Tiểu luận Đảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía Bắc – tổng công ty xây dựng Hà Nội

Trên đây, Em đã trình bày về công tác bảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía Bắc – Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Trong tình hình thị trường Việt Nam, hiện nay có nhiều biến động về giá cả xăng dầu và nguyên vật liệu thì công tác bảo đảm vật tư cho sản xuất xây dựng càng cần thiết. Việt Nam ra nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Tổng công ty xây dựng Hà Nội nói riêng và các công ty xây dựng nói chung sẽ gặp những thách thức và cạnh tranh do giá nguyên vật liệu tăng. Vì vậy càng đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thi trường. Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong các chính sách, luật pháp, thủ tục hành chính Khi doanh nghiệp vững mạnh sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển!

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía Bắc – tổng công ty xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ: 4B Lê Thánh Tông - Quận Hoàn Kiếm - Tp. Hà Nội Tel: (84-4)-8268122 Fax: (84-4)-8248940 Tên ngân hàng: Ngân hàng Công thương Ba Đình Địa chỉ: 126 Đội Cấn - Quận Ba đình - Tp. Hà Nội Tel: (84-4)-8231681 Fax: (84-4)-8434617 Tên ngân hàng: Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và PTVN Địa chỉ: 53 Quang Trung - Q.Hai Bà Trưng - Tp. Hà Nội Tel: (84-4)-9432147 Fax:(84-4) - 9432144 Tên ngân hàng: Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Việt - Lafdo Địa chỉ: 96 Bà Triệu - Q. Hoàn Kiếm - Tp. Hà Nội Tel: (84-4) - 9433176 Fax: (84-4) – 943317 2.4. Trang thiết bị, công nghệ: Mụ tả thiết bị ( loại, kiểu , nhón hiệu) Nước sản xuất Năm sản xuất Sở hữu Tớnh năng kỹ thuật Cẩu thỏp: -Potain -Linden -Topkit fo/23b -Kb403a -Kb 100 Phỏp Thụy điển Trung quốc Nga nga 1997 1974 1995 1986 1987 03 03 01 05 02 Sức năng:2-5 tấn Cao: 78 m Tầm với: 48 m Sức nặng: 3 tấn Cao: 20 m Tầm với: 30 m Sức nặng :8 tấn Cao: 100m Tầm với:50m Sức nặng: 3-8 tấn Cao: 40 m Tầm với: 30 m Sức nặng :6 tấn Cao: 32 m Tầm với: 20m Cần trục: cổng trụ long vĩ cổng trụ potich Trung quốc nga 1973 1988 01 02 Sức nặng: 6 tấn Cao: 10m Sức nặng: 6 tấn Cao: 12m Cần cẩu xớch: -Nippon shario -Dek 251 -Sumitomo ls118 -Sumitomo sd 610-118 Cần cẩu lốp: -Kato -Tadona Nhật Nga Nhật Nhật Nhật Nhật 1986 1986 1992 1996 1995 1993 01 01 01 01 01 02 60 tấn 25 tấn 60 tấn 50 tấn Q=30,l=26 tấn, h=39 20tấn, 10m(l) ễ tụ tự đổ: -maz -kamaz -zil Nga Nga nga 1990 1992 1979 20 27 3 5-7-9-10-14 tấn 9-10-12-15 tấn 4 tấn Xe tải: -ifa w50 -zil 130 -maz -kamaz 55111 Đức Nga Nga Nga 1990 1987 1992 2001 15 18 23 15 5 tấn 8 tấn 7-9-10-12tấn 13 tấn ễ tụ hỳt bựn: -kamaz Nga 1988 01 12 tấn Mỏy xỳc bỏnh xớch -komatsu Nhật 1985 02 2 m3/gầu Mỏy xỳc xớch bỏnh lốp: -mớtubishi - eo 2621 Nhật nga 1994 1988 02 03 0,5 m3/gầu 0,5 m3/ gầu Mỏy ủi -d-50 -komatsu -dt- 75h Nhật Nhật nga 1984 1986 1975-1992 01 02 18 120 cv 120 cv 75 cv Mỏy lu: -Lu bỏnh sắt sakal -Lu bỏnh sắt ammann -Lu bỏnh sắt kawasakl -Lu rung hamm2420d Nhật Nhật Nhật Đức 1998 1998 1992 2000 5 1 1 1 10-12 tấn 9,75 tấn 10 tấn 10-12 tấn Trạm trộn bờ tụng: -cb-134 -oru -c45 -bm Phỏp Nga Ytalia Việt nam 1992 1988 1996 1997 01 02 01 02 40 m3/h 55 m3/h 60 m3/h 60 m3/h Xe vận chuyển bờ tụng chuyờn dụng: -sangyong Hàn quốc 1994 10 6 m3 Mỏy thi cụng bờ tụng - đầm rung 1985-1996 154 Bơm bờ tụng -teka Chlb đức 1994 01 60m3/h hmax=105m Mỏy khoan cọc nhồi: -bauer-15 -rm-21 -soilmech Giỏ bỳa đúng cọc: -Bỳa đúng cọc d35 -Mỏy ộp hơi Chlb đức Chlb đức Ytalia Trung quốc Nhật bản 1995 2000 1997 1994 01 01 04 1 2 D max=1800 sõu64m D max=2500 sõu82m D max=2200 Q=3,5 tấn Q=5 tấn Mỏy cắt bờtụng: mỏy khoan bờ tụng mỏy ộp thủy lực Nhật bản Nhật bản 1996 1995 7 9 ( Nguồn tổng công ty xây dựng Hà Nội) 2.5. Hệ thống quản lý chất lượng và một số thành tích đã đạt được: - Hệ thống quản lý chất lượng: Tổng công ty xây dựng Hà Nội nói chung và chi nhánh phía Bắc nói riêng coi vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực là quan trọng và cần thiết. Chi nhánh phía Bắc - Tổng công ty xây dựng Hà Nội với đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật được đào tạo trên nhiều lĩnh vực, nhiều kinh nghiệm trong quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật, sáng tạo trong sản xuất, thi công các công trình trên quy mô vừa và l ớn, các công trình kết cấu phức tạp đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao. Chi nhánh phía Bắc - Tổng công ty xây dựng Hà Nội đặc biệt rất chú trọng đến nhân tố con người, đặt người lao động vào đúng vị trí trung ntaam trong quá trình xây dựng phát triển Công ty. Công ty quan tâm đến đời sống, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, tạo môi trường tốt nhất để người lao động yên tâm gắn bó làm việc lâu dài với Công ty, tạo ra các giá trị mới vì sự phát triển bền vững của Công ty. Công ty thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt công ty quan tâm đến công tác đào tạo kỹ năng làm việc, đào tạo nâng cao tay nghề thường xuyên và theo từng yêu cầu cụ thể của công việc, thực hiện theo đúng văn hoá doanh nghiệp. Chế độ BHXH, BHYT: Toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đều được tham gia đầy đủ chế độ BHYT và BHXH theo đúng quy định của Nhà nước Công ty đã thực hiện tốt chế độ cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định, đảm bảo môi trường làm việc luôn thoáng mát, an toàn, sạch sẽ. Một số chế độ khác: hàng năm, Công ty tổ chức cho các cán bộ công nhân viên có thành tích tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh được đi tham quan nghỉ mát, tham quan, học tập trong và ngoài nước. