Tiểu luận Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta

Từ năm 1992 đến nay, cả nước đã có trên 1000 DNNN được chuyển đổi sở hữu, trong đó cổ phần hoá gàn 900 doanh nghiệp, số còn lại là chuyển giao và khoán kinh doanh. Chương trình sắp xếp, đổi mới DNNN, mà trọng tâm là CPH DNNN được triển khai thí điểm từ năm 1992. Mục đích của chương trình là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó chủ sở hữu là nguời lao động, để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng thời có thể giúp doanh nghiiệp huy động vốn trong toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp. Cổ phần hoá các DNNN ở nước ta hiện nay đã đạt được những hiệu quả khả quan, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai lầm. Để đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sắp tới Nhà nước sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đổi mới doanh nghiệp, trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước và doanh nghiệp, nhất là quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp, ban hành chế độ phân phối cổ phần hợp lý, đổi mới phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh doanh và việc chấp hành quy định của nhà nước tại doanh nghiệp.

doc24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Kể từ khi đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhièu thành tựu quan trọng trong thơì kì thực hiện chiến lược 10 năm 1991-2000, nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, trong thời kì 5 năm đầu thực hiện chiến lược 10 năm 2001-2010, nền kinh tế “dường như không chệch hướng khỏi quĩ đạo”. Tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối cao, các thành tích khá ấn tượng về ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm, về xoá đói giảm nghèo…Chính những thành tích đạt được đã giảm bớt nỗi băn khoăn về một số chỉ tiêu khác của đổi mới chưa đạt được. Một trong số các chỉ tiêu đó là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận trong tổng thể công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, điều cần khẳng định trước tiên là mục tiêu đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với mục tiêu chung của toàn bộ chương trình đổi mới nền kinh tế, cốt lõi là nền kinh tế thị trường thay thế nguyên tắc kế hoạch hoá tập trung. Theo tinh thần này, hai mục tiêu trực tiếp nổi bật của đổi mới doanh nghiệp nhà nước là nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn và đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước cùng kinh tế nhà nước nói chung làm tốt hơn vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.Trong hai mục tiêu này thì mục tiêu đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả có ý nghĩa quyết định bởi vì doanh nghiệp nhà nước có giữ vai trò chủ đạo hay không sẽ phụ thuộc vào tính hiệu quả của nó. Nền kinh tế không thể trông cậy vào một lực lượng được gọi là chủ đạo khi nó hoạt động không hiệu quả. Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên thực tế được triẻn khai trên nhiều bình độ trong dó nổi lên một xu hướng được coi là chủ lực: đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Trong chương trình “đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước” thì cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là một nội dung được coi là chủ yếu. Nhằm làm rõ hơn về vấn đề cổ phần hoá trong phạm vi đề tài kinh tế chính trị, em xin đề cập đến “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta” .Từ đó có thể thấy rõ tính tất yếu khách quan cũng như những thuận lợi, thách thức và thực trạng, giải pháp của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt nam. Nội dung I, Lí luận chung về cổ phần hoá”. 1. Sự xuất hiện của cổ phần hoá. Trước năm 1979, tức trước năm ra đời Nghị quyết Trung ương 6 khoá IV, mô hình hinh tế mà nước ta dịnh hướng xây dung là nền kinh tế XHCN dựa trên hai loạ hình cơ sở chính là toàn dân- quốc doanh và tập thể- hợp tác xã- với công cụ điều tiết chính là pháp lệnh. Tuy nhiê\n, trước những trì trệ của nền kinh tế, từ năm 1979 chúng ta đã bắt đầu xem xét lại quan diểm về cải tạo XHCN, tiến đến thừa nhận vai trò nhất dịnh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng như mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp và địa phương vượt qua ngoài khuôn khổ của chế độ pháp lệnh. Từ năm 1980 bắt đầu tiến hành thử nghiệm cải cách cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước (lúc đó gọi là các xí nghiệp, cửa hàng,... quốc doanh) trên các mặt: cho phép doanh nghiẹp tự chủ ở kế hoạch sản xuất phụ theo giá cả thị trường, cho phép huy động vốn trong cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, cho phép tự chủ sử dụng lao động… Bước vào những năm thập kỷ 90, một mật nhờ quá trình đổi mới cơ chế quản lý thận trọng nên các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển cơ bản hoạt động theo cơ chế thị trường mà khong có những vụ đổ vỡ lớn và góp phần to lớn ổn định nền kinh tế, mặt khác do quá khứ doanh nghiệp nhà nước được đầu tư tràn lan không chú trọng đúng mức đến hiệu quả kinh tế, cho nên vào những năm 90, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã lên tới con số hơn 12300, trong đó có quá nhiều doanh nghiệp có số vốn nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu, thậm chí nhiều doanh nghiẹp không đủ vốn hoạt động. Để tạm thời phá vỡ khó khăn thiếu vốn cho doanh nghiệp nhà nước, chính phủ cho phép doanh nghiệp tự huy động vốn trong cán bộ công nhân viên và các đối tượng có vốn khác, nhưng cách thức huy dộng vốn như vậy một phần có quy mô rất hạn chế, phần khác gây ra nhiều lộn xộn mà hậu quả là người bỏ vốn không được bảo vệ, còn doanh nghiệp sử dụng vốn nhiều khi không đúng mục đích đề ra khi huy động. Để giải quyết một cách căn bản hơn tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp nhà nước, chính phủ đã triển khai quá trình thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo NĐ 388/HĐBT nhằm sáp nhập, thu gọn đầu mối doanh nghiệp từ đó tăng quy mô vốn cho những doanh nghiệp chủ chốt. Đồng thời chính phủ chủ trương cấp vốn còn thiếu cho doanh nghiệp nhà nước. Nhưng do số lượng doanh nghiệp nhà nước sau thành lập lại vẫn lớn ( gần 6000 doanh nghiệp), ngân sách nhà nước lại quá