Tiểu luận Bảo hiểm xã hội và ý nghĩa của nó đối với người lao động ở một số tỉnh

Bảo hiểm xã hội và ý nghĩa của nó đối với người lao động ở một số tỉnh LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống của chúng ta thứ gì là quan trọng nhất, đó chính là sức khoẻ. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ của mình trong cuộc sống hiện đại như thời nay và nhu cầu về cuộc sống luôn được nâng cao, luôn luôn được đổi mới. Để bước theo cùng nhịp độ với lối sống luôn được thay đổi và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhiều doanh nghiệp đó ra đời để phục vụ những nhu cầu đó. Họ đó thành lập ra nhiều Công ty (kể cả nhà nước và tư nhân), nhu cầu đầu tiên để khởi động hay cho Công ty hoạt động đó là nhu cầu về vốn và lao động. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại trong việc sản xuất, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn coi thường sức khoẻ cũng như tính mạng của người lao động, biểu hiện chuẩn bị không đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động khi lao động, hoặc bỏ rơi người lao động hay không quan tâm đúng mức khi họ gặp tai nạn lao động, đó có nhiều trường hợp như thế xảy ra và được đăng lên báo. Điều quan trọng nhất là các chủ sử dụng lao động cần tìm mọi cách lách luật để trốn tránh việc đóng BHXH cho người lao động mà trong khi đó BHXH lại rất quan trọng đối với người lao động và nó còn là nơi chỗ dựa cho người lao động khi hết tuổi lao động hay bệnh nghề nghiệp. Ngày nay rất nhiều bài báo đã lên tiếng thay cho người lao động vì lý do sợ ngày mai ngày mất việc mà người lao động không giám đứng dậy để dành lại quyền lợi của mình mặc dù biết việc làm của chủ doanh nghiệp là vi phạm pháp luật. Với những lý do trên em đó chọn đề tài “Bảo hiểm xã hội và ý nghĩa của nó đối với người lao động ở một số tỉnh” làm đề tài tiểu luận cho môn học này. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 2 I.VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 2 1.Khái niệm và vấn đề liên quan đến BHXH 2 1.1. Khái niệm 2 1.2. Vấn đề liên quan đến BHXH 2 2. Nguyên nhân tại sao người lao động phải đóng BHXH 4 3. Ý nghĩa của BHXH đối với người lao động 4 II. Một số vấn đề liên quan đến việc BHXH ở một số tỉnh 7 1.Tại tỉnh Nam Định: “vì sao DN NQD chưa tham gia BHXH” 7 2. Tại tỉnh Quảng Trị “thực hiện BHXH trong DN NQD “khó khăn còn đó”” 9 3. Tại TP.HCM “Doanh nghiệp trốn đóng BHXH, người lao động sẽ mất trắng quyên lợi” 10 4. Tại tỉnh Cà Mau “Quyết liệt mở rộng đối tượng tham gia BHXH” 12 KẾT LUẬN 13 MỤC LỤC 14

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bảo hiểm xã hội và ý nghĩa của nó đối với người lao động ở một số tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống của chúng ta thứ gì là quan trọng nhất, đó chính là sức khoẻ. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ của mình trong cuộc sống hiện đại như thời nay và nhu cầu về cuộc sống luôn được nâng cao, luôn luôn được đổi mới. Để bước theo cùng nhịp độ với lối sống luôn được thay đổi và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhiều doanh nghiệp đó ra đời để phục vụ những nhu cầu đó. Họ đó thành lập ra nhiều Công ty (kể cả nhà nước và tư nhân), nhu cầu đầu tiên để khởi động hay cho Công ty hoạt động đó là nhu cầu về vốn và lao động. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại trong việc sản xuất, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn coi thường sức khoẻ cũng như tính mạng của người lao động, biểu hiện chuẩn bị không đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động khi lao động, hoặc bỏ rơi người lao động hay không quan tâm đúng mức khi họ gặp tai nạn lao động, đó có nhiều trường hợp như thế xảy ra và được đăng lên báo. Điều quan trọng nhất là các chủ sử dụng lao động cần tìm mọi cách lách luật để trốn tránh việc đóng BHXH cho người lao động mà trong khi đó BHXH lại rất quan trọng đối với người lao động và nó còn là nơi chỗ dựa cho người lao động khi hết tuổi lao động hay bệnh nghề nghiệp. Ngày nay rất nhiều bài báo đã lên tiếng thay cho người lao động vì lý do sợ ngày mai ngày mất việc mà người lao động không giám đứng dậy để dành lại quyền lợi của mình mặc dù biết việc làm của chủ doanh nghiệp là vi phạm pháp luật. Với những lý do trên em đó chọn đề tài “Bảo hiểm xã hội và ý nghĩa của nó đối với người lao động ở một số tỉnh” làm đề tài tiểu luận cho môn học này. PHẦN NỘI DUNG I.VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.Khái niệm và vấn đề liên quan đến BHXH 1.1. Khái niệm BHXH là sự đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và gia đình họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thông qua sử dụng nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của Nhà nước * Mục đích của BHXH - Là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ thông qua sử dụng quỹ huy động từ người tham gia (người sử dụng và người lao động) và tài trợ của Nhà nước để trợ cấp cho người lao động trong trường hợp bị giảm sức lao động (do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…) hoặc mất sức lao động (hết tuổi lao động….) - Là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống; đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. * Mục đích sử dụng của BHXH - Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH - Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH Thực chất của hoạt động BHXH là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra đối với người tham gia BHXH. Hoạt động của bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Hoạt động BHXH còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đất nước. 1.2. Vấn đề liên quan đến BHXH * Nguồn quỹ bảo hiểm Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN. Được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Người sử dụng lao động đóng góp; Người lao động đóng góp; Nhà nước đóng và hỗ trợ cấp thêm; Các nguồn khác như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi. * Đối tượng tham gia BHXH -Người lao động làm việc trong các DNNQD - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế NQD có sử dụng từ 10 lao động trở nên - Người lao động Việt nam làm việc trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp,….. - Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh đơn vị thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể. - Người lao động làm việc trong các Doanh nghiệp, các tổ chức đơn vị thuộc Lực lượng vũ trang. - Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ TW đến cấp huyện - Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ TW đến cấp huyện Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng ở nước ngoài mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc * Mức đóng góp BHXH Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/06/1993 và điều lệ BHXHVN ban hành kèm theo NĐ 12/CP ngày 26/01/1995 trong các văn bản này đều quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau: - Người sử dụng lao động đóng = 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH. Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử suất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Người lao động đóng = 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử suất - Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động - Các nguồn khác 2. Nguyên nhân tại sao người lao động phải đóng BHXH Trong nền kinh tế hiện nay, trách nhiệm tham gia đóng BHXH cho người lao động phâm chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro mà là lợi ích giữa hai bên. Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt thòi kinh tế do phải chi trả một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động; đồng thời giảm bớt được tình trạng tranh chấp và tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ - thợ. Về phía người lao động, sự đóng góp một phần để bảo hiểm cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. 3. Ý nghĩa của BHXH đối với người lao động Khi người lao động tham gia BHXH được hưởng quyền lợi và chế độ sau: * Về quyền lợi - Nhận được sổ BHXH do cơ quan BHXH phát hành và quản lý - Được nhận các khoản trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, thuận tiện có đủ các điều kiện hưởng các loại trợ cấp - Có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH có hành vi vi phạm điều lệ BHXH * Về chế độ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp vừa là chế độ BHXH ngắn hạn, lại vừa là chế độ dài hạn (tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động, trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng).Thực hiện trên nguyên tắc cộng đồng xó hội, chia sẻ rủi ro đối với những người lao động không may mắn bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp để chữa trị và bù đắp cho họ khi bị mất thu nhập hoặc mất khả năng lao động. Từ ngày 01/01/1995,chính sách BHXH cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo Bộ Luật Lao động và Điều lệ BHXH theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.Theo quy định thì quỹ này do người sử dụng lao động đóng góp và được thực hiện chi trả từ 2 hệ thống: bồi dưỡng trực tiếp từ người sử dụng lao động và trợ cấp từ phía cơ quan BHXH Việt Nam (nếu có tham gia BHXH bắt buộc). Theo đó: người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động. Sau khi điều trị ổn định thương tật, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai nạn lao động và được cơ quan BHXH giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của Bộ Y tế. Gần đây, Chính phủ đó ban hành Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của của Bộ Luật Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Thông tư hướng dẫn số 10/2003/TT- BLĐTBXH ngày 18/04/2003. Như vậy, từ nay người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết đều được bồi thường; đối với những trường hợp tai nạn lao động nhưng qua điều tra xác định tai nạn xảy ra do lỗi trực tiếp của người lao động thì cũng được trợ cấp. Các trường hợp được bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn được hưởng chế độ BHXH về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu có tham gia BHXH bắt buộc. Trong những năm qua, chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đó gúp phần ổn định cuộc sống của hàng chục ngàn người không may gặp rủi ro trong qua trình lao động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp đó bộc lộ một số điểm bất hợp lý đang đặt ra trong xây dựng Luật BHXH. Với những quy định về đối tượng tham gia như hiện nay,thì BHXH mới chỉ điều chỉnh gần 20% lực lượng lao động toàn xã hội. Như vậy, còn hơn 80% người lao động không thuộc đối tượng được tham gia BHXH. Nhiều người trong số họ bị tai nạn lao động nặng không còn đủ sức khoẻ để tiếp tục làm công việc của mình, cũng như không còn khả năng tìm được việc làm khác phù hợp, nên từ lao động chính, do bị tai nạn lao động họ đó trở thành gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của BHXH đối với người lao động. Quy định trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp tính trên mức lương tối thiểu là chưa hợp với nguyên tắc đóng - hưởng. Vì người lao động đóng BHXH thì theo lương cấp bậc, chức vụ nhưng khi hưởng trợ cấp lại tính theo lương tối thiểu. Mức trợ cấp được xác định theo nhóm tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động, khoảng cách mỗi nhóm