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, đảm bảo việc bố trí lao động phù hợp với năng lực chuyên môn và sức khoẻ. Quan tâm tặng quà đến con của nhân viên, công nhân trong các dịp Tết trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi, tổng kết năm học và khai giảng năm học. Tổ chức kỷ nhiệm, tặng quà các ngày 8/3 và 20/10 động viên các nhân viên, công nhân nữ. Tổ chức kỷ niệm, tặng quà cho nam nữ nhân viên, công nhân tham gia quân ngũ nhân ngày 22/12. Tổ chức kỷ niệm, tặng quà thăm hỏi các gia đình nhân viên, công nhân có công cách mạng nhân ngày 27/7. Đặc biệt quan tâm chăm lo đến nhân viên, công nhân nhân dịp các ngày lễ tết trong năm như 1/1; 1/5; 2/9 và tết âm lịch hàng năm. * Khen thưởng: Thưởng định kỳ: Thưởng cuối năm: căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động để thưởng cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Mức thưởng do Công ty quyết định. Đối với cá nhân chưa đủ thời gian công tác là 12 tháng trong năm xét th ưởng thì mức thưởng tỷ lệ với số tháng đã công tác. Thương nhân các ngày lễ lớn: Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ quyết định mức thưởng nhằm động viên cán bộ, công nhân viên, nhân các ngày lễ lớn. Thưởng đột xuất: Thương năng suất: Căn cứ khối lượng công việc hoàn thành, đảm bảo kế hoạch, tiến độ sản xuất kinh doanh của từng dự án, Công ty sẽ quyết định thưởng năng suất cho dự án đó. Thưởng sáng kiến: áp dụng với các loa động có các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý. Mức thưởng cụ thể tuỳ thuộc vào tính hiệu quả của sáng kiến. Thưởng tập thể: áp dụng với tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại từng thời điểm. Hình thức khen thưởng: Hàng năm Công ty tổng kết vào dịp cuối năm, bình bầu các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh để xét khen thưởng. Các hình thức khen thưởng: Biểu dương, giấy khen, bằng khen, cờ thi đua. * Chính sách đào tạo Đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, trung và dài hạn Cán bộ, nhân viên có đủ thâm niên công tác theo tiêu chuẩn, hoặc theo yêu cầu công việc, có thành tích trong công tác, sẽ được xem xét cử đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Chính sách, tiêu chuẩn cụ thể, loại hình đào tạo, ngân sách dành cho công tác đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và dài sẽ được phòng Tổ chức lao động tiền lương hoạch định theo từng thời gian cụ thể trình Ban Giám đốc phê duyệt. Việc thường xuyên đào tạo nâng cao cho cán bộ công nhân viên giúp cho đội ngũ cán bộ luôn đáp ứng nhu cầu công việc và yên tâm gawnsn bó lâu dài với Công ty, điều này giúp cho công ty ổn định về mặt nhân sự để tập trung vào công việc sản xuất kinh doanh. Các hình thức đào tạo + Gửi công nhân đi đào tạo tại các trường. + Sử dụng công nhân bậc cao kèm cặp, hướng dẫn công nhân bậc thấp. + Mời giáo viên các trường đến giảng dạy theo từng đợt và kiểm tra đánh giá tay nghề, nâng bậc thợ. + Tổ chức đi học tập kinh nghiệm hàng năm ở các đơn vị khác trong và ngoài nước. + Gửi đi bồi dưỡng kiến thức, tay nghề do trung tâm dạy nghề hướng dẫn cho. Một số thành tích đã đạt đựơc: Tổng Công Ty xây dựng Hà Nội được tổ chức UKAS cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000 về: Quản lý và thi công các công trình xây dựng . Quản lý và thực hiện các dự án đầu tư. Từ năm 1990 đến nay Tổng Công Ty xây dựng Hà Nội luôn được bộ xây dựng và công đoàn ngành xây dựng tặng huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng bằng chất lượng cao. Trong đó có một số công trình được công nhận công trình chất lượng tiêu biểu của thập niên 90: Toà nhà đệ nhất trung tâm 18 tầng Hà Nội. Khu nhà ở Giáp Bát Hà Nội. Toà nhà Madison TP Hồ Chí Minh. Số lượng huy chương vàng chất lượng cao qua từng năm: Năm số lượng 1990-1994 25 1995 16 1996 10 1997 08 1998 16 1999 13 2000 08 2001 12 2002 11 2003 18 2004 10 Nguồn số liệu: Tổng công ty xây dựng Hà Nội Chương III: nội dung bảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía bắc – tổng công ty xây dựng hà nội. I. nội dung bảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía Bắc 1- Tổ chức mua sắm vật tư: quá trình tổ chức mua sắm và quản lý vật tư ở công ty có thể khái quát ở sơ đồ sau: Phân tích đánh giá quá trình quản lý Xác định nhu cầu Xây dựng kế hoạch yêu cầu vật tư Xác định các phương thức đảm bảo vật tư Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư Quản lý dự trữ và bảo quản Cấp phát vật tư nội bộ Quyết toán vật tư Tổ chức và quản lý vật tư nội bộ Lựa chọn người cung ứng Thương lượng và đặt hàng Theo dõi đặt hàng và tiếp nhận vật tư 1.1-xác định nhu cầu: 1.1.1- các phương pháp xác định nhu cầu: nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác định theo 4 phương pháp sau: a- Phương pháp trực tiếp: theo phương pháp này việc xác định nhu cầu dựa vào mức tiêu dùng vật tư và khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Phương pháp này có 4 cách tính: -phương pháp tính theo mức sản phẩm: Công thức tính: Nsx = Trong đó: Nsx : nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm trong kỳ. Qsf : số lượng công trình xây dựng trong kỳ kế hoạch. Msf : Mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm. n: chủng loại sản phẩm. - phương pháp tính theo mức chi tiết sản phẩm: Công thức tính: Nct = Trong đó: Nct : Nhu cầu vật tư dùng để sản xuất các chi tiết sản phẩm trong kỳ. Qct : số lượng chi tiết sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch . mct ; mức sử dụng vật tư cho một đơn vị chi tiết sản phẩm. n : chủng loại chi tiết. - phương pháp tính theo mức sản phẩm tương tự. Công thức tính: Nsx = Qsf x mtt x K Trong đó: Nsx : nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ. Qsf : số lượng sản phẩm trong kỳ kế hoạch. mtt : mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm tương tự. K : hệ số điều chỉnh giữa hai loại sản phẩm. - phương pháp tính theo mức của sản phẩm đại diện: Công thức tính: Nsx = Qsf x mđd Trong đó: Nsx : Nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ. Qsf : số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch. mđd : mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện. b – phương pháp tính dựa trên cơ sở số liệu về thành phần chế tạo sản phẩm: Nhiều loại sản phẩm như sản phẩm bê tông … được sản xuất từ nhiều loại nguyên, vật liệu khác nhau. Nhu cầu được xác định theo 3 bước: Bước1 : xác định nhu cầu vật tư để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Nt = Trong đó: Qi : khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch trong kỳ. Hi : trọng lượng tịnh của sản phẩm thứ i. n : chủng loại sản phẩm. Bước 2 : xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho sản xuất sản phẩm có tính đến tổn thất trong quá trình sử dụng. Công thức tính: Nvt = Trong đó: Nvt : nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm trong kỳ kế hoạch. K : hệ số thu thành phẩm. Bước 3: xác định nhu cầu về từng loại vật tư hàng hoá Công thức tính: Ni = Nvt x hi Trong đó; Ni : nhu cầu vật tư thứ i hi : tỷ lệ % của loại vật tư thứ i. phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng: Nhu cầu vật tư hàng hoá ở mỗi công ty, ngoài những vật liệu chính trực tiếp để sản xuất còn có cả những hao phí vật liệu phụ. Một phần những vật tư đó hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất hoặc là sử dụng cho các tư liệu lao động, hao phí loại này không được điều tiết bởi các mức tiêu dùng cho đơn vị sản phẩm