Tiềm năng, thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Th năm, tập trung các hoạt động hướng tới doanh nghiệp như: Tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy du lịch trong tỉnh phát triển. Cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, thông tin về các sản phẩm du lịch nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến du lịch, tìm kiếm khai thác mở rộng thị trường khách quốc tế, nội địa. Th sáu, UBND thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch một cách toàn diện. Cần thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống cơ sở lưu trú, chấn chỉnh cải thiện chất lượng dịch vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quảng bá sản phẩm của dịch vụ lưu trú; tăng cường kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở kinh doanh thực hiện văn minh thương mại, bán hàng đúng giá niêm yết.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng, thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. V. Hào, N. T. T. Thanh / Tiềm năng, thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch ở thành phố Vinh 22 TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN Bùi Văn Hào, Nguyễn Thị Thanh Thanh Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 13/3/2019, ngày nhận đăng 12/5/2019 Tóm tắt: Với tiềm năng to lớn và điều kiện thuận lợi, trong những năm qua, cùng với sự biến đổi kinh tế - xã hội và văn hóa, du lịch thành phố Vinh phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, điều kiện sẵn có và chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân. Nội dung bài viết đi sâu phân tích tiềm năng, điều kiện, thực trạng, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp khả thi để phát triển du lịch thành phố Vinh. 1. Mở đầu Ngày 29/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020”. Đề án không chỉ đề ra mục tiêu xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm tài chính; thương mại; khoa học - công nghệ; công nghệ thông tin; công nghiệp công nghệ cao, mà còn trở thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung bộ. Đề án nêu rõ: “Phát triển du lịch gắn với tiềm năng, lợi thế của thành phố trong mối quan hệ vùng cũng như quốc gia và quốc tế; phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện và an toàn; là trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của vùng Bắc Trung bộ” [1]. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội và văn hóa nói chung, du lịch thành phố Vinh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch thành phố Vinh chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa đáp ứng yêu cầu và mong muốn của nhân dân. Chính vì vậy, cần đánh giá một cách khoa học và chính xác tiềm năng, điều kiện, thực trạng, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp có tính khả thi để phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng thành phố Vinh trở thành “trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của vùng Bắc Trung bộ”. 2. Tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch của thành phố Vinh - Tiềm năng du lịch: Vinh (Nghệ An) là một trong những thành phố của khu vực Bắc Trung bộ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Thành phố này không chỉ giàu tiềm năng du lịch nhân văn mà còn có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên. Nói đến tiềm năng du lịch tự nhiên của thành phố Vinh, không thể không nhắc đến sự bằng phẳng về địa hình; dòng sông Lam thơ mộng uốn quanh cũng như núi Dũng Quyết tựa như nóc nhà của thành phố. Cũng không thể không nhắc đến những “lá phổi” tự nhiên của thành phố như Hồ Công viên trung tâm, Hồ Goong hay Hồ Cửa Nam. Thành phố Vinh còn để lại ấn tượng cho du khách bởi những hàng cây xanh rợp các phố Email: buivanhaodhv@gmail.com (B. V. Hào) Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48, Số 1B (2019), tr. 22-30 23 phường. Riêng về cây xanh, thành phố Vinh được Hiệp hội cây xanh Việt Nam bầu chọn nhiều năm liền nằm trong top 5 của cả nước về mật độ che phủ mảng xanh đô thị. Đến năm 2018, độ che phủ mảng xanh đô thị ở Vinh đã đạt 11,5m2/người. Có thể nói, thành phố Vinh là một trong những thành phố ở nước ta có địa thế đẹp, địa hình bằng phẳng, cảnh quan hài hòa (vừa có núi, sông, hồ vừa rợp bóng cây xanh). Thành phố Vinh lại nằm cách không xa biển Đông, không xa khu du lịch biển Cửa Lò nổi tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà thành phố Vinh đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa với tư cách là “thành phố bình minh”. Nói đến tiềm năng du lịch nhân văn của thành phố Vinh, không thể không nhớ tới vùng đất có lịch sử lâu đời, hiện còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể và vật thể đặc sắc. Trên địa bàn thành phố có 15 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia (Đền Hồng Sơn (Võ Miếu), Chùa Cần Linh, Nhà thờ họ Uông, Nhà thờ họ Hoàng, Đền Trìa, Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô, Cồn Mô, Ngã ba Bến Thủy, Đình Trung làng Đỏ Hưng Dũng, Thành cổ Vinh, Nhà máy điện Vinh, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Kênh Nhà Lê, Đền Bà Cô, Nhà thờ Nguyễn Sỹ Huyến) và 20 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh (Đền Trường Tạ, Đền Hạ Mã, Chùa Ân, Nhà thờ họ Nguyễn Viết, Nhà thờ họ Lê Văn, Mộ tiến sỹ Cao Huy Tuân và Nhà thờ họ Cao, Nhà thờ họ Lê Viết, Cụm di tích ghi dấu sự kiện Bác Hồ về thăm quê (xếp hạng 5/7 điểm). Thành phố Vinh cũng là nơi hội tụ nhiều làng nghề truyền thống (đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận) như: Làng chiếu cói ở Phong Hảo, Làng chiếu cói Phong Thuận 1 (xã Hưng Hòa, công nhận năm 2004), Làng hoa, cây cảnh Kim Chi, Kim Phúc, Kim Mỹ (xã Nghi Ân), Làng hoa, cây cảnh (xóm 4, xã Nghi Liên), Làng hoa, cây cảnh Trung Mỹ (xã Hưng Đông - công nhận năm 2010), Làng nghề nấu rượu xóm Xuân Trung (xã Nghi Đức - công nhận năm 2017). Trên địa bàn thành phố có bảo tàng Quốc gia (Bảo tàng Quân khu 4), bảo tàng tổng hợp cấp Tỉnh (Bảo tàng tổng hợp Nghệ An) và bảo tàng chuyên đề (Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh). Các bảo tàng này đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử - nghệ thuật [2]. Thành phố Vinh cũng là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của xứ Nghệ, đặc biệt là Dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh (đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11/2014). Thành phố Vinh còn ghi dấu ấn đối với du khách bằng những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Ngay tại thành phố Vinh, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản của nhiều miền quê xứ Nghệ như lươn, ếch đồng, cá mát sông Giăng, mực, tôm, cua, ghẹ Cửa Lò, cá thu đền Cờn, rum biển Diễn Châu, thịt me Nam Nghĩa... hay các món ăn dân dã như bánh mướt Diễn Châu, Yên Thành, bánh đa Đô Lương, thịt chua, vịt bầu Quỳ Châu... - Điều kiện phát triển du lịch: Thành phố Vinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm du lịch của khu vực Bắc Trung bộ, kể cả cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Thành phố Vinh có đủ các loại hình giao thông phục vụ du khách, từ đường bộ, đường sắt, đường thủy cho đến đường hàng không. Theo Quốc lộ 1A, du khách có thể từ miền Bắc vào hay miền Nam ra thuận lợi. Theo các Quốc lộ 7, 8 hay các tuyến đường 46, B. V. Hào, N. T. T. Thanh / Tiềm năng, thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch ở thành phố Vinh 24 48, du khách Lào, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác có thể dễ dàng đến với thành phố Vinh. Đó là chưa kể đến mạng lưới giao thông đường bộ liên tỉnh, liên huyện nối liền thành phố Vinh với các trung tâm huyện thị khác, tạo điều kiện cho du khách nội địa có thể đến với thành phố tươi đẹp này. Về giao thông đường sắt, thành phố Vinh nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam và Ga Vinh là một trong những ga chính trên tuyến đường này. Về giao thông thủy, dòng sông Lam thơ mộng không chỉ là tài nguyên du lịch tự nhiên mà còn là điều kiện để thành phố Vinh phát triển du lịch đường thủy. Từ thành phố Vinh, du thuyền có thể đưa du khách xuôi Cửa Hội, Cửa Lò để tắm biển và thưởng thức các món ăn thủy, hải sản; hoặc du thuyền đưa du khách ngược lên Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương... để đến tham quan các di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng tiêu biểu của Nghệ An (Khu di tích Kim Liên; Đền thờ Phan Bội Châu; Đền thờ Mai Hắc Đế; Khu di tích Truông Bồn...). Du khách năm châu và các tỉnh thành khác có thể đến với thành phố này qua Cảng hàng không quốc tế Vinh. Hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Vinh đã có đường bay tới Lào, Thái Lan và các thành phố lớn của Việt Nam như Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Buôn Mê Thuột (Đắc Lắc), Liên Khương (Lâm Đồng)... Có thể nói, hạ tầng giao thông của thành phố Vinh đã kết nối với nhiều thành phố lớn trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của thành phố Vinh trong những năm qua đã phát triển với tốc độ nhanh. Từ một thành phố chỉ có các khách sạn 2 sao trở xuống, hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có nhiều khách sạn 3 - 4 sao, có cả khách sạn 5 sao. Nói đến hệ thống khách sạn, không thể không nhắc tới chuỗi khách sạn Mường Thanh hay các khách sạn khác như Kim Liên Sài Gòn, Hữu Nghị, Vinh Plaza... Công nghệ thông tin và viễn thông của thành phố Vinh đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Các cơ sở y tế đáp ứng tốt công tác khám chữa bệnh khi du khách cần... Nói tóm lại, thành phố Vinh có hạ tầng giao thông cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo để phát triển du lịch nội địa và quốc tế. Bảng phân tích SWOT về du lịch thành phố Vinh STRENGTHS - S (Điểm mạnh) - Tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như du lịch nhân văn đa đạng, phong phú (Tài nguyên tự nhiên có: núi Quyết; sông Lam; các hồ Goong, Cửa Nam,...; cây xanh rợp thành phố... Tài nguyên du lịch nhân văn có: các di tích lịch sử - văn hóa; lễ hội; các bảo tàng; các làng nghề truyền thống...). - Hạ tầng giao thông khá thuận lợi để phát triển du lịch. - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khá phát triển . WEAKNESSES - W (Điểm ếu) - Mặc dù đã có nhiều loại hình và hình thức du lịch, nhưng ở thành phố Vinh chưa có điểm nhấn du lịch văn hóa cũng như du lịch sinh thái. - Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn du khách. - Chất lượng phục vụ du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48, Số 1B (2019), tr. 22-30 25 OPPORTUNITIES - O (C hội) - Được Đảng và các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo phát triển du lịch. - Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện. - Nguồn nhân lực phục vụ du lịch trẻ, dồi dào, cần cù. - Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. - Nhận thức về du lịch đã có sự thay đổi. Du lịch trở thành nhu cầu hàng năm của đông đảo các tầng lớp nhân dân. THREATS - T (Thách th c) - Cơ chế chính sách phát triển du lịch vẫn còn một số bất cập. - Năng lực cạnh tranh của ngành du lịch còn yếu; du lịch thành phố phát triển chưa bền vững. - Sản phẩm du lịch chưa đặc sắc, vẫn còn trùng lắp. - Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao còn hạn chế. T ng h p ma tr n STRENGTHS (Điểm mạnh) WEAKNESSES (Điểm yếu) OPPORTUNITIES (Cơ hội) SO WO THREATS (Thách thức) ST WT SO - Điểm mạnh bên trong và cơ hội bên ngoài Để du lịch thành phố Vinh thực sự phát triển, một mặt cần phải triệt để khai thác được những thế mạnh về tiềm năng và điều kiện, mặt khác phải kịp thời tận dụng những cơ hội thuận lợi hiện nay. Muốn làm được những điều đó, cần có chiến lược phát triển du lịch nói chung và định hướng cụ thể để phát triển các loại hình và hình thức du lịch phù hợp. ST - Điểm mạnh bên trong và những thách thức bên ngoài Muốn khai thác những thế mạnh sẵn có vào phát triển du lịch có hiệu quả, không chỉ đòi hỏi vận dụng kịp thời những cơ hội, thuận lợi, mà còn phải chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức. Vì vậy, thành phố Vinh cần triển khai đồng bộ một số biện pháp như: Xây dựng cơ chế chính sách phát triển du lịch phù hợp; phát triển sản phẩm du lịch đa đạng, đặc sắc; bổ sung nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao... WO - Điểm yếu bên trong và những cơ hội từ bên ngoài Thành phố Vinh cần có những giải pháp cụ thể để tận dụng những cơ hội, thuận lợi hiện nay nhằm kịp thời khắc phục những điểm yếu nội tại trong phát triển du lịch. Cần có chính sách, cơ chế cụ thể để thu hút các nhà đầu tư; các chuyên gia du lịch có kinh nghiệm tham gia vào hoạt động du lịch của thành phố. Đồng thời, đẩy nhanh việc triển khai các dự án du lịch đã được qui hoạch, phê duyệt. WT - Điểm yếu bên trong và thách thức từ bên ngoài Trên cơ sở xác định đúng những yếu điểm và những khó khăn, thách thức đang đặt ra hiện nay đối với của du lịch thành phố, cần có những giải pháp cụ thể để từng bước khắc phục. Song song với việc tạo các điểm nhấn du lịch cũng như sản phẩm du lịch, cần kịp thời bổ sung điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp và không ngừng nâng cao B. V. Hào, N. T. T. Thanh / Tiềm năng, thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch ở thành phố Vinh 26 chất lượng phục vụ du lịch. Đi đôi với việc đẩy mạnh các loại hình và hình thức du lịch, cần tính tới việc phát triển du lịch bền vững. 3. Thực trạng phát triển du lịch của thành phố Vinh Để thực hiện thắng lợi Đề án “Phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ và nhân dân thành phố Vinh đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực của kinh tế - xã hội. Kinh tế của thành phố tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt hơn 8,5%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 9,3%, dịch vụ tăng 8,9%, nông - ngư nghiệp tăng 0,9%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2017 đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: Ngành dịch vụ chiếm 64,25%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 34,28%; ngành nông - ngư - nghiệp chiếm 1,46%. Thành phố đã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới [3]. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của thành phố cũng biến đổi sâu sắc. Đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Một số số liệu nêu trên cho thấy công cuộc đổi mới gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố đang đi đúng hướng và ngày càng vững chắc. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, du lịch của thành phố cũng chuyển mình nhanh, mạnh và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Theo số liệu của Phòng Văn hóa - Thể thao thành phố Vinh, từ năm 2015 đến năm 2018, lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm khoảng 12%; riêng năm 2017, thành phố Vinh đã đón khoảng 1,7 triệu lượt khách, doanh thu đạt trên 600 tỷ đồng [4]. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của thành phố được cải thiện đáng kể. Trên địa bàn thành phố hiện có có 198 cơ sở lưu trú du lịch, gồm 111 khách sạn, 87 nhà nghỉ, với 4.850 phòng, 8.285 giường; có 46 điểm dịch vụ, bar - karaoke, 01 vũ trường [5]. Có thể kể đến một số điểm dịch vụ du lịch giải trí mới, hiện đại như Trung tâm giải trí thể thao Trung Long, Công viên Trung tâm, Trung tâm dịch vụ giải trí VRC Mường Thanh, Cơ sở giải trí 48 Nguyễn Sỹ Sách. Để phục vụ mua sắm, thành phố có 21 siêu thị, 7 trung tâm thương mại, 27 chợ và 12 phố chuyên doanh. Các dịch vụ phục vụ nghỉ dưỡng, giải trí được đầu tư nâng cấp, đảm bảo văn minh, sang trọng. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông... tại thành phố Vinh phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu giao dịch thương mại và đời sống của nhân dân cũng như du khách. Sản phẩm du lịch của thành phố cũng có nhiều đổi mới. Bên cạnh việc nâng cấp các sản phẩm du lịch truyền thống, ở thành phố đã xuất hiện và phát triển một số sản phẩm mới như: Du lịch kết hợp với dịch vụ nhà hàng trên sông Lam; Du lịch kết hợp ca hát dân ca ví, giặm trên du thuyền; Du lịch thưởng thức cảnh quan núi Quyết và thăm Đền thờ Hoàng đế Quang Trung; Du lịch tâm linh ở Đền Ông Quan Hoàng Mười... Đến với thành phố Vinh, du khách còn được tham dự nhiều lễ hội có ý nghĩa, nhất là lễ hội Làng Sen. Bên cạnh đó, siêu thị đặc sản Nghệ Tĩnh với hơn 50 loại đặc sản của các vùng miền trong tỉnh đã khai trương và đi vào hoạt động. Để thực sự thu hút du khách, ngành du lịch thành phố Vinh đã phối hợp với Sở Du lịch Nghệ An khảo sát đánh giá chất lượng các điểm du lịch trên địa bàn thành phố, trên cơ sở đó kịp thời khắc phục những Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48, Số 1B (2019), tr. 22-30 27 tồn tại, hạn chế. UBND thành phố cũng đã kịp thời hỗ trợ cho các làng nghề như làng hoa, cây cảnh ở các xã Nghi Ân, Nghi Liên hay làng nghề nấu rượu xã Nghi Đức [6]. Những thành tựu đạt được của ngành du lịch thành phố Vinh vừa góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, vừa đóng góp quan trọng cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, hoạt động du lịch của thành phố vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Để thu hút du khách trong nước và quốc tế, hoạt động xúc tiến, quảng bá và marketing du lịch đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự thường xuyên và hiệu quả. Dù đã có nhiều cố gắng, thành phố Vinh vẫn chưa xây dựng được cho mình thương hiệu du lịch. Hầu như du khách mới chỉ coi thành phố Vinh như là một điểm dừng chân để tiếp cận các điểm du lịch khác. Việc liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh để phát triển du lịch chưa hiệu quả, vẫn đang diễn ra tình trạng “theo mùa” và “mạnh ai người ấy làm”. Sản phẩm du lịch của thành phố tuy đã có một số đổi mới, nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn du khách và tính cạnh tranh chưa cao. Để phát triển du lịch, nhiều thành phố đã xây dựng và phát triển các chương trình city tour, nhưng ở thành phố Vinh vẫn chưa có. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong những năm qua tuy có nhiều tiến bộ, nhưng việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp du lịch chưa chặt chẽ, cho nên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho những người làm nghề du lịch chưa được thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của đội ngũ quản lý cũng như hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn còn hạn chế. Công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn nhiều bất cập nên chất lượng dịch vụ du lịch ở nhiều cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn uống còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm [7]. Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã hạn chế đến sự phát triển của du lịch thành phố Vinh. Nếu không có những giải pháp kịp thời và đồng bộ để khắc phục, thì thành phố Vinh khó có thể trở thành trung tâm du lịch của khu vực Bắc Trung bộ. 4. Một số giải pháp phát triển du lịch thành phố Vinh Để xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ, bên cạnh việc phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, còn cần phải “đánh thức” những tiềm năng đang bị lãng quên. Muốn làm được những điều đó, cần phải triển khai kịp thời và đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau đây: Th nhất, cần đầu tư nghiên cứu thị trường khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của điểm đến này, để từ đó có các phương pháp tiếp cận và marketing, quảng bá, xúc tiến đúng đối tượng khách hàng. Ngoài đối tượng khách du lịch thuần túy, các cơ sở lưu trú cao cấp trong thành phố hiện nay đã có trang thiết bị phục vụ hội nghị, hội thảo đầy đủ, hiện đại. Vì thế, việc thành phố nỗ lực đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao cấp vùng và cấp quốc gia, các hội nghị, hội thảo quan trọng cũng là một hướng đi đúng đắn để thu hút đối tượng khách hội nghị hội thảo (du khách MICE). Hơn nữa, cần đầu tư thay đổi kênh và cách thức quảng bá để tiếp cận đối tượng khách du lịch trẻ - hiện đang chiếm số đông trong du khách nội địa. Với đối tượng khách này, cần tiếp cận bằng B. V. Hào, N. T. T. Thanh / Tiềm năng, thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch ở thành phố Vinh 28 mạng xã hội, thôi thúc họ đến bằng những thước phim sống động, bằng những địa điểm check-in đẹp hay những món ăn ngon, trang trí bắt mắt và độc đáo, những trải nghiệm chỉ có ở điểm đến. Ví dụ như du khách có thể thong thả đạp xe men theo triền đê sông Lam gió lộng hoặc ngồi trên du thuyền ngắm cảnh đẹp dọc sông Lam. Hoặc du khách thả bộ lên đỉnh núi Dũng Quyết rợp bóng thông vi vu để trải tầm mắt ngắm toàn cảnh thành phố Th hai, UBND thành phố Vinh cần chủ động kêu gọi các nhà đầu tư nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nhất là các tổ hợp vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch hút khách như Lâm viên Núi Quyết, khu ẩm thực kết hợp du lịch ven sông Lam - rừng bần Hưng Hòa... Cần chú trọng hơn nữa công tác bảo tồn, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ, trùng tu các di tích cấp quốc gia trên địa bàn, chấm dứt tình trạng lấn chiếm, phá hoại di tích hoặc tranh chấp địa giới với di tích. Th ba, thành phố Vinh cần chú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đặc trưng, cá biệt hóa, mang dấu ấn riêng của địa phương. Để làm được điều đó, thành phố cần tìm hiểu các mô hình, sản phẩm của các địa phương có điều kiện tương tự, từ đó vận dụng linh hoạt trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của mình. Đặc biệt, khi phát triển sản phẩm du lịch mới phải có sự tham gia hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cũng như các cơ quan thông tấn báo chí. Thành phố có thể chủ động phối hợp tổ chức famtrip cho các doanh nghiệp cung khách hay presstrip dành cho các cơ quan thông tấn báo chí để quảng bá du lịch địa