Tiểu luận Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng

A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Văn học là nhân học”, tức văn học lấy con người làm mục đích và đối tượng của mình. Trong văn học, con người hiện lên một cách cụ thể, sinh động với tất cả những mối quan hệ của nó. Cũng chính con người với những cảm xúc, tình cảm đã tạo nên sự kì diệu cho cuộc sống. Người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo của mình luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn hướng hình tượng con người trong cõi nhân gian. Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương của mình, nhà thơ Quang Dũng đã để lại cho nền văn học Viêt Nam nói chung và giai đoạn văn học chống Pháp nói riêng những tác phẩm giá trị.Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng thơ là thành công nhất. Đến với thơ Quang Dũng ta bắt gặp cái đẹp kì diệu của tình yêu, của những khát khao và thương nhớ qua hình tượng nghệ thuật về con người. Là sinh viên, chúng tôi mang trong mình niềm đam mê tìm hiểu, khát khao khám hình tượng con người trong văn chương nói chung và trong thơ Quang Dũng nói riêng để qua đó hiểu hơn về con người. Việc thực hiện đề tài còn là dịp cho chúng tôi bước đầu làm quen, tập nghiên cứu độc lập một vấn đề văn học, từ đó giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu sau này. 2. Lịch sử vấn đề Tuy số lượng tác phẩm thơ không lớn nhưng những trang thơ của Quang Dũng đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Giới phê bình, nghiên cứu, các bạn thơ cũng có nhiều bài viết về con người cũng như thơ của ông. Qua những bài viết về đời và thơ Quang Dũng, chúng ta nhận thấy mỗi lần nhắc tới ông là nhắc tới một con người tài hoa, giản dị,giàu lòng yêu thương và thấm đậm hồn quê. Năm 1987 nhà thơ Ngô Quân Miện trong bài viết Quang Dũng – con người hồn hậu ngòi bút tài hoa đã nhận xét đây là một con người tài hoa, nhưng thuần hậu, giản dị và mang đậm chất dân dạ. Bởi vậy “Bên cạnh cái đẹp dân dã, thơ văn Quang Dũng còn có cái đẹp tài hoa. Cái tài hoa trong thơ thể hiện rất rõ ở những bài Mắt người Sơn Tây, những làng đi qua, Tây tiến trong đó cảm xúc tinh tế, lời thơ thanh thú mà không bóng bẩy, không để lại dấu vết da công: nhạc điệu đẹp”.[15; 370] Năm 1988, trong bài viết Tình người Quang Dũng, giáo sư Hoàng Như Mai cam đoan Quang Dũng là người không thù ai, không giận ai, không oán ai. Giáo sư còn cho rằng Quang Dũng có một tình yêu đời, yêu người lớn lao và có thái độ sống trượng phu. Con người Quang Dũng quả là khiến cho người ta kính nể. Nhà thơ Trần Lê Văn cũng là bạn thân của Quang Dũng cũng một lần nữa khẳng định con người tài hoa, nhân hậu và thôn quê trong lời giới thiệu in trong cuốn Tuyển tập thơ Quang Dũng xuất bản năm 1999 : “Thơ Quang Dũng nhiều lúc đang phiêu diêu bỗng dừng lại, nghiêng tai tri âm với những tiếng nói thầm kín, tự cố tình che lấp sau những tiếng hát câu cười ồn ã” [15;39]. Trần Lê Văn cũng chính là người thấu hiểu và bênh vực Quang Dũng khi những tác phẩm thơ của ông như “Lính râu ria”. “Tây Tiến” bị đánh giá là loại thơ “lãng mạn tiểu tư sản”. Ông cho rằng “Bài thơ “Tây Tiến” có phảng phất những nét buồn , những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng chứ không phải cái buồn đau bi lụy. Và lại đó là cái bi để làm nổi cái tráng, là cách “vẽ mây nẩy trăng” trong họa , trong thơ, trong nghệ thuật nói chung” [15;25]. Như vậy mà phải mất một thời gian sau tác giả của nó mới được giải oan và “Lính Tây Tiến”,“Lính râu ria” mới được công nhận giá trị nghệ thuật. Như nhà thơ Tố Hữu đã nói “ Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”, chính từ những yêu thuơng xúc cảm chân thực trong tâm hồn mình Quang Dũng đã tạo ra những tác phảm đẹp cho đời. Cũng như trong lời giới thiệu của mình in trong cuốn Thơ Quang Dũng xuất bản năm 2006, Kiều Văn đã nói “ Bản chất nhân ái ở Quang Dũng đã làm tuôn trào những cảm xúc xót thương sâu thẳm, da diết khi nhà thơ rơi vào những cảnh huống “ mặt trông lòng đau” và để lại trong lòng chúng ta những ấn tượng khó phai” [14;10] Trong bài viết “Áng mây trắng xứ Đoài” in trong cuốn Chân dung nhà văn Việt Nam hiện đại,tâp 2, xuất bản năm 2006 Văn Giá viết về Quang Dũng “ Ông cứ làm một áng mây trắng xứ Đoài hồn nhiên, lang thang từ làng ra phố, hết phố lên rừng, rồi lại từ rừng về phố” [3;86]. Áng mây trắng ấy đã từng chinh chiến nơi chiến trường, đã từng chịu bao sóng gió trước cuộc đời nhưng vẫn hát lên bài ca về lòng yêu thương con người, lòng say mê cuộc sống: “Không một bầm dập, một dung tục nào có thể làm suy xuyển lòng yêu, lòng say mê cuộc sống của Quang Dũng. Ông vẫn làm một áng mây ôm ấp tình yêu, ấp iu khung cảnh đời thường. Đám mây ấy vẫn là: “Mây ở đầu ô mây lang thang” và vẫn khát vọng “Hẹn những chân trời xa lạ” không có gì có thể làm cho con người thôi khát vọng. Ở người nghệ sĩ lớn như Quang Dũng còn là những khát khao cao đẹp và lớn lao” [3; 98]. Những bài viết về Quang Dũng đã giúp chúng ta hiểu thêm rất nhiều về con người cũng như thơ ca của ông. Kế thừa những thành quả, thông tin trong việc nghiên cứu con người và thơ Quang Dũng dưới nhiều góc độ của các bậc tiền bối chúng tôi tiếp tục phát triển chủ đề thông qua việc đi sâu tìm hiểu, khám phá hình tượng con người - tác giả trong thơ Quang Dũng trong mối giao cảm của con người với không gian, thời gian, con người và cuộc dời. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Những tác phẩm thơ in trong cuốn Tuyển tập thơ Quang Dũng do Trần Lê Văn sưu tầm và giới thiệu năm 1999, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài chúng tôi đã sử dụng lí thuyết thi pháp học và các phương pháp sau: 4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp 4.2 Phương pháp thông kê miêu tả 4.3 Phương pháp so sánh văn học 5.Bố cục tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi được kết cấu trong ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề khái quát Chương 2: con người trong mối giao cảm với không gian và thời gian. Chưong 3: Giọng điệu trữ tình trong thơ Quang Dũng Luận văn dài 58 trang, chia làm 3 chương

