -Cát vàng Tấn 3.847 5.000 3.884 100,96 77,68 -Xi măng Tấn 53.520 60.000 49.282 92,55 82,14 -Hàng khác Tấn 49.386 200.000 113.988 230,81 56,99 3 Luân chuyển hàng hoá Tkm 176.509.413 173.830.000 187.557.369 106,26 107,9 4 Tổng DT vận tải có thuế 60.487.295 62.780.000 65.777.252 108,77 104,79 ( Nguồn :Phòng kinh doanh vận tải ) Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải năm 2008 ( Đơn vị tính: Tấn ) TT Chỉ tiêu Đ.vị Thực hiện năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) Kế hoạch Thực hiện 2008/2007 TH/KH 1 Khối lượng hàng hoá vận chuyển Tấn 1.664.975 2.110.000 1.864.873 112,01 88,38 2 Mặt hàng vận chuyển Tấn Than Tấn 1.336.640 1.655.000 1.436.640 107,48 86,81 + Than Ninh Bình Tấn 763.565 730.000 715.565 93,71 98,02 +Than chuyển tải Tấn 392.637 630.000 492.637 125,47 78,2 +Than Trung Quốc Tấn 134.860 210.000 184.560 136,85 87,89 +Than khác Tấn 45.578 46.000 45.878 100,66 99,73 -Cát vàng Tấn 3.884 6.000 4.584 118,02 76,4 -Xi măng Tấn 49.282 70.000 55.182 111,97 78,83 -Hàng khác Tấn 113.988 215.000 153.658 134,80 71,47 3 Luân chuyển hàng hoá Tkm 187.557.369 183.630.000 196.231.532 104,62 106,86 4 Tổng DT vận tải có thuế 65.777.252 68.654.000 71.654.523 108,94 104,37 ( Nguồn : Phòng kinh doanh vận tải ) Bảng 2.11 : Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải năm 2009 ( Đơn vị tớnh: Tấn ) TT Chỉ tiêu Đ.vị Thực hiện năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) Kế hoạch Thực hiện 2009/2008 TH/KH 1 Khối lượng hàng hoá vận chuyển Tấn 1.864.873 2.210.000 1.944.676 104,28 87,99 2 Mặt hàng vận chuyển Tấn Than Tấn 1.436.640 1.785.000 1.539.740 107,18 86,26 + Than Ninh Bình Tấn 715.565 950.000 755.485 105,58 79,52 +Than chuyển tải Tấn 492.637 680.000 572.832 116,28 84,24 +Than Trung Quốc Tấn 184.560 250.000 224.530 121,66 89,81 +Than khác Tấn 45.878 52.000 48.573 105,87 93,41 -Cát vàng Tấn 4.584 7.000 5.884 128,36 84,06 -Xi măng Tấn 55.182 80.000 65.382 118,48 81,73 -Hàng khác Tấn 153.658 255.000 213.556 138,98 83,75 3 Luân chuyển hàng hoá Tkm 196.231.532 190.230.000 198.542.236 101,18 104,37 4 Tổng DT vận tải có thuế 71.654.523 73.582.000 75.684.521 105,62 102,86 ( Nguồn : Phòng kinh doanh vận tải ) 3. Kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải thuỷ 1 trong những năm gần đây Kết quả hoạt động kinh doanh là thước đo quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn cũng như cho ta biết khả năng quản lý của doanh nghiệp để có thể thu được lói hay lỗ trong quá trình kinh doanh. Bảng 2.12: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2008-2009 như sau: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh Mức tăng giảm Tỷlệ (%) Tổng doanh thu 89.534.845.672 93.568.947.251 4.034.101.579 4.51 Giá vốn hàng bán 26.707.688.418 25.212.387.954 (1.495.300.464) (5.60) Lợi nhuận gộp 62.827.157.254 68.356.559.297 5.529.402.043 8.80 Chi phí bán hàng 56.979.703.917 61.624.876.201 4.645.172.284 8.15 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.537.786.524 5.823.896.475 286.109.951 5.17 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 309.666.813 907.786.621 598.119.808 193.15 Lợi nhuận khác 166.484.048 209.149.219 42.665.171 25.63 Tổng lợi nhuận trước thuế 476.150.861 1.116.935.840 640.784.979 134.58 Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) 133.322.241 312.742.035 179.419.794 134.58 Tổng lợi nhuận sau thuế 342.828.620 804.193.805 461.365.185 134.58 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2009 ) Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần đõy ta thấy doanh thu và lợi nhuận của năm nay cao hơn năm trước và được thể hiện cụ thể như sau: + Về doanh thu: Năm 2009 đạt 93.568.947.251 đồng tăng 4.034.101.579 đồng tương ứng tăng 4,51% . Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang phát triển. + Về lợi nhuận gộp: Năm 2009 đạt 68.356.559.297 đồng tăng 5.529.402.043 đồng so với năm 2008 ( 62.827.157.254 đồng ) tương ứng tăng 8.8% so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế tăng 134.58% so với năm trước tăng từ 476.150.861 đồng vào năm 2008 lên 1.116.935.840 đồng vào năm 2009. Sở dĩ tỷ lệ này tăng mạnh là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh (193.15% ) và lợi nhuận khác tăng 25.63%, trong khi đó giá vốn hàng bán lại giảm 5.60% Doanh thu và lợi nhuận tăng dẫn đến các khoản nộp cho Nhà Nước tăng đáng kể. So với năm 2008, năm 2009 khoản nộp ngõn sách đạt 312.742.035 đồng tăng 179.416.794 đồng tương ứng tăng 134.58% so với năm 2008. Điều này cho thấy Công ty đang kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả. Qua đõy có thể thấy rằng năm 2009 Công ty đã hoạt động rất hiệu quả, ký kết được rất nhiều hợp đồng vận chuyển. Để có được kết quả này cán bộ công nhõn viên của Công ty đã không ngừng nỗ lực và đội ngũ cán bộ đã có những hoạch định đúng đắn để đưa Công ty ngày càng đi lên, khẳng định chỗ đứng của riêng mình trong ngành vận tải nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung. 3.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 . Bảng 2.13: Phõn tích một số chỉ tiêu tài chớnh đánh giá tình hình hoạt động của Công ty. (Đơn vị tính %) Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 1.Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn - 1.1 . Bố trí cơ cấu tài sản - + TSCĐ và ĐT dài hạn/ Tổng tài sản % 52.50 45.46 + TSLĐ và ĐT ngắn hạn/ Tổng tài sản % 47.50 54.54 1.2 . Bố trí cơ cấu nguồn vốn - + Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 61.98 57.51 + Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 38.02 42.49 2. Khả năng thanh toán - 2.1 .Khả năng thanh toán hiện hành lần 0.89 1.18 2.2 . Khả năng thanh toán nhanh lần 0.75 1.03 3.Tỷ suất sinh lời - 3.1 . Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - -Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu % 0.53 1.19 -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 0.38 0.86 3.2 .Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản - - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 0.48 1.07 -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 0.34 0.77 3.3.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên NV chủ sở hữu % 0.90 1.81 ( Nguồn: Phòng tài vụ ) Trong đó : Khả năng thanh toán hiện hành = Khả năng thanh toán nhanh Qua bảng phõn tích một số chỉ tiêu tài chớnh của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 ta có một số nhận xét sau: + Về cơ cấu tài sản: Nhìn chung cơ cấu tài sản của Công ty trong hai năm 2008 và 2009 khá cân đối. Năm 2008 tài sản cố định chiếm 52.5% tổng tài sản. Nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống cũn 45.46%. Điều này cho thấy năm 2009 Công ty ít chú trọng hơn vào việc đầu tư vào tài sản cố định mà Công ty quan tõm hơn đến đầu tư vào tài sản lưu động. Điều đó cũng có nghĩa Công ty đang chú trọng hơn tới việc nõng cao khả năng thanh toán của mình. + Về cơ cấu nguồn vốn: Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn cao. Năm 2008, tỷ lệ này là 61.98%, năm 2009 tỷ lệ này giảm còn 57.51% nhưng vẫn còn rất cao. Điều đó cho thấy các khoản nợ phải trả của Công ty đã giảm, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, do tỷ lệ này còn cao nên khả năng tự cân đối tài chính của Công ty không cao do Công ty còn phụ thuộc vào các khoản vốn vay nhiều. + Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán là khả năng chi trả các khoản nợ năm 2009 tăng so với năm 2008. Năm 2008, khả năng thanh toán nhanh năm 2008 là 0.75 lần và năm 2009 tăng lên 1.03 lần. Qua đây có thể thấy khả năng thanh toán của Công ty khá tốt do có sự thay đổi trong nợ ngắn hạn và tiền mặt tăng trong năm 2009. + Tỷ suất sinh lợi trước thuế và sau thuế trên doanh thu: Tăng dần lên qua các năm. Năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là 0.38%, năm 2009 tỷ suất này tăng lên 0.86%. Có được kết quả này là do Công ty đã hoạt động có hiệu quả, doanh thu qua các năm đều tăng lên dẫn đến tỷ suất sinh lời tăng. + Tỷ suất sinh lợi trước và sau thuế trên tổng tài sản: Cũng tăng qua hai năm 2008; 2009. Tỷ suất sinh lợi sau thuế trên tổng tài sản năm 2008 là 0.34%, năm 2009 tăng lên đến 0.77%. + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu: Cũng tăng lên qua các năm. Tỷ suất sinh lợi sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 là 0.90%, năm 2009 tăng lên đến 1.81%, gấp 2 lần năm 2009. Điều này cho thấy Công ty đang ngày càng nâng cao được lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Có được điều này là do doanh thu tăng lên qua các năm. 4. Ưu điểm ,nhược điểm và nguyên nhân về hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty. Qua việc phõn tích thực trạng kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1, em đã rút ra được một số ưu điểm ,khuyết điểm cũng như nguyên nhõn dẫn đến những khuyết điểm trong hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty . 4.1. Ưu điểm + Công ty đã chú trọng, quan tâm hơn công tác nghiên cứu thị trường. Qua đó Công ty không những duy trì tốt các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mà còn mở rộng thêm thị trường hoạt động trong vấn đề vận chuyển hàng hoá. Công ty đã có nhiều hơn các chương trình khuyến mãi chở hàng cho các khách hàng quen thuộc như giảm 15% giá cước vận chuyển trong những dịp lễ tết, ngoài ra Công ty cũn cú những chương trình tư vấn cho khách hàng về dịch vụ vận chuyển của Công ty. + Công ty đã đầu tư mua một số loại phương tiện vận tải với các khối lượng vận chuyển khác nhau, đồng thời bán đi những phương tiện đã được sử dụng lâu năm. Do được đầu tư mua sắm các phương tiện mới này nú đó góp phần làm giảm chi phí về nguyên vật liệu một cách đáng kể, đồng thời nú cũn giỳp cho Công ty có được những luồng vận chuyển mới mà trước kia các phương tiện vận tải cũ của Công ty không hoạt động được. + Công ty đã đầu tư thêm các thiết bị máy móc ,thiết bị có năng suất lớn để công tác xếp dỡ hàng hoá được tiến hành mau lẹ ,tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá được nhanh hơn. + Để tạo điều kiện cho công tác vận chuyển hàng hoá được tốt, Công ty đã đặt một số các trạm đại lý vận tải cũng như đặt một số trạm đại lý vận hành lưu động để khai thác tốt nguồn hàng cho Công ty như ở một số nơi : Quảng Ninh, Ninh Bình, Mạo Khê v.v… + Công ty có đội ngũ thuyền viên giàu kinh nghiệm cùng với tinh thần làm việc của các thuyền viên trên tàu cao, nú đó giỳp cho việc vận chuyển hàng hoá được bảo đảm cả về chất lượng cũng như khối lượng hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Qua đó đã tạo được lòng tin với khách hàng truyền thống cũng như là khách hàng mới . + Công tác điều động phương tiện vận tải ở Công ty tương đối tốt, do đó đã đảm bảo năng lực vận chuyển không bị thiếu ở tuyến này cũng như không bị thừa ở tuyến khác. 4.2. Nhược điểm + Tính tự quyết trong vấn đề vận chuyển hàng hoá là chưa cao .Trong một số trường hợp mang tính cấp bách cần phải vận chuyển ngay thỡ cỏc thuyền trưởng không có quyền tự quyết định mà phải đợi lệnh từ cấp trên ,do vậy tính chủ động trong việc vận chuyển hàng hoỏ cũn mang tính thủ tục. Do đó nó đã không ít lần làm mất đi những khách hàng tiềm năng mới của Công ty. + Tình hình cung cấp vật tư kỹ thuật cũng như công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vẫn còn hạn chế như vật tư phụ tùng thay thế chưa được đáp ứng kịp thời, việc trang bị vốn để mua sắm vật tư, phụ tựng còn hạn hẹp. Do đó nú đó làm hạn chế công tác vận chuyển hàng hoá của Công ty. + Công tác quản lý về lao động vẫn còn lỏng lẻo, do đó đã xảy ra hiện tượng một số thuyền viên trên tàu lấy dàu đi bán để lấy tiền. Mặt khác ở một số điểm bốc xếp vẫn chưa sử dụng được hết công suất của thiết bị, đòi hỏi phải được chú trọng quan tõm để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. + Mặc dù Công ty đã đầu tư các phương tiện vận tải mới ,tuy nhiên vẫn còn một phần tương đối lớn là các phương tiện vận tải cũ. Cho nên việc vận chuyển hàng hoá cũng đã ít nhiều gặp khó khăn .Sự khó khăn đó là do các phương tiện vận tải này có khối lượng chở không lớn, mặt khác lại hay bị hư hỏng, chi phí nguyên vật liệu của những phương tiện này là không nhỏ trong mỗi chuyến đi mặt khác tốc độ chạy của những phương tiện này cũng chậm, cho nên nú đó gõy ảnh hưởng tới tốc độ vận chuyển