hạn hẹp nên các doanh nghiệp nhà nước vãn ở trong tình trạng thiếu vốn. Đứng trước tình trạng đó, một lần nữa, Đảng và nhà nước buộc phải tìm ra một phương cách mới khả dĩ, vừa có thể giúp cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước hiện có vừa mở ra những khả năng mới cho việc duy trì ổn định năng lực sản xuất xã hội và nâng cao việc sử dụng năng lực sản xuát đã bước lên một tầm mức mới. Chính từ bối cảnh đó, chủ trương về cổ phần hoá doanh nhgiệp nhà nước đã ra dời và được thực thi ở nước ta những năm qua. 2. Nội dung, hình thức và mục đích. Bị thúc bách bởi nhu cầu huy động vốn và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước, ngay từ đầu năm 1987, trong QĐ 217/ HĐBT ý tưởng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được đưa ra. Tuy nhiên phải thấy rằng, sự hình dung về nội dung, mục đích và hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Đảng và nhà nước ta vào những năm thập niên 90 chưa được rõ ràng như hiện nay. Nghị quyết Trung ương Đảng lần 2 khoa VII( 11-1991) đã nêu: “ Chuyển một số doanh nghiệp nhà nước có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chặt chẽ, rút kinhh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp.”. Quán triệt tinh thần này, các triển khai của chính phủ trong lĩnh vực cổ phần hóa là khá thận trọng. Theo tinh thần của QĐ 143/ HĐBT (10-501990) vad QĐ 202/ CT (4-3-1993, tức những văn bản đầu tiên về cổ phần hoá doanh nghiẹp nhà nước- thì cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được hiểu là quá trình chuyển một số doanh nghiệp nhà nước đáp ứng các diều kiện như: có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh có lãi hoặc triẻn vọng có lãi, nhà nước không cần giữ 100% vốn sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần bằng cách giữ nguyên giá trị sở hữu của nhà nước, phát hành cổ phiếu mới thu hút vốn hoặc bán một phần tài sản thuộc sỏ hữu của nhà nước cho cá nhân và pháp nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Đối tượng được ưu tiên mua cổ phiếu là người lao dộng trong doanh nghiệ, doanh nghiệp nhà nước khác, hạn chế bán cổ phiếu cho tư nhân trong nước và người nước ngoài.. Sau đó, mãi đến năm 1994, ở nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, mục đích nội dung cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mới được làm rõ hơn. Nghị quyết xác định mục đích cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là : để thu hút theem vốn, tạo them động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu qủ: với điều kiện: “Sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối.” Vào nửa sau thập kỷ 90, tư tưởng về cổ phần hoá doanh ngiệp nhà nước mới được định hình rõ ràng. Nghị quyết Bộ chính trị ( số 10/ NQ- TW 17-3-1995) đã đưa ra phương châm tiến hành cổ phần hoá: “Thức hiện tong bước vững chắc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.. Tuỳ tính chất loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo đọng lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho các tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh”. Sau một thời gian thí điểm, đến năm 1996 Đảng và nhà nước tiến hành tổng kết công tác thí điểm và quyết định chuẩn hoá chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước như một quá trình lâu dài với kế hoạch bài bản. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, mục đích nội dung hình thức, bước đi của cổ phần hoá đã dược vạch rõ, Nghị quyết Đại hội VIII nêu rõ: Triền khai tích cực vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động thêm vốn, tạo động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên, không phải để tư nhân hoá. Ben cạch nhưngx doing nghiệp 100% nhà nước, sẽ có nhiều doanh nghiêpj mà nhà nước cổ phần chi phối. Gọi thêm cổ phần hoặc bán cổ phần cho người lao động ở doanh nghiệp, cho các tổ chức và các cá nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, vốn thu được phải dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhất quán với tư tưởng Đại hội VIII, chính phủ ban hành NĐ 28/ CP(7-5-1996) về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhămf chuản hoá quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Điềm mới của NĐ 28/ CP so với quyết định 202/ CT ở chỗ: - Mở rộng đối tượng cổ phần hoá ra tất cả các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ, kinh doanh có hiệu quả mà nhà nước không cần tiếp tục nắm 100% vốn.. - Bổ sung thêm hình thức cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. - Xác định rõ chủ thể cổ phần hoá: Thủ tướng chỉ phê duyệt cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước có vốn trên 3 tỷ đồng. - Mở rộng ưu đãi cho doanh nghiệp cổ phần hoá và người lao động mua cổ phiếu như ưu đãi giảm thuế thu nhập 50 % trong 2 năm sau cổ phần hoá, miễn thuế trước bạ chuyển đổi sở hữu tài sản sang công ty cổ phần, kế thừa ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá…, người lao động thay vì mua dược mua trả chem. 12 tháng như trước kia hay được cấp không một số cổ phiếu để hưởng cổ tức và mua trả chậm 5 năm. - Mở rộng ưu đãi cho doanh nghiệp cổ phần hoá và người lao dộng mua cổ phiếu Mặc dù chính sách cổ phần hoá do NĐ 28/ CP đưa ra đã bước đầu đưa quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vào quy củ nhưng do các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản còn được quyền quyết định có hoặc không đăng ký và thực thi cổ phần hoá nên vẫn tồn tại tình trạng đăng ký thì nhiều nhưng trong quá trình thực hiện lại xin rút gần hết, do đó số doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hoá đến tháng 5-1998 mới đạt đến con số gần 30. Để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá nhằm ổn định hệ thống doanh nghiệp nhà nước, Nghị định Trung ương lần thứ 4 khoá VIII đã dưa ra chủ trương phân loại và lập kế hoạch kiên quyết dứt điểm quá trình cổ phần hoá. Nghị quyết nêu rõ: “Phân loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh, xác định danh mục loại doanh nghiệp càn giữ 100% vốn nhà nước, loậi doanh nghiệp nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, loại doanh nghiệp nhà nước chỉ nắm ở mức thấp.” Đồng thuận với chủ trương này Thủ tướng chính phủ ra CT 20/ TTG( 21-4-1998) về đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Theo tiêu chuẩn phân loại đã được định chuẩn. Theo tiêu chuẩn phân loại này, thì 42.1% số doanh nghiệp nhà nước hiện có thuộc vào diện cổ phần hoá. Đồng thời chính phủ cũng ban hành NĐ 44/ CP (29-6-1998) về cổ phần hoá thay NĐ 28/ CP với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp cổ phần hoá và người lao động hơn như: chi phí cổ phần hoá trừ vào vốn của nhà nước, loại bỏ nợ và tài sản không thuộc trách nhiệm quản lý sử dụng khỏi giá trị doanh nghiệp, đơn giản thủ tục kiểm toán, thay vì cho không cổ phiếu áp dụng chế độ bán giàm giá 30% và trả chậm cho người nghèo. Như vậy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trước hết là một yêu cầu bức xúc từ thực tế và hình thành do thúc đẩy bằng thực tiễn thử nghiệm hơn là ứng dụng từ một mô hình lý thuyết sao chép của nước ngoài. Chính vì vậy, có thể nói, cổ phần hoá là một hiện tượng đặc thù ở Việt Nam với các đặc trưng sau đây: * Thứ nhát, cổ phần hoá không nhằm mục đích tư nhân hoá càng nhanh càng tốt các cơ sở kinh tế thuộc sở hữu nhà nước để làm giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước, cổ phần hoá Việt Nam nhằm trước hết nhằm huy động vốn cho doanh nghiẹp, bởi vì bản thân tièn thu về do bán cổ phần vẫn được nhà nước tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Đặc điểm này có chút gì đó giống với “ công ty hoá ở Trung Quốc nhưng hoàn toàn khác với tư nhân hoá ỏ cá nước tư bản cũng như liên bang Nga và Đông Âu. * Thứ hai, mục đích thứ hai của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp bằng cách du nhập hình thức công ty cổ phần hỗn hợp sở hữu nhà nước và tư nhân để một mặt làm giảm bớt vốn của nhà nước ở các lĩnh vực mà hình thức kinh tế tư bản nhà nước có vai trò kiểm soát của nhà nước kết hợp yếu tố quản lý và lao động tích cực của cá nhân tốt hơn hình thức doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước. Làm như vậy thành phần kinh tế nhà nước có thể mạnh hơn, kiếm soát được phạm vi rộng hơn mà không cần tăng vốn đầu tư của nhà nước. Rõ ràng với mục đích, mặc dù có một phần tài sản chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân, song mục đích lại không hoàn toàn giống như tư nhân hoá ở cá nước tư bản. * Thứ ba, phương châm hình thức cổ phần hoá cũng như chính sách ưu đãi đối với người lao động trong các công ty cổ phần hoácho thấy mục đích cổ phần hoá là tạo cho người lao động làm chủ và doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả hơn là mục đích chuyển giao doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân. Chính vì vậy, nước ta không chủ trương giao bán càng nhanh doanh nghiệp nhà nước càng tốt mà kiên trì con đường cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Tính đặc thù của cổ phần hoá doanh nghiêp nhà nước ở Việt Nam cho thấy xu hướng giữ vững bản chất XHCN trong các cải cách kinh tế của nhà nước, nhưng đồng thời tính đặc thù này cũng gây khó khăn ở chỗ chúng ta không tìm thấy được kinh nghiệm từ cá nước đi trước càng không tự vạch ra được một chương trình hoàn thiện ngay từ đầu nhằm đạt tới sự thống nhất trong cả quá trình cổ phần hoá. Xét về góc độ cung cấp hàng hoá cho thị trưòng chứng khoán, quá trình cổ phần hoá với quá nhiều sự thay đổi đã làm cho các doanh nghiệp sau ccổ phần hoá và cổ phiếu của chúng khó thích hợp với yêu cầu chuẩn hoá của thị trường chứng khoán tập trung. II, Thực trạng. 1. Thành tựu. 2242 là số doanh nghiệp nhà nước đã “được” cổ phần hoá kể từ năm 1992 đến nay; 1460 là số doanh nghiệp nhà nước sẽ dược cổ phàn hoá từ năm 2005 trở đi – những mục tiêu không dễ dàng đã được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về CPH, đang diễn ra rại Hà Nội. “Được” là vì từ trước đến nay theo quan niệm của chúng ta thì CPH được coi như việc “’cực chẳng đã”. Nhưng thực tế hoạt động của của hơn 2200 DNNN được cổ phần hoá trong 13 năm qua đã chứng minh rằng, CPH là giải pháp hiệu quả nhất cho những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, yếu kém, là “liều thuốc bổ” cho doanh nghiệp đã mạnh lại càng mạnh thêm. CPH là con đường duy nhất nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước ngưỡng cửa hội nhập. Theo kết quả báo cáo nghiên cứu về hâu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Viện quản lý kinh tế Trung ương, trong 559 doanh nghiệp cổ phần hoá hơn một năm trở lên được tiến hành điều tra thì có tới 87.53% khẳng định kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hơn và tốt hơn nhiều trước cổ phần hoá , 8.62% cho rằng không thay đổi và chỉ có 3.85% kém hơn so với khi trước chuyển đổi. So sánh giữa năm đầu cổ phần hoá với năm cuối của mô hình doanh nghiệp nhà nước cho thấy nếu như doanh thu bình quân chỉ tăng khoảng 13% thì lợi nhuận sau thuế đã tăng đến 48.8%. Theo đánh giá của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển của doanh nghiệp , nhìn chung các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều nâng cao được hiệu quả sản xuất , kinh doanh với các mức độ khác nhau . Dựa trên báo cáo của các bộ , ngành, địa phương vè kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy , vốn điều lệ bình quân tăng 44% , doanh thu bình quân tăng 23.6% , lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139.76% . Đặc biệt , có tới trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động kinh doanh có lãi , nộp ngân sách bình quân tăng 24.9% , thu nhập bình quân của người lao động tăng 12% , số lao động bình quân tăng 6.6% , cổ tức bình quân đạt 17.11%, trong đó 71.4% số doanh nghiệp có cổ tức cao hưn lãi ngân tiền gửi ngân hàng. Có những doanh nghiệp sau cổ phần hoá, ví dụ như Vinamilk thì cổ phiếu có giá gấp 10 lần ban đầu, vừa tung ra đã bị các nhà kinh doanh nước ngoài mua trọỗn ràng sau CPH, “giá” của doanh nghiệp được nhân lên, người lao động thu nhập cao hơn, đời sống kinh doanh dân chủ hơn… Quả là không đáng ngạc nhiên khi ông Hoàng Trung Hải- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp tự hào rằng: kế hoạch năm 2004 Bộ Công nghiệp tính sơ sơ 850 DN đã CPH và hoạt động trên 1 năm, cho thấy lợi nhuận thực hiên tăng gần 140 %, trên 90 % hoạt động kinh nghiệm cỉ CPH có 52 DN, nhưng lại có tới 100 DN xung phong cổ phần hoá sớm. Báo cáo tình