Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thông qua hàng loạt các lí luận và thực tiễn được trình bày cho thấy sự tồn tại tất yếu của mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta không thể phủ nhận hay xóa bỏ chúng, mà phải thẳng thắn thừa nhận vị trí và vai trò của mâu thuẫn. Cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác trong thế giới khách quan, mâu thuẫn cũng có hai mặt của nó: tích cực và tiêu cực. Hai mặt này tác động to lớn tới nền kinh tế của nước ta, nhất là trong thời kì xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Nếu chúng ta không nhìn toàn diện, đúng đắn thì sẽ không thể phát huy được những ưu điểm của chúng, thậm chí còn tạo cơ hội cho sự phát triển của các mặt hạn chế. Điểm quan trọng hơn cả là từ nhận thức, chúng ta cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn, từ đó góp phần giải phóng mọi nguồn lực kinh tế và xã hội. Có như vậy, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mới thực sự phát triển theo đúng nghĩa của nó và trở thành nền tảng cho chúng ta tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p vô sản ngày càng bị bần cùng hóa, phải bán sức lao động, chịu thiệt thòi. Quyền lợi của hai giai cấp về kinh tế đã đối lập hẳn nhau, mâu thuẫn càng tăng và tới lúc nào đó hai giai cấp trở thành hai giai cấp đối địch trong xã hội tư bản. Khi mâu thuẫn đã phát triển tới đỉnh cao của nó, khi các điều kiện cần thiết cho việc giải quyết mâu thuẫn đã chín muồi thì lúc đó mâu thuẫn được giải quyết. Việc giải quyết mâu thuẫn được tiến hành bằng cách tạo nên sự chuyển hoá, bài trừ, phủ định giữa các mặt đối lập, thay đổi các mặt đối lập, làm mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành. Trong giới tự nhiên, sự chuyển hóa thường diễn ra một cách tự phát theo các qui luật tự nhiên, còn trong xã hội, sự chuyển hóa lại diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con ngừơi. Ví dụ: trong tự nhiên, sự đấu tranh giữa biến dị và di truyền trong sinh vật thế hệ trước tạo ra loại sinh vật mới với những đặc điểm của thế hệ trước và cả những đặc điểm mới, thích nghi hơn với điều kiện môi trường xung quanh. Sự đấu tranh này theo quy luật tién hóa tự nhiên và tự diễn ra không cần sức mạnh hay sự chi phối của bàn tay con ngời. Còn trong xã hội, mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX muốn được giải quyết phải có các cuộc cách mạng, do con ngời tạo ra, bị chi phối dứơi ý thức tiến bộ của con ngừơi, hình thành QHSX mới, phù hợp với sự phát triển của LLSX. Quá trình chuyển hoá của các mặt đối lập diễn ra rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú. Thông thường sự chuyển hóa có ba dạng: Một mặt đối lập nào đó mất đi, mặt đối lập mới xuất hiện. Các mặt đối lập thay đổi vị trí, tương quan lực lượng. Ví dụ sự thay đổi điện tích âm và dương trong phản ứng hạt nhân để tạo ra hạt nhân mới. Cả hai mặt đối lập cùng thay đổi lên một trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật. Ví dụ: địa chủ, quí tộc với nông dân là hai giai cấp tạo nên mâu thuẫn trong xã hội phong kiến. Khi xã hội phong kiến sụp đổ, bị thay thế bằng xã hội tư bản chủ nghĩa thì hai giai cấp mâu thuẫn cơ bản trong xã hội cũ được thay thế bằng hai giai cấp là tư sản và vô sản. Hai giai cấp này đều có nhận thức, hiểu biết cao hơn hai giai cấp trong thời phong kiến, tức là có sự phát triển cao hơn về chất. Như vậy, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập đã đa tới sự chuyển hóa giữa chúng, làm các mặt đối lập thay đổi, tạo nên các mặt đối lập mới. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũ được thay thế bắng sự thống nhất của các mặt đối lập mới. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành. Cứ như thế sự đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn làm cho sự vật hiện tượng phát triển không ngừng. Sự phát triển này diễn ra theo ba xu hướng: từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ kém hoàn thiện tới hoàn thiện hơn. Hay nói cách khác, sự giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực cho sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. Có thể nói, thống nhất và đấu tranh là hai mặt của quá trình tồn tại của thế giới khách quan. Lênin đã chỉ ra rằng: Mặc dù thống nhất là điều kiện để sự vật , hiện tượng tồn tại với ý nghĩa nó là nó, nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân sự thống nhất chỉ là tương đối và tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó thường diễn ra liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũng như khi chuyển hóa nhảy vọt về chất. Lênin viết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”. Trên đây ta đã phân tích quá trình tồn tại, hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn biện chứng, cho thấy mâu thuẫn là một hiên tượng khách quan và phổ biến. Dù muốn hay không muốn chúng vẫn tồn tại trong sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Vì vậy chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, và thừa nhận mâu thuẫn. Khi nghiên cứu một sự vật hiên tượng nào thì cần nghiên cứu những mâu thuẫn của đối tượng đó. Từ đó tìm ra những biện pháp, cách thức tác động tới sự vật hiện tượng đó sao cho phù hợp với qui luật khách quan, phục vụ cho nhu cầu của con ngừơi. Bên cạnh những kiến thức về mâu thuẫn biện chứng, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một só đặc điểm của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. b, Nền kinh tế thị trờng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết phải mang những tính chất của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường chính là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Kinh tế hàng hóa phát triển nghĩa là phạm trù hàng hóa, phàm trù tiền tệ và thị trường được phát triển và được mở rộng. Dung lượng thị trường và cơ cấu thị trường được mở rộng và hoàn thiện. Mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều được tiền tệ hóa. Khi đó ngừơi ta gọi kinh tế hàng hóa là kinh tế thị trường. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia phát triển nền kinh tế của mình theo mô hình kinh tế thị trường. Chẳng hạn, mô hình kinh tế thị trường-xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức, kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc,...Nếu gác lại những đặc điểm cá biệt của những mô hình trên, thì kinh tế thị trường có những đặc điểm chung như sau: Một là: Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao. Các chủ thể kinh tế tự bù đắp các chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất và kinh doanh của mình. Các chủ thể kinh tế được tự do liên kết, liên doanh, tự do tổ chức quá trình sản xuất theo luật định. Đây là đặc trưng rất quan trọng của kinh tế thị trường. Hai là: Hàng hóa trên thị trường rất phong phú, trong đó có sự xuất hiện của loại hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động. Loại hàng hóa này có ưu điểm là sau khi mua ngừơi mua không bị lỗ mà còn thu được lãi. Lãi này được thể hiện ở phần giá trị thặng dư trong sản phẩm, được sinh ra do lao động trừu tượng của ngừơi công nhân. Sự đa dạng và phong phú về số lượng và chủng loại những hàng hóa trên thị trường cho thấy trình độ phát triển cao của năng suất lao động, của quan hệ trao đổi, phân công lao động xã hội và phát triển thị trường. Ba là: Giá cả được hình thành ngay trên thị trường.Giá cả thị trường vừa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường, vừa chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh, quan hệ cung cầu hàng hóa và dịch vụ. Bốn là: Cạnh tranh là một tất yếu của kinh tế thị trường. Muốn có nhiều lợi nhuận, các đơn vị sản xuất và kinh doanh phải đua nhau cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động cá biệt, giảm chi phí lao động cá biệt nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch.Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và lưu thông, trong nội bộ từng ngành và giữa các ngành với nhau. Năm là: Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở, được điều hành bởi hệ thống tiền tệ và pháp luật của Nhà nước. Mỗi đặc trưng trên đây phản ánh một khía cạnh của nền kinh tế thị trường. Tổng hợp cả năm đặc trưng sẽ giúp ta hình dung được khái quát cấu trúc của mô hình kinh tế này. Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy mô hình phát triển kinh tế theo xu hướng thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh của thời đại ngày nay là mô hình hợp lý hơn cả. Mô hình này, về đại thể, đáp ứng được những thách thức của sự phát triển. ở nước ta, việc thực hiện mô hình này, trên thực tế, chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế nữa, còn là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là sự định hướng của một xã hội mà sự hùng mạnh của nó nhờ vào sự giàu có và hạnh phúc của nhân dân. Xã hội không có chế độ ngừơi bóc lột ngừơi, dựa trên cơ sở “nhân dân lao động làm chủ, con ngừơi được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”. Xã hội có nền kinh tế phát triển cao trên cơ sở khoa học, công nghệ và lực lượng sản xuất hiện đại. Định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta là cần thiết vầ có tính khách quan. Nội dung định hướng XHCN của kinh tế thị trường ở nước ta đã được hội thảo khoa học nhiều lần. Đã có nhiều ngừơi cho rằng thị trường là cái của riêng của chủ nghĩa tư bản; thậm chí là không có thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội là hai thứ không thể dung hợp được. Họ cho rằng: “ Cả về lí thuyết và thực tiễn, kinh tế thị trường-điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế - không thể đi đôi với định hướng xã hội chủ nghĩa đụơc”...Xong thực tế đã chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Theo ý kiến của đa số các nhà khoa học Việt Nam, có thể quan niệm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta có những nội dung chính như sau: Một là: Hai mặt kinh tế và xã hội của nền kinh tế thị trường nước ta được chủ động kết hợp với nhau ngay từ đầu thông qua pháp luật, chính sách kinh tế và chính sách xã hội trên cả tầm quản lí vĩ mô và vi mô. Nếu ở tầm vi mô, các chủ doanh nghiệp lấy lợi nhuận là mục tiêu xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở tầm vĩ mô, Nhà nước dùng hiệu quả kinh tế-xã hội làm mục tiêu quản lí nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Hai là: cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi trường sinh thái của đất nước được chủ động bảo vệ. Ba là: Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là nền kinh tế có trình độ phát triển cao, có tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế. Bốn là: Kinh tế nhà nước phải phát huy vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác là nền tảng của nền kinh tế trong nước. Ngoài ra, Nhà nước đầu tư, phát triển các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác nhằm tạo ra nhiều việc làm cho dân và góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Các thành phần kinh tế được phát triển một cách bình đẳng với nhau. Năm là: Nhà nước XHCN thực hiện vai trò “bà đỡ”, tạo điều kiện thuận lơi cho kinh tế thị trường phát triển đúng hướng. Vai trò đó được thể hiện bằng hệ thống pháp luật. Sáu là: Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế dân tộc hòa nhập với kinh tế quốc tế, tạo điều kiện tiếp thu những thành tựu mới của khoa học-kĩ thuật, công nghệ thế giới, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 2, Cơ sở thực tiễn a, Thực trạng nền kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN: Khi chuyển sang kinh tế thị trường, chúng ta đứng trước một thực trạng là: đất nước đã và đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội rất thấp. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Vì vậy, nền kinh tế nước ta tuy không còn hoàn toàn là kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, nhưng cũng chưa phải là kinh tế hàng hóa theo nghĩa đầy đủ. Mặt khác, do có sự đổi mới về mặt kinh tế cho nên nền kinh tế nước ta cũng không còn là nền kinh tế chỉ huy. Có thể nói, thực trạng kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa kém phát triển, còn mang tính chất tự cấp tự túc và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thực trạng này được biểu hiện ở các mặt sau: Kinh tế hàng hóa còn kém phát triển, nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc. Sự yếu kém đó được thể hiện ở: - Trình độ cơ sở vật chất- kĩ thuật và công nghệ xản xuất yếu kém. - Hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ xã hội chưa đủ để phát triển kinh tế thị trường ở trong nước và chưa đủ khả năng để mở rộng giao lưu với thị trường quốc tế. - Cơ cấu kinh tế còn mất cân đối và kém hiệu quả. Từ xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nước ta còn phổ biến là sản xuất nhỏ cho