Tiểu luận Biện chứng của quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta đến năm 2010

Để thành công trên con đường xây dựng CNXH thì việc xây dựng một nền kinh tế phát triển cao và ổn định là điều tất yếu . Mà cơ sở cho việc xây dựng một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững là áp dụng công nghệ mới ,phát triển kết cấú hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng ngùôn nhân lực. Như vậy không những chúng ta cần chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất như phát triển cơ sở hạ tầng đổi mới bộ máy nhà nước mà hơn thế nữa chúng ta cần chuẩn bị nguồn lực con người có trình độ khoa học kĩ thuật tốt ,có tư tưởng đạo đức vững vàng .Chuẩn bị được nguồn nhân lực tốt chúng ta sẽ thực hiện tốt quá trình cônng nghiệp hóa –hiện đại hóa và như vậy những thành quả của nó sẽ lại phục vụ cho con ngừoi tạo điều kiện cho con người ngày càng phát triển .Đây là động lực và điều kiện cho công nghiệp hóa –hiện đại hóa được diên ra nhanh hơn tốt hơn . Vai trò to lớn của con người trong quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa là không thể phủ định vì thế mà trong quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa –hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay có nhấn mạnh : “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững “

doc11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện chứng của quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta đến năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước vì vậy mà từ khi dựng nước cho đến nay tuy chúng ta gặp phải rất nhiều cuộc chiến tranh của bọn xâm lăng nhưng chúng ta đều thắng lợi, đều bảo vệ được độc lập tự do của tổ quốc.Làm thế nào mà chúng ta có thể làm được điều đó ? Có thể khẳng định rằng chúng ta làm được điều đó không những nhờ vào tài chỉ huy của các vị tướng tài của dân tộc mà còn nhờ vào sức mạnh của toàn dân .Như vậy ngay từ xa xưa sức mạnh của nhân dân - của nguồn lưc con người đã được sử dụng và phát huy có hiệu quả để bảo vệ đất nước khi có xâm lăng.Hơn thế nữa nguồn lực con người còn được sử dụng đễ xây dựng lại đất nước sau mỗi cuộc chiến như thế. Hiện nay chúng ta cũng vậy vừa trải qua một thời kỳ kháng chiến trường kỳ chống bọn giặc Pháp , Mỹ xâm lược không lâu , đất nước còn nghèo nàn lạc hậu ,.Vì vậy để thực hiện được lời dạy của Bác Hồ:”sánh vai cùng các cường quốc năm châu “.Đảng và nhà nước ta đã đưa ra chính sách công nghiêp hoá , hiên đại hoá đất nước. Đây là một chính sách lâu dài, để thực hiện nó thành công chúng ta cần tốn nhiều thời gian và công sức trong đó vai trò của con người là cực kì to lớn.Vậy chúng ta cần nhận thức như thế nào về vai trò của con người trong quá trinh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Chúng ta phải làm thế nào để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tốt nhất. Đây là một vấn đề lớn hiện nay của nước ta đang cần đươc quan tâm giải quyết. Em thấy rằng vấn đề này rất hấp dẫn và với tư cách là một sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân em thấy mình nên tìm hiểu làm rõ vấn đề này. Vì thế em đã chọn đề tài ”Biện chứng của quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta đến năm 2010”. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp em hoàn thành đề tài này.Măc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng vì thời gian có hạn và tầm hiểu biết còn hạn chế nên đề tài không chánh khỏi những thiếu sót.Vì vậy em mong thầy và những ai quan tâm đến đề tài này bổ sung và sửa chữa cho đề tài đươc hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn . II.NỘI DUNG Biện chứng của quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân lực theo lí luận vấn đề con người trong triét học Mác – Lênin và mối quan hệ giữa công nghiệp hoá - hiện đại hoá với phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. a.Khái niệm nguồn nhân lực theo ngân hàng thế giới . -Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người ( thể lực ,trí lực ,kỷ năng ,nghề nghiệp,v.v…) mà mỗi cá nhân sở hữu ,có thể huy động được trong quá trình sản xuất kinh doanh hay trong một hoạt động nào đó -Như vậy có thể hiểu nguồn lực con người là tổng thể các yếu tố