Tiểu luận Một số rối nhiễu tâm lý vị thành niên dưới cái nhìn của nhà giáo dục

Mục lục PHẦN I : MỞ ĐẦU 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 2 II. MỤC ĐÍCH. 2 PHẦN II : NỘI DUNG 3 I. Những biến đổi tâm sinh lý của trẻ vị thành niên. 3 1.Thay đổi về mặt sinh lý. 3 2. Những thay đổi mặt xã hội: 4 3. Những biến đổi tâm lý trẻ VTN: 5 II. Những rối nhiễu tâm lý VTN : 9 1. Nguyên nhân của rối nhiễu tâm lý : 9 2. Các rối nhiễu tâm lý : 10 III. Một số góp ý với nhà giáo dục trong việc giáo dục trẻ VTN. 16 PHẦN III : KẾT LUẬN 19 PHẦN I : MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Vị thành niên : là nhóm người chưa đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ ( theo Từ điển Tiếng Việt, 1994 - NXBGD). Hầu hết học sinh THCS và THPT được xếp vào nhóm vị thành niên (VTN), từ 14 - 18 tuổi. Đây là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn, giai đoạn đặc biệt, duy nhất của cuộc sống vì xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi, bao gồm : Sự chín muồi về thể chất ; Sự biến đổi điều chỉnh tâm lý ; Và sự biến đổi các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển. Đây cũng là giai đoạn phát triển có nhiều khó khăn, thậm chí khủng hoảng, so với các lứa tuổi khác do những biến đổi dữ dội về tâm lý về cả phạm vi và mức độ, đến mức nhiều người xem đó như một “giai đoạn khủng hoảng” của đầu đời. Những công trình nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi VTN gần đây quan niệm : Lứa tuổi này như là một giai đoạn phát triển đi qua một loạt những lớp sự kiện, những kinh nghiệm, sự trải nghiệm, hay những nhiệm vụ phát triển được xác định về mặt xã hội. Những diễn biến phức tạp về tâm lý là một trong những nguyên nhân lôi cuốn trẻ VTN vào những hành vi bất thường, hành vi xấu trong xã hội : rượu, cờ bạc, nghiện hút, quan hệ tình dục. (gọi là : rối nhiễu tâm lý VTN). Các hiện tượng này gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ, nhà giáo dục và xã hội.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2628 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số rối nhiễu tâm lý vị thành niên dưới cái nhìn của nhà giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM ------ TIỂU LUẬN MỘT SỐ RỐI NHIỄU TÂM LÝ VỊ THÀNH NIÊN DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NHÀ GIÁO DỤC Giáo viên hướng dẫn : Trần Văn Tính Sinh viên : Bùi Thị Thúy Lớp : K48-SP Sử Hà Nội -2005 LỜI CẢM ƠN Tiểu luận này được hoàn thành với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội và sự giúp đỡ của các bạn trong tập thể lớp K48 - Sư phạm Sử. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Sư phạm và các bạn sinh viên đã giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Tính, người đã hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này. Do trình độ còn hạn chế, thời gian ngắn, và tài liệu ít, tiểu luận này khó tránh khỏi những hạn chế. Em mong sẽ nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Bùi Thị Thúy PHẦN I : MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Vị thành niên : là nhóm người chưa đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ ( theo Từ điển Tiếng Việt, 1994 - NXBGD). Hầu hết học sinh THCS và THPT được xếp vào nhóm vị thành niên (VTN), từ 14 - 18 tuổi. Đây là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn, giai đoạn đặc biệt, duy nhất của cuộc sống vì xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi, bao gồm : Sự chín muồi về thể chất ; Sự biến đổi điều chỉnh tâm lý ; Và sự biến đổi các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển. Đây cũng là giai đoạn phát triển có nhiều khó khăn, thậm chí khủng hoảng, so với các lứa tuổi khác do những biến đổi dữ dội về tâm lý về cả phạm vi và mức độ, đến mức nhiều người xem đó như một “giai đoạn khủng hoảng” của đầu đời. Những công trình nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi VTN gần đây quan niệm : Lứa tuổi này như là một giai đoạn phát triển đi qua một loạt những lớp sự kiện, những kinh nghiệm, sự trải nghiệm, hay những nhiệm vụ phát triển được xác định về mặt xã hội. Những diễn biến phức tạp về tâm lý là một trong những nguyên nhân lôi cuốn trẻ VTN vào những hành vi bất thường, hành vi xấu trong xã hội : rượu, cờ bạc, nghiện hút, quan hệ tình dục. ..