Tiểu luận Các cơ cấu tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học trên thế giới

Mục lục I. Khái quát 1 II. Các tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học trên thế giới 2 1. Trường Đại học Leiden - Hà Lan 2 (a) Viện nghiên cứu Hán học 3 (b) Trung tâm nghiên cứu văn hiến Trung Quốc hiện đại 6 (c) Thư viện sách của viện nghiên cứu Hán học của Đại học Leiden 7 2. Cơ cấu nghiên cứu Trung Quốc học ở Singapore 7 (a) Hội học thuật Nam Dương của Singapore 7 (b) Hội học thuật Trung Quốc học của Singapore 7 (c) Hội học thuật Châu Á của Singapore 8 (d) Trung tâm di sản Trung Quốc 8 (e) Cục nghiên cứu Đông Á của Singapore 8 3. Các cơ cấu nghiên cứu tại Việt Nam 8 3.1 Viện nghiên cứu Trung Quốc (Instute for China Studies) 8 3.2. Viện nghiên cứu Hán Nôm (Institute for Han – Nom) 9 3.3. Hệ thống các trường cao đẳng 10 4. Học viện Magdalene Trường đại học Cambridge - Anh 12 III. Kết luận 13

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các cơ cấu tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các cơ cấu tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học trên thế giới I. Khái quát “Trung Quốc học” hay còn dịch là “Hán học” chỉ sự nghiên cứu tổng hợp về Trung Quốc ở nước ngoài, nói chung không bao gồm trong đó việc nghiên cứu Trung Quốc của người nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tranh cãi trong việc dịch là “Trung Quốc học” hay “Hán học”. Nhiều nhà nghiên cứu đồng nhất quan điểm cho rằng: “Hán học” là chỉ việc nghiên cứu Trung Quốc thời kỳ đầu; nghiên cứu ngôn ngữ văn tự tiếng Hán, thông qua việc đọc sách cổ của Trung quốc để hiểu biết nền văn minh Trung Quốc; còn “Trung Quốc học” là Trung Quốc hiện đại. Sự phân biệt này không chỉ là vấn đề phiên dịch mà nó vốn tồn tại trong việc nghiên cứu Trung Quốc ở nước ngoài. Nghiên cứu Trung Quốc học trên thế giới chủ yếu là Trung Quốc học Âu - Mỹ, Trung Quốc học ở Nhật Bản. Năm 1814, trong trường đại học của Pháp, bắt đầu giảng dạy về Trung Quốc học đầu tiên. Nửa đầu thế kỷ XIX, Pháp, Anh lần lượt thành lập “Học hội Châu Á” và phát hành tạp chí. Trung Quốc học ở Nga ra đời muộn hơn Tây Âu, ban đầu chỉ là những tác phẩm được viết do các nhà ngoại giao và các giáo sĩ, mãi đến đầu thế lỷ XIX Trung Quốc ở Nga mới có sự phát triển rõ rệt. Năm 1837, Đại học Kazan và năm 1855 đại học Pêtecbua đã thành lập khoa nghiên cứu và giảng dạy Hán ngữ và Mãn ngữ. Trung Quốc học ở Mỹ hình thành muộn hơn, vào năm 30 của thế kỷ XIX và chủ yếu chịu ảnh hưởng của phương Tây. Trung Quốc học ở Âu - Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc học ở Tây Âu, đến nửa sau thế kỷ XIX dần phát triển thành một bộ môn khoa học tổng hợp của thời cận đại. Đầu tiên là thay đổi phương pháp nghiên cứu, nhấn mạnh việc khảo cứu khoa học đối với sử liệu của Trung Quốc, yêu cầu thành quả ngiên cứu phải xây dựng trên cơ sở tài liệu đáng tin cậy. Tiếp theo là bồi dưỡng nhân tài nghiên cứu và cải tiến chương trình giảng dạy. Thời kỳ này một số trường Đại học lớn ở Tây Âu đều áp dụng cách làm trên như đai học Oxford (1876), đại học London (1877), đại học Cambridge (1888) của Anh, trường Hán ngữ hiện đại phương Đông của Pháp (1881), đại học Hambourg của Đức (1909)... II. Các tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học trên thế giới Nghiên cứu về trung Quốc được thế giới rất quan tâm và coi đó là