nên cơ cấu kinh tế nước ta còn mang nhiều tính chất của một cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Ngành nghề chưa phát triển. Sau Đại hội Đảng, tuy cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu thành phần kinh tế đã có nhiều thay đổi, nhưng vẫn chưa hình thành được một cơ cấu kinh tế mới hợp lí và có hiệu quả. - Chúng ta chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta đã được hình thành và đang phát triển. Vì vậy, thị trường ở nước ta cũng đang được hình thành và phát triển. Xem xét một cách khái quát về thị trường ở nước ta trong những năm vừa qua thì thấy thị trường ở nước ta còn là thị trường ở trình độ thấp. Tính chất của nó còn hoang sơ. Về cơ bản, nước ta vẫn chưa có thị trường sức lao động hoặc chỉ mới có thị trường này ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với hình thức thuê mứơn còn thô sơ. Tuy vậy điều này đã phản ánh sự đổi mới to lớn trong nhận thức và quan điểm của Đảng và dân ta về sức lao động và các loại hàng hóa khác. Một thời gian dài ở nước ta, tư liệu sản xuất lưu chuyển trong nội bộ các xí nghiệp quốc doanh là những hàng hóa đặc biệt. Nó không được mua bán một cách tự do và sở dĩ như vậy là vì vai trò đặc biệt quan trọng của những tư liệu sản xuất. Nếu tư liệu sản xuất rơi vào tay tư nhân, nó sẽ trở thành phương tiện nô dịch lao động của ngời khác. Sức lao động, tiền vốn cũng đựoc quan niệm khôngphải là hàng hóa v.v... Bên cạnh đó chúng ta vẫn chưa có thị trường tiền tệ và thị trường tiền vốn, hoặc mới chỉ có thị trường này ở khu vực ngoài quốc doanh. - Năng suất lao động xã hội và thu nhập quốc dân tính theo đầu ngừơi còn thấp. Do vậy, mức tiêu dùng của xã hội từ năm 1988 đến năm 1990 đều lớn hơn mức GDP hàng năm. Chúng ta không có tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế trong nước. Cụ thể là từ năm 1988 đến năm 1990 tiết kiệm đều là số âm ( năm 1988: -50; năm 1990: -10 ). Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 1991 thì mức thu nhập bình quân tính theo đầu ngừơi của nước ta vào loại thấp nhất trong các nước Đông Nam á ( Việt Nam: trên 200 USD, trong khi đó, Trung Quốc là 370 USD, Thái Lan:1420 USD,...) Một thời gian dài tồn tại nền kinh tế tập trung quan liêu bap cấp ở nước ta đã để lại những ảnh hưởng không nhỏ tới công cuộc đổi mới mà chúng ta đang tiến hành. Do nhận thức chủ quan duy ý chí về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cho nên trong nhiều thập kỉ vừa qua, ở nước ta đã tồn tại mô hinh kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thực tiễn hoạt động kinh tế đã chứng minh mô hình này có nhiều nhược điểm. Nó gần như đối lập với kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường. Cơ chế cũ hình thành trên cơ cở thu hẹp hoặc gần như xóa bỏ quan hệ hàng hóa tiền tệ, làm cho nền kinh tế bị “hiện vật hóa”. Còn cơ chế mới được hình thành trên cơ sở mở rộng quan hệ hàng hóa tiền tệ. Trong cơ chế cũ, các phạm trù giá cả, tài chính, lưu thông tiền tệ là những phạm trù vốn có của kinh tế hàng hóa mặc dù có được sử dụng xong chỉ là hình thức. Hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp hết sức nặng nề. Điều này được thể hiện: - Một là: làm mất sức mạnh của tổ chức thống nhất theo kế hoạch trước hết đối với kinh tế Nhà nước. Sự chỉ huy tập trung và theo nhiều mối đã gây ra sự gò bó, vướng mắc. Từ đó, cơ chế tập trung trở thành bất lực và buông lỏng cho thực tế tự phát. - Hai là: làm suy yếu, triệt tiêu động lực kinh tế, thậm chí gây ra tác động như khuyến khích sự ỷ lại, dựa dẫm, lừơi biếng gây thiệt hại cho những ngừơi tích cực, tạo môi trờng cho lãng phí, gây thất thoát tài sản quốc gia. - Ba là: cản trở mục tiêu ổn định, cải thiện đời sống phát triển sản xuất. Trong điều kiện tồn tại cơ chế giao nộp và cấp phát, dù có nói nhiều đến bao nhiêu về qui luật giá trị thì đó cũng chỉ là hình thức. b, Thực trạng của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta Từ sự phân tích thực trạng của nền kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường có thể rút ra kết luận: Thực trạng của quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình kết hợp giữa chuyển nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa tiến tới nền kinh tế thị trường và quá trình chuyển cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Lịch sử đã chứng minh rằng không thể chuyển nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn nếu thiếu “đòn xeo” là kinh tế hàng hóa. Chính C.Mác đã coi sự phát triển của kinh tế hàng hóa là xuất phát điểm và là điều kiện quan trọng nhất không thể thiếu được đối với nền sản xuất lớn TBCN và nâng cao hơn là điều kiện quan trọng, tiền đề cho chúng ta tiến hành thành công sự nghiệp tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về thực chất, đây là sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm khơi dậy sự sống động của nền kinh tế, mở rộng giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, thực hiện các quan hệ kinh tế bằng hình thức quan hệ hàng hóa tiền tệ trên thị trường. Khác với một số nước xã hội chủ nghĩa khác khi chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường, khi các nước đó đã có sự phát triển cao hơn chúng ta rất nhiều về lực lợng sản xuất, chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường trong hoàn cảnh nền kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp là phần lớn. Vì vậy, trước hết, quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta là quá trình chuyển nền kinh tế kém phát triển, mang nặng tính chất tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Bên cạnh đó, một thời gian dài ở nước ta đã tồn tại mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Cơ chế này như đã nói ở trên gần như đối lập với thị trường, nơi được coi là trung tâm của sản xuất và tái sản xuất xã hội. Vì vậy quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta còn là quá trình xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường đồng thời cũng là quá trình thực hiện nền kinh tế mở, nhằm hòa nhập thị trường trong nước với thị trường thế giới. Kinh tế “đóng”, “khép kín” thường gắn với nền kinh té phong kiến, gắn với sản xuất nhỏ mang tính chất cục bộ, địa phương chủ nghĩa với tình trạng “bế quan toả cảng”. Kinh tế mở là đặc điểm và là xu thế của thời đại ngày nay mà bất kì một quốc gia nào cũng phải coi trọng. Trong điều kiện của nước ta, bài học