Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng những giá trị nhân văn đặc sắc, DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp có sức hấp dẫn lớn và dần định vị được thương hiệu uy tín. Phát triển các hoạt động DLSTMV sẽ khai thác tốt tài nguyên bản địa. Loại hình du lịch này có vai trò quan trọng không chỉ đối với kinh tế mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tiêu thụ tại chỗ hàng nông sản, nâng cao hình ảnh và niềm tự hào của người dân địa phương. Bài viết đã phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp về sản phẩm, đặc điểm vùng miệt vườn và khả năng khai thác để phát triển du lịch, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển DLSTMV. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp rất có tiềm năng phát triển, du khách đánh giá khá tốt về các yếu tố cảnh quan, hoạt động du lịch, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện phục vụ, nhân viên, giá cả dịch vụ và an ninh, an toàn của điểm đến. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất các giải pháp với kỳ vọng tăng cường thu hút, nâng cao sự hài lòng của du khách trong thời gian. Qua đó, đóng góp cho sự phát triển của loại hình du lịch được xem là thế mạnh của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng./.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở TỈNH ĐỒNG THÁP Nguyễn Minh Triết1* 1Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp *Tác giả liên hệ: nmtrietdt@gmail.com Lịch sử bài báo Ngày nhận: 01/7/2019; Ngày nhận chỉnh sửa: 08/8/2019; Ngày duyệt đăng: 19/3/2020 Tóm tắt Bài viết phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp. Số liệu nghiên cứu thu thập từ nguồn thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp 105 khách du lịch nội địa. Kết qu ả nghiên cứu cho thấy, du lịch sinh thái miệt vườn với nhiều loại trái cây đặc sản, hoạt động trải nghiệm phong phú, gần gũi thiên nhiên, văn hóa địa phương nên có tiềm năng phát triển lớn. Các yếu tố phát triển du lịch sinh thái miệt vườn được đánh giá gồm cảnh quan, hoạt động du lịch, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện phục vụ, nhân viên, giá cả dịch vụ và an ninh, an toàn của điểm đến. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch hấp dẫn này gồm: tăng cường quảng bá, tổ chức các tour du lịch sinh thái miệt vườn, cải tạo cảnh quan, đa dạng hoạt động du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ du lịch với giá hợp lí và đảm bảo an toàn cho du khách. Từ khóa: Du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sinh thái, phát triển du lịch, Đồng Tháp. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- POTENTIALS AND SOLUTIONS TO DEVELOP FARMLAND ECO-TOURISM IN DONG THAP PROVINCE Nguyen Minh Triet1* 1Dong Thap Tax Department *Corresponding author: nmtrietdt@gmail.com Article history Received: 01/7/2019; Received in revised form: 08/8/2019; Accepted: 19/3/2020 Summary This article is to analyze the potentials and the reality of farmland eco-tourism in Dong Thap province. The data were collected from secondary sources and interview of 105 domestic tourists. The results show that this mode of tourism with many special fruits, rich experiential activities, nature- friendliness, and local culture has great potentials for development. The assessed elements for its development are landscape, tourism activities, infrastructure, service facilities, staff , service prices, and security and safety of the destination. Based on the obtained results, the article proposes some solutions contributing to the development of this attractive tourism, namely promoting advertisements, organizing farmland eco-tourism tours, renovating the landscape, diversifying tourism activities, improving infrastructure, enhancing human resources quality, off ering decent prices, and ensuring safety for visitors. Keywords: Dong Thap, eco-tourism, farmland eco-tourism, tourism development. 47 1. Đặt vấn đề Theo đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, các sản phẩm đặc thù là tham quan sông nước, miệt vườn, kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái của vùng (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 2010). Tỉnh Đồng Tháp có địa giới bị chia cắt thành 2 vùng là Đồng Tháp Mười và khu vực nằm giữa sông Tiền, sông Hậu. Điều kiện tự nhiên, nhất là khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với sản phẩm chủ lực là lúa gạo, cá tra, hoa màu, cây ăn trái... Trong đó, khu vực ven sông Tiền, sông Hậu và các cù lao là vùng chuyên canh nhiều loại trái cây nổi tiếng như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt hồng Lai Vung, bưởi Phong Hòa Do đó, du lịch sinh thái miệt vườn (DLSTMV) rất có tiềm năng phát triển do tận dụng, phát huy được nguồn tài nguyên bản địa và những nét riêng vốn có về cảnh vật, con người, văn hóa miền sông nước. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc phát triển DLSTMV trên địa bàn tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có do cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đồng bộ; hoạt động vui chơi, giải trí, trải nghiệm còn đơn điệu; trình độ chuyên môn, kỹ năng của lao động ngành du lịch thiếu chuyên nghiệp; vấn đề bảo vệ môi trường chưa được coi trọng; việc xúc tiến quảng bá loại hình du lịch này chưa được quan tâm đúng mức... Vì vậy, cần có những phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế và thực trạng DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp, để từ đó có những giải pháp toàn diện, hợp lí nhằm góp phần phát triển loại hình du lịch hấp dẫn này trong thời gian tới. 2. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Theo Lê Công Lý (2015), phần đất liền ở ĐBSCL chia thành bốn tiểu vùng có điều kiện tự nhiên khác biệt nhau rõ rệt gồm: Tiểu vùng 1 (đồng bằng trung tâm) là vùng châu thổ nước ngọt phù sa liên tục bồi đắp; Tiểu vùng 2 (Đồng Tháp Mười) là đồng lụt kín nhiễm phèn nặng; Tiểu vùng 3 (Tứ Giác Long Xuyên) là đồng lụt hở; Tiểu vùng 4 (bán đảo Cà Mau) là vùng đất trũng thấp, ngập mặn hầu như quanh năm. Trong đó, tiểu vùng 1 có địa hình càng xa bờ sông càng thấp dần, có nhiều cù lao trên sông Tiền, sông Hậu. Vùng đất này được xem là “miệt vườn Nam Bộ” với diện tích trồng cây ăn trái cao hơn các loại hình kinh tế khác. Văn Nữ Quỳnh Trâm (2015) cho rằng, “miệt vườn” là vùng đất phù sa màu mỡ nằm ven và giữa sông, nghề trồng vườn và làm ruộng có điều kiện phát triển thuận lợi, giao thương dễ dàng với lợi thế sông nước. Cư dân miệt vườn sáng tạo ra việc đào mương, lên liếp, kết hợp mô hình làm vườn với nuôi trồng thủy sản. Các khu dân cư miệt vườn hình thành sớm và phát triển nhanh chóng cùng với sự trù phú của ĐBSCL. Theo Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2015), nơi được xem là miệt vườn thường có đất đai cao ráo, ít bị úng ngập, ít phèn, cây trồng phát triển tươi tốt, người dân có mức sống và trình độ dân trí cao xét trong không gian quần cư nông thôn. Phạm vi miệt vườn là phần lãnh thổ nằm dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu, xuất phát từ biên giới Việt Nam - Campuchia chạy dọc xuống hạ lưu, bao gồm một phần của 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, phần lớn thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, gần như toàn bộ các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh ngày nay. Lê Anh (2016) cho rằng, ĐBSCL hội đủ các điều kiện để phát triển thành vựa trái cây của cả nước với năng suất, chất lượng không ngừng tăng nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thâm canh, tuyển lựa giống mới. Những hệ sinh thái vườn này kết hợp với cách sinh hoạt của cư dân miền sông nước đã hình thành nên các giá trị văn hóa bản địa đặc thù được gọi là “văn minh miệt vườn” (Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự, 2015). Theo Đoàn Thị Mỹ Hạnh và Bùi Thị Quỳnh Ngọc (2012), cảnh quan sông nước miệt vườn cùng các di tích văn hóa, làng nghề có thể phát triển thành những điểm đến hấp dẫn mà không cần quá nhiều vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực do dựa trên cơ sở phát Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 6, 2020, 46-56 48 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn triển các loại hình du lịch xanh, du lịch cộng đồng. Khi nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng của du khách tăng cao, nhất là cư dân thành thị, thì DLSTMV ở ĐBSCL ra đời với những điểm đến đầu tiên là cù lao An Bình, Bình Hòa Phước (Vĩnh Long) và cồn Phụng (Bến Tre) vào khoảng thập niên 80 của thế kỉ XX. Dần dần, DLSTMV trở thành loại hình du lịch đặc trưng và có thế mạnh với nhiều điểm đến được định hướng phát triển trong tổ chức không gian du lịch ĐBSCL đến năm 2020 như: khu du lịch Mỹ Khánh (Cần Thơ), cồn Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An Bình và Bình Hòa Phước (Vĩnh Long), cồn Phụng, cồn Tiên, cồn Quy, cồn Ốc và làng cây giống Cái Mơn (Bến Tre) (Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự, 2015). Mặc dù được xem là thế mạnh nổi bật khi đề cập đến phát triển du lịch vùng ĐBSCL nhưng nhận thức về du lịch miệt vườn, DLSTMV hiện chưa có sự thống nhất. Do đó, chưa có một định nghĩa cụ thể về du lịch miệt vườn. Đối với nhiều người làm chính sách và cư dân vùng ĐBSCL thì “du lịch miệt vườn” được hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “miệt vườn” hay được hiểu là hoạt động du lịch gắn với tham quan, trải nghiệm miệt vườn Nam Bộ. Theo Đỗ Thu Nga (2015), “DLSTMV” là hình thức du lịch dựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có của dân cư địa phương nhằm tạo ra sản phẩm du lịch là các khu vườn cây trái, vườn hoa kiểng, các khu trang trại, phục vụ cho sự phát triển du lịch và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế của người dân. Hình thức du lịch này có nhiều ở miền Nam Việt Nam, từ đó hình thành nên một nét rất đặc trưng cho du lịch vùng Nam Bộ. Trong bài viết, khái niệm DLSTMV được hiểu theo sự kết hợp giữa “du lịch sinh thái” và “miệt vườn” ở tỉnh Đồng