hàng hoá không được nhanh của Công ty. 4.3. Nguyên nhân + Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 trước đõy là Công ty Nhà nước, Công ty được cổ phần hoá từ năm 2005, tuy đã có sự thay đổi trong cách thức tổ chức quản lý hoạt động. Tuy nhiên một số cán bộ trong Công ty vẫn cũn làm việc với cách thức nề nếp trước đõy, do vậy mà trong cách thức tổ chức quản lý trong Công ty vẫn cũn một số khõu mang tớnh thủ tục, kém linh hoạt. Do đó đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung cũng như hoạt động kinh doanh vận tải nói riêng bị chậm trễ dẫn tới năng suất hoạt động không đạt hiệu quả năng suất cao. Mặt khác do Công ty mới chuyển đổi sang Công ty cổ phần cho nên vấn đề vể quản lý lao động trong Công ty vẫn cũn lỏng lẻo chưa có sự giám sát chặt chẽ của phòng nhõn sự. Do vậy vẫn cũn tồn tại một số trường hợp người lao động làm việc chưa hết mình,người lao động sử dụng các trang thiết bị máy móc chưa hết công suất, hay một số thuyền viên bán dàu ở tàu để kiếm lời. + Nguyên nhõn thứ hai khiến Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 có những khuyết điểm trên đó là nguồn vốn. Do Công ty mới được cổ phần hoá cho nên số lượng vốn huy động mặc dù tăng lên tương đối nhiều, nhưng với sự phát triển về quy mô của Công ty cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp vận tải khác. Thì với nguồn vốn đó Công ty vẫn gặp phải những khó khăn nhất định trong việc cải tiến,sửa chữa, thay thế phương tiện vận tải. Do sự hạn hẹp về nguồn vốn mà việc mua các thiết bị, đồ dùng để sửa chữa máy móc cũng như mua các loại phương tiện vận tải mới gặp nhiều khó khăn. Do vậy nó đã làm hạn chế hoạt động vận chuyển hàng hoá của Công ty. Cho nên Công ty cần phải có những biện pháp đúng đắn để sao cho hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty đạt hiệu quả cao. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI TẠI CÔNG TY 1.Những thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 về hoạt động kinh doanh vận tải. Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, từ một Công ty vận tải thuỷ nhỏ bé đến nay Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 đã trở thành một Công ty có số vốn khá lớn. Cùng với sự phát triển của đất nước cũng như sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế, Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 đã phấn đấu không mệt mỏi để có thể đứng vững và tạo được vị thế trên thương trường như ngày hôm nay. Để có được những kết quả tốt đó, Công ty đã gặp phải không ít những khó khăn cũng như những thuận lợi mà Công ty đã gặp phải. 1.1.Những thuận lợi + Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 có mạng lưới chi nhánh và các xí nghiệp thành viên đóng hầu hết ở các nơi thuận tiện cho việc giao dịch vận tải. Cán bộ công nhõn viên Công ty tõm huyết với nghề, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Công ty và có trách nhiệm cao đối với công việc, tinh thần đoàn kết trong Công ty làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng cải tiến đầu tư công nghệ, điều chỉnh các chỉ tiêu định mức kinh tế để đáp ứng kịp thời với nhu cầu vận tải hiện nay. Mặt khác, năm 2005 Công ty đã cổ phần hoá, đõy là một điều rất quan trọng cho việc huy động vốn của Công ty nhằm mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh, nõng cao chất lượng vận tải và chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. + Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế đất nước đã hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Đảng và Nhà nước đó cú những chủ trương chính sách thông thoáng hơn để phù hợp với nền kinh tế mở cửa nờn đó thu hút được sự đầu tư của các tổ chức kinh tế nước ngoài vào đất nước ta ngày càng nhiều hơn. + Nền kinh tế mở cửa và hội nhập đòi hỏi nhu cầu vận chuyển hàng hoá nguyờn nhiên vật liệu, cung ứng vật liệu xây dựng tăng mạnh, đặt ra một cơ hội lớn cho Công ty. + Một thuận lợi có tính chất quyết định rất cơ bản đó là yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ từ quản lý lãnh đạo Công ty đến cỏc phũng ban chi nhánh trực thuộc Công