sản xuất mà bằng thời hạn sử dụng. Thuộc số vật tư này gồm có phụ tùng , thiết bị, dụng cụ, tài sản các loại dụng cụ bảo hộ lao động… Nhu cầu được tính theo công thức: Nsx = Trong đó: Pvt : nhu cầu hàng hoá cần có cho sử dụng. T : thời hạn sử dụng. d- phương pháp tính theo hệ số biến động: Tính nhu cầu vật tư theo phương pháp này cần dựa vào thực tế sản xuất và sử dụng vật tư trong năm báo cáo, phương án sản xuất kỳ kế hoạch, phân tích các yếu tố tiết kiệm vật tư, từ đó xác định hệ số sử dụng vật tư kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo, cụ thể theo công thức: Nsx = Nbc x Tsx x Htk Trong đó: Nbc : số lượng vật tư sử dụng trong năm báo cáo. Tsx : Nhịp độ phát triển sản xuất kỳ kế hoạch. Htk : Hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo. Lượng vật tư cần dùng cho thi công: Lượng vật tư cần dùng cho thi công phụ thuộc vào khối lượng công tác thi công và định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị khối lượng tính bằng hiện vật: Lượng vật tư cần dùng cho thi công = khối lượng công tác thi công tính bằng hiện vật theo thiết kế kỹ thuật x định mức tiêu hao vật tư cho đơn vị công việc. Trong thực tế, bất cứ lượng vật tư nào cũng có một lượng hao hụt nhất định do quá trình vận chuyển, quá trình bảo quản và quá trình sử dụng gây nên. lượng vật tư hao hụt thường tính bằng tỷ lệ phần trăm so với lượng vật tư cần dùng. Lượng vật tư cần cung cấp bao gồm lượng vật tư cần dùng và lượng vật tư hao hụt: Lượng vật tư cần cung cấp = lượng vật tư cần dùng + lượng vật tư hao hụt tự nhiên. Ngoài những chỉ tiêu trên đây, để bảo đảm cho quá trình thi công không bị gián đoạn do thiếu vật tư gây nên, phải xác định được lượng vật tư dự trữ thường xuyên và lượng vật tư dự trữ bảo hiểm. Tuy nhiên lượng vật tư dự trữ sẽ tạo ra hiện tượng làm tăng lượng vốn lưu động trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.2- lập nhu cầu: Dựa trên yêu cầu sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu ( NVL) của đơn vị. Từ đó lập nhu cầu vật tư theo các biểu mẫu sau: - Nhu cầu NVL. - Kế hoạch NVL - Kế hoạch kiểm định NVL năm. Trước khi lập nhu cầu, các nhà máy rà soát thông tin liên quan do phòng xuất nhập khẩu, phòng khách hàng cung cấp. Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty bao gồm: Xi măng, sắt, thép, cát, đá, que hàn và các phụ gia khác. Vật tư mua về phải đảm bảo chất lượng tốt trước khi đưa vào sử dụng, do đó công tác bảo quản vật tư trong kho rất quan trọng để có kế hoạch sử dụng vật liệu phù hợp, phục vụ tốt cho công tác sản xuất. - Đơn vị có nhu cầu NVL khi lập nhu cầu phải chịu trách nhiệm độ chính xác về số lượng, chủng loại. - Lập nhu cầu theo 3 mức: khẩn cấp, thường xuyên, dự trữ. - Nhu cầu NVL khẩn cấp: căn cứ nhu cầu NVL phát sinh khẩn cấp khi xảy ra sự cố NVL tồn kho, cán bộ phụ trách của đơn vị lập nhu cầu NVL khẩn cấp kèm theo biên bản sự cố thiết bị. Trường hợp đặc biệt phải có bản giải trình kèm theo. - Nhu cầu NVL thường xuyên: căn cứ vào số NVL hiện có, kế hoạch, mức độ hao mọn hư hỏng của các kỳ trước và lượng NVL tồn kho hàng quý các đơn vị lập nhu cầu NVL theo biểu mẫu chậm nhất ngày 15 của tháng cuối quý gửi nhu cầu quý sau về phòng xuất nhập khẩu và khách hàng. - Nhu cầu NVL dự trữ: căn cứ vào NVL tồn kho, mức độ cần thiết phải dự trữ các đơn vị lập nhu cầu dự trữ theo biểu mẫu đã quy định. Nhu cầu NVL phải ghi model hàng, mã số theo catalogue hoặc theo bản chào hàng ( nếu có) và mã số công ty. Nhu cầu NVL được các đơn vị chức năng kiểm tra, trình tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền, sau đó chuyển cho đơn vị có chức năng mua hàng thực hiện, đồng thời đơn vị lập nhu cầu gửi cho phòng khách hàng 1 bản duyệt để theo dõi má hoá khi hàng về. 1.2. Nghiên cứu thị trường vật tư: 1.2.1 – thu thập thông tin: Để đảm bảo cho kế hoạch mua sắm vật tư của công ty. Khâu thu thập thông rin về vật tư trên thị trường là quan trọng để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. ví dụ: nguồn cung xi măng trên thị trường hiện nay: Theo hiệp hội xi măng Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2008, nhu cầu xi măng trong nước có tăng nhưng nguồn tăng vẫn đáp ứng được nhu cầu, tuy nhiên do giá nhập khẩu clinker tăng ( tăng 32% so với quý 1/2007 ), Cùng với tác động của chi phí sản xuất đầu vào ( than, xăng dầu, tiền lương…) và cước vận chuyển tăng nên giá xi măng đã tăng từ 7- 10% so với cuối năm 2007. Riêng tháng 3/2008, giá xi măng trên thị trường tiếp tục tăng 15.000 – 20.000 đ/kg. Giá bán lẻ xi măng đen PC40 trên thị trường miền Bắc phổ biến ở mức 885 – 920 nghìn đồng/ tấn và tại Miền Nam 1.080 – 1.110 ngàn đồng/ tấn. Theo ước tính lượng xi măng sản xuất trong nước ( tháng 3/2008 ) Đạt 2.294.699 tấn (sản lượng quý I /2008 là 7.914.699 tấn); lượng nhập khẩu clinker quý I/2008 đạt 200.000 tấn; lượng xi măng tiêu thụ trong tháng 3/2008 đạt 1.900.000 tấn (ước tính quý I/ 2008 đạt 6.930.000 tấn). Đến ngày 31/3/2008, xi măng tồn kho khoảng 500.000 tấn và clinker khoảng 1.050.000 tấn. Hiện nay, nguồn cung xi măng trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xi măng cũng cam kết không tăng giá bán nếu giá than không tăng. 1.2.2- xử lý thông tin và ra quyết định: - Từ các thông tin thu thập được, phòng kế hoạch có trách nhiệm, nhiệm vụ xử lý thông tin và lập kế hoạch mua sắm vật tư ở công ty. - Ra các quyết định về: Số lượng, chủng loại hàng hoá vật tư phục vụ sản xuất. Chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu cho công ty. Mua sắm vật tư . Bảo quản và chuẩn bị vật tư trong kho. Cấp phát vật tư. Kiểm tra vật tư. Thanh quyết toán. 1.3- Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp 1.3.1. đặc điểm kế hoạch mua sắm vật tư: - kế hoạch mua sắm vật tư là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch sản xuất- kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với các kế hoạch khác, như kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch tài chính… - Đặc điểm kế hoạch mua sắm vật tư thể hiện ở hai điểm chính: một là kế hoạch mua sắm vật tư của doanh nghiệp là các bản tính toán nhu cầu và nguồn hàng rất phức tạp. tính chất phức tạp của nó thể hiện ở chỗ trong kế hoạch có rất nhiều loại vật tư với quy cách chủng loại rất khác nhau, với khối lượng mua sắm rất khác nhau có thứ hàng trăm tấn có thứ một vài ki lô gam với thời gian mua khác nhau, đơn vị tính khác nhau. Hai là kế hoạch mua sắm vật tư có tính cụ thể và nghiệp vụ cao. đặc điểm này xuất phát từ tính chất của sản xuất bao giờ cũng mang tính cụ thể nên đòi hỏi kế hoạch mua sắm vật tư phải rất chi tiết cụ thể, phải đặt mua những vật tư thích hợp phục vụ tốt nhất cho sản xuất. tính cụ thể và nghiệp vụ cao của kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ số lượng mua sắm sẽ được phân chia ra cho từng phân xưởng nhất định, trong từng t.hời kỳ nhất định. 1.3.2. nội dung kế hoạch mua sắm vật tư: Kế hoạch mua sắm vật tư thực chất là tập hợp những tài liệu tính toán kế hoạch gồm các biểu tổng hợp nhu cầu vật tư và một hệ thống các biểu cân đối vật tư. Nội dung cơ bản của kế hoạch là: Thứ nhất, phản ánh toàn bộ nhu cầu vật tư của doanh nghiệp sau kỳ kế hoạch như nhu cầu vật tư cho sản xuất cho xây dựng cơ bản, cho sửa chữa, cho dự trữ.. . Thứ hai, phản ánh các nguồn vật tư để thoả mãn các nhu cầu nói trên bao gồm nguồn tồn kho đầu kỳ, nguồn động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp ( tự chế tạo) và nguồn mua trên thị ttường. 