về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thơi đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do trước đây một lần nữa lại sống động trrong công cuộc phát triển đất nước với bối cảnh và điều kiện mới. II. mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 1, Đặc điểm mâu thuẫn biện chứng trong quá trình đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam a. Những mâu thuẫn tiêu biểu trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Từ những năm đầu thập kỉ 90 trở lại đây, có lẽ không còn mấy ai nghi ngờ về vai trò của sản xuất hàng hóa , của kinh tế thị trường trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy vậy, bản thân kinh tế thị trường lại có tính hai mặt của nó. Cho nên trong thực tế, cũng đã hình thành một số mâu thuẫn không tránh khỏi. Đó là mâu thuẫn luôn tồn tại từ khi con ngừơi bắt đầu biết lao động, biết tác động tới thế giới khách quan, biết quan hệ với nhau trong lao động để tạo ra của cải vật chất cho cuộc sống của mình: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; đó là những mâu thuẫn tồn tại bên trong nền sản xuất: mâu thuẫn giữa tích lũy và tiêu dùng, mâu thuẫn giữa cung và cầu,...Ngoài những mâu thuẫn thường xảy ra đối với tất cả các nền kinh tế, không phụ thuộc hình thức vận hành, thì công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta còn gặp phải một số mâu thuẫn khác như: mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con ngừơi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, giữa tính kế hoạch cao độ trong từng xí nghiệp với tính vô chính phủ của toàn bộ nền kinh tế,... - Trước hết, ta xét tới mối quan hệ biện chứng giữa hai nhân tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất xã hội: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con ngừơi với tự nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất, bao gồm tư liệu sản xuất và ngừơi lao động. Trong khi đó quan hệ sản xuất được hiểu là toàn bộ những quan hệ giữa ngựơi với ngừơi trong quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất của xã hội. Nó được thể hiện ở ba mặt cơ bản: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Mác đã chỉ ra rằng: trong sự sản xuất xã hội con ngừơi có những quan hệ nhất định tất yếu, không phụ thuộc vào ý muốn của họ. Vì vậy, con ngừơi không thể tuỳ tiện lựa chọn quan hệ sản xuất riêng cho mình, bởi vì chúng luôn luôn là kết quả phát triển tất yếu khách quan của một lực lượng sản xuất có tương ứng với nó. Trên thực tế, lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và biến đổi của quan hệ sản xuất. Khi không thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm, thâm chí phá hoại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lúc này, mâu thuẫn giữa chúng sẽ nảy sinh. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề này cũng rất phức tạp. Biểu hiện cụ thể là một số các quan hệ sản xuất tồn tại từ thời kì bao cấp nh tệ quan liêu, cửa quyền, sự ỷ lại, phụ thuộc lẫn nhau, chưa có ý thức tự giác trong lao động sản xuất của một số cộng nhân viên chức không những đã kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất lúc bấy giờ, mà hiện nay, khi tác phong công nghiệp, sự tự giác cao trong công việc được đề cao hơn bao giờ hết, thì những quan hệ vừa kể trên trong thời kì kinh tế tập trung quan liêu bao cấp lại càng không thể phù hợp, và không có lí do gì cho sự tiếp tục tồn tại. Chúng chắc chắn sẽ tạo ra những ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của lực lượng sản xuất. Suốt một thời gian dài, chúng ta đã ra sức chứng minh cho luận điểm nói rằng do lực lượng sản xuất ở ta vô cùng thấp kém nên trước hết phải cải tạo quan hệ sản xuất mới làm đòn bẩy đẩy lực lượng sản xuất phát triển, rằng quan hệ sản xuất ở tâ đi trước sẽ kéo theo lực lượng sản xuất phất triển theo, bất chấp một sự thật là do một số yếu tố của quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nên thực tế sự đi quá xa đó đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất như chúng ta đã biết. Ví dụ ta đã chứng minh cho tính chất khoa học và cách mạng của chủ trương cho rằng từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa có nghĩa là ngay từ đầu phải đẩy mạnh công nghiệp nặng để đủ sức trang bị cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, bất chấp một sự thật là chủ trương đó không phù hợp với hoàn cảnh của nước ta đi lên từ sản xuất nhỏ, cần có giai đoạn chuẩn bị, tạo những điều kiện tiền đề cần thiết thì mới tiến hành và đẩy mạnh công nghiệp hóa đợc. Như vậy cho thấy sự không phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất ở nước ta trong thời kì tập trung quan liêu bao cấp, tạo nên mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà chúng ta vô tình hay cố ý đã không nhận ra. Từ đó đã không có những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình. Điều này có thể hiểu là do sự nôn nóng, chủ quan duy ý chí của chúng ta, muốn đẩy nhanh quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội mà đã không tuân theo các quy luật khách quan, mà qui luật phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một ví dụ tiêu biểu. Ngược lại, các chính sách hợp lí của Nhà nước trong việc chuyển đổi hợp lí cơ cấu, duy trì sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội, tức là các chính sách đổi mới quan hệ sản xuất, đa quan hệ sản xuất tiến gần hơn, phù hợp hơn với lực lượng sản xuất chính là bước đi tất yếu đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hơn, hướng tới một phương thức sản xuất cao hơn trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế còn phổ biến là lạc hậu ở nước ta. - Bên cạnh mâu thuẫn có tính chất phổ biến trong mọi nền kinh tế, trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn nảy sinh mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu. Các Mác đã nêu ra hai điều kiện hình thành kinh tế thị trường là sở hữu khác nhau và sự phân công lao động xã hội. Điều đó cho thấy vấn đề sở hữu là vấn đề mấu chốt, liên quan tới nền tảng của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các hình thức sở hữu mà sâu hơn là mối quan hệ giữa chúng là vô cùng cần thiết. Nó sẽ tạo cho chúng ta có một cái nhìn tổng thể, đúng đắn, phát huy vai trò của từng hình thức sở hữu trong công cuộc đổi mới của đất nước. Hiện nay nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của chúng ta đang được