Tiểu luận Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay

Có thể nói, một trong những đặc trưng nổi bật của quan hệ kinh tế quốc tế của chủ nghĩa tư bản ngày nay, đặc biệt là từ thập kỉ 70 đến nay là sự hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu thông qua đầu tư trực tiếp với nước ngoài. Dĩ nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức xây dựng các cơ sở khai thác nguồn lực và chế tạo sản phẩm không phải là hiện tượng mới mẻ. Đã có nhiều bằng chứng như vậy ở ngay các nước. Vốn là thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa. Điều cần nhấn mạnh ở đây là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những thập kỉ gần đây gắn liền với quá trình hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu, với những hình thái mới của phân công lao động quốc tế, với vai trò ngày càng tăng của các công ty xuyên quốc gia và do đó trở thành nội dung quan trọng của quá trình toàn cầu hoá. Xét về bản chất đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là quá trình thiết lập các cơ sở sản xuất ra nước ngoài, trong đó các công ty giữ quyền kiểm soát hoạt động của các cơ sở đó. Như vậy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế và các công ty xuyên quốc gia chính là những người tạo dựng mạng lưới này.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá sản xuất theo tổ chức theo tổ hợp các khối cấu kiện phụ kiện chứ không phải từ những cấu kiện trời rạc được chuyên môn hoá như trước; phi tập trung hoá- quá trình sản xuất được phân tán thành những đơn vị sản xuất nhỏ và vừa trên phạm vi rộng của cả quốc gia và quốc tế; vi tiểu hình hoá sản phẩm với phương châm " nhỏ và đẹp". Các sản phẩm sản xuất ra có kích cỡ ngày càng nhỏ, thậm chí nhỏ cỡ na-nô-mét như rô bốt y học dùng trong chẩn đoán và chữa bệnh. Thực hiện tổ chức quản lý từ xa được thực hiện trên cơ sở xuất hiện các siêu lộ thông tin cho phép điều khiển quá trình sản xuất trên diện rộng ở nhiều vùng khác nhau trong những thời điểm khác nhau; nền kinh tế mang tính chất toàn cầu và hoạt động như một đơn vị kinh tế cấp toàn cầu, vì vậy hoạt động tổ chức quản lý cũng mang tính quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Tất cả các biến đổi trên cho thấy, việc tổ chức quản lý sản xuất và hoạt động kinh tế đã dịch chuyển từ kiểu đại trà, được tiêu chuẩn hoá theo loạt lớn sang kiểu sản xuất nhỏ và linh hoạt theo đơn đặt hàng, cũng như dịch chuyển từ các tổ chức có qui mô lớn được liên kết theo chiều dọc sang phi liên kết theo chiều dọc và sang các mạng lưới theo chiều ngang giữa các đơn vị kinh tế trong nước và ngoài nước. Trước sự phát triển của khoa học công nghệ và phân công lao động quốc tế hình thức quản lý chuyển đổi từ tập trung cao độ quyền lực quản lý vào công ty mẹ theo kiểu "kim tự tháp" sang các công ty chi nhánh, các đơn vị sản xuất theo kiểu "màng lưới". Như A.Toffler nhận xét "tổ chức quản lý theo kiểu hình tháp, cồng kềnh và quan liêu, hiện đang bị các công ty chạy đua giải thể" đã làm cho các loại hình tổ chức mới theo kiểu ma trận, nhóm dự án ngày càng được đề cao và ưa chuộng, đây sẽ là loại hình tổ chức quản lý chủ yếu của xã hội dựa trên tri thức. Bởi vì trong xã hội thông tin hiện nay,sự truyền đạt tin tức quản lí phải được nhanh chóng, chính xác, trong khi mô hình quản lí cũ đã làm chậm và mất tính chuẩn xác của tin và do việc truyền tin qua nhiều tầng lớp trong không gian từ trên xuống dưới và ngược lại, không linh hoạt, cồng kềnh kém hiệu quả. Thể chế truyền thống đã tỏ ra bất cập trước những vấn đè mới phát sinh như: tính nhất trí của lợi ích, sự khác nhau về văn hoá tuổi thọ sản phẩm... thể chế quản lí mạng lưới không có trung tâm, mỗi một tầng quản lí trong mạng lưới, mỗi người quản lí đều là một trung tâm, giữa chúng có mối liên hệ phức tạp giao chéo kiểu rẻ quạt. Mục tiêu quản lí của nó không chỉ có quản lí kinh doanh, tiêu thụ, quản lí nhân viên, mà còn cả việc thiết kế hình tượng xí nghiệp, với tôn chỉ là huy động có hiệu quả nhất tài năng và ưu thế của mỗi người trong mạng lưới công ty. Trong hình thức này ,tin tức lan truyền như hệ thống thần kinh, đảm bảo cho mọi cấp quản lý đều nhận được thông tin mới nhất và hoàn chỉnh để đưa ra quyết sách, do đó mà có khả năng ứng phó với mọi điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trước những biến động thường xuyên của thị trường thế giới hiện nay. Mô hình tổ chức quản lý của thể chế này có hai loại, theo quá trình nằm ngang và theo kiểu "tế bào sản xuất ". Mô hình tổ chức quản lý theo quá trình nằm ngang được xây dựng là nhằm khắc phục những khuyết tật của kiểu quản lý truyền thống, giảm bớt nhiều tầng cấp trung gian ,chuyển từ việc lấy chức năng công việc làm hạt nhân sang quá trình làm hạt nhân để tổ chức nhân viên. Nội dung cơ bản của kết cấu tổ chức quản lý theo quá trình nằm ngang là việc tập hợp những viên chức có kỹ năng khác nhau vào một "tế bào sản xuất để họ thấy được đầy đủ mục tiêu của một "quá trình tác nghiệp". Từ đó họ tự quản lý sản xuất, phát huy cao độ tinh thần hợp tác và ưu thế của một tập thể hoàn chỉnh để giành thắng lợi trong cạnh tranh, ở đây độ sản xuất trở thành nền tảng và đảm nhiệm một quá trình sản xuất, thực hiện tự kiểm soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình, giảm được việc tổ chức giám sát, kiểm tra và loại bỏ được mọi hoạt động không làm tăng giá trị của sản phẩm, kích thích thi đua hợp tác của nhân viên tăng khả năng tiếp xúc, cuốn hút khách hàng do vậy mà nó hiệu quả hơn. Mô hình tổ chức quản lí kiểu "tế bào sản xuất" là kiểu tổ chức quản lí trong công nhân được chia ra từng ca, kíp nhỏ (thường từ 2-50 công nhân)có thể chế tạo, kiểm tra và hoàn thành toàn bộ sản phẩm mỗi công nhân có thể làm nhiều việc và mỗi tế bào phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình "tế bào sản xuất" là một quá trình hẹp nhưng lại rất linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu thay đổi kiểu dáng,mẫu mã sản phẩm của khách hàng một cách nhanh chóng đảm bảo cho việc sản xuất theo đơn đặt hàng phù hợp với sự biến động mau lẹ của thị trường mỗi tế bào sản xuất một sản phẩm khác nhau nếu xảy ra rủi ro thì chỉ ảnh hưởng tới tế bào đương sự tránh được rủi ro cho toàn xí nghiệp. Do đó tế bào sản xuất đem lại năng xuất chất lượng hiệu quả cao hơn. Như vậy, một điều nổi rõ trong quá trình chuyển đổi hình thức tổ chức quản lý là nhằm phát huy và sử dụng các nguồn lực con người-đó là hệ thống tổ chức sản xuất lấy con người làm trung tâm, định hướng vào loại nhân lực có trình độ cao trong quá trình sản xuất, bồi dưỡng kiến thức và trình độ chuyên môn một cách liên tục và có hệ thống, với một đội ngũ công nhân năng động và cách thức tổ chức linh hoạt từ trên xuống dưới đem lại hiệu quả cao hơn cả việc trang bị các thiết bị mới hiện đại. Việc hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực con người mang lại một tác động mạnh mẽ hơn nhiều về mặt thành tựu so với việc mua sắm các kĩ thuật tiên tiến hơn so với các máy công cụ điều khiển bằng chương trình số cho tới các hệ thống sản xuất linh hoạt. Trong quá trình máy tính và công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi sản phẩm càng đa dạng phức tạp, nhu cầu thị trường luôn biến đổi , chỉ dựa vào sản xuất với qui mô lớn là không đủ nữa, hình thức tổ chức và cơ chế quản lý xí nghiệp cũng cần hướng theo phương thức linh hoạt hơn. Trước hết các xí nghiệp lớn ngày càng thực hiện chế độ cung ứng, giao một số linh kiện hoặc công đoạn nào đó của sản phẩm cho các xí nghiệp khác hoàn thành. Cách làm này đã có từ lâu. Chỗ khác nhau giữa chế độ cung ứng mới hiện nay và trước kia là ở chỗ, chẳng những các hãng chế tạo lớn khoán việc sản xuất mà còn khoán toàn bộ công tác nghiên cứu khoa học, thiết kế, chế tạo thử cho tới sản xuất những linh kiện đó cho các xí nghiệp khác từ đó hình thành nên mạng lưới xí nghiệp do hãng chế tạo lớn cầm đầu, có nhiều hãng nhận khoán(hoặc hãng cung ứng) tham gia. Các xí nghiệp đều độc lập về mặt pháp luật nhưng về sản xuất là một chỉnh thể, về hành động thì nhất trí, mục tiêu và sự chú ý của họ đều tập trung vào việc làm thế nào để sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh nhất. Thực hiện phương thức tổ chức này làm cho hãng chế tạo và hãng cung ứng cũng như quan hệ giữa hai cái đó có sự thay đổi sâu sắc. Nhiệm vụ của hãng chế tạo ngoài việc giao khoán và cuối cùng đóng gói, chủ yếu là điều hoà giữa các hãng cung ứng, làm cho các xí nghiệp đó đoàn kết nhất trí, cùng chịu đựng sức ép. Còn như các xí nghiệp làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ họ gánh vác, thì đó là việc của họ còn hãng chế tạo lớn cầm đầu không can thệp. Như vậy giữa hãng chế tạo lớn và hãng cung ứng có thêm quan hệ hợp tác bạn hàng, giảm quan hệ chi phối và bị chi phối. Mạng lưới hãng cung ứng thường mở rộng ra có khi vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thu hút càng nhiều các xí nghiệp nươc ngoài. Thứ đến, để nâng cao hiệu quả công tác, xí nghiệp lớn đang cải tiến cơ chế quản lí trước đây là phân công ngành mà chi tiết, quá nhiều tầng nấc... lần lượt giảm bớt các tầng nấc, xoá bỏ một số ngành chức năng, hoặc phá bỏ rào chắn giữa chúng, thực hiện tổng hợp hoá chức năng, cắt giảm hàng loạt nhân viên quản lý trung gian. Đồng thời một số xí nghiệp đã từng lập ra giám đốc tri thức "hoặc" chủ quan thông tin" nhằm tăng cường công tác thông tin cũng như công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo. Giám đốc cấp trên đi sâu vào cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh nhưng lại phóng tay phát huy tính chủ động của các ngành, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp, từ đó làm cho công ty chuyển từ " quản lý kiểugia trưởng" thành công viẹc chung của bạn hàng. Xoá bỏ hình thức tổ chức lao động hình thành đã từ lâu trong thời kỳ công nghiệp hoá với qui mô lớn, chuyển từ phương thức phân công cho công nhân đến các phân xưởng, hoàn thành công đoạn nào đó thành hình thức ca kíp có tính tổng hợp điều đó cũng không phải là việc mới mẻ. Tuy nhiên các nhóm nhỏ phân được phân chia trong các xí nghiệp hiện nay có đặc điểm là những nhân viên có chuyên môn khác nhau như công nhân, nhân viên kỹ thuật, kỹ sư thiết kế, nhân viên tiêu thụ... được tổ chức trong một tổ, tập trung các chức năng nghiên cứu phát triển, thiết kế sản xuất và tiêu thụ làm một, xí nghiệp phóng tay cho các tổ chức hoạt động độc lập làm cho họ đi đôi với chịu trách nhiệm cũng được hưởng quyền lực, thông tin và kiến thức, đồng thời được hưởng thù lao, nhờ đó phát huy đầy đủ hơn tính chủ động và sáng tạo của họ, cố gắng hoàn thành công tác tốt hơn. Xí nghiệp, thực hiện các hình thức tổ chức và cơ chế quản lý nói trên, có nghĩa: một là, yêu cầu đối với công nhân trong nội bộ xí nghiệp càng cao hơn. Điều mà trong xí nghệp đòi hỏi lá những nhân tài có kiến thức khoa học, có trình độ giáo dục, trình độ văn hoá và tinh thần sáng tạ cao hơn, chứ không phải là những người tầm thường chỉ biết tuân lệnh, không có chí tiến thủ. Hai là mối quan hệ giữa xí nghiệp và công nhân đã có sự thay đổi. Người công nhân đã tham gia vào quá trình quản lý với các mức độ và hình thức biểu hiện khác nhau giữa các nước. ở Đức công nhân đã tham gia vào hội đồng giám đốc công ty. Từ những năm 1976, ở tất cả các công ty có số người làm thuê trên 2000 công nhân được nhận một nửa số ghế trong hội đồng giám đốc. ở phần lớn các nước Châu Âu hiện có các uỷ ban công nhân có các quyền đáng kể về các vấn đề thuê mướn, sa thải, chế độ làm viẹc, chế độ an toàn lao động. Trước kia mối quan hệ giữa các xí nghiệp và công nhân chỉ là thuê mướn và bị thuê mướn, bây giờ tìm cách tăng cường ý thức làm chủ của công nhân ; trước kia xí nghiệp giám sát quản lý công nhân rất nghiêm ngặt, giờ đây phóng tay để họ phát huy tài trí thông minh của mình; trước đây xí nghiệp trói buộc công nhân vào máy móc và dây chuyễn trở thành vật phụ thuộc vào máy móc, thậm chí có yêu cầu nghiêm ngặt đối với mỗi động tác của họ."Chế đọ Taylỏ" xuất hiện đầu thế kỷ và sau đó là "chế độ Ford" chính là chế độ như thế. Thông qua chế độ này, giới tư bản vắt mồ hôi nước mắt của công nhân ở mức tối đa. Lê-nin gọi chế đọ Taylor là "chế độ mồ hôi nước mắt khoa học". Chế độ sản phẩm của sản xuất đại cơ khí và lấy lao động chân tay làm chính. Ngày nay trong thời đại lấy công nghệ công nghệ thông tin và lao động trí óc làm chính, xí nghiệp cần phải "giải phóng" cho công nhân ,để họ hoàn thành công tác một cách độc lập và tự chủ.Về mặt quản lý xí nghiệp, người ta đã thay đổi quan niệm lấy vật làm đối tượng, thực hiện "quản lý nhân bản" tức là coi con người là chủ thể của xí nghiệp, vận dụng khoa học hành vi, điều chỉnh mối quan hệ giữa con người trong nội bộ xí nghiệp, thực hiện quản lý dân chủ, tăng cường ý thức tham gia của người lao động , xây dựng văn hoá xí nghiệp mới và bồi dưỡng tinh thần xí nghiệp mới làm cho mọi người làm việc hăng hái hơn và có tính sáng tạo hơn khi họ kiếm soát công việc của họ. Các xí nghiệp sản xuất áp dụng việc quản lý theo chế độ tham dự làm cho năng suất lao động của họ tăng thêm từ 30-40%. Việc quản lý theo chế độ tham dự đang được mở rộng trong các tổ chức kiểm soát doanh nghiệp của nhà nước , đã tạo ra được một môi trường trong đó mỗi cá nhân đều biết rằng mình có người đại diện trong quá trình ra quyết định và mình có đường liên lạc trực tiếp lên đến người đứng đầu cơ quan" để nói lên những điều quan tâm và mong muốn của mình. Những thay đổi trong thủ tục không còn bị coi là những mệnh lệnh do một nhóm chóp bu ở xa đưa ra mà là một sản phẩm của sự hợp tác và một nguyện vọng chung muốn thấy công việc được cải tiến. Thực hiện việc quản lý theo chế độ tham dự như là một phần của nỗ lực để thực hiện quản lý chất lượng toàn bộ. Đương nhiên, để thực hiện sự thay đổi này, cần phải xây dựng những cơ chế mới nhất định, tức là xí nghiệp không tiếc tiền lương cao để sử dụng những nhân tài có trình độ cao, đối với những người có cống hiến quan trọng nhờ sự sáng tạo thì không tiếc dùng khoản tiền lớn để khen thưởng, còn đối với những người không xứng đáng thì tiền thù lao cũng thấp hơn nhiều, thậm chí sa thải một cách không thương tiếc. Mặt khác, xí nghiệp cũng tăng cường bồi dưỡng công nhân, việc bồi dưỡng công nhân cũng giống như phát triển sản phẩm, các xí nghiệp đều không tiếc đầu tư những khoản tiền lớn. Các cuộc cải cách về tổ chức quản lý xí nghiệp của các nước tư bản chủ nghĩa nhằm thích ứng yêu cầu chuyển sang thông tin hiện nay vẫn ở giai đoạn mò mẫm chưa được định hình. Nhưng chỉ có cải cách mới có lối thoát, điều này trở thành nhận thức chung của mọi người. Hơn nữa có một số xí nghiệp thông qua cải cách, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thực có được nâng cao. Xét từ ý nghĩa này, những cải cách và sáng tạo của các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển là một bước tiến bộ. Nhưng tính chất tư bản chủ nghĩa của xí nghiệp không thể thay đổi. Không những thế, mức độ lợi nhuận của các xí nghiệp lớn thu được qua lần cải cách này còn tăng lên. theo nhật báo phố Wall , lợi nhuận của 100 công ty lớn nhất trong năm 1996 đều tăng, trong 20 công ty đứng đầu bảng, ngoài hai công ty lợi nhuận tăng trưởng âm, 18 công ty còn lại lợi nhuận tăng trưởng ít là 10-20%, nhiều là 40-60%trong đó có công ty phần mềm máy tính tăng57%, quả thực là điều hiếm thấy. Đồng thời mặc dù, thu thập tiền lương của công nhân, đặc biệt là công nhân có kiến thức và nhân tài chuyên môn cũng được nâng cao, nhưng mức độ của công nhân cao lên rất ít. Điều đó có nghĩa là, giá trị mà lao động của công nhân tạo ra phần lớn rơi vào ta các tập đoàn tư bản lớn. Mặc dù công nhân được giải phóng khỏi máy móc và dây chuyền sản xuất, nhưng lại rơi vào mạng lưới vi tính; mặc dù họ được khuyến khích phát huy cao độ tinh thần chủ động và tinh thần sáng tạo của họ lại bị bọn tư bản chiếm đoạt nhiều hơn, quan hệ bóc lột và bị bóc lột trong xã hội xí nghiệp bị che đậy một cách khéo léo hơn bởi phương thức quản lý và văn hoá xí nghiệp. Trong những năm 1990, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, các TNC đã và đang xây dựng những hệ thống sản xuất mềm, là hệ thống tác nghiệp có thể sản xuất linh hoạt tạo ra nhiều sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Đây là hệ thống sản xuất tổng hợp bằng máy vi tính, thực hiện qua máy tính. Sự quản lý tổng hợp một loạt hoạt động sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm. Cùng với việc mở cửa hợp táccủa các TNC sự hoà nhập văn hoá, sự xâm nhập hoà trộn những tri thức khoa học-công nghệ cao đă thu hút các nhân viên quản lý kiết xuất giữa chúng có sự cộng hưởng về văn hoá của các xí nghiệp thuộc các TNC với nhau. Từ đó thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng củacác mô hình chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế, một xu hướng phát triển của các TNC khi bước vào thế kỷ XXI. Cùng với sự biến đổi mô hình tổ chức quản lý của các đơn vị xí nghiệp, công ty, tập đoàn trong những thập kỉ qua, vai trò của tư bản tài chính và nhà nước tư sản trong quá trình quản lí, chi phối hoạt động kinh tế xã hội của chủ nghĩa tư bản hiện đại là rất to lớn. Vai trò thống trị của tư bản tài chính được tăng cường và mở rộng khi tích tụ và tập trung tư bản đạt đến trình độ cao, thì vai trò của ngân hàng và tư bản tài chính có nhiều thay đổi. Sự đan xen, xâm nhập lẫn nhau giưã tư bản của tất cả các ngành trong nền kinh tế thị trường TBCN đã tạo ra nhiều trung tâm có sự cân bằng về quyền lực, lấy mục đích, hiệu quả và lợi nhuận cao làm chất kết dính, đã thay cho kiểu kết dính hạt nhân thông qua sự dung hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Trong những năm đầu thế kỷ XX, sự tách rời giữa tư bản sở hữu và tư bản sử dụng, hình thành tầng lớp hoàn toàn tách khỏi sản xuất trực tiếp và các tầng lớp kĩ trị, quản lý đã làm cho kết cấu tổ chức và quyền lực của tư bản tài chính biến đổi. Sự biến đổi này dù lớn đến đâu thì bản chất của tư bản tài chính cũng không thay đổi, tư bản sở hữu lớn vẫn thống trị tư bản chức năng như một phương tiện để khống chế quá trình vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi về kết cấu tổ chức và quyền lực là dựa trên sự biến đổi của các phương thức tác nghiệp của tư bản chức năng và sự thay đổi của kêt cấu sở hữu. Ngày nay, kết cấu mang tính gia tộc, cơ chế thống trị thông qua chế độ tham dự thay thế bằng kết cấu tập trung kiểu mạng lưới, cơ chế uỷ nhiệm, làm cho cơ chế thống trị của các tập đoàn tài chính chuyển từ quyền lực tập trung cao sang hình thức kết hợp đa quyền lực và sử dụng cơ chế thị trường như đã đề cập. Tóm lại, sự thay đổi trên thể hiện thông qua: thứ nhất, việc chuyển từ chế độ tham dự dựa trên sở hữu cổ phiếu khống chế được thay thế bằng chế độ uỷ nhiệm, do việc phát hành cổ phiếu với mệnh giá nhỏ, khối lượng lớn bán rộng rãi để thu hút nguồn vốn rộng rãi trong dân cư, làm cho cổ phiếu của công ty bị phân tán, quyền lực khống chế của tư bản riêng biệt bằng sở hữu cổ phần đang bị lu mờ dần. Thứ hai do mức độ rủi ro trong công ty ngày càng cao, tư bản tiếp tục phân tán rải ra trong các ngành các công ty và các tập đoàn tư bản khác nhau quyền lực sở hữu lớn bị suy yếu, độc quyền dựa trên ý chí một vài cá nhân tư bản lớn hầu như không còn cơ sở để tồn tại. Thứ ba, sự phát triển của kết cấu tập đoàn tư bản tài chính mạng lưới, tạo nên quan hệ thống nhất và mâu thuẫn dựa trên mục tiêu, hiệu quả và lợi ích của tư bản sở hữu và tư bản chức năng là một hình thức quan hệ kinh tế mới của tư bản tài chính. Trong kết cấu này tồn tại nhiều thế lực có sức mạnh cân bằng và lợi ích xoắn xít vào nhau, vì chúng có cổ phần đan xen nhau, các bên sở hữu cổ phần ngang nhau, không bên nào độc quyền chiếm cổ phần khống chế. Từ đó mà hình thành ra một hình thức tư bản tài chính tập thể. Quyền lực thực sự trong các tập đoàn tư bản tài chính đã chuyển dần từ tay những tư bản kếch xù cha truyền con nối, những người hoàn toàn tách rời quá trình sản xuất trực tiếp sang tay những người vạch đường cho doanh nghiệp phát triển và những người trực tiếp điều