1.3.3- trình tự lập kế hoạch mua sắm vật tư: Sơ đồ 2: Quy trình mua sắm vật tư Xác định nhu cầu vật tư Tìm và lựa chọn nhà cung ứng Báo giá Ký hợp đồng duyệt giá Các bước mua và nhận hàng Kiểm tra hàng Nhập kho Theo dõi, đánh giá nhà cung ứng Trả lại nhà cung ứng B1: Xác định nhu cầu vật tư do phòng điều hành sản xuất thực hiện. Xác định nhu cầu vạt tư là giai đoạn đầu tiên của quá trình mua vật tư. Bước này nhằm xác định những danh mục vật tư có nhu cầu trong kỳ với số lượng bao nhiêu đối với mỗi loại vật tư có nhu cầu, xác định loại vật tư đối với mỗi loại vật tư. B2: Tìm và lựa chọn nhà cung ứng do phòng điều hành sản xuất đảm nhiệm. Tìm nhà cung ứng: Tìm từ nhiều nguồn thông tin như qua các bạn hàng, qua các mục quảng cáo. Những nhà cung ứng của công ty là: Lựa chọn nhà cung ứng: Thông qua các tiêu chuẩn như chất lượng, giá cả, khả năng kỹ thuật, sự nổi tiếng, vị trí địa lý, dựa trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu của công ty để lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công ty. B3: Báo giá. Sau khi lựa chọn được nhà cung ứng phòng điều hành sản xuất sẽ nhận các báo cáo của nhà cung ứng. B4: Ký hợp đồng duyệt giá. Giám đốc duyệt báo giá hoặc ký kết hợp đồng mua bán vật tư. Trưởng phòng điều hành sản xuất thông báo bằng văn bản đã được giám đốc công ty ký kết cho các nhà cung ứng để thực hiện. B5: Các bước mua và nhận hàng. Căn cứ vào báo giá hoặc hợp đồng ký kết mua bán vật tư, phòng điều hành sản xuất chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và nhận hàng về kho theo đúng tiến độ, chất lượng, số lượng, quy cách. B6 và B7: Kiểm tra hàng và nhập kho. Phòng điều hành sản xuất kết hợp với phòng kỹ thuật kiểm tra vật tư rồi tiến hành nhập kho. 2. chọn nhà cung ứng: 2.1- Nguồn cung ứng của doanh nghiệp: Công ty cần phải quan hệ với các nhà cung ứng ( nguồn cung ứng ) khác nhau về hàng hoá vật tư, dịch vụ vận chuyển và tài chính… Đó là các yếu tố đầu vào của công ty . Trong số các yếu tố đầu vào, vấn đề nguồn hàng của công ty là vấn đề hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu tìm hiểu với loại hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng, chất lượng hàng hoá và khối lượng hàng hoá có khả năng đáp ứng trong từng thời gian cũng như giá cả hàng hoá, chi phí vận chuyển hàng hoá từ nơi mua về đến công ty là vấn đề cần phải cân nhắc để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Công ty cần phải hiểu rõ đặc điểm của nguồn cung ứng hàng hoá : - Nếu số lượng nhà cung ứng ít, nguồn hàng không nhiều, không có mặt hàng thay thế khác, nhà cung ứng có thể gây sức ép bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm chất lượng dịch vụ đi kèm. - Nêú số lượng nhà cung ứng nhiều, nguồn hàng phong phú, có mặt hàng thay thế khác, công ty có thể lựa chọn nhà cung ứng với giá cả phải chăng, chất lượng tốt và dịch vụ thuận lợi. Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải đảm bảo ổn định nguồn hàng, hàng hoá có chất lượng bảo đảm, số lượng mỗi lần giao hàng phù hợp, giá cả phải chăng.để đảm bảo đòi hỏi: - công ty phải đa dạng hoá nguồn cung ứng - công ty phải tăng cường mối quan hệ kinh tế tạo điều kiện lẫn nhau trong việc tạo nguồn hàng như đầu tư, liên doanh, liên kết: giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, điều kiện sản xuất, bao bì, bảo quản và đặt hàng theo hợp đồng kinh tế ký trước để có nguồn cung ứng vững chắc, ổn định và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của thị trường. - Công ty có thể tìm cách hội nhập dọc bằng cách mua lại cơ sở cung cấp hàng cho chính họ hoặc mua giấy phép độc quyền… - Để hợp lý hoá và giảm chi phí đầu vào, công ty còn quan hệ với nguồn cung ứng khác như tài chính, sức lao động, các dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ, các dịch vụ quảng cáo … cũng giống như các đơn vị nguồn hàng … để giảm thiểu chi phí kinh doanh và ổn định các yếu tố đầu vào, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi. 2.2- Các loại nguồn cung ứng của doanh nghiệp: 2.2.1- Nguồn trong nước: Công ty có các nguồn cung ứng sản phẩm trong nước đó là các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu trong nước quen thuộc của công ty. Đó là các loại nguyên vật liệu trong nước đáp ứng được. Công ty cần có danh sách và số lượng, chủng loại sản phẩm cần cung ứng. 2.2.2- Nguồn nhập khẩu: Do yêu cầu trong nước không đáp ứng đủ hoặc không có, công ty cần nhập khẩu một số loại NVL . Công ty sẽ trực tiếp đứng ra nhập khẩu hàng hoá mà không mua lại của các doanh nghiệp khác. Để thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá, công ty thường tiến hành theo trình tự sau: a- xác định nhu cầu cụ thể về hàng hóa cần nhập khẩu: Công ty phải xác định nhu cầu cụ thể về mặt hàng, quy cách chủng loại, số lượng, giá cả. Sau đó, doanh nghiệp tổng hợp nhu cầu, cân đối với lượng hàng hoá tồn kho, để quyết định hàng hoá cần nhập khẩu theo công thức: Yêu cầu hàng hoá nhập khẩu = nhu cầu hàng hoá của công ty + nhu cầu dự trữ hàng hoá của công ty. Yêu cầu các mặt hàng cần nhập khẩu sẽ là căn cứ để ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài. b- Nghiên cứu thị trường nước ngoài chọn đối tác kinh doanh: Xét các mặt hàng của công ty có nhiều thị trường các nước khác nhau cùng sản xuất, mỗi nước lại có nhiều hãng, ở mỗi hãng lại có thể sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, mà kết quả kinh doanh lại phụ thuộc vào từng đối tác cụ thể . Vì vậy công ty cần phải nắm được không chỉ khái quát về từng thị trường mà còn cần thông hiểu địa vị pháp lý, sức mạnh tài chính, quan điểm, triết lý kinh doanh và các sản phẩm hàng đầu của