Tiểu luận Đánh giá quá trình hoạt động, bố trí dây chuyền sản xuất của Công ty chế biến thực phẩm Thiên Hương

Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý dây chuyền sản xuất vấn đề quan trọng quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty chế biến thực phẩm Thiên Hương là một trong những công ty có truyền thống, uy tín. Để có thể đứng vững trong tình hình hiện nay trên thị trường sản xuất thực phẩm Mì ăn liền. Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường từ trước tới nay. Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động sản xuất sản phẩm ở Công ty hiện nay. Chúng em chọn đề tài “Đánh giá quá trình hoạt động, bố trí dây chuyền sản xuất của Công ty chế biến thực phẩm Thiên Hương” . Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của các bạn để có thể hoàn thiện hơn.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá quá trình hoạt động, bố trí dây chuyền sản xuất của Công ty chế biến thực phẩm Thiên Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU ---a?b--- Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý dây chuyền sản xuất vấn đề quan trọng quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty chế biến thực phẩm Thiên Hương là một trong những công ty có truyền thống, uy tín. Để có thể đứng vững trong tình hình hiện nay trên thị trường sản xuất thực phẩm Mì ăn liền. Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường từ trước tới nay. Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động sản xuất sản phẩm ở Công ty hiện nay. Chúng em chọn đề tài “Đánh giá quá trình hoạt động, bố trí dây chuyền sản xuất của Công ty chế biến thực phẩm Thiên Hương” . Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của các bạn để có thể hoàn thiện hơn. PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THIÊN HƯƠNG 1 . KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY. - Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương ( Thiên Hương Food Joint Stock Company-TFC) - Số 01, đường Lê Đức Thọ, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM. - Fax : 08-7170270 / 7171451. - E-mail : kinhdoanhth@hcm.vnn.vn , thienhuongfood@vnn.vn. - Website : www.thienhuongfood.com. - Điện thọai : 08-7171425. Sơ đồ hành chính: 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH :  - Năm 1963 ông Trần Thành, một nhà tư sản người Hoa, sáng lập Thiên Hương C.ty  S.A.R.L, đóng trụ sở tại 118 Hải Thượng Lãn Ông - Chợ Lớn ( Nay là Q5- TP Hồ Chí Minh ), và hoàn thành xưởng sản xuất bột ngọt  một năm sau đó.  - Thiên Hương C.TY S.A.R.L có quy mô sản xuất bột ngọt thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ với nhãn hiệu  “BỘT NGỌT VỊ HƯƠNG TỐ” và mì ăn liền với nhãn hiệu “MÌ VỊ HƯƠNG”. -“Vị Hương” hay “Thiên Hương” là thương hiệu uy tín của hàng chục chủng loại và loại sản phẩm thực phẩm chế biến ăn liền đang có mặt khắp thị trường trong và ngoài nước của Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Thiên Hương Bột ngọt  “Vị Hương Tố” và  mì  “ Vị Hương” là sản phẩm nổi tiếng của Thiên Hương C.Ty xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ 20, là một trong những nét văn hóa ẩm thực miền Nam Việt Nam và vùng Đông Nam Á thời bấy giờ. Đến nay mì ăn liền “VỊ HƯƠNG”  được coi là một trong những sản phẩm lâu đời, danh tiếng đồng hành cùng người tiêu dùng trong nhiều thập kỷ qua. - Ngày 10 tháng 11 năm 1977 Bộ Lương thực Thực phẩm quyết định chuyển C.ty thành xí nghiệp Quốc doanh và đổi tên từ Thiên Hương Công ty thành Nhà máy Bột ngọt Thiên Hương. - Ngày 11 tháng 7 năm 2000, Thủ tướng Chính Phủ có Quyết định số: 82/2000/QĐ –TTg về việc chuyển Công ty Thực phẩm Thiên Hương thành Công ty cổ phần, đổi tên cho đến nay. 