hình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội( ngày 21-9-2006) nhận định: “ Qua hơn 15 năm triển khai, chủ trương ccổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, tạo sự rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của tong thành phần sở hữu, từng cổ đông, xoá bỏ cơ chế phân phối bình quân, hình thành phương thức phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, giảm dược sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước, tạo cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn, tạo cơ sở pháp lý và vật chất để người lao động xác lập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thịt với doanh nghiệp. Kết quả nổi bật của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Họ phải tự tìm kiếm cơ hội, đối tác kinh doanh, chủ động đổi mới công nghệ, tiết kiệm tối đa các chi phí để tăng doanh thu. Cổ phần hoá cũng đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư cho phát triền sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Dưới góc độ phân công lao động trong xã hội, cổ phần hoá đã thực sự giải phóng sức lao động từ chỗ đông mà không mạnh, ỷ lại, dựa dẫm, thụ động chuyển sang chủ động tích cực hơn trong nền kinh tế nhiều thành phần với thái độ đầy đủ hơn, trách nhiệm hơn, góp phần tăng thu nhập trong xã hội, cho nhà nước và cho người lao động. Và cũng theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm nhưng vẫn tiép tục giữ vai trò chi phối những nghành, lĩnh vực then chốt. Khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn đống góp gần 40% GDP và 50 % tổng thu nhập ngân sách nhà nước. Hiệu quả tiếp tục được khẳng định: Trong những năm tiếp theo của quá trình cổ phần hoá, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tiếp tục được duy trì, doanh thu hàng năm tăng 13.4 %, lợi nhuận trước thuế đạt 9.4 % nhưng lợi nhuận sau thuế tăng tới 54.3 %, đây là những kết quả cao hơn nhiều những loại hình kinh doanh khác. Bên cạnh đó, những chỉ số như năng suất lao động tăng 18.3 %, đầu tư tài sản cố định tăng 11.5 %, lương bình quân doanh nghiệp tăng 11.4 %... khẳng định hiệu quả của việc chuyển đổi sang mô hình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước. Thành phố Hồ Chí minh là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 1992 đến nay, thành phố đã có 104 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá chiếm 12 % tổng số DNNN được cổ phần hoá. Qua khảo sát hoạt động của 22 doanh nghiệp đã cổ phần hoá, doanh thu bình quân hàng năm tăng trên 41 %, lợi nhuận tăng 39.5 %; nộp ngân sách tăng 30.9 %; côt tức hàng năm tăng từ 6%đến 24%, thu nhập của người lao động tăng 10.5%; so với trước khi cổ phần hoá. Công ty cổ phần cơ điện lạnh tại thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng điển hình của các doanh nghiệp cổ phần hoá làm ăn có hiệu quả. Với số vốn ban đầu 15 tỷ đồng, sau 5 năm cổ phần hoá, vốn của doanh nghiệp đã tăng lên tới 167 tỷ đồng, doanh thu tăng từ 78.44 tỷ đồng lên 353 tỷ đồng và lợi nhuận tăng gấp 4 lần, thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tăng từ 1.4 đến 2 triệu đồng. Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết chỉ có 11 tỷ đồng vốn khi cổ phần hoá, sau 1 năm số vốn này đã tăng lên 15 tỷ đồng, doanh thu tăng 22 lần, lợi nhuận tăng 30%. Phân tích về nguyên nhân tăng trưởng cho thấy, việc thay đổi về mô hình hoạt dộng của cán bộ quản lý và người lao dộng đã có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng kết quả thực tế, 96 % doanh nghiệp đã khẳng định cán bộ quản lý đã quan tâm nhiều hơn đến sản xuất và hiệu quả kinh doanh, trong khi đó 88 % doanh nghiệp cho biết kết quả sản xuất của người lao động đã tăng lên khi tiền lương được tính toán trên cơ sở hiệu quả sản xuất. Quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ quản lý và người lao động gấn chặt hơn với doanh nghiệp đã tạo điều kiện để tận dụng tốt hơn cơ sở vật chất và nguồn lực của doanh nghiệp, Điều này được thể hiện khhi có tới 855 % doanh nghiệp chô rằng đã sử dụng tốt hơn năng lực sẩn xuất so với trước khi cổ phần hoá Đặc biệt, sau cổ phần hoá, sự can thiệp trực tiếp của các tổ chức, cá nhân ngoài bộ máy quản lý điêù hành doanh nghiệp như chính quyền, cơ quan chủ quản, các tổ chức khác đã giảm sút rõ rệt. Sự chuyển biến tích cực này đã giúp cho doanh nghiệp chủ động trong các quyết định điều hành và tập trung vào mục tiêu cơ bản là sản xuất kinh doanh. Qua cổ phần, doanh nghiệp được cơ cáu theo hướng tập trung quy mô lớn, hướng vào những nghành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, quy mô vón của doanh nghiệp nhà nước được tăng lên đáng kể: năm 2001, vốn bình quân của DNNN khoảng 24 tỷ đồng, nay tăng lên đến 63.6 tỷ đồng. Tài chính doanh nghiệp được lành mạnh hoá thông qua việc cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý tài sản là vật tư, hàng hoá ứ đọng, tồn kho, máy móc thiết bị cũ… - Các doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động ngày càng có kết quả hơn, nhưng những vấn đề phát sinh sau cổ phần hoá đang cần sớm được giải quyết. 2. Tồn tại. Thực tế thì công cuộc CPH ở việt Nam còn nhiều vướng mắc.Với con số 2242 DN cổ phần hoá trong cả nước từ năm 1992 đến 2004, trong vòng 13 năm, trung bình là 173 DN/ năm thì vẫn chưa khả quan. Còn trước mắt, trong năm 2005, chỉ xét về lượng thì số doanh nghiệp được CPH tăng lên gấp 4 lần, so với bình quân của 13 năm trước đó. Song theo các chuyên gia về CPH, người ta thấy không ít doanh nghiệp làm ăn kếm hiệu quả, vốn nhỏ và thuộc những lĩnh vực kinh tế không mấy chủ chốt. Thực hiện CPH, những DN này tuy có cái khó trong việc xác định tài sản, giải quyết nợ nần, nhưng được cái thuận lợi rất lớn là người lao dộng đã không thể chấp nhận cái cung cách quản lý trì trệ, bảo thủ, bao cấp nên nóng lòng muốn thay dổi cơ chế. Còn nay, với gần 1500 DNNN sắp tới, câu chuỵện không theo hướng đơn giản như vậy. Theo quan điểm mới của cổ phần hoá thì chúng ta không chỉ tiến hành cổ phần hoá những doanh nghiệp yêú kém, vốn nhỏ mà ngược lại sẽ CPH những “ đại gia”- Công ty lớn của nhà nước- có số vốn lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Về phương diện này thì sẽ gặp phải không ít khó khăn khi CPH những doanh nghiệp lớn, được coi như những thành trì