hãng để đặt hàng. c- Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp động nhập khẩu hàng hóa. - trình tự giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế: -> -> -> - Ngoài những thông tin về hai bên đối tác, các hợp đồng mua bán thường gồm các nội dung cơ bản sau: + tên hàng. + Điều kiện phẩm chất . + Điều kiện về số lượng. + Điều kiện về bao bì. + Điều kiện về giá cả. + Thời gian, địa điểm giao hàng, điều kiện giao hàng. + Điều kiện thanh toán. + Điều kiện khiếu nại, xử phát hợp đồng. Và những điều kiện khác mà hai bên thoả thuận với nhau. Hợp đồng này được ký kết là căn cứ quan trọng để tiến hành bước tiếp theo. d- Thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm: - Xin giấy phép nhập khẩu. - Mở L/C theo yêu cầu của bên bán. - Thuê phương tiện vân chuyển. - Mua bảo hiểm hàng hoá. - Làm thủ tục hải quan. - Giao nhận hàng hoá với tàu. - Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập khẩu. - Giao hàng cho đơn vị nhận hàng trong nước. - Làm các thủ tục thanh toán. - Khiếu nại với người bán, người vận chuyển, người bảo hiểm ( nều có). 2.3- Một số nhà cung ứng của công t y: Một số công ty cung ứng vật tư cho chi nhánh như: Công ty TNHH TM DV VLXD Nam Ngọc Minh. Công ty TNHH TM DV XD Hải Châu. Công ty cổ phần Siêu Cường. Công ty TNHH TM DV Nghiệp Quyền. Công ty LINH THàNH… 3. Hoạt động bảo quản và chuẩn bị vật tư trong kho: Dựa vào nhu cầu thực tế của các xí nghiệp xây dựng, đưa ra kế hoạch bảo quản vật tư: Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty bao gồm: Xi măng, sắt, thép, cát, đá, que hàn và các phụ gia khác. Vật tư mua về phải đảm bảo chất lượng tốt trước khi đưa vào sử dụng, do đó công tác bảo quản vật tư trong kho rất quan trọng để có kế hoạch sử dụng vật liệu phù hợp, phục vụ tốt cho công tác sản xuất. Nội dung của công tác bảo quản vật tư như sau: 3.1. Xi măng Kỹ thuật bảo quản xi măng - Bao bì bảo quản Loại bao PP (1 lớp nylon): Khả năng chống ẩm khá, thích hợp cho việc sử dụng ngay, không nên tồn trữ lâu. Loại bao PK (2 lớp nylon) Khả năng chống ẩm tốt, vận chuyển đường dài, tồn trữ lâu. Loại bao KPK (3 lớp giấy - nylon - giấy) Khả năng chống ẩm rất tốt, vận chuyển đường dài, trung chuyển nhiều lần, tồn trữ lâu. - Bảo quản xi măng trong vận chuyển. Sàn của xe, sàlan phải khôi trước khi nhận xi măng. Phương tiện phải có đồ che để tránh bị ướt nước và đảm bảo môi trường cộng đồng. - Bảo quản xi măng trong kho Tồn trữ xi măng ở nơi khô ráo, sạch sẽ. Kho phải có máy che. Giữ cách mặt đất bằng ba - lết hoặc kê kích cao đảm bảo thông thoáng. Giữ khoảng cách giữa các hàng vi măng với tường ít nhất 20cm. Không nên chất cao quá 10 bao xi măng mỗi hàng. Sử dụng xi măng cũ trước, trữ bao xi măng mới. - Hiện tượng vón cục xảy ra với tất cả các loại xi măng do hấp thụ hơi ẩm từ không khí xung quanh hay bị ướt. Với các loại xi măng mác cao hay xi măng có độ mịn cao thì hiện tượng vón cục xảy ra nhanh hơn. Nếu xi măng vón cục có kích thước nhỏ và mềm, ta có thể dùng nó sau khi đập hoặc nghiền và sàng lại. Xi măng sau khi nhận về, lấy mẫu kiểm tra do nhân viên thi ng hiệm thực hiện, kết quả được lưu giữ để t heo dõi, sử dụng và nhận biết qua nhãn mác xanh, vàng theo quy trình truy tìm và nhận biết nguồn gốc sản phẩm. Kho bảo quản phải bảo đảm có hai cửa để tiện cho việc sản xuất, thời gian bảo quản trong kho không quá 60 ngày, hàng tháng nhân viên kho lấy mẫu kiểm tra một lần tính chất cơ lý để tiện theo dõi sử dụng. 3.2. Sắt, thép. Sắt, thép được bảo quản theo từng chủng loại để tiện sử dụng và nhận biết qua nhãn mác. Đối với sắt thép để lâu bị han rỉ, phải đánh rỉ lại và trước khi sử dụng cán bộ kỹ thuật kết hợp với cán bộ của kho xác định lại để cấp phép sử dụng. 3.3. Cát, đá Cát, đá nhập về được bảo quản tại các kho có vách ngăn tuỳ theo chủng loại và sử dụng, xếp thành từng lô riêng biệt. Cát, đá mua về phải được chứa trong kho thoát nước tốt, tranfhs ngập bùn làm bẩn. Phải có ránh phân cách ngăn nước bẩn tràn vào. 3.4.Que hàn Que hàn được xếp ở trong kho trong nhà theo lô tuỳ thuộc chủng loại, que hàn phải được xếp trên giá cao cách mặt đất trên 60cm để đảm bảo được khô ráo. 4-Cấp phát vật tư Cấp phát vật tư: các xí nghiệp xây dựng lập kế hoạch về nhu cầu vật tư, thông qua bộ phận kế toán của công ty cung cấp vật tư cho sản xuất. - Hoạt động cấp phát vật tư của công ty phải đảm bảo cấp phát đúng và đủ số lượng, chủng loại vật tư cho từng ngành, từng dự án, từng công trình. - thời gian cấp phát vật tư: + theo tháng. + theo kỳ. + theo dự án… - cấp phát vật tư phải dựa trên bản nhu cầu và kế hoạch mua sắm vật tư từ trước để đảm bảo không bị thừa hoặc thiếu vật tư, đảm bảo thi công đúng tiến độ và kế hoạch công trình. 5. Kiểm tra vật tư sản xuất: Kiểm tra vật tư: để đảm bảo chất lượng cho các công trình thì chất lượng của vật tư đóng vai trò rất lớn cùng với công nghệ thi công. vì vậy công tác kiểm tra vật tư tại công ty chi nhánh phía bắc trải qua những bước rất nghiêm ngặt, vật tư phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản của ngành xây dựng tại việt nam. Phòng kỹ thuật kiểm tra: - Nhu cầu kỹ thuật, chủng loại, dịch vụ kỹ thuật, kiểm định hiệu chuẩn NVL, mã hoá NVL. - Nhu cầu số lượng NVL đã đưa vào sử dụng dựa trên cơ sở báo cáo hàng quý của các đơn vị, chất lượng NVL, yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra chất lượng NVL đơn vị định nhập theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. Ví dụ kiểm tra chất lượng gạch lát nền; Theo giới chuyên môn, chất lượng gạch lát nền phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là thiết bị , nguyên liệu. Còn các công đoạn sản xuất tương đối giống nhau ở khâu sơ chế nguyên liệu – pha trộn – tạo hình – sấy – nung… Chẳng hạn, trong khâu men màu nếu sử dụng ô-xít màu ( loại bền màu ) với tỉ lệ cao, gạch sẽ có chất lượng tốt và ngược lại. Còn nguyên liệu (đất sét ) rất quan trọng, không phải loại đất nào cũng sử dụng được mà phải có thành phần, tỉ lệ lý hoá phù hợp mới tạo được côt liệu tốt cho sản phẩm. Trong công đoạn phối liệu cũng phải sàng lọc, chọn lựa phương pháp phù hợp , nhiệt độ nung phải đúng kỹ thuật … Khi chọn gạch lát nễn, nên chọn sản phẩm đóng bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ … có thương hiệu uy tín. Viên gạch có màu sắc, hoa văn phải đồng nhất, rõ ràng, không bị nhoè, không bì tì vết, độ dày đồng đều không bị cong vênh, gợn sóng. Ngoài ra, có thể sử dụng vật cứng, nhọn để thử độ cứng viên gạch. Nếu mặt gạch bị trầy, xước là độ cứng không bảo đảm do sử dụng nguyên liệu không tốt