Tiểu luận Cơ chế thị truờng và vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế

Một là tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường.Cụ thể là : - Phát triển mạnh thị trường hàng hóa và dịch vụ - Tổ cức quản lý và hướng dẫn tích cực thuê mướn và sử sụng lao động - Quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản - Xây dựng thị trường vốn, từng bước đẩy mạnh thị trường chứng khoán Hai là, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và kinh tế để thể chế hóa cương lĩnh chiến lược và chủ trương chính sách của Đảng, hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ cần thiết cho các hoạt động kinh tế Ba là, tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa Bốn là, đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ, trong đó: - Chính sách tài chính nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguôn lực.tăng tích lũy để tạo vốn đầu tư phát triển, đáp ứng những nhu cầu chi thật sự cần thiết, cấp bách, đảm bảo quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; giảm bội chi ngân sách, góp phần thống chế và kiểm soát lạm phát. - Chuyển mạnh chính sách tiền tệ và hoạt động ngan hàng phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, huy động và cho vay vốn có hiệu quả. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giá cả và đổi mới công tác quản lý giá Năm là nâng cao năng lực quản lý kinh tế của nhà nước

doc16 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ chế thị truờng và vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu 1 Phần nội dung 2 Chương 1:Cơ sở lý luận 2 I.Cơ chế thị trường 2 1.Khái niệm 2 2.Những vấn đề rát ra về đặc trưng của cơ chế thị trường 3 a.Ưu điểm 3 b.Khuyết điểm 4 II.Vai trò kinh tế của nhà nước 4 Chương 2: Nhà nước ta tham gia điều tiết nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay 6 1.Quản lý kinh tế vĩ mô 6 2.Tổ chức quản lý các doanh nghiệp nhà nước 9 Chương 3: Phương pháp và giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta 12 1.Nhận thức về cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta 12 2.Tổ chức quản lý các doanh nghiệp nhà nước 12 kết luận 14 phụ lục 15 Lời mở đầu Người dân Việt Nam đã rất tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Chúng ta đã có hàng ngàn năm bảo vệ dân tộc khỏi quân xâm lược phương Bắc. Hơn 80 năm chiến dấu kiên cường khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Song nếu người dân Việt Nam chỉ biết tự vỗ ngực về bản thân của mình thì chúng ta sẽ không thể theo kịp với các cường quốc trên thế giới. Cuộc chiến tranh đế quốc đã kết thúc với phần thắng thuộc về ta nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh để lại thật nặng nề. Những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, cả nước chưa bừng tỉnh hết những kinh hoàng của cuộc chiến tranh thì đẫ phải đối mặt với giặc đói, giặc rét, giặc dốt. Nhân dân ta lại bắt tay vào một cuôcj chiên mới chống giặc đói, giặc dốt và những âm mưu chống phá cách mạng bằng kinh tế của bè lũ đế quốc và phản động.Đến nay nhân dân ta đã thoát khỏi nghèo đói, kinh tế phát triển và dần dần có vị thế trên trường quốc tế.Trong thành công đó của nhân dân ta không thể không kể đến những đóng góp to lớn của Đảng và Nhà Nước. Đảng và chính phủ quyết định nước ta sẽ tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã thu dựoc những thành tựu to lớn.Chúng ta cần học tập, nghiên cứu những biện pháp mà nhà nước đã sử dụng, khắc phục những khuyết điểm mà nhà nước đã mắc phải.Vì vậy, em đã lấy đề tài bài tiểu luận của mình là:”Cơ chế thị truờng và vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế “. Phần nội dung Chương I:Cơ sở lí luận I.Cơ chế thị trường: 1.Khái niệm: Cơ chế thị trường là phương thức vận động khách quan của nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở các yếu tố quan hệ, môi trường, động lực và các quy luật vận hành của thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ ..v.v... Do đó ở bất kì đâu có nền kinh tế hàng hóa ở đó có nền kinh tế vận động theo quy luật của kinh tế thị trường. Chúng ta cần phân biệt giữa nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường.Kinh tế thị trường dùng để phân biệt với nền kinh tế tự cung tự cấp và kinh tế hàng hóa thị trường.Xét về góc độ hình thức tổ chức kinh tế thì kinh tế thị trường cũng chính là kinh tế hàng hóa.Mọi hoạt động kinh tế đều chịu sự chi phối, tác động một cách khách quan của các quan hệ thị trường.