một môn khoa học. Sở dĩ như vậy là do nền văn minh Trung Hoa là một bộ phận quan trọng của nền văn minh thế giới. Phương Tây coi Trung Quốc học là một chuyên ngành quan trọng nhất trong ngành Đông Phương học. Có thể kể ra một số nhà Trung Quốc học trên thế giới như: nhà Trung Quốc học người Bỉ Simon Leys, viện trưởng viện Viễn Đông Nga Titarenko, nhà Trung Quốc học Jean Phillipe trường đại học Maine của Pháp, nhà Trung Quốc học người Nhật Bản Kojima Tomoyuki, giáo sư Glen Dudbridge người Anh, giáo sư Erik Zurcher- Viện trưởng viện Hán học trường Đại học Leiden Hà Lan.... Sau đây xin giới thiệu một vài tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học trên thế giới như Viện Hán học thuộc trường đaị học Leiden Hà Lan, học viện Magdalene thuộc trường đại học Cambridge Anh, các tổ chức nghiên cứu Trung quốc ở Singapore. Trường đại học Leiden - Hà Lan Vào thế kỷ XVII, các thương buôn người Hà Lan đã dong buồm đến phương Đông để mua tơ lụa, trà và đồ gốm sứ Trung Quốc mang về Châu Âu. Quá trình phát triển phồn thịnh của thương mại và sự bành trướng mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân đã thúc đẩy ngành Hán học Hà Lan sớm hình thành và phát triển. Bắt đầu xây dựng vào 8-2-1575, Đại học Leiden là trường đại học lâu đời nhất của Hà Lan, nghiên cứu khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên của trường rất phát triển. Trong lịch sử có rất nhiều học giả nổi tiếng. Đại học Leiden trải qua hơn 400 năm phát triển đã trở thành trường đại học nổi tiếng, có ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới. Đại học Leiden còn có tên gọi “ Trung tâm Hán học Châu Âu”. Năm 1851 trường đại học Leiden đã thành lập chuyên ngành Trung văn, năm 1876 thành lập chức vị giáo sư Hán học bậc nhất, tổ chức toạ đàm về văn hoá và ngôn ngữ Trung Quốc. Những năm 30 và 60 của thế kỉ XX căn cứ vào sự đòi hỏi của tình hình phát triển lần lượt xây dựng cơ cấu các chuyên ngành học thuật nghiên cứu Trung Quốc như viện nghiên cứu Hán học, trung tâm nghiên cứu văn hiến Trung Quốc hiện đại cùng với đại học Bắc Kinh Trung Quốc, đại học ngôn ngữ Bắc Kinh, đại học Hạ Môn, đại học Đài Loan, đại học sư phạm Đài Loan của Trung Quốc… ký hiệp thương hợp tác, triển khai sự hợp tác và giao lưu giữa các học giả và học sinh. (a) Viện nghiên cứu Hán học Viện nghiên cứu Hán học trực thuộc đại học Leiden, còn có tên là khoa ngôn ngữ văn hoá Trung Quốc hay khoa Hán học, được thành lập năm 1930. Phạm vi nghiên cứu và hoạt động giảng dạy về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo và lịch sử Trung Quốc, bao gồm tiến hành hạng mục nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu sinh, xuất bản sách định kì, tổ chức toạ đàm học thuật và hội nghị chuyên đề nghiên cứu và thảo luận… Viện trưởng đầu tiên của viện nghiên cứu Hán học là Đới Văn Đạt, sau là Hà Tứ Duy, Hứa Lý Hoà,Y Lí Đức, Kha lôi, Traị Kì và Thi Châu Nhân… Các viện trưởng của viện nghiên cứu Hán học đều là học giả nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu Hán học, nghiên cứu Trung Quốc và có những cống hiến quan trọng cho sự phát triển của nghiên cứu Trung Quốc tại Hà Lan. Viện nghiên cứu Hán học thuộc đại học Leiden có quá trình phát triển hơn 70 năm trong việc bồi dưỡng, huấn luyện rất nhiều nhân tài trong nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc. Trong viện đã có một số