Tiểu luận Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam

Có thể khẳng định xuất khẩu Việt Nam đã có những bước tiến giúp cho nền kinh tế phát triển một cách đáng kể. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những vấn đề đặt ra cần được giải quyết và phải được đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu. Những mặt nhận thấy rất rõ của hàng xuất khẩu Việt Nam là khả năng cạnh tranh chưa cao nên chưa thực sự thâm nhập trực tiếp vào những thị trường lớn. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam là rất lớn nhưng tại thời điểm này còn có những hạn chế nhất định. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng công tác xúc tiến xuất khẩu. Một số doanh nghiệp chú trọng tới công tác này nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế do khả năng tài chính hạn hẹp. Một số doang nghiệp thì đầu tư lớn cho hoạt động này nhưng hiệu quả thu được còn thấp do thiếu thông tin và kinh nghiệm. Trường hợp này xảy ra đối với nhiều nước ở giai đoạn đầu hội nhập vào khu vực và thế giới chứ không riêng Việt Nam. Do vậy nhà nước cần hỗ trợ để công tác xúc tiến xuất khẩu tốt hơn tạo khả năng xuất khẩu và phát triển kinh tế Vệt Nam.

doc12 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4399 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nhất là từ sau khi đổi mới kinh tế xã hội, Chính phủ Việt Nam đã rất coi trọng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Đến nay, các chính sách ngoại thương, “ mũi nhọn” của sự đổi mới, luôn được coi là những chính sách nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội với phương châm “Phát huy lợi thế tương đối, đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và đời sống, hướng mạnh về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả”. Bản thân nền kinh tế nước ta còn nhiều mặt yếu, chúng ta thường phải nhập khẩu nhiều mặt hàng từ nước ngoài, chính vì thế để đẩy mạnh xuất khẩu cần nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó chính phủ cũng cần xúc tiến những biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Kết cấu bài tiểu luận gồm mở bài, kết bài và các mục: 1- Khái quát về xúc tiến xuất khẩu 2- Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây 3- Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 4- Biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu Dù đã cố gắng nhưng bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót do chưa có nhiêù kinh nghiệm, vì vậy rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô. 1- Khái quát về xúc tiến xuất khẩu. 1.1- Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Hoạt động đó không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt mà là có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước. 1.2- Khái quát về xúc tiến xuất khẩu. Trong giai đoạn hiện nay khi ta đang đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại thì việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường để xúc tiến xuất khẩu là rất cần thiết. Chúng ta phải xác định tiềm năng của thị trường về mặt hàng mà mình cần bán thông qua các số liêụ thống kê thăm dò ý kiến của khách hàng. Để tìm hiểu thị trường đầy đủ và chính xác, điều quan trọng là phải nắm bắt được thông tin, tổ chức các kênh thông tin xác định các nguồn cung có thể cung cấp thông tin tin cậy được. Nên đẩy mạnh việc thâm nhập thị trường, tổ chức các kênh tiêu thụ. Chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tạo được niềm tin cho bạn hàng. Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường khác, ổn định vững chắc các bạn hàng truyền thống, tăng cường công tác thông tin, chú trọng đầu tư lớn cho công tác thu mua và sản xuất hàng xuất khẩu trên cơ sở liên kết giữa các doanh nghiệp tạo ra sự vững chắc lâu dài Đối với cơ cấu hàng xuất khẩu của một quốc gia, việc duy trì những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cần thiết. Song với một nền kinh tế đang phát triển, cơ cấu hàng xuất khẩu rất quan trọng vì nó đánh dấu sự phát triển của một nền kinh tế, đặc biệt đối với Việt Nam lâu nay cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản và một số hàng công nghiệp nhẹ. Đến năm 2020 Việt Nam sẽ là một nước công nghiệp, hàng xuất khẩu không thể chủ yếu là hàng nông sản và công nghiệp nhẹ, nông sản xuất khẩu phải là sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm, hàng công nghiệp xuất khẩu phải là sản phẩm của các ngành công nghiệp trình độ cao. Ngay hàng tiêu dùng, do kinh tế phát triển, nhu cầu con người luôn thay đổi, hàng hoá phải luôn cải tiến, luôn quán triệt phương châm khi kinh doanh