(gọi là : rối nhiễu tâm lý VTN). Các hiện tượng này gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ, nhà giáo dục và xã hội. II. MỤC ĐÍCH. Do những thay đổi quan trọng và phức tạp trên, đề tài này đi phân tích diễn biến sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi VTN, trình bày một số rối nhiễu cơ bản giúp nhà giáo dục nắm bắt được những đặc trưng tâm lý và diễn biến tâm lý của tuổi VTN. Từ đó, có những ứng xử sư phạm phù hợp với những hành vi và biểu hiện tâm lý khác thường ở học sinh. Đồng thời đưa ra một số góp ý đối với nhà giáo dục, đảm bảo cho việc giáo dục học sinh lứa tuổi vị thành niên đạt hiệu quả tốt nhất. PHẦN II : NỘI DUNG I. Những biến đổi tâm sinh lý của trẻ vị thành niên. 1.Thay đổi về mặt sinh lý. Dù chủ động hay bị động về tâm lý, trẻ em giai đoạn này đều phải đối mặt với vấn đề dậy thì. Tuổi dậy thì được coi là dấu hiệu quan trọng nhất cho sự bắt đầu thời VTN. Dậy thì : Là giai đoạn trưởng thành nhanh chóng về thể xác liên quan đến hoóc - môn và những thay đổi về cơ thể thường xảy ra ở đầu VTN, với sự biến đổi cơ thể (hệ cơ, xương, cơ quan sinh dục và các đặc tính sinh dục phụ. ..).Được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu tiên ở các em gáivà lần xuất tinh đầu tiên ở em trai, báo hiệu sự trưởng thành về mặt thể chất, sự chín muồi của quá trình phát triển. Trẻ có khả năng sinh sản. + Thay đổi về hooc môn. Kết qủa của sự thay đổi hình thể giữa bé trai và bé gái được quyết định bằng tăng lượng hooc môn: “ những chất hoá học cực mạnh do những tuyến nội tiết âm thầm tiết ra và được máu đưa đi khắp cơ thể”. Vai trò của hệ thống nội tiết ở tuổi dạy thì liên quan đến sự hoạt động của cấu tạo dưới đôi, tuyến yên và các tuyến sinh dục. Cấu tạo dưới đồi: là một cấu trúc nằm ở phần não trước có chức năng kiểm soát sự đói, khát và tình dục. Tuyến yên: là tuyến nội tiết quan trọng điều khiển sự tăng trưởng và ổn định của các tuyến khác Tuyến sinh dục: Là tuyến chỉ giới tính- tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Hai loại hooc môn chính quan trong cho sự phát triển trong thời dạy thì là androgen( kích thích tố nam) và estrogen( kích thích tố nữ) cả hai loại kích tố này đều có ở cả nam và nữ nhưng androgen mạnh hơn ở nam và estrogen mạnh hơn ở nữ. Các nhà khoa học cho biết: trong thời dạy thì lượng kích tố nam cao đột biến ở nam, kéo theo: bộ phận sinh duc ngoài phát triển tăng trưởng cao và giọng nói thay đổi- “ vỡ tiếng”. Và kích thích tố nữ ở nữ cao đột biến kéo theo sự phát triển ở vú, xương chậu và tử cung. ( John W. Santrock, “ tìm hiểu thế giới tâm lý tuổi vị thành niên”). Hoạt động của các tuyến nội tiết thời kì này có vai trò quyết định đến sự hoàn thiện về mặt sinh lý cảu cơ thể, đến cuối giai đoạn VTN cơ thể bé trai và bé gái đã hình thành đầy đủ về các cơ quan sinh dục và dặc tính giới tính. Một cơ thể đã trưởng thành ( mặt sinh học). + Sự tăng trưởng chiều cao, trọng lượng: Đây là giai đoạn “ nhảy vọt tầm vóc ở cả hai giới. Thời bắt đầu phát triển bùng phát về chiều cao ở nữ là khoảng 13-14 tuổi và nam 14-15 tuổi ( trẻ châu á) và 11-12 tuổi ở nữ và 13-14 tuổi ở nam( trẻ phương tây). Trong suốt quá trình phổng phao này, trẻ gái phát triển chiều cao TB mỗi năm chừng 4-5cm ( phương đông) và 7-9 cm( phương tây); bé trai là 5-7 cm phương đông và 8-10 cm ( phương tây). Vào giai đoạn đầu bé gái thường cao hơn bạn trai cùng tuổi nhưng càng về cuối độ tuổi VTN thì các em trai lại vượt qua các em gái Cùng với phát triển chiều cao là sự phát triển mạnh của cơ bắp làm cơ thể không ngừng tăng trọng lượng. Cuối tuổi vị thành niên có thể đạt trọng lượng trung bình cho người trưởng thành. Trọng lượng các em nam vượt qua trọng lượng các em nữ. + Đặc điểm hệ thần kinh: Đầu giai đoạn vị thành niên ( tương đương học sinh THCS ) do hoạt động mạnh của tuyến nội tiết, hệ thần kinh có sự hưng phấn mạnh và lan toả. Việc thành lập phản xạ có điều kiện với tín hiệu thứ 2 thường kém và chậm chạp hơn so với phản ứng hệ thống tín hiệu thứ 1. Bước sang giai đoạn giữa và cuối VTN ( tương đương học sinh THPT), cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh phức tạp là linh hoạt hơn. số lượng các dây thần kinh liên hợp được tăng lên, liên kết các phàn khác của vỏ não lại. Do đó phản ứng tâm lý thường linh hoạt, nhanh chóng, khả năng tư duy phát triển cao. Tuối VTN là giai đoạn phát triển và hoàn thiện về thể lực. Tuy nhiên sự hoàn thiện này còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và luyện tập thể dục đúng đắn. Vì vậy để trẻ VTN đạt tới sức khoe, sức mạnh và năng lượng dồi dào cần quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng và luyện tập thể dục thường xuyên. 