người trở thành lực lượng trung kiên và nòng cốt để nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc của Hà Lan như: Hà Tứ Duy, Hứa Lí Hoà, Phất Mĩ Nhĩ, Kha Lôi… cũng có một số người đến tận sau này tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc như: Y Lí Đức, Trại Kì, Hạ Mạnh Hiểu… Hiện nay, Viện nghiên cứu Hán học của Đại học Leiden mở ra một dự án mới: khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ. Dự án Khám phá văn minh Trung Hoa bằng hình ảnh dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Zurcher đã triển khai được sáu năm. Trong sáu năm qua, nhóm biên tập, đặc biệt là TS. Ellen Uitzinger đã huy động, mượn hoặc mua các tư liệu từ các bảo tàng, học viện khắp thế giới và đã hoàn thành bốn bộ phim (dung lượng 4-6 giờ) về “Thế giới văn tự”, “Trung Quốc và thế giới bên ngoài”, “Trung Quốc và Châu Âu”, “Trung tâm của đế quốc”. Trong mỗi bộ phim đều được phân thành các chuyên đề nhỏ hơn. Ngoài ra, nhóm còn hoàn thành bộ phim “Tổng quan lịch sử Trung Quốc” dài 12 giờ và đang tiến hành bộ phim về “Phật giáo Trung Hoa” và “Đời sống cung đình Trung Hoa”. Giáo sư Zurcher tiết lộ có khoảng 20.000 hình ảnh trong ngân hàng tư liệu của mình. Giáo sư Zurcher khẳng định câu nói của Khổng Tử “ngã dục vô ngôn” là cảnh giới cao nhất của dự án. Các chuyên gia tập hợp và thiết kế trình bày (trung bình 300 hình trong 45 phút, mỗi bức không quá 15 giây) nhằm kích thích và gây ấn tượng trực tiếp cho người xem, không giống với phương pháp giảng dạy truyền thống bằng phim đèn chiếu hay phải giải thích dài dòng. Các bộ phim thường chiếu ở Viện nghiên cứu Hán học Leiden, được sinh viên đón nhận nồng nhiệt. Giáo sư Zurcher đã mang các bộ phim tài liệu này phổ biến rộng khắp cho các học viện trên thế giới để tìm đối tác. Bước tiếp theo là làm sao lưu giữ và sử dụng bộ tài liệu này hữu hiệu nhất. Hiện tại, công ty Philips của Hà Lan đã công bố loại đĩa CD công nghệ mới có thể chứa đến 50.000 hình ảnh. Khi các chuyên gia Hán học và máy tính kết hợp cùng nhau, một ngày nào đó chúng ta có thể bước vào thư viện, ấn vài nút, truy cập để tìm các loại tài liệu cần thiết. Ví dụ tìm từ “đôi chân” của người Trung Quốc chẳng hạn, chỉ vài thao tác lập tức các phần có liên qua đến “chân”, “giày” trong tất cả các lĩnh vực từ sách vở đến văn học, nghệ thuật từ khắp các bảo tàng hay thư viện trên toàn thế giới sẽ xuất hiện trong tích tắc. Viện nghiên cứu Hán học Leiden kết hợp với Đài truyền hình phát sóng chương trình “Ẩm thực Trung Hoa” và chương trình tiếng Trung Quốc “Chào bạn!” (你好!). Lượng khán giả đón xem không thua kém gì xem bóng đá, một tuần sau khi phát chương trình ẩm thực ấy, tất cả dụng cụ nấu ăn món Trung Hoa trong các cửa hàng đều bán sạch. Giáo sư Zurcher cho biết “chúng ta phải tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc triển lãm và chương trình để giới thiệu văn hóa Trung Hoa đến với công chúng. Đây là điều hết sức cần thiết và cũng là mục đích của công việc nghiên cứu Hán học mà chúng tôi theo đuổi suốt đời”. (b) Trung tâm nghiên cưú văn hiến Trung Quốc hiện đại Được thành lập năm 1969 thuộc viện nghiên cứu Hán học đại học Leiden, chủ yếu nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc hiện đại. Trung tâm này tham dự vào kế hoạch nghiên cứu Trung Quốc hiện đại cùng với Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ với viện nghiên