bao cấp khá nặng nề, đụng chạm vào những lĩnh vực rất nhạy cảm với những bộ máy quan chức quá nặng với lối tư duy và hành xử công chức. 2.1.Sai lầm trong tư duy: Cần phải thẳng thắn công nhận những doanh nghiệp 100 % vốn nhà nước thường làm ăn không hiệu quả, muốn kinh doanh hiệu quả hơn, muốn tài sản nhà nước không mất đi, không còn cách nào khác là phải cải cách. Cải cách cũng đã trải qua nhiều, hiệu quả đều không như mong muốn. Cuối cùng nhận ra CPH là con đường sáng suốt mới có thể giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, nguồn vốn của nhà nước, tăng được nội lực, sự năng động cho nền kinh tế. Đặc trưng cơ bản của cổ phần hoá DNNN tại Việt Nam là CPH chứ không phải tư nhân hoá, diều đó nhằm mục đích cải cách doanh nghiệp nhà nước không chệch hướng XHCN ở nước ta. Tuy nhiên, lại có sự hiểu lầm về vấn đề trên. Có nên thừa nhận rằng CPH có một phần là tư nhân hoá? Bởi thực tế cho thấy quá trình CPH vẫn còn gượng gạo, nhièu nơi không thống nhất cách làm, dẫn đến có tình trạng có địa phương hô hào về chủ trưong nhưng khi tién hành CPH thì lại hạn chế, một phần là do tư duy còn sai lệch. Nhiều hàng rào đã được lập ra: ai được cổ phần hoá, có thời điểm ta hạn chế cho những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả CPH, còn những công ty có lãi thì không được. Mặc dù hiện tại, chính sách CPH đã đựơc sửa đổi, cụ thể là phạm vi các doanh nghiệp được CPH đã mở rộng ra cho tất cả nhưng nhiều nơi vẫn bị ảnh hưởng về đường lối cũ. Điều đó dẫn đến tính toàn dân trong CPH không đảm bảo vì không phải ai muốn mua cổ phần của nhà nước cũng được trong khi tài sản của nhà nước cũng là tài sản của toàn dân. 2.2.Sai lầm thứ hai. Chúng ta muốn CPH để tăng vốn cho doanh nghiệp nhưng lại giưói hạn quyền góp vốn của người dân với tỷ lệ cố định ở mức thấp. Có rất nhiều doanh nghiệp không nhạy cảm về an ninh quốc phòng, cũng như không thuộc nghành ngân hàng, nhưng các cơ quan chủ quản doanh nghiệp hoặc bản thân lãnh đạo doanh nghiệp vẫn không cho bán quá 49 % vốn để giữ quyền lãnh đạo và những lợi ích thiển cận. Vốn là thực lực của nhà nước, không phải rải ra khắp nơi “chi phối từng tế bào A, B, C trong xã hội”, mà chỉ nên gom ở một số diểm mấu chốt nhằm mục tiêu dịnh hướng. Việc định hướng không phải là cứ nắm thật nhiều- đó là kiểu tư duy cũ. Nếu ta muốn hướng tới một nền kinh tế tri thức thì phải đầu tư vào nghành công nghệ cao, chứ không phải CPH rồi mà vẫn giữ chặt vốn, và với những nghành không chủ chốt. Như thế lực vừa phân tán mà lại không hiệu quả. Nếu biết tập trung vào những nghành then chốt, tạo điều kiện để nó phát triển, sức mạnh sẽ lớn lên rất nhiều. Hiện tại, việc định giá đã kém, lại còn giữ cổ phần chi phối để rồi cổ phần không những không tăng lên mà còn thất thoát , Nhà nước cũng là nhà đầu tư, đầu tư cần phải tìm biện pháp hiệu quả nhất, có lợi nhất cho tài sản của nhà nước, của toàn dân. 2.3.Sai lầm thứ ba. Cũng từ thói quen muốn nắm giữ cổ phần chi phối mà đẫn đến mục 3 này. CPH đặt ra mục tiêu thay đổi cơ chế quản lý nhưng thực tế, với cách làm nắm giữ cổ phần chi phối thì doanh nghiệp cơ bản vẫn nắm giữ lại toàn bộ cơ chế điều hành cũ. Có vẻ như CPH là một vỏ bọc hoàn hảo để bộ máy quản lý của doanh nghiệp củng cố lại quyền lực với cơ chế quản lý cũ. Trường hợp này hầu như toàn bộ ban lãnh đạo cũ của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên. Nó tạo ra tình trạng “dở ông dở thằng”, CPH rồi nhưng cơ chế trong chờ, mệnh lệnh hành chính bao nhiêu năm dù có thay đổi chỉ là tí chút. Trong khi đó, chỗ dựa- Nhà nước- không còn, nên nhiều doanh nghiệp CPH xong còn thua lỗ hơn trước. Như vậy dù cổ đông có năng động, có. đặt mục tiêu cao bao nhiêu, tình hình doanh nghiệp vẫn không thể có những bước ngoặt quyết định Hiệu quả CPH DNNN vừa qua chưa cao, còn thể hiện rõ trong phương án CPH của các doanh nghiệp. Theo số liệu tổng kết sau 15 năm thực hiện CPH thì số vốn của DNNN được CPH chỉ chiếm có 12 % vốn trong tổng số vốn nhà nước và trong số này nhà nước nắm giữ trên dưới 40% thì thực chất số vốn nhà nước CPH đã bán ra ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ vốn nhỏ khoảng 6 %. Điều này chứng tỏ lượng vốn huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kể cả đội ngũ cán bộ công nhân viên gắn với doanh nghiệp nhiều năm còn rất ít, nguyên nhân chue yếu lại nằm ở phía chủ quan của các nhà quản lý xây dung chính sách và doanh nghiệp. 2.4.Một số ví dụ điển hình. Đó là phương án CPH Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn được Bộ Công nghiệp trình Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt với vốn điều lệ là 5500 tỷ đồng thì phần vốn nhà nước nắm giữ tới 80 % là quá lớn và không cần thiết, còn phần bán cho công nhân viên và ra ngoài có 20 %. Hay theo hồ sơ bán đấu giá cổ phần lần đầu của Công ty thuỷ điện Thác Mơ thuuộc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam ngày 29-3-2007 có vốn điều lệ 700 tỷ đồng thì phần vốn nhà nước nắm giữ cũng tới 79.73 %, bán ra bên ngoài 20 %, còn phần ưu đãi cho người lao động chỉ có 0.27 %. Đây là một xu hướng không tích cực, cả bộ chủ quản lẫn doanh nghiệp đều muốn nhà nước( mà thực chất là bộ và doanh nghiệp) nắm giữ cổ phần chi phối tới 80 %. Trong khi doanh nghiệp Rượu- Bia- Nước giải khát Sài gòn thực ra nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phố, còn với khâu phát điện Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ với công suất 150 MW thì giai đoạn đầu Nhà nước chỉ càn nắm giữ cổ phần chi phối ở mức trên 51 % là được. Hiện cả nước còn 2176 DN 100 %5 vốn nhà nước chưa cổ phần hoá với giá trị tài sản 260 ngàn tỷ đồng( đó là giá trên sổ sách kế toán, nếu CPH áp giá mới đánh giá lại thì tài sản còn lớn hơn nhiều).Nếu vẫn cung cách xây dựng và phê duyệt phương án CPH như trên thì rất khó đẩy nhanh tốc độ CPH DNNN và hiệu quả huy động vốn của các nhà đầu tư sẽ vẫn rất thấp. 2.5. Vẫn còn sự phân biệt đối xử. Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần đã mang lại một môi trường kinh doanh khác nhưng từ dây cũng nảy sinh những khó khăn mới, các vấn đề quan tâm chính của các doanh nghiệp vẫn là đất đai, tín dụng và thủ tục hành chính…Theo các doanh nghiệp, sau cổ phần hoá diện tích đất đai nhà xưởng không thay đổi nhiều. Các địa phương vẫn tiếp tục cho doanh nghiệp thuê đất với giá thấp thậm chí giao đất với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường nhưng doanh nghiẹp vẫn gặp khó khăn khi giao dịch với ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu rõ ràng về quyền sử dụng đất cũng như chưa giải quyêt dứt điểm các quỳên và nghĩa vụ đất đai có liên quan trước khi đăng ký dưới hình thức công ty cổ phần. Điều này khiến doing nghiệp gặp nhiều khó khăn trong bố trí kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh như xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng…, hay góp vốn liên doanh bằng tài sản có trên đất mà doanh nghiệp đanhg sử dụng. Trên thực tế, đã có tình trạng một bộ phận công ty hay đơn vị thành viên tổng công ty đã cổ phần hoá nhưng không có quyền sử dụng đất, không được đứng tên thuê giao đất do đất thuộc quyền sử dụng và tổng công ty đứng tên.Vì vậy, các đơn vị này phải nhờ tổng công ty đứng ra ding quyền sử dụng đất vay vốn hộ.Ngược lại đã có trường hợp tổng công ty ding toàn bộ diện tích đất đai của doanh nghiệp đã cơ phần hoá đang sử dụng để thế chấp vay vốn gây khó khăn cho hoạt động của công ty cổ phần. Một thay đổi lớn gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá là tỷ trọng vay vốn từ ngân hàng thương mại nhà nước đã giảm đi đáng kể thay vào đó là các nguồn tín dụng khác kể cả tín dụng phi chính thứcc và tín dụng người lao dộng, cổ đông hoặc gia đình bạn bè. Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp, những điều kiện về tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản và lòng tin khi cho vay của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể đối cới doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi. Đây là những trở ngại phát sinh gây trở ngại đối với doanh nghiệp chuyển đổi, trong khi vẫn còn có khoảng cách khá xa giữa quy định và thực tế thực hiện các chính sách tín dụng ngân hàng, chưa tạo được môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp sau chuyển đổi. Mặt khác, sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn ưu đãi và các biện pháp tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ, chuyển vốn vay thành vốn nhà nước đàu tư…sau cổ phần hoá đã không còn.Theo phản ánh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi có nhu cầu, doanh nghiệp thường huy động vốn nội bộ nhưng nguồn vốn này thường hạn chế nên rất nhiều doanh nghiệp phải tự huy động vốn từ bên ngoài và dây là nguồn vốn quan trọng nhất đối với nhiều doanh nghiệp. Khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp cũng cho thấy, trước cổ phàn hoá hầu hết các đây chuyền sản xuất chính hoặc các tài sản lớn đều do tổng công ty đứng tên sở hữu nhưng khi cổ phần hoá việc chuyển giao đăng ký chưa được dứt điểm, gây ra tình trạng quyền sở hữu tài sản không rõ ràng nên cõ nhiều vướng mắc nhất là khi doanh nghiệp triển khai mở rộng, liên doanh, hợp tác kinh doanh. Trước đây ta để cho tự doanh nghiệp tự định giá, rồi sau đó là tạo ra hội dồng định giá, cs nghĩ rằng với bản lĩnh chính trị người ta sẽ không móc ngoặc tham nhũng. Vì thế thất thoát là rất lớn.Đến nay thất thoát đó là không bớt đi vì chúng ta chưa mạnh dạn nói không với những quy định mang nặng tính đạo đức. Việc rẻ đắt không phải trong phạm trù đạo đức mà nó là khái niệm của thị trường. Thế nhưng chúng ta vẫn quy định phải bán giá ưu đãi cho người lao động và cho ban lãnh đạo doanh nghiệp một phần quá lớn. Cách làm đó còn mang nặng tính hình thức. Mong muốn CPH không phải tư nhân hoá nên ta dành một lượng đáng kể cổ phiếu để bán ưu đãi cho công nhân. Đây là mọt việc tốt nhưng thực tế nó có đồng nghĩa với việc chuyển sở hữu nhà nước cho tập thể công nhân không, hay nó đang là cơ hội cho nhiều kẻ tham ô lũng đoạn? Tại Hà nội, khách sạn Tràng Tiền toậ lạc sát Hồ Hoàn Kiếm, với điạ thế thuận lợi như vậy-“ tấc đất hơn tấc vàng”- vậy mà khi CPH, cả khách sạn chỉ được định giá 4 tỷ đồng. Nhà hàng Bánh tôm Hồ Tây với vị trí cạnh Hồ Tây khi định giá chỉ vẻn vẹn 850 triệu đồng…Trong khi giá thực của nó phải lớn gấp hàng chục lần… Theo ủy ban Kinh tế- Ngân sách của Quốc hội, các doanh nghiệp CPH đều áp dụng phương pháp định giá tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp, song chủ yếu tính giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán. Những giá trị tiềm năng như thương hiệu, danh tiếng, lợi thế thương mại, giá trị thị phần…chỉ được xem xét qua loa. Một trong những tài sản hết sức quan trọng là đất đai lại được xác định không theo giá cả thị trường tại thời diểm CPH. CHính vì vậy mà việc CPH ở một số doanh nghiệp nhà nước đã xảy ra thất thoát tài sản của nhà nước.Chính vì định giá tài sản không chính xác, thường là thấp hơn giá trị thực mà trong các phiên đấu giá cổ phiếu của các doanh nghiệp mới cổ phần hoá, giá trúng thường cao hơn mệnh giá nhiều lần, thậm chí hàng chục lần. Trong chính sách cổ phần hoá có quy định phải bans một phần cổ phiếu với giá ưu đãi cho những người trong nội bộ doanh nghiệp, trong đó lãnh đạo doanh nghiệp được 7ưu ttiên mua nhiều hơn, đây cũng là “kẽ hở” cho một số người kiếm tiền. Việc “mua bán thâm niên” đã làm nảy sinh không ít tiêu cực trong xã hội. Một kiểu thất thoất nữa dang xảy ra trong quá trình CPH, đó là hiện tượng ký kết “đối tác chiến lược”, do chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu, một số cổ phiếu “giá hời” sẽ được chuyển cho cá nhân hoặc một nhóm người. Thực té trong thời gian qua, đã không ít người giàu lên nhờ cổ phiếu ưu đãi. Được biết, từ nay đến năm 2010, tại Việt Nam sẽ còn cõ khoảng 2000 DNNN thuộc diện cổ phần hoá nữa, trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn. Để ngăn chặn tình trạng thất thoát trong quá trình cổ phần hoá, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nhà nước cần có ngay những giải pháp hữu hiệu “bịt các lỗ hổng” bầng các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường công tác giám sát. III, Giải pháp. 1. Thiết lập cơ quan chuyên trách về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Thực tế , qua gần 10 năm thực thi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cho thấy, cổ phần hoá là một chương trình đầy khó khăn và phức tạp, một mặt do bao hàm