Thuế thuốc lá ở Việt Nam thực trạng và giải pháp hiện nay

Tóm tắt 1 I. Bối cảnh 3 Tình hình sử dụng thuốc lá 3 Gánh nặng sức khỏe và kinh tế của việc sử dụng thuốc lá 4 Khái quát về ngành công nghiệp thuốc lá ở Việt Nam 5 Tình hình kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam 8 II. Giá và thuế của các sản phẩm thuốc lá 11 Thuế 11 Giá 13 III. Tác động của tăng giá đối với hành vi hút thuốc 19 IV. Thuế thuốc lá: Những khía cạnh cần cân nhắc khác về sức khỏe và kinh tế 23 Ngân sách hộ gia đình: ngân sách khả dụng tăng lên, cú sốc sức khỏe giảm đi 23 Mức thuế tiêu thụ đặc biệt 24 Tăng thuế và việc làm 24 Việc chọn sản phẩm khác thay thế 25 Tăng thu nhập thuế 25 Trích riêng một phần thuế thuốc lá 26 Mậu dịch 26 Buôn lậu 27 V. Lượng hóa ảnh hưởng của tăng thuế và giá thuốc lá 30 VI. Các vấn đề về thực hiện khi tăng thuế thuốc lá 33 Quản lý 33 VII. Khuyến nghị 35 Phụ lục 37 Lời cảm ơn 47 Tài liệu tham khảo 48

pdf56 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuế thuốc lá ở Việt Nam thực trạng và giải pháp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là người nghèo và bị bắt khi mang số lượng dưới ngưỡng cho phép (1.500 bao), mức phạt tiền không thể là cách hiệu quả nhất để xử lý vấn đề buôn lậu kiểu này. Các mức phạt cho những người buôn lậu tội phạm quy mô lớn có thể cao, với mức phạt 3 triệu đến 100 triệu VNĐ (187,5 đến 6.250 USD), ngoài ra còn bị kết án tù và trong các trường hợp nghiêm trọng còn bị tử hình. Mặc dù những mức phạt nghiêm khắc như vậy có thể có tác dụng răn đe, nhưng thực tế lại tỏ ra không hiệu quả vì xác suất bị bắt thấp. Những người cầm đầu hầu hết các mạng lưới buôn lậu vẫn chưa bị bắt và kết tội vì việc này sẽ đòi hỏi phải có các cuộc điều tra tốn kém của các nhân viên thực thi luật pháp.77 Điều quan trọng cần lưu ý là chi phí của việc thu thuế, liên quan đến các phương pháp thu thuế, là khác nhau đáng kể giữa thuế một mức thống nhất và thuế nhiều mức riêng biệt theo sản phẩm (thuế nhiều mức). Việc thu thuế một mức thống nhất đơn giản và rẻ hơn vì việc tính toán là dựa trên thu nhập doanh nghiệp và tổng tiền thuế phải trả bằng doanh thu của công ty nhân với thuế suất. Ngược lại, với thuế nhiều mức như các loại thuế áp dụng ở Việt Nam trước năm 2006, việc tính toán rất phức tạp và dễ bị làm sai lệch vì còn liên quan đến tỷ trọng nguyên liệu nhập ngoại trong tổng chi phí của một bao thuốc lá. Cách tính toán này gây tốn kém và tạo khe hở cho tham nhũng trong việc xác định số tiền thuế của doanh nghiệp. Phí thu thuế là tương tự nhau đối với cả hai loại (một mức và nhiều mức) vì quy trình thu thuế là tương tự nhau. Hiện tại không có loại thuế tính theo số lượng (specific excise tax) nào được áp dụng cho thuốc lá ở Việt Nam, do đó một hướng cải cách thuế có hiệu quả nhất đối với kiểm soát thuốc lá sẽ là đưa ra áp dụng một loại thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo số lượng vì những lý do sau: ■ Thuế tính theo số lượng hạn chế việc người hút thuốc chuyển sang dùng các loại thuốc rẻ tiền hơn và do đó hiệu quả hơn trong việc làm giảm tỷ lệ hút thuốc; ngược lại với thuế tính theo giá trị như hiện nay thường là dẫn đến chênh lệch giá càng lớn hơn giữa thuốc lá rẻ tiền và thuốc lá đắt tiền. ■ Thuế tính theo số lượng quản lý cũng đơn giản hơn vì chỉ cần xác định số lượng sản phẩm mà không cần xác định giá trị.* ■ Để duy trì tính hiệu quả, thuế tính theo số lượng phải được điều chỉnh tự động hàng năm để theo kịp lạm phát và sức mua tăng lên. Chú thích cho Chương VI 77 Ha NTT, Thuy PM, Anh NS. Buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp. Tạp chí Y học Thực hành 2006;533:117-125. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 34 G Emmanuel Guindon, Hiền Nguyễn-Thị-Thu, Kình Hoàng-Văn, Emily McGirr, Trung Đặng-Vũ, Lâm Nguyễn-Tuấn 35| VII. Khuyến nghị Thuế các sản phẩm thuốc lá nên được tăng thường xuyên và thống nhất cho tất cả các loại thuốc lá. ■ Giá các sản phẩm thuốc lá, so với các hàng hóa và dịch vụ khác, phải ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. ■ Điều quan trọng là thuế cần được tăng thống nhất đối với tất cả các loại sản phẩm để không khuyến khích việc thay thế giữa các sản phẩm thuốc lá. ■ Thuốc lào, hiện chưa bị thu thuế, thì cũng cần phải bị đánh thuế. Cụ thể hơn, xét vì: a. Mức thuế hiện tại đối với các sản phẩm thuốc lá còn chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong giá bán lẻ ở Việt Nam. b. Cầu sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam ít co giãn. c. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam (hơn 8% mỗi năm trong những năm gần đây). d. Tỷ lệ lạm phát mới đây, hiện nay và dự báo thời gian tới là tương đối cao (hơn 7% kể từ 2004 và dự kiến 18% năm 2008 và 10% năm 2009).78-79 e. Những thay đổi mới đây được áp dụng để đơn giản hóa cơ cấu thuế cho các sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam và việc không có loại thuế tính theo số lượng nào hiện đang được áp dụng cho các sản phẩm thuốc lá. f. Thị trường các sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam có đặc điểm gồm nhiều loại nhãn hiệu với nhiều mức giá khác nhau. 1. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hàng năm để giá các sản phẩm thuốc lá tăng ít nhất bằng, và tốt nhất là vượt, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thuế tiêu thụ đặc biệt, được ấn định 65% từ 1/1/2008, nên được tăng mỗi năm 20% (tức là 85% năm 2009, 105% năm 2010, v.v...) và qua đó tự động dẫn đến tăng giá khoảng 10% mỗi năm. Việc điều chỉnh một lần sẽ không đủ vì tốc độ tăng của nền kinh tế Việt Nam. Việc tăng như vậy dự kiến sẽ có thể làm tăng thêm 1.900 tỷ VNĐ (119 triệu USD) thu nhập thuế mỗi năm và giảm được khoảng 103.000 ca chết sớm. 2. Với mục tiêu tăng đáng kể giá của các sản phẩm thuốc lá rẻ nhất và do đó giảm cơ hội người hút thuốc chuyển sang các sản phẩm rẻ hơn khi thuế tăng, nên áp dụng một loại thuế tính theo số lượng, có điều chỉnh hàng năm theo lạm phát hoặc có lộ trình tăng theo thời gian để theo kịp và vượt mức lạm phát dự kiến. Với tỷ lệ lạm phát dự kiến cao trong những năm sắp tới, thì khi áp thuế theo số lượng cần tránh không để cho thuế này bị mất tác dụng do việc tăng giá chung các mặt hàng. Một điều quan trọng nữa là khi áp dụng thuế theo số lượng thì cũng không được giảm hoặc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt theo giá trị hiện đang áp dụng. Nên đưa ra áp dụng (bổ sung) một mức thuế theo số lượng là 1.750 VNĐ (0,11 USD) mỗi bao 20 điếu, điều chỉnh theo lạm phát hoặc tăng theo lịch trình để theo kịp hoặc vượt lạm phát dự kiến. Mức thuế như vậy sẽ làm tăng giá trung bình khoảng 30% và ước tính sẽ làm tăng thêm khoảng 4.300 tỷ VNĐ (268 triệu USD) tiền thu thuế mỗi năm và tránh được khoảng 339.000 ca tử vong sớm. 3. Xét vì thuốc lào hiện được miễn tất cả các loại thuế, và với mục tiêu giảm cơ hội thay thế từ thuốc lá sang thuốc lào rẻ tiền khi thuế thuốc lá tăng lên, thì khuyến nghị nên áp một loại thuế tính theo số lượng đối với thuốc lào. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 35 36 Đánh thuế thuốc lá ở Việt Nam| Nên áp dụng một mức thuế là 1000 VNĐ (0,06 USD) mỗi 100 gam thuốc lào, điều chỉnh theo lạm phát hoặc được tăng theo lịch trình để theo kịp hoặc vượt lạm phát dự kiến. 4. Tăng cường các biện pháp chống buôn lậu. Mặc dù khó có thể có con số chính xác về mức buôn lậu, một số ước tính cho thấy tỷ trọng buôn lậu ở Việt Nam chiếm gần 10% tổng lượng thiêu thụ.80 Chính sách tem thuế áp dụng từ năm 2000 của chính phủ Việt Nam cần được duy trì và tăng cường, vì việc sử dụng tem thuế có thể giúp xác định các sản phẩm sản xuất hoặc nhập khẩu trái phép. Các biện pháp chống buôn lậu khác như quy định cấp phép bán hàng và thực thi luật pháp tốt hơn cần được thực hiện. 5. Lồng ghép việc kiểm soát thuốc lá vào trong các nỗ lực giảm nghèo chung. Khía cạnh tác hại sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá đã được y văn đề cập rất đầy đủ. Tuy nhiên, khía cạnh ảnh hưởng của thuốc lá tới việc làm trầm trọng thêm đói nghèo thường ít được quan tâm tới. Khi gánh nặng bệnh tật do thuốc lá gây ra đối với các nước thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam ngày càng lớn, thì việc kiểm soát thuốc lá cần được lồng ghép trong các nỗ lực giảm nghèo chung.81 Việc dành ra một phần thu nhập từ thuế thuốc lá cho các chương trình sức khỏe chung như bảo hiểm y tế, nâng cao sức khỏe và các hoạt động kiểm soát thuốc lá được khuyến nghị thực hiện. Chú thích cho Chương VII 78 Asian Development Bank. Asian Development Outlook 2008: Workers in Asia, Manila: Asian Development Bank, 2008. 79 International Monetary Fund. World Economic Outlook Database. Washington: International Monetary Fund, 2007. 80 Ha NTT, Thuy PM, Anh NS, và đồng nghiệp. Buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp. Tạp chí Y học Thực hành 2006;533:117. 81 World Health Organization. Tobacco & Health in the Developing World. Background paper prepared for the European Commission Round Table on Tobacco Control and Development Policy. Brussels: European Commission, 2003. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 36 G Emmanuel Guindon, Hiền Nguyễn-Thị-Thu, Kình Hoàng-Văn, Emily McGirr, Trung Đặng-Vũ, Lâm Nguyễn-Tuấn 37| Phụ lục A: Điều tra quốc gia về sử dụng thuốc lá ở Việt Nam Bối cảnh Từ năm 1992 đến 2006, đã có bốn cuộc điều tra được tiến hành để đánh giá mức độ và sự phân bổ tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam. Điều tra Mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) 1992 -93 khảo sát 4.800 hộ. 20% mẫu điều tra được lựa chọn từ các khu vực thành thị và sự phân tầng theo vùng địa lý được áp dụng để mẫu có tính đại diện cho dân số Việt Nam nói chung. Các câu hỏi có bao gồm cả thông tin về loại sản phẩm sử dụng là thuốc lá, tẩu, hay thuốc nhai. Số lượng thuốc lá được sử dụng được tính bằng số gram được hút hoặc nhai mỗi ngày, và thông tin về chi phí cho thuốc lá được thu thập ở cấp độ hộ gia đình. Điều tra VLSS được thực hiện lần hai vào năm 1997-98 có sử dụng mẫu điều tra lớn hơn là 6.000 hộ. Một phần của bảng câu hỏi hộ gia đình được chỉnh sửa để cung cấp thêm chi tiết về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, và các câu hỏi được điều chỉnh để đề cập đến việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá tự cuốn. Việc bao gồm thuốc lá tự cuốn có thể có khả năng làm tăng tỷ lệ hút thuốc lá theo báo cáo, đặc biệt đối với các vùng phía nam đất nước. Số lượng thuốc lá sử dụng được tính bằng số điếu thuốc lá hút mỗi ngày, và chi phí cho các sản phẩm thuốc lá được hỏi ở cấp độ cá nhân chứ không phải cấp độ hộ gia đình. Vào năm 2001-02, cuộc Điều tra Y tế Quốc gia Việt Nam (VNHS) được tiến hành dựa trên mẫu điều tra ở tất cả 61 tỉnh kể cả các khu vực thành thị và nông thôn, ven biển và miền núi, với tổng số 36.000 hộ gia đình. Trong khi hai cuộc điều tra VLSS trước đó hỏi “Bạn có đang hút thuốc?”, thì VNHS xác định những người hút thuốc hiện tại là những người tiêu thụ hơn bảy điếu thuốc lá/thuốc tự cuốn/lần hút thuốc lào mỗi tuần. Chi phí được tính bằng cách hỏi cá nhân đó đã tiêu bao nhiêu tiền để mua thuốc. Còn trong Điều tra Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam 2006 (VHLSS) phần hỏi về sử dụng thuốc lá được tiến hành trong một mẫu điều tra gồm 9.189 hộ gia đình là đại diện toàn quốc và đại diện cho cả 8 khu vực, các tầng lớp thành thị và nông thôn. VHLSS tính toán mức độ sử dụng thuốc lá bằng cách hỏi các câu hỏi sau: Bạn đã bao giờ hút thuốc lá hay thuốc lào chưa?; Bây giờ bạn hút hàng ngày, thỉnh thoảng hút hay đã bỏ? Khác với VLSS và VNHS, VHLSS không phân biệt giữa sử dụng thuốc lá và thuốc lào. Vì bốn cuộc điều tra có khác nhau chút ít về kỹ thuật lấy mẫu và các câu hỏi, việc so sánh trực tiếp các dữ liệu cần phải thận trọng. Tuy nhiên, thông tin thu thập được là có giá trị ở chỗ nó đại diện cho một bức tranh chung về khuynh hướng sử dụng thuốc lá ở Việt Nam. Khuynh hướng chính Về tổng thể, từ 25% đến 30% dân số trưởng thành của Việt Nam được ước tính sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thuốc lá khác nhau nhiều ở giới tính. Trong số nữ giới* tỷ lệ sử dụng thuốc lá ước tính là từ 1,8% dân số (VNHS ‘01) đến 4,1% (VLSS ‘93). Trong số nam giới, con số ước tính nằm trong khoảng từ 50,7% (VLSS ‘98) đến 61,3% (VLSS ‘93) (xem Bảng A1). Nhìn chung, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở các vùng nông thôn là cao hơn ở thành thị đối với cả nam và nữ. Về sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, đối với nữ, tỷ lệ sử dụng thuốc là cao hơn ở nhóm tuổi cao hơn. Đối với nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất ở nhóm tuổi 35-44. Tất cả ba cuộc điều tra chỉ ra rằng đối với cả nam và nữ, tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo xu hướng giảm ở các nhóm thu nhập cao hơn. Xét về số lượng thuốc lá sử dụng, số lượng điếu thuốc lá trung bình hút hàng ngày là khoảng 11 hoặc 12 đối với nam, và khoảng 8 hoặc 9 đối với nữ. Nam giới ở khu vực nông thôn có khuynh hướng hút nhiều điếu một ngày hơn so với nam ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, khuynh hướng đó không có ở phụ nữ. Trong số các hộ gia * Mọi con số là dành cho các cá nhân từ 15 tuổi trở lên trừ khi quy định khác đi. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 37 đình hút thuốc, chi tiêu hàng năm trung bình cho thuốc là nằm trong khoảng từ 185,67 ngàn VNĐ (VLSS ‘93) đến 490,05 ngàn (VLSS ‘98). Chi tiêu cho thuốc lá trung bình của hộ gia đình tăng lên cùng với các nhóm thu nhập. Sử dụng thuốc lá so với thuốc lào Tỷ lệ hút thuốc lào là cao hơn ở khu vực nông thôn. Trong số nam giới ở khu vực thành thị, ước tính từ 3,8% (VNHS ‘01) đến 12% (VLSS ‘93) có sử dụng thuốc lào. Ở khu vực nông thôn, từ 16% (VNHS ‘01) đến 23% (VLSS ‘98) nam giới sử dụng loại sản phẩm này. Mặc dù tỷ lệ sử dụng thuốc lá nói chung giảm ở các nhóm thu nhập cao dần, thì trong số nam giới tỷ lệ sử dụng thuốc lá tăng và sử dụng thuốc lào giảm ở các nhóm thu nhập cao hơn. Đối với nữ, tỷ lệ sử dụng thuốc lào giảm ở các nhóm thu nhập cao hơn, nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc lá không tăng tương ứng. 38 Đánh thuế thuốc lá ở Việt Nam| Bảng A1: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo Giới tính và nơi cư trú, Nhóm tuổi, và Nhóm thu nhập Tuổi Nhóm thu nhập VLSS 1993 VLSS 1998 VNHS 2001 VHLSS 2006 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Tổng tuổi 15+ 61,3 4,1 50,7 3,2 56,1 1,8 49,2 1,5 Thành phố 56,6 2,7 47,4 1,9 55,1 1,4 46,9 1,2 Nông thôn 62,6 4,6 51,7 3,6 56,4 2 50,0 1,6 15–24 38,7 0,5 25,5 0,2 31,6 0,3 21,5 0,5 25–34 74,6 1,6 65,6 0,9 69,8 0,7 59,4 0,8 35–44 79,2 3,9 69,0 1,9 72,2 1,3 68,9 0,9 45–54 71,3 8,2 66,1 5,2 67,9 3,6 66,7 2,0 55–64 66,5 10,3 58,9 9,7 57,0 5,8 56,1 2,8 65+ 56,3 11,6 44,9 11,8 46,1 4,8 43,0 3,6 Q1: Nghèo nhất 65,1 8,1 57,0 4,8 62,3 4,3 55,4 3,6 Q2 63,7 4,4 53,5 4,5 59,8 1,7 53,2 1,3 Q3 63,8 4,3 52,9 2,7 55,7 1,4 48,8 0,8 Q4 58,9 2,5 48,0 2,5 54,3 1,3 47,2 1,0 Q5: Giàu nhất 56,3 2,2 42,1 1,5 50,7 0,9 43,3 0,9 VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 38 Bảng A2b: Tỷ lệ sử dụng sản phẩm thuốc lá ở nữ giới tuổi từ 15 trở lên, theo nhóm sản phẩm, nơi cư trú, nhóm tuổi, và nhóm thu nhập VLSS 1993 VLSS 1998 VNHS 2001 Thuốc lá Thuốc lào Thuốc lá Thuốc lào Thuốc lá Thuốc lào Tổng tuổi 15+ 2,3 1,9 1,0 2,3 0,9 0,9 Thành phố 1,8 1,0 0,9 1,0 1,1 0,3 Nông thôn 2,4 2,2 1,1 2,7 0,8 1,1 15–24 0,3 0,2 0,1 0,2 0,2 0,1 25–34 1,4 0,2 0,4 0,6 35–44 2,3 1,7 1,0 1,0 45–54 5,5 2,9 2,2 3,2 55–64 4,9 5,4 3,3 6,4 65+ 4,4 7,4 2,0 10,0 1,9 2,8 Q1: Nghèo nhất 4,6 3,6 1,3 3,7 1,2 2,9 Q2 1,7 2,8 1,1 3,5 0,9 0,8 Q3 2,4 2,0 0,6 2,2 0,8 0,5 Q4 1,5 1,1 1,1 1,5 0,8 0,5 Q5: Giàu nhất 1,6 0,7 1,0 0,5 0,7 0,2 VLSS 1993 VLSS 1998 VNHS 2001 Thuốc lá Thuốc lào Thuốc lá Thuốc lào Thuốc lá Thuốc lào Tổng tuổi 15+ 43,9 19,7 34,9 19,4 38,8 13,0 Thành phố 47,4 12,0 43,1 6,9 48,6 3,8 Nông thôn 42,9 21,9 32,6 23,0 35,6 16,0 15–24 32,0 8,6 21,1 5,9 26,6 2,7 25–34 51,3 27,1 48,1 22,4 50,6 13,3 35–44 55,9 26,7 45,0 29,7 46,9 18,8 45–54 47,8 24,8 42,5 28,5 43,8 19,9 55–64 44,9 22,4 34,7 27,8 32,8 21,0 65+ 37,9 18,4 25,2 22,2 24,2 20,0 Q1: Nghèo nhất 37,7 29,1 28,6 33,1 31,9 25,6 Q2 39,2 27,1 32,4 25,5 35,4 18,8 Q3 42,3 24,0 36,5 20,4 36,0 14,1 Q4 46,6 15,0 37,3 14,2 41,8 8,4 Q5: Giàu nhất 51,1 7,5 39,4 5,4 46,2 2,5 G Emmanuel Guindon, Hiền Nguyễn-Thị-Thu, Kình Hoàng-Văn, Emily McGirr, Trung Đặng-Vũ, Lâm Nguyễn-Tuấn 39| Bảng A2a: Tỷ lệ nam giới tuổi từ 15 trở lên hút thuốc, theo sản phẩm thuốc, nơi cư trú, Nhóm tuổi, và Nhóm thu nhập Tuổi Nhóm thu nhập Tuổi Nhóm thu nhập 0,5 0,4 2,2 2,2 VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 39 40 Đánh thuế thuốc lá ở Việt Nam Phụ lục B: Ước tính chi phí do sử dụng thuốc lá ở Châu Á và các nước thu nhập thấp và trung bình Bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá tạo ra một gánh nặng tài chính cho cá nhân và xã hội. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để ước tính chi phí ở tầm vĩ mô của việc sử dụng thuốc lá ở những nước có thu nhập cao, nhưng còn có tương đối ít nghiên cứu như vậy ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Dưới đây là một đánh giá tổng hợp về những phát hiện từ các tài liệu tham khảo về chi phí của việc sử dụng thuốc lá đối với các nước Châu Á và các nước thu nhập thấp và trung bình. Ngoài ra các vấn đề về phương pháp luận liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu này cũng được đem ra thảo luận. Tính toán chi phí của việc sử dụng thuốc lá Tài liệu nghiên cứu ước tính chi phí của việc sử dụng thuốc lá chủ yếu dựa vào hai khía cạnh chính: chi phí cho chăm sóc y tế, và chi phí xã hội nói chung. Khía cạnh chi phí chăm sóc y tế Khía cạnh chi phí của hệ thống chăm sóc y tế xem xét chi phí y tế liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sử dụng thuốc lá và do hút thuốc thụ động gây ra. Ví dụ về các chi phí có thể bao gồm chi phí nằm viện, chăm sóc ngoại trú/đi lại chữa bệnh, dịch vụ của bác sĩ, dịch vụ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, thuốc kê toa chữa bệnh, và chăm sóc tại nhà. Ở khía cạnh này, có hai cách tiếp cận chính để đo lường chi phí liên quan đến sức khỏe do hút thuốc. Thứ nhất là phương pháp nguy cơ tương đối (RR) là phương pháp sử dụng bằng chứng dịch tễ học để xác định nguy cơ của người hút thuốc lá mắc một số bệnh cụ thể và so sánh với nguy cơ mà người không hút thuốc có thể mắc. Cách tiếp cận thứ hai là phương pháp phân tích (còn được gọi là phương pháp “kinh tế lượng”, phương pháp “tất cả các bệnh tật” hay | phương pháp “từ trên xuống”) là phương pháp so sánh việc sử dụng các dịch vụ y tế ở người hút thuốc và người không hút thuốc. Cách tiếp cận phân tích có thể tính được phần chi phí y tế do sử dụng thuốc lá, không cần tính đến các bệnh cụ thể. Khía cạnh chi phí xã hội Khía cạnh xã hội rộng hơn ở chỗ ngoài chi phí chăm sóc sức khỏe nó còn cân nhắc đến các chi phí gián tiếp liên quan đến sử dụng thuốc lá, đáng chú ý là sự giảm sút năng suất lao động.* Điều này liên quan đến việc ước tính chi phí của xã hội khi bỏ lỡ một phần thu nhập vì lý do của bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự nhất trí xung quanh các phương pháp tính lượng giảm sút năng suất lao động do sử dụng thuốc lá – nhiều phương pháp được sử dụng bao gồm cách tiếp cận “vốn con người”, cách tiếp cận “nhân khẩu học”, và phương pháp “ma sát”. Cần lưu ý rằng việc chọn cách tiếp cận có một ảnh hưởng đáng kể đối với mức chi phí tính được. Phát hiện chính của các nghiên cứu Mặc dù còn ít nghiên cứu được đăng tải về chi phí của việc sử dụng thuốc lá ở các nước châu Á và các nước thu nhập thấp và trung bình, một số nghiên cứu đã được thực hiện ở Bangladesh, Miến điện, Trung Quốc, Ấn độ, Mexico, Thái Lan và Việt Nam. Nhìn chung, chi phí ước tính của việc sử dụng thuốc lá nằm trong khoảng từ thấp nhất là 2 triệu đô la, như trường hợp của Miến Điện, đến 5 tỷ đô la đối với Trung quốc (Các bảng B1 – B3). Về chi phí chăm sóc sức khỏe, con số ước tính trong khoảng từ 2 triệu đô la đến 1,8 tỷ đô la (tương ứng với Miến Điện và Trung quốc). Tất cả các nghiên cứu đều xem xét chi phí nằm viện liên quan đến sử dụng thuốc lá, nhưng không có sự khác biệt lớn về các thành phần chăm sóc sức khỏe khác được nhắc đến. Ví dụ, một nghiên cứu của Thái Lan (Sarntisart, 2003) chỉ * Chi phí xã hội gián tiếp cũng bao gồm các chi phí vô hình như ảnh hưởng tâm lý đối với một người liên quan đến bệnh tật hoặc chết sớm do thuốc lá và nỗi đau và nỗi khổ của những người khác xuất phát từ bệnh tật hoặc chết chóc do thuốc lá của người sử dụng thuốc. * Chi phí được ước tính bằng cách sử dụng cách tiếp cận “vốn con người” thường cao hơn đáng kể. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 40 G Emmanuel Guindon, Hiền Nguyễn-Thị-Thu, Kình Hoàng-Văn, Emily McGirr, Trung Đặng-Vũ, Lâm Nguyễn-Tuấn 41 xem xét chi phí ngoại trú/đi lại chữa bệnh ngoài chi phí nằm viện, trong khi một nghiên cứu ở Việt Nam (Ross và cộng sự, 2007) xem xét chi phí thuốc kê toa, chăm sóc tại nhà, và chi phí đi lại chữa bệnh. Các nghiên cứu ở các nước thu nhập cao cũng cho thấy sự khác biệt lớn về bệnh tật và các dịch vụ y tế. Vì hầu hết các nghiên cứu không khảo sát toàn bộ bệnh tật và dịch vụ, mức chi phí được ước tính có thể chỉ là ước tính mức thấp. Chỉ có một số nhỏ các nghiên cứu đã đánh giá chi phí tổn thất năng suất lao động do thuốc lá ở các nước thu nhập trung bình với sự khác biệt đáng kể trong kết quả. Đối với Trung quốc và Bangladesh, mức độ chi phí do giảm năng suất lao động gây ra do thuốc lá cao gấp hai lần chi phí chăm sóc y tế (WHO, 2005; Sung và cộng sự, 2006). Ngược lại, các nghiên cứu đối với Ấn độ và Việt Nam lại ước tính thiệt hại về giảm năng suất lao động chỉ chiếm gần một nửa tổng chi phí (Rath và Chaudhry, 1995; Ross và cộng sự, 2007). Sự khác biệt này có thể là do các nghiên cứu của Trung quốc và Bangladesh có bao gồm cả các thiệt hại về giảm năng suất lao động gây ra do tỷ lệ chết, trong khi nghiên cứu ở Ấn độ và Việt Nam chỉ xem xét giảm do tỷ lệ mắc. Hơn nữa, nghiên cứu của Việt Nam chỉ bao gồm một số lượng bệnh tật rất hạn chế. Tính trung bình, thiệt hại về giảm năng suất lao động do sử dụng thuốc lá là thấp hơn ở các nước thu nhập thấp và trung bình so với các nước thu nhập cao. Phát hiện này có thể liên quan đến thực tế là mức lương thấp hơn ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Vì lương là cơ sở quan trọng cho việc tính thiệt hại về năng suất lao động, xuất phát điểm thấp nên con số ước tính được trong kết quả chung cũng thấp. Các nước châu Á có thu nhập cao Mặc dù Hồng kông, Hàn Quốc, Đài loan và Singapore được coi là các nước thu nhập cao, các nghiên cứu từ các nước này vẫn có thể được sử dụng để giải thích cho mô hình ước tính đối với các nước châu Á thu nhập thấp và trung bình. Chẳng hạn, ở Hồng Kông, việc sử dụng phân tích độ nhạy cho thấy chi phí là tương đối nhạy cảm với thay đổi của các tham số (McGhee và cộng sự, | 2006). Bằng việc thay đổi tỷ lệ quy thuộc (SAF) do hút thuốc lá, các tác giả cho thấy chi phí có thể dao động từ 6 tỷ đô la đến 12 tỷ đô la. Những nghiên cứu này cũng xác nhận tầm quan trọng tương đối của thiệt hại về giảm năng suất và mối liên hệ với thu nhập. Chẳng hạn, các nghiên cứu ở Hàn Quốc, Đài loan và Singaporre phát hiện rằng chi phí về giảm năng suất chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí do sử dụng thuốc lá, tức là hơn ba phần tư (Kang và cộng sự, 2003; Yang và cộng sự, 2005; Quah và cộng sự, 2002). Vấn đề về phương pháp luận Số lượng nhỏ các nghiên cứu ước tính chi phí của việc sử dụng thuốc lá ở các nước thu nhập thấp và trung bình chính là một hạn chế trong việc đưa ra bằng chứng cho quá trình phát triển chính sách. Hơn nữa, kết quả của các nghiên cứu hiện tại cần được xem xét trong bối cảnh hạn chế về phương pháp luận. Để ước tính chi phí chăm sóc sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá ở các nước thu nhập thấp và trung bình, một thách thức lớn là thiếu dữ liệu chi tiết về bệnh tật và chi phí. Tất cả các nghiên cứu này đều sử dụng cách tiếp cận nguy cơ tương đối (RR) để tính toán chi phí chăm sóc sức khỏe do nguyên nhân hút thuốc nhưng lại có rất ít dữ liệu điều tra về nguy cơ tương đối nên khó có thể xác định được RR và trình bày dữ liệu theo một cách minh bạch. Ngoài ra, cách tiếp cận nguy cơ tương đối cũng có hạn chế ở chỗ nó chỉ tính đến chi phí can thiệp với một số bệnh cụ thể. Việc sử dụng cách tiếp cận “phân tích” có thể có kết quả toàn diện hơn. Về mặt này cũng cần phải lưu ý các bệnh được xem xét trong các nghiên cứu là khác nhau, và trong một số trường hợp, các bệnh cụ thể được khảo sát không được công bố rõ ràng. Về cách hiểu đối với tổn thất do giảm năng suất lao động, cần phải lưu ý các cách tiếp cận khác nhau về năng suất lao động có thể tạo ra kết quả rất khác nhau. Một số nghiên cứu, chẳng hạn ở Ấn độ và Việt Nam, có vẻ như ước tính thấp thiệt hại về giảm năng suất lao động khi chỉ bao gồm chi phí liên quan đến mắc mà không bao gồm chi phí liên quan đến tử vong (Rath & Chaudhry, 1995; Ross và đồng nghiệp, 2007). VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 41 42 Đánh thuế thuốc lá ở Việt Nam Một điều quan tâm nữa là việc thiếu phân tích độ nhạy và do đó gây ra tính không chắc chắn về kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn, ở những nghiên cứu ước tính chi | phí giảm năng suất của các nước thu nhập thấp và trung bình, phân tích độ nhạy chỉ được thực hiện cho trường hợp Trung quốc (Sung và cộng sự, 2006). Bảng B1: Chi phí y tế liên quan đến sử dụng thuốc lá Ghi chú: n.a. = không