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN : - Giai đoạn 1965-1971 là giai đoạn khởi nghiệp và định hình sản phẩm, Thiên Hương C.TY. sản xuất chủ yếu là bột ngọt cung cấp cho cả miền Nam và các nước Đông Nam Á với nhãn hiệu”Vị Hương Tố”. - Đến năm 1972 Công ty đầu tư 2 dây chuyền sản xuất Mì ăn liền (một trong những Công ty đầu tiên ở Việt Nam sản xuất Mì ăn liền) nhãn hiệu “Vị Hương”. Từ đó đến nay nhãn hiệu mì “Vị Hương” luôn được người tiêu dùng nồng nhiệt chào đón. - Năm 1979-1980 Công ty đầu tư sản xuất thêm 2 sản phẩm mới là nước tương  và bột canh nhãn hiệu “Thiên Hương”. - Năm 1994-1995, giai đoạn khởi sắc sản phẩm của TFC với nhiều chủng loại mới ra đời mang nhãn hiệu “ Vị Hương” như: Cháo Gà; Cháo Tôm; Cháo Thập cẩm; Tương ớt; Đậu phộng chiên cốt dừa, đã được bán rộng rãi trên thị trường. - Năm 2002 TFC chủ trương mở rộng và phát triển sản xuất. Công ty xây dựng thêm Nhà máy chuyên sản xuất mì ăn liền, Cháo ăn liền, Bột canh và Bánh Snack. Sản phẩm Chất lượng cao, an toàn với hình thức và chủng loại phong phú, sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, TFC đã khẳng định được đẳng cấp sản phẩm và thị phần của mình ở thị trường trong nước. Liên tục trong hơn 10 năm qua, các sản phẩm của TFC luôn được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. - Tạo dựng một vị thế vững chắc đối với người tiêu dùng trong nước, TFC  bước tiếp hành trình chinh phục người tiêu dùng ngoài nước. Các sản phẩm của TFC đã thâm nhập mạnh mẽ các thị trường Ba Lan, Nga, Cộng hòa Séc, Hungaria, Đức, Hà Lan, Mỹ, Malaysia, Đài Loan. PHẦN II QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN CỦA THIÊN HƯƠNG 1 . QUY TRÌNH CHẾ BIẾN : Hệ thống cắt tạo sợi bông Nước trộn ( Đường, muối, bột ngọt) Buồng hấp chín, hệ thống cắt định lượng và thẩm thấu nguyên liệu Hệ thống lô cán thô đến mịn Bột mì (82 – 85%) Chiên giòn Bổ sung Vitamin Dầu chiên Buồng thổi nguội Phân loại và đóng gói Phụ gia Mì gói ăn liền, Kiểm tra và nhâp kho 2. CÁC CÔNG ĐOẠN TRONG SẢN XUẤT : A. Chuẩn bị nhiên liệu và trộn bột : - Đây là quá trình hòa tan các phụ gia vào nước, tạo thành một dung dịch đồng nhất, không vón cục, không tạo màng, kéo váng. - Trộn bột là khâu quan trọng của quá trình sản xuất. Yếu tố chủ yếu hình thành nên khới bột nhào là do protein hút nước trương nở tạo thành gluten, mà cấu trúc gluten như một cái khung gồm nhiều màng kết lại trong khối bột; các màng đó kết dính các hạt bột đã bị trương nở. Để tăng độ kết dính của tinh bột với màng gluten, làm cho bột nhào dai và đàn hồi cần phải nhào lâu và mạnh. - Sau khi đã trộn đều các nguyên liệu, đưa lên máng dẫn bột để đi vào máy trộn.   Cách tiến hành: Quá trình trộn bột chia làm hai giai đoạn: + Trộn khô: rải đều một lượt bột mì, một lượng bột năng theo suốt chiều dài trục nhào, cho máy trộn khô trong vòng 3 – 5 phút nhằm đảm bảo độ đồng đều của khối bột. + Trộn ướt: sau khi trộn bột khô đều, cho nước trộn bột vào từ từ, theo dọc chiều dài trục nhào. Tiếp tục bật máy hoạt động, tiến hành nhào tiếp trong 15 – 20 phút. Quá trình nhào trộn chỉ cần đảm bảo các cấu tử trộn đều nhau Yêu cầu của khối bột sau khi trộn : Độ ẩm 30 – 33%.  