hành. Thống kê ở Mỹ cho thấy, giám đốc chủ tịch của 3500 công ty lớn đã kiểm soát gần 1/2 tài sản công nghiệp cả nước, 1/2 tài sản ngân hàng, 1/2 tài sản ngành giao thông vận tải và khu vực công cộng, 1/3 tài sản ngành bảo hiểm. Trong đó chỉ có 10%là con cháu các gia đình giàu có còn lại là hàng ngũ giám đốc kể từ bậc thấp nhất của nấc thang chi phối xí nghiệp đến vị trí ngai vàng quyền lực. Trong các nhà tỷ phú có rất nhiều người thuộc hàng ngũ giám đốc đi lên bằng con đường doanh nghiệp. Trong khi 3/5 tư bản có được nguồn lợi nhuận của công ty, 1/5 từ nguồn vay tín dụng ngân hàng, 1/5 rừ nguồn đầu tư của các tổ chức ngoài ngành, và các nhà đầu tư cá thể tự do chỉ cung cấp có 5% thì tất nhiên sẽ hình thành hình thức sở hữu tập thể của tư bản độc quyền thông qua hàng ngũ giám đốc trực tiếp quản lý xí nghiệp, các nhà tư bản độc quyền và hàng ngũ giám đốc hoà làm một. Thực tế ở Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Đức, Anh, Pháp... cũng diễn ra sự di chuyển quyền lực như thế. Giữa các bộ phận, các thành viên trong nội bộ tập đoàn tài chính có quan hệ cạnh tranh với nhau, vừa phối hợp chặt chẽ với nhau vì lợi ích lớn hơn của tập đoàn. Quan hệ giữa chúng trước tiên là quan hệ đối tác được quyết định trên thị trường và do các qui luật của thị trường chi phối. Song quan hệ cạnh tranh ở đây không phải là cạnh tranh thuần tuý, mà là quan hệ cạnh tranh của những bộ phận có sự lệ thuộc lẫn nhau chịu sự chỉ đạo điều khiển từ trung tâm, đảm bảo cho các bộ phận chóp bu của tập đoàn khống chế được bộ phận ngoại vi để thu lợi nhuận cao hoưn. Mặt khác nó còn bảo vệ cho các bộ phận đó không bị bóp giết chết. Trong cạnh tranh, được nâng đỡ định hướng trong kinh doanh. Tuy vậy các bộ phận của tập đoàn cũng có tính độc lập tương đối của nó với bộ phận chóp bu , chúng cũng bị đào thải kinh doanh khi không còn hiệu quả, hoặc trở thành bộ phận chủ đạo khi chúng kinh doanh có hiệu quả và phát triển mạnh hơn. Việc kiểm soát trong tập đoàn của nhà tư bản sở hữu lớn vừa có tính trực tiếp lại vừa có tính gián tiếp. Việc kiểm soát gián tiếp thông qua cơ chế thị trường bằng cách tạo ra sự ổn định cho hoạt động của công ty, hoặc bơm vào nó những đợt sóng xung đột lớn trên thị trường chứng khoán, để buộc các tư sản chức năng phải tuân theo ý chí của chủ sở hữu tư bản lớn. Như vậy, quyền lực thống trị của tư bản tài chính đã có sự biến đổi của quá trình xã hội sản xuất ngày càng mở rộng. Dù cho cổ phiếu có phân tán, ta có được xã hội hoá , quyền lực khống chế trực tiếp đối với tư bản có chuyển vào tay các pháp nhân kinh tế, thì lợi ích kinh tế của tư bản sở hữu không vì thế mà không đảm bảo. Tư bản tài chính ngày càng mở rộng và bành trướng thế lực của mình ra toàn bộ nền kinh tế thế giới. Quyền lực của tư bản tài chính còn được tăng cường hơn nữa bởi có sự dung hợp giữa nhà nước với tư bản tài chính, giữa sức mạnh kinh tế của tư bản tài chính với sức mạnh của nhà nước tư sản, tạo nên hình thức mới là tư bản tài chính nhà nước. Ngày nay, tư bản tài chính nhà nước hầu như đã bao trùng nền kinh tế xã hội. Chúng khống chế cả chiều dọc lẫn chiều ngang, xuyên qua tất cả các xí nghiệp, các ngành, các khu kinh tế và các quốc gia tạo thành một mạng lưới liên hệ kinh tế chằng chịt neo chặt những mảng kinh tế vào một khối thống nhất chịu sự chỉ đạo của tư bản tài chính nhà nước. Từ đó mà tư bản tài chính ngày càng bành trướng, nó tạo điều kiện để phát triển kinh tế -xã hội, tạo ra sự thích ứng tương đối giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với sự phát triển cao của sức sản xuất xã hội , đồng thời cũng làm tăng khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sự biến đổi của tư bản tài chính trong giai đoạn hiện nay đã tạo ra những tiền đề vật chất để cho nó tăng cường hơn nữa sự thống trị nền kinh tế xã hội. Đặc biệt sự ra đời của tư bản tài chính nhà nước, vừa là tăng cường sức mạnh cho tư bản tài chính, vừa đảm bảo cho hiệu lực quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường ngày càng cao, một biểu hiện rõ hơn nữa bản chất của tư bản tài chính trong quá trình vận động nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. 3. Sự biến đổi trong quan hệ phân phối. ở các giai đoạn trước của CNTB nguyên tắc tuyệt đối quyết định quá trình phân phối lợi ích kinh tế là theo tỷ lệ của khối lượng tư bản và khối lượng sức lao động mà các chủ thể bỏ ra. Nguyên tắc này không tính đến vai trò của sức lao động trong quá trình sản xuất ra giá trị mới cho xã hội, do đó ai nắm trong tay khối lượng tư bản lớn là người quyết định mức phân phối và lợi ích cao hơn; người chỉ có duy nhất sức lao động để bán thì ngày càng nghèo đi, còn những người không bán được sức lao động của mình thì sẽ bị gạt ra ngoài lề xã hội. Những người bán sức lao động và những người không có điều kiện, khả năng bán sức lao động lại chiếm đại bộ phận dân cư, là bộ phận tiêu dùng chủ yếu quyết định khối lượng cầu trong nền kinh tế TBCN. Nguyên tắc phân phối lợi ích này đã không khuyến khích tạo điều kiện để tiêu dùng, cho nên nền kinh tế sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn vận động trong trạng thái mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng và mất ổn định chính trị xã hội. Ngay cả trong cơ chế độc quyền cũng không khắc phục được tình trạng này. Chủ nghĩa tư bản ngày nay với vai trò của nhà nước, tư bản độc quyền đã thực hiện sự điều chỉnh phân phối lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế. Trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, do có nhiều chủ thể tham quan vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường, cho nên tương quan giữa các lợi ích của nhiều chủ thể ấy với quan hệ chằng chịt, xoắn quyện vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó tương quan giữa lợi ích lao động và nhà tư bản là cơ bản và chủ yếu để thực hiện bản chất xã hội của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Để thoát khỏi khủng hoảng, các nhà kinh tế học của CNTB, đại biểu là J.M.Keyné, đã chủ trương kích cầu bằng cách nâng cao tiêu dùng và tăng đầu tư, việc nâng cao tiền lương và cải thiện đời sống cho công nhân không những không tổn hại đến lợi nhuận của nhà tư bản mà nó còn có lợi cho quá trình tái sản xuất mở rộng TBCN, làm dịu mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, thúc đẩy sản xuất lợi nhuận cho nhà tư bản, giữ môi trường xã hội ổn định, củng cố chính trị. Cách mạng khoa học công nghệ chẳng những tạo tiền đề để nâng cao sức sản xuất mà còn tạo cơ sở vật chất để nâng cao mức sống cho người lao động. Thực tế tại các nước tư bản phát triển chủ chốt cho thấy tốc độ tăng trưởng thực tế của người lao động nhanh hơn tốc độ tăng