2. Những thay đổi mặt xã hội: Cách nhìn nhận đánh giá, kì vọng của gia đình, thầy cô và xã hội chính là nhân tố quyết định đến sự đánh giá vị trí của trẻ trong môi trường tương ứng. Hầu hết trẻ VTN đều coi mình là trung tâm, là “ cái rốn của vũ trụ”. Trong gia đình: vị thế các em được nâng lên, được xem như một thành viên tích cực, được giao cho những nhiệm vụ cụ thể, thậm chí trở thành lao động chính trong gia đình. Vai trò và ý thức của trẻ được nâng cao. Trong nhà trường: với một khối lượng kiến thức lớn buộc trẻ phải tiếp thu hơn nữa sự kéo dài của thiết chế gia đình với sự bao bọc, quan tâm, chăm sóc chu đáo của giáo viên cấp tiểu học bị phá bỏ. Bước vào cấp THCS và cao hơn ở bậc THPT yêu cầu tính tự giác, tự lập và chủ động trong học tập. Học thụ động chuyển sang giai đoạn cao hơn- chủ động. Động cơ học tập được xác định một cách rõ ràng trở thành đông lực kích thích tính chủ động của hoạt động học. Trong xã hội: trẻ bắt đầu được thừa nhận như một thành viên tích cực của xã hội. Vì vậy, hầu hết có khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì xã hội, muốn mang lại lợi ích cho người khác. Nhìn chung địa vị của trẻ VTN được nâng cao trong xã hội chúng được tôn trọng, được lắng nghe ý kiến. Sự thay đổi này có thay đổi lớn đến tâm lý trẻ VTN. Trẻ VTN tự ý thức mình là người lớn thực thụ, có quyền chủ động quyết định và đối phó với mọi vấn đề xảy ra quanh mình. Cho dù người lớn nhìn nhận những vấn đề đó theo một cách khác. 3. Những biến đổi tâm lý trẻ VTN: Những thay đổi thời kì dậy thì, đưa trẻ vào trạng thái không ổn định về tâm lý. Đây là nguyên nhân phát sinh ra hành vi bất thường ở các em. Sự phát triển không cân đối của hệ tuần hoàn, thể tích tim tăng nhanh nhưng đường kính của các mạch máu phát triển chậm gây rối loạn tạm thời của tuần hoàn máu. Các em thường có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt và bực tức. Sự hưng phấn mạnh chiếm ưu thế, các ức chế kém đi, vì vậy trẻ VTN dễ bị kích động, nóng nảy, hung hăng. Khả năng tư duy chuyển đổi tư duy trực quan hình tượng sang tư duy cụ thể và phát triển mức cao của tư duy trừu tượng, kết hợp hành động nhanh mạnh của hệ thần kinh hình thành nên đặc tính nổi bật trong tâm lý giai đoạn VTN: tò mò và thích kkhám phá. Đặc tính tâm lý là rất tốt cho quá trình học tập và tìm hiểu xã hội. Nhưng nó cũng là lý do chính lôi cuốn trẻ VTN vào tệ nạn xã hội. Một khía cạnh tâm lý do thể xác thay đổi ở tuổi dậy thì là : trẻ VTN luôn bị ám ảnh về cơ thể mình và luôn tưởng tượng ra những hình ảnh cơ thể mình sẽ như thế nào. Đầu giai đoạn này các em thấy có cảm giác “ bị đánh mất mình”,bản sắc như “ bị nhoè đi” ( Erickson-1964), và đi kèm theo nó là “ sự giảm sút của việc tự đánh giá bản thân” ( Harter-1990; Wigfild và đồng nghiệp, 1991). Có thể nói chính sự thay đổi đột ngột về thân thể khiến cho các em không tìm thấy lại được chính mình. Điều này giải thích tại sao chúng có thể đứng ngắm gương hàng giờ đồng hồ. Bên cạnh đó những thay đổi lớn của lứa tuổi này kéo theo khoong ít những thay đổi lớn vè tâm tư tình cảm, ước mơ, nguyện vọng càng làm cho các em thêm lạ lẫm với chính mình. Trong hoàn cảnh này nếu không được quan tâm, chăm sóc có chủ định và đầy đủ, trẻ dễ có hành động lệch lạc, dễ có những đặc điểm tâm lý khác với con người trước kia của các em. “ Cảm giác là người lớn” là cấu thành mới của quá trình tự ý thức của trẻ VTN. Cảm giác về sự trưởng thành này nảy sinh do các em ý thức được và đánh giá được những tiến triển về thể chất và sự phát dục trên cơ thể. Trẻ hình thành “ cảm giác là người lớn” chủ yếu thông qua sự phát triển cơ quan bề ngoài( cơ quan sinh dục; khối lượng cơ thể). Sự phat triển này làm hcúng thấy mình đã trưởng thành giống bố hoặc mẹ. Nguồn gốc làm nẩy sinh cảm giác này còn nằm ở quan niệm xã hội. Đó là lòng tin, sự tôn trọng, coi trọng và kì vọng ( như đã nói ở trên) vào trẻ. Cùng với “ tấm gương” của người lớn, của bạn bè xung quanh đã gây tác động tâm lý quyết định lập trường sống mới, nguyện vong và rung động mới của VTN với xã hội. Giai đoạn này tre thường năng nổ hoạt động để tự khẳng định mình với gia đình, bạn bè và xã hội. Song cũng ở đó trẻ còn tồn tại hai đặc tính “tính trẻ con” và “ tính người lớn”. “Tính người lớn “ thôi thúc trẻ làm mọi việc ù khó khăn để đạt mục đích : khẳng định mình. Nhưng năng lực bị hạn chế, “tính trẻ con” cản trở. Hai đặc thính này trái ngược cản trở sự trưởng thành của trẻ, cũng là nguồn gốc sinh ra xung đột trong mối quan hệ của người lớn và trẻ vị thành niên ( mâu thuẫn này nói rõ ở phần sau ). 