Đạt độ đồng đều cao, không vón cục lớn, ở trạng thái bời rời khi nắm nhẹ bột trong tay, mở tay ra bột không rời rạc, dính tay, bột mềm dẻo B. Quá trình cán: - Bột sau khi nhào trộn được xả từ cối trộn xuống thùng chứa sau đó được đưa đến hệ thống cán nhằm cán bột ra thành các lá bột. -   Nhằm chuyển bột nhào từ trạng thái bời rời thành tấm bột có độ dày đều đặn. -   Làm đồng nhất khối bột và tăng độ đàn hồi cho khối bột nhào và giảm lượng không khí hòa lẫn trong bột nhào -   Khi đi qua các lô cán bột lá bột sẽ được nén chặt thành lá để dễ tạo hình. Đồng thời có tác dụng dẫn lá bột đến thiết bị kéo sợi.   Cách tiến hành: - Quá trình cán được chia làm 2 giai đoạn: +  Cán thô: bột nhào từ thùng phân phối được đưa xuống 2 cặp trục thô có đường kính 300mm. Vận tốc trục cán thô nhỏ, tạo lực nén lớn ép bột thành tấm đưa sang cán tinh. + Cán tinh: hệ thống cán tinh có 5 cặp trục, vận tốc chuyển động giữa các lô tăng dần qua các trục và khoảng cách giữa hai trục của các cặp trục nhỏ dần, khi đẩy lá bột qua lá bột sẽ được dàn mỏng dần. Yêu cấu của lá bột sau khi cán :  Sau khi ra khỏi trục cán bột cần có bề mặt tương đối mịn, độ dày đồng đều.  Lá bột mỏng, mềm, xốp, không rách, không bị lốm đốm (do có lẫn bột khô vào).  Không có lỗ xốp, bề mặt láng đều, tráng ngà.  Kích thước của lá bột mỏng dần khi qua các trục cán, lá bột qua trục cán tinh dày khoảng 0,8 – 1,2 mm. Cắt sợi – Đùn tạo bông: - Mỗi một sản phẩm không chỉ được đánh giá chất lượng bên trong mà còn phụ thuộc rất lớn vào hình dạng, kích thước bên ngoài nên việc tạo hình cho sợi mì là cần thiết, được coi là quá trình không thể bỏ qua trong công nghệ sản xuất mì ăn liền. - Nhằm tạo hình dạng, kích thước đặc trưng cho sợi mì ăn liền. Tạo bông để làm tăng giá trị cảm quan của vắt mì.   Cách tiến hành: - Tấm bột mì ra khỏi hệ thống cán tinh đã đạt yêu cầu, được đưa vào khe hở giữa 2 trục dao cắt và được cắt thành sợi nhờ các rãnh trên trục dao. Các sợi mì được tạo thành được gỡ ra khỏi các rãnh nhờ bộ phận lược tỳ sát vào bề mặt trục dao, tránh làm chập mì, rối sợi. Do tốc độ mì đi ra khỏi dao cắt lớn nhưng tốc độ của băng chuyền lại nhỏ, làm cho sợi mì bị đùn lại, tạo thành các dợn sóng, gọi là tạo bông cho sợi mì. Yêu cầu : Sợi mì láng, không bị răng cưa. Sợi mì rời, tạo thành gợn sóng với khoảng cách gần đều nhau. + Bề mặt sợi mì láng, mịn + Sợi mì có đường kính d= 0,8 – 1mm D. Cắt định lương, và xếp khuôn: Cắt định lượng : Tùy theo trọng lượng của mì thành phẩm mà ta có kích thước các đoạn mì khác nhau từ 20-25 cm. Chiều dài và trọng lượng của các đoạn mì sau khi cắt phải đồng đều, đúng tiêu chuẩn quy định. Cách tiến hành - Mì sau khi thổi nguội theo băng chuyền đến dao cắt định hướng. Dao cắt chuyển động tròn tạo thành hướng vuông góc với băng tải và cắt mì thành các đoạn bằng nhau Xếp khuôn : Vắt mì phải vuông vức, đều nhau. Sợi mì bong lên làm dầu dễ len vào khi chiên. Cách tiến hành - Mì sau khi gắp được vào khuôn, tại vị trí này mì sẽ được xếp đều trên băng chuyền, và có khoản cách đều nhau. Để chuẩn bị vào giai đoạn chiên. Qúa trình Chiên