giá. Trong vòng 30 năm, từ 1960 đến 1990, giá tiêu dùng của Mỹ tăng 4,5 lần, tiền lương giờ của công nhân ngành chế tạo tăng 9,5 lần... Cùng với việc tăng lương thực tế, đời sống của công nhân được nâng cao, kết cấu tiêu dùng của người công nhân cũng có sự thay đổi lớn, tỷ lệ chung cho ăn, mặc giảm xuống, chi cho cải thiện điều kiện sống tăng lên. Hiện nay không còn hiện tượng thiếu ăn thiếu mặc. Việc sử dụng hàng tiêu dùng lâu bền như điện thoại, vô tuyến, máy giặt... đều tăng lên và được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, tương quan giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người công nhân với việc nâng cao khối lượng lợi nhuận của nhà tư bản là tương quan cùng chiều nhưng không cùng mức độ. Thu nhập của nhà tư bản tăng nhanh hơn thu nhập thực tế của người lao động, ở Đức trong thời gian từ 1980-1989, thu nhập tiền lương của người lao động làm thuê tăng bình quân hàng năm tăng 7,4%.Theo báo cáo của tổng thống Mỹ năm 1992 cho thấy,thu nhập bình quân của 20% hộ ở các bậc cao nhất so với 20% hộ ở bậc thấp nhất chênh lệch 44,8 lần. Như vậy mặc dù đời sống của công nhân có được nâng lên, nhưng chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa công nhân và tư bản ngày càng tăng. Việc tăng lương thực tế tăng mức sống của công nhân chỉ là nhằm tăng lên mức cầu hiệu quả có lợi cho quá trình tái sản xuất của CNTB mà thôi. Do vậy, trong lòng CNTB vẫn chứa đựng những xung đột lợi ích gay gắt, vẫn chứa đựng khả năng khủng hoảng, đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp tham gia vào quá trình phân phối lợi ích, mới có thể cứu vãn được chủ nghĩa tư bản. Điều chỉnh quan hệ lợi ích của nhà nước được diễn ra bắt đầu tứ những tác động vào thị trường sức lao động thông qua quan hệ mua bán giữa người bán và người mua. Đây là một thị trường luôn biến động bởi mối tương quan giữa nhà tư bản và người lao động, giữa giới chủ và người thợ, là mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn không thể thay thế cho nhau được. Sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ trao đổi mua- bán này bằng cách qui định các mức tối thiểu, độ dài ngày lao động, số ngày nghỉ việc trong năm, qui tắc sa thải, qui chế làm việc trong doanh nghiệp, phương tiện bảo hộ bằng các luật và các qui định pháp luật khác nhau. Sự can thiệp của nhà nước còn nhằm vào việc điều chỉnh nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng sức lao động. Việc điều chỉnh nguồn cung cấp sức lao động được chú ý nâng cao cả về số lượng, chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của quá trình hiện đại hoá của các ngành, lĩnh vực kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhà nước thực hiện sự đầu tư của mình nhằm nâng cao trí thức, trình độ cho người lao động thông qua việc tăng cường đầu tư và mở rộng các hình thức giáo dục đào tạo, thực hiện xã hội hoá các hình thức giáo dục đào tạo, giảm thuế doanh thu liên quan đến chi phí đào tạo, có chính sách ưu đãi, kích thích đội ngũ giáo viên nâng cao tay nghề và gắn đào tạo với sản xuất. Việc điều chỉnh nhu cầu sử dụng sức lao động của nhà nước hướng vào việc kích thích tổng cầu về sức lao động, tức là kích thích việc mở rộng sản xuất, tạo việc làm để thu hút trở lại đội ngũ lao động bị sa thải. Các giải pháp tập trung chủ yếu vào hướng sau: ổn định và phát triển kinh tế, kích thích tiêu dùng, khuyến khích tăng đầu tư đặc biệt là đầu tư sản xuất nhỏ và vừa, nâng cao công suất máy móc thiết bị tạo điều kiện giảm thời gian lao động, qua đó mà giảm nhịp độ giãn thợ. Những biến đổi trong quan hệ lợi ích trong CNTB hiện đại đã và đang đem lại những cải thiện mới đối với đời sống người lao động và những tiến bộ xã hội nói chung. Sở dĩ có sự tăng thêm đó thì nói chung vì sự trao đổi sản phẩm diễn ra ngày càng nhiều hơn, sự trao đổi này làm cho dân cư ở thành thị và ở nông thôn, dân cư ở các khu vực địa lý khác nhau...cũng tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Sở dĩ có sự tăng thêm đó là vì mật độ và sự tập trung đông đúc giai cấp công nhân, làm cho trình độ giác ngộ và ý thức về nhân phẩm của giai cấp đó được nâng cao khiến họ có thể đấu tranh thắng lợi chống những xu hướng tham tàn của chế độ TBCN, nhu cầu chính đáng đó được thể hiện trong lịch sử phát triển của CNTB cho thấy việc CNTB thực hiện điều hoà lợi ích, nâng cao mức sống của những lao động là hiện tượng biểu hiện thích nghi mới nhằm xoá bỏ bản chất bóc lột của CNTB, làm dịu bớt những mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản. Trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, quan hệ sản xuất đã có sự điều chỉnh. Đây là sự điều chỉnh xã hội hoá theo hướng sản xuất ngày càng tăng, là cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức tư nhân tư bản chủ nghĩa. Quan hệ sở hữu được giải quyết theo hướng xã hội hoá ngày càng nhiều, quản lý dân chủ hơn, phân phối lợi ích đã chú ý tới người lao động và được coi là nguồn lực chủ yếu của sự phát triển xã hội. Đặc biệt, hình thức tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là kết quả của quá trình xã hội hoá sản xuất là "sự chuẩn bị vật chất đâỳ đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội". Sự điều chỉnh này là một quá trình khách quan buộc các nhà tư bản và nhà nước tư sản phải đưa ra những hình thức sản xuất phù hợp, vừa thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, đảm bảo lợi ích của tư bản độc quyền, vừa là để làm dịu bớt những mâu thuẫn căng thẳng xã hội, duy trì sự tồn tại và phát triển của CNTB. III. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại Vai trò điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước tư sản đã có mầm mống từ khi CNTB ra đời. Sự can thiệp của nhà nước vào quá trình sản xuất và lưu thông trong từng thời kỳ có khác nhau. Trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, sự điều tiết nền kinh tế thị trường của nhà nước tư bản độc quyền đã trở thành hiện tượng thường xuyên, phổ biến và phát triển cao hơn ở các nươc tư bản. Vai trò của nhà nước chuyển từ các yếu tố bên ngoài, yếu tố tạo môi trường, thành yếu tố bên trong của quá trình tái sản xuất TBCN và trở thành một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định sự vận động của quá trình này. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cơ chế điều tiết của nhà nước ở các nước tư bản phát triển cũng có sự thay đổi. Trước hết bắt đầu từ những năm 1980 các nước Phương Tây lần lượt bắt tay thực hiện tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh. Bởi vì hiệu quả của phần lớn các xí nghiệp quốc doanh không cao, thậm chí bị thua lỗ nghiêm trọng, tài chính quốc gia phải chịu gánh nặng; năng suất lao động của các xí nghiệp quốc doanh thấp khó mà đương đầu được cạnh tranh quốc tế gay gắt. Họ cho rằng, con đường duy nhất để cứu vãn cục diện đó là thực hiện tư nhân hoá. Nhưng do các xí nghiệp quốc doanh phải đảm đương chức năng xã hội nhất định, các chức năng đó khó mà chuyển cho tư nhân gánh vác. Do tiến trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh không được nhanh chóng nên cho tới nay, một số xí nghiệp quốc doanh quan trọng vẫn nằm trong tay nhà nước. Thứ hai, nhà nước chuyển từ kiểm soát sang điều tiết thận trọng lĩnh vực tài chính theo hướng tự do hoá. Khu vực tài chính đã thay đổi nhanh chóng. Sự phát triển theo chiều sâu của khu vực tài chính của một nước là nhân tố hùng mạnh quy định và thúc đẩy sự phát triển sự điều tiết hướng về kiểm soát được áp dụng rộng rãi trong những năm đầu của thời kỳ hậu chiến khiến cho tín dụng có tính bao cấp với mức lãi suất thực tế âm và các hoạt động được ưu tiên đã hạn chế sự đa dạng hoá các khu vực và do đó hạn chế sự phát triển sâu của khu vực tài chính. Do đó hầu như các nước đều đã từ bỏ những biện pháp kiểm soát đối với cơ cấu các thị trường tài chính. Và việc phân bổ tài chính của chúng, chuyển sang quá trình tự do hoá. Tuy nhiên, tự do hoá trong khu vực tài chính không giống với phi điều tiết, có những lý do xác đáng để điều tiết ngân hàng. Nhưng mục đich điều tiết đã được thay đổi, trước kia điều tiết ngân hàng là để cho tín dụng nhảy theo các kênh được ưa thích, còn nay là để bảo vệ sức mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng. Thứ ba, điều tiết mở rộng cạnh tranh các ngành dịch vụ công cộng điều tiết của nhà nước có vai trò nổi bật đối với các ngành dịch vụ công cộng. Điều đó là do thay đổi có tính chất cách mạng về công nghệ và tổ chức qui định chứ không chỉ do những chuyển biến có ý thức về chính sách. Lập luận về sự điều tiết ngành dịch vụ công cộng thường rất rõ ràng. Các ngành dịch vụ có những độc quyền tự nhiên. Do đó nếu chúng không được điều tiết thì các tư nhân làm dịch vụ sẽ trở thành độc quyền, hạn chế sản lượng và làm tăng giá cả, gây tác hại cho tính hiệu quả trong toàn bộ nền kinh tế và việc phân phối thu nhập. Ngày nay, những thay đổi về công nghệ đã tạo ra phạm vi mới cạnh tranh tương lai có thể cần sự tái đảm bảo đặc biệt từ phía các nhà điêu tiết trước khi vào cuộc. Trong ngành viễn thông, các nước tư bản phát triển đã thực hiện cạnh tranh trong các dịch vụ viễn thông đường dài... Trong môi trường mới này, mức độ của độc quyền tự nhiên đã bị giảm đáng kể, mặc dù không có loại bỏ hoàn toàn. Nhưng điều tiết vẫn rất quan trọng vì hai lí do: một là nó có thể tạo điều kiện để thúc đẩy cạnh tranh. Hai là, sự điều tiết cũng cần được cải thiện vì cạnh tranh có thể không đủ để bảo vệ khu vực tư nhân trước sự rủi ro của điều tiết vào một lúc nào đó, khi những quyết định điều tiết của nhà nước sẽ áp đặt những đòi hỏi mới mẻ và tốn kém. Những tài sản của một ngành dịch vụ là nhân tố quyết định đối với hoạt động kinh doanh của ngành đó và không thể được tái triển khaỉ dụng cho những mục đích khác. Điều này khiến các ngành dịch vụ đặc biệt dễ tổn thương trước các hoạt động điều tiết của nhà nước. Thứ tư, cải cách cơ chế kinh tế và thay đổi mô hình kinh tế. Chế độ xã hội cơ bản của các nước phương Tây là chế độ tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế của nó đều là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhưng tình hình các nước không giống nhau, cơ chế kinh tế của họ cũng có sự khác nhau, mô hình kinh tế của mỗi nước có những nét độc đáo của mình. Ngay ở thời kỳ CNTB độc quyền, hình thức biểu hiện của độc quyền cũng như các đặc trưng khác nảy sinh từ độc quyền của mỗi nước cũng khác nhau, đã hình thành nên những mô hình khác nhau. Giai đoạn CNTB độc quyền nhà nước sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ yếu do quan hệ các nước và thị trường, cũng như do phương châm và chính sách, phương thức và trọng điểm nhà nước can thiệp vào kinh tế ở mỗi nước khác nhau mà hình thành nên mô hình kinh tế có đặc sắc riêng. Nói chung người ta cho rằng mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở các nước phát triển hiện nay có thể chia ra làm mấy loại hình sau đây; mô hình thị trường tự do, mô hình tư bản pháp nhân, mô hình kinh tế thị trường xã hội, mô hình nhà nước phúc lợi. Trong nửa thế kỷ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa khác nhau đều có vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế xã hội của các nước, đã thúc đẩy kinh tế phát triển , làm dịu mâu thuẫn kinh tế và xã hội, giữ vững sự ổn định tương đối của xã hội . Nhưng những mô hình này cũng tồn tại một số khiếm khuyết và hạn chế. Nếu cải cách cơ chế quản lý của xí nghiệp ở các nước tư bản là những biến đổi nào đó được tiến hành nhằm làm cho quan hệ sản xuất thích ứng với lực lượng sản xuất ở tầng vi mô, thì cải cách cơ chế kinh tế lại là cuộc cải cách được tiến hành nhằm làm cho quan hệ sản xuất được thích ứng sự pt mới của lực lượng sản xuất trên tầng vĩ môvà giữa chúng có liên hệ qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Cuộc cải cách cơ chế kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa biểu hiện trên tất cả các mặt. Trước hết, tư tưởng chỉ đạo và phương châm chính sách của sự can thiệp và điều chỉnh của nhà nước đối với kinh tế vĩ mô đã có sự thay đổi. Hơn 20 năm đầu sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước tư bản chủ nghĩa phổ biến lấy lí luận Keyns làm tư tưỏng chỉ đạo, áp dụng chính sách mở rộng chi ngân sách nhà nước và nới lỏng tín dụng chỉ để kích thích tăng trưởng kinh tế, thực hiện việc làm đầy đủ. Sự phồn vinh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lúc đó không tách rời chính cách này. Nhưng sự suy thoái xuất hiện trong những năm 1970 làm cho người ta nhận thức rằng, lý luận và chính sách của nhà nước vào kinh tế, giảm thuế kích thích đầu tư từ đó nhằm đạt được mục tiêu kìm chế lạm phát, khắc phục suy thoái, chấn hưng nền kinh tế. Nhưng kết quả thực sự là lạm phát được kìm chế, mà tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp, thâm hụt tài chính cũng không ngừng mở rộng, khoản nợ của nhà nước mỗi năm một tăng hiện tượng không công bằng trong phân phối thu nhập xuất khẩu gay gắt, chênh lệch giàu nghèo mở rộng.