một mặt hàng nào đó đạt được đỉnh cao rồi thì phải bắt tay ngay vào sản xuất hàng khác thay thế (chiến lược quay vòng của sản phẩm). Việt Nam phải duy trì và phát triển hàng dệt may, giầy dép, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ nhưng chú trọng đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành điện tử, chế biến thực phẩm, phần mềm, công nghệ sinh học.... 2- Thực trạng xuất nhập khẩu cuả Việt Nam trong những năm gần đây. Nhờ có sự đổi mới cơ chế, chính sách quản lý và phát triển xuất nhập khẩu trong những năm qua kinh tế ngoại thương ở nước ta đã phát triển không ngừng và đạt được thành công đáng kể, tốc độ phát triển khá cao và đều, nhìn chung phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển. Một số điều kiện ảnh hưởng đến công tác xuất nhập khẩu như thời tiếp khô hạn kéo dài trong diện rộng phạm vi cả nước đã và đang ảnh hưởng đến diện tích, năng xuất, sản lượng các loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu...... Các doanh nghiệp Việt Nam còn non nớt trong kinh nghiệm thương trường, thậm chí còn bỡ ngỡ với thị trường một số nước. Không biết nắm bắt cơ hội, kém hiểu biết luật lệ, thiếu thông tin, chưa biết tiếp cận thị trường một cách tối ưu, làm ăn tuỳ tiện, manh mún. Hiện nay vẫn còn xảy ra hiệi tượng giao hàng không đúng thời hạn và không đảm bảo chất lượng quy định trong hợp đồng. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam còn chưa hợp lý, Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản, thuỷ hải sản chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô hoặc mới qua sơ chế và một số hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công. Như vậy Việt Nam đã xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên. Cơ cấu này phản ánh giai đoạn phát triển hiện tại của nền kinh tế Việt Nam với những lợi thế tương đối về tài nguyên và lao động. Cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu là một hiện tượng lành mạnh đối với nền kinh tế Việt Nam vì doanh thu ngoại tệ khả dĩ có thể chuyển thành hàng hoá vốn, giúp cho sự phát triển các nghành công nghiệp chế tạo- cơ sở cho sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai. Hình thức xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam còn giản đơn, chúng ta xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếpvà qua trung gian chứ chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh tế khác, đặc biệt là với đầu tư, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức. Chính vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường các nước bạn. Xuất khẩu tuy mạnh nhưng chúng ta vẫn có mức nhập siêu ngày càng tăng những mặt hàng mà thị trường Việt Nam có sẵn nguyên liệu và nếu không có những giải pháp tích cực thì mức nhập siêu này sẽ còn tiếp tục tăng trong các năm tới. 3- Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ khá cao. Các thị trường chính của Việt Nam chủ yếu phải nói đến ASEAN (chiếm tỷ trọng khoảng 22,4%); Nhật Bản( chiếm khoảng 19,5%); thị trường EU(chiếm khoảng 17,7%). Từ năm 1997 đến nay trong quan hệ thương mại, Việt Nam luôn có xuất siêu và cũng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ....Tuy nhiên chúng ta vẫn phải nhìn nhận khách quan về những thế mạnh cũng như những hạn chế của hàng xuất khẩu Việt Nam từ đó xúc tiến xuất khẩu đẩy mạnh kinh tế ngoại thương. 3.1- Những thế mạnh của hàng xuất khẩu Việt Nam Việt Nam đã phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường các nước. Việt Nam đã và đang đặt trọng tâm tiêu thụ hàng công nghiệp và nông sản nhiệt đới chế biến, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử. Đồng thời Việt Nam đã từng bước đầu tư nhằm tăng nhanh chất lượng sản phẩm để tạo ra những sản phẩm hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Vịêc khai thông thị trường xuất khẩu của chúng ta đã phát triển trên cơ sở vật chất và năng lực của một số ngành trong nông nghiệp, trong các lĩnh vực như: chế biến điều, rau quả, cao su, cà phê, thực phẩm...Riêng với ngành thuỷ sản đã làm chuyển biến đáng kể năng lực khai thác,nuôi trồng và năng lực hậu cần, dịch vụ, làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế vùng biển. Đồng thời sự phát triển về xuất khẩu đối với một số mặt hàng nông nghiệp như cà phê, điều,chè; hàng công nghệ phẩm như may mặc, giầy dép đã tạo cho sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sự đổi mới không ngừng về sản phẩm làm ra. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may,giầy dép, thuỷ hải sản đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. 