Tháp. “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương, 2015). DLSTMV vì vậy được hiểu là hoạt động du lịch dựa vào khai thác thế mạnh của các khu vườn trái cây đặc sản, vườn hoa kiểng, trang trại nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp, kết hợp với văn hoá bản địa như ẩm thực miệt vườn, làng nghề truyền thống, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế vườn và các tài nguyên du lịch bản địa khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các đề tài nghiên cứu, tạp chí, các báo cáo của địa phương, Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa tại các điểm DLSTMV ở huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh và huyện Lai Vung. Khảo sát sơ bộ, thảo luận với du khách và nhà vườn được tiến hành để ghi chép thông tin về hoạt động DLSTMV ở các điểm đến. Sau đó, hoàn chỉnh bảng câu hỏi, phỏng vấn chính thức với 105 khách du lịch bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng khảo sát là những người đã tham gia DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp, được yêu cầu đưa ra ý kiến đánh về các tiêu chí theo bảng câu hỏi cấu trúc. Trong mẫu nghiên cứu, đáp viên là nam chiếm 46,67%, nữ 53,33%. Khách du lịch có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ trọng 47,62%, từ 31 đến 40 tuổi chiếm 23,81%, từ 41 đến 50 tuổi 19,04% và từ 51 tuổi trở lên chiếm 9,53%. Về trình độ học vấn, khách du lịch tham gia phỏng vấn có trình độ trung học phổ thông trở xuống chiếm 24,76%, trung cấp chiếm 18,10%, đại học, cao đẳng chiếm tỉ trọng 54,29% và sau đại học chiếm 2,85%. Về nơi ở, đáp viên sống ở thành thị chiếm 83,81%, nông thôn 16,19%. Các yếu tố về DLSTMV đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ với 1: rất không hài lòng, 2: không hài lòng, 3: trung bình/không ý kiến, 4: hài lòng, 5: rất hài lòng. 2.2.2. Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê mô tả có liên quan đến việc thu thập, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phán ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này 49 phân tích thông tin về đối tượng như tính tần số, trị số trung bình, độ lệch chuẩn... Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, ý nghĩa từng giá trị trung bình đối với thang đo này tính như sau: Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất)/n = (5 - 1)/5 = 0,8. Trung bình: 1 - 1,8 (rất không hài lòng); 1,81 - 2,6 (không hài lòng); 2,61 - 3,4 (trung bình/không ý kiến); 3,41 - 4,2 (hài lòng); 4,21 - 5 (rất hài lòng). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tiềm năng phát triển DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam, sông Hậu là ranh giới tự nhiên với An Giang, Cần Thơ. Tỉnh có diện tích tự nhiên 3.374,08 km2, đất đai màu mỡ, nắng ấm quanh năm, hệ thống kênh rạch chằng chịt nên rất thuận lợi cho cây trái bốn mùa tươi tốt. Trong đó, khu vực ven sông Tiền, sông Hậu và các cù lao như cồn An Hòa (Châu Thành), cồn Tiên (Lai Vung), cồn Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh), cồn Đông Giang (Sa Đéc), cồn Tô Châu (Thanh Bình), cù lao Tân Thuận Đông (thành phố Cao Lãnh) giàu tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái và DLSTMV, homestay. Các loại trái cây nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp gồm có xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt hồng Lai Vung... Diện tích trồng xoài toàn tỉnh hơn 9.300 ha, lớn nhất ĐBSCL, tập trung chủ yế u ở huyện Cao Lãnh (3.659 ha) và thành phố Cao Lãnh (2.273 ha). Sản lượng xoài đạt khoảng 93.000 tấn với hơn 90% là xoài cát chu và xoài cát Cao Lãnh, cho trái hầu như quanh năm (Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2017). Cây nhãn có diện tích trồng đạt 4.300 ha (chủ yếu ở huyện Châu Thành với khoảng 3.500 ha), chiếm 13% toàn vùng ĐBSCL. Sản lượng hàng năm đạt khoảng 36.680 tấn với hai giống trồng phổ biến là nhãn da bò và nhãn edor, thu hoạch vụ thuận từ tháng 6 đến tháng 9, vụ nghịch từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Quýt hồng là trái cây đặc sản của tỉnh, trồng chuyên canh ở huyện Lai Vung với diện tích khoảng 1.200 ha, sản lượng hàng năm khoảng 46.500 tấn theo các tiêu chuẩn sạch, an toàn, thu hoạch chính vụ vào dịp Tết Âm lịch (Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2017). Ngoài ra, tỉnh còn nổi tiếng với nhiều loại trái cây khác như bưởi Phong Hòa, cam mật Sa Đéc, mận Hòa An, mãng cầu xiêm... Khí hậu ôn hòa kết hợp cảnh quan thiên nhiên đặc sắc cùng những vườn trái cây tươi tốt đã tạo cho Đồng Tháp ưu thế vượt trội để khai thác DLSTMV mang đậm bản sắc Nam Bộ. Theo Lê Công Lý (2015), đặc điểm chung của vùng miệt vườn nằm ở khoảng vị trí 2/3 chiều dài sông Tiền, tính từ biên giới Việt Nam - Campuchia; nằm ở vị trí giáp nước của sông Tiền nên có mức bồi tụ phù sa cao nhất, địa hình cao, nhiều cồn đất, phù hợp cho cây trái phát triển; có diện tích mặt sông và mật độ kênh rạch cao nhất với hàng loạt kênh rạch từ nội đồng thoát ra sông Tiền tạo nên cảnh quan sông nước, môi trường thông thoáng, trong