hoặc nhiệt độ nung chưa tới… - Các yêu cầu khác theo chỉ đạo của tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền. Phòng kế hoạch kiểm tra: - Hàng tồn kho tại kho do phòng quản lý kể cả hàng đã về nhưng chưa làm thủ tục nhập kho. Số lượng tồn kho được cung ứng kịp thời cho đơn vị liên quan để xác nhận nhu cầu. - Xác nhận hàng tồn kho theo nhu cầu và xác nhận tồn kho trong báo cáo tình hình sử dụng NVL hàng quý và hàng năm của các đơn vị. - Nhu cầu NVL cho xây dựng. - Hàng hoá gia công ( trường hợp cần thiết có phòng kế hoạch kiểm tra). - Theo dõi số lượng NVL đã nhập về theo từng đơn vị và theo từng biểu mẫu và gửi biểu mẫu này cho phòng kế toán làm cơ sở tính chi phí cho đơn vị sử dụng. Phòng thương mại: - Xác nhận số lượng NVL cần mua trên cơ sở nhu cầu của các đơn vị. - Cung cấp cho đơn vị có nhu cầu hàng hoá và các đơn vị liên quan thông tin về đơn hàng đã được ký hợp đồng, thời điểm dự kiến hàng về công ty, đơn hàng đã và đang giao dịch, sẽ ký hợp đồng. Phòng tài chính: Kiểm tra và nhập các hoá đơn thu nhập hàng. Thanh quyết toán. Phòng xuất nhập khẩu: - Xác định số lượng vật tư, vật liệu trên cơ sở nhu cầu của phòng kế hoạch thị trường và tình hình thì trường. - Cung cấp cho xí nghiệp có nhu cầu NVL và xí nghiệp liên quan thông tin và đơn hàng đã được ký hợp đồng, thời điểm dự kiến hàng về công ty, đơn hàng đã và đang giao dịch, sẽ ký hợp đồng. - Theo dõi số lượng NVL đã nhập về theo từng đơn vị và nhu cầu theo biểu mẫu đã quy định và gửi biểu mẫu này cho phòng kế toán tài chính làm cơ sở tính chi phí cho đơn vị sở dụng. Phòng kế toán Lập sổ sách theo dõi tỷ lệ vật tư phụ tùng ngay sau ký hợp đồng cho đơn vị đặt hàng. tháng 12 hàng năm cấp cho phòng kỹ thuật đầu tư giá trị NVL nhập về của các đơn vị. Yêu cầu thời gian xem xét: - Tuỳ theo nội dung xem xét, nhu cầu NVL phải được gửi trước cho đơn vị có chức năng kiểm tra ít nhất 24h so với thời điểm cần thông tin. - Đơn vị kiểm tra có thông tin trả lời trong thời gian nhanh nhất, nhưng không chậm hơn 24h, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất. Trình tự phê duyệt nhu cầu: - Các đơn vị có nhu cầu gửi cho phòng chức năng theo quy định để xác định nhu cầu, kiểm tra tồn kho và trình tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt. Chú ý: NVL thuộc dự án đầu tư và xây dựng, phòng kế toán thực hiện theo quy chế hiện hành của nhà nước và chuyển kết quả trúng thầu cho đơn vị mua hàng thực hiện. 6- Thanh quyết toán: Trước khi phòng kế toán thực hiện thanh quyết toán thì thực hiện thủ tục nhập kho: 6.1- Nhập kho: Ngay khi hàng về công ty, đơn vị mua hàng thông báo cho các đơn vị liên quan. Đối với hàng hoá có phương thức thanh toán trả trước, không yêu cầu có cơ quan giám định kiểm tra. Trong vòng 7 ngày từ ngày hàng về kho, không có tổn thất. Phòng kế hoạch thị trường làm thủ tục nhập kho theo bản kê chi tiết và hoá đơn của nhà cung ứng. Sau khi nhập kho, nếu phát hiện có tổn thất, đơn vị mua hàng liên hệ với khách hàng và giải quyết theo quy định. Đối với hàng hoá có phương thức trả sau hoặc không thanh toán: Trong vòng 14 ngày kể từ ngày hàng về kho, nếu kiểm tra đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng, phòng kế hoạch thi trường lập phiếu nhập kho. Nếu không đạt yêu cầu, đơn vị mua hàng liên hệ với khách hàng và giải quyết theo quy định. Trong trường hợp phải xác định chất lượng qua chạy thử, thời gian chạy thử do lãnh đạo công ty xác định. Nhờ quy trình quản lý NVL nhập kho có hệ thống và căn cứ vào các dự án xây dựng của tổng công ty giao cho chi nhánh nên có thể dự kiến số lượng NVL nhập kho trong các năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kịp thời và hợp lý. Dự kiến NVL chủ yếu nhập kho stt nvl đơn vị tính năm 2008 2009 2010 Sản phẩm 1 xi măng tấn 15.800 20.450 25.600 2 sắt thép tấn 15.500 20.500 26.000 3 cát, đá tấn 13.000 17.000 22.000 4 que hàn chiếc 5.000 7.500 9.000 Máy móc thiết bị 1 máy trộn bê tông chiếc 20 25 27 2 ô tô chuyên dụng chiếc 20 22 24 3 máy dầm chiếc 5 7 10 (nguồn phòng kế hoạch vật tư) Chỉ tiêu vật tư xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn stt chỉ tiêu đơn vị tính số lượng 1 Sắt tấn 20.000 2 Thép tấn 25.500 3 Cát tấn 19.000 4 Gạch tấn 22.500 5 Xi măng tấn 15.000 6 Đá bột tấn 10.000 7 Sỏi tấn 12.000 8 Gạch ốp lát chiếc 3 9 Máy cắt bê tông chiếc 2 10 Máy khoan cọc nhồi chiếc 5 (nguồn phòng kế hoạch vật tư) 6.2- Thanh quyết toán: II. đánh giá hoạt động bảo đảm cung ứng vật tư cho sản xuất của chi nhánh phía Bắc – Tổng công ty xây dựng Hà Nội: 1. Ưu điểm: Tổng công ty xây dựng Hà Nội vừa có công ty con xây dựng thi công các công trình, vừa có công ty sản xuất cung ứng NVL. Công ty đã áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại trong hoạt động cung ứng vật tư, vì vậy hoạt động tổ chức thi công các công trình hầu như được liên tục thông suốt. đảm bảo được tiến độ chất lượng các công trình đã trúng thầu. Chi nhánh phía Bắc nói riêng và tổng công ty xây dựng Hà Nội nói chung đã không ngừng phát triển trong nền kinh tế thị trường. Luôn chú trọng kiểm tra, giám sát chỉ đạo thi công ; phát huy chủ động năng động sáng tạo các cấp, cơ quan chức năng của công ty và đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở các đơn vị và công trường tiến hành chặt chẽ các khâu , trong công tác tổ chức quản lý điều hành, kiểm tra giám sát vật liệu và quá trình tổ chức thi công. Các thiết bị máy móc kỹ thuật của công ty được đầu tư hiện đại ( như đã nêu ở phần năng lực thiết bị kỹ thuật). Luôn quán triệt chỉ đạo các cấp, ban lãnh đạo, phương thức làm việc hiệu quả và sự hợp tác với các đối tác kinh doanh cùng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể công nhân viên của toàn công ty. Chính vì vậy chi nhánh phía Bắc cùng công ty đã đạt được những thanh tích xuất sắc( đã nêu ở phần trên). 2. Hạn chế: Trong hoạt động cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công ty cũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế: 2.1. Vật tư chưa đáp ứng đủ và kịp thời cho các đơn vị thi công xây dựng : - Nguyên nhân do giá cả vật tư trên thị trường thường xuyên xảy ra biến động. Mặt khác khi đấu thầu nhận thi công các công trình đơn vị thường đưa ra mức giá dự thầu tại thời điểm hiện tại, do đó khi công trình bắt đầu đi vào thi công giá cả vật tư tăng làm cho quá trình quyết định thu mua vật tư của công ty tại các thời điểm diễn ra khó khăn hơn.Do đó khi nhận được báo cáo về nhu cầu vật tư tại công trình, công ty mới bắt đầu liên hệ nơi cung ứng vật tư làm cho vật tư thường không đáp ứng đủ và đúng tiến độ cho đơn vị thi công xây dựng. - Giải pháp: + Do hiện nay giá cả vật tư trên thị trường là không ổn định và có xu hướng tăng cao nên khi tham gia dự thầu công ty cũng nên bắt đầu tìm tham khảo giá các đơn vị cugn ứng vật tư và ký hợp đồng với các đơn vị nếu trúng thầu. + Công ty nên thực hiện ký hợp đồng với các đợn vị cung ứng vật tư và tạo thành một chuỗi các nhà cung ứng.