phương. Th tư, cần chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn và ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ du khách cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm du lịch, lễ tân tại các khách sạn. Thành phố cũng cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản từ các trường đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố như Trường Đại học Vinh, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An. Th năm, tập trung các hoạt động hướng tới doanh nghiệp như: Tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy du lịch trong tỉnh phát triển. Cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, thông tin về các sản phẩm du lịch nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến du lịch, tìm kiếm khai thác mở rộng thị trường khách quốc tế, nội địa. Th sáu, UBND thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch một cách toàn diện. Cần thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống cơ sở lưu trú, chấn chỉnh cải thiện chất lượng dịch vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quảng bá sản phẩm của dịch vụ lưu trú; tăng cường kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở kinh doanh thực hiện văn minh thương mại, bán hàng đúng giá niêm yết. Phải khẳng định rằng thành phố Vinh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch và trong những năm qua du lịch của thành phố này đã phát triển mạnh mẽ, thu được nhiều thành tựu, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và bước đầu đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân và du khách. Tuy nhiên, do còn một số bất cập, hạn chế, nên du lịch thành phố Vinh phát triển chưa xứng tầm. Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48, Số 1B (2019), tr. 22-30 29 Để phát triển du lịch ở thành phố Vinh, một mặt, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu thị trường khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng; hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đặc trưng, cá biệt hóa, mang dấu ấn riêng của địa phương; bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn và ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ du khách cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên; tập trung các hoạt động hướng tới doanh nghiệp, mặt khác, phải khẩn trương nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quyết định số 2468/QĐ-TTg ngày 29/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Phê du ệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020 theo tinh thần Nghị qu ết số 26 NQ/TW của Bộ Chính trị, https://thuvienphapluat.vn/van-ban [2] Phòng Văn hóa - Thể thao thành phố Vinh, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch các năm 2013-2017, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Nghệ An, cặp 26, tr. 3. [3] Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, [4] Phòng Văn hóa - Thể thao thành phố Vinh, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch các năm 2013-2017, TLĐD, tr. 5. [5] Phòng Văn hóa - Thể thao thành phố Vinh, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch các năm 2013-2017, TLĐD, tr. 6. [6] UBND thành phố Vinh (2017), Báo cáo kết quả thực hiện sau giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Vinh, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Nghệ An, cặp 26, tr. 4. [7] UBND thành phố Vinh (2017), Báo cáo kết quả thực hiện sau giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Vinh, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Nghệ An, cặp 26, tr. 5. SUMMARY POTENTIALITY, REALITY AND SOLUTIONS TO DEVELOP TOURISM IN VINH CITY, NGHE AN PROVINCE With a great potentiality and favorable conditions, in recent years, along with the socio-economic and cultural changes, tourism of Vinh City has developed strongly and got important achievements, which has contributed to raising people’s life standard and activities. However, the achievements are not still appropriate to the potentiality and available conditions, they do not also meet people’s expectations. The article focuses on analyzing the potentiality, conditions and current situation, based on which the author suggests some feasible solutions to develop Vinh City tourism.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiem_nang_thuc_trang_va_cac_giai_phap_phat_trien_du_lich_o_t.pdf