lành, giao thông đường thủy phát triển, lâu ngày hình thành các vựa trung chuyển hàng hóa và chợ búa. Miệt vườn Đồng Tháp là vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản gắn với từng địa danh nổi tiếng như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt hồng Lai Vung hay trồng hoa, cây kiểng ở Sa Đéc. Không gian miệt vườn hoang sơ, thanh bình, thoáng đãng, không khí trong lành, kết hợp với phong cảnh sông nước tươi đẹp tạo nên sức hấp dẫn lớn với du khách thành thị. Người dân miệt vườn thân thiện, mến khách, chân tình, cởi mở, giàu tình cảm, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Miệt vườn Đồng Tháp cũng là nơi nuôi dưỡng, hình thành những giá trị nhân văn đặc sắc với nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, đờn ca tài tử, hò Đồng Tháp, các làng nghề truyền thống với nhiều loại hình đa dạng như đan lục bình, lợp, thúng, đan lưới, dệt chiếu, dệt choàng, đóng ghe xuồng, làm bột, làm nem, trồng hoa kiểng... Ẩm thực miệt vườn Đồng Tháp có nhiều món ăn của vùng đồng bằng Nam Bộ nhưng kết hợp với các sản vật địa phương nên có nét đặc sắc riêng như cá lóc nướng trui cuốn lá sen non, cá rô kho tộ, canh chua cá linh non với bông điên điển, mắm kho bông súng, chuột đồng quay lu, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 6, 2020, 46-56 50 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn cơm hạt sen,... Tác động tổng hòa của nhiều yếu tố trên đã tạo nên sức hấp dẫn cho DLSTMV. Miệt vườn tỉnh Đồng Tháp có tiềm năng về tự nhiên và nhân văn đặc thù, mang màu sắc khác biệt so với các tỉnh, thành trong vùng nên có khả năng khai thác để phát triển du lịch. DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, được các cấp chính quyền địa phương vận động, hỗ trợ kinh phí làm du lịch, trang trí nhà cửa, vườn cây ăn trái, xây nhà vệ sinh, cải tạo lại ao nuôi cá, tuyên truyền nông dân sản xuất cây ăn trái an toàn, đồng thời nâng cao kỹ năng, thái độ ứng xử phục vụ khách tham quan. Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vườn kết hợp du lịch khác như thành lập mô hình hội quán để người dân chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và làm du lịch; hỗ trợ thuê tư vấn mô hình, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, mua sắm vật dụng, thiết bị phục vụ... cho các hộ dân làm homestay; hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà hàng ăn uống kết hợp bán hàng đặc sản, quà lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ tại các khu, điểm tham quan DLSTMV; hỗ trợ lãi suất vay đầu tư phát triển du lịch cộng đồng Tuy nhiên, việc phát triển DLSTMV hiện đối mặt nhiều khó khăn như: cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là đường giao thông dẫn vào các khu, điểm DLSTMV; sản phẩm du lịch đơn điệu, thô sơ, chất lượng dịch vụ thấp, chưa có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, trải nghiệm; trình độ chuyên môn, kỹ năng của lao động ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được đào tạo kỹ lưỡng, sự am hiểu về du lịch chưa được sâu; công tác tuyên truyền quảng bá DLSTMV thiếu ấn tượng, hiệu quả chưa cao; mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động DLSTMV còn thấp, chủ yếu mang tính tự phát(Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp, 2015). 3.2. Thực trạng phát triển DLSTMV qua cảm nhận của du khách Năm 2019, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 347/ QÐ-UBND.HC phê duyệt các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn. Trong đó, huyện Lai Vung có 18 điểm điểm đến, thành phố Cao Lãnh (11), Tháp Mười (10), Sa Đéc (8), Tam Nông (6), thị xã Hồng Ngự, huyện Lấp Vò và Châu Thành mỗi địa phương có 5 điểm, huyện Cao Lãnh (3), Tân Hồng (2) (Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2019). Các điểm DLSTMT tập trung chủ yếu ở thành phố Cao Lãnh, huyện Lai Vung và Châu Thành như: điểm du lịch vườn xoài Thiện Thành, du lịch sinh thái Sông Quê, vườn cam Hai Dũng, vườn mận Hoà An, vườn chôm chôm Tịnh Thới, vườn dâu, vườn xoài Tân Thuận Tây (thành phố Cao Lãnh); vườn quýt hồng, mãng cầu xiêm, thanh long, vườn mận,... kết hợp với tìm hiểu, trải nghiệm nghề làm nem, làng nghề đóng ghe xuồng ở huyện Lai Vung; du lịch sinh thái vùng cồn Bạch Viên, tham quan vườn cây ăn trái ở huyện Châu Thành; vườn xoài Mỹ Xương, vườn trái cây Mỹ Nữ, tham quan làng nghề dệt thảm, làm bánh ở huyện Cao Lãnh... Hiện tại, tour kết hợp DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp được một số đơn vị lữ hành tổ chức như: Vườn quýt hồng Lai Vung - Làng hoa Sa Đéc - Chùa Lá Sen; Làng hoa Sa Đéc - Vườn quýt hồng Lai Vung - Khu du lịch văn hóa Phương Nam; Làng hoa Sa Đéc - Vườn xoài Mỹ Xương - Vườn trái cây Mỹ Nữ; Làng du lịch Tân Thuận Đông (miệt vườn cù lao nổi tiếng của thành phố Cao Lãnh) - Khu Ramsar Tràm Chim - Đồng sen Tháp Mười... Tuy nhiên, sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành với các điểm DLSTMV để tạo nguồn khách còn yếu. Khách du lịch tham quan, trải nghiệm miệt vườn Đồng