Thương mại điện tử - Chương 3: Ngôn ngữ lập trình php

Để truy vấn dữ liệu, sử dụng hàm mysql_num_rows để biết được số mẫu tin trả về và hàm mysql_fetch_array để đọc từng mẫu tin vào mảng sau đó trình bày giá trị từ mảng này. • Chẳng hạn, tạo một tập tin lietke.php dùng để liệt kê danh sách mẩu tin trong bảng table1

pdf29 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thương mại điện tử - Chương 3: Ngôn ngữ lập trình php, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHP GV Th.S. Thiều Quang Trung Bộ môn Khoa học cơ bản Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại • Giới thiệu ngôn ngữ PHP 1 • Cú pháp lệnh, kiểu dữ liệu, tầm vực của biến 2 • Các toán tử, phép gán, phát biểu có điều kiện 3 • Kết nối cơ sở dữ liệu 4 Nội dung GV. Thiều Quang Trung 2 Giới thiệu ngôn ngữ PHP • PHP là ngôn ngữ lập trình web kiểu kịch bản trình chủ (server script) chạy trên phía server (server side) như cách server script khác (asp, jsp, cold fusion), cho phép chúng ta xây dựng ứng dụng web trên mạng Internet hay Intranet tương tác với mọi cơ sở dữ liệu như mySQL, PostgreSQL, Oracle, SQL Server và Access. • PHP được chạy trên nền PHP Engine cùng với trình ứng dụng Web Server để quản lý chúng. Web Server thường sử dụng là IIS, Apache Web Server, ... Có thể cài đặt PHP đơn lẻ hay có thể cài các chương trình tích hợp sẵn PHP – MySQL – Apache, như các bộ công cụ WAMP hoặc XAMPP. GV. Thiều Quang Trung 3 Giới thiệu ngôn ngữ PHP • Khi người sử dụng gọi trang PHP, Web Server triệu gọi PHP Engine để thông dịch (tương tự như ASP) dịch trang PHP và trả về kết quả cho người sử dụng. GV. Thiều Quang Trung 4 Giới thiệu ngôn ngữ PHP • Nội dung của PHP có thể khai báo lẫn lộn với HTML, sử dụng cặp dấu để khai báo mã PHP. Ví dụ trang hello.php sau: ::Welcome to PHP Greeting: GV. Thiều Quang Trung 5 Giới thiệu ngôn ngữ PHP • Trong trường hợp có nhiều khai báo, ta sử dụng Scriptlet, sử dụng cặp dấu với các khai báo như cú pháp của C, ví dụ: <?php $sotrang=$pagenumber; $record=$rownumber; $totalRows = 0; $paging=""; ?> GV. Thiều Quang Trung 6 Giới thiệu ngôn ngữ PHP • Ghi chú trong kịch bản PHP tương tự ngôn ngữ lập trình C, để ghi chú một dòng thì bạn sử dụng dấu // hoặc #. Ghi chú nhiều dòng thì sử dụng cặp dấu /* và */. GV. Thiều Quang Trung 7 Cú pháp lệnh • Quy tắc: – Cuối câu lệnh có dấu ; – Biến trong PHP có tiền tố là $ – Mỗi phương thức đều bắt đầu với dấu { và đóng bằng dấu } – Khi khai báo biến thì không có kiễu dữ liệu – Nên có giá trị khởi đầu cho biến khai báo – Khai báo biến có phân biệt chữ hoa hay thường GV. Thiều Quang Trung 8 Kiểu dữ liệu • Các kiểu dữ liệu thông thường – Boolean True hay false – Integer giá trị lớn nhất xấp xỉ 2 tỷ – Float ~1.8e308 gồm 14 số lẽ – String Lưu chuỗi ký tự chiều dài vô hạn – Object Kiểu đối tượng – Array Mảng với nhiều kiểu dữ liệu GV. Thiều Quang Trung 9 Các hàm kiểm tra kiểu dữ liệu • Kiểm tra kiểu dữ liệu của biến – is_int để kiểm tra biến có kiểu integer, nếu biến có kiểu integer thì hàm sẽ trả về giá trị là true (1). Tương tự, có thể sử dụng các hàm kiểm tra tương ứng với kiểu dữ liệu là: is_array, is_bool, is_callable, is_double, is_float, is_int, is_integer, is_long, is_null, is_numeric, is_object, is_real, is_string. GV. Thiều Quang Trung 10 Kiểu dữ liệu array • Kiểu array: – Kiểu mảng là một mảng số liệu do người dùng định nghĩa, ví dụ : $myarrs=array("first", "last", "company"); GV. Thiều Quang Trung 11 Tầm vực của biến • Tầm vực của biến phụ thuộc vào nơi khai báo biến, nếu biến khai báo bên ngoài hàm thì sẽ có tầm vực trong trang PHP, trong trường hợp biến khai báo trong hàm thì chỉ có hiệu lực trong hàm đó. • Ngoài ra, để sử dụng biến toàn cục trong hàm, ta sử dụng từ khóa global, khi đó biến toàn cục sẽ có hiệu lực bên trong hàm. GV. Thiều Quang Trung 12 Tầm vực của biến • Ví dụ khai báo biến $a bên ngoài hàm, sau đó bên trong hàm Test bạn sử dụng từ khoá global cho biến $a, khi đó biến $a sẽ được sử dụng và giá trị đó có hiệu lực sau khi ra khỏi hàm. GV. Thiều Quang Trung 13 Tầm vực của biến Scope of Variable <?php $a = 100; /* global scope */ function Test() { global $a; $i=10; $a+=10; echo "a:=$a"; echo "i:=$i"; /* reference to local scope variable */ } Test(); echo "a:=$a"; $i=1000; echo "i:=$i"; ?