Tiểu luận Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát hành ra công chúng

 Giảm dần ưu đãi đối với DN CPH, tăng ưu đãi đối với các DN sau CPH mà tiến hành niêm yết giao dịch trên TTGDCK trong một thời gian xác định.  Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý. Vấn đề xử lý tài chính, xác định giá trị DN. Đặc biệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế kinh doanh thương mại của DN.  Rút ngắn thời gian CPH một DN, đẩy mạnh CPH các NHTM nhà nước, các Cty tài chính, các Cty bảo hiểm.  NH Ngoại thương:hoàn thành CPH trong năm 2007.  NH Đầu tư và phát triển: tiến hành CPH năm 2007.  NH Công thương: tiến hành CPH năm 2007.  NH NN&PTNT: tiến hành CPH năm 2008. Từ nay đến hết năm 2010, sẽ cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh nghiệp và đến cuối năm 2010 cả nước có 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn; 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường; 150 doanh nghiệp thành viên các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.  Phiên họp ngày 30/1, các thành viên Chính phủ tập trung xem xét, thảo luận: Tờ trình về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 187/2004/NĐ-CP những điểm mới sau: Đối tượng cổ phần hóa được mở rộng cả các Tập đoàn, các Tổng công ty nhà nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.  Tại phiên họp thường kỳ tháng 3 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình bày Đề án phát triển thị trường vốn VN đến năm 2010 và định hướng tới 2020. Theo đó, cổ phần hóa sẽ gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo Đề án trên, đến năm 2010 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán sẽ bằng 50% GDP, huy động vốn cho đầu tư phát triển qua thị trường vốn đạt khoảng 16% GDP, tỷ lệ tương ứng đến năm 2020 dự báo sẽ là 70% và 30%.

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát hành ra công chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỔ PHẦN HOÁ DNNN VÀ PHÁT HÀNH RA CÔNG CHÚNG. A/ TỔNG QUÁT Quá trình cổ phần hoá trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn thí điểm (1992-1996). Giai đoạn mở rộng (1996-2002). Giai đoạn chủ động (06/2002-11/2004). Giai đoạn đẩy mạnh (12/2004-nay). Tỷ lệ vốn nhà nước trong tổng số vốn điều lệ I. Giai đoạn thí điểm Thực hiện cph theo quyết định 202/CT ngày 08/06/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và chỉ thị 84/TTg ngày 04/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện cph những DN có quy mô vừa và nhỏ, mang tính chất tự nguyện, việc bán cổ phần cũng mới chỉ giới hạn ở những đối tượng là nhà đầu tư trong nước, ưu tiên bán cổ phần cho lao động trong DN. Kết quả: cph được 5 DN II. Giai đoạn mở rộng Nghị định 28/NĐ-CP ngày 07/05/1996 và nghị định 44/NĐ-CP ngày 29/06/1998 thay thế NĐ trên. Mở rộng bán cổ phần cho người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài tại VN. Ưu đãi cho người lao động 20% giá trị vốn nhà nước tại DN, giảm giá bán cổ phần 30%. Giá trị DNCPH được xác định theo cơ chế Hội đồng do cơ quan tài chính DN chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên ngành. Kết quả cph được 858 DNNN, bộ phận DNNN. III. Giai đoạn chủ động (6/2002 đến 12/2004) (Áp dụng theo nghị định số 64 ban hành ngày 19/6/2002) 1. Cơ chế,chính sách (Những điểm mới cơ bản của NĐ 64) Danh mục phân loại DNNN do thủ tướng chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, chủ tịch HĐQT các TCT 91 là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm chính về lựa chọn và tổ chức triển khai CPH đối với các DN thuộc phạm vi quản lý Mở rộng quyền được mua cổ phần của các nhà đầu tư (chỉ giới hạn nhà đầu tư nước ngoài mua không quá 30% vốn điều lệ) Điều 4,5 quy định, các tổ chức kinh tế,xã hội, cá nhân trong nước và nước ngoài đều có quyền mua số lượng không hạn chế, nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định về số lượng cổ đông tối thiểu và cổ phần chi phối của nhà nước. Bắt đầu áp dụng biện pháp nhằm công khai, minh bạch hoá quá trình CPH: cho phép thuê các tổ chức trung gian xác định giá trị DN; Trao quyền quyết định giá trị DN và phê duyệt phương án CPH cho bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND các tỉnh trừ trường hợp vốn