áp dụng; n.r. = không lặp lại; y = có; n= không a. RR=Nguy cơ tương đối (Tổng hợp); A= Tất cả bệnh (kinh tế lượng/phân tích) b. nếu không phải từ chính nước người đó c. M=Khối u ác tính; C=bệnh tim mạch và tuần hoàn (kể cả Is); Is=bệnh tim thiếu máu cục bộ; R= Bệnh hô hấp không ác tính; D= Bệnh tiêu hóa; F= thương tật do hỏa hoạn; P= Các bệnh thời kỳ chu sinh; Pc = các bệnh lúc mang thai, sinh đẻ; S= Hút thuốc thụ động; T= Bệnh lao Bangladesh: Chỉ có bệnh viêm phế quản mãn tính. Mexico (Reynales và cộng sự 2005): chỉ có ung thu phổi, nhồi máu cơ tim cấp, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Việt Nam; chỉ có ung thu phổi d. H= Nằm viện; OP= Ngoại trú/đi lại chữa bệnh (ví dụ, đến khám, đến phòng khám); P=Chi phí bác sĩ (không bao gồm trong chi phí nằm viện và chăm sóc ngoại trú); PS=Dịch vụ chuyên ngành khác với bác sĩ; d= Thuốc kê toa để điều trị; HC= Chăm sóc tại nhà; N= Ở lại nơi an dưỡng; T= Cứu thương/Vận chuyển; O=Dịch vụ khác e. phân tích độ nhạy liên quan đến chi phí y tế được thực hiện. f. Để đo độ lớn của chi phí đã trình bày, đối với mỗi loại chi phí, giá trị trước tiên được chuyển đổi thành đô la ngang giá sức mua (PPP) cho năm nghiên cứu và sau đó chuyển sang năm 2000 có sử dụng Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) của Mỹ. Chi phí y tế (triệu) Nghiên cứu Năm dữ Cách tiếp Nguồn Báo cáo Bệnh bao Dịch vụ Phân tích Đơn vị Đơn vị Ngang liệu cậna RRb RR gồmc bao gồmd độ nhạye nội tệ tiền tệ giá 2000f Các nước thu nhập thấp và trung bình Bangladesh WHO (2005) 2003 RR – y M,C,R,T H,OP,HC n 8.540 BTD 647 Trung Quốc Sung và cộng sự (2006) 2000 RR – y M,C,R,T H,OP,D,T y 1.828 USD 1.828 Ấn Độ Rath & Chaudhry (1995) 1990 RR – n M H, P, T n 833 INR 198 Mexico — Morelos Reynales và cộng sự 2001 RR US y Is H,OP,D y 2 USD 2 (2006)— trung bình Reynales và cộng sự 2001 RR US y M,Is,R H,OP,D y 124 MXN 18 (2005)— trung bình Myanmar Kyaing (2003) 1999 RR China y M,C,R,T H,OP,D n 85 MMK 2 Việt Nam Ross và cộng sự (2007) 2005 RR – Y M,Is,R H,D,HC,T n 1.094.675 VND 308 Các nước thu nhập cao Hong-Kong McGhee và cộng sự 1998 RR – y M,C,R,D,T,S H,OP,P,N,HC y 459 USD 485 (2006)— trung bình McGhee và cộng sự 1998 RR – y S P y 32 USD 34 (2002)— trung bình Hàn Quốc Kang và cộng sự 1998 RR – y M,C,R,D,F H,OP,P,T y 221 USD 234 (2003)— cơ bản Singapore Quah và cộng sự 1997 RR US,UK, Aus y M,C,R,F H y 74 SGD 44 (2002)— thấp Đài Loan Yang và cộng sự (2005) 2001 RR – y M,C,R,D H,OP n 398 USD 387 VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 42 G Emmanuel Guindon, Hiền Nguyễn-Thị-Thu, Kình Hoàng-Văn, Emily McGirr, Trung Đặng-Vũ, Lâm Nguyễn-Tuấn 43| Bảng B2: Thiệt hại về giảm năng suất do sử dụng thuốc lá Ghi chú: n.a. = không áp dụng; n.r. = không lặp lại; y = có; n= không a. RR=Nguy cơ tương đối (Tổng hợp); A= Tất cả bệnh (kinh tế lượng/phân tích) b. nếu không phải từ chính nước người đó c. M=Khối u ác tính; C=bệnh tim mạch và tuần hoàn (kể cả Is); Is=bệnh tim thiếu máu cục bộ; R= Bệnh hô hấp không ác tính; D= Bệnh tiêu hóa; F= thương tật do hỏa hoạn; P= Các bệnh thời kỳ chu sinh; Pc = các bệnh lúc mang thai, sinh đẻ; S= Hút thuốc thụ động; T= Bệnh lao Bangladesh: Chỉ có bệnh viêm phế quản mãn tính. Mexico (Reynales và cộng sự 2005): chỉ có ung thu phổi, nhồi máu cơ tim cấp, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. d. H= Nằm viện; OP= Ngoại trú/đi lại chữa bệnh (ví dụ, đến khám, đến phòng khám); P=Chi phí bác sĩ (không bao gồm trong chi phí nằm viện và chăm sóc ngoại trú); PS=Dịch vụ chuyên ngành khác với bác sĩ; d= Thuốc kê toa để điều trị; HC= Chăm sóc tại nhà; N= Ở lại nơi an dưỡng; T= Cứu thương/Vận chuyển; O=Dịch vụ khác e. phân tích độ nhạy liên quan đến chi phí y tế được thực hiện. f. Để đo độ lớn của chi phí đã trình bày, đối với mỗi loại chi phí, giá trị trước tiên được chuyển đổi thành đô la ngang giá sức mua (PPP) cho năm nghiên cứu và sau đó chuyển sang năm 2000 có sử dụng Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) của Mỹ. Cuối cùng, cần thận trọng khi so sánh kết quả ở các nước khác nhau. Các loại bệnh và dịch vụ y tế sẵn có là khác nhau đáng kể ở từng nước, và do đó chi phí của thủ thuật can thiệp cụ thể cũng khác nhau. Hơn nữa, sự khác biệt về mức lương và áp lực lạm phát ở các nước thu nhập thấp và trung bình ảnh hưởng đến tỷ lệ chiết khấu dùng trong tính toán thiệt hại do giảm năng suất. Để có được các ước tính tin cậy hơn, một tỷ lệ chiết khấu phù hợp cần được áp dụng để phản ánh đặc thù của từng nước. Thiệt hại giảm năng suất (triệu) Nghiên cứu Năm dữ Cách tiếp Bệnh bao Thành phầnc Phương Phân tích Tỷ lệ Tăng trưởng Đơn vị Đơn vị Ngang liệu cậna gồmb phápd độ nhạye chiết khấu (Thu nhập) nội tệ ngoại tệ giá 2000f Các nước thu nhập thấp và trung bình Bangladesh WHO (2005) 2003 RR M,C,R,T M HC n 5 – 18.865 BTD 1.428 Trung Quốc Sung và cộng sự (2006) 2000 RR M,C,R,T M,Mb HC y 3 – 3.206 USD 3.206 Ấn Độ Rath & Chaudhry 1990 RR M Mb n.a. n n.a. n.a. 334 INR 79 (1995) Việt Nam Ross và cộng sự (2007) 2005 RR M,Is,R Mb n.a. n n.a. n.a. 67.154 VND 19 Các nước thu nhập cao Hong-Kong McGhee và cộng 1998 RR M,C,R,D,T,S M,Mb HC y 3 – 230 USD 243 sự (2006)— trung bình Hàn Quốc Kang và cộng sự 1998 RR M,C,R,D,F M,Mb HC y 8,42 7,73 2.735 USD 2.889 2003) — cơ bản Singapore Quah và cộng sự 1997 RR M,C,R,F M,Mb HC y 4,38 5 600 SGD 356 (2002)— thấp Đài Loan Yang và cộng sự (2005) 2001 RR M,C,R,D M HC n 3 6 1.390 USD 1.352 Tsai và cộng sự (2003) 1997 n.a. n.a. Mb,O R y 0 0 740 USD 794 VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 43 44 Đánh thuế thuốc lá ở Việt Nam| Bảng B3: Ước tính Chi phí do sử dụng Thuốc lá (triệu đô la ngang giá năm 2000)* Ghi chú: * Tổng có thể lớn hơn kết quả cộng các chi phí chăm sóc y tế và thiệt hại về giảm năng suất vì trong một số ít trường hợp, tổng chi phí cũng bao gồm, khi phù hợp, các chi phí vô hình và gián tiếp (chẳng hạn chi phí hỏa hoạn). Một số chi phí và tiết kiệm khác liên quan đến việc sử dụng thuốc lá được bao gồm trong nghiên cứu (ví dụ, an sinh xã hội, bảo hiểm nhân thọ, ảnh hưởng sức khỏe lên những người khác và tình trạng bệnh tật, thương tật và mất việc làm) nhưng không thể tách riêng chính xác thành các loại phù hợp. Để đo mức độ các chi phí đã được trình bày, với mỗi loại chi phí, giá trị trước hết được chuyển thành đô la ngang giá sức mua (PPP) của Mỹ ở năm nghiên cứu sau đó được chuyển sang năm 2000 sử dụng số liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ. Nghiên cứu Năm dữ Chi phí chăm Thiệt hại giảm Tổng liệu sóc sức khỏe năng suất chi phí Các nước thu nhập thấp và trung bình Bangladesh WHO (2005) 2003 647 1.428 2.075 Trung Quốc Sung và cộng sự (2006) 2000 1.828 3.206 5.034 Ấn Độ Rath & Chaudhry (1995) 1990 198 79 460 Mexico — Morelos Reynales và cộng sự 2001 2 n.a. 2 (2006)— trung bình Reynales và cộng sự 2001 18 n.a. 18 (2005)— trung bình Myanmar Kyaing (2003) 1999 2 n.a. 2 Việt Nam Ross và cộng sự (2007) 2005 308 19 327 Các nước thu nhập cao Hong-Kong McGhee và cộng sự 1998 485 243 9.880 (2006)— trung bình McGhee và cộng sự 1998 34 n.a. 34 (2002)— trung bình Hàn Quốc Kang và cộng sự 1998 234 2.889 3.123 (2003)— cơ bản Singapore Quah và cộng sự 1997 44 356 400 (2002)— thấp Đài Loan Yang và cộng sự (2005) 2001 387 1.352 1.739 Tsai và cộng sự (2003) 1997 794 794 VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 44 G Emmanuel Guindon, Hiền Nguyễn-Thị-Thu, Kình Hoàng-Văn, Emily McGirr, Trung Đặng-Vũ, Lâm Nguyễn-Tuấn 45| Tài liệu tham khảo cho Phụ lục B Kang HY, Kim HJ, Park TK, et al. Economic burden of smoking in Korea. Tob Control, 2003;12:37-44. Kyaing NN. Tobacco Economics in Myanmar. HNP Discussion Paper -Economics of Tobacco Control Paper. Washington, DC, WHO/Health, Nutrition and Population (HNP), The World Bank, 2003. McGhee SM, Hedley AJ, Ho LM. Passive smoking and its impact on employers and employees in Hong Kong. Occup Environ Med, 2002;59(12):842- 846. McGhee SM, Ho LM, Lapsley HM, et al. Cost of tobacco-related diseases, including passive smoking, in Hong Kong. Tob Control, 2006;15: 125-30. Quah E, Tan KC, Saw SL, Yong JS. The social cost of smoking in Singapore. Singapore Med J, 2002;43:340-4. Rath GK, Chaudry K. Cost of management of tobacco-related cancers in India. IN SLAMA, K. (Ed.) Tobacco and health. New York, Plenum Press, 1995. Reynales-Shigematsu LM, Campuzano-Rincon JC, Sesma-Vasquez S, et al. Costs of medical care for acute myocardial infarction attributable to tobacco consumption. Arch Med Res, 2006;37:871-9. Reynales-Shigematsu LM, Juarez-Marquez SA, Valdes-Salgado R. [Costs of medical care attributable to tobacco consumption at the Mexican Institute of Social Security (IMSS), Morelos]. Salud Publica Mex, 2005;47:451-7. Ross H, Trung DV, Phu VX. The costs of smoking in Vietnam: the case of inpatient care. Tob Control, 2007;16(6):405-9. Sarntisart I. An economic analysis of tobacco control in Thailand. HNP Discussion paper. Economics of Tobacco Control Paper No. 15. Washington, The World Bank, 2003. Sung HY, Wang L, Jin S, Hu TW, Jiang Y. Economic burden of smoking in China, 2000. Tob Control, 2006;15 Suppl 1: i5-11. World Health Organization. The world health report 2002: Reducing risks, promoting healthy life. Geneva, World Health Organization, 2002. World Health Organization. Impact of tobacco-related illnesses in Bangladesh. Dhaka, Bangladesh, World Health Organization, 2005. Yang MC, Fann CY, Wen CP, Cheng TY. Smoking attributable medical expenditures, years of potential life lost, and the cost of premature death in Taiwan. Tob Control, 2005;14 Suppl 1:i62-70. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 45 46 Đánh thuế thuốc lá ở Việt Nam| Phụ lục C: Phương pháp luận và giả định 1. Ước tính số người chết vì thuốc lá ở Việt Nam theo nhóm tuổi và giới tính ở đường cơ sở. Các con số về tỷ lệ sử dụng thuốc lá được lấy theo nhóm tuổi (15-19, 20-29, 30-39, 40-49, 50-59, 60+), giới tính và sản phẩm thuốc lá sử dụng bản Điều tra Hộ Gia đình Quốc gia Việt Nam (VNHS) 2001-02. Số tử vong liên quan đến thuốc lá được tính bằng cách áp dụng những số liệu này với số ước tính bảo thủ là 40% tử vong do thuốc lá. 2. Co giãn cầu theo giá cho từng nhóm tuổi và giới được tính toán qua việc sử dụng giả định độ co giãn tổng thể là -0,25 và -0,75 (dựa trên đánh giá trình bày ở Chương 3) và giả định rằng: a) thanh thiếu niên (15-19 tuổi) nhạy cảm hơn 3,1 lần và người trẻ tuổi (20-29 tuổi) nhạy cảm hơn 1,5 lần với thay đổi giá cả so với người lớn tuổi hơn (tuổi từ 30 trở lên); b) thay đổi giá ảnh hưởng đến số lượng người chết do thuốc lá chỉ thông qua thay đổi về tỷ lệ sử dụng thuốc lá (ảnh hưởng với tỷ lệ hút thuốc giả thiết là 50% tổng độ co giãn cầu) 3. Việc giảm số người chết do thuốc lá trong mối liên quan tới tăng giá được tính bằng cách nhân mức tăng giá tương ứng (33%, 50% và 70%) với co giãn cầu theo giá theo nhóm tuổi và giới và áp dụng vào ước tính đường cơ sở của số người chết do thuốc lá. Không phải tất cả những người bỏ thuốc có thể tránh được tử vong trong mô hình. Chẳng hạn, 95% người bỏ thuốc có độ tuổi 15-19 tránh được tử vong do thuốc lá nhưng chỉ có 25% những người bỏ thuốc tuổi từ 60 trở lên tránh được tử vong do thuốc lá. Để có thêm thông tin xin mời tham khảo Ranson MK, Jha P, Chaloupka FJ, Nguyen SN. Ước tính toàn cầu và khu vực về tính hiệu quả và hiệu quả-chi phí của việc tăng giá và các chính sách kiểm soát thuốc lá khác. Nicotine Tob Res 2002;4: 311-319. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 46 G Emmanuel Guindon, Hiền Nguyễn-Thị-Thu, Kình Hoàng-Văn, Emily McGirr, Trung Đặng-Vũ, Lâm Nguyễn-Tuấn 47| Lời cảm tạ Nhóm Nghiên cứu gồm: G Emmanuel Guindon, Jinhu Li, Jeremiah Hurley : McMaster University, Hamilton, Canada Nguyễn Thị Thu Hiền: Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam Hoàng Văn Kình: Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam Emily McGirr : Queen’s University, Kingston, Canada Steven Tobin : Cơ quan Phát triển Xã hội và Nhân lực Canada, Ottawa, Canada Đặng Vũ Trung: Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam Nguyễn Tuấn Lâm: Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam David Boisclair: Chuyên viên Tư vấn Y tế cộng đồng, Montréal, Canada Chúng tôi xin cảm ơn Mike Veal vì sự hỗ trợ của ông về các phương pháp kinh tế lượng, Jee Eun Choi, Deirdre DeJean, Morgan Lim và Wojtek Wiercioch về sự trợ giúp nghiên cứu, John Shimwell vì sự trợ giúp hiệu đính và Patrick Hoang-Vu Eozenou, Kelly Henning, Hoang Van-Minh, Stephan Rabimov và Janet Rosenbaum vì những ý kiến đóng góp. James Moore, Prabhat Jha và Frank J Chaloupka đã xây dựng và ước tính mô hình dự báo. Chúng tôi đặc biệt biết ơn Frank J Chaloupka vì đã đóng góp ý kiến và hướng dẫn chi tiết. Nghiên cứu này được hỗ trợ bằng khoản viện trợ của Tổ chức Quốc tế chống Lao và Bệnh phổi với sự hỗ trợ tài chính của Bloomberg Philanthropies (khoản viện trợ #8-49375). Quan điểm nêu trong tài liệu này là của tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm của các tổ chức ở trên. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 47 48 Đánh thuế thuốc lá ở Việt Nam| Tài liệu tham khảo Ashley MJ, Ferrence R. 1998. Reducing children's exposure to environmental tobacco smoke in homes: issues and strategies. Tob Control 1998:7:61- 65. Asian Development Bank. Asian Development Outlook 2008: Workers in Asia, Manila: Asian Development Bank, 2008. Best CM, Sun K, de Pee S, Bloem MW, Stallkamp G, Semba RD. Parental tobacco use is associated with increased risk of child malnutrition in Bangladesh. Nutrition 2007;23:731-738. Bishop JA, Liu H, Meng Q. Are Chinese Smokers Sensitive to Price? China Economic Review 2007;18:113-121. Bobak M, Jha P, Nguyen S, Jarvis M. Poverty and smoking. In: Jha P ,Chaloupka FJ, editors. Tobacco control in developing countries. Oxford: Oxford University Press. 2000. Bonu S, Rani M, Peters DH, Jha P, Nguyen SN. Does use of tobacco or alcohol contribute to impoverishment from hospitalization costs in India? Health Policy Plan 2005;20:41-49. Cameron S. Estimation of the demand for cigarettes: a review of the literature. Econ Issues 1998;3:351-372. Centers for Disease Control and Prevention, World Health Organization. Global Youth Tobacco Survey (GYTS), 2003. Atlanta: Centers for Disease Control and Prevention, 2005. Chaloupka FJ, Warner KE. The Economics of Smoking. In: Culyer AJ, Newhouse JP, editors. Handbook of health economics. Volume 1B. Amsterdam: North-Holland (Elsevier BV), 2000, p. 1539-1627. Chung W, Lim S, Lee S, Choi S, Shin K, Cho K. [The effect of cigarette price on smoking behavior in Korea]. J Prev Med Pub Health 2007;40:371- 380. de Beyer J, Lovelace C, Yurekli A. Poverty and tobacco. Tob Control 2001;10:210-211. Doll R. Uncovering the effects of smoking: historical perspective. Stat Methods Med Res 1998;7:87-117. Efroymson D, Ahmed S, Townsend J, et al. Hungry for tobacco: an analysis of the economic impact of tobacco consumption on the poor in Bangladesh. Tob Control 2001;10:212-217. Eozenou P. Price elasticity estimation for cigarette demand in Vietnam -Time series analysis Hanoi. 2001. Eozenou P. Price elasticity estimation for cigarette demand in Vietnam. Clermont-Ferrand: Centre d'Études et de Recherches sur le Dévelopement International (CERDI), 2004. ERC Statistics International Plc. The World Cigarette Market: The 2005 survey. Suffolk: ERC Statistics International Plc, 2006. Euromonitor. Baisha Group. Local Company Profile series. London: Euromonitor International, 2007. Euromonitor. Cigarettes, Vietnam. Country Sector Briefing series. London: Euromonitor International, 2007. Euromonitor. Saigon Cigarette Co. Local Company Profile series. London: Euromonitor International, 2007. Gallet CA, List JA. Cigarette demand: a meta-analysis of elasticities. Health Econ 2003;12:821-835. General Statistics Office. Vietnam Living Standard Survey (VLSS), 1992-1993. Hanoi: Statistical Publishing House, 1994. General Statistics Office. Vietnam Living Standard Survey (VLSS), 1997-1998. Hanoi: Statistical Publishing House, 2000. General Statistics Office. Statistical Handbook of Vietnam, 2006. Hanoi: Statistical Publishing House, 2007. Guindon GE, Perucic A-M, Boisclair D. Higher tobacco prices and Taxes in South-East Asia: an effective tool to reduce tobacco use, save lives and increase government revenue. HNP Discussion Paper. Economics of Tobacco Control Paper No. 11. Washington: The World Bank, 2003. Hoang M, Thu L, Efroymson D, FitzGerald S, Jones L, Tuan T. Tobacco over Education - An Examination of Opportunity Losses for Smoking Households. Hanoi: Path Canada (HealthBridge) Vietnam Office, 2004. Hsieh C-R, Hu T-W, Lin C-FJ. The Demand for Cigarettes in Taiwan: Domestic versus Imported Cigarettes. Contemporary Economic Policy 1999;17:223-234. Hu TW, Mao Z. Effects of cigarette tax on cigarette consumption and the Chinese economy. Tob Control 2002;11:105-108. Hu TW, Mao Z, Liu Y, de Beyer J, Ong M. Smoking, standard of living, and poverty in China. Tob Control 2005;14:247-250. Huong DL, Minh HV, Vos T, Janlert U, Van do D, Byass P. Burden of premature mortality in rural Vietnam from 1999-2003: analyses from a Demographic Surveillance Site. Popul Health Metr 2006;4(9). VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 48 G Emmanuel Guindon, Hiền Nguyễn-Thị-Thu, Kình Hoàng-Văn, Emily McGirr, Trung Đặng-Vũ, Lâm Nguyễn-Tuấn 49| International Agency for Research on Cancer. Tobacco smoke and involuntary smoking. Lyon: IARC Press, 2004. International Monetary Fund. World Economic Outlook Database. Washington: International Monetary Fund, 2007. Joossens L. Vietnam: smuggling adds value. Tob Control 2003;12:119-120. Joossens L, Chaloupka FJ, Merriman D, Yurekli A. Issues in the smuggling of tobacco products. In: Jha P ,Chaloupka FJ, editors. Tobacco control policies in developing countries. New York: Oxford University Press, 2000. Kim S, Seldon BJ. The Demand for Cigarettes in the Republic of Korea and Implications for Government Policy to Lower Cigarette Consumption. Contemporary Economic Policy 2004;22:299-308. Kinh HV, Ross H, Levy D, Minh NT, Ngoc VT. The effect of imposing a higher, uniform tobacco tax in Vietnam. Health Res Policy Syst 2006;4(6). Kinh HV, Bales S. Tobacco in Vietnam: the industry, demand, control policies and employment. Economic, social and health issues in tobacco control. Report of a WHO international meeting. Kobe: Centre for Health Development, World Health Organisation, 2003. Kyaing NN. Tobacco Economics in Myanmar. HNP Discussion Paper. Economics of Tobacco Control Paper No. 14. Washington: The World Bank, 2003. Lance PM, Akin JS, Dow WH, Loh CP. Is cigarette smoking in poorer nations highly sensitive to price? Evidence from Russia and China. J Health Econ 2004;23:173-189. Laporte A. Price responsiveness of demand for cigarettes: does rationality matter? Subst Use Misuse 2006;41:511-531. Laxminarayan R, Deolalikar A. Tobacco Initiation, Cessation, and Change: Evidence from Vietnam. Health economics 2004;13:1191-1201. Lee JM. The synergistic effect of cigarette taxes on the consumption of cigarettes, alcohol and betel nuts. BMC