cứu An Nhân. Mỗi năm trung tâm tổ chức 1 - 2 lần thảo luận liên quan đến lĩnh vực phát triển riêng và mới nhất của Trung Quốc, hay hội thảo quốc tế về các vấn đề nóng hay thảo luận học thuật, thường mời các chuyên gia đến từ Trung Quốc để thuyết trình các chuyên đề về Trung Quốc. Trước đây, trung tâm có 6 nhân viên đảm nhận chức vụ cố định, họ không chỉ nghiên cứu mà còn tham gia giảng dạy và đào tạo nghiên cứu sinh cho các viện nghiên cứu Hán học trong và ngoài nước, nội dung là sự phát triển kinh tế chính trị, xã hội Trung Quốc, lịch sử, pháp luật và các quan hệ ngoại giao… Trung tâm đã nhận được kinh phí tài trợ của bộ khoa học giáo dục và đại học Leiden của Hà lan, ngoài ra có quan hệ hợp tác với các tổ chức chính phủ Châu Âu và Trung Quốc, đại học và xí nghiệp quốc doanh lập lên rất phổ biến. (c) Thư viện sách của viện nghiên cứu Hán học của đại học Leiden Thư viện này được chính thức xây dựng vào năm 1930 là thư viện nghiên cứu Hán học duy nhất của Hà Lan và cũng là một trong những thư viện chủ yếu nghiên cứu Hán học ở phương Tây. Lãnh đạo của thư viện gồm có Ước Ân Khắc, A Khắc… Quy mô của thư viện rất nhỏ, sách Trung văn có 850 cuốn, sách Tây văn có 500 cuốn. Nhưng đến năm 1980, thư viện đã có tới 16 vạn sách Trung văn,2 vạn sách Tây văn. Đến 1989,sách Trung văn là 20 vạn cuốn, sách Tây văn là 2,3 vạn cuốn. Ngoài ra trong thư viện còn có 5000 cuốn sách về Nhật Bản. Thư viện có 6 kho sách kinh đặc biệt là: kho sách Cao La Bội Tạng, kho Trân Tạng Bản, kho Tuyến Trang, kho Địa Phương Chí, kho Trung Quốc Giáo Hội và kho Gia Tộc Tôn Phổ. Thư viện sách của viện nghiên cứu Hán học còn xây dựng mục lục sách Trung văn trực tuyến bao gồm 8 vạn sách và 700 loại tin tức báo chí định kì. Cơ cấu nghiên cứu Trung Quốc học ở Singapore Các đoàn thể và các cơ quan nghiên cứu trung Quốc học ở Singopore có: hội học thuật Nam Dương của Singapore, hội học thuật Trung Quốc , hội học thuật nghiên cứu Châu Á , hội học thuật nghiên cứu Châu Á … (a) Hội học thuật Nam Dương của Singapore Do Diêu Nam, Hứa Vân Tiêu và 7 người khác cùng xây dựng vào năm 1940, là tổ chức nghiên cứu Trung Quốc sớm nhất của Singapore. Hội lúc đầu có tên là hội học thuật trung Quốc Nam Dương đầu tiên, năm 1958 đổi tên thành hội Nam Dương. Trọng điểm nghiên cứu của hội Nam Dương là văn hoá, xuất bản” học báo Nam Dương”. (b) Hội học thuật Trung Quốc học của Singapore Hội học thuộc này trung tâm nghiên cứu xã hội nhân văn của Singapore, thành lập năm 1949. Người khởi xướng là Lý Thiêu Mậu, Trịnh Huệ Minh, Trương Liệt Sinh, Ngô Phật Cát… Năm 1956 hội học thuật tổ chức viện nghệ thuật học Singapore. (c) Hội học thuật Châu Á của Singapore Thành lập năm 1982, đến năm 2000 hiệp hội đã xuất bản án phẩm song ngữ nghiên cứu Châu Á” văn hoá Châu Á” gồm 23 tập, 10 tủ sách, 5 tủ về lịch sử Đông nam Á, 6 tủ sách học thuật Anh văn.., (d) Trung tâm di sản Trung Quốc Thành lập năm 1995, chịu sự quản lý của đại học Nam Dương. Trung tâm này chủ yếu nghiên cứu các vấn đề trung Quốc của nước ngoài biên tập, xuất Bách khoa toàn thư về Trng Quốc của nước ngoài… Tháng 9/2003, trung tâm tư liệu về di sản Trung Quốc có nhiều cuốn sách rất nổi tiếng. (e) Cục nghiên cứu Đông Á của Singapore Thành lập tháng 4/1997. Đội ngũ nghiên cứu của cục nghiên cứu của cục nghiên cứu Đông Á ở Singapore có trình độ cao, nhân viên nghiên cứu có khả