nhà nước giảm trên 500 triệu đồng thì phải có ý kiến của bộ tài chính. Tiếp tục duy trì việc bán cổ phần giảm giá 30% cho người lao động, người lao động nghèo còn được nhà nước cho hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần trong 7 năm tiếp theo tiền mua cổ phần ưu đãi. Dành tối thiểu 30% số CP còn lại bán đấu giá công khai cho các đối tượng ngoài DN, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư có tiềm năng về CN , thị trường, vốn và kinh nghiệm quản lý 2. Thực trạng CPH DNNN giai đoạn 2002-2004 (kết quả của việc thực hiện NĐ 64) Số lượng DNNN được CPH Năm 2002 :185 DN Năm 2003 :537 DN Năm 2004 :805 DN Từ tháng 6/2002 đến cuối năm 2004 đã CPH được 1435 DNNN, bộ phận DNNN Tuy có sự tăng lên một cách đáng kể so với các năm trước nhưng vẫn không thực hiện được như kế hoạch đề ra Cụ thể , trong năm 2003, có 537 DN và bộ phận DN được CPH , đạt 80% kế hoạch đề ra,trong đó: DN thuộc các tỉnh quản lý chiếm 74% DN thuộc các tổng công ty 90 và trực thuộc các bộ chiếm 20% DN thuộc các tổng công ty 91 chiếm 6% Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51%, thương mại chiếm 32%, còn lại là các lĩnh vực khác Tuy nhiên, trong số các DNNN đã CPH tính đến cuối năm 2004 thì: Hầu hết đều có quy mô vừa và nhỏ, chưa tới 10% trong số đó có vốn trên 10 tỷ đồng. Hầu hết đều là những DN hoạt động kém hiệu quả, máy móc lạc hậu, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn Việc tiến hành CPH diễn ra không đồng đều giữa các ngành và các địa phương. Tỷ lệ vốn nhà nước trong tổng vốn điều lệ của các DNNN đã được CPH trong giai đoạn này tăng lên so với giai đoạn trước , cụ thể Năm 2002: 30%; năm 2003 :55%, năm 2004 : 47% Điều này là do trong giai đoạn này chúng ta thực hiện CPH một số các doanh nghiệp có vốn lớn mà nhà nước có chủ trương nắm CP chi phối như: VINAMILK( 1500 tỷ), Cty Mía đường Lam Sơn(92 tỷ), Cty Đường Biên Hoà(81 tỷ), … Quá trình CPH trong giai đoạn này còn gặp nhiều vướng mắc như thủ tục còn rườm rà , phức tạp nhất là khi thực hiện CPH các Tổng Cty và các DN có quy mô lớn, chưa phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan NĐ 64 bộc lộ những điểm yếu, có một số điều khoản không thống nhất,không phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn 3. Thực trạng niêm yết trong giai đoạn này Tính đến cuối năm 2004 có 2307 DNNN được CPH với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 22000 tỷ trong đó có 1224 công ty đủ điều kiện tham gia TTCK tuy nhiên đến cuối năm 2004 mới chỉ có 23 cổ phiếu được niêm yết trên thị trường B. CPH GẮN VỚI NIÊM YẾT I. Quá trình CPH ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Việc định giá tài sản Hiện tượng làm giá Hình thức phát hành hoặc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu II. Những động thái tích cực từ phía chính phủ Thực hiện công khai minh bạch tiến trình CPH theo nguyên tắc thị trường Tạo điều kiện gắn kết tiến trình CPH với phát triển thị trường vốn Tổ chức thực hiện CPH gắn với niêm yết hiệu quả Hoàn thiện cơ chế chính sách hướng dẫn doanh nghiệp CPH gắn với niêm yết III. Một số văn bản pháp luật liên quan QĐ528/2005/QĐ-TTg NĐ2592/2004/NĐ-CP QĐ155/2004/QĐ-TTg 1. QĐ528/2005/QĐ-TTg Phê duyệt danh sách các công ty CPH thực hiện bán đấu giá cổ phần, niêm yết, đăng kí giao dịch tại các TTGDCK Sẽ có 178 công ty cổ phần do NN nắm giữ cổ phần chi phối phải niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên TTCK. Sẽ có 75 DNNN phải thực hiện bán đấu giá qua cácTTGDCK Trong đó có nhiều DN lớn đang kinh doanh có hiệu quả như: mobifone, công ty kỹ thuật dịch vụ dầu khí, công ty Sông Đà 9, công ty khoan dầu khí, xi măng Bỉm Sơn… 2. NĐ2592/2004/NĐ-CP Về kết hợp CPH DNNN với niêm yết/đăng kí giao dịch cổ phiếu tại các TTGDCK. Quá trình gồm các bước: Ra quyết định CPH DNNN gắn với niêm yết/ đăng kí giao dịch tại TTGDCK Chuẩn bị hồ sơ tài liệu và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp Xác định phương án và thực hiện CPH Hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi DN và niêm yết/ giao dịch 3. QĐ155/2004/QĐ-TTg Quy định các tiêu chí, danh mục phân loại công ty NN và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty NN III. Thực trạng niêm yết của các DNNN