3.1. hoạt động học tập : Đối với nhiều em sự hấp dẫn của nhà trường tăng lên rõ rệt. Thái độ học tập : có trách nhiệm, ý thức tự giác cao, chủ động trong học tập, thích khám phá mở rộng tin tức. Phương pháp học : có khả năng tự học tự nắm bắt tài liệu theo sở thích và nhu cầu riêng của cá nhân. Đây là một kiểu của hoạt động học tập cao, mới về chất ở lứa tuổi này. Hứng thú bền vững với môn học liên quan đến một ngành tương ứng, một sản phẩm cụ thể được xác lập nhưng kết quả học tập cao tập trung phần lớn vào lứa tuổi cuối VTN ( PTTH ). Nhưng đây cũng là thời kỳ trẻ bắt đầu “trượt dốc” trong học tập. Học tập có thể bị xem nhẹ nếu có hứng thú mạnh mẽ với lĩnh vực khác. Coi học tập là phụ, việc lĩnh hội tri thức không đứng vị trí quan trọng nữa. Đây là thời điểm trẻ VTN dễ bị lôi kéo sa đà nhất :Trẻ có thể đứng đầu một nhóm bạn ; thích chú ý đến thời trang ; vui chơi. .. Nguyên nhân của hiện tượng “ trượt dốc” là : Không xác định đúng nhiệm vụ học tập là chủ đạo. Phương pháp lĩnh hội tài liệu không đúng đắn, làm kiến thức giảm dần, giảm sút, dãn đến mất hứng thú học tập trẻ chuyển sang hứng thú với lĩnh vực khác, thậm chí bỏ học. Không được giáo dục thường xuyên và kịp thời của gia đình và nhà trường trong giai đoạn “ khủng hoảng tâm lý” này. 3.2 hoạt động giao tiếp : Hoạt động giao tiếp là hoạt động quan trọng của tuổi VTN. Ta đi xem xét hai mối quan hệ của trẻ VTN với bạn bè và cha mẹ. -Bạn bè : là loại giao tiếp đứng thứ nhất. Hoạt động giao tiếp với bạn cùng lứa tuổi là hoạt động nổi trội. Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Hạnh Phúc về nhu cầu kêt bạn thân của lứa tuổi đầu và giữa VTN ( THCS ) : 74,61% cảm thấy rất cần ; 17,66% thấy cần. Như vậy chúng coi bạn thân giống “cái tôi thứ 2 của mình”, để tìm sự bình đẳng tôn trọng và khẳng định giá trị của bản thân. Cuối tuổi VTN, tình bạn khác giới càng phát triển những rung động tâm lý trong chúng xuất hiện một tình cảm đặc biệt : tình yêu. Tình yêu học trò thường trong sáng, thuần khiết, lý tưởng, giàu cảm xúc, ước mơ, nhưng lại thiếu bền vững và dễ đổ vỡ. Trẻ VTN không thể sống thiếu tình bạn, sự bất hoà trong quan hệ bạn bè, bạn thân và đổ vỡ trong tình yêu đầu đời đều đem lại những cảm xúc và tổn thương tâm lý nặng nề cho trẻ - các nhà tâm lý gọi là “bi kịch cá nhân”. Sự tảy chay và đơn độc là trải nghiệm nặng nề nhất với cá nhân. Hoàn cảnh này dễ dẫn tới việc thực những hành vi sai trái, lệch chuẩn mực xã hội. Bố mẹ : giao tiếp này đứng vị trí thứ hai sau quan hệ bạn bè. Giai đoạn này trẻ VTN có khuynh hướng độc lập thích khẳng định, chúng thường muốn tham dự vào sự việc trong gia đình muốn góp ý kiến giải pháp hay hành động. Nếu cha mẹ nắm bắt và ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm lý này của VTN, quan gệ giữa cha mẹ và con cái là cùng chiều, hoà hợp và ổn định. Nếu cha mẹ thiếu tin tưởng ngăn cản hành động khẳng định tất yếu sẽ kéo theo quan hệ ngược chiều, gây ra xung đột. Điều này lý giải vì sao dưới cái nhìn của cha mẹ, các em là đứa “cứng đầu”, “ bất trị”. Việc nắm bắt đặc điểm tâm lý VTN và có ứng xử phù hợp của cha mẹ, nhà giáo dục là yêu cầu quan trọng cho việc dạy bảo trẻ ở giai đoạn này. 3.3 sự phát triển nhân cách : Tự ý thức và đánh giá bản thân : Tự ý thức phát triển cao, chúng coi mình nhân cách độc lập, có quyền được tin cậy, tôn trọng như người lớn. Chúng tự ý thức được Cái tôi bản thân ; Cái tôi hiện thực ; Cái tôi động lực ; Cái tôi lý tưởng và cái tôi viễn tưởng. Nhìn chung chúng đánh giá mình cao hơn hiện thực, thổi phồng khả năng của bản thân, luôn cho mình là đúng và hành động theo suy nghĩ với ý kiến riêng. Đánh giá người khác : Giai đoạn đầu VTN , trẻ đánh giá sự việc, cá nhân thông qua đặc điểm bề ngoài, qua quan sát. Do ít trải nghiệm nên đánh giá thường khắt khe, cứng nhắc và mang tính cực đoan. Kết quả của sự đánh giá này sẽ quy định tình cảm của trẻ với đối tương đánh giá là tốt hay xấu. Giai đoạn giữa và cuối VTN đánh giá đi sâu vào đặc điểm bên trong. Do trải nghiệm khả năng suyđoán, phán đoán và nhận thức nhạy bén nên các đánh giá thường chính xác và tập trung. Phát triển ý chí : Ý chí : Là khả năng tự xác định cho hành động và hướng hành động của mình khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó (Từ điển Tiếng Việt, 1994 - NXBGD) Trẻ VTN thường vươn lên theo các hình mẫu lý tưởng (Nhân vật trong phim, truyện, lịch sử. ..), từ đó hình thành nên các phẩm chất : Sức mạnh, lòng can đảm , chịu đựng, chung thuỷ. .. Vì ý chí này chúng có thể bắt chấp mọi nguy hiểm, hành động liều lĩnh táo tợn. Nam VTN thường thích đọ sức gây gổ để chứng minh ưu thế và thoả mãn sự tương đồng của bản thân với hình mẫu của mình. Nữ VTN thích thể hiện tài năng, khéo léo, phô chương hình thức đường nét. .. Nhằm quyến rũ và lôi cuốn sự chú ý từ bạn khác giới. Vấn đề đặt ra cho việc định hướng hình mẫu lý tưởng của trẻ VTN như thế nào thì thích hợp ? Thực tế đã cho thấy nếu xây dưng được một hình mẫu đúng đắn, hợp chuẩn mực xã hội thì sự phát triển ý chí, phẩm chất và lối sống của trẻ trở nên tích cực, lành mạnh. Ngược lại, những hình mẫu lệch chuẩn lại là nguyên nhân chủ yếu đưa các em vào guồng quay của lề thói xấu lối sống lệch chuẩn, những hành vi bị pháp luật ngăn cấm. Lứa tuổi VTN như các cụ ta đã