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3786 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bắc (1979) Nhà đồi (1984) Gương mặt Hồ Tây (1984) Thơ, văn Quang Dũng (1988). CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG MỐI GIAO CẢM VỚI KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN 2.1.Con người trong mối giao cảm với không gian Thơ thuộc phương thức trữ tình nên thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuuộc đời. Cũng chính vì vậy những rung động của nhà thơ trước không gian được thể hiên đậm nét trong tác phẩm. Tác giả Ngô Thì Nhậm đã nhận xét: “mây gió, cỏ hoa xinh tuơi kì diệu đến đâu hết thảy cũng đều từ trong lòng người mà nảy ra”. Đến với thơ Quang Dũng chúng ta bắt gặp ở đó sự giao cảm sâu sắc giữa con người và không gian. Qua đó chúng ta hiểu rõ hơn thế giới nội tâm của tác giả. Mây_ nỗi ám ảnh trong tâm hồn con người Trong bài viết “Áng mây trắng xứ Đoài”, in trong cuốn chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 2, Văn Giá viết Quang Dũng “sinh ra để làm một kiếp mây”, và “ ông cứ làm một áng mây trắng xứ Đoài hồn nhiên lang thang từ làng ra phố, hết phố lại lên rừng, rồi lại từ rừng về phố. Để cho hôm nay, vào tuổi 50 mới ngộ ra phận mình y như một áng mây lang thang không hơn không kém” [3; 86- 87]. Đúng vậy, Quang Dũng sinh ra để làm một kiếp mây lang thang. Ngay từ thời Tây Tiến chúng ta đã bắt gặp một “cồn mây” sừng sững bị cái mũi súng chọc thủng hướng lên trời: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Không chỉ có thể, trong những sáng tác sau này của ông nhiều lần chúng ta gặp lại hình ảnh áng mây. Áng mây trắng đăc biệt xuất hiện với hình ảnh quê hương xứ Đoài: Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm (Mắt người Sơn Tây) Ba Vì tảng đá xanh Thức với mây Đoài trắng xóa (Bất Bạt đêm giao quân) Hay: Hãy ngẩng lên nhin chóp Tản Viên Mây trắng xưa nay về tụ họp Mây một phương Đoài về tụ họp (Ba Vì đón Bác) Dường như áng mây tráng đã trở thành nỗi ám ảnh sâu sắc trong tâm hồn Quang Dũng. Khi viết những vần thơ về miền quê khác chúng ta cũng thấy hình ảnh mây trằng xuất hiện rất nhiều: Ai nhớ Hồ Nam mây trắng xa (Hồ Nam) Hay: Pha Đin ngàn chóp nổi hồ mây (Pha Đin) Kể cả khi viết về mình, hình ảnh áng mây cũng không tách khỏi tâm trí của Quang Dũng, có lúc ông đã nhân mình là một áng mây lang thang: Mây ở đầu ô mây lang thang Ôi! chật làm sao Góc phố Phường (Mây đầu ô) Có lúc ông lại ví tóc của mình mang màu trắng của mây: Tóc anh đã thành mây trắng (Không đề) Hình ảnh áng mây như đã xuyên suốt hành trình thơ của Quang Dũng. Mây đã trở thành nỗi ám ảnh bền bỉ nhiều biến hóa trong tâm hồn ông. Áng mây trắng Quang Dũng đã cùng đồng chí, đồng đội xếp bút nghiên lên đường đi đánh giặc. Với tuổi trẻ căng tràn nhiệt huyết và chất lãng mạn họ nhìn ngăm cuộc đời thật hồn nhiên, giản dị. Họ ra chiến trường với ý chí “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” , Họ xem thường cái chết: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Dù gian khổ, hiểm nguy họ vẫn lạc quan yêu đời, đầy mơ mộng: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Họ vẫn mang trong mình dòng máu phiêu lưu: Trắng nửa sông xa mờ khí núi Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu (Thu) và Đi trong đường mây rắc bụi vàng (Pha Đin) Áng mây Trắng trong thơ Quang Dũng mang hình tráng sĩ từ đó. Áng mây trắng Quang Dũng còn là một áng mây luôn ấp ủ tình yêu thương con người, ấp ưu khung cảnh đời thường. Đó là câu chuỵên của những người lính với những tình cảm rất thật mà dường như họ đã để lại đằng sau vì đất nước: Khuya khoắt bờ sông vắng Lửa hồng quán tản cư Lính mấy chàng vất vả Tìm sống một đêm thơ (Lính râu ria) Trong cuộc hành quân đầy gian lao vất vả, Có những lúc những người lính bắt gặp những hình ảnh gợi lên cho họ niềm nhớ thương. Trong bài thơ “lính râu ria” cũng như vậy. Khi nguời lính ôm con của chị hàng nước, ánh mắt non nhìn như sao của cháu bé làm anh chạnh lòng nhớ tới vợ con mình nơi xa quê: “Anh ôm con người ta – anh ôm ghì nó mãi”. Quang Dũng là người hơn ai hết hiểu được tình cảm đó vì ông là người từng trải qua những phút giây đó và ông có một trái tim biết thổn thức. Áng mây ấy có một trái tim yêu chân thành, tha thiết: Em mãi là tuổi hai mưa Ta mãi là mùa xanh xưa (Không đề) Đó là tình cảm nhà thơ dành cho người con gái vườn ổi. Tình yêu đó là một tình yêu thanh khiết, cao quý. Dù cho mối tình đó không thành và giờ đây khi: Tóc anh đã thành mây trắng Mắt em dáng thời gian qua (Không đề) Thời gian đã lấy đi tuổi trẻ hiện lên trên dáng vẻ của họ nhưng không lấy đi thứ tình cảm cao quý nhất đó là tình người: “Giữ mãi tình người cho đẹp” để “cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời”. Áng mây ấy luôn là áng mây trong sáng, hồn nhiên, giàu lòng yêu thương. Áng mây ấy rồi cũng về trời, nhưng tình yêu thì vẫn ở lại mãi không rời xa cuộc đời.Áng mây Quang Dũng đến cuối đời vẫn là “ Mây ở đầu ô mây lang thang” và vẫn khát khao “hẹn những chân trời xa lạ. Khi áng mây áy bay về trời vẫn còn mãi lòng thiết tha yêu cuộc đời, con người. “Áng mây trắng xứ Đoài Quang Dũng vẫn cứ lãng đãng ngang trời, phủ một bóng mát xuống nền thơ Việt Nam hiện đại” [3; 103]. 2.1.2 Quê hương Sơn Tây_niềm khắc khoải khôn nguôi Rời quê hương thân yêu lên đường ra chiến trận, người chiến sĩ mang dáng dấp của chàng Kinh Kha năm xưa: Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi Quê hương mong đợi đã bao đời Biên thùy nghe dậy niềm ai oán Gươm hận mài chưa? Khát máu rồi (Biết gửi đưa ai_ Báo Vệ Quốc) Xa cách cảnh thanh bình nơi quê cũ, lòng người không khỏi nhớ thương, luyến tiếc một mùa thu như mùa thu Hà Nội: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ một mùa thu đã qua Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy (Đất nước_Nguyễn Đinh Thi) Cũng với quyết tâm “Đầu không nghoảnh lại” Quang Dũng cùng bao bạn bè đồng trang lứa đã ra chiến trận với ý chí “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Nhưng trong chặng đường đầy gian lao, hiểm nguy ấy chưa lúc nào hình ảnh quê hương thôi hiện về trong ông. Quê hương với những ngày xưa đầy kỉ niệm, nơi thanh bình nhất của mỗi con người. Những lúc ngồi lại với tâm hồn mình, hình ảnh quê hương lại về trong Quang Dũng: Ngồi đây vời tưởng đường quê hương Lúa dã xanh xanh nẻo mấy đường Cốm đã thơm mùi, hồng đã chín Ao sau vườn cũ nước xanh trong Tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ luôn hướng về quê hương. Trong kí ức của ông, hình ảnh quê hương hiện về bao thân thuộc. Duờng như ông nhớ rõ từng chi tiết nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ông nhớ cả mùa vụ ở quê ông. tất cả đều thân thương, như chưa từng chia xa bao giờ vậy. Trong bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây” nỗi niềm khắc khoải của Quang Dũng về quê hương của mình hiện lên rât rõ: Em ở Thành Sơn chạy giặc về Tôi từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì Nhà thơ nhớ quê hương, nhớ người em thoáng gặp đã chia ly. Và từ nơi chia ly ấy hình ảnh quê hương dần xa, dần xa.. Nhà thơ như đã thốt lên thành lời nối nhơ quê cồn cào, tha thiết : Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Quê hương trong con người Quang Dũng luôn thường trực bởi ông là con người thấm đậm hồn quê, thấm đậm chất Sơn Tây. Nhớ về quê hương nơi có mẹ già, con nhỏ. Lòng Quang Dũng lại bồi hồi lo lắng bởi kẻ thù không trừ một mảnh đất nào trên quê hương Việt Nam: Mẹ tôi em có gặp đâu không Những xác già nua ngập cánh đồng Tôi cũng có thằng con bé dại Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông. Bao cảm xúc nhớ thương, lo lắng ùa về. Đối với ông “Nhớ Sơn Tây hơn một mối tình”. Ông đã khẳng định tình cảm sắt son dành cho quê hương: Dẫu chúng tôi đi Khắp núi khắp sông đất nước Lòng vẫn nhớ thiêng liêng Mảnh đất ban đầu (Gửi Sơn Tây) Quê hương Sơn Tây hiện lên trong