nhiều mục tiêu, mặt khác do động chạm đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị liên quan đến nhiều tầng lớp người khác nhau. Nếu cứ tiếp tục cổ phần hoá theo kiểu phong trào tự giác hiện nay thì có thể dự báo cổ phần hoá những năm tới sẽ khó đạt kế hoạch đặt ra. Theo kinh nghiệm tư nhân hoá ở một số nước thành công, cần phải thiết lập một cơ quan chuyên trách đủ mạnh để dồn tâm lực vào quá trình xây dung chương trình, mục tiêu, phương án cổ phần hoá khoa học, khả thi trên phạm vi tổng thể bỏ qua lợi ích cục bộ của các cơ quan chủ quản và kiên quyết thực hiện tới cùng chương trình đó. Cách làm theo kiểu phong trào những năm qua đã dẫn đến các hậu quả không mong muốn như cổ phần hoá diễn ra rất chậm do phải chờ các cơ quan chủ quản và doanh nghiệp tự nguyện, các doanh nghiệp nhà nước dễ cổ phần hoá và có lợi cho các bên liên quan khi cổ phần hoá thì làm nhanh , các doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc xin rút , hoặc tìm mọi cách lẩn tránh kéo dài quá trình làm thủ tục , nhà nước không kiểm soát được quá trình cổ phần hoá nên đôi khi bị thất thoát vốn nhà nước… Do vậy, cấp thiết phải thiết lập cơ quan chuyên trách về cổ phần hoá đẻ thực sự đặt quá trình cổ phần hoá trên cơ sở khoa học và kiểm soát được từ phía nhà nước cũng như linh hoạt , kiên quyết khi giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá 2. Cải tiến phương thức định giá doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường. Trên thế giới có nhiều phương thức định giá cổ phiếu doanh nghiệp cần cổ phần hoá . Không nhất thiết buộc cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đều chung một mệnh giá.Càng không nên áp dụng cứng nhắc các tỷ lệ cấu thành giá của các bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Phương thức Hội đồng thẩm định giá với sự chủ trì của Bộ Tài chính hiện nay tỏ ra bất cập ở những phương diện: *Cán bộ của Bộ Tài chính không đủ nên nhiều doanh nghiệp phải chờ. * Cán bộ của Bộ Tài chính không thể am hiểu giá của các loại vật tư máy móc chuyên dùng của nhiều nghành khác nhau nên định giá không chính xác. *Nguyên tắc thoả thuận giữa doanh nghiệp và Hội đồng thẩm định giá mang nhiều tính chất chủ quan, không phản ánh đúng giá cả thị trường.Có chăng nên áp dụng hình thức định giá của thị trường tài chính như: bán đấu giá, định giá của các tổ chức định giá chuyên nghiệp, tư vấn định giá của các công ty chứng khoán?...Thực tế đã cho thấy sự cần thiết của yếu tố trên. Nên đa dạng các phương pháp định giá cho phù hợp với từng doanh nghiệp. Muốn vậy cơ quan chuyên trách về cổ phần hoá phải có phương án cho từng đối tượng đó. Thậm chí có thể thuê các chuyên gia hoặc các doanh nghiệp định giá của nước ngoài. Ngoài ra cần phải cải tiến hệ thống kế toán thống kê theo chuẩn mực thế giới. Việc làm này có nhiều cái lợi như: tạo mặt bằng chung cho các công ty cổ phần có vốn trong nước và nước ngoài có chuẩn so sánh thống nhất, tạo bình đẳng cho người đầu tư trong nước và nước ngoài, dễ xác định giá trị doannh nghiệp. Có hiện tượng thực tế là một công ty cổ phần nếu áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam thì lợi nhuận chênh so với áp dụng hệ thống kế toán quốc tế là rất nhiều; như Công ty cổ phần cơ điện lạnh năm 2000 lợi nhuận chênh nhau 15 tỷ. 3. Sửa đổi những bất cập trong chính sách về cổ phần hoá nói chung, về những ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nói riêng. Theo chủ trương của nước ta, cổ phần hoá chủ yếu đụng chạm đến các doanh nghiệp nhà nước. Hiiện nay, một bất hợp lý vẫn tồn tại là các doanh nghiệp nhà nước vẫn được hưởng đặc quyền như vay ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp, sử dụng đất không mất tiền thuê, được ưu tiên trong những đơn hàng hay gói thầu của nhà nước…Đã là doanh nghiệp nhà nước không nên đề ra một hình thức ưu đãi nào cũng như các trách nhiệm xã hội do doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhà nước phải thanh toán sòng phẳng. Có như vậy các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá mới không nối tiếc hình thức 100 % vốn nhà nước hoặc bằng mọi cách bảo vệ phương án cổ phần hoá mà nhà nước giữ cổ phần khống chế một cách không cần thiết. Các chính sách ưu đãi người lao động cũng nên thống nhất theo nguyên tắc thị trường: tức có thể bán ưu đãi, cho không hoặc cho vay để mua cổ phiếu nhưng nguyên tắc là phải để cổ phiếu có tính chuyển đổi tức người lao dộng có quyền bán cổ phiếu nếu họ thấy có lợi hơn giữ. Hình thức ngăn cản người lao động bán cổ phiếu với lý do bảo vệ quyền sở hữu cho người lao động đã làm cho việc mua cổ phiếu của người lao động không khác góp vốn cho doanh nghiệp kinh doanh vào thập kỷ 80 và triệt tiêu các thế mạnh của công ty cổ phần như: sức ép giá cổ phiếu buộc ban quản lý doanh nghiệp phải quản lý tốt… Theo chúng tôi, để bảo vệ người lao động cần thúc ép ban quản lý doanh nghiệp và người lao động làm việc tốt để họ thâý sở hữu cổ phiếu tốt hơn là bán hoặc chờ giá tăng mới bán, hoặc tổ chức thị trường chứng khoán cho tốt để người lao động không bị lừa gạt, hoặc thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội đoàn kết người lao động thành cổ đông đa số kiểm soát ban quản lý doanh nghiệp, là trang bị kiến thức để người lao động biết sử lý cổ phiếu tốt… chứ không nên áp chế người lao động trong kỷ luật như có cổ phiếu mới được làm việc ở doanh nghiệp cổ phần hoá, bởi đó là hành vi đi ngược lại lợi ích của người lao động tự do, đi ngược lại lơị ích cuẩ thị trường chứng khoán và thậm chí vi phạm pháp luật. 4. Cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến cổ phần hoá như cấp giấy tờ sử hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký, thủ tục rút tiền từ quỹ hỗ trợ cổ phần hoá. Phải kiên quyết xoá bỏ cửa quyền trong dịch vụ hành chính của nhà nước theo phương châm nhà nước phải tạp điều kiẹn cho doanh nghiệp, chứ không dược dựa vào quyền được giao để gây khó dễ cho doanh nghiệp. Một điều phi lý là Sở Địa chính hiện nay vãn làm theo kế hoạch cứng nên cuối năm kế hoạch đã hoàn thành thì dừng lại chờ năm sau chứ cấp tiếp giấy cho dân sợ chỉ tiêu sang năm cao hơn không hoàn thành. Để buộc các cơ quan hành chính tạo điều kiện thời gian cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá, thiét nghĩ phải củng cố cơ quan kiểm tra, kiểm soát chính các cơ quan hành chính và đề cao ý thức và khả năng sử dụng pháp luật của các doanh nghiệp. 