Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam hà nội - Simex

1.Tình hình nền kinh tế thế giới Sù tan rã của Liên Xô đầu thập kỉ 90 đã phá vỡ thế hai cực của nền kinh tế thế giới, thiết lập nên thế đa cực. Một trật tự kinh tế thế giới mới đã được hình thành. Nền kinh tế thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi sâu sắc, cả chiều rộng và chiều sâu, theo quy mô và theo cơ cấu làm ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng cũng như đến trật tự kinh tế mới được thành lập nói chung. Nền kinh tế thế gới đa cực với các trung tâm kinh tế Mĩ, Nhật, Tây Âu, Đông Nam Á, Mĩ Latinh .diễn ra sự cạnh tranh và tranh giành lẫn nhau ảnh hưởng của mình đối với các bên khác. Điều này đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thử thách đối với các nước đó nếu bỏ lỡ thời cơ. Xu hướng hiện nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, các cuộc chiến tranh kinh tế tế như giữa Mĩ và Nhật Bản, Mĩ và Tây Âu đều đã kết thúc bằng sự thoả hiệp. Các cường quốc phương Tây đang ngày càng quan tâm đến vai trò của các nước nghèo phía Đông. Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ cùng với quá trình khu vực hoá nền kinh tế. Đó là đòi hỏi tất yếu phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển giữa các nước trong khu vực, nhằm đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của các cực kinh tế đối lập nhau. Toàn cầu hoá nền kinh tế là sự phát triển của sự phân công lao động xã hội lên đến mức cao và chuyên môn hoá diễn ra sâu sắc giữa các nước, nó góp phần giảm nhẹ sự cạnh tranh và tạo điều kiện cho các nước cũng nhau phát triển. Các nước trong cùng khu vực tìm thấy tiếng nói chung, lợi Ých chung tập hợp lại thành các khu vực kinh tế tự do như Hiệp hội ASEAN với AFTA, các nước Bắc Mĩ với NAFTAS, các nước Nam Mĩ với Mocersur. Họ chia sẽ những mối quan tâm chung, thực thi một chính sách kinh tế thống nhất với các nước ngoài khối cạnh tranh lẫn nhau trong các vấn đề như xuất nhập khẩu, sản xuất hàng hoá, thuế quan. Cũng với khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra buộc các quốc gia phải ngồi lại với nhau cùng bàn bạc và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: phát triển kinh tế, đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường .mà để giải quyết được nó không chỉ riêng một nước nào có thể làm được, mà đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế. Cuối năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã nổ ra ở các nước Đông Á và Đông Nam Á đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các nước này cũng như đối với nền kinh tế thế giới. Hậu quả của nó là làm cho nền kinh tế nhiều nước bị suy thoái, các quan hệ kinh tế tế quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản xuất trong nước đình đốn, thương mại buôn bán giảm xuống. Không chỉ các nước bị khủng hoảng chịu ảnh ảnh mà rất nhiều các nước khác cũng chịu ảng hưởng theo, do nền kinh tế thế giới có liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Liên tiếp hai năm sau đó cuộc khủng hoảng vẫn còn gây ra những hậu quả cho nền kinh tế các nước. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các nước đó cũng phải chịu ảnh hưởng đáng kể, nó làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận xuất nhập khẩu giảm xuống trông thấy. Trong bối cảnh đó Việt Nam với tư cách là một thành viên trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng tuy không lớn những cũng gây nhiều thiệt hại khó khăn cho nền sản xuất trong nước cũng như thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, đòi hỏi phải có thời gian để phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh như trước kia và đảm bảo tăng trưởng và phát triển. 2.Quan hệ của Việt Nam với một số bạn hàng Sau khi tiến hàng mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã thiết lập các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, với quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi tôn trọng lẫn nhau. Trong thời gian qua Việt Nam đã có quan hệ làm ăn với nhiều nước, đáng kể đến là: Quan hệ với Nhật Bản Từ năm 1986 đến nay quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bnả phát triển khá nhanh chóng, lượng hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng lên 3-4 lần, chủ yếu là hàng điện tử, nguyên vật liệu sản xuất, trong khi hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật lại tăng gấp 13-14 lần, chủ yếu là hàng nông lâm thuỷ sản, hàng thủ công mĩ nghệ. Đối với Nhật Bản, Việt Nam là nước xuất siêu sang thị trường này. Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là nước xuất khẩu lớn thứ hai sang Việt Nam. Trong tương lai đây vẫn là bạn hàng chủ yếu của ta, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta phát triển, góp phần tăng thu ngoại tệ, chuyển giao cộng nghệ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên cần có các chính sách đầu tư nước ngoài phù hợp, cũng như có những hướng đầu tư đúng đắn phục vụ cho xuất khẩu, đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu vì đây là thị trường có đòi hỏi rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Quan hệ với các nước trong khối ASEAN Việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên, mang đậm tính hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế của mỗi nước và cho khu vực. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã tạo điều kiện cho mở rộng thương mại không chỉ với ASEAN mà còn với các nước khác. Cho đến nay ASEAN đã chiếm 25-30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và xấp xĩ 30% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Là một thành viên của tổ chức này nên Việt Nam đang phải thực hiện các hiệp định được kí kết, trong đó có hiệp định khu vực mậu dịch tự do châu Á (AFTA), điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam với sức Ðp cạnh tranh rất lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới, nâng cao hiệu qua sản xuất bắt kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực nếu không muốn bị thua thiệt trong trao đổi quốc tế. Quan hệ với EU Trước đây trong quan hệ hợp tác với các nước thành viên, một số nước đã dành cho ta quy chế tối huệ quốc với nước đó. Hiện nay, EU với tư cách là một tổ chúc khu vực rộng lớn cũng đã dành cho nước ta quy chế tối huệ quốc. Quy chế này tạo điều kiện cho Việt Nam tiến hành xuất nhập khẩu sang EU được thuận lợi. Mặc dù không có sự cản trở Việt Nam xuất khẩu sang EU nhưng vấn đề quan tâm là chất lượng hàng hoá yêu cầu là rất cao. Quan hệ với Mĩ Sau giải phóng Miền Nam, đến trước năm 1994 do lệnh cấm vận của Mĩ đối với nước ta nên mọi quan hệ buôn bán giữa hai nước là không diễn ra. Sau năm 1994 Mĩ đã bỏ lệnh cấm vận tạo điều kiện cho hai nước thiết lập quan hệ buôn bán với nhau. Mặc dù mới quan hệ trở lại nhưng trao đổi buôn bán giữa hai nước đang có nhiều tiến triển tốt đẹp, hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh cho cả hai nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng lên đáng kể

doc49 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam hà nội - Simex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