ông là niềm nhớ, niềm tự hào. Ông cất vang những lời ca ngợi quê hương mình: Cầu vào cửa Tiền Đã chôn vùi một binh đoàn Ả Rập Thời Tây mới sang Sơn Tây vốn từ xưa Là đất dữ Không dung lâu quân thù (Gửi Sơn Tây) Cứ thế ông tiếp tục kể về Sơn Tây với niềm say mê, tự hào từ khi những khóa học đầu tiên, từ lúc “Mường Thanh trói tướng”, “Đờ Cát quy hàng”. Một lần nữa ông lại khẳng định tình yêu dành cho Sơn Tây: Chúng ta đi rộng dài sông núi Vẫn nhớ về đất nhỏ Sơn Tây (Gửi Sơn Tây) Như lời của nhà văn Thanh Châu: “Đẹp thay tâm hồn Quang Dũng! Dù đi đến đâu, lòng anh bao giờ cũng quay về nỗi nhớ nhung vùng đất đá ong cằn cỗi Sơn Tây, với cánh đồng Bương Cấn, với núi Sài Sơn, mây trắng xứ Đoài bay ngang đỉnh núi Ba Vì…” [15; 367]. Dù đi đâu thì tên đất, tên làng gắn liền với vùng quê Sơn Tây không bao giờ rời xa Quang Dũng, ông ước mong, khao khát một ngày trở lại Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng. Đó là những cảnh thanh bình nhất trong lòng tác giả. Những lúc bước trên con đường quạnh quạnh xa quê hương, Quang Dũng lại nhớ về hình ảnh “con đường xưa”_ con đường quê hương. Có lúc ông thiêt tha gọi “Ơi! Con đường xưa” (thu). Con đường dài bao chia ly là con đương được đo bằng độ dài điạ lý; còn con đường nồi từ trái tim nhà thơ với quê hương dường như không tồn tại bởi quê hương vẫn luôn thường trực trong lòng ông. Và trong lòng Quang Dũng, hình ảnh con đường xưa vẫn hiện lên như đang trước mắt: Đường ấy giờ trăng như cổ tích Đường vào những truyện thuở ngày xanh Đường qua bến lỗi ngang người cát Biển thủy triều dâng nước mặn lành. (Đường trăng) Trải qua bao ngày ngăn cách, khi bước “Dọc những đường thu muôn nẻo ấy” bây giờ lòng ngưòi nghệ sĩ mới cảm thấy: Đường qua gian khổ bao ngày tháng Từng nghe thu lại ấm hương đời (Một mùa thu tới) Và giờ đây khi trở về trên con đường lên huyện Ba Vì thì con đường vẫn hiện lên “một màu son núi đỏ”. Quang Dũng xúc động viết nên những vần thơ: Ngày ấy ra đi người hẹn núi Bây giờ đất nước đã hồi xuân Ba mươi năm chẵn bao mùa lúa Vẫn ngọt ngào thơm nắng chuyển vần Vẫn sáng vầng trăng ru tiếng sáo Diều khuya trầm bổng giọng quê hương Đất đá ong trong lòng giếng mát Ôi Sơn Tây, Sài Sơn yêu thương (nhớ một bóng núi) Đến với thể giới thơ ca Quang Dũng chúng ta nhận thấy sự ưu ái của ông dành cho quê hương mình. Với Quang Dũng, Sơn Tây là một phần xương thịt, một niềm khắc khoải khôn nguôi. 2.1.3 Quê hương kháng chiến trong tâm hồn người chiến sỹ đa cảm “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Đó là những vần thơ đầy ý nghĩa mà nhà thơ Chế Lan Viên đã viêt trong bài “Tiếng hát con tàu”. Trên hành trình đi đánh gịăc, mỗi mảnh đất đi qua là một niềm thương nhớ của những người chiến sĩ. Với họ, Những tên đất, tên làng, tên sông, tên núi đã trở nên gắn bó, thân thuộc. Quang Dũng cũng vậy ông mang một hồn quê sâu nặng. một trái tim yêu thương, một tâm hồn nhạy cảm, mỗi miền đất đi qua với ông là một miền nhớ, miền thương: Từ Nghệ An Hà Tĩnh Nghỉ lại Nho Quan Hút điếu thuốc Sơn vàng Nhìn lên sao Bắc Đẩu Đêm nào vượt sông Đà? Đêm nào vượt sông Hồng?... (Đường 12) Mỗi lúc nghĩ lại chặng đường đã qua, bao kỉ niệm. dấu ấn lại ùa về. Có những niềm đau để lại: Có làng trung đoàn ta đi qua Máu đông in dấu giày đinh giặc Nền tro gạch sém ngách buồng ai Chiêc tã đầu giương đang cháy dở. (Những làng đi qua) Nhưng cũng có lúc quên đi mọi đau thương mất mát để cùng nhau cất lên tiếng hát: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ (Tây Tiến) Mỗi cánh rừng, dòng sông, làng quê Việt Nam là một tình yêu. Ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều địa danh trong thơ Quang Dũng. Những địa danh ấy trải dài trên mảnh đất cong cong hình chữ S. trải dài trên bước chân hành quân của người chiến sĩ đa cảm, giàu thương yêu này: Núi biển đất Nga Sơn Giọng xứ Thanh quê hương Những o gái Đường hành quân xứ Nghệ Những đại dương Sông Mã sông Lam. (Nhớ bạn) Những gian lao vất vả của cuộc sống hành quân không làm những người chiến sĩ nản lòng. Họ luôn ấp ủ một tâm hồn tươi trẻ, họ dành lại những khoảnh khắc để nhớ thương những kỉ niệm dấu yêu. Trong lòng họ quê hương kháng chiến luôn hiện về với những hình ảnh thân thương, tất cả như mới gặp hôm qua: Hồng Phú nhiều quán nước Hương cà phê thơm trong giấc ngủ … Hồng Phú những o hàng tạp hóa Mắt đẹp nhìn bâng khuâng (Hồng Phú Châu Giang) Mỗi miền quê để lai một dấu ấn riêng. Lúc đi qua Pha Đin thi lạ tấm tắc: Hùng vĩ Pha Đin gì sánh được Giang sơn gấm vóc một miền tây Mới thấy yêu sao là đất nước Pha Đin ngàn chóp nổi hồ mây. (Pha Đin) Trong Quang Dũng phải thấm đẫm hồn quê, lòng yêu đất nước nhiều biết bao nhiêu ông mới có thể dành những vần thơ như thế để nói về mỗi làng quê Việt Nam. Quê hương kháng chiến trong lòng Quang Dũng không chỉ là những tên đất, tên làng mà còn có cả những con người xa lạ lại rất quen. Đó chính là những ngưòi mẹ , người em,… Chúng ta đã bắt gặp những tình cảm cao quý của người mẹ xa lạ dành cho những đứa con chiến sĩ trong thơ Tố Hữu: Bầm yêu con bầm yêu đồng chí Bầm quý con bầm quý anh em. (Bầm ơi) Trong “tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên cũng vậy: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Đó là tình cảm quân dân, thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, cũng chính nó góp phần cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong thơ kháng chiến chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nó. Trong thơ Quang Dũng cũng vậy, một con người luôn sống nhiều tình cảm, ông luôn cảm nhận và xúc động trước tình cảm này. Ông còn nhớ như in hình ảnh người mẹ già thương quân như con của mình: Người lính ghé nhờ Mẹ già tóc bạc phơ Dăn deo nét khó Người vào run sốt Giữa trưa đòi đắp chăn Mẹ già hối đun nước Lấy thêm chăn đắp Kiếm thêm mền. (Nhớ) Trong thời chiến đó là thứ tình cảm vô cùng cần thiết, nó tự nảy sinh trong lòng mỗi người yêu nước. Từ những người xa lạ, họ trở thành mẹ con, anh em ruột thịt. Họ đón nhận trong niềm thương và ra đi trong nỗi nhớ. Ngày chia tay, nhũng món quà đem theo nhỏ nhoi nhưng ý nghĩa vô cùng: Gió bấc về sân buổi tiễn đưa Nải chuối tiễn quân em mới cắt Nắm cơm hàng xóm gửi trung đoàn “Hỏa thực” xếp lèn đôi gánh cật (Những làng đi qua) Những làng quê yêu dấu, nhũng dòng sông thân thương,… và cả những con người chân chất giàu lòng thương yêu ấy làm sao có thể quên đựơc?. Với Quang Dũng, tất cả đó trở nên thân quen, và từ lúc nào đã đi sâu mãi mãi trong miền kí ức của ông. 2.2 Con người trong mối giao cảm với thời gian Thơ là những rung cảm của con ngưòi trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân thật, tự nhiên. Những cảm xúc, chiêm nghiệm của Quang Dũng trước cuộc đời đã tạo nên trong thơ ông một tiếng nói rất riêng, đó là cái tôi của những hoài niệm, những khát khao chân thành, mãnh liệt. 2.2.1 Chiều_khi con người tưởng vọng Chiều là khoảng thời gian luôn tạo cho chúng ta một cảm giác hưu quạnh, đó cũng là lúc mà con người muốn tìm về đoàn tụ bên những người thân