xây dựng dựa trên cơ sở các hình thức sở hữu khác nhau: sở hữu toàn dân, sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể, sở hữu tư bản tư nhân. Chung qui lại có hai xu hướng sở hữu chính là công hữu và tư hữu. Chúng ta xét tới hai đại diện của chúng là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư bản tư nhân. Trước đây, ngừơi ta vẫn quan niệm những hình thức sở hữu trong xã hội xã hội chủ nghĩa là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Sự tồn tại của hai hình thức đó là tất yếu khách quan bởi những điều kiện lịch sử khi tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội quyết định. Và cho rằng sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là hình thức sở hữu đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, nó không thể tồn tại và phát triển trong xã hội của chúng ta. Đặc biệt nếu cùng tồn tại với sở hữu Nhà nước thì lại càng không được. Điều này sẽ tạo nên mâu thuẫn lớn. Chính vì vậy, sau khi giành được chính quyền, chúng ta đã ồ ạt xóa bỏ chế độ tư hữu, phủ nhận vai trò và sự tồn tại của chế độ tư hữu. Trên thực tế, C.Mác đã viết: “Đây là sự phủ định của phủ định. Nó khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân dựa trên những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa - trên sự hợp tác của những ngừơi lao động tự do và sự sở hữu chung của họ về ruộng đấtvà về những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra. Dĩ nhiên, việc biến chế độ tư hữu phân tán dựa trên cơ câu lao động của bản thân các cá nhân thành chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là một quá trình lâu dài, gian khổ đau đớn hơn nhiều so với việc biến chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa thực tế đã dữa trên một quá trình sản xuất xã hội, thành chế độ sở hữu xã hội. Chỉ có thế thôi. Như vậy, tình hinh tước đoạt những kẻ tước đoạt được coi như là sự khôi phục chế độ sở hữu, có nghĩa là sở hữu xã hội bao gồm ruộng đất và tư liệu sản xuất khác, còn sở hữu cá nhân bao gồm các sản phẩm còn lại, tức là những vật liệu tiêu dùng”(1). Cũng vấn đề này, Ăng-ghen cho rằng: “Một mặt sự chiếm hữu trực tiếp của xã hội về các sản phẩm, coi đó là những tư liệu để duy trì và phát triển sản xuất, mặt kkhác là sự chiếm hữu trực tiếp của cá nhân về các sản phẩm, coi đó là tư liệu sinh hoạt và hưởng thụ” (2). Từ ý kiến của Mác và Ăng-ghencho thấy việc hình thành một nền kinh tế dựa trên sự sở hữu hỗn hợp, ở đó có sự kết hợp hài hòa sở hữu xã hội và sở hữu cá nhân ngay trên lĩnh vực sở hữu tư liệu sản xuất là hoàn toàn có thể. Vì vậy Đại hội Đảng lần thứ VI đã phát hiện và kiên quyết thông qua đổi mới để khắc phục sai lầm, bằng cách thừa nhận vai trò và sự tồn tại của chế độ tư hữu trong tính đa dạng các hình thức sở hữu. Đây là bước ngoặt về mặt nhận thức lí luận mang tầm vóc chiến lược mới, thể hiện sự đổi mới từ gốc của Đảng ta. Hiện nay Đảng ta hướng sở hữu Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, “làm đòn bẩy đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đẻ xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô” (3). Còn sở hữu tư nhân tồn tại với tư cách là một động lực, có tác dụng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế. Sở hữu tư nhân mà ta nói tới ở đây là sở hữu tư nhân dựa trên cơ sở xã hội hóa dứơi hình thức cổ phần hóa mà hình thức này có tỷ trọng khống chế, cũng được đặt trong điều kiện có sự kiểm soát của Nhà nước và vai trò chủ đạo của sở hữu Nhà nước. Chính sự kết hợp hài hòa giữa hai hình thức sở hữu này sẽ là tiền đề vô cùng quan trọng cho chúng ta xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (1): C.Mác-Ăng ghen: Toàn tập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, 1994, t 20, tr 186-187 (2): C.Mác-Ăng ghen: Sđd, toàn tập, t 20, tr 388. (3): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, 1996, tr 93. - Ngoài những mâu thuẫn kể trên chúng ta không thể không xét tới mâu thuẫn biện chứng giữa việc xây dựng nền kinh tế thị trường với mục tiêu xây dựng con ngừơi trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, muốn xây dưng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con ngừơi xã hội chủ nghĩa. Yếu tố con ngừơi giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, bởi vì con ngừơi là chủ thể của mọi sáng tạo, của mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa. Con ngừơi phát triển cao về trí tuệ, cờng tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải bắt đầu từ con ngừơi, lấy con ngừơi làm điểm xuất phát. Một trong những điều kiện đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng con ngừơi trong giai đoạn hiện nay là đời sống sinh hoạt vật chất. Những nhu cầu vật chất - tinh thần phong phú của con ngừơi chỉ có thể được thoả mãn trong một nên kinh tế vững bàng, ổn định, phát triển cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Việc tiến hành sự nghiệp trồng ngừơi hôm nay gắn bó một cách mật thiết với quá trình mở rộng, hoàn thiện kinh tế thị trường kết hợp với mở cửa giao lưu quốc tế. Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước là phù hợp với qui luật khách quan, hợp lòng dân, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Đây chính là nội dung của công cuộc đổi mới, là con đường, phương thức xây dựng con ngừơi mới trong quá trình vận động biện chứng của xã hội. Như chúng ta đã phân tích ở trên, kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao. Kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế mà trong đó, các mối quan hệ kinh tế giữa con ngừơi với con ngừơi được biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông qua việc mua-bán, trao đổi hàng hóa- tiền tệ. Trong kinh tế thị trường, các quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quát, trên nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với ngừơi sản xuất và tiêu dùng. Do nảy sinh và hoạt động một cách khác quan trong những điều kiện lịch sử nhất định, kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ sự phân tích trên cho thấy, đối với nước ta hiện nay, không thể xây dựng và phát triển con ngừơi nếu thiếu yếu tố kinh tế thị trường. Do hậu quả nặng nề của chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển, của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,..., nền kinh tế nước ta đã tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, kinh tế thị trường là điều kiện rất