từng nói “có lớn mà không có khôn”. Có “lớn” vì về mặt cơ thể trẻ lớn nhanh chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng chưa có “khôn” vì VTN chưa trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội, chưa hiểu biết sâu sắc về các vấn đề liên quan đến gia đình, xã hội, nghề nghiệp. Khi gặp những hoàn cảnh hoặc sự cố không thuận lợi trong cuộc sống hằng ngày, VTN dễ bị khủng hoảng tâm lý, mất cân bằng. Trong những hoàn cảnh khó khăn như thế, không ít em đã tìm đến giải pháp như : Sa đà, nghiện ngập, buông thả trong quan hệ tình dục. .. Phần tiếp theo xin trình bày nguyên nhân và một số hành vi bất thường (hay rối nhiễu tâm lý ) mà trẻ VTN hay mắc phải. II. Những rối nhiễu tâm lý VTN : Rối nhiễu tâm lý VTN : Là trạng thái tâm lý chứa những hành vi bất thường ;Là hành vi về đạo đức, kém hay bất thích nghi, đau buồn trầm uất. Những hành vi này cản trở sự phát triển bình thường, hoàn chỉnh, suy mãn của trẻ VTN, và ảnh hưởng đến người khác. Chúng có thể biến tướng thành nhiều dạng - nghiện ma tuý, mại dâm, các hành vi phạm tội, bạo lực, phiền muộn và tự tử. 1. Nguyên nhân của rối nhiễu tâm lý : Nguyên nhân khiến trẻ VTN có những hành vi về đạo đức, kém hay bất thích nghi và đau buồn. ..Bao gồm các yếu tố sinh lý, tâm lý, văn hoá xã hội, giáo dục. -Về yếu tố sinh lý : người ta tin rằng sự trục trặc chức năng của cơ thể chịu trách nhiệm cho các rối loạn tâm thần của cá nhân. Ngày nay các nhà khoa học tập trung vào quá trình hoạt động của não - như sự dẫn truyền cuả các nhóm nơron, các yếu tố di truyền ; Lượng hoócmôn là nguyên nhân gây ra những hành vi bất thường. Từ góc độ y học, những rối loạn tâm lý này có thể chữa được bằng thuốc. -Về yếu tố tâm lý : Là nguyên nhân quan trọng nhất sinh ra các hành vi bất thường. Những suy nghĩ méo mó, xáo trộn cảm xúc, khó khăn trong học tập và rắc rối trong mối quan hệ khiến VTN rơi vào trạng thái Stress đã góp phần nảy sinh hành vi bất thường. Căn nguyên của sự rối loạn tâm lý thường bắt nguồn từ những kinh nghiệm xã hội - do căng thẳng với cha mẹ hoặc bất đồng với người khác ; Xung đột và tan vỡ hạnh phúc gia đình ; Khai trừ ra khỏi nhom bạ. .. -Về yếu tố văn hoá xã hội : Đây cũng là yếu tố tác động đến tâm lý VTN, nói cách khácđó là tác động của môi trường xã hội. Một môi trường xã hội có chất lượng cuộc sống tốt, nhu cầu sống của trẻ được thoả mãn, văn hoá lành mạnh sẽ hạn chế rất nhiều những rối nhiễu tâm lý. Một môi trường xã hội nghèo khó, điều kiện thiếu thốn, tệ nạn xấu hoành hoành là mảnh đát màu mỡ dẫn trẻ VTN bước lệch khỏi chuẩn mực xã hội phát sinh nhiều hành vi bất thường. -Về yếu tố giáo dục : Đây được coi là yếu tố quyết định trong mọi nền văn hoá. Trẻ VTN được giáo dục đạo đức, tri thức một cách có hệ thống và toàn vẹn sẽ tự ý thức và điều khiển được hành vi của bản thân trong đa số các trường hợp. Một số nhà tâm lý nghiên cứu thấy rằng : Đại đa số trẻ VTN có hành vi bất thường, phạm pháp, là do chúng không được giáo dục về hậu quả của những hành vi mình làm . Các yếu tố sinh lý, tâm lý, văn hoá xã hội và giáo dục có tác động qua lại, phối hợp với nhau tạo nên hành vi cá nhân, dù là bình thường hay bất bình thường. Vì vậy trong quá trình giáo dục tâm lý trẻ VTN cần tác động riêng rẽ và tổng thể vào từng yếu tố mới hy vọng đạt được kết qủa tốt. 2. Các rối nhiễu tâm lý : 2.1. Thuốc lá, rượu, ma tuý : Kể từ thủa ban sơ, loài người luôn tìm kiếm các chất có thể duy trì cuộc sống bảo vệ họ, đồng thời tạo ra những cảm giác dễ chịu nhằm vuốt êm thân kinh họ trong hoàn cảnh bức bối gian khó. Người ta bị hấp dẫn bởi các chất kích thích vì nó giúp ta thích nghi được với môi trường đang thay đổi. Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma tuý làm giảm những căng thẳng chán nản, giả phóng sự buồn tẻ và mệt mỏi. Ma tuý tạo cảm giác dễ chịu, yên ổn, niềm vui, thư giãn, những ảo giác đầy màu sắc, niềm phấn kích trào dâng. Trẻ VTN có thể thấy cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, ở đó chúng không bị xung đọt tâm lý dằng xé. Trẻ VTN sử dụng rượu, thuốc lá và ma tuý làm thoả mãn tính tò mò, hiếu động. Một số bị cám dỗ lôi kéo qua bạn bè xấu, qua phương tiện truyền thông (sách, báo, internet...). Việc sử dụng nhóm các chất kích thích làm thoả mãn cá nhân và cảm giác thăng hoa tức thời phải trả một cái giá đắt : Lệ thuộc vào chúng ; Huỷ hoại bản thân ; Phá rối xã hội, mắc căn bệnh chết người (viêm phổi, ADIS. ..). Cùng với sự lệ thuộc thể chất là lệ thuộc về tâm lý. Đó là dựa vào thuốc cá nhân mới thấy khoẻ khoắn, tự tin, bớt căng thẳng. Rượu là một chất kích thích cực mạnh. Nó tác động lên cơ thể như một loại thuốc giảm đau và làm chậm hoạt động của não. Nếu sử dụng với