77.088 2.42 Bỉ 301.169 1.59 342.332 1.50 95374 0.25 0 - 216.991 0.78 Hà Lan 262.245 1.39 321.069 1.40 2.492.439 6.42 266.055 1.11 76.556 0.27 Đan Mạnh 150.000 0.79 83.040 0.36 28.377 0.07 86.400 0.36 0 - Tây Ban Nha 0 - 496.096 2.17 220.060 0.57 86.940 0.36 39.562 0.14 Ba Lan 0 - 0 - 74.880 0.19 0 - 232.980 0.83 Thuỵ Sĩ 0 - 0 - 450.688 1.16 0 - 0 - Nga 0 - 50.222 0.22 103.275 0.27 0 - 0 - Pakistan 0 - 0 - 16.320 0.04 0 - 0 - Phần Lan 0 - 0 - 0 - 11.180 0.05 0 - Tiệp Khắc 0 - 0 - 0 - 123.851 0.52 0 - Thuỵ điển 0 - 0 - 0 - 1.221.087 5.09 64.397 0.23 Óc 77.679 0.41 124.357 0.54 99.349 0.26 1.588.832 6.63 1.961.885 7.03 Mỹ 220 0.00 342.289 1.50 2.275.532 5.86 808.889 3.37 38.790 0.14 Tổng cộng 18.883.830 22.889.914 38.826.320 23.976.467 27.915.743 Cùng với việc mở rộng danh mục hàng hoá xuất khẩu, Công ty đã chú trọng phát hiện, thâm nhập mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế giới. Đến nay Công ty đã có quan hệ bạn hàng trên 30 quốc gia khác nhau trên thế giới. Bên cạnh các thị trường truyền thống đã xuất hiện các thị trường mới. Thị trường truyền thống là thị trường có tỉ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu với giá trị xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường truyền thống của Công ty bao gồm: Singapore, Nhật bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan...Các nước này nằm trong vành đai Châu á-Thía Bình Dương có sự gần gũi về địa lí, phong tục tập quán là điều thuận lợi cho Công ty tăng thị phần của mình trên thị trường này. Trong cơn khủng hoảng tài chính vừa qua các nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đó sức mua có phần suy giảm song sau một thời gian phục hồi thì nhu cầu sức mua của thị trường này lại được khôi phục. với sự thuận lợi về vận chuyển trong tương lai đây vẫn là thị trường truyền thống của công ty. BiÓu 2: ThÞ tr­êng xuÊt khÈu cña C«ng ty SIMEX n¨m 1999 Trong thị trường truyền thống thì Singapore là bạn hàng tiêu thụ lớn nhất của SIMEX. Năm 1995, xuất khẩu của SIMEX sang thị trường Singapore đạt giá trị 10.833.771 USD, chiếm 57,37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 1996 là 8.297.587 USD, chiếm 36,25%, năm 1997 là 16.417.369 USD, chiếm 42,3%. Đến năm 1998 kim ngạch xuất khẩu là 8.007.292 USD chiếm tỉ trọng 33,4% và sang năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 6302093 chiếm tỉ trọng là 22,57%. Thị trường Singapore là thị trường trung chuyển hàng hóa của Công ty, hàng được xuất sang đây, sau một số công đoạn chế biến thêm, họ sẽ xuất sang các nước khác. Đứng sau thị trường Singapore là thị trường Nhật Bản, thị trường Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu qua các nước này mỗi năm đều trên 1 triệu đôla, tuy tốc độ phát triển chưa cao nhưng mang tính ổn định. Năm 1995 tổng giá trị xuất khẩu sang các nước này là 4.020.663 USD, sang năm 1996 đạt tới 4.668.438 USD. Vào năm 1997 tổng giá trị xuất khẩu lên tới 10.627.729 USD, tăng 127,65% so với năm 1996. Nhưng sang năm 1998 tổng giá trị xuất khẩu sang các nước này chỉ còn 7.746.073 USD thấp hơn năm 1997 song vẫn tăng hơn nhiều so với các năm trước. Năm 1999 đạt giá trị là 12.348.646 USD, cao nhất so với các năm trước. Nhằm khai thác hết khả năng tiềm lực xuất khẩu, Công ty đã không ngừng tìm kiếm, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới. Thị trường mới có ý nghĩa to lớn đối với Công ty trong việc tăng doanh thu xuất khẩu cũng như làm tăng uy tín của Công ty trên thương trường, mở rộng các quan hệ kinh tế ới bạn hàng. Thị trường mới bao gồm các nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan..., và các nước khác thuộc các khu vực trên thế giới như Ên Độ, Trung Quốc, Mĩ, Óc...Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang các nước này tuy không lớn nhưng với quy mô lớn đây là những thị trường có nhiều hứa hẹn trong tương lai cho phép Công ty khai thác để tăng doanh thu xuất khẩu. Thị trường EU có sức mua lớn nhưng yêu cầu về chất lượng hàng hoá rất cao. ở thị trường Pháp giá trị xuất khẩu sang nước này năm 1995 là 741.330 USD chiếm tỉ trọng 3,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 1996 đạt 1.241.460 USD, chiếm tỉ trọng 5,42%. Sang năm 1997 tăng tới 2.081.076 USD, tăng 67,6% so với năm 1996, sang năm 1998 con số này tụt xuống còn 1.278.035 USD bằng 61,41% năm 1997. Năm 1999 giá trị xuất khẩu sang nước này lại bắt đầu tăng lên tới 1.485.719 USD, tăng 16,2% so với năm 1998. Thị trường Italia tuy mới xâm nhập, nhưng năm 1997 giá trị xuất khẩu sang nước này đã đạt 543.010 USD tăng 36,3% so với năm trước. Năm 1998 con số này là 727.930 USD tăng 34.05% so với năm 1997. Sang năm 1999 giá trị xuất khẩu có phần chững lại đạt 677.088 USD chỉ bằng 93,02% năm 1998. Với những hiệp định thương mại mới được kí kết gữa nước ta và EU sẽ mở ra cho Công ty nhiều cơ hội mới để xâm nhập, phát triển hơn nữa thị trường này ới các mặt hàng chủ yếu là cà phê, chè, hạt tiêu, thủ công mĩ nghệ, dụng cụ thể thao. Thị trường Mỹ đặc biệt được Công ty chú trọng. Tuy chỉ mới xâm nhập vào thị trường này trong những năm gần đây, song tốc độ xuất khẩu của Công ty tăng rất cao. Năm 1995, Công ty đã xuất được một lô hàng vào thị trường Mỹ với giá trị 220 USD, năm 1997, con số trên đã tăng lên đột biến với giá trị là 2.275.532 USD. Tuy nhiên sang năm 1998 giá trị xuất khẩu sang Mĩ giảm còn 808.889 USD, và đến năm 1999 chỉ còn 38.790USD. Công ty cần nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của tình hình này để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu sang Mĩ bởi thị trường Mỹ có sức tiêu thụ rất lớn, có thể khai thác được cho kinh doanh. Năm 1995 giá trị xuất khẩu của Công ty sang thị trường úc là 77.780 USD, nhưng chỉ sau 3 năm năm 1998 co số này đã lên tới 1.588.832 USD tăng 20,4 lần. và sang năm 1999 giá trị xuất khẩu đã sang úc đã là 1961885 USD tăng 23,49% so với năm 1998. Đây là một tốc độ tăng đáng kể, mở ra cho Công ty một triển vọng kinh doanh mới mà Công ty cần triệt để khai thác. Thị trường Trung Quốc phát triển tương đối ổn định với lợi thế gần gủi về địa lí, cũng như văn hoá và truyền thống. Công ty cũng đã có chiến lược cho khai thác thị trường này. Tóm lại, thị trường tiêu thụ của Công ty SIMEX là khá rộng lớn, trong đó vẫn tập trung chủ yếu vào các nước Châu Á và một số nước châu Âu. Có thể rót ra một vài nhận xét về thị trường tiêu thụ của Công ty như sau: - Châu Á là thị trường truyền thống và lớn nhất, đảm bảo doanh thu xuất khẩu cho công ty. - Châu Âu là thị trường tiềm năng và có nhiều hứa hẹn, cho phép Công ty khai thác và phát triển. - Mỹ và Óc mới khai phá và đang có bước phát triển lớn. Thị trường nhập khẩu Nguồn cung cấp hàng nhập khẩu của Công ty có ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, nhưng tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á. Nguyên nhân chủ yếu là do vị trí địa lí thuận tiện cho việc vận chuyển, hơn nữa hàng hoá từ các thị trường này có giá cả rẻ hơn các thị trường khác trong khi chất lượng được coi là vừa đủ với nhu cầu của người tiêu dùng việt Nam. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: KẾT QUẢ NHẬP KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG 1995-1999 Đơn vị: USD Thị trường 1995 1996 1997 1998 1999 Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Singapo 943.356 7.37 1125603 6.69 410382 3.02 428564 3.23 263396 2.56 Hàn Quốc 4.143.556 32.38 4.370.424 25.99 5.940.664 43.70 2.791.321 21.01 821.873 7.99 Trung Quốc 528.048 4.13 620.343 3.69 757.391 5.57 657.423 4.95 741.709 7.21 Nhật Bản 4.983.295 38.94 7.778.210 46.26 3.066.196 22.55 2.353.572 17.72 404.313 3.93 Đài Loan 715.380 5.59 867.612 5.16 831.722 6.12 2.468.675 18.58 3.687.418 35.86 Thái Lan 644.258 5.03 400.243 2.38 218.870 1.61 267.066 2.01 356.823 3.47 Inđônêxia 562.498 4.40 1.326.574 7.89 0 0.00 261.768 1.97 126.451 1.23 Tiệp Khắc 160.939 1.26 215.164 1.28 23.850 0.18 636.204 4.79 1.047.642 10.19 Pháp 26.328 0.21 28.552 0.17 132.052 0.97 48.952 0.37 12.503 0.12 Nga 89.775 0.70 82.466 0.49 0 0.00 911.125 6.86 1.573.852 15.31 Mỹ 0 0.00 0 0.00 1.254.546 9.23 808.026 6.08 786.773 7.65 Thị trường khác 0 0.00 0 0.00 959.114 7.06 1.652.443 12.44 459.472 4.47 Tổng cộng 12.797.433 100 16.815.191 100 13.594.787 100 13.285.139 100 10.284.224 100 Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty, giá trị hàng năm từ thị trường này đều tăng và chiếm tỉ trọng cao. Năm 1995 giá trị nhập khẩu từ thị trường này đạt 6.242.342 USD chiếm tỉ trọng 48,77% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 1996 đạt 8.725.360 USD chiếm tỉ trọng tương ứng là 49,12% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 1997 đạt 3.066.196 USD chiếm tỉ trọng 22,55%. Sang năm 1998 đạt 2.353.575 USD chiếm tỉ trọng 19,22% và năm 1999 đạt 404.313 chiếm tỉ trọng 3,93%. Thị trường Singapore: Thị trường này tương đối gần với nước ta tạo điều kiện vận tải thuận tiện, hơn nữa hàng hoá có chất lượng cao. Tuy nhiên việc nhập khẩu từ thị trường này còn chưa ổn định, còn mang tính tạm thời. Thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường nhập khẩu khá ổn định của công ty. Hàng hoá từ thị trường này rất rẻ, phù hợp với mức sống trung bình của người dân. Hàng nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là hàng tiêu dùng. Thị trường Hàn Quốc: Tuy mới quan hệ với Công ty từ năm 1992 nhưng giá trị nhập khẩu từ thị trường này tăng khá đều đặn qua các năm. Các mặt hàng được nhập khẩu nhiều là vải vóc, tơ sợi nylon, thép...Năm 1996 giá trị nhập khẩu từ thị trường này đạt 4.370.424 USD năm 1997 đạt 5.940.664 USD, tuy nhiên trong hai năm trở lại đây nhập khẩu từ Hàn Quốc có giảm, năm 1999 chỉ còn 821.875 USD thấp nhất trong thời gian qua. Thị trường Đài loan: Nhập khẩu từ thị trường này tăng khá nhanh và ổn định. Hàng hoá nhập khẩy chủ yếu là thiết bị máy móc, hàng điện tử, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp. Năm 1995 giá trị nhập khẩu chỉ đạt 715.380 nhưng sang hai năm 1998 và 1999 con số này đã tăng nhanh chóng đạt tương ứng là 2.468.675 USD và 3.687.418 USD. Bên cạnh các thị trường truyền thống, hiện nay Công ty đang nổ lực tìm kiếm mở rộng thị trường mới. Đáng chú ý là năm 1997 Công ty đã mở được các thị trường mới như Thổ Nhĩ Kì, Mĩ, Ba LAn, Italia, Bungari. Điều này làm tăng quan hệ kinh tế của Công ty với bạn hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh thương mại quốc tế. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong thời gian qua Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển khá vững chắc. Cơ chế mới đã cho phép Công ty tù do hoạt động kinh doanh, phát huy được các năng lực hoạt động của mình trong nổ lực tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên điều kiện thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, thêm vào đó là những khó khăn về vốn thiếu, thị trường tiêu thụ bấp bênh, thị trường thế giới có nhiều biến động phức tạp, đã đặt ra những thách thức lớn đối với công ty. Để đứng vững và phát triển trên thương trường, Công ty đã xây dựng một chiến lược kinh doanh hướng về thị trường, phù hợp với tiềm lực của Công ty trên cơ sở nghiên cứu kĩ thị trường, nhằm tranh thủ thuận lợi, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh. Với chiến lược kinh doanh đó Công ty xây dùng cho mình một danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu rất đa dạng, gồm nhiều mặt hàng và chủng loại, gồm hơn 20 mặt hàng xuất khẩu và 20 mặt hàng nhập khẩu. Với nổ lực của mình, dám đương đầu với khó khăn, qua những thử nghiệm ban đầu Công ty đã từng ước vượt qua được những thử thách giành lấy cơ hội và không ngừng đưa Công ty phát triển lên những tầm cao mới. Cụ thể từ năm 1995 đến nay Công ty đã đạt được những kết quả như sau: Kim ngạch xuất nhập khẩu Simex là Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu do đó hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là xuất khẩu và nhập khẩu. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện rất rõ thông qua kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây chính là bộ phận chính tạo nên doanh thu của công ty. Từ năm 1995 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng không ngừng, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty phát triển khá khả quan. Bảng 7: KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 1995-1999 (Đơn vị: USD) Chỉ tiêu Năm Mức tăng trưởng 1995 1996 1997 1998 1999 96/95 97/96 98/97 99/98 Kim ngạch XK 18.833.830 22.889.914 38.326.320 23.976.467 27.921.346 1.215 1.674 0.626 1.165 Kim ngạch NK 12.797.433 16.815.191 13.594.787 13.285.139 10.284.224 1.314 0.808 0.977 0.774 Tổng kim ngạch XNK 31.631.263 39.705.105 51.921.107 37.261.606 38.205.570 1.255 1.308 0.718 1.025 Thông qua số liệu thống kê dễ nhận thấy được sự tăng trưởng nhanh trong ba năm 1995 đến 1997, tuy nhiên trong hai năm 1998 và 1999 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty lại giảm xuống không ổn định. Năm 1995 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đạt 31.631.263 USD, Năm 1996 đạt 39.705.105USD tăng 25,52% so với năm 1995. Năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đạt mức cao nhất là 51.921.107USD tăng 30,76% so với năm 1998. Sang năm 1998 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm xuống còn 37.261.606USD chỉ bằng 71,76% năm 1997, điều này là do nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đã làm cho tình hình kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sức mua cũng như khả năng cung ứng của các nước Châu Á - thị trường trọng điểm của Công ty - giảm sút. Kết quả là giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu từ các thị trường này giảm làm cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm. Đến năm 1999 do vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính đó, nền kinh tế của các nước CHâu Á đang giai đoạn phục hồi do đó sức mua vẫn chưa tăng lên, khả năng cung ứng còn thấp, nên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đạt được chua cao mặc dù so với năm 1998 đã tăng 2,53%, đạt 38.205.570USD. Trong cơ cấu kinh doanh xuất nhập khẩu ta thấy hoạt động xuất khẩu của Công ty luôn chiếm tỉ trọng cao hơn hoạt động nhập khẩu. Xuất khẩu có xu hướng tăng tương đối về tỉ trọng, năm 1995 tỉ trọng xuất khẩu là 52,83% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nhưng đến năm 1999 tỉ trọng của xuất khẩu trong tổn kim ngạch xuất nhập khẩu là 73,08%. Nhập khẩu ngược lại có xu hướng giảm tương đối tỉ trọng, năm 1995 chiếm 47,17%, năm 1996 chiếm 42,35%, năm 1997 giảm xuống còn 26,18%, năm 1998 tăng lên một chút chiếm 35,65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, sang năm 1999 lại giảm xuống chỉ chiếm 26,91%. Trong giai đoạn 1995 - 1999 tương quan tỉ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trung bình qua các năm là 64,34% và 35,64%. BiÓu 3: TØ träng kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu 1995-1999 (%) Tóm lại tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây xét từ 1995 đến 1999 có sự biến động không ổn định. Ba năm 1995 đến 1997 tăng mạnh với tốc độ tăng hàng năm là 26,10%, nhưng năm 1998 giảm mạnh, và sang năm 1999 thì bắt đầu tăng trở lại. Trong đó tỉ trọng xuất khẩu ngày càng tăng, còn tỉ trọng nhập khẩu ngày càng giảm. Thể hiện khả năng cạnh tranh cao của công ty, sản phẩm xuất khẩu của Công ty ngày càng được thị trường quốc tế chấp nhận. Mặc dù có sự biến động về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng đó là do nguyên nhân khách quan bởi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong khu vực. Xét trong cả thời kì thì vẫn có xu hướng tăng lên. Con số hơn 51 triệu USD giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1997, và 38 triệu USD năm 1999 là một con số khổng lồ đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, điều này cho thấy quy mô kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty là khá lớn. Do tỉ giá hối đoái năm 1999 thấp hơn năm 1997 nên quy về nội tệ thì giá trị tổng kim ngạch hai năm 1997 và 1999 đều tương đương 520~530 tỉ đồng. Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua được thể hiện qua một số chỉ tiêu về vốn kinh doanh, doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng như một số các chỉ tiêu khác như sau: Bảng 8: KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY SIMEX (NĂM 1995-1999) (Đơn vị: tỉ VNĐ) Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 1. Vốn hoạt động 12,453 12,822 14,420 14,131 14,265 -Vốn lưu dộng 11,669 10,411 11,2 10,976 11,080 -Vốn cố định 784 1,411 3,22 3,155 3,185 1.Doanh thu thuần 431,217 507,54 522,028 488,000 513,405 -Doanh thu xuất khẩu 214,708 267,813 429,251 287,952 371,173 -Doanh thu nhập khẩu 216,509 239,727 92,777 200,048 142,232 2.Chi phí HĐKD 428,824 504,718 518,846 485,454 510,453 -Chi phí xuất khẩu 213,330 266,324 426,635 286,449 369,008 -Chi phí nhập khẩu 215,494 238,394 92,211 199,005 141,445 3.Lợi nhuận HĐKD 2,393 2,822 3,182 2,546 2,952 -Lợi nhuận xuất khẩu 1,378 1,489 2,616 1,502 2,165 -Lợi nhuận nhập khẩu 1,015 1,333 0,566 1,044 0,787 4.Lợi nhuận HĐTC 0,138 0,635 1,162 0,727 0,755 Doanh thu HĐTC 9,071 11,636 20,518 21,398 21,433 Chi phí HĐTC 8,933 11,001 19,356 20,671 20,678 5.Lợi nhuận bất thường 0,105 0,066 0,198 0,105 0,118 -Doanh thu bất thường 21,873 18,215 45,304 26,834 27,934 -Chi phí bất thường 21,768 18,149 45,106 26,729 27,816 6. Tổng LN trước thuế 2,636 3,522 4,542 3,378 3,826 7.Thuế lợi tức 1,186 1,585 2,044 1,520 1,224 8.LN sau thuế 1,45 1,937 2,498 1,858 2,602 9.Cổ tức - - 20% 20% 20% 10.Lao động 37 38 39 37 37 Công ty Simex là doanh nghiệp thương mại do đó nhìn vào chỉ tiêu doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của Công ty cho phép ta nhận xét được quy mô kinh doanh của Công ty qua các năm. Doanh thu đạt được qua các năm của Công ty là khá cao. Năm 1995 doanh thu của Công ty là 431,217 tỉ đồng, năm 1995 đạt 507,540 tỉ đồng tăng 17, 69% tương ứng với giá trị 76,323 tỉ đồng. Năm 1997 doanh thu của Công ty là 522,028 tỉ đồng tăng 2,86% so với năm 1996 tương ứng với mức tăng 14,488 tỉ đồng. Năm 1998 doanh thu của Công ty chỉ đạt 488 tỉ đồng giảm 34,028 tỉ đồng bằng 93,48% so với năm 1997. Sang năm 1999 doanh thu của Công ty đạt 513,405 tỉ đồng tăng 5,2% với mức tăng tương ứng là 25,405 tỉ đồng. Như vậy quy mô hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty là khá lớn. Doanh thu trung bình hằng năm đạt 492 tỉ đồng, với tốc độ tăng bình quân hằng năm là 4,75% cho thấy Công ty đạt được những kết qủa khả quan trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu của Công ty đạt được hàng năm rất cao nhưng chi phí để thực hiện hoạt động kinh doanh cũng rất lớn. Năm 1995 chi phí hoạt động kinh doanh lên tới 428,824 tỉ đồng, năm 1996 là 504,718 tỉ đồng, năm 1997 là 518,846 tỉ đồng, năm 1998 chi phí là 485,454 tỉ đồng và đến năm 1999 tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty là 535,405 tỉ đồng. Do Công ty kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng xuất nhập khẩu nên giá mua hàng chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh, ngoài ra chi phí lưu thông và các khoản thuế nhập khẩu, thuế sử dụng vốn đã làm cho chi phí của Công ty khá lớn. Cùng với việc tăng quy mô kinh doanh trong các năm thì chi phí hoạt động kinh doanh cũng tăng lên về giá trị tuyệt đối, nhưng tỉ suất chi phí lại giảm xuống theo tỉ lệ tăng quy mô. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện chủ yếu thông qua lợi nhuận thực hiện trong năm tài chính. Lợi nhuận của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động bất thường, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà chủ yếu là kinh doanh nhập khẩu là bộ phận cơ bản do xuất phát từ đặc thù là Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Lợi nhuận trước thuế của Công ty trong giai đoạn 1995-1999 khá cao và tương đối ổn định. Trong ba năm 1995-1997 lợi nhuận tăng liên tục, năm 1995 đạt 2,636 tỉ đồng, sang năm 1996 đạt 3,525 tỉ đồng và năm 1997 lợi nhuận đạt mức cao nhất 4.542 tỉ đồng. Tuy nhiên sang năm 1998 lợi nhuân của Công ty lại giảm xuống còn 3,378 tỉ đồng nguyên nhân là do việc chuyển đổi phương thức kinh doanh mới theo loại hình doanh nghiệp mới-công ty cổ phần- ngoài ra còn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Năm 1999 do đã nắm bắt được phương thức kinh doanh mới và cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã kết thúc, Công ty đã bắt nhịp với nhịp độ tăng trưởng kinh doanh đạt mức lợi nhuận trớc thuế là 3,826 tỉ đồng tăng cao hơn năm 1998 13,26% với mức tăng tuyệt đối là 0,546 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế là khoản lợi nhuận cho phép Công ty đem chia sau khi trả lãi cổ phần và trích lập các quỹ. Đó là phần lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế lợi tức hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp, do vậy nó phụ thuộc vào thuế suất. Năm 1999 mặc dù lợi nhuận trước thuế thấp nhưng do mức thuế suất thấp do đó lợi nhuận sau thuế lại khá cao. Năm 1995 lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 1,45 tỉ đồng, nhưng sang năm 1999 con số này đã tăng lên 2,6 tỉ đồng. Điều này cho thấy Công ty làm ăn ngày càng có lãi, đây là điều kiện thuận cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. 4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Simex trong giai đoạn 1995-1999 Qua một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh trong năm tài chính giai đoạn 1995-1999 cho thấy kết quả mà Công ty đạt được là khá cao, Công ty kinh doanh có lãi, với quy mô ngày càng tăng. Tuy nhiên nó chưa phản ánh hết hiệu quả mà Công ty đạt được trong quá trình kinh doanh. Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của Công ty ta tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể, như sau: Chỉ tiêu tổng quát Bảng 9: HIỆU QUẢ KINH DOANH TỔNG QUÁT (Đơn vị: Tỉ đồng) Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng doanh thu 462.161 537.391 587.85 536.232 562.772 Tổng chi phí (trước thuế lợi tức) 459.525 33.868 583.308 532.854 558.947 Lợi nhuận trước thuế 2.636 3.523 4.542 3.378 3.825 Thuế lợi tức 1.186 1.585 2.044 1.52 1.224 Tổng chi phí 460.711 535.453 585.352 534.374 560.171 Lợi nhuận sau thuế 1.45 1.938 2.498 1.858 2.601 Hiệu qủa kinh doanh (số tương đối) 1.0031 1.0036 1.0043 1.0035 1.0046 Hiêu quả kinh doanh của Công ty xét về chỉ tiêu tuyệt đối-lợi nhuận sau thuế-đạt được trong giai đoạn này như sau: Năm 1995 đạt 1,45 tỉ đồng, với tổng doanh thu là 462,161 tỉ đồng và tổng chi phí là 460,711 tỉ đồng. Năm 1996 đạt 1,585 tỉ đồng tăng 33,66% so với năm 1995 tương ứng 0,488 tỉ đồng. Hiệu quả tuyệt đối này tăng lên là do tác động bởi hai nhân tố: Tổng doanh thu tăng 16,28% với mức tăng 75,23 tỉ và tổng chi phí tăng 16,22% với mức tăng 74,22 tỉ đồng. Mặc dù tổng chi phí cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu (16,22% < 16,28%) do đó hiệu quả tuyệt đối tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí sẽ cho ta một kết quả lớn hơn năm 1995. Năm 1997 đạt 2,498 tỉ đồng tăng 28,9% so với năm 1996 với mức tăng 0,56 tỉ đồng. Do doanh thu năm 1997 tăng 9,39% với mức tăng tường ứng 50,459 tỉ đồng, đã làm cho lợi nhuận tăng lên, và chi phí tăng lê 9,32% với mức tăng 49,899 tỉ đồng làm cho lợi nhuận giảm xuống. Tuy nhiên tổng hợp lại do doanh thu tăng nhanh hơn chi phí nên lợi nhuận của Công ty tăng lên. Năm 1998 đạt 1,858 tỉ đồng giảm so với năm 1997 là 0,64 tỉ đồng chỉ bằng 74,38% năm 1997. Lợi nhuận này giảm do doanh thu giảm 8,78% với mức giảm 91,22 tỉ so với năm 1997, và chi phí giảm 8,71% với mức giảm 91,29 tỉ. Vì doanh thu giảm so với năm 1997 với tốc độ giảm nhanh hơn chi phí nên kết quả là lợi nhuận trong năm 1998 giảm xuống. Năm 1999 đạt 2,601 tỉ đồng, tăng so với năm 1998 là 39,99% tương ứng với giá trị tuyệt đối là 0,743 tỉ đồng. So với năm 1998 doanh thu tăng lên 4,95% với mức tăng 36,54 tỉ đồng còn chi phí tăng 4,83% tương ứng với giá trị 25,797 tỉ đồng. Như vậy với tốc độ tăng nhanh hơn chi phí doanh thu tăng đã làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên. Xét về chỉ tiêu tương đối hiệu quả kinh doanh tổng quát của Công ty đạt được khá ổn định và có xu hướng tăng lên. Năm 1995 hiệu quả kinh doanh có tỉ lệ 1,0031. Có nghĩa là cứ một đơn vị chi phí kinh doanh mang lại cho Công ty 1,0031 đơn vị doanh thu. Con số này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh là có hiệu quả, mặc dù hiệu quả chưa cao tuy nhiên do quy mô kinh doanh của Công ty là khá lớn nên với một khối lượng chi lớn mà Công ty đã bỏ ra cho phép Công ty thu về một lượng doanh thu rất lớn. Năm 1996 hiệu quả tổng quát tương đối của Công ty là 1,0036 tăng lên 0,0005 so với năm 1995. Trong năm này cứ một đơn vị chi phí bỏ ra kinh doanh thì Công ty thu về được 1,0036 đơn vị doanh thu. Năm 1997 hiệu qủa kinh doanh của Công ty lại tiếp tục tăng đạt 1,0043, tăng 0,0007 so với năm 1996. Điều này cho thấy việc tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty đang từng bước được kiện toàn, cho phép tăng doanh thu, giảm tỉ suất chi phí góp phần tăng lợi nhuận. Cứ một đơn vị chi phí bỏ ra Công ty đã thu về được 1,0043 đơn vị doanh thu. Với tổng chi phí là 585.352 tỉ đồng thì Công ty đã thu về được 587,85 tỉ đồng. Sang năm 1998 hiệu quả kinh doanh của Công ty có phần giảm xuống chỉ đạt 1.0035 thấp hơn năm 1997, song so với năm 1995 thì hiệu qủa kinh doanh vẫn cao hơn. Một đơn vị chi phí vẫn mang lại được 1,0035 đơn vị doanh thu. Tình hình này có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực tác động đến nền kinh tế nước ta nói chung cũng như đối với Công ty nói riêng. Việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu cũng như tìm nguồn xuất khẩu khó khăn hơn, làm giảm doanh thu hoạt động kinh doanh, trong khi đó tỉ suất chi phí lưu thông tăng lên làm lợi nhuận giảm xuống. Kết quả là hiệu quả kinh doanh trong năm giảm xuống. Năm 1999 hiệu quả kinh doanh đạt được là 1,0046 cao nhất trong giai đoạn 1995-1999. LÝ do là doanh thu tăng lên so với năm 1998, mặc dù có thấp hơn năm 1997, nhưng vì tổng chi phí tăng với một tốc độ thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chi phí, làm cho tỉ suất chi phí doanh thu giảm từ đó hiệu quả được nâng lên. Sở dĩ chi phí năm 1999 tăng chậm không phải do quy mô kinh doanh không tăng lên mà chủ yếu là do các khoản thuế Công ty phải nộp giảm xuống, đặc biệt là thuế thu nhập giảm xuống rất nhiều so với các năm trước, ngoài ra thuế xuất nhập khẩu cũng được giảm xuống do tiến trình cắt giảm thuế của nước ta trong quá trình thực hiện hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA. Tỉ suất doang lợi Bảng 10: TỈ SUẤT DOANH LỢI CỦA CÔNG TY SIMEX (NĂM 1995 - 1999) Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 1995 1996 1997 1998 1999 96-95 96/95 97-96 07/96 98-97 98/97 99-98 99/98 Tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 0.116438 0.151146 0.173232 0.131484 0.182334 0.034709 1.2981 0.022085 1.1461 -0.04175 0.7590 0.05085 1.3867 Tí suất lợi nhuận doanh thu 0.003137 0.003606 0.004249 0.003465 0.004622 0.000469 1.1494 0.000643 1.1783 -0.00078 0.8154 0.001157 1.3339 Tỉ suất lợi nhuận chi phí 0.003147 0.003619 0.004268 0.003477 0.004643 0.000472 1.1500 0.000648 1.1791 -0.00079 0.8148 0.001166 1.3354 *Tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn kinh doanh bá ra Công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bằng cách so sánh chỉ tiêu này giữa các năm khác nhau cho ta đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng vốn trong công ty. Năm 1995 giá trị của chỉ tiêu này là 0,116438, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh Công ty thu được 0,116438 đồng lợi nhuận. Đây là một kết quả cao phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty đạt được khá lớn. Trong những năm sau đó chỉ tiêu này liên tục tăng cao hơn năm 1995, năm sau cao hơn năm trước. Duy chỉ có năm 1998 chỉ tiêu này có giảm so với năm 1997 tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều năm 1995. Ta sẽ đi sâu nghiên cứu chỉ tiêu này của từng năm sau so với năm trước đó. Năm 1996 tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh đạt 0,151146 tăng 29,81% so với năm 1995 với mức tăng tuyệt đối là 0,034709, do ảnh hưởng bởi hai nhân tố: lợi nhuận tăng và vốn tăng. Trong đó lợi nhuận tăng 33,66% với mức tăng là 0,488 tỉ đồng, còn vốn tăng 2,96% với mức tăng là 0.369 tỉ đồng. Do lợi nhuận tăng với tốc độ nhanh hơn vốn do đó tỉ suất lợi nhuận tăng lên so với năm trước. Vốn tăng làm cho tỉ suất lợi nhuận vốn giảm xuống -0,003351, trong khi lợi nhuận tăng làm chi chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn tăng lên 0,038060. Tổng hợp hai nhân tố cho ta tỉ suất lợi nhuận vốn tăng 0,034709. Năm 1997, Tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh tăng lên 14,61% so với năm 1996 với mức tăng tuyệt đối là 0,022085, do tác động bởi hai nhân tố: Vốn tăng lên làm cho tỉ suất lợi nhuận vốn giảm xuống 0,01675; Lợi nhuận tăng lên làm cho tỉ suất lợi nhận tăng lên 0,038835. Năm 1998, chỉ tiêu này đạt 0,131484 giảm so với năm 1997 là 0,04175, chỉ bằng 75,9% năm 1997. Do tác động bởi hai nhân tố: vốn giảm làm cho tỉ suất lợi nhuận vốn tăng 0,003543; trong khi đó lợi nhuận giảm làm cho tỉ suất lợi nhuận vốn giảm 0,045290. Năm 1999 chỉ tiêu này tăng 38,67% so với năm 1998 tương ứng với mức tăng là 0,05085. Kết quả tăng này là do vốn tăng làm cho chỉ tiêu này giảm 0,001235; còn lợi nhuận lại tăng làm cho tỉ suất này tăng 0,052086. *Tỉ suất lợi nhuận doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận tạo ra trên một đồng doanh thu kinh doanh