yêu và cũng là khi bao nỗi niềm ùa về trong lòng những người xa xứ. Quang Dũng là một hồn thơ nhạy cảm, dễ rung động. Trong thơ của ông ta bắt gặp những buổi chiều đìu hiu, quạnh vắng, tịnh mịch: Long lanh bóng núi in sông biếc Buồn nhớ thương ai lòng hiu hiu? Quạnh quẽ sắn nương rờn nắng ấm Ngõ trúc người ơi tịch mịch chiều (thu) Đó là những vần thơ gợi nên nỗi buồn man mác để thấy tâm hồn đa cảm của Quang Dũng. Chiều như mang theo nỗi thương nhớ ùa về, ập lên tâm hồn nhà thơ. Nỗi lòng người xa xứ ấy luôn khắc khoải một bóng hình xưa: Ôi ta nhớ một quê nhà Những tàu cau đượm làm chi ánh nắng (Thu quê ai) Nhà thơ như muốn trở về với những ngày tháng bình yên của thuở ngày xanh. Ở đó có những chiều mát chứ không phải là những chiều quạnh quẽ. Ở đó có những kí ức êm dịu , hồn nhiên: Nhớ sao những ngày tháng xanh Rất xanh! Chiều mát. Đê dài. Cỏ may ta nhặt. (Thu quê ai) Giờ đây nhà thơ đang ở trên mùa thu quê ngừời, không còn “chiều mát” nữa, lòng ông cảm thấy trổng trải: Chiều từ đâu Mà lạnh đến từ đâu? (thu quê ai) Chiều đến từ đâu kéo theo nỗi lãnh lẽo, cô đơn khôn xiết. Những nỗi niềm cứ tuôn tràn, nỗi nhớ thương luôn thường trực trong lòng con người nhạy cảm này. Nơi xa xứ Quang Dũng thương nhớ về quê nhà nơi có những người ông thương yêu nhất trong cuộc đời, ông tưỏng tượng nơi ấy mẹ già đang hằng ngày ngóng trông hình ảnh đứa con chinh chiến mà lòng quặn thắt: Người ơi quê cũ đèn hoa ngọn Tóc bạc trông chừng cổng héo hon (Cố quận) Chỉ vậy thôi là nhà thơ lại càng nhớ càng thương, càng đau lòng: Người đi người đi lòng quạnh quạnh Ngày tháng thương vay kẻ đợi chờ. (Cố quận) Trong Quang Dũng chất chứa nỗi cô đơn không biết sẻ chia cùng ai. Vì vậy ông trải lòng mình lên những trang giấy, lắng nghe tiếng hồn mình thổn thức. Những dòng tâm sự viết tặng riêng mình, ở đó bao nhiêu nỗi nhớ cứ trải dài, trải dài: Tôi viết chiều nay chiều tưởng vọng Làm thơ mình lại tặng riêng mình Sông trôi luống những dòng vô hạn Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh (Tôi viết chiều nay) Dòng đời cứ lặng lẽ trôi không bao giờ trở lại, những ngày tháng xa cách như dài đằng đẵng, dài vô hạn. Dường như nỗi niềm không thể sẻ chia cùng ai bởi: Nào ai biết được niềm u ẩn Từng lắng nhiều trong những mảnh đời (Tôi viết chiều nay) Trái tim đa cảm trong Quang Dũng chưa bao giờ thôi thổn thức trước trước sự thay đổi của thời gian. Một chiều tím gợi nên cảm giác buồn hưu quanh. Hình ảnh người em đi trong chiều tím cũng trở nên đáng thương: Chiều ấy em về thương nhớ ai Tôi chắc đường đi đã rất dài Tim tím chiều hôm lên bóng núi Dọc đường mờ những cánh hoa phai (Tôi viết chiều nay) Màu tím hoàng hôn phủ lên bầu trời, phủ lên lòng người. Khi hoàng hôn buông xuống cảnh vật cũng trở nên mờ nhạt, con người thì đằm lại, lắng nghe hồn mình rõ hơn, buồn hơn: Màu tím chiều chầm chậm Hoàng hôn nghe một mình (Tôi viết chiều nay) Chúng ta bắt gặp một hồn thơ Quang Dũng mang nỗi buồn da diết, nỗi buồn như thấm đượm trên từng trang giấy. Nỗi buồn ấy xuất phát từ tấm lòng đầy thương nhớ, đầy xúc cảm của ông. Lắng nghe chiều. lắng nhìn tím hoàng hôn từ những vần thơ của ông ta mới hiểu sâu sắc hơn con người, những rung động của Quang Dũng trước cuộc đời. Ông luôn khát khao những chiều hưu quạnh sẽ lùi xa, khi đó đất nước bình yên, những “chiều xanh” lại về. Những buổi chiều rồi đây sẽ là lúc mọi người được đoàn tụ bên tổ ấm của mình, bên nhau trong cuộc đời bình dị. Không còn những ngày xa biền biệt, ánh mắt mang nỗi buồn sâu thẳm mà sẽ là ánh mắt tuôn trào những giọt nước mắt hạnh phúc: Đâu đó chiều xanh bên ngõ trúc Vợ hiền đang nững chút con thơ Nghẹn ngào đôi mắt rưng rưng lệ Anh nhỉ! Muôn đời ơn tự do. (Một mùa thu tới). 2.2.2 Hôm qua và hôm nay_ con người mang niềm tin mạnh liệt Quang Dũng thường nói về những ngày xưa nhưng đó không phải là những vần thơ mang âm hưởng tiêu cực mà trong nó vẫn sáng lên giữa đời niềm tin, khát khao mãnh liệt vào hôm nay và ngày mai. Quang Dũng yêu và tin vào cuộc sống, hôm qua và hôm nay là những ngày tháng không thể quên đối với con người thiết tha với cuộc đời này. Như bao bạn bè cùng trang lứa, từ biệt quê hương Sài Sơn_niềm khắc khoải khôn nguôi của mình, Quang Dũng cũng mang lòng yêu nước căm thù giặc, với ý chí “ chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Bước vào chiến trận nhà thơ cũng biết rõ những khó khăn, hiểm nguy đang đón đầu và thực tế là ông đã cùng đồng đội của mình trái qua bao gian lao, bệnh tật hoành hành “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” cái chết cận kề “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” . Ông cũng đã từng chứng kiến bao cảnh xót thương: Máu đông in dấu giày đinh giặc Nền tro, gạch sém, ngách buồng ai Chiếc tạ đầu giường đang cháy dở (Những làng đi qua) Bao khó khăn gian khổ về vật chất không thấm gì so với những khó khăn về mặt tinh thần. Nỗi lòng người xa quê mang bao cảm xúc nhớ thương, cô đơn, lãnh lẽo có lúc tưởng chừng không vượt qua được. Đã có lúc nhà thơ thốt lên: “tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm” (Đôi mắt người Sơn Tây). Nhưng dù gian khổ, thiếu thốn vật chất hay chất chứa bao nỗi buồn xa xứ, Quang Dũng vẫn không thôi nuôi niềm tin mạnh liệt vào tương lai. Ông luôn tin rằng chính trong những ngày bão giông, gian khổ thì mầm sống đã nảy nở: Ngay từ phút đầu hoang khói lửa Nguồn mưa đã hẹn từ xa xôi … Ngay tự phút đầu thân xác gục Ta khơi nguồn sống đến muôn đời (Dòng đời) Và sau cơn bão giông, bầu trời lại sáng hơn, trong hơn, những chồi non lại mọc lên mơn mởn, một sức sông không gì có thể quật ngã: Xương máu không làm hoa hết tuổi Điêu tàn chưa héo cỏ xanh tuơi Trường kháng đã lên bình thản điệu Em chờ ta nhé, em lòng ơi. (Dòng đời) Đó là môt lời hẹn uớc với niềm tin mạnh liệt, sắt son. Nhà thơ tin rằng sẽ có một ngày gặp lại những người thân yêu. Dường như càng nhớ thương ông càng nuôi niềm tin mạnh liệt, càng hy vong nhiều hơn. Ông tưởng đến một ngày không xa , khi đất nước thanh bình, một mùa thu “sáng mát trong như sáng năm xưa” lại về, khi ấy đôi chân lại được bước thênh thang trên giảng đường yêu dấu, nơi đó sẽ là nơi bắt đầu một ngày mới: Anh nhỉ một mùa thu sắp tới Đường mai Hà Nội gió thênh thang Chúng mình chen bước vào thư viện Chân nhẹ xôn xao động lá vàng Phố phường thu đến năng xôn xang. (Một mùa thu tới) Khi đó sẽ không còn những chiều quạnh quạnh mà đã là “Đâu đó chiều xanh bên ngõ trúc”. Ngày đất nước hồi xuân, cảnh yên vui trở lại. Nhà thơ vui mừng đón cuộc sống mới sau 30 năm đất nước chìm trong đau khổ. Tất cả lại nguyên vẹn như chưa hề chia ly, và Quê hương Sài Sơn cũng như bao miền quê khác sẽ lại như lời hẹn ban đầu: Ngày ấy ra đi người hẹn núi Bây giờ đất nước đã hồi xuân Ba mươi năm chẵn bao mùa lúa Vẫn ngọt ngào thơm nắng chuyển vần (Nhớ một bóng núi) Dường như nhà thơ đã xúc động biết bao nhiêu khi chứng kiên đất nuớc hồi xuân, chứng kiến cảnh quê hương trong ngày mới. Niềm tin nỗi nhớ của ông đã được đền đáp, sẽ không gì vui hơn điều