là 10%. Như vậy, có nghĩa là tỷ lệ suy giảm khả năng là lao động chênh lệch 10% vẫn được hưởng mức như nhau. Nhưng tại điểm ranh giới giữa 2 nhóm thì hơn kém nhau 1% đó có mức hưởng chênh lệch nhau khá nhiều. VD: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 40% thì hưởng trợ cấp bằng 0.4 tháng lương tối thiểu nhưng nếu suy giảm 41% thì lại mức 0.6 tháng lương tối thiểu, trong khi đó suy giảm đến 50% cũng vẫn hưởng mức đó, như vậy là rất bất hợp lý. Mức suy giảm khả năng lao động từ 31% - 100% được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 0.4 đến 1.6 tháng tiền lương tối thiểu cho đối tượng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng nhau là chưa hợp lý. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, đó mắc bệnh nghề nghiệp rồi cơ may để phục hồi mà phải chịu suốt đời. Do vậy, đó nhiều lần Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị đối với trường hợp bệnh nghề nghiệp chỉ cần suy giảm khả năng lao động 21% là được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức đóng BHXH cho chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp còn bệnh quên, cao bằng giữa các đơn vị ít xảy ra tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với các đơn vị thường xuyên xảy ra tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Do đó, không khuyến khích các đơn vị quan tâm coi trọng vấn đề an toàn lao động, không phấn đấu tăng cường thường xuyên công tác bảo hộ lao động để giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong đơn vị mình. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp vẫn do 2 chủ thể chi trả. Ngoài việc trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu đến khi ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động, người chủ sử dụng lao động còn phải cso trách nhiệm bồi thường và trợ cấp cho người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Như vậy, trách nhiệm của người sử dụng lao động rất lớn và chi phí cho chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là rất cao trong khi người sử dụng lao động vẫn đóng phí BHXH cho chế độ này. II. Một số vấn đề liên quan đến việc BHXH ở một số tỉnh 1.Tại tỉnh Nam Định: “vì sao DN NQD chưa tham gia BHXH” Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch - Đầu tư tỉnh Nam Định, toàn tỉnh có 323 DN NQD thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định 01/2003/NĐ - CP. Các doanh nghiệp (DN) này đang sử dụng hơn 10.000 lao động, song tỷ lệ số đơn vị tham gia BHXH mới chỉ đạt 26.3% với số lao động chỉ vẻn vẹn 2.221 người. Qua tìm hiểu, được biết trong số 85 DN NQD đó tham gia BHXH ở Nam Định, nhiều đơn vị tự giác tham gia BHXH, coi đây là chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điển hình là Công ty TNHH cơ khí đúc Trường Thành là một trong những đơn vị NQD đầu tiên của tỉnh Nam Định tham gia BHXH cho người lao động từ năm 1997 đến nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DN NQD cố tình trốn tránh tham gia BHXH. Lý do thì nhiều, nhưng qua khảo sát một số DN chỉ có tên trên danh nghĩa, thực tế chỉ có một vài lao động mang tính thời vụ, không thường xuyên hoặc có tính chất gia đình… Về nhận thức, một số chủ sử dụng lao động vẫn còn thiếu hiểu biết về chế độ chính sách BHXH, thậm chí không phân biệt được chức năng của BHXH với các công ty bảo hiểm thương mại khác. Mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động với người lao động không có sự gắn bó lâu dài. Chủ sử dụng lao động không muốn bỏ tiền ra để tham gia BHXH cho người lao động và bản thân người lao động cũng chỉ muốn nhận được toàn bộ số tiền công được trả hàng tháng. Lợi dụng vấn đề này, chủ sử dụng lao động đó ký hợp đồng lao động với người lao động dưới 3 tháng hoặc hợp đồng thời vụ để người lao động yên tâm hay nếu tham gia BHXH thì cũng không đăng ký đúng với mức lương mà chỉ tham gia theo mức lương tối thiểu của Nhà Nước. Mặt khác, ở một số DN NQD đang có mức thu nhập cao, người lao động sợ bị mất việc làm nên không dám đòi hỏi quyền lợi, mặc dù họ biết chủ sử dụng lao động đang làm trái pháp luật về BHXH. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là hầu hết các đơn vị không thành lập tổ chức công đoàn nên không có tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các sở, ngành hữu quan trong việc thực thi pháp luật về BHXH trên địa bàn tỉnh cũng chưa thật sự hiểu quả. Những vấn đề nói trên dẫn đến một thực trạng là những lao động đang làm việc tại các DN NQD chưa tham gia BHXH không được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… Và về lâu dài, họ còn bị thiệt thòi về chế độ chính sách BHXH theo quy định của Nhà Nước khi hết tuổi lao động. Thiết nghĩ, bên cạnh việc phát triển sản xuất, các chủ sử dụng lao động cần sớm khắc phục tình trạng trốn nộp hoặc nợ đọng BHXH. Đồng thời, các ngành chức năng cũng cần tham mưu với UBND tỉnh có biện pháp, chế tài mạnh hơn để buộc các DN NQD thực hiện tốt Luật doanh nghiệp, luật lao động cũng như các chế độ chính sách BHXH, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 2. Tại tỉnh Quảng Trị “thực hiện BHXH trong DN NQD “khó khăn còn đó”” Sau 15 năm tái lập, từ chỗ chỉ có vài chục đơn vị, đến nay ở Quảng Trị đó có 441 DN NQD. Hàng năm các DN NQD đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Cùng với việc tạo điều kiện phát triển nhanh số lượng DN NQD, tỉnh Quảng Trị cũng đó quan tâm kiểm tra việc sử dụng lao động của các DN này, trong đó chú trọng đến việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động. UBND tỉnh đó chủ trì nhiều phiên hợp với các ngành liên quan để bàn biện pháp thực hiện chính sách BHXH cho người lao động trong các DN NQD, đồng thời giao trách nhiệm cho các ngành phối hợp với BHXH tỉnh để thực hiện. Mặc dù đó được quan tâm nhưng đến nay việc thực hiện chính sách BHXH tại các DN NQD trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế. Hiện toàn tỉnh mới chỉ có 48 đơn vị với 1.151 lao động tham gia BHXH, trong đó có 6 đơn vị với 450 lao động là DN Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số 717 DN NQD và công ty cổ phần. Theo các cơ quan chức năng điều khó khăn nhất hiện nay là các DN NQD trên địa bàn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh thương mại dịch vụ, quy mô nhỏ lẻ, hoạt động phân tán và không ổn định… Một số DN hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ, chế biến nông, lâm, hải sản còn mang tính chất gia đình, thu nhập người lao động không ổn định…nên việc nộp BHXH không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Bên cạnh đó cũng có nhiều chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động theo quy định. Các biện pháp chế tài đối với các DN vi phạm Bộ luật lao động và Điều lệ BHXH chưa đủ mạnh và chưa được các ngành chức năng thực thi đầy đủ. Có một thực tế là hiện nay không ít chủ sử dụng lao động luôn tìm cách lách luật để chốn hoặc giảm số nộp BHXH, như: khai báo số lao động thấp hơn nhiều so với lao động thực tế sử dụng, khai báo mức lương thấp hơn mức lượng thực trả, không ký hợp đồng lao động hoặc chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng… Trong khi đó người lao động làm việc trong các đơn vị NQD phần nhiều chưa hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH. Mặt khác, người lao động do có nhu cầu về việc làm nên không đòi hỏi nhiều ở chủ sử dụng lao động trong việc đảm bảo các chế độ. Một số người lao động mặc dù đó biết chủ sử dụng lao động xâm phạm quyền lợi của mình vẫn không dám đấu tranh vỡ sợ mất việc làm. Để khắc phục tình trạng trên, BHXH QuảngTrị đó đẩy mạnh