Đương nhiên theo sự phát triển của lịch sử, ở mỗi giai đoạn khác nhau thị trường và cơ chế thị trường cũng có giai đoạn phát triển và những biểu hiện khác nhau. Trong nhiều thập niên qua, kể từ khi xuất hiện hệ thống các nước XHCN thì thuật ngữ kinh tế thị trường được sử dụng để chỉ nền kinh tế của cá nước TBCN.Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển đến trình độ cao, trong đó các quan hệ của thị trường thể hiện sự chi phối bao quát mọi hoạt động kinh tế, đồng thời nền kinh tế cũng chịu sự điều tiết của nhà nước tư sản bằng biện pháp, công cụ và mức độ khác nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử. Các nứoc XHCN trước đây trong đó có nước ta đã quan niệm kinh tế thị trường là thuộc tính của CNTB.Các nước này dùng thuật ngữ kinh tế hàng hóa có kế hoạch hay kinh tế hàng hóa XHCN. Nhưng thực tiễn hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa thị trường thậm chí đã thể hiện sự không thừa nhận một cách đầy đủ nền kinh tế hàng hóa và vi phạm những quy luật khách quan của nó, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng và nhiều hiện tượng tiêu cực khác.Bởi vậy quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đòi hỏi phải chấp nhận sự vận động khách quan của cơ chế thị trường với những đặc trưng vốn có của nó.Đông thời, phân biệt đặc trưng của cơ chế kế hoạch tập trung với cơ chế kinh tế thị trường hiện đại đã và đang diễn ra ở các nước tư bản để nghiên cứu vận dụng nó. 2.Những vấn đề rút ra đặc trưng của cơ chế thị trường: CCTT ra đời tồn tại vầphts triển là khách quan, gắn liền với KTHH.Bởi vậy, CCTT không phải là sản phẩm riêng vốn có của nền kinh tế TBCN.Do vậy, không thể đồng nhất CCTT với TBCN và cũng không đối lập nố với CNXH. CCTT luôn chịu sự tác động, chi phối của quan hệ sản xuất thống trị cùng với chủ trương chính sách của Nhà Nước.Tùy theo mức độ, biện pháp, hiệu quả của các tác động này mà hình thành các mô hình kinh tế khác nhau như kinh tế thị trường “tự do cạnh tranh”, kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo kiểu CNTB độc quyền nhà nước kinh tế hỗn hợp, kinh tế kế hoạch hóa tập trung... Đặc điểm nổi bật của CCTT khác với kinh tế kế hoạch hóa tập trung là sự hoạt động và phát huy tác dụng một cách khách quan của quan hệ H-T và các quy luật vận động của thị trường.Bởi vậy, trong CCTT cạch tranh là tất yếu và cần thiết.Lợi nhuận là động lực, lợi ích là mục tiêu của mọi chủe thể kinh doanh.Tính tự chịu trách nhiệm cá nhân, khả năng nhạy bén tự chủ của mọi chủ thể kinh doanh được bảo vệ, trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước.Quan hệ giữa các chủ thể là quan hệ kinh doanh được bảo vệ . a.Ưu điểm chủ yếu của CCTT: CCTT tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, thúc đẩy tính chủ động sáng tạo, phản ứng nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt nhu cầu của thị trường, thường xuyên cải biến phương pháp tổ chức quản lý, áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật ..v..v...làm cho nền kinh té phát triển năng động có hiệu quả hơn. CCTT có khả năng tự sửa chữa sai lầm kịp thời hơn.Bởi vậy hạn chế được phạm vi và mức độ tác hại của những sai lầm trong hoạt động kinh tế. Do hoạt động giá cả làm tín hiệu phản hồi khách quan của thị trường, cho nên các hoạt động kinh tế sát với thực tế cáo yếu tố chủ quan, duy ý chí giảm hơn so với kế hoạch hóa tập trung. b.Nhược điểm của nền kinh tế thị trường: Thường xuyên tạo a sự mất cân đối, bất hợp lí ở tầng vĩ mô, làm giảm hiệu quả trên quy mô nền kinh tế quốc dân. CCTT cũng có những yếu tố làm giảm tốc độ phát triển kinh tế do nảy sinh độc quyền từ cạnh tranh tự do và việc giữ bí mật bí quyết kinh doanh của từng đơn vị. Trong hoạt động thực tiễn CCTT không thể tránh khỏicác hiện tượng buôn