giòn và thổi nguội : Chiên giòn : - Nhằm thuận lợi cho quá trình bảo quản mì (do quá trình chiên đã tiêu diệt phần lớn vi sinh vật, loại bớt nước) - Thay thế một phần nước bằng một lượng chất béo thích hợp nhắm làm tăng giá trị dinh dưỡng tạo màu, mùi thơm, vị đặc trưng cho vắt mì. Cách tiến hành Quá trình chiên được tiến hành liên tục, băng tải khuôn mì vừa đi vào chảo chiên liền được băng tải nắp khuôn tương tự đậy lại để cố định vắt mì trong quá trình chiên. Vắt mì đi qua dầu chiên có nhiệt độ từ 150-179 độ C trong thời gian 125-130 giây. Các biến đổi xảy ra trong quá trình chiên vắt mì: + Giai đoạn 1: Nhiệt độ của mì thấp hơn so với nhiệt độ của dầu rán, trong mì có sự tăng nhiệt độ hướng tới cân bằng nhiệt độ đầu. Ở giai đoạn này bề mặt ngoài trạng thái của vắt mì chưa có sự biến đổi lớn lắm nhưng bên trong dưới tác dụng của nhiệt độ cao có sự thay đổi, dầu bắt đầu thấm vào bên trong sợi mì. + Giai đoạn 2: Thể tích của sợi mì tăng do tinh bột trương nở, nước trong mì bắt đầu bay hơi và dầu từ bên ngoài thấm vào mạnh hơn trong các sợi mì. Do bị mất nước nên  ở cuối thời kì này thể tích của mì giảm xuống. + Giai đoạn 3: Giai đoạn này xảy ra mạnh me ự bay hơi nước làm cho hình dạng sợi mì giảm xuống tạo nên những khoảng trống mới cho dầu thấm vào nhiều hơn. + Giai đoạn 4: Hình dạng của sản phẩm biến đổi sâu sắc. Các chất bị phân hủy làm cho sản phẩm trở nên khô, cứng (giòn). Thổi nguội - Sau khi chiên, mì theo băng tải vận chuyển theo hướng lên cao để thu hồi lượng dầu hư trong mì và tiếp tục đưa cào hệ thống thổi nguội để hạ nhiệt độ của vắt mì đến nhiệt độ môi trường. Ngoài ra giai đoạn thổi nguội này còn có tác dụng làm khô dầu trên vắt mì, kéo dài thời gian bảo quản. - Đảm bảo nhiệt độ của vắt mì ở nhiệt độ tương đương nhiệt độ môi trường. Bề mặt vắt mì khô, ráo Cách tiến hành - Mì sau khi chiên được băng tải chuyển qua khu vực làm nguội, ở đây các công nhân sẽ kiểm tra và xếp mì vào các khuôn, sau đó mì sẽ được đưa vào vùng các quạt có công suất cao để quạt. F. Kiểm tra và đóng gói :     - Trước khi bao gói, sản phẩm cần phải được kiểm tra và phân loại, loại bỏ những vắt mì không đạt tiêu chuẩn Mục đích của đóng gói: + Tránh vắt mì hút ẩm từ không khí.  + Hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật. +  Thuận tiện cho vận chuyển. Cách tiến hành + Gói bột nêm : được phối trộn theo công thức thích hợp cho từng loại mì, gồm các nguyên liệu chủ yếu sau : bột ngọt, muối, tiêu, hành, ngò,tỏi, ớt, củ cải,… được trộn đều dưới dạng bột khô, sau đó định lượng và đóng thành từng gói nhỏ    + Gói dầu sa tế: nếu nấu bằng dầu tinh luyện (dầu,mè) với các gia vị khác nhau như: bột ớt, ngũ vị hương, tỏi khô, sau đó lược lấy phần dầu , định lượng và đóng gói thành từng gói nhỏ khoảng 2g. Có hai loại bao bì thường sử dụng: giấy kiếng và giấy kraft + Giấy kiếng: thời gian bảo quản 6 tháng. + Giấy kraft: thời gian bảo quản 3 tháng. PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG CỤ CẠNH TRANH SẢN PHẨM : 1.1. Phát triển đa dạng hoá sản phẩm - Đa dạng hoá sản phẩm thực chất là sự mở rộng danh mục sản phẩm của công ty theo hai góc độ chính là: đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàg kinh doanh, qua đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất của công ty theo hướng có lợi hơn, thích ứng với