5. Đổi mới công tác tuyên truyền vận động cho cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Vừa qua, công tác tuyên truyền cho cổ phần hoá chủ yếu dựa vào đài báo và hoạt động của Ban cổ phần hoá nhằm đề cao tinh thần tự giác của mỗi người. Hiệu quả của phương thức này cũng có nhưng không nhiều. Hãy học tập kinh nghiệm của Hồ chủ tịch khi Người tuyên truyền cho phong trào hợp tác hoá. Đó là tổ chức các Đại hội cán bộ cổ phần hoá giỏi để mọi người học hỏi kinh nghiệm của nhau. Đó là tuyên truyền những doanh nghiệp sau cổ phần hoá làm ăn tốt, doanh thu, lợi nhuận đều làm tăng hơn trước. Đó là đào tạo khẩn trương những cán bộ giỏi về cổ phần hoá để giúp dỡ những nơi khó khăn. Bởi vì cổ phần hoá không phải là hoạt động xã hội manh tính chất phong trào nhất thời, cổ phần hoá động chạm đến lợi ích của bao nhiêu người. Hãy làm mọi cách để cả cán bộ cũng như người lao dộng đều nhận thấy lợi ích của cổ phần hoá đối với họ. Khi đó cổ phần hoá tự khắc trở thành phong trào người lao động chân chính mà sức cản của các nhóm đặc lợi không thể nào đối phó được. Đối với các cán bộ vì đặc lợi mà cản trở quá trình cổ phần hoá phải được sử lý công tâm và thích đáng để gạt bỏ các thế lực bảo thủ, nấp dưới danh nghĩa này nọ cảm trở lợi ích người lao động, cản trở lợi ích của quốc gia. 6. Cổ phần hoá tạo điều kiện ccho thị trường chứng khoán phát triền. Vì các doanh nghiệp nhà nước vốn từ đầu đã thuộc sở hữu toàn dân nên rất cần công khai hoá các thông tin kinh tế cần thiết về các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, không những chỉ với những người làm việc trong các doanh nghiệp đó mà với toàn xã hội. Đứng trước thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, sự vận hành của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải theo kịp tiến trình hội nhập. Do vậy, cần phải quy định bắt buộc tất cả các doanh nghiệp nhà nước( kể cả cổ phần hoá lẫn chưa cổ phần hoá) phải tham gia niêm yết thị trrường chứng khoán. Tính cần thiết của quy định này dựa trên các ưu điểm cụ thể của thị trường chứng khoán: * Thị trường chứng khoán là một kênh thu hút vốn quan trọng từ xá hội để đầu tư phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng hiện đang rất thiếu vốn, đặc biệt là đứng trước nhu cầu để đầu tư hiện đại hoá công nghệ sản xuất, cần phải và không nên bỏ qua kênh tạo vốn ngày càng có ý nghĩa quan trọng này. * Thị trường chứng khoán là loại hình phổ biến và có ý nghhĩa như một trong số những chỉ tiêu quan trọng biểu thị mức độ phát triển ccủa baats kỳ nền kinh tế thị trường nào. Vì vậy cùng với quá trình hội nhập, hình tthái buôn bán trên thị trường chứng khoán cũng sẽ trở nên phổ cập tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nhà nước với tư cách là bộ phận giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế,không thể không trở thành lực lượng đi tiên phong trong việc góp phần tạo ra thị trường chứng khoán bằng cách tham gia trực tiếp vào các hoạt động của thị trường chứng khoán này. Tính chất chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước không phải là ở chỗ chiếm tỷ trọng lớn, mà quan trọng là tính hiệu quả, ở khả năng dẫn dắt đổi mới công nghệ và cách thức hoạt động, ở khả năng ổn định và trong bối cảnh cuủa sự đổi mới, là ở khả năng đóng góp vào việc tạo ra “sự đồng bộ của cơ chế thị trường” ở Việt Nam. Về phía mình, thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển và hoàn thành tốt vai trò kênh thu hút vốn, là nơi kinh doanh, giao dịch vốn( chứng khoán) khi các công ty lớn của quốc gia thực sự là người tham gia chính. Với các lý do trên, thiết nghĩ, đã đến lúc phải coi đây như một giải pháp mang tính đột phá mạnh, và vì vậy, cần có một quy định pháp lý dủ mạnh, bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phải niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc tham gia thị trường chứng khoán cần một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị chu đáo, nên thời gian từ lúc ban hành quýết định đến thời hiệu quy định bắt đầu có hiệu lực nên kéo dài hơn so với các quy định khác. Nhưng vấn đề cấp thiết hiện nay là cần khẳng định nguyên tắc các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoấn và công bố công khai lịch trình thực hiện. Kết luận . Từ năm 1992 đến nay, cả nước đã có trên 1000 DNNN được chuyển đổi sở hữu, trong đó cổ phần hoá gàn 900 doanh nghiệp, số còn lại là chuyển giao và khoán kinh doanh. Chương trình sắp xếp, đổi mới DNNN, mà trọng tâm là CPH DNNN được triển khai thí điểm từ năm 1992. Mục đích của chương trình là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó chủ sở hữu là nguời lao động, để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng thời có thể giúp doanh nghiiệp huy động vốn trong toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp. Cổ phần hoá các DNNN ở nước ta hiện nay đã đạt được những hiệu quả khả quan, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai lầm. Để đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sắp tới Nhà nước sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đổi mới doanh nghiệp, trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước và doanh nghiệp, nhất là quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp, ban hành chế độ phân phối cổ phần hợp lý, đổi mới phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh doanh và việc chấp hành quy định của nhà nước tại doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo. Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lenin. Báo Lao động số 82 ngày 11/ 4/ 2007; ngày 25/ 2/ 2005 Báo Tuổi trẻ ngày 25/ 2/ 2007. Tạp chí Lý luận chính trị số 1-2/ 2007. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam- “”Thông tin những vấn đề lý luận” của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. TT 126- Hướng dẫn NĐ 187- Cổ phần hoá DNNN; NĐ 187- Cổ phần hoá DNNN. Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 18/ 5/ 2007. Thời báo Kinh tế 25/2; TT244/2; TM 1/3; ĐT 2/3. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35846.doc
Tài liệu liên quan