ty, với đội ngũ công nhân, thuyền trưởng, máy trưởng, thuỷ thủ đã được đào tạo cơ bản, vừa có năng lực nghiệp vụ chuyên môn lại ý thức trách nhiệm tâm huyết với nghề, gắn bó mật thiết với sự phát triển của Công ty đã được tổ chức sắp xếp lại cho thích hợp với cơ chế thị trường ( với 95% người lao động hiện nay là cổ đông ) nên quyền lợi của người lao động, quyền lợi của Cổ đông và quyền lợi của Công ty được gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của Công ty đồng nghĩa với công ăn việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động, cho các Cổ đông. Tóm lại có thể nói trên đây là những thuận lợi cơ bản tạo điều kiện để Công ty mở rộng thêm thị trường vận chuyển và việc làm cho người lao động. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến, đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động có kinh nghiệm, nhiệt tình và có trách nhiệm cao là những tiền đề cơ bản cho sự phát triển hơn nữa của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 trong tương lai . 1.2.Những khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi đó là những mặt khó khăn mà Công ty đã và đang gặp phải. Những khó khăn đó bao gồm: + Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần nên cơ chế điều hành chưa được đồng bộ. Nhu cầu cán bộ mà đặc biệt là cán bộ quản lý còn thiếu và yếu. Đội ngũ người lao động sau những năm dài làm việc theo cơ chế cũ nay được sắp xếp lại, việc đào tạo và đào tạo tại chỗ không thể thực hiện ngay được trong một thời gian ngắn trong khi nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như kinh doanh vận tải lại tăng nhanh cho nên cũng đã gặp nhiều khó khăn ở những thuỷ thủ thuyền viên ở khâu kinh doanh vận tải. + Trước sự gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO của đất nước đã làm cho nền kinh tế đất nước phát triển, và song song với sự phát triển của nền kinh tế trong nước là việc thị trường trong nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, và một điều tất yếu về thị trường đó là khi thị trường có nhu cầu càng cao thỡ cỏc thành phần kinh tế đầu tư vào sẽ càng nhiều và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt quyết liệt. Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 trước đây là công ty Nhà nước cho nên phong cách và nề nếp làm việc vẫn còn nhiều nếp cũ, tình trạng tiêu cực trên sông nước còn phổ biến cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao nhận, vận chuyển hàng hoá tại các bến cảng và trên đường vận tải . + Trong những năm qua, tình hình giá cả nguyờn nhiờn vật liệu tăng nhanh đặc biệt là trong quý IV/2007 và đầu năm 2008 tăng đột biến và cho tới giờ thì mặc dù giá cả nguyên vật liệu đã giảm xuống nhưng nhìn chung vẫn còn là ở mức tương đối cao. mặt khác tình trạng lạm phát gia tăng, giá cả hàng tiêu dùng tăng đã ảnh hưởng đến đời sống CB-CNV, điều đó tác động không nhỏ đến việc tổ chức kinh doanh vận tải cũng như các lĩnh vực khác của Công ty. + Do đặc thù kinh doanh của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực vận tải thuỷ nên hoạt động kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào biến động của thời tiết, sự thông thoáng của luồng lạch, cộng thêm việc gia tăng đầu tư của các thành phần kinh tế. Điều này đã gõy hạn chế lớn tới năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty. 2.Một số giải pháp phát triển kinh doanh vận tải của Công ty + Công ty tiếp tục ký kết với những khách hàng truyền thống có uy tín đã quan hệ trong nhiều năm qua. Phát triển khai thác các mặt hàng khỏc trờn cỏc địa bàn và khu vực để bù lại các luồng hàng không còn phục vụ do yếu tố khách quan như vận chuyển container, cát vàng… phấn đấu không những đảm bảo đủ hàng hoá để vận chuyển mà còn có thể lựa chọn loại hàng, luồng hàng cho phù hợp để có hiệu quả cao hơn. + Phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa phòng kinh doanh vận tải, các chi nhánh, đội vận tải, các đoàn tàu và cỏc phũng ban chức năng có liên quan để bố trí sắp xếp điều hành các đoàn tàu một cách hợp lý và có hiệu quả cao. Kết hợp chặt chẽ quan hệ của các