đó. Trải qua nhưng tháng ngày xa cách, những tháng ngày chiến đấu, bao niềm vui bao nỗi buồn giờ đây là lúc tâm hồn thanh thản nhất. Những miền quê, mảnh đất đã từng chịu sự tàn phá của bom đạn, dù hôm qua có điêu tàn, xơ xác thì hôm nay nó vẫn ánh lên sự sống mạnh liệt, tươi vui. Nhà thơ mang hồn quê tha thiết ấy lại được vui mừng, hạnh phúc trước niềm vui cuộc sống mới của nhân dân: Đường thôn rạ vàng Ngậy mùi cơm mới Tháng mười quê ta Gạo mùa chim ngói Quê vui lúa màu (Tiết xôi mới trên đường khai hoang) Trong lời văn của Quang Dũng chứa đầy niêm hạnh phúc, xúc động bởi ông là người giàu lòng yêu thương, ông luôn rung động trước nhũng khổ đau cũng như hạnh phúc của con người. Trong niềm vui khôn tả, ông viết những dòng thơ ca ngợi quê hương đất nước: Quê hương trường cửu cùng non nước Ba chục năm trời vẹn ý thơ (Nhớ một bóng núi) Niềm tin, niềm khat khao mạnh liệt đã cho Quang Dũng tình yêu cuộc sống, để khi có được niềm khát khao ấy ông hạnh phúc biết nhường nào. Cũng bởi ý thức đựơc thời gian, tha thiết cuộc sống, sống hết mình trong ngày hôm nay và có niềm tin tuyệt đối vào ngày mai nên những vần thơ “hôm qua và hôm nay” hay đến như vậy. Và dù là hôm qua, hôm nay hay ngày mai thì Quang Dũng mãi là áng mây lang thang ấp ủ niềm tin yêu và khao khát mạnh liệt vào cuộc đời này. 2.3 Con người trong mối giao cảm với con người và cuộc đời Văn học luôn lấy con người và những mối quan hệ của nó làm đối tượng và mục đích hướng tới. Thơ là một thể lọai văn học đặc sắc, trong thể giới thơ ca chúng ta có thể bắt gặp vô số những mối quan hệ mà quan hệ chủ chốt nhất vẫn là mối quan hệ giữa người và người, giữa con người và cuộc đời. Đúng vậy bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người không thể sống độc lập mà không có những mối quan hệ ấy. Đến với thể giới thơ ca Quang Dũng chúng ta cũng nhận ra ở đó một Quang Dũng thiết tha giao cảm với con người và cuộc đờì. 2.3.1. Ám ảnh đôi mắt Chúng ta ai cũng biết nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Thông qua hình tượng nghệ thuật chúng ta có thể nhận ra thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả. Khi đi nghiên cứu tác phẩm văn học ta nhận ra các nghệ sĩ, trong hành trình sáng tạo của mình thường xây dựng một số hình tượng tâm huyết lặp đi lặp lại nhiều lần như một ám ảnh. Trong thể giới thơ Hàn Mặc Tử, đó là “Trăng”. Dường như trăng trở thành hệ thống trong thơ của ông. Với Hàn Mặc Tử, trăng trở thành người bạn tâm tình an ủi xóa dịu nỗi đau thể xác và tâm hồn, là đối tượng để ông vươn tới cõi đẹp vĩnh hằng quên đi mọi bất hạnh của mình. Với Vũ Trọng Phụng là nhân vật thầy bói toán số. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh “Đó là yếu tố tư tưởng nghệ thuật cơ bản của Vũ Trọng Phụng có nội dung triết lý bi quan định mệnh chủ nghĩa nảy sinh như là một điều tất yếu của con người thông minh, sâu sắc, ham triết lí khái quát, ráo riết đi tìm nghĩa lí của cuộc đời mà bất lực”. Còn với Quang Dũng, nỗi ám ảnh đó là hình tượng đôi mắt. Đến với thế giới thơ Quang Dũng, chúng ta bắt gặp hình ảnh đôi mắt xuất hiện rất nhiều lần. Có lúc là đôi mắt sáng như vì tinh tú, có khi lại thể hiện khí phách ngang tàng, rồi có lần nó lại hiên lên nỗi buồn u ẩn khó hiểu. Trong “Tây Tiến” chúng ta đã bắt găp hình ảnh đôi mắt vô cùng ấn tượng: “mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Đó là đôi mắt của người chiến sĩ cách mạng, đôi mắt ấy trừng trừng nhìn vào quân thù đầy căm ghét, đôi mắt thể hiện khí phách ngang tàng, lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước; nhưng đó cũng là đôi mắt đầy mơ mộng, lãng mạn “gửi mộng qua biên giới” và vẫn từng “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Bên cạnh đôi mắt oai hùng đó chúng ta còn bắt gặp đôi mắt tràn đầy tình cảm với bao thương nhớ, biết buồn cô quạnh trong sáng heo may, biết mong chờ bên dòng sông mưa rơi: Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai? Sông xa từng lớp lớp mưa dài Mắt kia em có sầu cô quạnh Khi chớm heo về một sớm mai? (Đôi bờ) Khác với hai đôi mắt trên, ở bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây” là đôi mắt mang nỗi buồn u ẩn. Ngoài tên đề nhấn mạnh hình ảnh đôi mắt người Sơn Tây trong bài thơ chúng ta còn bắt gặp hình ảnh đôi mắt được nhắc lại hai lần: Vầng trán em vương trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em có bao giờ em nhớ thương Đó là ánh mắt tỏa ra nỗi buồn dìu dịu của hồn quê Tây Phương. Và đôi mắt mang nỗi niềm u ẩn lưu lạc khôn khuây của những ngày quê hương đầy bóng giặc: Đôi mắt người Sơn Tây U ẩn chiều lưu lạc Buồn viễn xứ khôn khuây. Không còn là ánh mắt mang nỗi buồn u ẩn nữa mà giờ đây là ánh mắt sáng như vì tinh tú của cháu bé con chị hàng nước trong bài thơ “lính râu ria”. Khi người lính bế cháu bé năm tháng tuổi má hồng như trái mận, nụ cười chúm chím dễ thương, ánh mắt như sao của cháu bé làm anh chạnh lòng nhớ về vợ con mình nơi quê xa : Cô bé cười chúm chím Mắt non nhì như sao Đôi mắt nhìn như sao Má hồng như trái mận Mùa đang độ ngọt ngào Cũng là đôi mắt sáng trong ấy, nhưng là đôi mắt của một cháu gái mồ côi. Bên cạnh những nỗi nhớ của Quang Dũng, Đôi mắt ấy đã để lại cảm xúc trong tâm hồn ông: Cháu mồ côi – cháu gái Mắt sáng trong đang tập đánh vần (Nhớ) Trong bài “Hồng Phú Châu Giang”, nhà thơ ghi nhận lại chặng đường đổi thay của quê huơng từ những ngày kháng chiến chống Pháp đến những năm sau hòa bình ông cũng không quên hình ảnh đôi mắt đẹp của những cô hàng tạp hóa: Hồng Phú, những cô hàng tạp hóa Mắt đẹp nhìn bâng khuâng. Đôi mắt trong “nhớ bạn” lại là đôi mắt có màu cao xanh, bề thế, rộng lớn: “mắt ai đọng da trời”. Càng về sau hình ảnh đôi mắt trong thơ Quang Dũng càng mang một dáng vẻ triết lí với đời. Điều đó thể hiện rõ trong bài “ Hai bài thơ tình”. Đây là tác phẩm được Quang Dũng viết kết hợp vừa thơ vừa văn xuôi. Ở tác phẩm này chúng ta bắt gặp đôi mắt mơ mộng trong khói thuốc chiều sông: Khói thuốc chiều sông hỡi dáng người Phương nào đôi mắt ngó xa xôi Có ai thấu được niềm u uẩn Từng lắng nhiều phen những mảnh đời Và cả đôi mắt đã khóc hết nước mắt cho đời: Thời đại bao lần khô nước mắt Hoa đèn riêng gửi chút tâm tư Ngắn dài đã học người thên cổ Vạn đại sầu lên chẳng bến bờ Bên cạnh đôi mắt triết lí ấy là đôi mắt mang nghệ thuật của cái đẹp: Ôi mái tóc – đôi mắt thẳm xưa Tất cả mắt em là nghệ thuật Nhớ em dòng tóc dài đôi mắt… Như vậy, trong thơ Quang Dũng ta thấy trong cái hùng có đôi mắt, trong cái bi có đôi mắt, trong cái vui có đôi mắt, trong cái đẹp có đôi mắt, trong hiện tại có đôi mắt, trong quá khứ có đôi mắt, trẻ con có đôi mắt của trẻ con , người yêu có đôi mắt của người yêu…Tất cả tạo nên sự lặp lại của hình ảnh đôi mắt và trở thành hình tượng nghệ thuật ám ảnh trong thế giới nghệ thuật của ông. Người ta vẫn thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng giúp chúng ta hiểu sâu hơn thế giới nội tâm, cách cảm con người và cuộc đời cũng như tư tưởng nghệ thuật của ông. Thông qua hình tượng nghệ thuật này cái mà Quang Dũng muốn nói đến là cái đẹp trong tấm lòng, đẹp ở chỗ “ giữ tình người cho đẹp”. 