Tiểu luận Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ

Qua quá trình phân tích có thể khẳng định được rằng thị trường Mỹ là một thị trường giàu tiềm năng, là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nói chung và cho Công ty dệt may Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả mảnh đất màu mỡ này thì lại đòi hỏi phải có sự nỗ lực hết mình của từng thành viên trong Công ty cũng như sự nhanh nhạy, sắc bén của các cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra cũng không thể thiếu được sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước để bài toán "đầu ra" cho sản phẩm được giải thành công. Những kết quả bước đầu của Công ty tại thị trường Mỹ đã chứng tỏ thế mạnh và sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường này. Mong muốn chung của người Việt cũng như của nhiều người dân Việt Nam là được thấy các sản phẩm của Việt Nam có mặt trên khắp các thị trường trên thế giới. Đối với Công ty dệt may Hà Nội thực hiện tốt doanh thu xuất khẩu sang Mỹ sẽ giúp Công ty tăng doanh thu nói chung và đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Thành công trên thị trường Mỹ cũng sẽ tiếp nhận sức mạnh cho Công ty dệt may Hà Nội ngày một phát triển đi lên, trở thành con chim đầu đan trong ngành dệt may Việt Nam, đem lại lợi nhuận cho Công ty, thu nhập cho người lao động, góp phần quảng bá thương hiệu Hanosimex, nâng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ở nước ta được Nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển và đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đem lại cho doanh nghiệp cũng như cho đất nước nguồn thu ngoại tệ quý báu, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Dựa trên việc khai thác những tiềm năng lợi thế so sánh của đất nước, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được xây dựng, trong đó phải kể đến là mặt hàng dệt may. Mặt hàng này ngày càng có những bước phát triển vững chắc với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh qua các năm. Chỉ trong vòng 3 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta đã tăng gần 2 lần, đứng thứ hai trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất chỉ sau kim ngạch xuất khẩu dầu khí. Năm 2003 là năm đánh dấu mốc son mới của ngành dệt may Việt Nam trên con đường phát triển của mình, khi ngành này thu được 3,6 tỷ USD từ xuất khẩu. Trong vòng 10 năm tới, đây vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Nắm bắt được thế mạnh và tiềm năng phát triển của mặt hàng dệt may, nhiều Công ty trong nước đã đầu tư vốn, công nghệ để sản xuất mặt hàng này và hướng ra thị trường nước ngoài. Một số Công ty đã làm tốt bài toán đầu vào, đầu ra cho sản phẩm và đạt được hiệu quả kinh tế cao, khẳng định uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Công ty dệt may Hà Nội - Hanosimex là một trong số các Công ty đó. Hanosimex là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam đã có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự thành công của toàn ngành dệt may. Cho đến nay, sản phẩm may mặc mang thương hiệu Hanosimex đã được biết đến ở khắp mọi miền đất nước và nhiều thị trường nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia… trong đó lớn nhất là thị trường Mỹ. Đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, cơ hội đã được mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Hanosimex nói riêng thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Trong bài tiểu luận này em muốn đưa ra một số phân tích về tình hình thực hiện doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Hanosimex vào thị trường Mỹ cũng như đề ra một số giải pháp cụ thể để doanh nghiệp thực hiện ngày càng tốt hơn doanh thu này trong thời gian tới. Bài viết gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu chung về Công ty dệt may Hà Nội. Chương II: Tình hình thực hiện doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào thị trường Mỹ. Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo Mạnh Cường đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Chương I. Giới thiệu chung về Công ty dệt may Hà Nội I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Công ty dệt may Hà Nội với tên viết tắt là Hanosimex, trước đây là Nhà máy sợi Hà Nội - xí nghiệp liên hiệp sợi - dệt kim Hà Nội, là một doanh nghiệp lớn thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam, được xây dựng từ năm 1979 với sự giúp đỡ của hãng Unionmatex (CHLB Đức). Hiện nay Công ty có 11 nhà máy thành viên, trong đó gồm 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 6 nhà máy may với tổng diện tích mặt bằng trên 24ha, hơn 5000 công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Đức, Nhật, Bỉ, Mỹ… Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiểu chuẩn ISO 9000:2000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. Sản phẩm của Công ty nhiều năm liền được khách hàng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và đạt được nhiều giải thưởng tại hội chợi triển lãm trong và ngoài nước và từng bước khẳng định uy tín tại thị trường nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi… II. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1. Chức năng Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng cao như các loại sợi, sản phẩm dệt kim, khăn bông và nhập khẩu các loại bông xơ, nguyên phụ liệu chuyên dùng như hoá chất, thuốc nhuộm… 2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ quan trọng nhất của Công ty là tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo việc làm cho người lao động, phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng doanh thu, xây dựng quản lý theo chương trình ISO 9002 và SA 8000. III. Những đặc điểm cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Công ty 1. Sản phẩm sợi * Đây là sản phẩm truyền thống của Công ty, gồm sợi cotton, sợi Peco, sợi PE. * Các loại vải dệt kim và các sản phẩm mau bằng vải Rid, Interlok, Single, Lacost. * Các loại khăn mặt, khăn tắm, khăn ăn. * Các loại vải Denim và các sản phẩm quần áo Jeans. 2. Nhân lực Do đặc điểm của ngành nên trong Công ty lao động nữ chiếm đa số, gần 70%. Trình độ của lao động đang ngày càng được nâng cao cả về nghiệp vụ chuyên môn và tay nghề. Các cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản từ nhiều trường đại học có uy tín trong nước và nước ngoài. 3. Công nghệ Các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên các dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến của Châu Âu, Mỹ, Nhật như: dây chuyền sản xuất sợi PE với 1994 hộp kéo sợi (3000 tấn sợi PE/năm), phòng thí nghiệm nhuộm, dây chuyền may sản phẩm dệt kim, máy dệt Jacquard… 4. Thị trường 4.1 Đối với thị trường Châu á Trong thời kỳ trước năm 1997, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm ưu thế, chiếm khoảng 80% doanh thu xuất khẩu của Công ty. Cuối năm 1997 đến 1999, do khủng hoảng kinh tế nên sức mua của thị trường Nhật giảm lại cộng thêm sự cạnh tranh từ phía các sản phẩm của Trung Quốc nên khả năng xuất khẩu sang thị trường Nhật bị hạn chế. Công ty đã mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Philipine, Singapore.. 4.2 Đối với thị trường Châu Âu Trước năm 1997, xuất khẩu sang thị trường này chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đặc điểm của các đơn hàng Châu Âu là nhỏ và yêu cầu cao về chất lượng. Mặt khác, do hạn chế về hạn ngạch nên số lượng xuất khẩu sang thị trường này chỉ ở mức nhất định. Năm 2004, bước đầu Bộ Thương Mại cho phép các doanh nghiệp tự do xuất khẩu vào thị trường EU, chưa áp dụng quy chế phân bổ hạn ngạch nên lượng hàng xuất khẩu sang EU năm nay tăng cao so với năm 2003. 