gian, bán lận, đầu cơ , làm hàng giả v.v.. và nhiều bệnh trạng xã hội khác nhau như phân phối hàng hóa, giàu nghèo, thất nghiệp, lạm phát, phá sản dẫm đến sự phá hoại lực lượng sản xuất, vi phạm đạo đức, lối sống, gây ô nhiễm môi trường, phá hoại thiên nhiên ..v.v Trên phạm vi quốc tế, CCTT dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước, các trung tâm kinh tế bất công giữa các nước giàu nghèo. Những nhược điểm trên đây của CCTT là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảngkinh tế và đòi hỏi khách quan cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế khuyết tật của CCTT II.Vai trò kinh tế của nhà nước Bất kì một nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế.Tùy thuộc vào chế độ xã hội, giai đoạn lịch sử và từng quốc gia khác nhau mà vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước là khác nhau. Các nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản ở giai đoạn chư xuất hiện tư bản độc quyền nhà nước, vai trò của nhà nước là điều tiết nền kinh tế bằng chính sách thuế và hệ thống luật pháp của nhà nước là chủ yếu. Theo F.Anghen, các nhà nước này ở “bên trên,bên ngoài”các quá trình kinh tế.Đó là sự can thiệo gián tiếp của nhà nước vào nền kinh tế. Từ khi xuất hiện CNTB độc quyền nhá nước đến nay, ở mọi quốc gia trên thế giới nhà nước đều can thiệp vào kinh tế thông qua hai chức năng :quản lý nến kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ chính sách của nhà nước, trực tiếp chỉ đạo các xí nghiệp nhà nước(XNQD) thông qua các cơ quan chức năng với những chính sách hợp lí. Sở dĩ có sự thay đổi đó là do những nguyên nhân sau: Quá trình nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất do tác động của sự phat triển lực lượng sản xuất làm cho các mối quan hệ kinh tế ngày càng trở nên phát triển.Nền kinh tế có đòi hỏi phải có tính kế hoạch hóa, phải có sự điều tiết của nhà nước nhằm tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế, tạo sự phát triển cân đối cho nền kinh tế. Có nhiều ngành , nhiều lĩnh vực kinh tế mà tư nhân hoặc không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư.Bởi vạy để đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế cần phải có xí nghiệp nhà nước. Nhà nước đại diện cho lợi ích quốc gia có điều kiện khả năng giải quyết mối quan hệ phát triển kinh tế với sự tiến bọ xã hội. Nhà nước là cơ quan đại diện cao nhất cho đất nước, với tư cách là chủ sở hữu toàn bộ tài sản quốc gia có quyền và có trách nhiệm quản lý, điều tiết để nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và phát triển mọi tài sản đó. Chỉ có nhà nước mới có điều kiện khả năng hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế. Chương 2: Nhà nước ta đã tham gia điều tiết nền kinh tế trong giai đoạn kinh tế hiện nay Nhà nước ta la nhà nước của dân, do dân và vì dân bởi vậy ngoài những lý do chung ở trên nhà nước ta là cơ quan đại diện cao nhất (hành pháp) cho lợi ích của toàn dân của toàn xã hội quản lý đất nước ,quản lý điều tiết tải sản quốc gia ( với tư cách là chủ sở hữu) tổ chức thực hiện quán triệt đường lối của Đảng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với tiến bộ xã hội đưa nền kinh tế phát triển theo hướng XHCN. Vai trò kinh tế của nhà nước Việt Nam được thực hiện qua hai chức năng chủ yếu: quản lí nền kinh tế vĩ mô và tổ chức quản lý các doanh nghệp nhà nước. 1.Quản lí kinh tế ở tầm vĩ mô: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng cách là chủ thể sở hữu toàn bộ tài sản quốc gia, có chức năng (có quyền và có trách nhiệm), quản lý, phân bổ mọi nguồn lực của đất nước để sử dụng có hiệu quả cao nhất. a.Tạo mọi điều kiện cần thiết cho quá trình tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, đưa đất nước tiến kịp với trình độ phát triển chung của thế giới.Hiện nay chúng ta đang tìm cách gia nhâp các tổ chức kinh tế thế giới.Nhà nước đac có những điều chỉnh nền kinh tế và những chính sách của mình để tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế cùng phát triển.Nếu như trươc năm 85, Đảng và nhà nước xây dựng kinh tế theo mô hình hợp tác xã, tem phiêú bao cấp