thuộc vềthể chất ,tinh thần , đặc điểm ,phẩm chất, trình độ…tạo nên năng lực của con người , của cộng đồng người có thể sử dụng ,phát huy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và trong các hoạt động xã hội -Khi nói tới nguồn lực con người thì chính là nói tới con ngừoi với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên làm biến đổi xã hội.Nguồn lực con người là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực b.Các quan niệm về con người . Trong suốt quá trình phát triển của loài người cho đến nay co rất nhiều quan niệm khác nhau về con người. Nếu như trong thời cổ đại người ta cho rằng con người cũng như các vật chất khác dều sinh ra từ một nguyên tố cụ thể như nước lửa, kim mộc thuỷ hoả thổ…Con người được xem như là vật cao quý nhất trong trời đấtđược coi như là một tiểu vũ trụ thì thời trung cổ người ta cho rằng con người do một đấng siêu nhân tạo ra , tất cả số phận, niềm vui hạnh phúc nỗi buồn… cua con người đều do đấng siêu nhân quyết định Còn trong triết học Mác-Lênin quan niệm về con người được xem xét như sau: - Con người là gì? Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. Đúng như vậy, là con người ai cũng có bản tính sinh học, tính loài chính yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự khác nhau của con người. Vì vậy có thể nói rằng giới tự nhiên chính là thân thể hữu cơ của con người. nhưng con người lại được phân biệt với các loài khác của giới tự nhiên ở chỗ con nhười biết lao động, sử dụng tư liệu sản xuất để sản xuất phục vụ bản thân mình và từ đó giúp cho con người phát triển, đó chính là yếu tố hình thành tính xã hội của loài người. - Bản chất của con người là gì ? Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Con người luôn cụ thể, xác định, con người luôn sống trong hoàn cảnh lịnh sử cụ thể và trong hoàn cảnh đó để bộc lộ được bản chất của mình con người cần thông qua các hoạt động thực tiễn tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển tức con người phải quan hệ với nhau co như thế thi bản chất của con người mới có cơ hội bộc lộ . - Mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn canh lịch sử xã hội: Con người là chủ thể và la sản phẩm của lịch sử.Trong quá trình phát triển của minh con người dã tạo ra lich sửnhưng chính sự phát triển của lịch sử đã từng bước làm hoàn thiện hơn con người. c.Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa. Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay .Mà quá trình này có vai trò rất lớn đối với con người.Vậy trong quá trình này con người mà ở đây là con người xã hội chủ nghĩa cần có những điểm gì? Sau đây là bốn đặc trương mà con người xã hội chủ nghĩa phấn đấu xây dựng: - Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật , có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp , biết đánh giá chất lượng lao động , hiệu quả lao động của bản thân . Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hoá , có tình nghĩa với anh em, bạn bè mọi người xung quanh , biết được vị trí của mình trong từng mối quan hệ sản xuất và giải quyết đúng đặn được những mối quan hệ đó, thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức mọi mặt , ra sức rèn luyện sức khoẻ dảm bảo phát triển toàn diện cá nhân. Con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêu nước , thương dân, co tình thương yêu giai cấp , thương yêu đồng loại, sống nhân văn , nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa , bảo vệ những thành quả cách mạng ; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù. d. Đào tạo nguồn nhân lực. Công ngiệp hoá - hiện đại hoá không chỉ đòi hỏi phải có vốn , kỹ thuật, tài nguyên… mà còn phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó.Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công ngiệp hoá - hiện đại hoá bao gồm những con người có đức, có tài , thông minh sáng tạo, ham học hỏi, cò kiến thức, được đào tạo vững vàng về tay nghề và phẩm chất chính trị, có trình độ về quản lý, kinh doanh , lao động ngang tầm thế giới. Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công ngiệp hoá - hiện đại hoá coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển. Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các bộ nghiên cứu và triển khai công nghệ, cấp bộ quản lý, ngiệp vụ kinh tế , cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật,… Chính vì sự cần thiết và cấp bách của nền giáo duc v à đào tạo nên tại đại hội Đảng IX đã khẳng định: “ Cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Đổi mới hệ thống trường lớp , hệ thống giáo dục, thực hiện chuẩn hoá và xã hội hoá giáo dục. Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ, trường lớp nhà trẻ mẫu giáo trên mọi địa bàn đân cưđặc biệt là nông thôn và các vùng khó khăn. Tiếp tục củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục bâc tiểu học, đưa tin học, ngoại ngữ vào dạy ở cấp bậc tiểu học. Đẩy nhanh tiến dộ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tạo điều kiện cho các địa phươngcó khả năng thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thôn, thông qua việc mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hoá các loại hình trường phổ thông như phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp va dạy nghề… Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, khuyến khích mở rông và phát triển hệ thông trường lớp dạy nghề dân lập và tư thục nhằm trang bị chop thanh niên và những người lao động những kiến thức và kỹ năng lao động chung nhất tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn cao, có thể tiếp thu và teo kịp sự phát triển khoa học kỹ thuật của thời đại . Mở rộng và phát triển hợp lí quy mô giáo dục đào tạo cấp bậc Đại học. Phát triển các trường trọng điểm. Dần dần từng bước việc nối mạng internet ở các trường đại học, tạo điều kiện học tập và nghiên cứu trên mạng. Bên cạnh đó tăng cường giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng, lối sống…cho học sinh sinh viên. Điều này sẽ tạo ra một đội nhũ các bộ, người lao động có chuyên môn, có tay nghề cao, có đạo đức phục vụ tốt hơc quá trình công ngiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình giáo dục tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập, tăng cường mở rộng hơn nữa các trường nội trú, có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho học sinh sinh viên có năng khiếu, có hoàn cảnh khó khăn, có những chính sách tuyển chọn người tài để đào tạo.Tăng ngân sách nhà nước trong việc cử người đi đào tạo ở nước ngoài, khuyến khích du học tự túc… học phổ thông trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng từ trung học cơ sở. Bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục. “ (Trích theo văn kiện Đại hội Đảng I X) e. Tình hình công ngiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Nhân dân ta vừa đi ra khỏi chiến tranh chúng ta đang tiến hành xây dựng lại và phát triển đất nước, đưa đất nước đi lên làm theo lời dạy của Bác. Vì vậy mà nước ta đã thực hiện chính sách công ngiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng hiện nay cũng đã có nhiều thành tựu đáng kể. Đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trên tất cả các ngành, các lĩnh vực. Sản xuất ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao ngày càng tăng, lao động có tay nghề và được đào tạo ngày càng nhiều .Các ngành nông, lâm ngư nghiệp cũng có nhiều sự chuyển dịnh mạnh mẽ, dần dần đau khoa học kỹ thuật vào các ngành này . Công nghiệp cũng có sự thay đổi. Không những những ngành sử dụng nguồn lao động để tận dụng nguồn lao động được phát triển mà nhưng ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao cũng được chú trọng phát triển. Các ngành dịch vụ phát triển với tốc độ caonhư: bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, hàng không,… f. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công ngiệp hoá - hiện đại hoá. Trước hết phải khẳng định nguồn nhân lực con người là yếu tố quyết định nhất sự phát triển của tất cả các quốc gia, dân tộc trên các lĩnh vực.Quá trình công ngiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi sự phát triển của khoa học công nghệ. Mà con người chính là chủ thể là tác nhân trực tiếp khiến cho khoa học công nghệ phát triển dựa vào sức sáng tạo của mình. Khi khoa học công nghệ phát triển thì chỉ có con người mới có thể sử dụng chúng vào quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Chỉ có con người khi tác động vào các nguồn lực khác thì mới có thể biến chúng ở dạng tiềm năng, khách thể thành dạng có ích, có thể khai thác sử dụng được. Như vậy thông qua sự tác động của con người thì các nguồn lực khác sẽ được nhân lên gấp bội vai trò của mình. Các nguồn lực khác càng khai thác thí càng cạn kiệt còn nguồn lực con ngườicàng khai thác lại càng phát triển. Vì những vai trò to lớn trên của nguồn lực con người mà văn kiện đại hội Đảng nhiều khoá đã khẳng định : + Tại đại hội VIII của Đảngkhẳng định:” lấy viêc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bên vững”. + Tại đại hội IX của Đảng khẳng định “con người và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công ngiệp hoá - hiện đại hoá “ Vai trò của con người trong quá trình công nghiềp hóa –hiện đại hóa quan trọng như vậy nhưng ta cũng phải thấy rằng nếu công nghiệp hóa –hiẹn đại hóa được thuận lợi,có nhiều thành quả tốt thì chính những thành quã áy sẽ quay trở lại phục vụ cho cuộc sống của con người . Và khi đời sống được nâng cao thì con người lại càng có điều kiện để nghiên cứu ,phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống của chính mình .Đièu đó sẽ gop phần cho khoa học kỹ thuật phát triẽnhơn nữa. 2.Thực trạng nguồn nhân lực. Về số lượng : + Số liệu điều tra lao động và việc làm 7/2000 cho thấy ở Việt Nam dân số ở tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) la 46,2 triệu người. Chiếm 59% dân số (năm 1989 là 55%). Việt Nam đang chuyển từ giai đoạn cấu trúc dân số trẻ sang “dân số vàng”, đó là thời kỳ tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở mức cảotong khi tỉ lệ dân số sống phụ thuộc giảm (số trẻ em giảm dần và tỉ lệ già tăng cao). Dự báo dân số Việt Nam trong hai thập kỉ đầu tiên của thế kỷ 21sẽ duy trì “cơ cấu dân số vàng” với tỉ lệ trong tuổi lao động tiếp tục tăngvà đạt đỉnh cao nhất là gần 70%vào năm 2009. Trong 10 năm (từ1999 đến 2009) mỗi năm có thêm 1,8 triệu ngườibước vào độ tuổi lao động trong khi đó người bước ra khỏi tuổi lao động chỉ có 0,35%. Dự tính 10 năm tới, mức tăng dân số trong tuổi lao động bình quân là 2,5% /năm trong khi tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1% / năm. Đây là mức tăng nguồn nhân lựccao nhất đến nay trong lịch sử dân số Việt Nam. Đó là tiềm năng, cơ hội lớn về nguồn nhân lực va cũng là thách thức lớn về vấn đề giải quyết việc làm. + Với số lượng nguồn lao động như vậy dã tạo ra áp lực lớn về việc làm trong hai thập kỉ đầu thế kỉ 21 như tỉ lệ thất nghiệp tăng, hơn thế nữa một số lao động thất nghiệp rơi vào nhóm lao động trẻ được đào tạo, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Về chất lượng. + Về dinh dưỡng, sức khoẻ. Nguồn lao động trong nước ta hiện nay. Hiện nay ở nước ta cứ ba trẻ em (dưới 15 tuổi) thì có một em bị suy dinh dưỡng. Theo nghiên cứu cho thấy thanh niên Việt Nam tiến bộ rất chậm trong nhiều năm qua. Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam vào cuối thập kỉ20 chỉ từ 1m61 – 1m62 (so với 1m60 vào những năm 50) Trong khi tiêu chí chung của các nước phát triển là chiều cảotung bình của nam thanh niên cứ sau 1cm và năng thêm 1kg. Trong khi ở những vùng khó khăn tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng là 2/3 thì ở một số trường học ở hà Nội và thanh phố hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ học sinh beo phì la 2-4%. Tình trang lây nhiễm HIV- AIDS tiép tục co xu hướng gia tăng và lây lan vào cộng đồng hơn 26.000 người bị nhiễm HIV-AIDS có khỏng gần 50% ở độ tuổi thanh thiếu niên. + Về trinh độ chuyên môn. Theo báo cáo kết quả của tổng cục điều tra dân số (4/1999): trong tổng số lao động từ 13 tuổi trở nên, 92,4% là không có trình độ chuyên môn. Tình trạng đào tạo nguồn lao động bất hợp lý. 1979 cứ 1 cán bộ đại học, cao đẳng, có 2,2 cán bộ trung học chuyên nghiệp công nhân kỹ thuật đến năm 1997 tỷ lệ đó la 1 - 1,5 - 1,7 trong khi tại các nước phát triển cứ một thầy có 10 thợ thì ở nước ta 1 thầy chỉ có 1,7 thợ. Trong khi sinh viên đại học tăng thi công nhân kỹ thuật giảm mà hiên nay ở các khu công nghiệp của nước ta đang đòi hỏi rất nhiều công nhân kỹ thuật thì chúng ta lại không đào tạo đủ còn số lượng trí thức hiện nay dư thừa rất nhiều. b.Các phương