năng nghiên cứu các vấn đề chủ yếu của Trung Quốc. Có 23 người nghiên cứu, có 17 người nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc, những người này có học thuật tương đối cao. Các cơ cấu nghiên cứu tại Việt Nam Cơ cấu nghiên cứu và các đơn vị giảng dạy chủ yếu của nghiên cứu Trung Quốc học Việt nam đến từ 3 hệ thống. Xin giới thiệu tình hình, cơ cấu nghiên cứu của 3 hệ thống này 3.1Viện nghiên cứu Trung Quốc (Instute for China Studies) Viện thành lập ngày 13/09/1993, có chức năng nghiên cứu cơ bản về Trung Quốc; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về Trung Quốc học; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của đất nước; góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam và Trung Quốc. Từ năm 2003 trở lại đây có tên là “Viện nghiên cứu Trung Quốc” (Centre for China Studies). Đây là một trong những hệ thống đầu tiên đồng thời cũng là hệ thống nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc lớn nhất ở Việt Nam. Nhân viên nghiên cứu của viện thuộc về biên chế nhà nước, trước đây có 37 nhân viên trong đó có 30 người là người nghiên cứu. Hiện nay viện sắp xếp có 8 phòng nghiên cứu là: 1. Phòng Nghiên cứu Tổng hợp về Trung Quốc 2. Phòng Nghiên cứu Văn hóa- Lịch sử Trung Quốc 3. Phòng Nghiên cứu Chính trị - Trung Quốc 4. Phòng Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc 5. Phòng Nghiên cứu Xã hội Trung Quốc 6. Phòng Nghiên cứu Quan hệ đối ngoại Trung Quốc 7. Phòng Nghiên cứu Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 8. Trung tâm Nghiên cứu Đài Loan Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm một mặt sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp; đồng thời khai thác các nguồn tài trợ khác nhau để bổ sung, trao đổi, tiến tới xây dựng một kho tư liệu phong phú về Trung Quốc học. vì vậy, đến nay, kho tư liệu của Trung tâm đã lưu trữ được hơn  6.000 đầu sách và tư liệu các loại, hơn 200 tạp chí và báo các loại. Số tư liệu này đã được tin học hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, tiện lợi cho việc quản lý và tra cứu. Ngoài ra, hai năm gần đây, Trung tâm đã thực hiện nối mạng với Tân Hoa xã Trung Quốc và một số đơn vị nghiên cứu về Trung Quốc ở nước ngoài, góp phần cập nhật hóa và đa dạng hóa nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu. Vì vậy, Thư viện của Trung tâm hàng năm đón tiếp hàng nghìn lượt đọc giả đến đọc, tra cứu và tham khảo tài liệu. 3.2.Viện nghiên cứu Hán Nôm (Institute for Han – Nom) Viện thành lập năm 1970, tên gọi lúc đó là “Bộ Hán Nôm viện nghiên cứu văn học, lịch sử và địa lí” ( Department of Han – Nom), 1979 đổi thành tên gọi như bây giờ. 1993 thành lập trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia, sau này quy tất cả lại thành một viện nghiên cứu. Phạm vi chức năng chủ yếu của viện nghiên cứu Hán Nôm là thu thập tài liệu Hán Nôm trong nước, nghiên cứu, phân tích và xuất bản tài liệu Hán Nôm, bồi dưỡng nhân viên nghiên cứu Hán Nôm. Theo viện trưởng Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu: Văn hiến được viện cất giữ mấy ngàn bộ, chủ yếu là những tác phẩm Việt Nam cổ đại và trung cận đại. Hiện nay chỉ có một số ít được phiên dịch thành mấy trăm bộ, đại đa số văn hiến đang trong quá trình phiên dịch và khảo chứng. Do những văn hiến Hán Nôm này được viết thành từ rất nhiều chữ hán cổ cho nên những học giả của viện