thì nay nhà nước lại khuyến kích sở hữu tư nhân, tìm mọi cách thu hut vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhà nước đưa ra những ưu đãi cho các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức.Với các ngành chủ chốt như truyền thông, năng lượng được nhà nước chú trọng đầu tư và hỗ trợ giá.Với đâu tư trong nước nhà nước cũng có những điều chỉnh sao cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đâu tư vào Việt Nam bằng “Luật khuyến khích đầu tư trong nước” ( Ban hành ngày 5 tháng 7 năm 1994)Bộ luật này đã nêu rõ những hạng mục, những quy định và ưu đãi mà những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rất quan tâm.Trước đây các nhà đâu tư nước ngoài mạc dù rất muốn đầu tư vào nước ta nhưng họ lại e ngại trước cơ chế hoạt động quan liêu bao cấp còn tàn dư lại trong bộ máy lãnh đạo nhà nước ta, sự không ổn định của các bộ luật và những thủ tục hành chính rướm rà.Nhận thấy những khuyết điểm vá thiếu xót của mình, Đảng và nhà nước đã từng bước cải tổ lại chính mình, liên tục thanh tra, xem xét các cán bộ, lãnh đạo trong nội bộ chính phủ, không sợ sai, không trốn tránh trách nhiệm, luôn đề cao đức tính trung thực và nhiệt tình của đội ngũ cán bộ.Điển hình là nhưng đợt thanh tra thanh trừng những phần tử xấu, các cán bộ tham ô, tham nhũng, kiên quyết chống phá những đường dây buôn lậu ma túy, buôn lậu lớn mà có sự dính líu đến những vị quan chức cấp cao của Đảng như vụ Vũ Xuân Trường, đường dây mafia Năm Cam, Khánh Trắng..v..v... Thuật ngữ “doanh nhân “ bây gìơ không còn xa lạ gì với người đan Việt Nam.Mọi người đã không còn coi sở hữu tư nhân là phản động, là đế quốc.Hay các công ty nhà nước không còn chiếm ưu thế độc quyền, không còn được hưởng toàn bộ ưu đãi của nhà nước.Đảng và nhà nước ta đã khẳng định hình thức kinh tế vừa và nhỏ.Đặc biệt là sự ra đời của ngày “Doanh nhân Việt Nam “ do thủ tướng chính phủ quyết định vào ngày 13 tháng 10 năm 2004.Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định :”Ngày doanh nhân Việt Nam là ngày đoàn kết, là nguồn động viên mới cho doanh nhân Việt Nam bởi từ nay doanh nhân Việt đã có ngày để tôn vinh.Ngày doanh nhân Việt Nam còn thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với doanh nhân cũng như với sự phát triển đất nước...” Hay như để hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường quốc tế và bạn bề năm châu phải biết đến hàng hóa đó như một nét gì đó rất riêng của doanh nghiệp và của Việt Nam, Nhà nuớc ta đang khuyế n khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của riêng mình.Sự ra đời của thuật ngữ thương hiệu đã đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển và mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp.Các doanh nghiệp giờ đây không chỉ còn là tìm cách bán được hàng mà còn tìm cách tạo chỗ đức cho sản phẩm của mình trên thị trường bằng một cái tên, bằng một bản sắc mà không nhãn hiệu nào trên thế giới có.Thương hiệu vừa là bộ mặt của sản phẩm vừa là bộ mặt của doanh nghiệp.Thương hiệu là cơ sở dị biệt hóa các doanh nghiệp trên thị trường.Dần dần thương hiệu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường.Đó là xu hướng chung của thế giới và của đất nước ta.Người dân không còn chỉ mua hàng vì sự thỏa mãn yêu cầu về sử dụng và còn thỏa mãn lòng tin của chính mình.Họ sẽ chỉ mua những hàng hóa nhãn hiệu họ cho là đáng tin cậy , chất lượng trong khi những hàng hóa khác có thể chất lượng tương đương hoặc hơn.Sớm nắm bắt đựoc tình hình đó, nhà nước ta đã từng bước tạo ý thức về việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp, các hãng có tên tuổi của ta. Hòa cùng với xu hướng chung của thế giớilà hội nhập kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách kinh tế hết sức linh hoạt .Sau khi đàm phán thành công gia nhập AFTA, mục tiên cuả ta đến hết 2005 là gia nhậ được tổ chức thương mại thế giới WTO.Hàng loạt các buổi tọa đàm các cuộc họp được tổ chức nhằm kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè thế giới gia nhập WTO.Vì Đảng và nhà nước hiểu rõ tầm quan trọng của việc gia nhập tổ chức này đối với nền kinh tế.Nếu