chi nhánh với khách hàng và các đoàn tàu để giải quyết khắc phục những khó khăn trở ngại do các yếu tố tiêu cực phát sinh hai đầu bến giao nhận hàng hoá xếp dỡ cũng như trên đường vận tải, đã có tác dụng trong việc tăng nhanh vòng quay phương tiện, giảm tỷ lệ hao hụt, nâng chất lượng vận tải hàng hoá chiếm được lòng tin của khách hàng. + Tiếp tục tăng cường công tác thương vụ khai thác hàng hoá vận chuyển trờn cỏc tuyến phù hợp, đảm bảo tăng cường việc vận chuyển hàng 2 chiều để giảm chi phí nhất là chi phí nhiên liệu + Mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hợp lý hoá trong đóng mới, cải tiến, sửa chữa phương tiện vận tải để giảm giá thành đầu tư sửa chữa, tăng sức chở, giảm chi phí nhiên liệu và khai thác có hiệu quả cao. + Mở rộng quan hệ, tăng cường sự kết hợp khi có điều kiện thuận lợi phù hợp, để điều chỉnh tăng giá cước, giảm khó khăn cho vận tải. + Khẩn trương rà soát để thanh lý số phương tiện lạc hậu, chất lượng kém, khai thác không hiệu quả lấy nguồn vốn để tái đầu tư đóng mới phương tiện tiên tiến hơn để khai thác có hiệu quả + Kinh doanh vận tải phải tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa công tác quản lý, phải hạch toán có hiệu quả cho từng đội hình phương tiện, từng tuyến hàng, giữ vững và duy trì sự tín nhiệm của khách hàng với con người, phương tiện của Công ty. + Để cạnh tranh trên thị trường, Công ty cần lưu ý tới khõu tổ chức, thông tin quảng cáo, nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời và xử lý linh hoạt các thông tin, sự biến động của thị trường giúp cho lónh đạo có biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh. + Tiếp tục thực hiện các dự án đang dở dang, tăng cường công tác duy trì, bảo dưõng, nạo vét duy trì tuyến hiện tại, đặt báo hiệu cho các tuyến mới đưa vào khai thác sử dụng. Nhanh chóng quy hoạch lại hệ thống cảng bến, từng bước đầu tư chiều sõu cho các cảng đầu mối. + Tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực cho các khõu sản xuất của Công ty trước hết là các công tác thương vụ vận tải, đồng thời tiếp tục nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức định biên các phòng ban ở Công ty, tinh giảm biên chế gián tiếp, xõy dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ và có hiệu quả. Vận động công nhõn viên đủ điều kiện về nghỉ theo chế độ hưu để chuyển đổi tuyển dụng lớp công nhõn viên trẻ đào tạo, bồi dưỡng kế cận. + Chú trọng tới các dịch vụ chăm sóc khách hàng để có thể giữ được những khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó cũng có thể thu hút được những khách hàng mới để ngày càng mở rộng quy mô của hoạt động kinh doanh vận tải. 3. Định hướng phát triển kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 Với mục tiêu phát triển một cách toàn diện cả về cơ cấu bộ máy và hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty nhằm tăng lợi nhuận và vị thế của Công ty trong thời gian xắp tới, Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 đã đề ra một số định hướng của Công ty như sau: + Ngoài việc tranh thủ thực hiện các chỉ tiêu vận tải được Tổng công ty phõn bổ và tiếp tục duy trì quan hệ tốt với các khách hàng quen thuộc, phải tập trung khai thác thêm các luồng tuyến mới, các mặt hàng mới, các chủ hàng mới. + Việc duy trì cải tiến và phát triển đội tàu có ý nghĩa chiến lược rất lớn, nên mặc dù khó khăn về tài chớnh Công ty vẫn phải tiếp tục các chương trình nõng cao chất lượng sửa chữa và đổi mới cơ cấu đội tàu trong điều kiện kinh tế cho phép. Số lượng tàu và sàlan được sửa chữa phải đảm bảo đúng yêu cầu cần thiết và phải được thực hiện các chương trình khoa học công nghệ, nõng cao chất lượng sửa chữa mà Công ty đã đề ra. + Tăng thu nhập cho thuyền viên, trên cơ sở phải tăng năng suất, tăng khối lượng vận chuyển và tiết kiệm các khoản chi phí quản lý. + Tăng cường công tác khai thác cát sỏi, cung cấp nguyên vật liệu xõy dựng, đa dạng hoá ngành nghề trong tổng thể hoạt động của Công ty. Đồng thời các hoạt động khác như sửa chữa đóng tàu, sà lan, đúc kim loại, đại lý xi măng cũng được chú trọng đến. 4. Kiến