Hán Nôm đều có những nhận thức rất thuần thục về Hán ngữ cổ. nhưng họ đã dùng những âm Hán Việt để phát âm. Trong những tài liệu Hán Nôm này có một phần ghi chép và đăng tải về các lịch sử cổ đại Việt Nam, có khi tác phẩm được viết thành từ chữ Hán Nôm. Đại bộ phận thì chúng đều tương quan với văn học cổ đại Trung Quốc, ví dụ như với triết học Trung Quốc, lịch sử, văn học, văn hoá, nho gia. Ngoài ra còn có những tài liệu ghi chép về quá trình giao lưu văn hoá, kinh tế, chính trị Việt – Trung. Những viện, trung tâm nghiên cứu chủ yếu bao gồm: + Viện nghiên cứu lịch sử + Viện Khoa học xã hội Việt Nam + Viện nghiên cứu triết học + Viện nghiên cứu văn học. 3.3.Hệ thống các trường Cao đẳng Năm 1991 sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, việc giảng dạy Trung quốc học đã có vị trí quan trọng trong hệ thống giảng dạy chung của nền giáo dục. Nhiều trường học đã thành lập nên các cơ cấu nghiên cứu những vấn đề Trung Quốc, càng ngày càng có nhiều trường kết hợp giữa giảng dạy Hán ngữ và nghiên cứu khoa học. Các đơn vị cơ bản gồm có: A.Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Chuyên ngành Trung Quốc học - Khoa Đông Phương học - Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường giảng dạy về Trung Quốc rất toàn diện, bao gồm Hán ngữ hiện đại, Hán ngữ cổ đại, Hán Nôm… Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc được thành lập năm 1995, đây là một tổ chức phi chính phủ, kinh phí tự túc, nhiều thành viên là các giáo viên giảng dạy trong các trường đại học Nội dung nghiên cứu của trung tâm này là thiên về các lĩnh vực truyền thống như: lịch sử, triết học, văn học…Nội dung hoạt động là giảng dạy, nghiên cứu và thảo luận, phân tích tác phẩm Trung Quốc để có thể tổ chức và tham gia những hội thảo nghiên cứu. Thế nhưng do kinh phí tương đối hạn hẹp nên các hoạt động triển khai tương đối ít. B.Khoa Đông Phương - Đại học ngoại ngữ Quốc gia Hà Nội Khoa lấy công việc giảng dạy Hán ngữ làm nền móng cho giáo dục tri thức về Trung Quốc học. Trường hợp tác giảng dạy với các trường đại học, cao đẳng Quảng Tây và nhiều nơi khác, kết hợp bồi dưỡng nhân tài ngoại ngữ. C. Chuyên ngành Trung văn – Khoa Đông Phương - Đại học KHXH và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Được thành lập vào năm 1997, với tên gọi Bộ môn Ngữ văn Trung Quốc, trên cơ sở sát nhập từ bộ môn ngữ văn ngữ văn Trung Quốc( thuộc khoa ngữ văn) và bộ môn Trung Quốc học( thuộc khoa đông phương học). Tháng 4/1999 chính thức thành lập khoa với tên gọi Ngữ văn Trung Quốc cho đến ngày nay. Cơ cấu tổ chức hiện nay gồm: + Ban chủ nhiệm gồm có: Trưởng khoa Trần Anh Tuấn Phó trưởng khoa: Ths. Nguyễn Minh Thuý Ths. Cao Thị Quỳnh Hoa +Công đoàn khoa: chủ tịch: Ths. Cao Thị Quỳnh Hoa +Chuyên trách công tac sinh viên: Ths. Nguyễn Minh Thuý D. Khoa Trung văn - Đại học ngoại ngữ Hồ Chí Minh Khoa chủ yếu làm công tác giảng dạy Hán ngữ. Có một số trường đại học khác ở thành phố Hồ Chí Minh cũng giảng dạy Hán ngữ bằng tiếng Hán như chuyên ngành Trung văn – Khoa Đông Phương học - Đại học thông tin ngoại ngữ thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hồng Bàng, Đại học Hùng Vương… Tổng cộng có 7, 8 khoa ngoại ngữ của các trường Đại học Dân lập thiết lập giảng dạy Trung văn. Ngoài ra toàn đất nước Việt Nam có khoảng trên 100 vạn người Hoa sinh sống, trong đó trên 50% sống ở Hồ Chí