đến những năm 90, chính sách phương châm này khó mà duy trì, cần phải tiến hành điều chỉnh lại. Thứ năm tiến hành cải cách thể chế kinh tế. Trọng điểm cũng bước đi và biện pháp mà các nước áp dụng không giống nhau, nhưng nói chung ngoài việc cải cách các xí nghiệp quốc doanh như đã nói ở trên, còn cải cách hệ thống tài chính và thuế nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách; cải cách hệ thống tiền tệ nhằm ổn định hệ thống tiền tệ; cải cách chế độ tiền lương lao động để hạ thấp tỷ lệ thát nghiệp; cải cách chế độ phúc lợi xã hội nhằm giảm nhẹ gánh nặng tài chính của nhà nước ; điều chỉnh quan hệ giữa trung ương và địa phương. Giao nhiều quyền lực của trung ương chi địa phương; cải cách thể chế mậu dịch đối ngoại, giảm bớt các rào chắn thúc đẩy tự do hóa. Tất nhiên, để điều chỉnh Nhà nước tư bản độc quyền cũng đã cải cách bộ máy và các công cụ điều tiết của mình. Bộ máy tổ chức điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước tư bản độc quyền bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều chỉnh kinh tế là một chức năng mới đã được phát triển thành một trong những chức năng của nhà nước tư bản hiện đại. Bên cạnh các thiết chế chính quyền từ trung ương đến địa phươngcòn có những cơ quan chức năng chuyên làm nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động kinh tế, thục hiện thanh tra, kiểm soát uốn nắn hành vi kinh tế của tất cả các chủ thể sản xuất kinh doanh. Dưới bộ máy này còn có các tiểu ban tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, thực hiện tư vấn, khuyến nghị để lái đường lối theo mục tiêu riêng của các tổ chức độc quyền. Cùng với bộ máy điều chỉnh nhà nước còn sử dụng các phương tiện công cụ điều tiết như:khu vực kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, các công cụ hành chính pháp luật, các chính sách và các đòn bẩy kinh tế nhằm đạt được mục tiêu đã định. Cơ chế điều chỉnh kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại chủ yếu được thể hiện thông qua bốn yếu tố:cơ chế thị trường cạnh tranh tự do, cơ chế độc quyền tư nhân, cơ chế độc quyền nhà nước, cơ chế hoạt động của các cộng đồng tổ chức phi chính phủ. Trong đó cơ chế thị trường cạnh tranh tự do là sự điều tiết hoàn toàn bởi thị trường, không bị bất cứ hạn chế nào gò bó trên tầm vĩ mô, các chủ thể sản xuất kinh doanh tuân theo mệnh lệnh của thị trường, chịu sự chi phối của các qui luật giá trị...cơ chế độc quyền là cơ chế thực hiện sự điều tiết nền kinh tế bởi tổ chức độc quyền với các công cụ và biện pháp tác động có lợi cho tổ chức độc quyền buộc các chủ thể thị trường khác phải tuân theo. Cơ chế độc quyền nhà nước được thực hiện bởi nhà nước trước những khuyết tật và mâu thuẫn giữa hai cơ chế thị trường cạnh tranh tự do và cơ chế độc quyền. Sự phát triển của cơ chế dân chủ và nhà nước công dân đã đưa đến sự hình thành một yếu tố thứ tư trong cư chế ddiều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại đó là những tổ chức cộng đồng phi chính phủ hoạt động vì lợi ích của cộng đồng chế ước tác động của ba yếu tố kia. Sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp của bốn cơ chế cốt lõi hình thành nên một hệ thống, một cơ chế thống nhất. Sự thống nhất này không phải là sự đồng nhất hoàn toàn giữa bốn cơ chế, mà là sự thống nhất biện chứng giữa chúng, tức là làm tiền đề cho nhau, vừa mâu thuẫn với nhau, nhằm đảm bảo cho lợi ích của tổ chức độc quyền và duy trì tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, nền kinh tế của mỗi nước tư bản đều chịu sự điều tiết của cạnh tranh, độc quyền tư nhân, độc quyền nhà nước và các tổ chức cộng đồng dân cư phi chính phủ theo sự hiện diện của bốn chủ thể tham gia vào các quá trình kinh tế của mình. Vì vậy, vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản vẫn quan trọng và cần thiết. Nhờ điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế ở các nước tư bản phát triển đang và sẽ còn tiếp tục vượt qua những kó khăn. Đây cũng là một biểu hiện sự thích ứng của quan hệ sản xuất TBCN trước sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời nó cũng tạo ra những tiền đề, điều kiện cho chính sách phát triển của nền kinh tế TBCN từ sau chiến tranh đến những năm 70.Song nó lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn, hạn chế, bất cập. Nó vừa mang tính thực dụng TBCN vừa nửa vời thiếu triệt để; các cuọc khủng hoảng cơ cấu, năng lượng nguyên liệu diễn ra đầu những năm 80, khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu...là những minh chứng thực tế. Nhà nước thực hiện điều tiết lĩnh vực xã hội thông qua việc bù đắp tổn thất về thu nhập và mở rộng phúc lợi xã hội. Thông qua các chính sách về thuế thu nhập, cho vay tín dụng, cấp phát... ngày nay ở hầu hết các nước tư bản phát triển hoạt động điều chỉnh của Nhà nước được thực hiện thông qua các chương trình của xã hội. Chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các quĩ hưu trí. Đóng góp của chủ xí nghiệp vào quĩ thường được xem như chi phí sản xuất cần thiết và trong một giới hạn nhất định được miễn thuế những thuế ưu tiên dành cho các thu nhập đầu tư của các quĩ. Như vậy nhà nước đã tham gia mức độ nào đó vào việc cấp phát của quĩ hưu trí. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đang tồn tại và phát triển mô hình thể chế của "nhà nước phúc lợi" với việc nhà nước ban hành một só sắc luật bảo đảm phúc lợi xã hội với mục đích làm giảm bớt bất bình đẳng xã hội , duy trf sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Rõ ràng là Nhà nước tư bản hiện đại can thiệp điều tiết toàn bộ đời sống xã hội nhằm thích ứng với yêu cầu xã hội hoá cao độ của sức sản xuất, thúc đẩy sức sản xuất phát triển, đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội, duy trì chủ nghĩa tư bản, đảm bảo cho các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận cao. Chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước kết hợp chặt chẽ hơn, Nhà nước ngày càng thông qua chức năng xã hội để duy trì chức năng giai cấp. Như vậy điều chỉnh kinh tế xã hội của nhà nước tư bản, hoạt động của tư bản tài chính nhà nước và sự biến đổi mô hình tổ chức quản lý Nhà nước và mô hình tổ chức quản lý trong các công ty, tập đoàn là những xu hướng mới trong tổ chức quản lí trên cơ sở thích ứng với sự biến đổi về mặt quan hệ sở hữu đã tạo ra những biến đổi to lớn của quan hệ sản xuất TBCN. IV.Sự biến đổi trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ ngày nay 1. Toàn cầu hoá quá trình sản xuất và tăng cường vai trò của các công ty xuyên quốc gia Có thể nói, một trong những đặc trưng nổi bật của quan hệ kinh tế quốc tế của chủ nghĩa tư bản ngày nay, đặc biệt là từ thập kỉ 70 đến nay là sự hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu thông qua đầu tư trực tiếp với nước ngoài. Dĩ nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức xây dựng các cơ sở khai thác nguồn lực và chế tạo sản phẩm không phải là hiện tượng mới mẻ. Đã có nhiều bằng chứng như vậy ở ngay các nước. Vốn là thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa. Điều cần nhấn mạnh ở đây là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những