Tháp hiện nay chủ yếu mang tính tự phát. Để đánh giá hoạt động DLSTMV, tác giả tiến hành khảo sát thực tế tại một số điểm du lịch và phỏng vấn 105 du khách nội địa từng trải nghiệm du lịch miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 6 nhóm yếu tố theo thang đo Likert 5 mức độ. Phương pháp thảo luận nhóm với du khách, nhà vườn, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng để lựa chọn các biến. Kết quả khảo sát thực hiện từ 06/10/2018 đến 17/3/2019 như sau: 51 Bảng 1. Đánh giá của du khách về cảnh quan các điểm DLSTMV TT Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ cảm nhận 1 Vườn cây ăn trái xanh tốt, thoáng mát 3,57 0,85 Hài lòng 2 Sự đa dạng của các loại cây ăn trái 3,03 0,75 Trung bình 3 Không khí trong lành, thanh bình 3,70 0,68 Hài lòng 4 Cảnh quan sông nước tươi đẹp, cuốn hút 3,26 0,91 Trung bình 5 Vệ sinh, môi trường tại điểm tham quan 3,13 0,80 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách. Về cảnh quan điểm DLSTMV: Kết quả khảo sát ở Bảng 1 cho thấy, du khách hài lòng với không khí trong lành, thanh bình cùng sự xanh tốt, thoáng mát ở các vườn cây ăn trái. Tỉnh Đồng Tháp được thiên nhiên ưu đãi khi có hai con sông lớn bao bọc, điều kiện tự nhiên thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển nên những vườn trái cây là không gian xanh có sức hút với những du khách thành thị (trong mẫu nghiên cứu, khách du lịch đến từ khu vực đô thị chiếm 83,81%). Tuy nhiên, yếu tố về sự đa dạng của các loại cây ăn trái; cảnh quan sông nước tươi đẹp, cuốn hút; vệ sinh, môi trường tại điểm tham quan thì sự cảm nhận của du khách ở mức trung bình. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên nên mỗi khu vực trong tỉnh chỉ tập trung chuyên canh một loại cây ăn trái nhất định. Ngoài ra, sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân, các khu dân cư nông thôn thiếu dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, nên nhiều kênh rạch đang ngày càng ô nhiễm, làm mất đi vẻ đẹp sông nước vốn có. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân khai thác DLSTMV, kinh doanh ăn uống chưa quan tâm vấn đề dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường. Về các hoạt động DLSTMV: Bảng 2 cho thấy, du khách hài lòng với các hoạt động hái và thưởng thức trái cây tươi tại vườn; bơi xuồng ngắm cảnh; sự đa dạng cùng hương vị dân dã của các món ẩm thực miệt vườn và các trò chơi dân gian, hoạt động vui chơi giải trí khác. Các hoạt động còn lại sự cảm nhận của du khách ở mức trung bình do họ ít có thời gian trải nghiệm hoặc các điểm DLSTMV ít có sự đầu tư nhiều để làm hài lòng du khách mà chủ yếu tập trung vào việc bán vé tham quan, kinh doanh ẩm thực và bán trái cây. Bảng 2. Đánh giá của du khách về các hoạt động DLSTMV TT Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ cảm nhận 1 Hái và thưởng thức trái cây tươi tại vườn 3,45 0,73 Hài lòng 2 Bơi xuồng ngắm cảnh 3,47 0,75 Hài lòng 3 Tát đìa bắt cá, hái rau 2,78 0,60 Trung bình 4 Trải nghiệm nghề làm vườn 3,19 0,96 Trung bình 5 Đạp xe ngắm phong cảnh làng quê 3,39 0,53 Trung bình 6 Tìm hiểu, trải nghiệm các nghề truyền thống 2,97 0,85 Trung bình 7 Ẩm thực miệt vườn, sự đa dạng của các món ăn 3,73 0,70 Hài lòng 8 Thưởng thức đờn ca tài tử, hò Đồng Tháp 3,06 0,41 Trung bình 9 Tham gia lễ hội, tham quan di tích lịch sử, văn hóa 3,26 0,54 Trung bình 10 Mua quà lưu niệm, quà đặc sản địa phương 3,09 0,76 Trung bình 11 Trò chơi dân gian, hoạt động vui chơi giải trí khác 3,54 0,72 Hài lòng Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 6, 2020, 46-56 52 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Về các yếu tố hạ tầng kỹ thuật, phương tiện phục vụ du lịch: Ở Bảng 3, sự đánh giá của du khách về các yếu tố hạ tầng kỹ thuật và phương tiện phục vụ du lịch tất cả đều ở mức trung bình. Điều này có thể lý giải do các điểm DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay nằm ở vùng nông thôn hoặc các cù lao trên sông, đò ngang cách trở, đường giao thông nhỏ hẹp, xe Bảng 3. Đánh giá của du khách về yếu tố hạ tầng kỹ thuật, phương tiện phục vụ TT Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ cảm nhận 1 Vị trí điểm du lịch thuận lợi 2,88 0,99 Trung bình 2 Đường giao thông thuận tiện, rộng, dễ di chuyển 2,72 1,01 Trung bình 3 Bãi đỗ xe tham quan 3,29 0,58 Trung bình 4 Thùng rác đầy đủ phục vụ, vị trí đặt thuận tiện 3,04 0,95 Trung bình 5 Nhà vệ sinh đầy đủ, sạch sẽ 2,74 0,93 Trung bình 6 Điểm dừng chân, ghế ngồi nghỉ ngơi 3,28 0,83 Trung bình 7 Cổng chào 3,04 0,60 Trung bình 8 Nông cụ hái trái cây, quần áo nhà nông, dụng cụ,... 3,29 0,53 Trung bình 9 Phương tiện di chuyển (xe đạp, xe đạp đôi, xuồng...) 