3.2- Những hạn chế của hàng xuất khẩu Việt Nam Hàng xuất khẩu Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại và chất lượng chưa đạt độ đồng đều, thường tập trung cao độ vào một số ít mặt hàng, sự tập trung cao độ này dễ gây ra hai nguy cơ cho xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. thứ nhất là khả năng dễ bị dao động đáng kể do những thay đổi không dự tính được trong điều kiện cung cấp cho khách hàng( chính sách thương mại của các nước đột ngột thay đổi gây bất lợi cho xuất khẩu Việt Nam ), thứ hai là dễ vấp phải lời kháng nghị từ phía người tiêu dùng và những áp lực “ ổn định hoá” trong việc thâm nhập thị trường là do công nghệ chế biến lạc hậu,nguồn nhiên liệu không đảm bảo và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin về thị trường và giá cả, cũng như thông tin về thị hiếu và mặt hàng được ưa chuộng tại các thời điểm trong năm. Trong khi đó hầu hết các công ty nhập khẩu lớn của những thị trường như EU, Nhật Bản... đều có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên họ nắm bắt rất kịp thời tình hình nguyên liệu của ta và đòi giảm giá khi chúng ta bước vào vụ thu hoạch. Điều này gây không ít thiệt thòi cho phía Việt Nam và cũng là câu trả lời tại sao các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam lại có tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam khá cao trong thời gian qua. Phần lớn hàng Việt Nam còn yếu sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả,đắt hơn giá quốc tế. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu lại nằm trong tình trạng cung đang vượt cầu trên thị trường khu vực và thế giới. Trước sức ép cạnh tranh quốc tế, để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, chúng ta đã phải áp dụng một số biện pháp tạm thời về bảo hộ mậu dịch thông qua thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Đó là biện pháp cần thiết,song xét toàn cục và lâu dài thì chính sách bảo hộ quá mức,kéo dài là có hại chứ không phải có lợi cho nền kinh tế quốc dân. 4. Biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu 4.1. Định hướng và đẩy mạnh xuất khẩu. Năm 2010 là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với hàng xuất khẩu Việt Nam vì thị trường các nước đang giảm dần ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của những nước đang phát triển,hơn nữa thời kỳ này chúng ta lại ở vào thế bất lợi trong cuộc canh tranh dành dật thị trường với các nước. Do vậy phương án tối ưu nhất để xâm nhập và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì ngay lúc này chúng ta cần phải xác định phương hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu. Biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất là phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Đã có một số doanh nghiệp và mặt hàng của nước ta vươn lên cạnh tranh được với hàng nước ngoài về chất lượng và giá cả như một số mặt hàng thực phẩm chế biến, giải khát, mỹ phẩm,hàng dệt may,da giầy,một số sản phẩm cơ khí nhỏ,hàng kim khí,điẹn tử tiêu dùng...tiêu biểu cho xu thế này là các doanh nghiệp được các tổ chức có uy tín của nước ngoài cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và quản lý,các sản phẩm được người tiêu dùng trong nước bình chọn về chất lượng. Thành công của các cuộc hội chợ hàng chất lượng cao được tổ chức gần đay cho thấy rõ hàng Việt Nam có khả năng nâng cao sức cạnh tranh và thu hút được sự ưa chuộng của người tiêu dùng. Cần phải lựa chọn ngành sản xuất nào có sản phảm xuất khẩu mà Việt Nam đủ sức trong hiện tại và tiềm năng để cạnh tranh quốc tế trong tương lai. đó là những ngành mà nước ta có thế mạnh trong từng thời điểm để tập trung sự phát triển của nganhf đó như kinh nghiệm của Hàn Quốc trong thập kỷ 60 là phát triển ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như tơ sợi,vải,giầy dép...để khai thác nguồn lao động phong phú của mình,tiếp đó từng bước đi vào công nghiệp,hoá chất,công nghệ cao cấp phù hợp với tình hình tích luỹ vốn và nâng cao trình độ kỹ thuật. Biện pháp thứ hai là mở rộng thị trường,mở rộng thị trường theo hướng đa phương hoá là một yêu cầu cấp bách,trên cơ sở duy trì và phát triển các thị trường đã có, khôi phục các thị trường truyền thống,tập trung mọi cố gắng để mở thêm các thị trường mới ở khu vực bắc Mỹ,Trung Đông và Châu Phi,chú trọng các thị trường có khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm của ta. Cần tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường, phát triển quan hệ ổn định lâu dài,ký được những được hợp đồng dài hạn có giá trị lớn đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta. điều đó đòi hỏi sự chỉ đạo