4.3 Thị trường Mỹ Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng. Doanh thu xuất khẩu sang thị trường này của Công ty tăng mạnh qua các năm, đây vẫn là mục tiêu lớn dành cho Công ty trong thời gian tới. 5. Nguồn vốn Hiện nay Hanosimex là một trong những Công ty có giá trị tài sản lớn trong Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Năm 1999, tổng giá trị tài sản của Công ty là gần 300 tỷ đồng. Nguồn vốn trên một phần do Nhà nước cấp, phần còn lại do quá trình hoạt động của Công ty tạo ra và do huy động từ cán bộ công nhân viên cũng như khai thác từ nhiều nguồn vốn khác. IV. Mục tiêu xuất khẩu sang Mỹ đến năm 2010 của Công ty Dựa trên những phân tích về thực trạng của Công ty cũng như những biến động của thị trường Mỹ. Ban lãnh đạo đã nghiên cứu và đưa ra những mục tiêu cụ thể đến năm 2010 như sau: Đơn vị: triệu USD Năm 2004 2005 2010 Doanh thu 20 24 31 Sản phẩm dệt may 16 18 21 Khăn các loại 0,3 0,5 1 Vải Denim 0,6 0,8 1 Quần áo Denim 2 3 5 Sợi 0,1 0,2 1 Mũ 1 1,5 2 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Mục tiêu này hoàn toàn có khả năng thực hiện được nếu Công ty biết khai thác triệt để lợi thế vốn có của mình. Đặc biệt nếu như 2005, Việt Nam gia nhập WTO thì khả năng thực hiện mục tiêu trên càng rõ ràng vì lúc đó hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ được dỡ bỏ hạn ngạch. Chương II. Tình hình thực hiện doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty dệt may Hà Nội sang thị trường Mỹ I. Tổng quan về thị trường hàng dệt may Mỹ 1. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may tại Mỹ Mỹ là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của nước này đạt con số 72,846 tỷ USD, đứng vị trí thứ nhất, kế tiếp là EU với 62,076 tỷ USD, Nhật Bản 25,484 tỷ USD và Canada 8,108 tỷ USD. Sang năm 2002 tuy tổng kim ngạch nhập khẩu có giảm đôi chút song Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may với 70,239 tỷ USD. Những sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất vẫn là quần áo cotton, sơ mi nam nữ, quần áo trẻ sơ sinh, quần nam vải tổng hợp… Các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ lớn nhất là Mêhico, Trung Quốc, Hồng Kông, Canada, Hàn Quốc, ấn Độ… 2. Một số chính sách nhập khẩu hàng dệt may của Chính phủ Mỹ 2.1 Quy định về thuế quan 2.1.1 Danh mục điều hoà thuế quan Hoa Kỳ (HTS) Hệ thống này quy định chi tiết doanh về thuế suất và phân chia hàng hoá thành 21 nhóm và 97 chương. Mọi mã hàng nhập khẩu vào Mỹ đều được phân loại theo HTS, trong đó có hơn 8000 mức thuế. 2.1.2 áp mã thuế nhập khẩu Luật pháp Mỹ cho chủ hàng được chủ động xếp ngạch thuế cho các mặt hàng nhập và nộp thuế theo kê khai. 2.1.3 Định giá tính thuế hàng nhập khẩu Nguyên tắc chung là đánh thuế theo giá giao dịch, nhưng giá giao dịch ở đây không phải là giá trên hoá đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác như tiền đóng gói, tiền hoa hồng cho trung gian. 2.2 Quy định về hạn ngạch nhập khẩu và visa 2.2.1 Quy định về hạn ngạch nhập khẩu Nói chung Hoa Kỳ không có giới hạn về hạn ngạch trừ khi trong hiệp định hàng dệt may có quy định về hạn ngạch. Tuy nhiên, luật thương mại Hoa Kỳ cho phép chính phủ đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hành chính đối với hàng dệt may. 2.2.2 Quy định về visa Hàng dệt cần có visa mới được vào Hoa Kỳ. Một visa hàng dệt là dấu xác nhận trên một hoá đơn hoặc một "giấy phép kiểm soát nhập khẩu" do Chính phủ nước ngoài cấp. Visa này được dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt của các nước vào Hoa Kỳ. 2.3 Quy định về xuất xứ hàng dệt may Hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về tờ khai xuất xứ hàng hoá. Tờ khai này phải được đính kèm với các lô hàng nhập khẩu và được nộp cho Hải quan ngay khi hàng được nhập vào Mỹ. II. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang Mỹ 1. Doanh thu qua các năm Nhận thức được tiềm năng to lớn của thị trường Mỹ, trong những năm vừa qua, Công ty đã tập trung khai thác thị trường này. Những kết quả ban đầu cho thấy sản phẩm của Công ty có khả năng xâm nhập vào thị trường khó tính đầy tiềm năng này. Tuy gặp nhiều khó khăn vì đây là một thị trường khá mới mẻ nhưng Công ty luôn dành thời gian cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty. Điều này thể hiện qua bảng sau: Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh thu XK sang Mỹ của Công ty 1.492.107 14.067.971 18.372.338 Tăng giảm tuyệt đối - + 12.575.864 + 4.304.367 Tăng giảm tương đối - + 843% + 30,6% Doanh thu XK sang Mỹ của ngành 49.340.000 900.000.000 2.300.000.000 Tăng giảm tuyệt đối - + 850.660.000 + 1.400.000.000 Tăng giảm tương đối - + 1724% + 156% Daonh thu từ hoạt động XK của Công ty 16.797.527 23.540.650 28.587.836 Tăng giảm tuyệt đối - + 6.743.123 + 5.047.186 Tăng giảm tương đối - + 40,1% + 21,4% Tỷ trọng doanh thu XK sang Mỹ của Công ty so với ngành 3,02% 1,56% 0,8% Tỷ trọng doanh thu XK sang Mỹ so tổng doanh thu XK của Công ty 8,9% 1,56% 0,8% Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào thị trường Mỹ qua các năm 2001, 2002 và 2003 đều tăng và tăng với tỷ lệ rất cao. Năm 2001, tổng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chỉ đạt 1.492.107 USD, chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 3,02% so với toàn ngành 8,9% so với tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty. Sang năm 2002, sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, do xác định hướng đầu tư đúng đắn và những nỗ lực tìm hiểu thị trường, Công ty đã ký kết được các hợp đồng với các đối tác phía Mỹ trong đó có lô hàng lớn trị giá 400.000 USD trong quý I. Công ty có thêm nhiều bạn hàng lớn. Doanh thu tăng nhanh trong năm nay và đạt con số 14.067.971 USD, tăng 12.575.864 USD về mặt tuyệt đối và 843% về mặt tương đối so với năm 2001, chiếm 60% trong tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty. Đây là mức tăng lớn nhất trong 4 năm liền thực hiện xuất khẩu sang Mỹ. Để có được kết quả đó, Công ty đã đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, nhập khẩu một số dây chuyền sản xuất hiện đại của Cộng hoà Liên bang Đức và Nhật Bản nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Thương hiệu Hanosimex đã dần trở nên quen thuộc với các nhà phân phối Mỹ. Năm 2003 tiếp tục đà tăng trưởng này, Công ty đẩy mạnh sản xuất, thiết lập thêm nhiều mối quan hệ đối tác với phía Mỹ, nâng doanh thu trong năm này lên 18.372.338 USD, tăng so với năm 2002 klà 4.304.367 USD về mặt tuyệt đối và 30,6% về mặt tương đối. Tuy mức tăng này không cao bằng năm 2002 nhưng cũng đạt mức kế hoạch mà Công ty đã đề ra. Doanh thu từ thị trường Mỹ đã chiếm tới 64% tổng doanh thu từ xuất khẩu, khẳng định thêm tầm quan trọng của thị trường này. Nguyên nhân chính dẫn đến mức doanh thu năm 2001 thấp là do hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ chưa được hưởng quy chế MFN dẫn đến giá cả còn cao, sức cạnh tranh còn yếu. Năm 2002, hàng hoá Việt Nam được hưởng quy chế MFN khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ nên hàng của Công ty vì thế đã nâng cao được khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường này. Năm 2003 Công ty vấp phải vấn đề hạn ngạch nên tăng trưởng doanh thu xuất khẩu không cao bằng năm 2002. Tuy doanh thu của Công ty từ thị trường Mỹ trong những năm gần đây tăng nhanh nhưng tốc độ tăng lại không cao bằng tốc độ tăng doanh thu của ngành dẫn đến tỷ trọng doanh thu của Công ty ngày càng giảm so với ngành. Nếu như năm 2001, tỷ trọng này là 3,02% thì năm 2002 chỉ còn 1,56% và năm 2003 là 0,8%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp dệt may mới gia nhập ngành và tham gia xuất khẩu vào thị trường khiến cho doanh thu xuất khẩu sang Mỹ của ngành tăng mạnh, 1724% năm 2002 và 156% năm 2003. 2. Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như: quần áo dệt kim khăn các loại, quần áo Denim, vải Denim, mũ. Doanh thu cụ thể của từng mặt hàng được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị: USD Năm Mặt hàng xuất khẩu 2001 2002 Chênh lệch 2002 so 2001 2003 Chênh lệch 2003 so 2002 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ % Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ % Tỷ trọng Quần áo dệt kim 1328241 89% 9612532 68,3% + 8284291 + 634% - 20,7% 15445538 84% + 5833006 + 60,7% + 15,7% Khăn các loại - - - - - - - 5069 0,003% - - - Quần áo dệt kim 6480 0,46% 1357240 9,64% + 1350760 + 20845% + 9,18% 1937311 10,54% + 580071 + 42,7% + 0,9% Vải Denim - - 327339 2,32% - - - 258398 1,58% -68941 - 21% - 0,74% Mũ 157386 10,54% 3098200 19,74% + 2940814 + 9,2% 726002 3,907% -2372198 - 76,6% - 15,8% Tổng cộng 1492107 100% 14067971 100% 12575864 + 843% 18372338 100% +4304367 + 30,6% 0% Theo các số liệu trong bảng trên, ta nhận thấy sự tăng trưởng trong doanh thu của hầu hết các mặt hàng (từ mặt hàng vải Denim và mũ): * Mặt hàng quần áo dệt kim là mặt hàng có doanh thu lớn nhất và tốc độ tăng doanh thu cao. Mặt hàng này đang rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ và cũng là mặt hàng có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu của Công ty. Quần áo dệt kim bao gồm cả quần áo nam, nữ, trẻ em với nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau. Năm 2001, Công ty xuất khẩu được các sản phẩm quần áo dệt kim với doanh thu là 1.328.214 USD, chiếm 89% trong tổng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2002, Công ty chủ động đầu tư cho mặt hàng thế mạnh này và hoạt động xuất khẩu được mở rộng hơn. Công ty ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu đi Mỹ thông qua tái trung gian Hồng Kông, Singapore. Doanh thu tăng mạnh, đạt 9.612.532 USD, tăng 634% so với năm 2001. Năm 2003, Công ty cũng ký được nhiều hợp đồng mới, đạt mức doanh thu 15.445.538 USD chiếm 84% trong tổng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ, tăng 60,7% so với năm 2002. Hiện nay mặt hàng quần áo trẻ sơ sinh đang không phải chịu hạn ngạch nên sẽ là thế mạnh cho Công ty khai thác. Mặt hàng khăn là mặt hàng mới xuất khẩu sang Mỹ từ năm 2003, bao gồm các loại khăn ăn, khăn tay, khăn tắm, khăn thảm… Mặt hàng này không chịu áp đặt hạn ngạch khi vào thị trường Mỹ. Trong năm Công ty ký được hợp đồng trị giá 5059 USD với Công ty Habour thông qua một khách hàng Hồng Kông. Tuy nhiên, doanh thu của mặt hàng này còn rất nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Mặt hàng quần áo Denim: đây là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau quần áo dệt kim và cũng không phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào Mỹ. Công ty mới sản xuất mặt hàng này theo quy mô lớn từ năm 2001 với một số thiết bị được nhập khẩu từ Châu Âu. Trong năm này, Công ty mới xuất khẩu được 16.480 USD trị giá mặt hàng này sang Mỹ. Nhưng sang đến năm 2002 thì con số này đã tăng hơn 200 lần tức là tăng tới 20845%, đạt tới 1357240 USD. Đây là mức tăng đột biến. Do những nhận định đúng đắn về khả năng phát triển của mặt hàng này nên Công ty đã mua thêm nhiều máy cho dây chuyền may quần áo Denim xuất khẩu làm cho sản lượng tăng nhanh. Năm 2003, tốc độ tăng doanh thu xuất khẩu mặt hàng này chững lại. Mức tăng là 580071 USD về tuyệt đối và 42,7% về tương đối. Mặt hàng vải Denim là mặt hàng được xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2002 với doanh thu khiêm tốn là 327.339 USD chiếm 2,32% tổng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2003 do không tìm thêm được khách hàng cho sản phẩm này và do việc tiêu thụ sản phẩm vải Denim chưa phổ biến trong giới tiêu dùng Mỹ nên doanh thu mặt hàng này đã giảm 21,1%, chỉ còn 258.398 USD và tỷ trọng 0,9%. Mặt hàng mũ: Bao gồm nhiều loại mũ dành cho trẻ em và người lớn cho các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là mũ thể thao rất tiện dụng. Năm 2001, doanh thu mặt hàng này còn thấp 157386 USD chiếm 10,54% tổng doanh thu các mặt hàng. Năm 2002, do Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực và do mặt hàng này không chịu hạn ngạch nên Công ty đã đầu tư sản xuất thêm nhiều loại mũ để cung cấp cho thị trường này. Nhờ vậy doanh thu mặt hàng mũ trong năm đã tăng rất mạnh, đạt 3098200 USD, tăng 1868,5% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 19,74%. Tuy nhiên, năm 2003 doanh số mặt hàng này giảm tới 76,6% do gặp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm của Trung Quốc và một số nước khác. III. Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào thị trường Mỹ. 1. Ưu điểm Qua các phân tích trên ta thấy Công ty dệt may Hà Nội đã có những cố gắng thâm nhập vào thị trường Mỹ và đã đạt được những kết quả khả quan. - Doanh thu qua các năm đều tăng và tăng mạnh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty. - Công ty có thêm nhiều bạn hàng và các quan hệ làm ăn lâu dài với các Công ty của Mỹ. - Chất lượng và thương hiệu của sản phẩm ngày càng được khẳng định. - Ngày càng có thêm nhiều mặt hàng tham gia vào xuất khẩu. - Các hợp đồng dành cho Công ty ngày một có giá trị lớn. Để có được những kết quả trên, Công ty đã thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, sử dụng các biện pháp xúc tiến thương mại và hợp tác với nhiều tổ chức như phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam… Và đây là những kết quả xứng đáng với những nỗ lực của Công ty. 2. Nhược điểm Tuy nhiên, Công ty cũng vấp phải nhiều vấn đề còn tồn tại cần được khắc phục. Trước hết, doanh thu tuy tăng mạnh nhưng không đều, năm tăng cao, năm không cao. - Tốc độ tăng doanh thu thấp hơn của ngành. - Các mặt hàng xuất khẩu còn đơn giản, giá trị chưa cao, chưa có nhiều kiểu dáng mẫu mã thời trang, chưa có những sản phẩm độc đáo ghi đậm dấu ấn của nhãn hiệu Hanosimex. - Nhiều hợp đồng thực hiện qua trung gian nên mất đi một phần doanh thu và không chủ động được thị trường. - Doanh thu một số mặt hàng chưa tương xứng với tiềm năng như mặt hàng mũ, khăn. Vẫn chưa có nhiều hợp đồng lớn, chủ yếu là các hợp đồng trị giá khoảng 10.000 - 30.000 USD. Thậm chí có hợp đồng chỉ trị giá 2000 USD. Chương III. Một số giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty dệt may Hà Nội sang thị trường Mỹ I. Xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định Đối với những nguyên liệu mua ở trong nước, Công ty cần duy trì mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp để trong trường hợp khách hàng đặt hàng với khối lượng lớn thì Công ty vẫn có thể đáp ứng kịp thời, giao hàng đúng hạn tạo lập uy tín với khách hàng. Đối với một số nguyên liệu ngoại nhập, Công ty có thể đặt hàng dài hạn tại một số cơ sở uy tín để đảm bảo nguồn cung cấp thường xuyên và tránh rủi ro về chất lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó, có thể tìm hiểu thêm về một số nhà cung cấp mới để mua được nguyên liệu với giá thành hạ. II. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 1. Về đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu Tuy Công ty đã có phòng kinh doanh xuất nhập khẩu từ nhiều năm nay nhưng số người thực sự dầy dạn trong lĩnh vực này không phải là nhiều. Công ty cần có kế hoạch đào tạo thêm cho số cán bộ này đồng thời tuyển thêm một số cán bộ có trình độ cũng như kinh nghiệm để công tác tìm kiếm khách hàng cũng như đàm phán ký kết hợp đồng được thực hiện tốt hơn. 2. Về đội ngũ công nhân viên Đa số công nhân là những người đã gắn bó với Công ty trong nhiều năm nên rất tâm huyết với nghề và kỹ năng làm việc rất thành thạo. Tuy nhiên, do yêu cầu của công nghệ mới, hiện đại nên cần cần phải đào tạo, bồi dưỡng thêm cho họ để họ tiếp cận và làm chủ được công nghệ, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm quần áo Denim. III. Nâng cao khả năng thiết kế Các sản phẩm của Công ty hiện nay còn rất đơn giản về mẫu mã, chưa có các sản phẩm thời trang cao cấp, do đó giá trị xuất khẩu không cao. Nhiều mẫu mã được dựa theo các sản phẩm của nước ngoài nên chưa có sản phẩm đặc trưng cho thương hiệu Hanosimex. Do vậy, việc tuyển chọn các nhà thiết kế thời trang được đào tạo chuyên nghiệp vào đội ngũ cán bộ của Công ty là cực kỳ cần thiết. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu thị hiếu, xu thế thời trang cũng cần được thực hiện thường xuyên để sản phẩm của Công ty có kiểu dáng, mẫu mã phù hợp với nhu cầu của thị trường khó tính này. IV. Mở rộng danh mục mặt hàng xuất khẩu Hiện nay, mới chỉ có 5 nhóm mặt hàng chính trong danh mục xuất khẩu của Công ty. Để tận dụng nhu cầu của thị trường này, Công ty nên tiến hành nghiên cứu và sản xuất thêm một số mặt hàng như: túi xách thời trang, balô du lịch… Đây có thể sẽ là mặt hàng đem lại nguồn doanh thu đáng kể trong tương lai. Làm phong phú thêm danh mục mặt hàng cũng sẽ là cách tạo cơ hội cho Công ty quảng bá thương hiệu của mình. Hiệp định dệt may song phong được ký kết giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực ngày 1/5/2000 trong đó quy định áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cản trợ không nhỏ đến công tác xuất khẩu vào thị trường của Công ty. Trước tình hình đó, Công ty phải tìm kiếm nguồn hạn ngạch cho mình bằng cách có quan hệ tốt với các cơ quan chức năng (Bộ Thương Mại) và tham gia vào các cuộc đấu thầu hạn ngạch để đáp ứng các đơn hàng đã ký. V. Tìm hiểu hệ thống pháp luật Mỹ. Thực tế đã cho thấy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã gặp rắc rối khi bị họ kiện bán phá giá như mặt hàng cá basa, tôm… Vì vậy, Công ty cần có các chuyên gia tư vấn pháp luật để có được thông tin đầy đủ về thị trường này, tránh những rắc rối không cần thiết gây thiệt hại lớn cho Công ty. Bởi vì nếu bị áp dụng thuế chống bán phá giá, sản phẩm của Công ty sẽ bị giảm khả năng cạnh tranh và từ đó doanh số bán sẽ giảm theo. Ngoài ra cũng phải nắm vững các quy định của Mỹ về bảo hộ nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng. Có như vậy, Công ty mới có thể làm ăn lâu dài tại thị trường này, đảm bảo doanh thu bền vững. VI. Tìm kiếm các bạn hàng lớn Trong các năm tới, Công ty sẽ phải tìm các đối tác có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm với khối lượng lớn, phải tăng các đơn hàng trị giá vài trăm nghìn USD. Bên cạnh đó vẫn phải thực hiện tốt các đơn hàng nhỏ để giữ khách hàng. Kết luận Qua quá trình phân tích có thể khẳng định được rằng thị trường Mỹ là một thị trường giàu tiềm năng, là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nói chung và cho Công ty dệt may Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả mảnh đất màu mỡ này thì lại đòi hỏi phải có sự nỗ lực hết mình của từng thành viên trong Công ty cũng như sự nhanh nhạy, sắc bén của các cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra cũng không thể thiếu được sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước để bài toán "đầu ra" cho sản phẩm được giải thành công. Những kết quả bước đầu của Công ty tại thị trường Mỹ đã chứng tỏ thế mạnh và sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường này. Mong muốn chung của người Việt cũng như của nhiều người dân Việt Nam là được thấy các sản phẩm của Việt Nam có mặt trên khắp các thị trường trên thế giới. Đối với Công ty dệt may Hà Nội thực hiện tốt doanh thu xuất khẩu sang Mỹ sẽ giúp Công ty tăng doanh thu nói chung và đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Thành công trên thị trường Mỹ cũng sẽ tiếp nhận sức mạnh cho Công ty dệt may Hà Nội ngày một phát triển đi lên, trở thành con chim đầu đan trong ngành dệt may Việt Nam, đem lại lợi nhuận cho Công ty, thu nhập cho người lao động, góp phần quảng bá thương hiệu Hanosimex, nâng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Những giải pháp nhằm tăng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty dệt may Việt Nam được đề cập ở tên là những suy nghĩ, tâm huyết của người viết. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải được xem xét từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn để nội dung đề tài của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 12/2004 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Báo cáo xuất nhập khẩu của Công ty dệt may Hà Nội. 2. Báo công nghiệp dệt may Việt Nam - Hiệp hội dệt may Việt Nam - NXB Thống kê - 2003. 3. Tạp chí ngoại thương 5 + 6/2003 4. Tạp chí dệt may và thời trang 1+ 2/2002, 5 + 6/2003. 5. Các thông tin trên báo điện tử Internet. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28359.doc
Tài liệu liên quan