gia nhập tổ chứ này thì chúng ta không còn sợ sự đàn áo của các nước mạnh đối với hàng hóa của ta trên thị trường hay trong nhưng thương vụ quốc tế.Khi đó vấn đề kinh tế của Việt Nam không chỉ một mình Việt Nam giải quyết mà sẽ có sự trợ giúp của các nước và tổ chức trên thế giới.Và ngược lại chúgn ta cũng phải có ưu đãi đối với các nước khác.Một trong những mục tiêu của tổ chức thương mại nàu là tháo bỏ hàng rào thuế quan đối với tất cả hàng hóa ở tất cả các nước thành viên.Các nước thành viên tham gia trao đổi buôn bán với nhau sẽ không phải chịu mức thuế riêng mà chịu cùng mức thuế với các tổ chức kinh tế của nước đó.Việc tham gia tổ chức này vừa có những thuận lợi và khó khăn.Có những mặt hàng của ta nếu bỏ qua thuế cao thì rất có khả năng cạnh tranh trên thị trường.Nhưng cũng co những mặt hàng của ta sẽ bị các hãng khác trên thế giới đấnh bạt trên thị trương cả về giá và chất lượng.Vì vậy nhà nước đã không ngừng khuyến khích tố chức kinh tế trong nước tăng cường cạnh tranh, cải tổ lại công nghệ, cải tiến sản phẩm và hơn cả nhà nước đã giảm thuế gỗ trợ một số ngành như dệt may, điện tử..., không ngừng quảng cao hàng Việt Nam trong các cuộc họp, hội nghị thượng đỉnh.Trong cuộc họp thượng đỉnh A-Au ASEM5 diễn ra tại Hà Nội trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua, ngoài các buổi tọa đàm chính thức còn diễn ra rất nhiều hình thức văn hóa nghệ thuật, kinh tế.Điển hình là hội trợ triển lãm hàng hóa các nước tham dự hội nghị , quảng bá rất nhiều hàng hóa của ta đối với các ban trên thế giới.Và tranh thủ sự đồng tình của EU trong việc ủng hộ Việt Nam tham gia WTO trong năm 2005. Trong xây dựng khu công nghiệp, bất kể đó là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước đều hỗ trợ đát và thuế nếu doanh nghiệp đó đầu tư theo đúng quy hoạch của khu công nghiệp.Nhà nước đảm bảo các yếu tố giúp doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. b.Tạo mọi điều kiện liên kết tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN Quá trình phát triể kinh tế theo cơ chế thị trường cùng làm phát sinh những vấn đề trong văn hóa.Nhiều người vì chạy theo lợi nhuận mà đã quên đi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Con người dần dần bị cuốn theo cơn lốc kiếm tiền, bỏ qua cả những rào cản pháp luật làm ăn phi pháp với lòng tham vô đáy.Tỉ lệ buôn lậu, đầu cơ, làm giàu phi pháp tăng cao.Nhiều người dân vì ham lợi nhuận, ham giàu ma làm theo những xúi giục của bè lũ phản động chống phá cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta.Trước thực trạng đó nhà nước có những biện pháp đối phó triệt để.Đảng và nhà nước ta kiên quyết xây dựng đất nước ta phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. 2.Tổ chức quản lý các doanh nghiệp nhà nước Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là những đơn vị kinh tế trong đó phần tài sản quan trọng thuộc về nhà nước(toàn dân).Nhà nước ta, với tư cách là chủ sở hữu phần tài sản đó, tham gia trong khâu tổ chức quản lý điều hành thông qua các cơ quan chức năng với cơ chế quản lý thích hợp, theo luật định. Các doanh nghiệp nhà nước, một mặt là những đơn vị hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Mặt khác, cácc doanh nghiệp này còn là nột trong những công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước.Chúng ra đời tồn tại và phát triển với tư cách là tực lực kinh tế vật chất nhà nước.Bởi vậy, nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động.Việc quy hoạch, lựa chọn, sắp xếp lĩnh vực quy mô đầu tư kinh doanh, lựa chọn phương pháp tổ chức quản lý, điều hành các doanh nghiệp này là chức năng hết sức quan trọng của nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng từ cấp trug ương đến địa phương, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế-xã hội đã định. Căn cứ vào các thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu của công cuộc đổi mới.