nghị 4.1. Với Quốc hội Hiện nay hạn chế lớn nhất của Việt Nam là các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đều e ngại về vấn đề thiếu luật và những hướng dẫn cụ thể. Khung pháp lý là cơ sở cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh của các Công ty vận tải nói riêng cũn yếu và chưa mang tớnh cập nhập. Trong thời gian tới, Quốc hội cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xõy dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải, để qua đó thu hút được nguồn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động kinh doanh vận tải đường thuỷ. Để qua đó hoạt động kinh doanh vận tải đường sông được phát triển hơn nữa. 4.2. Về phía Cục đường thuỷ nội địa Với tư cách là cơ quan quản lý trực tiếp đối với các Công ty hay Doanh nghiệp vận tải đường thuỷ, thì cơ quan này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn phát triển và hoàn thiện hoạt động kinh doanh vận tải của các Công ty hay Doanh nghiệp vận tải. Cho nên để hoạt động kinh doanh vận tải đường thuỷ đạt hiệu quả cũng như ngày một phát triển hơn nữa thì cơ quan này cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về nghiệp vụ vận tải đường thuỷ cho các cán bộ của các Công ty hay Doanh nghiệp vận tải đường thuỷ.Việc tổ chức các lớp đào tạo này sẽ giúp các cán bộ đó có thêm được những kiến thức mới về hoạt động kinh doanh vận tải, qua đó họ có thể xem xét xem làm thế nào để có thể đưa hoạt động kinh doanh vận tải của cơ quan mình ngày một hiệu quả hơn nữa. 4.3. Về phía Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 Muốn thực hiện tốt hoạt động kinh doanh vận tải, thì bên cạnh những điều kiện đặt ra đối với các ngành chức năng, bản thõn các Công ty hay Doanh nghiệp vận tải nói chung cũng như Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 nói riêng cũng cần phải xem xét, kiểm tra lại mọi hoạt động của chớnh mình. Công ty cần phải tỡm được những khó khăn thách thức gì đang đặt ra đối với ngành vận tải nói chung cũng như đối với Công ty nói riêng. Để từ đó đưa ra những chớnh sách, phương hướng cũng như có các biện pháp hợp lý hơn nữa. Đồng thời mỗi Công ty hay Doanh nghiệp cũng nên khắc phục khó khăn, dựa vào kinh nghiệm để tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải sao cho có hiệu quả và đạt được những kết quả tốt nhất, tránh tình trạng tổ chức đối phó và cầm chừng. Muốn vậy thì đòi hỏi các cấp lónh đạo trong các Công ty hay Doanh nghiệp vận tải phải thực sự hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của Công ty mình, thực sự biết mình cần làm gì để xõy dựng những chớnh sách, phương hướng sao cho hợp lý đồng thời không ngừng nõng cao trình độ của các thuyền viên cũng như các nhõn viên trong Công ty.Cụ thể như : + Trong công tác lựa chọn phương pháp lập kế hoạch: Nên lựa chọn được phương pháp lập kế hoạch dựa vào phương pháp điều tra ký kết hợp đồng có xét đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. + Trong công tác thực hiện kế hoạch nên có sự phõn bổ kế hoạch ra cho các tháng, quý trong năm và sau 6 tháng đầu năm Công ty nên tiến hành đánh giá sơ kết và báo cáo lên cấp trên để có sự điều chỉnh hợp lý các pháp lệnh công văn mà cấp trên giao xuống v.v… KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường đã mang lại các cơ hội trong hoạt động kinh doanh cho các Công ty vận tải nói chung và Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 nói riêng. Với sự cạnh tranh gay gắt, mong muốn có một chỗ đứng, một vị trí cao trên thị trường, đã buộc Công ty phải linh hoạt và nhạy bén với cơ chế quản lý mới. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế đó và đã tạo được niềm tin cho khách hàng và nó đã được thể hiện qua hiệu quả hoạt động kinh doanh trong mấy năm gần đõy. Những thành công mà Công ty vận tải thuỷ 1 đã đạt được trong thời gian qua là kết quả của tinh thần đoàn kết, quyết tõm đóng góp xõy dựng Công ty của toàn thể Cổ đông công nhõn viên, sự lónh đạo sát sao, chỉ đạo kịp thời của tập thể Đảng Uỷ và Ban Lónh Đạo Công ty, kết hợp với sự chỉ đạo và giúp đỡ của cấp trên. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1, mặc dù chỉ là bước đầu tỡm hiểu tổng hợp về Công ty nhưng với sự giúp đỡ tận tình của lónh đạo Công ty và các phòng ban nghiệp vụ đặc biệt là Phòng kinh doanh vận tải, em đã phần nào hiểu được quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như cơ cấu tổ chức của Công ty và quá trình kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1. Từ đó giúp em có thể hoàn thành được Báo cáo chuyên đề thực tập này. Do thời gian có hạn, trình độ lý luận cũng như trình độ phõn tích và kinh nghiệm thực tế cũn hạn chế nên Báo cáo chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý và bổ sung của Thầy, Cô giáo và các Cô, Chú trong Công ty để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chõn thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế vận tải trường Đại học giao thông vận tải Thạc sỹ Nguyễn Thị Tường Vi Giáo trình kế toán tổng hợp trường Đại học kinh tế quốc dõn Hướng dẫn văn bản pháp luật về Giao thông vận tải của Cục đường thuỷ nội địa giai đoạn 2008 – 2012. Hội thảo về “ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI THUỶ NỘI ĐỊA HIỆN ĐẠI, ỔN ĐỊNH VÀ BỀN VỮNG ” theo nguồn Kinh tế 2008 – 2009 Việt Nam và Thế giới In tại: Công ty in Công Đoàn Việt Nam Tổng biên tập : G.S Đào Nguyên Cát Quản trị học – Nhà xuất bản Thống Kê 1998. Những vấn đề cốt yếu của Quản lý- Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1996. Tạp chí Giao thông vận tải 4/2009. Tạp chí Giao thông vận tải 5/2009. Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế - xã hội số 41 – 5/2009. Thông tư 55/2009/TT- BTC ban hành ngày 20/3/2009 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 101/2008/TT- BTC ngày 11/11/2008 hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng vụ đường thuỷ nội địa Phòng quản lý phương tiện và thuyền viên : pttv.viwa@mt.gov.vn Quy hoạch và xõy dựng cơ sở hạ tầng đường thuỷ nội địa đến năm 2015 theo nguồn Quyết định số 582/QĐ – CĐS ngày 28/4/2006 về " Quy định công tác kiểm tra, giám sát, bảo trì ĐTNĐ ". Thời báo kinh tế Việt Nam số 3 ( 2937 )- 4/1/2010. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển kinh tế Hà Nội 6 tháng đầu năm 2009 ( 6/2009 ). NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hà Nội, ngày... thỏng...năm... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Đề tài mà sinh viên lựa chọn là phù hợp với chương trình nội dung đào tạo của chuyên ngành. Những nội dung của chuyên đề mà sinh viên phản ánh đã phản ánh được thực trạng hoạt động của Công ty. Các nhận xét rút ra là dựa trên sự phân tích tình hình thực tế của Công ty. Các ý kiến đề xuất có khả năng áp dụng được. Sinh viên đã có nhiều cố gắng viết chuyên đề thực tập này. Hà Nội, ngày… thỏng…. năm 2010 Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hà Nội, ngày... thỏng...năm... MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ BDSC Bảo dưỡng sửa chữa BHXH Bảo hiểm xã hội KPCĐ Kinh phí công đoàn BHYT Bảo hiểm y tế TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Ký hiệu Tên bảng Trang 2.1 Cơ cấu luồn hàng vận chuyển từ năm 2005-2009 26 2.2 Mức tăng ( % ) chuyên chở các mặt hàng từ năm 2005-2009 27 2.3 Kết cấu lao động của Công ty phân theo trình độ 29 2.4 Số liệu về phương tiện vận tải trong năm 2008 31 2.5 Số liệu về phương tiện vận tải trong năm 2009 32 2.6 Kế hoạch điều động phân bổ phương tiện của Công ty 36 2.7 Hệ số phân bổ cho chức danh thuyền viên 39 2.8 Bảng tính giá thành sản phẩm vận tải ( T5/2008 ) 43 2.9 Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải năm 2007 44 2.10 Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải năm 2008 45 2.11 Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải năm 2009 45 2.12 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2008-2009 46 2.13 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty 48 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Ký hiệu Tên sơ đồ Trang 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 13 1.2 Sơ đồ quy trình 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc104.doc
Tài liệu liên quan