Minh, quận 5 là khu vực tập trung đông nhất. Ở đây ngoài các trường Hán ngữ và trung tâm đào tạo, Hán ngữ còn được giảng dạy ở các trường trung học phổ thông. Học viện Magdalene trường đại học Cambridge - Anh Nghiên cứu Tây Du Ký – hứng thú cả đời của ông. Vốn thích văn học, xu thế nghiên cứu Trung Quốc vào thời đó tập trung chủ yếu vào văn học và kịch nghệ (hí khúc). Vì vậy, khi lên năm thứ ba, ông vinh dự làm học sinh của giáo sư Trương Tâm Thương (张心沧H. C. Chang – giáo sư tốt nghiệp Đại học Quang Hoa ở Thượng Hải, sau đó di cư sang Anh Quốc học nâng cao và lấy bằng tiến sĩ ngữ văn, đã giảng dạy tại Đại học Cambridge hơn 30 năm). Việc chọn tác phẩm Tây Du Ký làm luận án tiến sĩ của t ông là kết quả của những cuộc trò chuyện với vị giáo sư này. Dĩ nhiên, khi bắt đầu ông không biết chính xác hướng đi cho luận án nhưng dần d ần ông nhận ra điều thu hút nhất không phải là 100 chương của cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký mà là nó đã hình thành và diễn biến như thế nào. Thế nên luận án của tôi và cũng là cuốn sách đầu tiên của tôi xuất bản năm 1970 chính là về tiểu thuyết Tây Du Ký. Quyển sách thứ hai của ông “Diệu Thiện Truyền Thuyết” (妙善传说). Đại ý của câu chuyện này như sau: Công chúa Diệu Thiện là con gái thư ba của vua Diệu Trang Vương (妙庄王) vốn chỉ niệm Phật ăn chay mà không chịu lấy chồng. Người cha phẫn nộ đuổi nàng đi khỏi nhà. Nàng vào làm khổ sai ở một ngôi am tự. Người cha thấy con vẫn không thay đổi ý định đành đốt luôn ngội am tự. Nàng Diệu Thiện chết, linh hồn xuống địa ngục. Vì nàng vốn là Bồ tát nên toàn địa ngục đều mọc đầy hoa sen, kẻ có tội đều được siêu thăng. Sau khi nàng và mọi người đã trở lại dương thế đã đến cư ngụ trên núi Hương Sơn. Chẳng lâu sau Diệu Trang Vương lâm bệnh nặng, cần phải ăn tay và mắt của vị thánh nhân Hương Sơn (香山圣人, cũng tức là Diệu Thiện) mới mong khỏi bệnh. Diệu Thiện nghe tin đã hiến tay và mắt của mình để cứu cha. Cuối cùng cha con đoàn viên, Diệu Thiện biến thành vị Quan âm Bồ tát nghìn mắt nghìn tay. Đề tài nghiên cứu mới nhất của ông là quyển Quảng Dị Ký (广异,记) trong bộ Thái Bình Quảng Ký (太平广记, bộ sưu tập từ thời Tống). Quyển Quảng Dị Ký đã biến mất khá lâu nhưng nhiều phần vẫn được lưu trữ trong Thái Bình Quảng Ký. Hai năm trước ông đã viết cuốn Bước đầu nghiên cứu Quảng Dị Ký, nghiên cứu sơ bộ về bản gốc, tác giả, niên đại v.v.. Nội dung tác phẩm này thật hấp dẫn. Tác giả Đới Phú (戴孚Tai Fu) vốn là một quan chức bình thường sau cuộc nổi dậy của An Lộc Sơn. Ông đã ghi lại tất cả các câu chuyện siêu nhiên thần quái được lưu truyền tại địa phương. Về mặt này, tác phẩm có thể phản ánh các khía cạnh tín ngưỡng tôn giáo dân gian trong xã hội Trung Hoa thời Đường. III. Kết luận Trung Quốc học ở nước ngoài đang thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và nước ngoài. Nó đã có tác dụng rất lớn, giúp nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước hiểu biết lẫn nhau. Nó cũng đang hướng tới việc tìm hiểu phương hướng phát triển lành mạnh của Trung Quốc một cách khách quan, toàn diện, khoa học. Ảnh hưởng của thuyết “trung tâm phương Tây” đang không ngừng bị thu hẹp. Chúng ta có lý do để tin rằng từ nay về sau ngành Trung Quốc học ở nước ngoài nhất định sẽ phát triển nhanh chóng và phát huy được tác dụng ngày càng lớn. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDPhuong (5).doc