sự biến động của thị trường. Để đa dạng hoá sản phẩm thành công điều đầu tiên cần phải thực hiện là nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm mới đòi hỏi chất lượng phải cao, đó là điều kiện cho sản phẩm mới thâm nhập thị trường. - Để đa dạng hoá sản phẩm, công ty có thể thực hiện các chiến lược sau. Thứ nhất đa dạng hoá trên cơ sở các sản phẩm đã có: + Với sản phẩm mì ăn liền, công ty nên sản xuất những loại sản phẩm với nhiều hương vị khác nhau như Mì khoai tây, Mì xào vị gà, Mì tôm chua cay Khoái Khẩu…Hiện nay công ty đang nghiên cứu tìm ra các hương vị mới…Bên cạnh đó, Thiên hương còn sản xuất cả cháo ăn liền + Công ty hiện tại có thêm các loại sản phẩm mới như tương ớt, bột canh….và Rau cau Thứ hai đa dạng hoá hình thức, mẫu mã, bao gói: + Bên cạnh đa dạng hoá chủng loại con có đa dạng hoá do thay đổi kích cỡ và hình thức bao gói. Như vậy với mỗi chủng loại sản phẩm lại có thể đóng gói với nhiều loại bao gói có khối lượng khác nhau. 1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm. - Như chúng ta đã biết, chất lượng của sản phẩm được hình thành từ khi thiết kế sản phẩm cho đến khi sản xuất xong sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cho Thiên Hương, công ty cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng ở các khâu sau: Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế. - Giai đoạn thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên quyết định chất lượng sản phẩm. Những thông số kỹ thuật trong khi thiết kế đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ. Nó là căn cứ, cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Muốn chất lượng khâu thiết kế sản phẩm đảm bảo thì các nhân viên kỹ thuật phải đưa ra được các chỉ tiêu, thông số dựa trên một số yêu cầu sau: + Sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. + Thích hợp với khả năng của công ty + Tối thiểu hoá chi phí + Đảm bảo tính cạnh tranh - Tiếp tục phát huy thế mạnh của công ty về hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại nhằm duy trì chất lượng sản phẩm, giữ vững niềm tin của người tiêu dùng về sản phẩm của Thiên Hương. Việc tăng cường công tác nghiên cứu các đặc điểm tâm lý và thị hiếu của thị trường là đặc điểm về nhu cầu tiêu dùng, đặc điểm tâm lý và thị hiếu của thị trường là rất cần thiết đối với công ty. Bởi chất lượng sản phẩm luôn thay đổi theo nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của thị trường. Do đó, công tác thiết kế phải bám sát tình hình thực tế để có thể điều chỉnh những hạn chế của sản phẩm hiện có bằng cách điều chỉnh những chỉ tiêu, thông số kỹ thuật, quy trình sản xuất. Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng. Để có thể tiến hành sản xuất, ngoài con người, máy móc thiết bị, một yếu tố không thể thiếu được là nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu. Vì vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì chất lượng khâu cung ứng nguyên liệu cũng phải đảm bảo. Công tác cung ứng nguyên vật liệu không những phải đảm bảo chất lượng cao mà còn phải đảm bảo đúng tiến độ và sự đồng bộ. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất là công ty phải mua ngoài nên công tác dự trữ nguyên vật liệu là một việc cần thiết. Muốn đảm bảo được chất lượng ở khâu cung ứng thì công ty cần chú ý một số nội dung sau: + Chọn nhà cung ứng có đủ khả năng đáp ứng được các yêucầu về chất lượng nguyên vật liệu + Cần quan tâm đến việc nâng cấp hệ thống kho tàng, chống ẩm… để đảm bảo nguyên vật liệu không bị giảm chất lượng. + Kiểm tra nguyên vật liệu trước khi nhập kho và sau khi xuất kho. Nâng cao chất lượng ở khâu sản xuất. - Đây là quá trình dễ hư hỏng nhất, bởi vì quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn, chỉ cần một sơ suất nhỏ trong bất kỳ một công đoạn nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ kỹ thuật cần theo dõi những khâu then chốt dễ gây hư hỏng như pha trộn nguyên vật liệu, chiên hay làm nguội phải đủ nhiệt độ nhằm giảm tỷ lệ hư hỏng. - Để thực hiện được các công tác quản lý chất lượng, công ty cần đưa ra một số biện pháp sau: + Trước hết phải giải quyết tốt các khâu cung ứng. Các nguyên liệu cần cho sản xuất phải được cung cấp đúng số lượng, chủng loại, đảm bảo về chất lượng và cung cấp kịp thời. + Phân công trách nhiệm rõ ràng, không chồng chéo nhau, tránh tính trạng như hiện nay, việc kiểm tra chưa nghiêm khắc, trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến chưa biết ai gây ra, bộ phận nào phải chịu và như vậy mọi người không đặt trách nhiệm vào mình. + Giao quyền cho cán bộ quản lý chất lượng thực hiẹn theo dõi kiể tra các thông số kỹ thuật có liên quan ở mỗi khâu 2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG CỤ CẠNH TRANH GIÁ : 2.1. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý - Công ty đang có lợi thế là sản xuất cung ứng lượng sản phẩm tương đối lớn trên thị trường nên chính sách giá cả của Công ty ít nhiều có ảnh hưởng đến giá cả của thị trường. Mặt khác hiện nay có nhiều đối thủ mới ra nhập thị trường có tiềm lực mạnh (các liên doanh) nên công ty cần có giá cả phù hợp, cần cân nhắc kỹ khi định giá đảm bảo thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. 2.2. Áp dụng mức giá bán thấp cho những sản phẩm tiêu biểu - Mì ăn liền và các sản phẩm của công ty không phải là loại hàng hoá thiết yếu vì thế có độ co giãn cầu theo giá là lớn. Đây là một cơ sở quan trọng để công ty áp dụng mức bán giá thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình. - Tuy nhiên việc áp dụng giá thấp phải dựa trên những khả năng giảm giá thành và giảm chi phí thương mại hợp lý. Nếu không việc giảm giá bán sẽ gây những tác động ngược chiều nguy hiểm. 3. NÂNG CAO HIÊU QUẢ CỦA CÔNG CỤ CẠNH TRANH DỊCH VỤ : - Để tăng cường khả năng cạnh tranh, công ty cũng cần phải sử dụng hiệu quả vụ khí dịch vụ. - Hoạt động dịch vụ trước hết cần phải xác định chính xác được đối tượng tác động để hoạt động đạt được hiệu quả. Mỗi hoạt động dịch vụ có đối tượng riêng do đó thời điểm, cách thức tiến hành khác nhau. Có hoạt động dịch vụ nhằm vào người tiêu dùng cuối cùng là các cá nhân nhưng cũng có những hoạt động tác động vào người mua hàng của công ty chủ yếu là các đại lý người mua buôn. 3.1. Tích cực hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Hoạt động quảng cáo, giao tiếp và khuếch trương của công ty Thiên Hương trong những năm qua chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, một số lọai sản phẩm của công ty mặc dù có mặt trên thị trường nhưng không được mọi người biết đến, thậm chí đến cả tên công ty ở một số nơi một số người cũng không biết. Bởi vậy trong thời gian