thống nhất để kết hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại cấp chính phủ,hoạt độnghợp tác quốc tế,mở rộng thị trường các bộ,ngành,cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài,hoạt động tìm kiếm bạn hàng của các hiệp hội nghành hàng, các tổng công ty và doanh nghiệp. Biện pháp thứ ba là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu. Bảo đảm trên thực tế quyền kinh doanh xuất khẩu đã được pháp luật quy định đối với tất cả các doanh nghiệp. Khẩn trương sửa đổi thủ tục,loại bỏ những quy định gây phiền hà cho kinh doanh xuất nhập khẩu. Bổ xung đồng bộ các chính sách,biện pháp thiết thực khuyến khích xuất khẩu,chú ý những mặt hàng không xuất được do bất lợi về tỷ giá,tiếp tục mở rộng danh mục hàng xuất khẩu được hưởng chính sách ưu đãi. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hang xuất khẩu được ưu tiên bảo lãnh tín dụng, được nhà nước hỗ trợ khi cần vốn để bán chịu hàng xuất khẩu,hoặc khi gặp rủi ro bất khả kháng. Trong điều hành xuất nhập khẩu,cần gắn việc nhập khẩu thiết bị,phương tiện có giá trị cao,vật tư,hàng hóa khối lượng lớn của mọi nước với việc xuất khẩu hàng hoá của nước ta. 4.2. Tăng khả năng tiêu dùng trong nước hạn chế nhập khẩu. Với dân số 80 triệu người,thị trường nội địa nước ta là khá lớn,tuy sức mua còn có hạn song vẫn có khả năng tăng mức tiêu dung hàng hoá và dịch vụ. Chính phủ ta đã thông qua một số chính sách,biện pháp cụ thể tăng khả năng tiêu thụ sản phảm trong nước,trước hết là vật liệu xây dựng,thiết bị máy móc,hàng tiêu dùng,từ đó có thể hạn chế được một số hàng hoá nhập khẩu đã có thể sản xuất với chất lượng cao ở thị trường trong nước. 4.3. ứng dụng marketing trong xuất khẩu. Trong nền kinh tế thị trường điều quyết định đối với nhà sản xuất là làm sao để sản phẩm của mình được thị trường tiếp nhận và tiêu thụ. Việc xác định được sản phẩm nào mà thị trường đang cần và sẽ cần đó là việc làm hết sức quan trọng trong kinh doanh trên thị trường. Nó chính là nghệ thuật kinh doanh và được gọi là marketing. Ngày nay, kinh tế thị trường đã rất phát triển,marketing đã đạt đến trình độ cao,nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương nghiệp,công nghiệp mà nó phát triển trong mọi lĩnh vực ngay cả trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cho đến nay việc nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật marketing còn nhiều hạn chế. Do đó,trong thời gian tới các doanh nghiệp cần đi sâu hơn trong lĩnh vực này. để thực hiện tốt doanh nghiệp cần phải nắm bắt được những điểm cơ bản của vấn đề này như : thông tin về thị trường; chính sách marketing trong xuất nhập khẩu (chính sách sản phẩm,giá cả,phân phối, giao tiếp ). Việc nghiên cứu và ứng dụng marketing vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là việc làm cần thiết trong môi trường kinh doanh hiện nay. Do vậy nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư đúng mức và có chiếm lược lâu dài. Làm được như vậy mới phát huy được vai trò của nghệ thuật marketing trong kinh doanh xuất nhập khẩu và giúp cho việc phát triển mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam . Kết luận Có thể khẳng định xuất khẩu Việt Nam đã có những bước tiến giúp cho nền kinh tế phát triển một cách đáng kể. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những vấn đề đặt ra cần được giải quyết và phải được đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu. Những mặt nhận thấy rất rõ của hàng xuất khẩu Việt Nam là khả năng cạnh tranh chưa cao nên chưa thực sự thâm nhập trực tiếp vào những thị trường lớn. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam là rất lớn nhưng tại thời điểm này còn có những hạn chế nhất định. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng công tác xúc tiến xuất khẩu. Một số doanh nghiệp chú trọng tới công tác này nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế do khả năng tài chính hạn hẹp. Một số doang nghiệp thì đầu tư lớn cho hoạt động này nhưng hiệu quả thu được còn thấp do thiếu thông tin và kinh nghiệm. Trường hợp này xảy ra đối với nhiều nước ở giai đoạn đầu hội nhập vào khu vực và thế giới chứ không riêng Việt Nam. Do vậy nhà nước cần hỗ trợ để công tác xúc tiến xuất khẩu tốt hơn tạo khả năng xuất khẩu và phát triển kinh tế Vệt Nam. Tài lệu tham khảo 1. Khả năng xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. 2. Làm sao xuất khẩu có hiệu quả. 3. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 4. Thời báo Kinh tế. 5. Kinh tế Sài Gòn. 6. Tạp chí Thương nghiệp 7. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35581.doc
Tài liệu liên quan