phối hợp với các ngành liên quan như Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, Cục Thuế, Liên minh HTX và doanh nghiệp NQD, Liên đoàn lao động tỉnh, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tiến hành điều tra, khảo sát nắm bắt lại số liệu mới nhất về doanh nghiệp NQD; phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh, hiệu quả hoạt động. Từ đó, hướng dẫn các doanh nghiệp lập thủ tục thực hiện nộp BHXH; tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến người lao động để họ hiểu trách nhiệm thực hiện nộp BHXH, tiến tới ổn định công tác khai thác và thu nộp BHXH NQD trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị 3. Tại TP.HCM “Doanh nghiệp trốn đóng BHXH, người lao động sẽ mất trắng quyên lợi” BHXH TP.HCM vừa gửi công văn đề nghị Sở Lao Động – Thương Binh & Xó Hội thành phố xử phạt 20 doanh nghiệp vị phạm nghiêm trọng chính sách BHXH. Hầu hết các doanh nghiệp trên đó bị các cơ quan chức năng cảnh cáo, xử phạt nhưng họ vẫn bất chấp. Người lao động bị tước đoạt quyền lợi BHXH Từ nhiều năm qua, người lao động tại các doanh nghiệp trên đó không được giải quyết quyền lợi về BHXH. Tại quận 11, các cơ quan chức năng nhận được hàng trăm đơn khiếu nại, yêu cầu có biện pháp buộc Công ty May Minh Phụng giải quyết các quyền lợi BHXH. Từ khi vụ án Công ty Minh Phụng xảy ra, Công ty được giao cho ông Tăng Bình Trọng quản lý. Dự vẫn hoạt động cho đến nay nhưng Công ty không đóng BHXH cho người lao động. Một người lao động cho biết: Gần 10 năm qua, hàng ngàn công nhân không được hưởng các chế độ trợ cấp thai sản, ốm đau…. Hiện số lao động trên đó nghỉ việc gần hết và phải chấp nhận thiệt thòi. Trên 100 lao động đang làm việc ở Công ty Hồng Sáng cũng lâm vào tình trạng tương tự. Nghiêm trọng hơn, Công ty Kwang Nam hoạt động đó 7 năm nhưng không đóng BHXH cho trên 500 lao động. Qua kiểm tra, BHXH thành phố Hồ Chí Minh phát hiện Công ty trốn đóng trên 4 tỷ đồng BHXH. Còn tại Trường Ngoại ngữ - Đào tạo nghiệp vụ ngoại thương (quận 1), suốt 10 năm qua, gần 20 nhân viên không được đóng BHXH. Anh Bùi Thanh Tâm, một nhân viên của trường, đó gửi đơn khiếu nại đến cơ quan BHXH, đề nghị có biện pháp xử lý vì khi nghỉ việc, anh không được giải quyết các chế độ BHXH. Bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động: Bị bỏ mặc Theo quy định, người lao động có đóng BHXH, khi xảy ra tai nạn lao động thì cơ quan BHXH căn cứ vào tỷ lệ thương tật để giải quyết chế độ. Trong thực tế, khi những người lao động không được tham gia BHXH bị tai nạn thì doanh nghiệp chỉ bồi thường cho họ một ít tiền và sau đó cho nghỉ việc. Chị Vũ Thị Kim Dung, nhân viên phục vụ của doanh nghiệp tư nhân Vạn Tài (quận 1) làm việc đó được 4 tháng nhưng không được đóng BHXH. Vừa qua, trên đường đi giao hàng, chị bị tai nạn giao thông, chấn thương nặng. Chủ doanh nghiệp bỏ mặc chị và không giải quyết các quyền lợi theo quy định. Chị Dung đó nhờ các cơ quan chức năng hướng dẫn khởi kiện doanh nghiệp. Đầu tháng 4/2004, ông Lê Văn Châu ở tỉnh Vĩnh Long gửi đơn khởi kiện nhà thầu xây dựng Hiếu Thảo (quận 8). Trong khi làm việc cho nhà thầu trên, anh Lê Hồng Nhật, con trai ông Châu bị tai nạn lao động, ngó từ trên mái nhà xuống đất chấn thương trầm trọng và đó chết sau đó 2 tháng. Phía nhà thầu Hiếu Thảo phủi bỏ trách nhiệm, không bồi thường cũng như lo chi phí điều trị theo quy định. Đó vậy, trong khi đang làm việc anh Nhật không được chủ doanh nghiệp cho tham gia BHXH nên không nhận được các quyền lợi khi bị tai nạn lao động. 4. Tại tỉnh Cà Mau “Quyết liệt mở rộng đối tượng tham gia BHXH” Điểm lại những ngày hệ thống BHXHVN mới được thành lập, khi triển khai thực hiện Điều lệ BHXH, mặc dù diện lao động tham gia đó được mở rộng đến các DN thuộc thành phần kinh tế có sử