trong năm. Qua bảng trên thấy rằng tỉ suất lợi nhuân doanh thu rất nhỏ, trung bình hằng năm chỉ tiêu này chỉ đạt 0,003817. Tức là cứ một đồng doanh thu chỉ cho được 0,003817 đồng lợi nhuận. Điều này phản ánh mặc dù doanh thu của Công ty thu được rất cao nhưng lợi nhuận mang lại chưa tương xứng với quy mô kinh doanh lớn đó. Tuy tỉ suất lợi nhuận doanh thu thấp nhưng trong giai đoạn 1995-1999 tốc độ tăng chỉ tiêu này tương đối ổn định. Năm 1998 chỉ tiêu này thấp hơn năm 1997 nhưng so với năm 1995 vẫn đạt mức cao hơn. Về tốc độ và mức độ tăng giảm hằng năm so với năm trước được thể hiện cụ thể trong bảng. *Tỉ suất lợi nhuận chi phí: chỉ tiêu này thể hiện một đồng chi phí bỏ ra để thực hiện quá trình kinh doanh mang lại cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm năm 1995-1999 tỉ suất lợi nhuận chi phí đạt được có xu hướng tăng dần hằng năm. Trung bình mỗi năm đạt 0.003831 có nghĩa là hằng năm cứ một đồng chi phí bỏ ra Công ty thu về được 0.003831 đồng lợi nhuận. Đây là một con số chưa cao, phản ánh hiệu quả trên chi phí cón thấp. Tuy nhiên với tốc độ tăng trung bình hằng năm 11,88% cho thấy Công ty đã có cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả trên mỗi đồng chi phí bỏ ra. Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu làm tăng tỉ suất lợi nhuận chi phí là do tăng lợi nhuận. Thật vậy trong năm 1997 chỉ số này đạt 0,004268 tăng vượt mức 17,91% so với năm 1996 với mức tăng là 0,000648 là do tác động bởi hai nhân tố trong đó: do chi phí tăng làm cho tỉ suất này giảm 0,000309, do lợi nhuận tăng làm cho tỉ suất này tăng 0,00957. Tổng hợp hai nhân tố cho ta mức tăng của chỉ tiêu này so với năm 1996 là 0,000648. Trong năm 1999 tỉ suất lợi nhuận chi phí tăng lên 33,54% so với năm 1998, với mức tăng là 0,001166, do tác động bới: chi phí tăng làm gảim tỉ suất lợi nhuận chi phí xuống 0,00016, do lợi nhuận tăng làm cho tỉ suất lợi nhuận chi phí tăng 0,001326. Tổng hợp lại ta được mức tăng tuyệt đối của chỉ tiêu này so với năm trước là 0,001166. Như vậy qua ngiên cứu các tỉ suất lợi nhuận ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đang ngày càng nâng lên trong mấy năm qua. Hiệu quả sử dụng vốn là tương đối cao, còn hiệu quả trên doanh thu và chi phí bỏ ra còn khá thấp, thể hiện năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty chưa phát huy hết hiệu quả của nó. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Các chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty được tính toán ở bảng sau: Bảng 11: HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY SIMEX (NĂM 1995-1999) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 1995 1996 1997 1998 1999 96-95 96/95 97-96 97/96 98-97 98/97 99-98 99/98 Mức doanh lợi của vốn lu động 0.126 0.186 0.223 0.169 0.235 0.060 1.472 0.037 1.198 -0.054 0.759 0.065 1.3867 Vòng quay vốn lưu động 37.598 48.750 46.610 44.461 46.336 11.152 1.297 -2.141 0.956 -2.149 0.954 1.876 1.0422 Mức độ đảm nhận vốn lưu động 0.0266 0.0205 0.0215 0.0225 0.0216 -0.0061 0.771 0.0009 1.046 0.0010 1.048 -0.0009 0.960 *Mức doanh lợi của vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu này đạt được qua các năm là khá lớn. Trong giai đoạn 1995-1999 trung bình hằng năm mức doanh lợi vốn lưu động đạt 0,188. Bình quân cứ 1 đồng vốn lưu động mang lại cho Công ty 0,188 đồng lợi nhuận. Ngoại trừ năm 1998 chỉ số này có giảm so với năm trước, chỉ bằng 75,9% năm 1997, còn lại các năm khác chỉ số này đều đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 1999 mức doanh lợi vốn lưu động đạt giá trị cao nhất 0,235, phản ánh hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tương đối cao. Từ chổ năm 1995 chỉ số này chỉ đạt 0,126 sau 5 năm nó đã tăng lên 1,9 lần. Như vậy trong giai đoạn này chỉ số mức doanh lợi vốn lưu động có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của Công ty ngày càng nâng lên ró rệt. *Vòng quay vốn lưu động: Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Nã cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra trong kì thu về được bao nhiêu đồng doanh thu, hay số lần quay vòng của vốn lưu động trong kì để thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Phân tích bảng trên ta thấy vòng quay vốn lưu động của Công ty rất lớn. Trong năm năm 1995-1999, tốc độ quay vòng vốn lưu động bình quân năm đạt 44,7 vòng, tương ứng với số ngày một vòng lưu chuyển là 8 ngày. Đây là một con số rất cao, cho thấy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty diễn ra với quy mô khá lớn. Nguyên nhân của việc quay vòng vốn nhanh của Công ty chủ yếu là do Công ty tổ chức được hệ thống chân hàng rộng khắp tới tận các cơ sở sản xuất chế biến, bằng các hình thức đại lí, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với đảm bảo tiêu thụ hàng hoá cho cơ sở sản xuất, tạo sự tin tưởng đối với người cung ứng. Do đó khi cần hàng là có ngay. Đồng thời Công ty tập trung khai thác, liên tục kí kết các hợp đồng xuất khẩu để tiến hành bán hàng xuất khẩu. Cùng với việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Công ty cũng chú trọng nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và tiến hành nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu cấp bách của thị trường. Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn lưu động. *Mức độ đảm nhận vốn: Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động. Nó cho biết mức độ đảm nhận của đồng vồn lưu động trong kinh doanhxuất nhập khẩu . Thông qua số liệu tính toán ở bảng trên thấy rằng chỉ số này khá nhỏ. Như vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh Công ty cần rất Ýt vốn. Trong quá trình kinh doanh Công ty chủ yếu dùng biện pháp chiếm dụng vốn của khách hàng để hoạt động, bằng cách mua hàng trả chậm, thường sau khi bán xong hàng Công ty mới thanh toán cho người cung ứng. Điều này cho phép Công ty giảm đáng kể lượng vốn cho kinh doanh. Hiệu qủa sử dụng vốn cố định Vận dụng công thức tính các chỉ tiêu hiệu qủa sử dụng vốn cố định ta tính được các số liệu cho ở bảng sau: Bảng 12: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY SIMEX (NĂM 1995-1999) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 1995 1996 1997 1998 1999 96-95 96/95 97-96 97/96 98-97 98/97 99-98 99/98 Mức doanh lợi vốn cố định (P/G) 1.474 1.373 0.776 0.589 0.817 -0.100 0.932 -0.598 0.565 -0.187 0.759 0.228 1.3867 Hiệụ qủa sử dụng tài sản cố định 438.229 359.702 162.120 154.675 161.195 -78.526 0.821 -197.582 0.451 -7.445 0.954 6.520 1.0421 Qua bảng số liệu nhận thấy hiệu qủa sử dụng tài sản cố định của Công ty đang có xu hướng giảm dần. LÝ do chủ yếu là do Công ty đang đầu tư thêm trang thiết bị tài sản cho việc kinh doanh. Hằng năm tốc độ đầu tư này tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, vì thế chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định được tính bằng tỉ số giữa doanh thu và vốn cố định giảm xuống. Mặc dù chỉ số này đang gỉam xuống nhưng giá trị đạt được vẫn rất cao cho thấy việc sử dụng vốn cố định vẫn có hiệu quả. Sau năm 1998 chỉ số này có phần giảm mạnh thì năm 1999 đã tăng lên gần bằng với mức năm 1997. Tuy việc đầu tư thêm trang thiết bị, tài sản làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định, nhưng đây là điều cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh chung của công ty, bởi trong kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay vấn đề chất lượng hàng hoá và dịch vụ kèm theo rất quan trọng, việc đầu tư này cho phép hoàn thiện thêm sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, điều này gián tiếp làm tăng doanh thu bán hàng cho công ty, cũng như gia tăng hiệu quả kinh doanh chung của công ty. Hiệu quả sử dụng lao động Bảng 13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY SIMEX (NĂM 1995-1999) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 1995 1996 1997 1998 1999 96-95 96/95 97-96 97/96 98-97 98/97 99-98 99/98 Doanh thu bình quân một lao động 11.9783 13.3563 14.1089 13.9429 14.6687 1.3781 1.115 0.7525 1.056 -0.1660 0.988 0.7259 1.0520 Mức sinh lợi của một lao động 0.0403 0.0510 0.0675 0.0531 0.0743 0.0107 1.266 0.0165 1.324 -0.0144 0.786 0.0212 1.3998 Qua bảng phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của công qua các năm tăng lên khá ró rệt. Mức doanh thu bình quân năm trong giai đoạn này đạt 13,611 tỉ đồng/người năm, mức sinh lợi bình quân đạt 57 triệu đồng/ người năm. Trong đó mức sinh lợi lao động tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu bình quân, năm 1999 so với 1995 tương ứng là 85% và 23%. Vậy là bên cạnh việc chú trọng nâng cao doanh thu bình quân lao động, Công ty đã có giải pháp nâng cao mức lợi nhuận đạt được bình quân một người lao động lên đáng kể. Trong ba năm liền 1995-1997 các chỉ tiêu này tăng không ngừng, duy chỉ có năm 1998 là giảm so với năm trước, chỉ bằng 98,8% về doanh thu bình quân lao động, và bằng 78,6% về mức sinh lợi một lao động. Song sang năm 1999 tình hình lại tiến triển hơn, bằng chứng là doanh thu bình quân một lao động đã tăng lên 5,2% so với năm 1998, và 3,9% so với năm 1997, mức doanh lợi bình quân một lao động tăng lên 39,98% so với năm 1998, và tăng 10,07% so với năm 1997. Có được kết quả khả quan này có thể thấy được là do doanh thu và lợi nhuận đạt được tăng cao, trong khi Công ty đang cơ cấu lại với số lượng lao động rút gọn xuống mức tối đa có thể. Đồng thời Công ty đã sử dụng hợp lí lực lượng lao động, phân công bố trí công việc phù hợp với trình độ năng lực của mỗi người, quản lí lao động chặt chẽ, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu Bảng 14: HIỆU QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY SIMEX (NĂM 1995-9999) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 1995 1996 1997 1998 1999 96-95 96/95 97-96 97/96 98-97 98/97 99-98 99/98 Tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu (VND/USD) 11326.86 11634.95 11731.74 11947.32 13216.15 308.0941 1.027 -503.2115 0.957 815.5841 1.073 1268.823 1.10620 Tỉ suât ngoại tệ nhập khẩu (VND/USD) 11453.70 11765.42 11868.75 12072.95 14087.95 311.7263 1.027 -496.6749 0.958 804.1986 1.071 2015.006 1.16690 Việc xem xét các chỉ tiêu tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu và tỉ suất ngoại tệ nhập khẩu cho ta đánh giá được sơ bộ hiệu quả của việc kinh doanh xuất nhập khẩu. Đem so sánh các chỉ tiêu này với tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ cho sẽ xác định được việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu là có lợi hay không. Công ty sẽ xuất nhập khẩu có lợi nếu thoả mản hệ thức: Tỉ suất ngoại tệ NK < Tỉ giá hối đoái < Tỉ suất ngoại tệ NK Qua bảng số liệu tính toán ta thấy các tí suất này tăng liên tục qua các năm, cùng với sự gia tăng tỉ giá hối đoái. Với tỉ giá hối đoái bình quân giữa VND và USD qua các năm từ 1995-1999 tương ứng là 11.400VND/USD, 11.700 VND/USD, 11.800 VND/USD, 12.000 VND/USD và 14.000 VND/USD, thì ta thấy Công ty đều thoả mản hệ thức trên. Xét trong năm 1999 với tỉ giá 14.000VND/USD Công ty đạt tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu tính theo USD là 13.216 VND/USD như vậy cứ một USD doanh thu xuất khẩu thu được thì Công ty thu được 14.000-13.216=784 VND . Về nhập khẩu thì từ một USD chi phí nhập khẩu Công ty thu về được 87 VND. Mặc dù là có lãi tuy nhiên con số đạt được như vậy là chưa cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả chưa thực sự cao. Trong thời gian tới Công ty cần có biện pháp nâng cao hơn nữa chỉ số này để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. IV - NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 1. Thành tựu. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội đã đạt những thành quả đáng khích lệ trên lĩnh vực kinh doanh cũng như đối với hiệu quả xã hội. Có thể đánh giá thành tựu về hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty SIMEX như sau: - Trong những năm qua, Công ty đã có nhiều cố gắng bám sát, xâm nhập và phát triển thị trường trong và ngoài nước, khai thác được nhiều nguồn hàng xuất khẩu và thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch. - Thực hiện chủ trương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu, Công ty đã chú trọng, quan tâm đến công tác tiếp thị, khai thác mặt hàng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước nên đã xuất khẩu được những mặt hàng chính là nông sản, hải sản và thêm nhiều loại hàng khác như: gốm, sứ, mây tre đan, chiếu cói, nệm cói, chổi cỏ, nón lá, thực phẩm, tận dụng nguyên liệu có sẵn trong nước, gián tiếp giải quyết được nhiều lao động làm ra sản phẩm xuất khẩu nên giá trị xuất khẩu của Công ty ngày càng cao. Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 gấp gần 3 lần nhập khẩu (27/10), năm 1998 chỉ gấp 1,8 lần(23/13). - Trong quá trình kinh doanh mua bán hàng hoá có sự cạnh tranh gay gắt, Nhà nước mở rộng cơ chế xuất nhập khẩu, cho thành lập nhiều Công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế. Được xuất nhập khẩu trực tiếp, các văn phòng đại diện nước ngoài cũng tham gia mua bán trực tiếp đến tận các cơ sở thu mua, sản xuất, chế biến nên làm cho giá cả lên xuống thất thường. Sự biến động tiền tệ trong khu vực và thế giới, tỷ giá đô la lên xuống cũng ảnh hưởng đến việc tính toán và gây khó khăn trong kinh doanh xuất nhập khẩu, nhất là những tháng cuối năm 1999. Trước tình hình như vậy, Công ty đã áp dụng nhiều phương pháp kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, bán tận gốc (không qua trung gian), tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giao hàng đúng hạn, đảm bảo chất lượng hàng hoá, thanh toán sòng phẳng, đã thực sự gây được lòng tin, lôi cuốn được khách hàng đến hợp tác lâu dài, nên vừa tạo được hàng xuất khẩu ổn định, vừa có khách hàng tiêu thụ. Thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng, Công ty có quan hệ bạn hàng với nhiều Công ty ở nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở khu vực Châu á mà còn mở rộng sang Châu Âu, Châu Mĩ. Đây là xu hướng phù hợp với tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay đó là đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ. Nhờ vào các biện pháp tích cực mở rộng thị trường mà khối lượng hàng hoá lưu chuyển của Công ty ngày càng tăng làm tăng kim ngạch và doanh thu kinh doanh xuất nhập khẩu , kết qủa là hiệu quả kinh doanh của Công ty cũng không ngừng được nâng lên, đạt được những con số đáng khích lệ. Xét về mức thực hiện trong năm 1999 so với năm 1998 trong các mặt thì hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể. Về lợi nhuận tăng 39,99%, hiệu quả kinh doanh tổng quát tăng 31,42%, các tỉ suất lợi nhuận vốn, doanh thu, chi phí đều tăng trên 33%, mức doanh lợi vốn lưu động tăng 38,67%, số vòng quay vốn lưu động tăng 4,2%, mức doanh lợi vốn cố định tăng tương ứng với vốn lưu động, doanh thu bình quân một lao động tăng 5,2%, mức sinh lợi một lao động tăng kỉ lục với 39,9% so với năm 1998, lợi nhuận trên mỗi đồng ngoại tệ doanh thu xuất khẩu hy chi phí nhập khẩu đều tăng lên, ngoài ra các chỉ tiêu kết quả cũng đạt được rất cao. Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty là khá hiệu quả về mặt kinh tế đạt được. Có được kết quả này còn do các nguyên nhân khác như Công ty đã có cố gắng trong các công tác: - Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu nhanh chóng, chính xác, đúng chính sách, pháp luật của nhà nước, nộp thuế xuất nhập khẩu đầy đủ, đúng hạn. Trong việc nộp thuế Công ty đã có cố gắng giảm số thuế phải nộp bằng cách kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng có thuế suất thấp, hay được sự hỗ trợ của Nhà nước. Điều này giảm đáng kể chi phí kinh doanh của công ty. - Thực hành tiết kiệm, giảm chi phí trong kinh doanh như: vận tải, bốc xếp, giám định, bảo quản hàng hoá...Các chi phí về quản lí hành chính đều ở mức quy định của Nhà nước cho phép. - Tổ chức lao động, bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ, mỗi người đều kiêm nhiệm hai, ba việc nên làm việc có hiệu quả, năng suất lao động cao hơn các năm trước. - Công ty rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp cụ chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên đi học bổ túc thêm ngoại ngữ, vi tính, nghiệp vụ ngoại thương, hầu hết cán bộ nhân viên được ra nước ngoài, tiếp cận với thị trường, tham dự các buổi hội thảo chuyên đề về các mặt quản lý của doanh nghiệp do Thành phố và Phòng thương mại tổ chức. -Một nguyên nhân nữa dẫn đến hiệu quả aco troing kinh doanh xuất nhập khẩu củacông ty là Công ty rất coi trọng công tác nâng cao hiệu qảu kinh doanh. Trong mọi hoạt động Công ty đều lấy chất lượng hiệu quả làm điều kiện tiên quyết, tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra Công ty có được điều kiện thuận lợi là hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh, mét khu ực năng động phát triển, có chân hàng đa dạng phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty khai thác. Đây cũng là nơi có mối quan hệ quốc tế rộng rãi, thị trường phong phú, với nhiều khách hàng quen thuộc, ổn định, gắn bó làm ăn trên cơ sở tin cậy và hỗ trợ lẫn nhau. 2. Những tồn tại Bên cạnh các thành tựu đạt được, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty còn những tồn tại sau: Các năm trước Công ty không được đầu tư vào cơ sở vật chất, trụ sở làm việc nên phải thuê kho tàng, phương tiện vận tải và tài sản khác trong quá trình kinh doanh, Công ty không chủ động trong việc bảo quản, vận chuyển hàng hoá, nên làm ảnh hưởng nhất định tới kết quả cũng như hiêu quả kinh doanh. Công ty chưa thiết lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn, chưa có phương hướng cụ thể để đối phó với sự biến động bất thường của thị trường có thể xảy ra. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty tuy có tăng về kim ngạch nhưng nhìn chung phương thức kinh doanh còn mang tính "phi vụ", "chộp giật" là chính. Hàng xuất khẩu của Công ty manh mún và nhỏ lẻ. Chất lượng hàng của Công ty không ổn định, tỷ trọng hàng thô vẫn còn chiếm khá lớn. Thị trường hàng tiêu thụ của Công ty tuy có được mở rộng song vẫn chưa ổn định. Một số bạn hàng chưa đủ tin cậy để tiến hành làm ăn lớn. Đa số các bạn hàng của Công ty chỉ tiêu thụ theo kiểu mùa vụ. Trong hoạt động tạo nguồn hàng, Công ty chưa thiết lập được mối quan hệ với các cơ sở đơn vị sản xuất kinh doanh. Thu mua hàng của Công ty phần nhiều còn theo kiểu gom hàng từng hộ gia đình và Công ty chỉ thực hiện các hoạt động tạo nguồn hàng, khi khách hàng có nhu cầu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, Công ty bị động về nguồn hàng hoặc việc tạo hàng không đảm bảo chất lượng. Công ty chuyên mua bán kinh doanh xuất nhập khẩu, chưa có cơ sở sản xuất, thu mua, chế biến nên nhiều lúc bị động về nguồn hàng, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giá cả lên xuống thất thường cũng gặp không Ýt khó khăn trong việc tính toán kinh doanh. Do thiếu vốn, Công ty phải tự cân đối, giữ uy tín với Ngân hàng, có vay có trả đầy đủ, sòng phẳng, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, bị động. Sau khi cổ phần hoá Công ty có điều kiện thuận lợi hơn trong huy động và quản lí sử dụng vốn, song nhìn chung tình hình vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi cơ chế quản lí mới. Trình độ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương Ýt, hầu hết trái ngành nghề nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường cạnh tranh sôi động hiện nay. Trong công tác thực hiện hợp đồng nhiều khi gặp những rắc rối không đáng có. Trong công tác thu mua, tìm kiếm nguồn hàng Công ty gặp khó khăn không nhỏ do nhiều lúc hàng hoá khan hiếm không cạnh tranh nỗi với các Công ty khác. Trong khi mạng lới kho tàng thiếu thốn làm cho Công ty bị động trong gom hàng có lúc chậm trễ làm bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. 3. Nguyên nhân rót ra Qua phân tích và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh củacông ty trong thời gian qua có thể rót ra một số nguyên nhân sau: -Công ty chưa chú ý và ưu tiên đúng mức cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Trong khi thị trường nước ngoài khác xa thị trường trong nước về cung cầu, phong tục tập quán, văn hoá...thì việc không chó ý đúng mức về các thông tin này dẫn tới nhiều rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì vậy Công ty chưa dám mạnh dạn kí kết các hợp đồng có giá trị lớn. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty, một nhân tè quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra do việc không nắm vững thị trường nên Công ty đã không nắm bắt được các thông số giá cả quốc tế để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho phù hợp, do đó không tân dụng được các cơ hội, không nhsngx thế có khi Công ty còn bị chèn Ðp giá, làm giảm giá bán hàng xuất khẩu. Thứ hai, Công ty chưa có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, Ýt nhiều còn mang tính thời vụ. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đang được tiến hành theo một chiến lược kinh doanh kém hiệu quả, còn nhiều khiếm khuyết, chưa thực sự linh hoạt nên gây nhiều cản trở khả năng phát triển quy mô kinh doanh của công ty. Thứ ba, công tác giáo dịch đàm phán kí kết hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu còn nhiều yếu kém. Việc lựa chọn các phương thức giao dịch không hợp lí làm nảy sinh các chi phí không cần thiết. Tổ chức thực hiện hợp đồng còn thiếu tính đồng bộ giữa các khâu, nên gây lãng phí thưòi gian và tiền của. Thứ tư, công tác tổ chức kinh doanh còn nhiều bất cập, có nhiều khâu còn thiếu tính hiệu quả. Việc chuyển sang cơ chế quản lí Công ty theo mô hình tổ cức mới từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần làm cho ban lảnh đạo gặp nhiều bở ngỡ, nên kết quả mang lại chưa đạt mức mong muốn. Những khiếm khuyết trên công Công ty cần rót ra và nhanh chóng có các biện pháp thích hợp để giải quyết, hạn chế những khó khăn tận dụng cơ hội tăng cường hoạt động kinh doanh theo hướng mở rộng quy mô nâng ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 193.doc
Tài liệu liên quan