sau khi cổ phần hóa Tuy NĐ2592 được ban hành và có hiệu lực từ năm 2005 nhưng tính đến thời điểm tháng 8/2006 mới chỉ có 44DN trong số hơn 3000 DNNN đã cổ phần hóa đã niêm yết trên TTCK. Mặc dù nhu cầu huy động vốn để đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN hậu CPH là rất lớn nhưng số công ty tham gia niêm yết trên TTCK còn rất bé. Số công ty niêm yết đầu năm 2006 thấp? Nhiều DN vẫn còn e ngại sự xáo trộn trong công tác quản lý, e ngại việc công bố thông tin sẽ ảnh hưởng đến lợi thế và khả năng cạnh tranh của DN, sợ mất quyền lợi…nên cản trở quá trình tham gia TTCK của DN Một số DN sau CPH chậm đổi mới cơ chế quản lý, ban lãnh đạo sợ mất quyền lợi… Thiếu sự qua tâm của các cơ quan Bộ, Ngành về chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, xử lí kịp thời… Một số cơ chế chính sách bất cập, thiếu sửa đổi chưa tạo động lực cho DNNN tham gia. Tuy nhiên đến thời điểm 10/10/2006 đã có khoảng 60 DN tham gia niêm yết trên TTGDCK và đến cuối năm 2006 đã có khoảng 100 DNNN đã CPH được niêm yết trên TTCK. Trong năm 2007, theo kế hoạch của Chính phủ sẽ có thêm 100 DNNN đã CPH được niêm yết. Nguyên nhân của sự gia tăng số lượng DNNN được niêm yết trong giai đoạn này: Do chính sách của NN. Các DN đã có cái nhìn đúng đắn hơn đối với hoạt động niêm yết,thấy rõ được lợi ích của mình. Là xu hướng phát triển chung của các DN trong giai đoạn hội nhập CPH ngân hàng quốc doanh và Niêm yết trên TTCK vì sao chậm??? Vướng mắc khi CPH Chưa có quy định về kiểm kê, phân loại Tài sản và công nợ một cách cụ thể Định giá ngân hàng rất phức tạp Do chưa có tiền lệ rất khó khăn Tâm lí của chính các NHTMNN Cơ chế, chính sách về CPH DNNN giai đoạn từ 12/2004 đến nay thực hiện theo nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 bổ sung thêm đối tượng CPH là công ty nhà nước có quy mô lớn không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn: tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước,NHTM nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước. bổ sung các giải pháp để nâng cao trách nhiệm của DNCPH và các cơ quan trong xử lý nợ, tài sản tồn đọng, lao động dôi dư, thành lập công ty mua bán nợ tiếp nhận những tài sản loại trừ khi xác định giá trị DN. Bổ sung các quy định để nâng cao tính khách quan minh bạch, tính chuyên nghiệp trong quá trình CPH, như : định giá qua các định chế trung gian; tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN, thực hiện bán cổ phần lần đầu thông qua đấu giá công khai, theo nguyên tắc thị trường; đấu giá tại các tổ chức trung gian tài chính đối với trường hợp có tổng mệnh giá của số cổ phần bán đấu giá trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng và từ 10 tỷ đồng trở lên đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán Bổ sung quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động; tạo điều kiện để DN thu hút nhà đầu tư chiến lược (giảm 20% giá bán cho nhà đầu tư chiến lược) và gắn với thị trường chứng khoán. Điều chỉnh việc quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa; giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình CPH C. THỰC TRẠNG CPH DNNN Ở VN GIAI ĐOẠN 10/12/2005 ĐẾN NAY I. Thành tựu Số lượng DN CPH đặc biệt tăng mạnh: tính đến 30/6/2006, cả nước đã CPH được 3365 DN, trong đó chỉ tính riêng năm 2005 thực hiện cơ chế CPH theo nghị định 187/2004/NĐ-CP đã có 967 đơn vị được phê duyệt phương án CPH. Thông qua CPH đã huy động được trên 22000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. DN CPH có quy mô vốn vốn lớn hơn trước đây: trong tổng số 967 đơn vị đã được phê duyệt phương án CPH trong năm 2005 thì có tới 310 đơn vị có số vốn trên 10 tỷ đồng (chiếm 32%), trong đó có gần 10 DN có vốn nhà nước trên 300 tỷ đồng. Trước 2005 vốn nhà nước trong 2307 đơn vị CPH chỉ khoảng 20 ngàn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thì chỉ riêng năm 2005 vốn nhà nước trong 967 đơn vị CPH đã đạt 20 ngàn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước. Việc điều chỉnh mệnh giá CP; quy định số lượng CP tối thiểu phải bán đấu giá công khai; xoá bỏ cơ chế bán CP theo mệnh giá chuyển sang phương thức bán đấu giá CP lần đầu tại các tổ chức TC trung gian đã góp phần nâng cao tính