thập kỉ gần đây gắn liền với quá trình hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu, với những hình thái mới của phân công lao động quốc tế, với vai trò ngày càng tăng của các công ty xuyên quốc gia và do đó trở thành nội dung quan trọng của quá trình toàn cầu hoá. Xét về bản chất đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là quá trình thiết lập các cơ sở sản xuất ra nước ngoài, trong đó các công ty giữ quyền kiểm soát hoạt động của các cơ sở đó. Như vậy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế và các công ty xuyên quốc gia chính là những người tạo dựng mạng lưới này. 2 Buôn bán quốc tế gia tăng mạnh mẽ đi liền với đẩy mạnh tự do hoá thương mại và hình thành thị trường toàn cầu thống nhất Ngoại thương là hình thái ban đầu đồng thời là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của CNTB như một phương thức sản xuất quốc tế. Sự thay đổi mặt hàng trong thương mại quốc tế phản ánh quá trình phân công lao động quốc tế theo chiều sâu. Các lợi thế về tài nguyên và các sản phẩm dùng nhiều lao động ngày càng giảm, nhường chỗ cho những sản phẩm tinh tế. Sự thay đổi này gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với các nước đang phát triển xuất khẩu hàng nguyên liệu nông sản và nhập máy móc thiết bị 3 Toàn cầu hoá thị trường tài chính như là sự thể hiện các quan hệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản ở một trình độ cao Một trong những đặc trưng quan trọng của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản ngày nay là các quan hệ tài chính vượt ra khỏi biên giới quốc gia, hình thành hệ thống tài chính toàn cầu. Sự lưu chuyển vốn trên phạm vi toàn cầu đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn sự lưu chuyển các luồng hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Tài chính quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi toàn cầu. Như vậy sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế phản ánh mức độ liên kết cao giữa các quốc gia, là quá trình hình thành một nền kinh tế thị trường TBCN thế giới ở mức độ chín muồi nhất cả nó. Sự phát triển và đa dạng hoá tín dụng quốc tế như là một nội dung quan trọng của quốc tế hoá tư bản. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán quốc tế phát triển hết sức nhanh chóng tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình lưu chuyển vốn trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển thị trường tiền tệ Châu Âu là hình thức quốc tế hoá tiền tệ tư bản chủ nghĩa ngoài ra còn có sự phát triển sôi động của thị trường ngoại hối. 4 Phát triển mạnh mẽ liên kết châu lục và liên kết các khu vực Không thể hình dung được hình hài quan hệ kinh tế Quốc tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại nếu không xem xét quá trình khu vực hoá, nơi thể hiện một cách đậm đặc quá trình tự do hoá thương mại, đầu tư về tài chính. Quá trình này phát triển mạnh mẽ từ đầu thập kỷ 90. Quá trình hình thành các khối kinh tế và mậu dịch tự do trong những năm gần đây có mấy đặc điểm đáng lưu ý: Thứ nhất là, sự hình thành các khối liên kết giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thậm chí chế độ xã hội khác nhau. Thứ hai là, sự phong phú của các cấp độ liên kết. Thứ ba là, mặc dù có rất nhiều khối thương mại tự do ở khắp các châu lục nhưng có ba khu vực tạo thành trụ cột cơ bản của nền kinh tế thế giới TBCN là Bắc Mỹ, Châu Âu Châu á. Thứ tư là, tính chất mở cửa mạnh các khối liên kết này bao gồm cả việc thiết lập các quan hệ xuyên châu lục. 5. Xu hướng hình thành trật tự chính trị toàn cầu Một là sự gia tăng chủ nghĩa khủng bố dưới nhiều hình thức và phát triển thành chủ nghĩa khủng bố quốc tế có tác dụng như một sức mạnh đang đe doạ trực tiếp nền văn minh tư bản chủ nghĩa. Hai là, vấn đề tội phạm quốc tế như buôn bán ma tuý, nạn rửa tiền và hoạt động maphia đã trở thành vấn đề toàn cầu và do đó "quốc gia dân tộc riêng lẻ đã trở thành trở ngại và buộc phải thừa nhận rằng muốn có hiệu quả trong đấu tranh chống tội phạm quốc tế cần vượt lên trên chủ quyền quốc gia". Ba là, vấn đề di dân quốc tế kèm theo đó là các vấn đề dân số toàn cầu đang trở thành sức ép lên các thể chế quốc gia tư bản chủ nghĩa trong việc kiểm soát dòng người nhập cư. Bốn là vấn đề khủng hoảng môi trường do sự phát triển không kiểm soát đang đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của mọi quốc gia, đòi hỏi sự phối hợp hành động trên phạm vi quốc tế. Như vậy sự tan ră của thế giới hai cực quá trình toàn cầu hoá kinh tế mạnh mẽ và sự gia các vấn đề liên kết quốc gia nêu lên đã đặt ra sự cần thiết phải tăng cường phối hợp quốc tế, hình thành nền tảng mới trong quan hệ chính trị quốc tế tư bản chủ nghĩa. Kết luận Như vậy với sự biến đổi của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cựng với sự điều tiết của Nhà nước tư sản hiện đại sự biến đổi trong hệ kinh tế thế giới đó hỡnh thành nờn đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa tư bản ngày nay làm cho những đặc trưng đú ngày càng trở nờn đa dạng và phong phỳ , trờn cơ sở đú Chủ nghĩa tư bản phỏt triển ngày nay phỏt triển càng mạnh mẽ với nhiều hỡnh thức khỏc nhau. Việc nhận thức rừ bản chất và cỏc thủ đoạn ngày càng tinh vi của Chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nờn cần thiết trong việc điều hũa mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất và đưa nền kinh tế phỏt triển đỳng hướng. Việt Nam hiện nay cựng với Thế Giới đó toàn cầu húa nền kinh tế gúp phần khụng nhỏ vào sự phỏt triển kinh tế của đất nước núi riờng và của cả Thế Giới núi chung .Vỡ vậy đối với mỗi nhà kinh tế núi chung và cỏc sinh viờn đại học Kinh Tế Quốc Dõn núi riờng , thỡ việc cần nhận thức rừ về Chủ nghĩa tư bản ngày nay và cỏc đặc trưng cơ bản của nú là điều hết sức quan trọng, nú sẽ giỳp cho chỳng ta cú những nhận định đỳng đắn trong cỏc mối quan hệ kinh tế từ đú đưa ra những chớnh sỏch , những phương hướng hoạt động hiệu quả phự hợp nhất với chủ trương , đường lối của Đảng và Nhà nước. Qua đề ỏn này, tụi cú dịp tỡm hiểu sõu hơn về Chủ nghĩa tư bản núi chung và chủ nghĩa tư bản hiện đại núi riờng .Từ đú tụi đó thu được nhiều kiến thức bổ ớch cho quỏ trỡnh học tập và nghiờn cứu của mỡnh. Do trỡnh độ hiểu biết cú hạn, trong đề ỏn cũn nhiều thiếu sút xin thầy cụ chỉ bảo thờm để đề ỏn này hoàn chỉnh hơn. Tụi xin chõn thành cảm ơn cỏc thầy cụ giỏo đó giỳp đỡ tụi hoàn thành đề ỏn này. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế chính trị 2. Chủ nghĩa tư bản ngày nay. Mâu thuẫn nội tại, ưu thế, triển vọng. NXB Khoa học - Xã hội năm 2003 3. Văn kiện Đại hội BCH Trung ương Khoá IX

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28308.doc
Tài liệu liên quan