2,94 0,83 Trung bình 10 Cửa hàng quà lưu niệm, đặc sản 2,94 0,56 Trung bình 11 Khu dịch vụ ẩm thực 3,10 0,83 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách. bốn bánh khó di chuyển, thiếu bãi đỗ và chỗ quay đầu xe. Nhiều điểm du lịch thiếu quan tâm đến việc dọn dẹp nhà vệ sinh lịch sự, sạch sẽ, thiếu thùng chứa rác thải. Một số yếu tố khác như điểm dừng chân nghỉ ngơi, cổng chào, nông cụ, các phương tiện di chuyển, cửa hàng quà lưu niệm hay khu ẩm thực cũng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Về nhân viên phục vụ: Theo kết quả khảo sát ở Bảng 4, du khách cảm thấy hài lòng với sự thân thiện, chân thành, lịch sự, mến khách của người dân địa phương. Yếu tố này cần tiếp tục duy trì, phát huy để làm hài lòng du khách. Tuy nhiên, do người làm du lịch chủ yếu là nông dân địa phương, chưa được đào tạo về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, truyền đạt thông tin nên phục vụ chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, kiến thức, sự hiểu biết về các di tích lịch sử, văn hóa địa phương chưa thực sự phong phú để thỏa mãn du khách. Trang phục của nhân viên phục vụ cũng chưa thể hiện được nét riêng của người dân Nam Bộ. Bảng 4. Đánh giá của du khách về nhân viên phục vụ TT Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ cảm nhận 1 Người dân thân thiện, lịch sự, mến khách 3,42 0,92 Hài lòng 2 Thái độ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, truyền đạt 2,76 1,04 Trung bình 3 Sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ 2,86 0,66 Trung bình 4 Kiến thức, sự hiểu biết về địa phương 3,40 1,08 Trung bình 5 Trang phục của nhân viên 2,77 0,65 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách. 53 Bảng 5. Đánh giá của du khách về giá cả dịch vụ TT Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ cảm nhận 1 Giá vé vào cổng, giữ xe 3,76 0,83 Hài lòng 2 Giá cả dịch vụ ẩm thực 3,44 0,71 Hài lòng 3 Giá trái cây tại vườn 3,53 0,87 Hài lòng 4 Giá cả các hoạt động vui chơi giải trí 3,36 1,10 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách. Về giá cả dịch vụ: Các điểm DLSTMV là địa chỉ thu hút chủ yếu người dân thành thị với thu nhập tương đối cao. Do đó, họ cảm thấy hài lòng với giá vé vào cổng, giữ xe, giá dịch vụ ẩm thực và các loại trái cây. Điểm trung bình trong đánh giá về giá cả các hoạt động vui chơi giải trí khác cũng khá cao. Để làm hài lòng du khách, các điểm du lịch miệt vườn nên giữ giá tham quan, trải nghiệm hợp lý, không chặt chém du khách vào các dịp lễ hội, chính vụ thu hoạch trái cây và mùa cao điểm du lịch. Bảng 6. Đánh giá của du khách về an ninh, an toàn của điểm đến TT Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ cảm nhận 1 Mức độ an toàn của phương tiện di chuyển 2,94 0,77 Trung bình 2 Bán hàng rong, vé số, trộm cắp, ăn xin, chèo kéo 3,26 0,69 Trung bình 3 An toàn vệ sinh thực phẩm 3,36 0,87 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách. Về vấn đề an ninh, an toàn cho du khách: Bảng 6 cho thấy đánh giá của du khách về vấn đề an ninh, an toàn của điểm đến DLSTMV, tất cả các yếu tố ở mức trung bình. Trong đó, mức độ an toàn của phương tiện di chuyển có điểm trung bình thấp nhất. Như đã phân tích, các điểm DLSTMV nằm ở xa trung tâm đô thị, đường đi cách trở hoặc phải di duyển qua tàu, phà. Tuy nhiên, nhiều bến khách qua sông đang xuống cấp, sạt lở, phương tiện có tải trọng nhỏ, thiếu phao cứu sinh, gây mất an toàn cho du khách. Tại một số điểm đến, tình trạng bán hàng rong, vé số, ăn xin, còn phổ biến. Thêm vào đó, dịch vụ ẩm thực một số nơi chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nguyên liệu chế biến chưa được lựa chọn và kiểm định kỹ. Hiện nay, một số nhà vườn áp dụng quy trình sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Tuy nhiên, phần lớn người dân còn sản xuất theo kiểu truyền thống và lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất. 3.3. Giải pháp góp phần phát triển DLSTMT ở tỉnh Đồng Tháp Dựa trên kết quả đánh giá của du khách, kết hợp với thông tin ghi chép thông qua khảo sát thực địa, bài viết đề xuất 6 nhóm giải pháp phát huy ưu thế, khắc phục những mặt còn hạn chế nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đối với DLSTMV tỉnh Đồng Tháp như sau: Thứ nhất, tăng cường quảng bá, giới thiệu loại hình du lịch hấp dẫn này trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các trang thông tin du lịch, mạng xã hội, hội chợ xúc tiến du lịch, các ấn phẩm, sách, tạp chí. Thiết kế, đặt các biển quảng cáo, biển chỉ dẫn đến điểm DLSTMV trên các tuyến quốc lộ, ngã ba, ngã tư có đông người, phương tiện qua lại. Thực hiện phóng sự giới thiệu các loại trái cây đặc sản của tỉnh, sản phẩm chế biến từ trái cây và những điểm DLSTMV Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 6, 2020, 46-56 54 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn tiêu biểu. Ngoài ra, cần xác định, lựa chọn những điểm DLSTMV độc đáo để có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, khai thác các tour, tuyến tham quan, trải nghiệm tại các điểm DLSTMV trên địa bàn. Thứ hai, về cảnh quan: Các điểm DLSTMV cần quan tâm cải tạo vườn cây xanh tốt, thoáng mát, sạch sẽ và dọn sạch cỏ dại, trồng nhiều loại cây trái khác nhau, tập trung vào những cây ăn trái có thế mạnh, đặc sản của địa phương. Cần sử dụng các chất liệu sinh thái trong xây dựng như cừ tràm, mây, tre, lá, gốm sứ,... tránh việc “bê tông hóa” quá mức ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, không khí trong lành, thanh bình vốn của làng quê. Các dòng kênh, mương, đường giao thông nông thôn,... cần thoáng đãng, sạch sẽ, không rác thải nhằm tạo thiện cảm đối với khách tham quan và giữ gìn cảnh quan sông nước tươi đẹp, cuốn hút. Bên cạnh đó, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cho cán bộ, công nhân viên, khách du lịch bằng nhiều hình thức như đặt biển hướng dẫn, bộ quy tắc ứng xử tại điểm tham quan, đặt thêm sọt rác dọc các lối đi và các vị trí thuận tiện khác. Nên có nhân viên dọn vệ sinh, phân loại rác để xử lí. Ngoài ra, cơ quan chức năng ở địa phương cần vận động người dân trồng hoa dọc theo các tuyến đường giao thông tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Thứ ba, về các hoạt động DLSTMV: Cần phát triển đa dạng các sản phẩm như tát đìa bắt cá, hái rau; thưởng thức đờn ca tài tử, hò Đồng Tháp; quà lưu niệm, quà đặc sản địa phương; hái và thưởng thức trái cây tươi tại vườn; bơi xuồng ngắm cảnh; đạp xe ngắm phong cảnh làng quê; ẩm thực; trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Bên cạnh các sản phẩm DLSTMV hiện có, cần đa dạng hóa và liên tục đổi mới để tránh gây nhàm chán cho du khách. Xây dựng các tuyến, điểm DLSTMV kết hợp với du lịch trải nghiệm làng nghề truyền thống, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, du lịch homestay. Đẩy mạnh hình thức du lịch học tập, trải nghiệm nghề làm vườn, cùng sinh hoạt, ăn uống, tham gia lao động, trồng cây, tưới cây, thu hoạch để du khách cảm nhận được sự vất vả, không khí tất bật như những nông dân miệt vườn. Qua đó, du khách hiểu biết thêm về các loại cây ăn trái, bổ sung thêm kiến thức đã học trong sách vở và hiểu biết hơn về văn hóa miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra, cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch như cung cấp dịch vụ ăn uống với các món ăn đặc sản địa phương, hướng dẫn du khách tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống, hướng dẫn du khách tự tay làm các sản phẩm theo ý thích, sản xuất và bán quà lưu niệm, cung cấp dịch vụ lưu trú và các hình thức vui chơi giải trí,... Hiện nay, một số chủ vườn còn phát triển mô hình “Cây xoài nhà tôi”, “Cây cam vườn tôi”... Du khách đến tham quan vườn cây ăn trái có cơ hội sở hữu những cây mình yêu thích. Mỗi cây có lí lịch trích ngang gồm các thông tin và hình ảnh về chiều cao, đường kính tán, năm tuổi, năng suất bình quân, chủng loại... Sau khi mua, du khách kí hợp đồng và trở thành chủ sở hữu thực thụ. Trong khoảng thời gian hợp đồng, nguồn lợi thu được sẽ hoàn toàn thuộc về người mua và người bán sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc cây đến khi cho trái. Những du khách không có nhiều điều kiện đến thăm vườn thường xuyên, chủ vườn sẽ hỗ trợ bố trí, lắp đặt camera để tiện việc theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đây cũng là cách làm du lịch mới cần được phát huy. Thứ tư, cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và du lịch: Do đặc thù các điểm DLSTMV thường cách xa các trục giao thông chính, đường quê nhỏ hẹp, xe bốn bánh khó tiếp cận nên cần chú trọng phát triển hạ tầng giao thông rộng rãi để du khách thuận tiện đi lại. Một số điểm du lịch nằm ở các cù lao trên sông, đò ngang cách trở nên cần đầu tư lại các bến khách qua sông, tàu phà trang bị đầy đủ áo phao, đảm bảo tải trọng cho xe du lịch, lắp đặt thêm các sơ đồ, biển chỉ đường, nhà chờ phà sang sông kết hợp trưng bày, giới thiệu sản vật địa phương và hoạt động du lịch. Điểm DLSTMV cần có nơi đậu xe ô tô, vị trí quay xe; có nhà vệ sinh 55 đầy đủ, sạch sẽ; có điểm dừng chân, ghế ngồi nghỉ ngơi; có cổng chào đẹp, bắt mắt. Đồng thời, trang bị đầy đủ nông cụ hái trái cây, quần áo nhà nông, dụng cụ bắt cá, phương tiện di chuyển như xe đạp, xe đạp đôi, xuồng,... để du khách sử dụng khi có nhu cầu. Các cửa hàng quà lưu niệm, đặc sản và khu dịch vụ ẩm thực xung quanh cần được đầu tư đồng bộ, vừa phải, hài hòa với cảnh quan miệt vườn sông nước và văn hóa, lối sống bình dị của làng quê, kết hợp tiêu thụ tại chỗ hàng nông sản. Thứ năm, về phát triển nguồn nhân lực: Sự thân thiện, chân thành, lịch sự, mến khách của người dân địa phương; kiến thức, sự hiểu biết; thái độ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, truyền đạt thông tin; và sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ nên được đề cao. Do đó, cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao sự hiểu biết của người dân về lợi ích và trách nhiệm phát triển du lịch, về kiến thức, thái độ, kỹ năng, nghiệp vụ, cách thức giao tiếp, hướng dẫn du khách Cơ quan chức năng cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn, học viên là cán bộ phụ trách du lịch của các khu di tích, điểm tham quan du lịch làng nghề, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú và các điểm DLSTMV trên địa bàn tỉnh. Chương trình đào tạo cần được xây dựng sát với nhu