minh bạch trong quá trình CPH DN => khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ DN, gắn CPH với phát triển TTCK, giảm áp lực công tác định giá, giảm tổn thất cho nhà nước Quyền lợi của người lao động trong DN CPH được đảm bảo: cán bộ công nhân viên trong các đơn vị CPH được hưởng CP ưu đã giảm giá 40% so với đấu giá bình quân thành công Thời gian thực hiện CPH nhanh hơn trước. Trước đây bình quân CPH một đơn vị là 437 ngày thì sau khi có Nghị định 187 còn 260 ngày (giảm 40%) II. Hạn chế đối tượng CPH còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp tục đổi mới , đẩy mạnh công tác CPH theo tinh thần nghị quyết TW 9 khóa IX. việc xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá tri CPH chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt là mức giá áp dụng, trình tự thủ tục. về đối tượng và quyền mua cổ phần: chính sách về cổ đông chiến lược còn có sự cách biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, chưa tạo điều kiện để thu hút và gắn kết giữa hoạt động đầu tư của nhà đầu tư chiến lược với sự phát triển của DNCPH. cơ chế bán cổ phần còn chưa phù hợp với các doanh nghiệp cổ phần có quy mô lớn như: nhà máy xi măng, nhà máy điện... Chưa có quy định cho phép các nhà đầu tư chiến lược mua lô lớn đối với số cổ phần bán ra tại một công ty cổ phần để được tham gia quản lý , điều hành doanh nghiệp sau khi CPH III. GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG Mở rộng đối tượng CPH: 1.Cty TNHH nhà nước một thành viên. 2. Cty nhà nước độc lập là Cty mẹ được tổ chức hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con để tránh CPH. 3. Các Cty TNHH Nhà nước hai thành viên trở lên Mở rộng điều kiện CPH: 1. Những DN có quy mô nhỏ có thể sáp nhập hợp nhất để hình thành những DN có quy mô lớn hơn, sau đó tiến hành CPH 2. Giảm tỷ lệ vốn nhà nước trong các DN CPH Xoá bỏ sự phân biệt giữa các nhà đầu tư. Mở rộng quyền mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ. Nhà đầu tư chiến lược được giảm giá 20% so với các nhà đầu tư khác là không bình đẳng Nâng cao tính công khai minh bạch, gắn kết hơn nữa quá trình CPH với sự phát triển TTCK, tăng số lượng và chất lượng HH trên TTCK Nâng tỷ lệ cổ phần bán đấu giá công khai từ 30% vốn điều lệ trở lên. Tất cả các DNNN khi CPH đều bán cổ phần thông qua đấu giá công khai. DN có quy mô vốn lớn và hiệu quả thực hiện CPH gắn với việc tham gia niêm yết giao dịch. Giảm dần ưu đãi đối với DN CPH, tăng ưu đãi đối với các DN sau CPH mà tiến hành niêm yết giao dịch trên TTGDCK trong một thời gian xác định. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý. Vấn đề xử lý tài chính, xác định giá trị DN. Đặc biệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế kinh doanh thương mại của DN. Rút ngắn thời gian CPH một DN, đẩy mạnh CPH các NHTM nhà nước, các Cty tài chính, các Cty bảo hiểm. NH Ngoại thương:hoàn thành CPH trong năm 2007. NH Đầu tư và phát triển: tiến hành CPH năm 2007. NH Công thương: tiến hành CPH năm 2007. NH NN&PTNT: tiến hành CPH năm 2008. Từ nay đến hết năm 2010, sẽ cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh nghiệp và đến cuối năm 2010 cả nước có 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn; 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường; 150 doanh nghiệp thành viên các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Phiên họp ngày 30/1, các thành viên Chính phủ tập trung xem xét, thảo luận: Tờ trình về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 187/2004/NĐ-CP những điểm mới sau: Đối tượng cổ phần hóa được mở rộng cả các Tập đoàn, các Tổng công ty nhà nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tại phiên họp thường kỳ tháng 3 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình bày Đề án phát triển thị trường vốn VN đến năm 2010 và định hướng tới 2020. Theo đó, cổ phần hóa sẽ gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo Đề án trên, đến năm 2010 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán sẽ bằng 50% GDP, huy động vốn cho đầu tư phát triển qua thị trường vốn đạt khoảng 16% GDP, tỷ lệ tương ứng đến năm 2020 dự báo sẽ là 70% và 30%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0791.doc
Tài liệu liên quan