dụng từ 10 lao động trở lên nhưng mới chỉ có 18.566 đơn vị sử dụng lao động với trên 2,2 triệu người lao động tham gia BHXH, số tiền đóng BHXH gần 788,5 tỷ đồng. Qua 10 năm xây dựng và củng cố phát triển hệ thống BHXHVN đó đạt được những thành tựu đáng khích lệ: số lao động tham gia BHXH năm sau nhiều hơn năm trước, phạm vi ngày càng được mở rộng, số thu BHXH ngày càng tăng, tính đến 31/12/2003 số lao động tham gia BHXH bắt buộc đó đạt gần 5,4 triệu người, số thu đó gấp hơn 10 lần tỷ đồng. Để đạt được những thành tựu đó một phần có sự quan tâm Đảng và Nhà nước (đó nhiều lần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với tỡnh hỡnh phỏt triển của đất nước) và một phần nhờ vào sự tích cực và lũng quyết tâm vượt khó khăn để tuyên truyền BHXH đến người lao động của từng tỉnh, quận, huyện, địa phương. Đối với tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Viết Tạo – GĐ BHXH tỉnh cho biết: Hiện nay chúng tôi đang tập trung vào việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên cái khó ở Cà Mau là các ngành công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, DN phần nhiều là quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động, hoạt động cầm chừng…Vì thế mà BHXH Cà Mau gặp không ít khó khăn trong việc khai thác thêm đối tượng. Để đạt được điều này, vừa qua BHXH Cà Mau đã báo cáo với UBND tỉnh và sau đó UBND tỉnh đó chỉ đạo Liên Đoàn Lao Động, Sở LĐ – TB&XH, BHXH,UBND các huyện cùng phối hợp thực hiện. Qua điều tra tại 1.200 đơn vị có đăng ký kinh doanh tại sở Kế hoạch và đầu tư, chúng tôi đó nắm được số lao động trong khu vực này có khoảng 4.000 lao động (bình quân mỗi đơn vị có khoảng 3 – 4 lao động); phần lớn các đơn vị kinh doanh làm ăn không ổn định, chủ yếu sử dụng lao động là người trong gia đình… nên thường dựa vào lý do này mà không tham gia BHXH. Trước tình hình đó, lãnh đạo BHXH Cà Mau vẫn quyết liệt chỉ đạo BHXH mỗi tỉnh triển khai thu ở khoảng 10 đơn vị để cố gắng năm nay vận động được 10% lao động (khoảng 400 người) tham gia BHXH và đặt ra yêu cầu không thể bỏ trắng địa bàn nào. Hiện nay cán bộ BHXH đang vận động, các đơn vị cũng đó hứa là sẽ tham gia dần trong năm, và bước đầu đó đăng ký thêm khoảng 400 lao động. KẾT LUẬN Như vậy BHXH không những bảo vệ được quyền lợi của lao động mà nó còn đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trải qua 10 năm phát triển quỹ bảo hiểm càng ngày càng lớn mạnh, nếu như quý 4/1995 tổng số thu BHXH toàn ngành mới đạt 788,5 tỷ đồng thì đến năm 2004 tổng số doanh thu đó đạt trên 12.000 tỷ đồng. Điều này cũng nói lên một điều ngày nay người lao động cũng như người sử dụng lao động đó hiểu mục đích cũng như quyền lợi của người tham gia BHXH. Nhưng đó cũng chỉ là số liệu được biểu hiện trên sổ sách, còn trên thực tế con số trốn đóng BHXH hay còn nợ đọng BHXH vẫn cao như một công ty khai thác công trình thuỷ lợi Quốc Oai nợ đọng tiền BHXH đó chiếm tới 196 triệu đồng trong số 202 triệu đồng nợ BHXH mà BHXH huyện Quốc Oai chưa thu được. Ngoài ra còn rất nhiều chủ doanh nghiệp (người sử dụng lao động) chỉ một chút lợi ích hay lợi nhuận cỏn con mà trốn đóng BHXH cho người lao động, rất nhiều trường hợp người lao động bị tai nạn trong khi lao động, khi trường hợp này xảy ra người sử dụng lao động chỉ bồi thường một ít tiền để người lao động chăm lo cho mình rồi bỏ mặc họ. Vậy chúng ta phải làm gỡ để khắc phục những tình trạng đó, rất nhiều phương pháp được áp dụng nhưng chúng ta vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn. Hi vọng trong một tương lai sắp tới chúng ta không cần bắt gặp những tình trạng đi khiếu nại như trong trường hợp của ông Lê Văn Châu, trốn và nợ đọng BHXH đã nói ở trên. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBH1020.doc
Tài liệu liên quan