liều lượng nhất định nó sẽ phá hoại, thậm chí giết chết các mô mạch bao gồm cả các tế bào và cơ bắp. Rượu làm giảm sự kiềm chế và suy yếu khả năng phán đoán. Cuối cùng người uống trở nên uể oải, hôn mê và dần rơi vào trạng thái không làm chủ được hành vi của mình. Tình trạng trẻ VTN sử dụng thuốc lá, ma tuý trên thế giới liên tục tăng. Trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX, xu hướng lạm dụng m a tuý bùng nổ rộng khắp, nhất là trong giới trẻ. Nước Mỹ vào thập niên 90, trẻ VTN lạm dụng ma tuý cao nhất trong số nước công nghiệp. Ở nước ta, tỉ lệ người nghiện ma tuý trong độ tuổi VTN càng trở nên phổ biến hơn trong gần một thập kỷ qua. Số lượng VTN sử dụng các chất kích thích thường tập trung ở nơi trung tâm về phát triển du lịch, kinh tế, văn hoá : Tỉ lệ này cao nhất ở Hà Nội, thứ hai là Sài Gòn, Quảng Ninh, Hải Phòng. Vậy chúng ta cần phải làm gì để ngăn ngừa trẻ VTN lạm dụng chất kích thích ? Cha mẹ, bạn cùng trang lứa và sự ủng hộ của xã hội đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa trẻ VTN lạm dụng ma tuý. Những mối quan hệ tích cực với cha mẹ, anh em ruột thịt, người lớn, bạn bè sẽ làm giảm nguy cơ này. - Một nghiên cứu của Toydryfoos (1990) đã tóm tắt vai trò của trường học trong việc ngăn ngừa sử dụng chất kích thích trẻ VTN như sau : 1. Trường học can thiệp càng sớm càng tốt, nhất là khi phát hiện sử dụng ma tuý ở trẻ. Trường cấp II được xem lý tưởng nhất để triển khai công trình chống lạm dụng ma tuý trường. Tuy nhiên sự can thiệp của trường học đòi hỏi phải xuyên suốt từ lớp 1- 12 với các mức độ thích hợp. Cần yêu cầu học sinh thực hiện mọi chương trình đưa ra. 2. Trang bị kiến thức liên quan đến tuyên truyền tác hại ma tuý và chất kích thích cho giáo viên. Chương trình tốt được thực hiện tốt hơn với một giáo viên giỏi. 3. Huấn luyện kỹ năng xã hội, nhất là kỹ năng chống lại áp lực lôi kéo của bạn bè. 4. Thực hiện hình thức “nêu gương” để giáo dục trẻ VTN. Có chương trình giáo dục riêng dành cho từng nhóm trẻ riêng biệt hơn là dùng đại trà cho mọi trẻ VTN. 5. Giáo dục nhà trường kết hợp, mở ra cộng đồng, huy động tham gia của cha mẹ, bạn cùng lứa, phương tiện truyền thông đại chúng, cảnh sát, toà án, doanh nghiệp cơ quan dịch vụ trẻ VTN. Cần triển khai chương trình với nội dung và phương pháp xác thực. 2.2. Trộm cắp, nóng giận và bạo lực : Khi bị ức chế tâm lý, nhu cầu đòi hỏi của cá nhân không được đáp ứng dễ sinh ra hành vi trộm cắp. Trộm cắp ở tuổi VTN mang mục đích và động cơ rõ ràng. Bước đầu là những hành vi ăn cắp vặt của gia đình, bạn bè cùng trang lứa, sau đó dẫn đến hàng loạt vụ trộm cắp có quy mô lớn ngoài xã hội, nảy sinh tình trạng phạm pháp. Theo quan điểm Frik Erikson trẻ VTN mà sự phát triển cản trở họ đóng những vai trò được xã hội chấp nhận ; Hoặc khiến hị cảm thấy mình không thể đáp ứng yêu cầu đặt lên vai họ, thì họ sẽ chọn lấy một chân giá trị tiêu cực . Trẻ VTN có chân giá trị tiêu cực sẽ tìm thấy hình ảnh hậu thuẫn của sự phạm pháp của mình trong số những bạn cùng trang lứa, cùng gia cố chân giá trị tiêu cực như họ. Vậy là theo Erikson phạm pháp VTN tức là cố gắng thiết lập một chân giá trị, dù là chân giá trị tiêu cực. Khi chân giá trị của trẻ VTN không được xã hội chấp nhận hoặc bị lên án, sẽ phát sinh tâm lý nóng nảy, giận dữ, chống đối và đỉnh cao của hoạt động tâm lý là các hành vi bạo động. Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết tình trạng gây gổ, đánh nhau của VTN trong các trường học gia tăng. Nhiều trẻ VTN dễ dàng cầm dao chém người, hung hăng, gây thương tích cho người khác, đôi khi dẫn đến hậu quả thảm khốc. Họ cũng đưa ra một số giải pháp nhằm làm giảm tình trạng gây lộn ở trẻ VTN như : Dạy dỗ chúng trong môi trường an toàn ; Cham mẹ thể hiện tình yêu thương, chăm sóc sức khoẻ thể chất tinh thần cho trẻ, điều chỉnh kịp thời hành vi lệch lạc, khuyến khích những hành vi đúng đắn. Tăng cường giáo dục trong nhà trường, nhất là nhóm trẻ cói nguy cơ cao. Thiết lập mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo hướng tích cực. 2.3.Quan hệ tình dục ở trẻ VTN : Không riêng ở nước ta mà ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, những vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản VTN đang nổi lên những vấn đề quan tâm lớn của cộng đồng. ở Hà Lan theo thống kê gần đay nhất mỗi năm có khoảng 7.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi VTN. ở Anh số lượng này là 89.000 ca mỗi năm. Theo số liệu của bộ y tế nước ta, số ca nạo phá thai hằng năm ở độ tuổi VTN khoảng 120.000 lượt, chiếm 12% số người nạo phá thai ở mọi lứa tuổi. Điều đáng quan tâm ở đây có đến 80% VTN có thai mà không biết hoặc không hiểu mình có thai. Độ tuổi trung bình có quan hệ tình dục lần đầu là 14,5 tuổi (Xuân Sơn - TCTLH số 1/2005). Đây là con số thật đáng lo ngại. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này ? Tôi xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau : Những biến đổi thể chất đi kèm những biến đổi về tâm lý trong cơ thể VTN vào thời kỳ dậy thì. Sự bài tiết hoócmôn ở giai đoạn này làm phát triển cơ chế tính dục : Những xốn xang ban đầu của các em gái, sự cương cứng, thủ dâm ở em trai, những xung năng làm cho nam nữ biểu lộ bản năng tính dục. Do VTN chưa trưởng thành hoàn toàn về mặt tâm lý xã hội, chưa hiểu biết sâu sắc các vấn đề liên quan đến giáo dục, xã hội, nghề nghiệp. ..Khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn hoặc sự cố không thuận lợi trong cuộc sống hằng ngày, VTN dễ khủng hoảng về tâm lý, dễ tìm kiếm chỗ dựa tình cảm ở bạn khác giới. Cùng với việc họ chưa thực sự có ý thức về quan hệ tình dục, hôn nhân nên các bạn trẻ mới lớn dễ vượt qua giới hạn. Cha mẹ và nhà trường còn ngại cung cấp những kiến thức về sinh lý về hoạt động tình dục, tránh thai, họ sợ “vẽ đường cho hươu chạy” hoặc chỉ bảo không đến nơi đến chốn, dẫn đến các em thiếu hiểu biết về giới tính, sinh lý sinh sản và các kĩ năng sống. Môi trường sống cũng tác động mạnh mẽ lên nhận thức, hành vi của trẻ VTN. Một số trẻ VTN bị ảnh hưởng bởi tấm gương xấu trong gia đình và học chính gia đình mình những hành vi lệch lạc : Cha mẹ cặp bồ, xung đột cãi vã, chứng kiến quan hệ giường chiếu của bố mẹ,. .. Một số trẻ VTN bị cám dỗ qua phim ảnh, sách báo đồi trụy, lối sống hưởng thụ. ..Sự lôi kéo đồng cảm hành vincủa nhóm bạn tạo cảm giác được đồng tình, ủng hộ và cổ vũ trong trẻ VTN là nhân tố kích thích tích cực lên hành vi lệch lạc này. Có những trường hợp do hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải lên thành phố để kiếm tiền, chúng phải ngủ trong những nhà trọ rẻ tiền hoặc ngủ ngay trên hè phố nguy cơ bị lừa gạt, bị lạm dụng tình dục là rất cao. Giáo dục ý thức giới tính của gia đình, nhà trường và các hoạt động làm trong sạch môi trường sống được xem là yếu tố tích cực để hạn chế hành vi này. .Trầm uất, phiền muộn : Cá nhân trải qua giai đoạn trầm uất, với những đặc điểm như thẫn thờ, mụ mẫm, vô vọng ít nhất trong hai tuần liền hay hơn, được coi như bị rối loạn tâm lý nặng. hiệp hội tâm thần Mỹ đã xác định 9 triệu chứng của các giai đoạn trầm uất như sau:(John W.Sansantrock, tìm hiểu thế giới tâm lý VTN, tr 280). Tâm trạng u uẩn suốt ngày. Giảm hứng thú hay niềm vui với hết thảy các hiện tượng. Giảm cân hay tăng cân, giảm vị giác, ăn mất ngon hoặc ăn vô độ Mất ngủ hay ngủ ly bì. Rối loạn tâm lý hoặc lờ đờ. Thể trạng yếu, mất sinh khí. Cảm thấy vô dụng, tội lỗi một cách thái quá. Gặp vấn đề về suy nghĩ, tập trung hay đưa ra quyết định. Suy nghĩ luẩn quẩn hoặc nghĩ đến tự sát Trẻ bị mắc 5 trong 9 triệu chứng trên là coi như đã mắc bệnh. Trầm uất còn biểu hiện qua nhiều hình thức khác : Mặc toàn màu đen, thu mình trong bónh tối, lãnh cảm, nghe nhạc than vãn, nghỉ học thường xuyên. .. Hậu quả bệnh trầm uất rất kinh khủng. Khoảng 1/3 trẻ VTN trầm uất phải điều trị tâm lý hoặc trong bệnh viện tâm thần. Quá trình điều trị rất lâu dài và khó khăn (có thể dùng thuốc nhưng rất hạn chế ). Theo nghiên cứu trẻ gái có tỷ lệ trầm uất cao hơn trẻ trai. Nguyên nhân có thể là : trẻ gái có khuynh hướng phóng đại tâm trạng u uẩn của mình, chúng chú ý đến hình ảnh bản thân nhiều hơn và nghiêng về tiêu cực hơn, phải đối mặt với thành kiến và sự thiên vị nhiều hơn. Các chuyên gia sức khoẻ tâm thần cho rằng sự trầm uất của trẻ là do những rối loạn tâm lý bất thường ở trẻ. Yếu tố gia đình và bạn cùng trang lứa cũng liên quan đến trầm uất. Cha mẹ trầm uất là điều kiện tốt gây ra trẻ trầm uất thời thơ ấu và kéo dài sang tuổi VTN. Cha mẹ vô cảm, chìm ngập trong mâu thuẫn hôn nhân, gặp khó khăn về kinh tế thường dẫn đến trạng thái trầm uất ở con cái tuổi VTN . Trẻ không có bạn thân, bị bạn bè tẩy chay cũng làm tăng xu hướng trầm uất, phiền muộn ở VTN. Những kinh nghiệm thay đổi, cha mẹ ly hôn, bùng phát thời dậy thì, chuyển trường này qua trường khác, chuyển chỗ ở. .. Cũng có thể gây ra trầm uất ở trẻ. 2.5.Tự tử: Đây là một vấn đề rất nóng bỏng trong xã hội. Sự tự sát ở lứa tuổi thiếu niên ngày một gia tăng ở các nước. Tỷ lệ tự sát đã tăng lên gấp 3 lần trong gần 30 năm trở lại đây ở Mỹ : Mỗi năm có khoảng 25.000 người tự sát bắt đầu từ nhóm tuổi 15. Ở Việt Nam tự tử VTN tập trung chủ yếu vào nhóm học sinh cuối cấp do áp lực quá căng thẳng của học tập, thi cử. Tự tử thường xảy ra sau một chấn thương tâm lý nặng. Những trường hợp có nhiều sức ép như : Mất bạn trai, bạn gái, đổ vỡ trong tình yêu, thi trượt, có