Public Health 2007;7(121). Lee JM, Chen SH. Effect of price and smoking characteristics on the decision to smoke smuggled cigarettes in Taiwan. Public Health Rep 2006;121:618-626. Lee JM, Hwang TC, Ye CY, Chen SH. The effect of cigarette price increase on the cigarette consumption in Taiwan: evidence from the National Health Interview Surveys on cigarette consumption. BMC Public Health 2004;4(61). Lee JM, Liao DS, Ye CY, Liao WZ. Effect of cigarette tax increase on cigarette consumption in Taiwan. Tob Control 2005;14 Suppl 1:i71-75. Levy DT, Bales S, Lam NT, Nikolayev L. The role of public policies in reducing smoking and deaths caused by smoking in Vietnam: results from the Vietnam tobacco policy simulation model. Soc Sci Med 2006;62:1819-1830. Mackay J, Eriksen MP, Shafey O. The Tobacco Atlas. Atlanta: American Cancer Society, 2006. Mao Z, Hu D, Yang G. [Demand of Different Income Groups for Cigarettes and Impact of Increasing Tax on Smokers]. Chinese Journal of Evidence- Based Medicine 2005;5:291-295. Mao Z, Hu D, Yang G. [New Evaluating of the Demand for Cigarettes from Chinese Residents]. Chinese Health Economics 2005;25:45-47. Mao Z, Jiang J. [The demand for cigarettes and its determinants: a cross-sectional data model]. China Health Affairs Management 1997;5:227-229. Mao Z, Jiang J, Gong Z, Su W, Yan Z, Zhang P. [The demand of cigarettes and Price Policies]. Chinese Health Economics 1997;16:50-52. Mao Z, Yang G, Ma J, Samet J, Ceraso M. [The demand for cigarettes of Chinese youth and the determinants of the demand]. China Public Health 2002;18:1003-1005. Mao Z, Yang G, Ma J, Samet J, Ceraso M. [Adults' demand of cigarettes and its influencing factors in China] Soft Science of Health 2003;17:19-23. Mathers CD, Loncar D. Projections of global mortality and burden of disease from 2002 to 2030. PLoS Med 2006;3:e442. Minh HV. Epidemiology of cardiovascular disease in rural Vietnam. Faculty of Medicine, Public Health and Clinical Medicine. Umeå: Umeå University, 2006. Minh HV, Byass P, Chuc NT, Wall S. Gender differences in prevalence and socioeconomic determinants of hypertension: findings from the WHO STEPs survey in a rural community of Vietnam. J Hum Hypertens 2006:20:109-115. Ministry of Health. Vietnam National Health Survey (VNHS), 2001-02. Hanoi: Ministry of Health, 2003. Ministry of Industry. [Real Situation of Cigarette production and trading, period 2003 - 2005 and first half of 2006]. Hanoi: Ministry of Industry, 2006. Nguyen T, Hoang V, Nguyen T, Nguyen T, Vu T. Financial Burden of Smoking on Households in Vietnam. Journal of Practical Medicine 2006;533:101- 108. Ranson MK, Jha P, Chaloupka FJ, Nguyen SN. Global and regional estimates of the effectiveness and cost-effectiveness of price increases and other tobacco control policies. Nicotine Tob Res 2002;4: 311-319. Ross H, Al-Sadat N. 2007. Demand Analysis of Tobacco in Malaysia. Nicotine Tob Res 2007;9:1163-1169. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 49 50 Đánh thuế thuốc lá ở Việt Nam| Ross H, Trung DV, Phu VX. The costs of smoking in Vietnam: the case of inpatient care. Tob Control 2007;16:405-409. Sarntisart I. The economics of tobacco in Thailand. HNP Discussion Paper, Economics of Tobacco Control Paper No 15. Washington: The World Bank, 2003. Sunley E, Yurekli A, Chaloupka FJ. The design, administration, and potential revenue of tobacco excises. In: Jha P, Chaloupka FJ, editors. Tobacco control policies in developing countries. New York: Oxford University Press, 2000. Sunley EM. India: The Tax Treatment of Bidis. New York: Bloomberg Philanthropies, 2008. Ha NTT, Thuy PM, Anh NS, et al. Cigarette smuggling in Vietnam: Problems and solutions. Journal of Practical Medicine 2006;533:117-125. Tsai YW, Yang CL, Chen CS, Liu TC, Chen PF. The effect of Taiwan's tax-induced increases in cigarette prices on brand-switching and the consumption of cigarettes. Health Econ 2005;14:627-641. United Nations Development Programme. UNDP Report on living conditions in Vietnam Hanoi: Office of the United Nations Resident Coordinator, Vietnam, 2004. United Nations Development Programme. Human Development Report 2006: beyond scarcity: Power, Poverty and the Global Water Crisis. New York: United Nations Development Programme, 2006. United States Department of Health and Human Services. The health consequences of smoking: a report of the Surgeon General. Atlanta: United States Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health, 2004. United States Public Health Service Office of the Surgeon General. The health consequences of involuntary exposure to tobacco smoke: a report of the Surgeon General. Rockville: United States Department of Health and Human Services, Public Health Service, Office of the Surgeon General, 2006. Vietnam Tobacco Corporation. Report on production and trading activities year 2006 and action plan for year 2007. Hanoi: Vietnam Tobacco Corporation; 2007. Wagstaff A. The economic consequences of health shocks: evidence from Vietnam. J Health Econ 2007;26:82-100. Warner KE. The economics of tobacco: myths and realities. Tob Control 2000;9:78-89. World Bank. World development report 1990: Poverty. Oxford: Oxford University Press for The World Bank, 1990. World Bank. Curbing the epidemic: governments and the economics of tobacco control, Washington: The World Bank, 1999. World Health Organization. The World Health Report 1999 - Making a Difference. Geneva: World Health Organization; 1999. World Health Organization. Tobacco & Health in the Developing World. Background paper prepared for the European Commission Round Table on Tobacco Control and Development Policy. Brussels: European Commission, 2003. World Health Organization. Global Burden of Disease data. Geneva: Department of Measurement and Health Information, World Health Organization, 2004. World Health Organization. The World Health Report 2007 -- Safer Future: Global Public Health Security in the 21st Century. Geneva: World Health Organization, 2007. VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page 50 VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page BC1 Tháng 3 năm 2010 ISBN: 2-914365-65-9 VietnamReport-forPrint_8:VietnamReport-forPrint130909 2/24/10 7:58 AM Page BC2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTobacco taxation in Vietnam - Vietnamese.pdf