Để các doanh nghiệp nhà nước ( thuộc thành phần kinh tế nhà nước ) vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, làm tròn nhiệm vụ là một trong những công cụ quản lý vi mô của nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu định hướng XHCN.Việc sắp xếp quy hoạch củng cố, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động đang đặt ra hết sức quan trọng và cấp bách.Quá trình này đòi hỏi phải nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới và điều kiện cụ thể, yêu cầu của đất nước, từng địa phương, từng ngành. Như trong quá trình dần dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế chuyển nước ta từ một nước nghèo chạm phát triển sang nước đang phat triển, nhà nước phải đẩy nhanh quá trinh công nghiệp hóa hiện đại hóa.Trước đây hơn 80% dân số làm nghề nông,sống ở nông thôn thì nay rất nhiều thành thị, khu đô thị mới mọc lên. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp nhẹ, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, nâng cao đời sống của nhân dân nông thôn và các làng nghề văn hóa đang ngày càng mai một.Các khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều.Đời sống của nhân dân được cải thiện kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ, vui chơi, giải trí. Để thực hiện tốt 2 chưc năng trên, đòi hỏi nhà nước ơhải sử dụng một cách đồng bộ các loại công cụ, các biện pháp khác nhau, bao gồm cả biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế.Một mặt, phải đảm bảo sự phù hợp với điều kiện thức tế, tâm lí, truyền thống đặc thù của đất nước của dân tộc.Mặt khác, phải đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế năng động có hiệu quả cao, theo định hướng XHCN và phù hợp với đặc điểm, xu thế trung của thời đại. Sau đây là các công cụ chủ yếu mà nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng trên: a)Kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân : Là công cụ quan trọng của nhà nước để hoạch định các chương trình, định hướng mục tiêu trong từng thời kì, đó là loại hoạt đông tự giác có ý thức của nhà nước để quản lí toàn bộ nên kinh tế theo một mục tiêu thống nhất đã định trước trên cơ sở nhận thức và vận sụng các quy luật kinh tế khách quan nhằm xác định tốc độ, quan hệ tỉ lệ cơ cấu kinh tế hợp lí để không ngừng mở rộng sản xuất với hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao.Bởi vậy, có thể nói rằng quá trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân chính là quá trình cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước thành những chỉ tiêu, số liệu cụ thể trên cơ sở đó mà thực hiện để biến đường lối chủ trương, chính sách thành hiện thực.Bởi vậy, kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân là công cụ củ nhà nước để quản lí nền kinh tế, thực hiện đường lối của Đảng cầm quyền, là sự lượng hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. b)Hệ thống luật pháp: Đặc biệt là luật kinh tế thật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất không ngừng được hoàng chỉnh và có đủ hiệu lực để thựoc hiện nó.Thông qua công cụ này, nhà nước tạo ra hành lang đủ để lập và duy trì kỉ cương trật tự, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật, chống mọi hiện tượng làm ăn phi pháp. c.Hệ thống chính sách kinh tế – xã hội: Bao gồm các chính sách về tài chính- tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách kinh tế nhiều thành phần, chính sách thu nhập, chính sách đối với các vùng dân tộc ít người, nông thông miền núi v..v..Đây là công cụ góp phần tạo ra môi trường kinh tế-xã hội ổn định có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội. d.Các loại công cụ khác: Với tư cách là thực lực kinh tế vật chất quan trọng của nhà nước như: lực lượng kinh tế quốc doanh, lực lượng dự trữ quốc gia thông tin, dự báo ..v.. mà nhà nước để sử dụng để tác động vào nền kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo những cân đối vĩ mô, điều tiết thị trường .v.v..theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Thông qua việc sử dụng có hiệu quả hệ thôngs các công cụ nói trên nhà nước thực hiện được vai trò chức năng kinh tế của mình nhằm mục đích cuối cùng là quản lí, phân bố, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước, tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng và tiến bộ xã hội đưa nền kinh tế phát tiển theo định hướng xã hội xhủ nghĩa. Chương 3: Phuơng hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta 1.Nhận thức về cơ chế quản lý mới ở nước ta Đai hội lần thứ VIII, Đảg cộng sản Việt Nam đã khẳng định những nhận thức cơ bản về cơ chế quản lý kinh tế mới: Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cân thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã đuợc xây dựng. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta thị trường theo định hướng XHCN là một thể thống nhất với nhiều lực lượng tham gia sản xuất và lưu thông trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.Thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới Thị trường vừa là căn cứ , vừa là đối tượng của kế hoạch hóa chủ yếu mang tính định hướng và đặc biệt quan trọng trên bình diện vĩ mô.Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế , lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh. Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi ơhải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trường.Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, cơ chế chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế và bằng các nguồn lực của kinh tế nhà nước. 2.Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta Mục tiêu của việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đến năm 2010 ma đại hội Đảng cộng sản Việt Nam xác định là xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo đinh hướng XHCN. Để đạt được mục tiêu đó, cần tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: Một là tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường.Cụ thể là : Phát triển mạnh thị trường hàng hóa và dịch vụ Tổ cức quản lý và hướng dẫn tích cực thuê mướn và sử sụng lao động Quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản Xây dựng thị trường vốn, từng bước đẩy mạnh thị trường chứng khoán Hai là, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và kinh tế để thể chế hóa cương lĩnh chiến lược và chủ trương chính sách của Đảng, hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ cần thiết cho các hoạt động kinh tế Ba là, tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa Bốn là, đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ, trong đó: Chính sách tài chính nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguôn lực.tăng tích lũy để tạo vốn đầu tư phát triển, đáp ứng những nhu cầu chi thật sự cần thiết, cấp bách, đảm bảo quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; giảm bội chi ngân sách, góp phần thống chế và kiểm soát lạm phát. Chuyển mạnh chính sách tiền tệ và hoạt động ngan hàng phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, huy động và cho vay vốn có hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giá cả và đổi mới công tác quản lý giá Năm là nâng cao năng lực quản lý kinh tế của nhà nước Kết luận Cơ chế thị trường và vai trò quản lý của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu những bước phát triển trong nền kinh tế nước ta.Nước ta đang trên đường tiến lên hội nhập quốc tế, sánh ngang các nước trên thế giới.Việc phát triển kinh tế còn đóng vai trò thiết yếu bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, khẳng định tiếng nói của dân tộc trên trường quốc tế.Thanh niên Việt Nam thế hệ mới cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường và vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế .Chúng ta không nên chỉ biết tự phụ mà phải biết phát huy những thành tích đã đạt được, sửa chữa sai lầm, đưa nền kinh tế đất nước phát triển hơn nữa.Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải phat huy những truyền thống văn hóa của dân tộc.Chúng ta hòa nhập mà không hòa tan. Phụ lục tài liệu tham khảo 1.Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam (Phân viện Hà Nội, khoa kinh tế chính trị) 2.Kinh tế phất triển (Phân viện hà Nội, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) 3.Những ưu đãi của nhà nước dành cho đầu tư trong nước(trung tâm quản lý và bồi dưỡng cán bộ viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28377.doc
Tài liệu liên quan