2.3.2 Lòng xót thương, cảm thông cho số phận con người Quang Dũng là con người có trái tim giàu lòng thương yêu. Tấm lòng của ông luôn thổn thức trước những mảnh đời đau khổ như lời của nhà thơ Trần Lê Văn: “ thơ Quang Dũng nhiều lúc đang phiêu diêu bỗng dừng lại, nghiêng tai tri âm với những tiếng nói thầm kín, tự cố tình che lấp đằng sau những tiếng hát câu cười ồn ã” [15; 37]. Trong bước đường hành quân của mình, nhà thơ Quang Dũng đã từng chứng kiến bao cảnh đời đau khổ, ông luôn dành cho họ những tình cảm xót thương, cảm thông chân thành. Ông dành sự cảm thông đó cho người đồng đội – những người tóc đã trắng mà vẫn đêm ngày hành quân “ Vẫn đêm đêm đường pháo sáng”, và “ hiểm nghèo từng bước vượt gian nan”. Những người chiến sĩ vì lợi ích chung của dân tộc bỏ lại tình riêng, họ không hề sợ gian nan, nguy hiểm nhưng họ cũng là những con người bằng xương, bằng thịt, họ cũng có trái tim biết rung động. Hơn ai hết, Quang Dũng hiểu được những điều đó bởi ông cũng là người từng trải. cũng như họ có lúc ôm con người ta mà chạnh lòng nhớ về đứa con nhỏ bé của mình nơi quê nhà. Vậy nên ôm con người ta mà “anh ôm ghì nó mãi” và “anh mỉm cười rười rưỡi”. Rồi họ ra đi vẫn cât cao giọng hát yêu thiết tha cuộc sống để nỗi buồn sâu thẳm vào tim. Sự chia ly đâu chỉ mình các chiến sĩ là những người đau khổ, những người vợ, người mẹ cũng đang từng giờ ngóng trông mà lòng quặn thắt. Quang Dũng cung tỏ lòng xót xa của mình dành cho họ: Cha già phơi áo rách Mẹ trông ngõ ngày dài Thương con thành hổ báo Thương một người con trai (Nhớ bạn) Hình ảnh cha mẹ từng ngày ngóng trông, lo lắng cho đứa con trai chinh chiến đựơc tác giả khắc họa rõ nét, đó là những tình cảm chân thành gần gũi nhât của con người. Nhà thơ cũng đề cập đến cảnh ngộ và tâm tư của một số không ít chị em sau chiến tranh: Tôi gặp lại Nhiều người vợ trẻ Đàn ông đã ngã trên chiến trường Vất vả nuôi con những ngày kháng chiến Xót xa thương khóc bao ngày (Đường chiều thứ bảy) Tấm lòng Quang Dũng rộng lớn là vậy, ông ôm trọn tình thương yêu dành cho con người, ông nhạy cảm trước cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ. Ông xót thương cho người em cô đơn, vất vả kiếm sống từng ngày dù đó chỉ là một người thoáng gặp lại xa: Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn Em mê sảng sốt hồng đôi má Em có một mình nhà hoang vắng quá Mảnh chăn đào em đắp có thêu hoa Hàng của em chai lọ xác xơ nghèo Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường ( Quán bên đường) Tình cảm mà Quang Dung mang trong mình không chỉ là tình đồng chí, đông bào mà rộng lớn hơn đó là tình người. Với ông con người không phân biệt màu da, dân tộc mà là con người ai cũng có một trái tim, ai cũng có cha, có mẹ, có một quê hương để yêu, để nhớ. Kể cả những ngưòi lính theo quân sang xâm lược Việt Nam cũng vậy, Ắt hẳn họ cũng không muốn rời xa quê hương, gia đình mình để đến một vùng đất xa xôi không biết sống chết ra sao nhưng vì nghĩa vụ họ vẫn phải đi. Có những người đã mãi mãi nằm trên mảnh đất quê người, mãi mãi không được trở về cố hương, không được gặp lại người mẹ nghèo từng ngày trông ngóng. Quang Dũng đã cảm thông sâu sắc với con ngưòi bất hạnh đó và ông xúc động viêt bài thơ “Chabbi Chabbi” khi bắt gặp nấm mộ của người lính Châu Phi trên đất nước Việt Nam: Chabbi Chabbi Tên như một bài thơ rất đẹp Bằng thứ tiếng nước nào Chabbi đã nằm dưới mộ Còn bao giờ về với quê hương Hỡi mẹ nghèo ơi Thôi cũng đừng mong Món tiền lương của Chabbi dành dụm Đổi bằng xương máu nằm đây Quang Dũng quả là con người đa cảm và giàu lòng yêu thương. Ông luôn thổn thức trước nỗi buồn đau của con người dù họ là ai đi nữa. Chúng ta bắt gặp ở Quang Dũng một tâm hồn cao đẹp, đáng trân trọng. Những vần thơ của ông đã góp phần không nhỏ vào lời bài hát ca ngợi lòng nhân ái của con ngưòi. CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU TRỮ TÌNH TRONG THƠ QUANG DŨNG 3.1 Giọng điệu trầm hùng, bi tráng Là một nhà thơ trưởng thành trong cách mạng, Quang Dũng mang trong mình dòng máu người lính cụ Hồ đó là dòng máu yêu nước, căm thù giặc. Bằng chất liệu ngôn từ ông đã dựng lên bức tượng đài người chiến sĩ kiên cường, bất khuất mà khi bài thơ được cất lên ta nghe vang một âm hưởng trầm hùng bi tráng. “Tây Tiến” là một trong những bài thơ mang âm hưởng trầm hùng, bi tráng rất rõ. Bài thơ ra đời trong “những năm tháng không thể nào quên” từ một môi trường sống và chiến đấu cũng ‘không thể nào quên”. “Tây Tiến” đã thực sự chinh phục người đọc bằng tâm trạng của người trai ra đi cứu nước trong buổi đầu kháng chiến với tâm tư in bóng hình trong sông núi: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Cảnh ấy cũng là tình. Cũng là sương, là hoa, là mây, mưa – những chi tiết thường gặp trong thơ cổ nhưng còn đượm thêm không khí trầm hùng của thời đại được diễn tả bằng những từ ngữ, thanh điệu khi đọc lên chúng ta cảm thấy sự ngang tàng trong đó. Hình ảnh một đoàn quân mỏi đi trong cái khúc khuỷu, thăm thẳm. heo hút, giữa cái bồng bềnh sương khói chơi vơi được tác giả phác họa bằng những nét tài tình. Con mắt thơ không dừng lại ở không gian núi rừng mà còn mở ra một không gian tâm trạng của một hồn thơ chiến sĩ phảng phất một chút Lý Bạch trước Hoàng Hà: ngút ngát chí tang bồng của người trai thời loạn. Trong gian nan của người chiến sĩ Tây Tiến chúng ta vẫn gặp chút hóm hỉnh trong hình ảnh “súng ngửi trời”. Câu thơ đựơc tạo thành hai vế tiểu đối: “ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống”, hình ảnh câu thơ cân xứng hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ như mái nhà chọc trời được đặc tả, thể hiện một ngòi bút đầy hào khí của nhà thơ- chiến sĩ. Bằng một giọng điệu mang sức mạnh và sự oai hùng, Quang Dũng đã tạc lên bức tượng đài những ngưòi con anh hùng của đât nước. Đó là bức tượng đài sừng sững giữa núi cao, sông sâu, giữa một không gian hùng vĩ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Những gian nan vất vả, bệnh tật có thể làm thân thể họ tiều tụy nhưng thế giới tinh thần của người lính được Quang Dũng miêu tả bằng một giọng điệu hào sảng vì thế ta nhận thấy trong họ chứa đựng cả một sức mạnh áp đảo quân thù. Đọc câu thơ “ Quân xanh màu lá giữ oai hùm” như nghe một âm hưởng ngút trời Đông Á. Vẻ đẹp người lính trở nên kì lạ hơn khi Quang Dũng bổ sung vào bức tượng đài ấy chất lãng mạn, hào hoa: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Nếu bốn câu thơ trên vang dội khí thế hào hùng và một hế giới tâm hồn lãng mạn thì bốn câu tiếp theo nói cái bi hùng của những người chiến sĩ. Quang Dũng đã miêu tả cái bi nhưng không phải bằng giọng buồn thương bi lụy mà bằng một giọng điêu hết sức bi tráng. Đọc câu thơ “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ” chúng ta thấy hiện lên một cảnh rùng rợn. Tuy nhiên khi đến với câu tiếp theo, chúng ta lại thấy hình ảnh nấm mồ rải rác ấy đã trở về với sự ấm cúng trong lòng biết ơn của nhân dân, đất nước. Bởi đó chính là nấm mồ của những người con anh hùng “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Quang Dũng đã tráng lệ hóa cuộc tiễn dưa bi thương bằng hình ảnh chiếc áo bào và sự hy sinh của người lính được coi là trở về với đất nước, với núi sông: “ Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Đó là những câu thơ mang đậm tính chất tráng ca. Xuyên suốt bài thơ Quang Dũng đã sử dụng giọng điệu trầm hùng, bi tráng để dựng lên một bức tượng đài bi trang cho những người lính Việt Nam. Không chỉ một lần trong “Tây Tiến” giọng điệu trầm hùng mới được cất lên, mà cả trong những tác phẩm khác nói về người lính Quang Dũng cũng thường sử dụng giọng điệu ấy. Ví như khi nói về cuộc hành quân của những người chiến sĩ dù tóc đã trắng vẫn quyết không nghỉ bước, vẫn cất vang bài hát, tiếng cười xua đi mệt nhọc: Giữa lá rừng xanh càng trắng tóc Khúc hành quân từ buổi hoa niên Chen lấn tiếng cười khinh nỗi nhọc Bước trên sấm đất dậy bom rền Bóng anh trắng vách Trường Sơn dựng Nhấp nhô hết xuống lại trườn lên (Những người tóc đã trắng) Hay giọng điệu ấy lại cất lên trong bài thơ ca ngợi đất nước: Mãi mãi xanh tươi nguồn đáy chậm Ngô khoai dâu mía dệt đôi bờ Quê hương trường cửu cùng non nước Ba chục năm trời vẹn ý thơ (nhớ một bóng núi) Mỗi khi nhắc tới hình ảnh những người lính, về quê hương đất nước thì Quang Dũng lại cất cao giọng điệu trầm hùng bi tráng mang hào khí ngất trời như vậy. 3.2 Giọng điệu hoài niệm Đến với thơ ca Quang Dũng, chúng ta bắt gặp ở con người tài hoa này môt thế giới nội tâm vô cùng phong phú. Một điều rất dễ nhận ra đó là dường như ông đã dành một khoảng rộng tâm hồn mình cho những niềm nhớ thương. Cũng chính vì vậy, lắng nghe thơ ông chúng ta có thể cảm nhận được giọng điệu hoài niệm rất rõ nét. Thơ là tiếng nói của tâm hồn bởi thế nên những buồn vui trong lòng người được soi chiếu rất rõ trong thơ. Khi con người đang thổn thức với những nhớ thương thì cũng là lúc giọng thơ trở nên thổn thức, hoài niệm: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Hai câu thơ trên là tâm trạng nhớ nhung của tác giả về đơn vị cũ của mình. Dường như nhịp thơ chậm lại, lắng xuống và dàn ra mênh mông. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” nghe tha thiết và đầy xúc động. Trong thơ Quang Dũng sử dụng rất nhiều thán từ, điều đó làm cho thơ của ông thêm phần tha thiết: Em ơi! Em ơi! Đêm dần vơi Trông về phương ấy ngóng trông người Trăng có soi qua đầu tóc bạc Nẻo chừng cố quận nhớ thương ơi (Cố quận) Bắt gặp những dòng thơ như vậy, chúng ta cũng cảm thấy tâm hồn mình đang lắng lại. Một nỗi niềm xúc động như cứ trào dâng, tựa hồ tất cả những nỗi nhớ thương đã lên đến tột đỉnh. Và đôi lúc ùa kéo về khiến nhà thơ như buông tiếng thở dài: Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai (Đôi bờ) Quang Dũng là người giàu tình cảm, ông luôn mang theo trong lòng mình hình ảnh quê hương vì vậy những bài thơ ông viết về quê hương trên hành trình đi kháng chiến phần lớn mang âm hưởng hoài niệm thiết tha. Đã có lần ông thốt lên “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm” ( Đôi mắt người Sơn Tây). Ông yêu và nhớ quê hương “hơn một mối tình”. Ông luôn gọi Sơn Tây bằng giọng điệu đầy tình cảm “Ôi Sơn Tây, Sài Sơn yêu thương” (Nhớ một bóng núi). Dù đi xa đến đâu ông cũng không bao giờ quên “Đôi mắt Sài Sơn sao vấn vương”. Nỗi cô đơn và lòng nhớ thương của người xa xứ khiến cho những vần thơ của Quang Dũng như lắng lại: Ôi ta nhớ một quê nhà … Chiều từ đâu Mà lạnh đến từ đâu (Thu quê ai) Câu hỏi đặt ra cứ chầm chậm thấm vào lòng người. Nỗi buồn dâng tràn lên đôi mắt: Đôi mắt người Sơn Tây U ẩn chiều lưu lạc Buồn viễn xứ khôn khuây. (Đôi mắt người Sơn Tây) Giọng thơ gợi nên một nỗi buồn khó tả. Quang Dũng luôn hoài niệm về quê cũ, người cũ, đôi lúc ông tự hỏi: Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng ( Đôi mắt người Sơn Tây) Không chỉ những dòng thơ dành cho mảnh đất và con người Sơn Tây mới mang giọng điệu hoài niệm thiết tha như vậy, khi nhớ về quê hương kháng chiến trên chặng đường đã qua giọng điệu ấy lại được cất lên. Đó là nỗi nhớ dành cho người mẹ, người bạn trên đường hành quân: Nhớ mẹ già như núi Nhớ anh như rượu đầy Những đêm dài chuyện nước Tay bồi hồi trong tay (Trông bạn) Hay đó là nỗi nhớ về một cô gái: Tôi gặp nàng như gặp nhớ thương Lạnh sao màu áo trắng như sương Vườn hồng không thắm trong tôi nữa Cả một hương gì gây nhớ thương (Áo trắng) Bởi Quang Dũng là con người nhạy cảm nên dù chỉ gặp một lần cũng đã để lại cho ông cảm xúc như đã quen từ lâu. Nhiều lúc ngồi lại với hồn mình ông viết những dòng thơ đượm nỗi lòng của một người mang một thế giới nhớ nhung, đầy hoài niệm: Tôi viết chiều nay chiều tưởng vọng Làm thơ mình lại tặng riêng mình Sông trôi luống những dòng vô hạn Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh (Tôi viết chiều nay) Trong thế giới thơ của Quang Dũng chúng ta rất dễ bắt gặp những vần thơ mang giọng điệu hoài niệm thiết tha như vậy. Đó một giọng diệu rất riêng khiến chúng ta có thể nhận ra thơ Quang Dũng khi đọc bất cứ một bài thơ nào, nó không hòa lẫn giọng điệu của ai khác. Đọc những bài thơ mang âm hưởng tha thiết ấy, giúp chúng ta hiếu thêm con người sống nội tâm, giàu lòng thương nhớ trong Quang Dũng. 3.3. Chất nhạc trong thơ Đến với thơ ca Quang Dũng là đến với thế giới đầy những nốt nhạc trầm bổng. Dường như ở bất cứ bài thơ nào của ông chúng ta đều có thể bắt gặp chất nhạc trong đó. Cũng chính vì thế mà rất nhiều bài thơ của ông được các nhạc sĩ phổ nhạc. Đó cũng là một dấu ấn để chúng ta nhận ra thơ ông. Ngay từ đầu đọc “Tây Tiến” người đọc đã được lắng nghe những âm thanh kì diệu, những nốt nhạc lúc trầm lúc bổng cứ ngân lên cuốn lấy con người theo dòng tuôn trào của nó. Mở đầu bằng những câu thơ như lời ca êm dịu, nó làm chúng ta dường như phải nhắm mắt lại và ngâm nga Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Những câu thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng gợi nên sự nhớ thương của nhà thơ. Và bỗng nốt nhạc vút cao và trơ nên bất trắc, nó làm chúng ta liên tưởng đến cảnh núi rừng trùng điệp, hùng vĩ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Một loạt từ ngữ được nhà thơ sử dụng vần trắc gợi nhớ đến hình ảnh một con ngựa đang phi nước đại. Nó vẽ lên khung cảnh rừng núi sinh động, rồi bằng một câu sử dụng vần bằng tác giả ngay lập tức kéo người đọc từ trên cao xuống thấp “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, nhạc điệu câu thơ trở nên ngân nga. Cứ như vậy cả bài thơ “Tây Tiến” là một bản nhạc kì diệu, uyển chuyển, lúc như bổng lên “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ chiến trường đi chẳng tiêc đời xanh”, lúc thì lại dịu xuống như một khúc ca “Áo bào thay chiếu anh về đất/ sông Mã gầm lên khúc độc hành”. “Tây Tiến” là khúc ca bi tráng, trầm hùng ca ngợi, khắc tạc chân dung những người con Tây Tiến. Chắng thế mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét đọc bài thơ “Tây Tiến” như ngậm nhạc trong miệng. Thơ Quang Dũng giàu chất nhạc. Đó là nhạc điệu của cuộc sống, của tâm hồn. Không chỉ “Tây Tiến” mà trong cả những bài thơ khác của ông chúng ta cũng dễ dàng được lắng nghe những khúc nhạc ấy. Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai Sông xa từng lớp lớp mưa dài Mắt kia em có sầu cô quạnh Khi chớm heo về một sớm mai (Đôi bờ) Đó là những nốt nhạc mang âm hưởng của nỗi buồn, nỗi nhớ, là khúc nhạc cất lên từ tâm hồn tác giả. Khi những nốt nhạc bổng “nhớ”, “lớp lớp” diễn tả nỗi nhớ da diết cũng là khi những nốt nhạc trầm “ ơ hờ”, “ai”, “mưa dài”, “cô quạnh” làm cho nỗi nhớ da diết ấy thấm sâu vào lòng nhà thơ. Nó cho ta nghĩ đến một bản tình ca buồn. Đến cuối khúc ca ấy giọng điệu vẫn không thôi tha thiết: “ Em đi áo mỏng buông hờn tủi/ dòng lệ thơ ngây có dạt dào? ( Đôi bờ). “Không dề” là một bài thơ được nhà thơ Quang Vĩnh phổ nhạc với cái tên bài hát “ Ta mãi là màu xanh xưa”. Bài thơ là cả một khúc ca nhẹ nhàng gợi lên một mối tình trong trắng, nên thơ: Em mãi là hai mươi tuổi Ta mãi lầ mùa xanh xưa Giữ trọn tình người cho đẹp. Đó là những nốt nhạc thanh khiết làm dịu đi bao bộn bề của cuộc sống. “Đôi mắt người Sơn Tây” cũng vậy, nó là một bài thơ, một nhạc phẩm mà Quang Dũng để lại cho đời. Bài thơ được viết theo thể tự do nhưng phần lớn dùng câu bảy chữ. Với thể thơ này nhà thơ có thể dễ dàng bộc lộ những điều muốn gửi gắm. Trong bài thơ chúng ta nhận ra rằng nhịp thơ có thể thay đổi liên tục, lúc thì nhịp 4/3: “ Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương/ Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương”; cũng có lúc là nhịp 2/2/3 như: “ Từ đó thu về hoang bóng giặc”…cũng chính đặc tính này đã tạo nên nhạc điệu cho bài thơ. Mỗi đoạn mang theo một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển khi đưa người đọc trở về với những kỷ niệm xa xưa, nên thơ, gợi cảm: Vầng trán em vương trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em có bao giờ em nhớ thương. Những từ cuối của câu thơ là những từ trầm bổng và cách gieo vần nhịp nhàng làm cho câu thơ bay bổng, lôi cuốn người đọc. Do đó mà chúng ta không thấy ngạc nhiên khi bài thơ “ Đôi mắt người Sơn Tây” được phổ nhạc và trở thành một tác phẩm bất hủ. Đến với mỗi bài thơ của Quang Dũng là đến với một nhạc phẩm. Dường như, ngoài là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, Quang Dũng còn là một nhạc sĩ rất thành công. Những nhạc điệu của cuộc sống và tâm hồn trong thơ của ông làm chúng ta nhận ra cái riêng của Quang Dũng, một cái riêng không hòa lẫn với bất cứ ai. C. KẾT LUẬN Bằng tài năng và nhiệt huyết của mình, nhà thơ Quang Dũng đã đóng góp to lớn cho sự phát triển phong phú và đa dạng của nền văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp nói riêng. Là con người đa tài, say mê sáng tạo, Quang Dũng sáng tác trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, chiếm số lượng khá khiêm tốn nhưng thơ là một thực sự thành công của ông. Với ông nghệ thuật không đơn thuần là nghệ thuật mà còn là con người, cuộc sống. những tác phẩm nghệ thuật cùng với giá trị to lớn của nó đã tạo lập cho Quang Dũng một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong lòng độc giả. Đến với thơ ca Quang Dũng, chúng ta bắt gặp trong dó hình tượng con người đa chiều, thể hiện trên nhiều bình diện: con người trong mối giao cảm với thời gian, không gian,và trong mối giao cảm với con người và cuộc đời. Chúng ta nhận ra ở đó cái tôi nhạy cảm, giàu lòng yêu thương, mang nỗi nhớ, niềm tin, khát vọng mạnh liệt vào con người và cuộc đời. Quang Dũng – áng mây trắng xứ Đoài mang trong mình dòng máu người chiến sĩ với khí phách ngang tàng nhưng đồng thời cũng là thi sĩ lãng mạn, giàu lòng yêu thương. Ông luôn ấp ủ tình yêu dành cho con người và cuộc đời, niềm nhớ thương khôn nguôi dành cho mảnh đất Sơn Tây và những miền quê kháng chiến. Trong hành trình miệt mài sáng tạo của mình Quang Dũng luôn thể hiện tấm lòng nhân ái, tâm hồn cao đẹp của mình. Thơ của ông là tiếng nói cảm thông cho những số phận con người đau thương, là nơi “cửa sổ tâm hồn” hé mở đón lấy những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc của con người. Đọc thơ Quang Dũng, đến với thế giới tâm hồn cao đẹp, nhân ái ấy chúng ta thấy yêu hơn, tin hơn vào cuộc sống. Với giọng điệu đa thanh lúc thì trầm hùng, bi tráng; lúc thì hoài niệm thiết tha trong thơ Quang Dũng chúng ta nhận ra con người đa diện trong ông. Đặc biệt là tính nhạc tạo nên sự hấp dẫn trong thơ Quang Dũng. Tất cả đó là những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của ông. Hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã khám phá ra hình tượng con nguời trong thơ Quang Dũng hay cũng chính là khám phá cái tôi, tâm hồn người thi sĩ đa tài, đa cảm này. Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc yêu thơ một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về hình tượng con ngưòi trong thơ Quang Dũng nói riêng từ đó hiểu ra hình tượng con người trong văn chương nói chung. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một tiểu luận, còn nhiều diều chúng tôi chưa kịp đi sâu khám phá vì vậy chúng tôi hy vọng những người yêu và đam mê tìm hiểu thơ Quang Dũng sẽ phát huy năng lực của mình trong việc khám phá ra những vấn đề sâu sắc, mới mẻ trong thơ của ông để có sự đánh giá xác đáng và đầy đủ hơn về những đóng góp của Quang Dũng cho nền văn chương nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. Quang Dũng (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb văn học, Hà Nội. Nguyễn Đăng Diệp, Văn Giá, Lê Quang Hưng, Nguyễn Phương, Chu Văn Sơn (2006), Chân dung các nhà văn hiện đại ( tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Hà Minh Đức (chủ biên), (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội. Phương Lựu (chủ biên), (2007), Lí luận văn học (tập 1), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Lê Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội. Vũ Duy Thông (2003), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt nam 1945- 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nôi. Lê Ngọc Trà (1990), Lí luận văn học, Nxb trẻ thành phố HCM, Tp HCM. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. Trần Đình Sử (2005), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nôi. Kiều Văn ( biên soạn), (2006), Thơ Quang Dũng, Nxb tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai. Trần Lê Văn (sưu tầm và giới thiệu) (1999), Tuyển tập Quang Dũng, Nxb văn học, Hà Nôi. Lời cảm ơn Hoàn thành tiểu luận này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy giáo, cô giáo khoa Xã hội – Nhân văn đã dạy dỗ chúng tôi trong suốt những năm tháng qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo – ths Lê Thị Bích Lộc đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành tiểu luận này. Huế, tháng 5/2010 Sinh viên Đậu Thị Hoa Lê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbi ti7875u lu7853n.doc
Tài liệu liên quan