tới, công ty cần tăng cường các hoạt động quảng cáo bằng các hình thức sau: Thứ nhất, tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể quảng cáo trên truyền hình trung ương và địa phương. Lựa chọn một số tỉnh có khả năng tiêu thụ mạnh để tổ chức quảng cáo trên đài truyền hình và đài phát thanh địa phương, sau đó nhân rộng ra địa phương khác. Về thời lượng và tần số quảng cáo, công ty nên có kế hoạch hợp lý sao cho tránh tình trạng nhàm chán trong quảng cáo mà hiệu quả kinh tế đem lại là cao nhất. Mặt khác, công ty cũng nên quảng cáo trên các phương tiện thông tin khác như: báo chí, tập san, lịch treo tường. Thứ hai, công ty nên áp dụng quảng cáo trên panô, áp phích: đây là hình thức rất có hiệu quả, nó không chỉ nhắc nhở về sự tồn tại sản phẩm trên thị trường mà còn gợi ý, hướng dẫn người tiêu dùng mua hàng ở đâu. Thứ ba, công ty nên nghiên cứu quảng cáo bằng tờ rơi giới thiệu về các sản phẩm của Thiên Hương, có thể cho vào trong bao gói một số sản phẩm được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Chẳng hạn đặt trong sản phẩm bột canh gia vị,và mì ăn liền vì đây là sản phẩm được nhiều hộ gia đình ưa dùng. 3.2. Tạo thuận lợi trong thanh toán và phục vụ khách hàng. - Nhìn chung, với sản phẩm là sản phẩm tiêu dùng thì chính sách thanh toán và phục vụ khách hàng chủ yếu được nhằm vào các khách hàng đại lý và người mua bán. - Công ty đã áp dụng một số chính sách thanh toán ưu đãi đối với các đại lý như cho phép các đại lý trả chậm. - Với chính sách phục vụ công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau: + Phục vụ vận chuyển hàng hoá đến tận các đại lý hoặc trợ giúp cho các đại lý một phần chi phí vận chuyển. + Bố trí nơi ăn nghỉ và tiếp đón nồng nhiệt đối với những khách hàng ở xa lỡ buổi trú lại ở công ty. + Làm biển quảng cáo với biểu tượng của mình, công ty trợ giúp cho các đại lý biển quảng cáo và có thể cho nhân viên đến lắp đặt, trang trí gian hàng cho các đại lý. KẾT LUẬN --a?b-- Trong bối cảnh cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành sản xuất thực phẩm nói riêng đang gia tăng, việc nâng cao khả năng cạnh tranh đối với mỗi công ty trong ngành là rất quan trọng. Với một công ty lớn có khả năng cạnh tranh cao như công ty Thiên Hương, vấn đề này cũng không thể xem nhẹ. Đánh giá đúng khả năng cạnh tranh hiện tại và đề ra được những biện pháp hiệu quả luôn là bài toán khó giải. Bên cạnh đó, công ty luôn đi đầu trong việc nhập các dây chuyền sản xuất tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu về mẫu mã và chất lượng cho sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bằng phương pháp phân tích và tìm kiếm các thông tin liên quan đến dây chuyền sản xuất, trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất của công ty, chuyên đề đã đánh giá sơ bộ khả năng cạnh tranh và dây chuyền sản xuất sản phẩm của công ty Thiên Hương. Chuyên đề đã đề ra một số biện pháp căn bản phù hợp với điều kiện của công ty để tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai. Do thời gian và hiểu biết hạn chế nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy, cô giáo và các bạn. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN --a?b--

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272nh gi qu trnh ho7841t 2737897ng b7889 tr damp226.doc
Tài liệu liên quan