cầu thực tiễn. Thực hiện đào tạo mới, đào tạo lại, mời giảng viên chuyên ngành có uy tín, am hiểu về DLSTMV, văn hóa, lối sống, tiềm năng tự nhiên và điều kiện phát triển du lịch của Đồng Tháp. Các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, quy trình phát triển sản phẩm du lịch, xu hướng du lịch, tài liệu, giáo trình phải đơn giản, dễ hiểu để người dân dễ nắm bắt, áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, cần tổ chức cho cán bộ quản lí và người dân địa phương tham quan, học hỏi kinh nghiệm làm DLSTMV thành công ở trong và ngoài tỉnh. Nhân viên phục vụ cần có trang phục đẹp, phù hợp với lối sống, văn hóa của người dân Đồng Tháp. Thứ sáu, về giá cả dịch vụ và vấn đề an ninh, an toàn cho du khách: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn. Do vậy, người dân cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn xanh, sạch, tiêu chuẩn VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định để sản xuất sản phẩm nông sản an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành du lịch cần tiếp tục có nhiều giải pháp bảo vệ an toàn cho du khách tại các điểm đến như trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ, mặc áo phao, đội mũ bảo hiểm... khi tham gia các hoạt động vui chơi. Không để đối tượng ăn xin, bán hàng rong, bán vé số,... làm phiền du khách tham quan, trải nghiệm. Vận động người dân cam kết, không tăng giá dịch vụ vào dịp cao điểm như lễ, tết, thu hoạch trái cây chính vụ... Thực hiện công khai giá vé tham quan, các dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm và bán đúng giá niêm yết, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, chặt chém du khách. 4. Kết luận Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng những giá trị nhân văn đặc sắc, DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp có sức hấp dẫn lớn và dần định vị được thương hiệu uy tín. Phát triển các hoạt động DLSTMV sẽ khai thác tốt tài nguyên bản địa. Loại hình du lịch này có vai trò quan trọng không chỉ đối với kinh tế mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tiêu thụ tại chỗ hàng nông sản, nâng cao hình ảnh và niềm tự hào của người dân địa phương. Bài viết đã phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp về sản phẩm, đặc điểm vùng miệt vườn và khả năng khai thác để phát triển du lịch, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển DLSTMV. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp rất có tiềm năng phát triển, du khách đánh giá khá tốt về các yếu tố cảnh quan, hoạt động du lịch, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện phục vụ, nhân viên, giá cả dịch vụ và an ninh, an toàn của điểm đến. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất các giải pháp với kỳ vọng tăng cường thu hút, nâng cao sự hài lòng của du khách trong thời gian. Qua đó, đóng góp cho sự phát triển của loại hình du lịch được xem là thế mạnh của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng./. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 6, 2020, 46-56 56 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Tài liệu tham khảo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp. (2015). Tài liệu tuyên truyền Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2010). Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2010, về việc phê duyệt đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020. Đoàn Thị Mỹ Hạnh và Bùi Thị Quỳnh Ngọc. (2012). Phát triển du lịch nông thôn ở vùng ĐBSCL: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ - nông - công nghiệp. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, số 28 (2012), 261-268. Đỗ Thu Nga. (2015). Nghiên cứu phát triển DLSTMV tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Anh. (2016). Phát triển bền vững cây ăn trái vùng ĐBSCL. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập từ vn/kinh-te/phat-trien-ben-vung-cay-an-trai- vung-dong-bang-song-cuu-long-404218. html. Lê Công Lý. (2015). Tìm hiểu địa văn hóa miệt vườn Nam Bộ. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (120), 3-13. Nguyễn Trọng Nhân, Trần Thị Hoàng Anh và Nguyễn Thị Diệu Mơ. (2015). Đánh giá của du khách đối với du lịch miệt vườn vùng ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 36 (2015), 84-94. Phạm Trung Lương. (2015). Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tham luận tại Hội thảo Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Hà Nội. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. (2017). Tài liệu Hội nghị Xúc tiến đầu tư Đồng Tháp, tổ chức ngày 19/12/2017. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. (2019). Quyết định số 347/QÐ-UBND.HC ngày 24/4/2019 về việc phê duyệt các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2019. Văn Nữ Quỳnh Trâm. (2015). Văn hóa sông nước của cư dân ĐBSCL. Tạp chí Văn hóa, số 375 tháng 9/2015, 22-27.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiem_nang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_sinh_thai_miet_vuo.pdf