hướng, mục tiêu phát triên,sử dụng nguồn nhân lực đên năm 2010. -Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta có nhiều cơ hội thuận lợi để tăng trưởng và phát triển kinh tế, từ đó tạo ra cơ sở vật chất và nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội công bằng và tiến bộ; đồng thời, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do xuất phát từ nước nông nghiệp lạc hậu, có trình độ phát triển thấp. Đại hội IX của Đảng đã vạch ra các chiến lược, đường lối để phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, trong đó vấn đề phát triển con người được coi là một trong những nhiệm vụ chủ yếu: "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm" và "giải quyết hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc; tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn". -Một số mục tiêu phát triển nguồn lực con người đến năm 2010 của nước ta là: giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,1%; dân số cả nước không quá 88 triệu người; hạ tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh xuống còn 25%, tỷ lệ chết của mẹ liên quan đến thai sản còn 70/100 000 trẻ sinh ra còn sống; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 25%; nâng tuổi thọ trung bình của dân số lên 71; nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên khoảng 40%; chỉ số HDI đạt từ 0,700 - 0,750; chỉ số GDI đạt 0,700. (Trích theo Tạp chí cộng sản số 59-2004) c. Các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển và sủu dụng nguồn nhân lực đên năm 2010. - Tiếp tục thực hiện chương trình kế hoạch hóa dân số, tạo ra quy mô, cơ cấu dân số và nguồn nhân lực hợp lý trong những năm tới. - Đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao sức cạnh tranh của người lao động; trong đó chú trọng công tác giáo dục, đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa và đa dạng hóa hình thức đào tạo, nâng cao sức khỏe, năng suất, chất lượng làm việc và tăng thu nhập cho người lao động; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lao động đã qua đào tạo và có chính sách khuyến khích họ phát triển tài năng; tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào cải thiện môi trường lao động, bảo đảm vệ sinh lao động cho lực lượng lao động xã hội. - Xây dựng và thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề; nâng cao hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm và có chính sách ưu đãi, khuyến khích họ trong công tác phát triển nguồn nhân lực. - Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; áp dụng các chính sách bảo hiểm bắt buộc, chính sách di dân, định canh, định cư và đô thị hóa; giải quyết việc làm và lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, hiệu quả và có tính cạnh tranh; phát triển hệ thống luật pháp, tiếp tục xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trích theo Tạp chí cộng sản số 59-2004) III-LỜI KẾT Để thành công trên con đường xây dựng CNXH thì việc xây dựng một nền kinh tế phát triển cao và ổn định là điều tất yếu . Mà cơ sở cho việc xây dựng một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững là áp dụng công nghệ mới ,phát triển kết cấú hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng ngùôn nhân lực. Như vậy không những chúng ta cần chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất như phát triển cơ sở hạ tầng đổi mới bộ máy nhà nước …mà hơn thế nữa chúng ta cần chuẩn bị nguồn lực con người có trình độ khoa học kĩ thuật tốt ,có tư tưởng đạo đức vững vàng .Chuẩn bị được nguồn nhân lực tốt chúng ta sẽ thực hiện tốt quá trình cônng nghiệp hóa –hiện đại hóa và như vậy những thành quả của nó sẽ lại phục vụ cho con ngừoi tạo điều kiện cho con người ngày càng phát triển .Đây là động lực và điều kiện cho công nghiệp hóa –hiện đại hóa được diên ra nhanh hơn tốt hơn . Vai trò to lớn của con người trong quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa là không thể phủ định vì thế mà trong quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa –hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay có nhấn mạnh : “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững “

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35814.doc
Tài liệu liên quan