Đê đảm bảo việc cung ứng vật tư sẽ đầy đủ kịp thời. 2.2. Quy trình thẩm định để tham gia dự thầu còn nhiều hạn chế. - Nguyên nhân: Để thực hiện một hồ sơ dự thầu thì cán bộ chức năng là người thực hiện hầu như tất cả các côgn đoạn họ phải thu thập thông tin về chủ đầu tư, tiến hành phân tích đánh giá về chủ đầu tư, tính khả thi, khả năng thanh toán, kiểm tra các tài sản đảm bảo tiền vay về giá trị và tính hợp pháp của tài sản, sử lý tài sản trong điều kiện cần thiết. Sau khi đã thẩm định về khách hàng vay vốn và các vến đề liên quan cán bộ chức năng lập tờ trình thẩm định, có ý kiến đề xuất về việc có tham gia dự thầu hay không.Với quy trình dự thầu như vậy thì trách nhiệm của cán bộ chức nanưg là qua lớn và họ khó có thể tránh khỏi các sai sót. - Giải pháp: Công tác thẩm định đánh giá khách hàng tại công ty là do tất cả cán bộ các phòng ban chức năng tham gia. 2.3. Quy trình thẩm định dự thầu đánh giá chủ đầu tư chủ yếu dựa trên mối quan hệ từ trước và do Bộ Xây dựng giới thiệu nên khó có thể đạt được sự chính xác khi xem xét đánh giác các chỉ tiêu để tham gia dự thầu - Nguyên nhân: Do thông tin không chính xác.Nếu côgn tác thu thập thông tin không tốt sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng của chủ đầu tư - Giải pháp: Công ty có thể thu thập thông tin về chủ đầu tư từ các nguồn klhác nhau như:Phỏng vấn trực tiếp, xem xét báo cáo tài chính, các nguồn thông tin từ dịch vụ, các cơ quan cung ứng thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên nếu chỉ thu thập thông tin từ phía chủ đầu tư thì mức độ chính xác là thấp và không đáng tin cậy.Vì vậy công ty cần mở rộng phạm vi thu thập từ những nguồn thông tin khác. Công ty cần chú ý đến các nguồn thông tin sau: + Thông tin điều tra trực tiếp tại chủ đầu tư: cần nắm bắt được nhịp độ sản xuất chung của chủ đầu tư, mối quan hệ như thế nào, trách nhiệm và thái độ với công việc, từ đó cán bộ chức năng có thể đoán được thông tin mình khai thác được là đúng hay sai thông qua thái độ phản ứng của chủ đầu tư. + Thông tin thu thập từ bên ngoài : Công ty có thể thu thập thông tin từ các tổ chức, các đối thủ cạnh tranh, các bạn hàng của chủ đầu tư , các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề. Qua đó xác định được uy tín và vị thế của nhà đầu tư trên thị trường. Công ty có thể thu thập được thông tin qua các công ty kiểm toán, chi cục thuế . Công ty nên thành lập bộ phận chuyên khai thác thông tin và tập trung nâng cấp trang thiết bị cho lĩnh vực này. đặc biệt công ty nên thành lập bộ phận lưu trữ thông tin và tạo điều kiện cho Việc khai thác thông tin có hiệu quả. CHƯƠNG IV: MụC TIÊU, PHƯƠNG HƯờNG Và CáC GIảI PHáP HOàN THIệN CÔNG TáC ĐảM BảO VậT TƯ TạI CHI NHáNH PHíA BắC- TổNG CÔNG TY XÂY DựNG Hà NộI Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC, WTO. Đặc biệt ngày 18/3/2008, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của OECD góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do, góp phần phát triển các chính sách kinh tế, tiền tệ , môi trường, viện trợ phát triển… Như vậy việc phát triển tạo ra nhiều cơ hội cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và tổng công ty xây dựng Hà Nội nói riêng. Những cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước khi vị thế của Việt Nam được nâng nên trường quốc tế: - Các doanh nghiệp xuất và nhập khẩu nguyên vật liệu dễ dàng hơn, không bị phân biệt đối xử. Xuất khẩu tăng mạnh khoảng trên 21% ( năm 2007 ). - Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007, tăng đột biến lên đến trên 20 tỷ USD. Tạo nguồn vốn lớn cho các doanh nghiệp nước ta. - Tuy nhiên cũng có những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Tổng công ty xây dựng Hà Nội cũng không tránh khỏi các thách thức của nền kinh tế hội nhập như: Kết cấu hạ tầng không theo kịp nền tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. - Nguồn nhân lực và hệ thống hành chính cũng không theo kịp. - Hoạt động ngoại giao kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Khi ngoại giao phải chú ý điểm khác trong ngoại giao với Mỹ là LOBBY ( vận động hành lang ) , nếu không biết LOBBY sẽ rất khó tác động . - Phải hiểu biết thế giới để theo kịp trong thời hội nhập . Sự hiểu biết về cơ cấu chuyển dịch, cơ cấu tiêu dùng, mẫu mã, giá cả, luật lệ… Nếu không sẽ khó khăn khi làm việc với doanh nghiệp nước ngoài. - Tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Vì vậy tổng công ty xây dựng Hà Nội phải có phương hướng và chiến lược mới để nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để tổng công ty vẫn đứng vững và giữ vững uy tín trên thị trường. Một trong những chiến lược để đảm bảo cho hoạt động của công ty vững chắc là đảm bảo cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu cho các dự án và công trình sản xuất. I. mục tiêu và phương hướng: 1. mục tiêu: - Tổng công ty xây dựng Hà Nội luôn phấn đấu không ngừng để hoàn thành các dự án và công trình do nhà nước giao với chất lượng cao nhất và thời gian đảm bảo nhất. - Ngoài các dự án của nhà nước, tổng công ty tham gia đấu thầu các gói thầu bên ngoài để không ngừng nâng cao chất lượng và kinh nghiệm trong thiết kế, thi công công trình. - Với mục tiêu mở rộng thị trường và lĩnh vực hoạt động trong ngành xây dựng, tổng công ty sẽ mở thêm các chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và nước bạn Lào. Sẽ nâng tổng số dự án thực hiện trong 2-3 năm tới gấp 3 lần tổng số dự án đã thực hiện trong năm 2007- 2008. - Đảm bảo cung ứng đủ vật tư cho các dự án và nguồn dự trữ được duy trì. - Nhập khẩu thêm một số máy móc thiết bị, nâng cao trình độ quản lý và xây lắp; áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng xu thế phát triển chung trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước. 2. Phương hướng: + Đảm bảo cung ứng vật tư cho các dự án và dự trữ : - Trong năm 2010 – 2015, tổng công ty xây dựng Hà Nội dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất một số loại nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng như gạch men, xi măng… - Công ty có kế hoạch mua lại nhà máy sản xuất nguyên vật liệu và đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Như vậy sẽ tạo thế chủ động cho doanh nghiệp hoặc tiến tới có thể đưa các sản phẩm sản xuất ra thị trường. + Mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài. Không những Tăng khả năng về vốn, mà còn học hỏi được khoa học công nghệ mới để không ngừng nâng cao chất lượng và tiến độ thực hiện công trình. + Với ưu thế về vốn, kinh nghiệm, uy tín trên thương trường; cùng một số đối tác tổng công ty dự định sẽ tham gia một số dự án lớn trong khu vực, không ngừng nâng cao năng lực hoạt động. II. Giải pháp hoàn thiện đảm bảo vật tư tại chi nhánh phía Bắc- Tổng công ty xây dựng Hà Nội: Để đảm bảo cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất thi công thì công ty phải thực hiện các biện pháp trên các lĩnh vực sau: 1. phát huy năng lực tài chính: Công ty phải có năng lực tài chính mạnh để đảm bảo thanh toán trong quá trình mua sắm vật tư, thiết bị: Để tăng năng lực tài chính công ty có rất nhiều giải pháp như sau: +Nguồn vốn tự có. +Tham gia vào các kênh huy động vốn như: - Các ngân hàng. - Phát hành cổ phiếu công ty. + Mở rộng liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài như: - GAMOM CONSTRUCTION COMPANY - SINGAPORE. - TREASURE RESOURSCES CO – HONGKONG. - Công ty TOBIC OVERSEA PTE.LTD. – SINGAPORE. - Công ty QUALITY COURIERS INTENATIONAL S.E.A – CUBA. - Công ty ECON PILING – SINGAPORE. - Tập đoàn PIDEMCO – SINGAPORE. 2. Nâng cao năng lực kỹ thuật: Phát triển kỹ thuật tại tổng công ty nói chung và chi nhánh phía Bắc nói riêng. - Đầu tư nhập khẩu các máy móc mới hiện đại như: xe mooc MAZ, xe chở Ximăng MAZ, lu bánh sắt KAWASAKI, lu rung MR6 D8… - không ngừng học hỏi khoa học công nghệ mới. 3- Đảm bảo công tác dự trữ vật tư: - Cần có danh sách các nguyên vật liệu chính cần dự trữ. Danh sách này do phòng kế hoạch vật tư chịu trách nhiệm. - Đưa ra số lượng và chủng loại vật tư theo phân loại sẵn có. - Dự trữ vật tư theo từng thời kỳ. 4- Đảm bảo thực hiện tốt các khâu trong quá trình mua sắm vật tư.( Như đã nêu ở phần trên.) 5- Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho công ty: + Nguồn nội bộ: Công ty có thể tạo ra nguồn nguyên vật liệu cho công ty bằng cách: - Mở nhà máy sản xuất nguyên vật liệu. - Mua lại nhà máy sản xuất nguyên vật liệu và đăng ký giấy phép sản phẩm độc quyền. - Tương lai có thể mở rộng thêm các nhà máy sản xuất để mở rộng lĩnh vực kinh doanh của công ty đó là bán các sản phẩm nguyên vật liệu trên thị trường. + Nguồn bên ngoài: - Nhà cung ứng thường xuyên cho công ty. - Có thể mở rộng đối tác và chọn nhà cung ứng mới. Khi đảm bảo được nguồn cung ứng cũng là đã đảm bảo được vật tư cho sản xuất và thi công xây dựng. - Nhập khẩu thêm các nguyên vật liệu nước ngoài phục vụ cho sản xuất. Kết luận Trên đây, Em đã trình bày về công tác bảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía Bắc – Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Trong tình hình thị trường Việt Nam, hiện nay có nhiều biến động về giá cả xăng dầu và nguyên vật liệu thì công tác bảo đảm vật tư cho sản xuất xây dựng càng cần thiết. Việt Nam ra nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Tổng công ty xây dựng Hà Nội nói riêng và các công ty xây dựng nói chung sẽ gặp những thách thức và cạnh tranh do giá nguyên vật liệu tăng. Vì vậy càng đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thi trường. Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong các chính sách, luật pháp, thủ tục hành chính… Khi doanh nghiệp vững mạnh sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển! Qua thời gian thực tập tại chi nhánh phía Bắc - Tổng công ty xây dựng Hà Nội, với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS – TS Nguyễn Thừa Lộc cùng với sự giúp đỡ của ban giám đốc, các phòng chức năng của công ty đã giúp đỡ chuyên đề tốt nghiệp và hiểu biết thêm về tình hình kinh doanh thực tế của công ty. Chuyên đề thực tập sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót do thời gian thực tập còn hạn chế. Một số hạn chế của công ty qua thời gian thực tập sẽ là căn cứ để đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cung cấp vật tư cho sản xuất tại công ty. Hy vọng với đề tài “ Hoàn thiện bảo đảm vật tư cho sản xuất tại công ty chi nhánh phía Bắc – Tổng công ty xây dựng Hà Nội “ sẽ góp phần vào việc ngày càng củng cố và phát triển kinh doanh của công ty. Danh mục tài liệu tham khảo 1-Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại – nhà xuất bản lao động xã hội – 2005. 2- Giáo trình kinh tế thương mại – nhà xuất bản thống kê – 2003. 3- Giáo trình quản trị thương mại tập 1, 2 – nhà xuất bản lao động, xã hội- 2005. 4- Tạp chí bất động sản số 51 – 5/4/2008. 5- Tạp chí bất động sản số 52 – 5/5/2008. 6- Tạp chí thế giới tiêu dùng số 126 – 1/6/2008. 7 –Tạp chí CHÂU á - Thái Bình Dương tháng 5/2008. 8- Tạp chí Châu á - Thái Bình Dương tháng 6/2008. 9- Giáo trình thống kê thương mại – nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2006. Lời cam đoan Tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Khoa quản trị Kinh doanh Thương Mại, sau khi đã hoàn thành 5 năm học, em được trường thực tập tại chi nhánh phía Bắc – Tổng công ty xây dựng Hà Nội và đã hoàn thành công việc thực tập tại công ty. Tổng công ty xậy dựng Hà Nội là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đa dạng và phong phú, với phương châm “ Năng suất, chất lượng, an toàn, hiệu quả “ và khẩu hiệu “ Sự hài lòng của khách hàng là hàng đầu”. Chính vì vậy công ty đã khẳng định được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam, đặc biệt xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia. Trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước hiện nay co nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu ngày càng biến động; trong khi đòi hỏi về kỹ thuật và chất lượng ngày càng cao. Do đó Em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện đảm bảo vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía Bắc – Tổng công ty xây dựng Hà Nội” hi vọng sẽ góp phần củng cố và phát triển kinh doanh của công ty. Vận dụng các kiến thức đã học tại trường, Em đã đưa ra một số đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Em xin cam đoan toàn bộ nội dung chuyên đề là kiến thức và sự nỗ lực phấn đấu của Em. Tuyệt đối không sao chép các chuyên đề, luận văn khác. Nếu sai Em xin chịu mọi hình thức kỷ luật mà nhà trường đề ra. Hà Nội, ngày tháng năm 2008. Người cam đoan Mai Xuân Sơn Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10778.doc
Tài liệu liên quan