quan trọng đa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng, phục hồi sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp bước tiến của thời đại. Trên cơ sở đó, đời sống của con ngừơi ngày càng được cải thiện, nâng cao, những nhu cầu sinh hoạt vật chất cơ bản ngày càng được đáp ứng một cách đầu đủ và nhanh chóng hơn. Con ngừơi không thể có cơ thể khoẻ mạnh nếu thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện về y tế hiện đại để chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ. Con ngừơi không thể có trí tuệ minh mẫn nếu các điều kiện vật chất để tiến hành các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học không được đáp ứng. Việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xa hội chủ nghĩa cũng đồng nghĩa với việc tạo ra các điều kiện vật chất cơ bản để thực hiện chiến lược xây dựng, phát triển con ngừơi cho thế kỉ XXI. Trong những năm vừa qua, kinh tế thị trường đã được nhân dân hưởng ứng rộng rái và trên thực tế đã thu được những kết quả không ai có thể phủ nhận. Nó thể hiện sự phát hiện và vận dụng đúng đắn các qui luật xã hội. Quá trình biện chứng đi lên chủ nghĩa xã hội từ khách quan đang trở thành nhận thức chủ quan của toàn xã hội. Bên cạnh đó, một khía cạnh khác cũng được đề cập: kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay không chỉ tạo ra các điểu kiện vật chất để xây dựng, phát huy nguồn lực con ngừơi, mà còn tạo ra môi trường xã hội thích hợp, cho con ngừơi có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Điều đó buộc con ngừơi phải năng động, có tác phong nhanh nhạy, có đầu óc quan sát, phân tích để thích nghi và hành động có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của con ngừơi, làm giảm đi sự trì trệ vốn có của ngừơi lao động trong nền kinh tế lạc hậu từ ngàn đời ở con ngừơi Việt Nam. Kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện để con ngừơi mở rộng các mối quan hệ, giao lưu, từ đó hình thành các chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới theo tiêu chí thị trường. Điều này cho thấy mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường đem lại cho con ngừơi Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng không phải cứ xây dựng kinh tế thị trường là làm cho con ngừơi tốt đẹp hơn. Có những luc, những nơi, kinh tế thị trường còn làm tha hóa bản chất con ngừơi, biến con ngừơi trở thành nô lệ sùng bái đồng tiền, kẻ đạo đức giả, chỉ tôn trọng lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, văn hóa, đạo đức, luân lí,...Việc quá đề cao lợi ích cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích xã hội là một nguy cơ lớn. Lợi nhuận kích thích sản xuất. Nhưng lợi nhuận cũng tự phát dẫn con ngừơi tới những hành vi phá hoại môi trường sống, huỷ hoại nhân phẩm. Sự cạnh tranh trên thương trường làm cho con ngừơi năng động hơn, sáng tạo hơn nhưng nhiều khi cũng là mất đi lòng nhân ái, vị tha, biến con ngừơi thành những cỗ máy chỉ biết tính toán một cách sòng phẳng, lạnh lùng. Quan hệ hàng hóa-tiền tệ làm sống động thị trường nhưng cũng xói mòn nhân cách và hạ thấp phẩm giá con ngừơi. Ngoài ra, đi kèm với kinh tế thị trường là một loạt các tệ nạn xã hội dễ dân đến những rối loạn, khủng hoảng cho gia đình- hạt nhân, tế bào của xã hội. Nạn cờ bạc, rựơu chè, tham nhũng, buôn lậu là những căn bệnh không dễ khắc phục của kinh tế thị trường. Những phân tích trên đây cho thấy, kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con ngừơi xã hộichủ nghĩa là hai mặt đối lập nhau, cùng tồn tại trong nền kinh tế thị ngừơi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa đấu tranh quyết liệt với nhau. Kinh tế thị trường vừa tạo ra những điều kiện để xây dựng, phát huy nguồn lực con ngừơi, vừa tạo ra những độc tố huỷ hoại con ngừơi. Điều này tạo nên mâu thuẫn giữa nền kinh tế thị trường và vấn đề xây dựng con ngừơi theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. Đối với việc xây dựng con ngừơi, thật không sai khi nói kinh tế thị trường là một con dao hai lỡi. - Trong hoạt động kinh tế thường lấy mục tiêu là tăng trưởng kinh tế, còn trong hoạt động xã hội, mục tiêu của nó là tiến tới thực hiện ngày càng tốt hơn công bằng xã hội. Đây là hai mặt, hai mục tiêu liên quan trực tiếp tới sự cường thịnh của một quốc gia. Chính vì vậy, cần có sự quan tâm thích hợp tới hai mặt này, đặc biệt là mối quan hệ cũng như những mâu thuẫn ảnh hưởng giữa chúng. Có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội.Thực tế cho thấy, kinh tế có tăng trưởng thì mới có thể xoá bỏ được những biểu hiện bất bình đẳng và bất công xã hội và đưa công bằng xã hội lên một trình độ cao hơn. Sự tăng trởng kinh tế ở nước ta sau hơn mời năm đổi mới đã tạo điều kiện cho xã hội có thêm những khoản tích luỹ nhất định để đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hộỉ ở tất cả các vùng. Nhờ có tăng trưởng kinh tế, các thành viên xã hội mới có thêm cơ hội để học tập, rèn luyện, nâng cao khả năng lao động và quản lí để tham gia vào các hoạt động kinh tế và các hoạt động xã hôị khác mà trước đó không có điều kiện tham gia. Mặt khác, để thực hiện tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, vấn đề công bằng xã hội là một trong những yếu tố quyết định, nội sinh của tăng trưởng kinh tế. Công bằng xã hội là động lực cho phát triển kinh tế vì đó là yếu tố tác động trực tiếp tới lợi ích của chủ thể hoạt động. Do đó kích thích tính năng động sáng tạo của họ vào các hoạt động kinh tế. Vậy công bằng xã hội là một trong các điều kiện quan trọng đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, lâu dài và có hiệu quả. Mặc dù giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội không có mâu thuẫn cụ thể, xong quan hệ giữa chúng lại bị chi phối bởi không ít các mâu thuẫn phát sinh, đặc biệt trong thời kì kinh tế thị trường. + Trước hết, nói tới mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để có nền kinh tế vững mạnh cho quá trình này, không còn cách nào khác là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Do đó không tránh khỏi sự xuất hiện của một số ngừơi có vốn, có tư liệu sản xuất bỏ vốn ra đầu tư, thuê lao động, kinh doanh kiếm lời. Họ thu lãi bằng cách bóc lột không ít thì nhiều phần giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra. Ngừơi lao động sinh ra giá trị thặng dư nhưng không đừơc sở hữu mà quyền này thuộc về nhà kinh doanh. Điều này tạo nên mâu thuẫn giữa bóc lột và bị lóc lột, mâu thuẫn của nhà kinh doanh và ngừơi lao động. Nếu không giải quyết tốt mâu thuẫn này thì hoặc lợi ích của nhà kinh doanh hoặc lợi ích của ngừơi lao động làm thuê bị xâm phạm. Tất cả đều gây ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế + Trong bản thân công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay đã hàm chứa một mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng. Mâu thuẫn này chính là mâu thuẫn giữa bình đẳng xã hội với tính cách là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, và cũng là điều mà các chính sách xã hội của chúng ta đang phấn đấu từng bước, với sự bất bình đẳng trong sự hưởng thụ do sự không ngang bằng nhau của các cá nhân, nhóm xã hội trong lao động, đóng góp. Sự bình đẳng theo tính chất của chủ nghĩa xã hội là mọi ngừơi đều có quyền lợi ngang nhau. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường lại tạo ra những ngừơi làm ít và nhiều khác nhau, vì thế mà có thu nhập không ngang nhau và quyền lợi cũng không nganh nhau. Hai mặt bình đẳng và bất bình đẳng có địa vị không ngang nhau. Bất bình đẳng dù được xã hội thừa nhận là công bằng cũng chỉ là cái bắt buộc phải duy trì nhằm đảm bảo cho sự phát triển xã hội. Mục đích lâu dài của xã hội là phấn đấu cho sự bình đẳng xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội, bình đẳng xã hội là mặt chủ đạo của sự phát triển. + Như chúng ta đã biết, chính sách kinh tế được dùng để tiến hành các hoạt động kinh tế, tạo sự tăng trưởng kinh tế. Còn chính sách xã hội được thực hiện nhằm tiến tới sự công bằng xã hội. Như vậy, chính sách kinh tế và chính sách xã hội có liên quan mật thiết tới mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Hiện nay, việc thực hiện hai loại chính sách còn một số mâu thuẫn. Việc thực hiện chính sách kinh tế phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các qui luật của kinh tế thị trường, phải chấp nhận cạnh tranh, phá sản, thất nghiệp. Đây là điểm gây mâu thuẫn với chính sách xã hội trong việc thực hiện bình đẳng xã hội của mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mặc dù trong giải pháp về kinh tế luôn có những điểm chú ý tới mặt xã hội. Xong để đảm bảo tăng trởng kinh tế, bất cứ một chính sách kinh tế nào trớc hết cũng phải chú trọng đến hiệu quả kinh tế, cho nên dù tối u tới đâu thì chính sách kinh tế cũng không thể đề cập tới tất cả các mặt của xã hội. Vì vậy, cần phải có những chính sách xã hội nhất định để bổ sung cho chính sách kinh tế, từ đó giải quyết tốt hơn những vấn đề nhức nhối của xã hội mà chính sách kinh tế đem lại. Mặt khác, việc thực hiện chính sách xã hội luôn dựa vào các điều kiện kinh tế do chính sách kinh tế đặt ra. Nếu những chính sách xã hội không phù hợp với các điều kiện này mà chủ yếu là vựơt quá khả năng có thể của nền kinh tế thì sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Sau những năm đổi mới, xã hội nước ta đã đạt được những bước phát triển khá ngoạn mục, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu rất đáng tự hào về xây dựng và phát triển kinh tế nâng cao mức sống của nhân dân thì vấn đề môi trường - Yếu tố cực kì quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước lại đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải có sự quan tâm giải quyết một cách đồng bộ kịp thời và thoả đáng. Với lí do lợi nhuận của nền kinh tế thị trường nhiều cơ sở sản xuất đã không quan tâm đến vấn đề sử lí rác thải và đang gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Theo thống kê của bộ Khoa học Công nghệ và môi trường đến tháng 8/1999 cả nước có 3311 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó: 785 cơ sở do Nhà nước quản lý, 2526 cơ sở do tập thể tư nhân quản lý. Và tổng lượng rác thải lỏng đã là 8.708.929 m3/năm. Đó là những con số báo động để nhà nước cần quan tâm trong vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. 2, Giải pháp đối với mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta đã biết lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt không thể thiếu của quá trình sản xuất. Việc giải quyết tốt mâu thuẫn của hai lực lượng này sẽ đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung. Điểm cần chú ý ở đây là làm sao cho quan hệ sản xuất luôn phát triển phù hợp với lực lượng sản xuất mà lực lượng sản xuất vẫn ngày một nâng cao. Trước hết, do lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nên ta cần quan tâm tới sự phát triển của lực lượng sản xuất là đầu tiên, tức là quan tâm tới việc nâng cao năng suất lao động. Đây là điểm cốt yếu trong vấn đề phát triển lực lượng sản xuất vì năng suất lao động chính là bao gồm cả trình độ lao động và trình độ tư liệu sản xuất, hai mặt này cấu thành nên lực lượng sản xuất. Nói tới quan hệ sản xuất, ngời ta thường nói tới sự sở hữu về tư liệu sản xuất mà chủ yếu là các hình thức sở hữu và mỗi quan hệ giữa chúng, làm sao cho phù hợp với điều kiện của từng loại hình kinh tế tương ứng. Vấn đề này sẽ được đề cập tới cụ thể trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu. Để giải quyết sự đối lập giữa các hình thức sở hữu mà chủ yếu ở đây là sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước, vai trò của Nhà nước cần đợc đặc biệt lu ý. Nhà nước cần đứng ra điều tiết vĩ mô đối với từng thành phần kinh tế khác nhau, là đại diện của các hình thức sở hữu khác nhau trên cơ sở bình đẳng, phát huy tối đa tiềm năng của từng thành phần. Tuy nhiên cần xác định rõ sở hữu Nhà nước mà sự biểu hiện được thông qua kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là lực lượng nắm bắt các yết hầu kinh tế, có khả năng chỉ đạo đối với các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh đó cũng cho thấy đây là thành phần kém sinh lời nhất của nền kinh tế vì nó phải nắm giữ các ngành trọng yếu như kinh tế quốc phòng, thông tin, cơ sở hạ tầng,...Với vai trò vô cùng quan trọng của nó, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo những tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng là do kinh tế Nhà nước nẵm giữ. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con ngừơi xã hội chủ nghĩa không phải là vấn đề đơn giản. Một lần nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại được đề cao hơn bao giờ hết. Việc áp dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lí vĩ mô của Nhà nước, động thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có như vậy sẽ phát huy được tác động tích cực, to lớn cũng như ngăn ngừa, khắc phục và hạn chế bớt những tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Các hoạt động kinh doanh phải hướng vào phục vụ công cuộc xây dựng nguồn lực con ngừơi. Bên cạnh đó, cần tiến hành các hoạt động văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục tâm lí sùng bái đồng tiền như đã trình bày ở phần trên, phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ,...Đây chính là công cụ, phương tiện quan trọng để tác động, góp phần giải quyết mâu thuẫn này. Đến đây, chúng ta tiếp tục đề cập tới cách thức giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Trước hết là mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột. Trong điều kiện nước ta hiện nay, sự xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng bóc lột chưa thể thực hiện được, lại càng không thể ngăn chặn tình trạng thuê mứơn. Vấn đề là ở chỗ, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và chính sách của mình, vừa đảm bảo lợi ích của các nhà kinh doanh, vừa chăm lo lợi ích của ngừơi lao động, nhất là việc thực hiện bảo hiểm xã hội trong thành phần kinh tế tư nhân. Từ đó, vừa khuyến khích mở rộng nhiều hình thức kinh doanh, giải quyết việc làm cho ngừơi lao động, hạn chế bóc lột và những tiêu cực của các hình thức kinh doanh này. Xét tới sự bình đẳng và bất bình đẳng trong công bằng xã hội, ta có thể khẳng định, trong điều kiện hiện nay, chúng ta chỉ có thể thực hiện bình đẳng từng bước, tiến tới bình đẳng hoàn toàn. Trước hết là phấn đấu thực hiện bình đẳng về cơ hội, tức là tạo điều kiện cho mọi ngừơi có đợc cơ hội như nhau để có thể tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác. Trên cơ sở đó có được mức hưởng thụ tương xứng với năng lực của mình. Trong vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, việc kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cần đề cao, đồng thời phải đấu tranh chống lại biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân. ở đây, chúng ta cần tỉnh táo phân biệt chủ nghĩa cá nhân với lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân là cái chính đáng, tích cực, là một động lực của sự phát triển của xã hội, là tiền đề để thực hiện lợi ích chung. Còn chủ nghĩa cá nhân là cái tiêu cực, nó đặt lợi ích cá nhân và gia đình lên trên hết, bất chấp việc đi ngược lại lợi ích tập thể, xã hội. Chính vì vậy, Bác Hồ đã nói: “ Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.” (1) (1) Hồ Chí Minh , toàn tập, t 9, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989, tr.291 Vấn đề môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đa ngày càng được quan tâm hơn, vì vậy trong chiến lược phát triển môi trường bền vững đến năm 2010-2020 chúng ta đã xây dựng nội dung "Phát triển bền vững". Đây là lần đầu tiên nước ta có chiến lược bảo vệ và phát triển môi trường trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển nhằm giải quyết phần nào mâu thuân đang ngày một gay gắt. Mâu thuẫn cuối cùng ảnh hưởng tới quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Để có cách giải quyết hữu hiệu, chúng ta cần kết hợp hài hòa hai loại chính sách này trong việc hoạch định cũng như thực hiện chúng. Đó là sự kết hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách kinh tế không dẫn đến những hậu quả xã hội tiêu cực, và khi thực hiện chính sách xã hội, thì nó không những không cản trở mà trở thành động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. c. kết luận Thông qua hàng loạt các lí luận và thực tiễn được trình bày cho thấy sự tồn tại tất yếu của mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta không thể phủ nhận hay xóa bỏ chúng, mà phải thẳng thắn thừa nhận vị trí và vai trò của mâu thuẫn.. Cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác trong thế giới khách quan, mâu thuẫn cũng có hai mặt của nó: tích cực và tiêu cực. Hai mặt này tác động to lớn tới nền kinh tế của nước ta, nhất là trong thời kì xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Nếu chúng ta không nhìn toàn diện, đúng đắn thì sẽ không thể phát huy được những ưu điểm của chúng, thậm chí còn tạo cơ hội cho sự phát triển của các mặt hạn chế. Điểm quan trọng hơn cả là từ nhận thức, chúng ta cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn, từ đó góp phần giải phóng mọi nguồn lực kinh tế và xã hội. Có như vậy, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mới thực sự phát triển theo đúng nghĩa của nó và trở thành nền tảng cho chúng ta tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình triết học Mác Lênin tập II (Nhà xuất bản chính trị quốc gia) 2. Vở ghi môn học triết học Mác Lênin 3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (Nhà xuất bản chính trị quốc gia) 4. C.Mác-Ăng ghen toàn tập 5. Hồ Chí Minh toàn tập 6. Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam ( Nhà xuất bản khoa học xã hội) 7. Triết học với sự nghiệp đổi mới (Nhà xuất bản Sự thật) 9. Tạp chí triết học tháng 1-2002 10. Tạp chí triết học tháng 2-2002 11. Tạp chí triết học tháng 4-2002 12. Tạp chí nghiên cứu trao đổi số 19 (10-1998) 13. Tạp chí triết học số 3(103) tháng 6-1998 14. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 263 (4-2000) 15. Tạp chí Phấn đấu đa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống số 15 (8-1999) 16. Tạp chí Phấn đấu đa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống số 16 (8-1999) mục lục A. Giới thiệu đề tài B. Nội dung I. Lí luận chung về mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam 1, Cơ sở lí luận a, Mâu thuẫn biện chứng, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập b, Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 2, Cơ sở thực tiễn a, Thực trạng nền kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN b, Thực trạng của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta II. Mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 1, Đặc điểm mâu thuẫn biện chứng trong quá trình đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam a, Những mâu thuẫn tiêu biểu trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam b, Tác động của mâu thuẫn biện chứng đến nền kinh tế thị trường 2, Giải pháp đối với mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta c. kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29546.doc
Tài liệu liên quan