> GV. Thiều Quang Trung 14 Các toán tử trong PHP GV. Thiều Quang Trung 15 Phép gán • Phép gán thông thường nhất như sau: – $j=i; – $str1 =” Hello!”; – $b=true; GV. Thiều Quang Trung 16 Phép gán • Phép gán thông thường: – $j=i; – $str1 =” Hello!”; – $b=true; • Phép gán thêm một giá trị là 1: – $k=0; – $k++; GV. Thiều Quang Trung 17 Phát biểu có điều kiện • Các dạng: – IF (điều kiện) { câu lệnh; } – IF (điều kiện) { câu lệnh; } ELSE { câu lệnh; } – switch (điều kiện) { case Value1 câu lệnh1; break; } GV. Thiều Quang Trung 18 Phát biểu có điều kiện – While (điều kiện) – Do - While (điều kiện) – Break – Continue • Phát biểu For GV. Thiều Quang Trung 19 Kết nối cơ sở dữ liệu • Để kết nối cơ sở dữ liệu mySQL, sử dụng khai báo như sau (có thể lưu file dbcon.php): <?php $link = mysql_connect ("localhost", "root", "") or die ("Could not connect to MySQL Database"); mysql_select_db("TestDB", $link); ?> GV. Thiều Quang Trung 20 Kết nối cơ sở dữ liệu • Để đóng kết nối cơ sở dữ liệu mySQL, sử dụng khai báo như sau: <?php mysql_close($link); ?> GV. Thiều Quang Trung 21 Thêm mẫu tin CSDL • Để thêm mẩu tin, sử dụng hàm mysql_query, như: <?php require("dbcon.php"); $sql="insert into table1 values('A01','Testing')"; $result = mysql_query($sql,$link); $affectrow=0; if($result) $affectrow=mysql_affected_rows(); mysql_close($link); ?> GV. Thiều Quang Trung 22 Cập nhật mẫu tin • Đối với trường hợp cập nhật mẫu tin, cũng sử dụng hàm mysql_query với phát biểu Update thay vì Insert, ví dụ: <?php require("dbcon.php"); $sql="Update table1 set User_Name='UpdateTesting' "; $sql.=" where User_ID='A01'"; $result = mysql_query($sql,$link); $affectrow=0; if($result) $affectrow=mysql_affected_rows(); mysql_close($link); ?> GV. Thiều Quang Trung 23 Xóa mẫu tin • Đối với trường hợp xóa mẫu tin, cũng tương tự, ví dụ: <?php require("dbcon.php"); $sql="Delete from table1 where User_ID='A01'"; $result = mysql_query($sql,$link); $affectrow=0; if($result) $affectrow=mysql_affected_rows(); mysql_close($link); ?> GV. Thiều Quang Trung 24 Truy vấn mẫu tin • Để truy vấn dữ liệu, sử dụng hàm mysql_num_rows để biết được số mẫu tin trả về và hàm mysql_fetch_array để đọc từng mẫu tin vào mảng sau đó trình bày giá trị từ mảng này. • Chẳng hạn, tạo một tập tin lietke.php dùng để liệt kê danh sách mẩu tin trong bảng table1 GV. Thiều Quang Trung 25 Truy vấn dữ liệu • Để làm điều này, ta khai báo đoạn chương trình đọc bảng dữ liệu ví dụ như sau: <?php require("dbcon.php"); $totalRows = 0; $stSQL ="select * from table1"; $result = mysql_query($stSQL, $link); $totalRows=mysql_num_rows($result); ?> GV. Thiều Quang Trung 26 Truy vấn dữ liệu • Sau đó, dùng hàm mysql_fetch_array để đọc từng mẫu tin và in ra như sau: <?php if($totalRows>0) { $i=0; while ($row = mysql_fetch_array ($result)) { $i+=1; ?> GV. Thiều Quang Trung 27 Truy vấn dữ liệu • Trong trường hợp số mẩu tin trả về là 0 thì in ra câu thông báo không tìm thấy như sau: <?php } } else { ?>   Oop! User_ID not found! <?php } ?> GV. Thiều Quang Trung 28 GV. Thiều Quang Trung 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoc_phan_thiet_ke_website_tmdtch_ng_3_ngon_ngu_php_403.pdf
Tài liệu liên quan