thai ngoài ý muốn . .. Là nguyên nhân nhen nhóm cho việc tự tử. Sự bất ổn định và khó khăn bức bối trong lịch sử lâu dài của gia đình, sự thiếu thốn tình cảm và sự ủng hộ tinh thần, đè nén và áp lực phải thành công của bố mẹ đều là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tâm lý, trầm cảm và dẫn đến tự tử. Một khi các yếu tố di truyền liên quan đén bệnh trầm cảm thì chúng cũng liên quan đến tự sát. Mối quan hệ di truyền của người này đối với một người khác đã từng tự sát càng gần thì khả năng tự tử của người đó càng cao. Những trẻ VTN có ý định tự tử thường có các triệu chứng trầm cảm, người ta coi đây là nhân tố quyết định dẫn đến tự tử trẻ VTN, bởi cảm giác thất vọng, bế tắc và đau khổ. Trong trường hợp này, người xung quanh cần tôn trọng trẻ, chân thành lắng nghe, ủng hộ, chia sẻ mọi nỗi niềm của trẻ, tìm cách giúp đỡ và lôi cuốn trẻ vào những hoạt động bổ ích , nhằm thông thoáng tâm trạng bức bí và trầm cảm của trẻ VTN. III. Một số góp ý với nhà giáo dục trong việc giáo dục trẻ VTN. Sự biến đổi mạnh mẽ về mặt sinh lý và sự nhạy cảm về tâm lý của trẻ VTN, đòi hỏi sự tác động và điều chỉnh một cách hợp lý của giáo dục. Giáo dục đóng vai trò quan trọng, cung cấp kiến thức khoa học, những giá trị đạo đức xã hội, định hướng cho sự phát triển nhân cách. Trong giai đoạn phát triển phức tạp của trẻ VTN nếu thiếu sự tham gia của giáo dục hoặc tham gia không hợp lý VTN sẽ rơi vào tình trạng “lệch chuẩn”. Giáo dục trẻ VTN đòi hỏi có sự phối kết chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội , phải căn cứ vào những đặc điểm và những diễn biến tâm lý của các em, lấy đó là cơ sở nền tảng cho mọi biện pháp giáo dục. Gia đình là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ VTN. Hơn ai hết cha mẹ phải là người xây dựng cho chúng “tấm gương” tốt, cung cấp kiến thức cơ bản về “SKVTN” ( liên quan đến các yếu tố vệ sinh thời dậy thì ); kiến thức về phát triển sinh lý, về tình bạn khác giới ; cách ứng xử xã hội. Sự yên ổn, tình yêu thương chia sẻ, thái độ đối xử tôn trọng và bình đẳng của cha mẹ là điều kiện thuận cho sự phát triển của trẻ VTN. Gia đình nhà trường với trẻ VTN hiện nay chưa hoàn toàn hiệu quả. Thực tế có rất nhiều học sinh THCS và THPT rơi vào những hành vi bất thường (đã trình bày ở trên ), để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Thực trạng này đòi hỏi nhà trường cần có biện pháp gioá dục thích hợp. Dưới đây em xin đưa ra một số góp ý với nhà trường và người giáo viên với mong muốn giáo dục phổ thông sẽ hạn chế được những rối nhiễu tâm lý thường xảy ra ở lứa tuổi này. Nhà trường : Nên tăng thời lượng và coi trọng hơn nữa vai trò của môn thể dục. Nghiên cứu của các chuyên gia sức khoẻ cho rằng : Việc luyện tập thể dục thể thao (TDTT) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của lứa tuổi VTN. Luyện tập TDTT không chỉ giúp cơ thể phát triển mà còn góp phần giải toả những rối nhiễu tâm lý nảy sinh trong giai đoạn “cận người lớn”. Các chuyên gia sức khoẻ lại quy cho trường học gây nên tình trạng sức khoẻ kém ở trẻ và trẻ VTN - không mang lại cho trẻ chương trình rèn luyện thân thể hữu hiệu. Một nghiên cứu 4 trường phổ thông khác nhau cho thấy các giờ thể dục thường thiếu linh hoạt. Trẻ chỉ vận động 50% thời gian giờ học thể dục và trung bình chỉ thực hành 2,2 phút (Johnw. Santrok - “Tìm hiểu thế giới tâm lý tuổi VTN”) Đưa chương trình giáo dục giới tính vào trường học. Đưa giáo dục giới tính vào các cấp học trên cơ sở phân phối thời lượng và nội dung hợp ly với từng lứa tuổi và đối tượng, tập trung vào học sinh THCS và THPT chương trình giáo dục giới tính sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về sinh lý, tình dục, tình yêu. .. Giúp các em có nhận thức và hành vi đúng đắn về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản. Trang bị kiến thức cơ bản về tâm lý lứa tuổi giúp học sinh định hình được diễn biến tâm lý của lứa tuổi mình, có những ứng xử phù hợp với xã hội. Đồng thời giúp giáo viên đưa ra những ứng xử hợp lý trong quá trình giáo dục học sinh. Phát huy vai trò của công tác đoàn trong trường phổ thông. Đây thực chất là phương pháp “giáo dục thông qua tập thể”và “giáo dục bằng cộng đồng”. Các phong trào thi đua ; Hoạt động tìm hiểu các tệ nạn xã hội. .. Lôi cuốn các em vào những tập thể vững mạnh, cung cấp kiến thức về tác hại của các căn bệnh xã hội và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. “Giáo dục bằng tập thể” và “giáo dục bằng cộng đồng”làm giảm xu hướng “cá thể hoá”trong trường học, từ đó dẫn tới việc giảm bớt những hành vi bất thường ở tuổi VTN. Giáo dục nhàtrường sẽ không đạt kết quả tuyệt đối nếu thiếu vai trò giáo dục của gia đình và giáo dục xã hội. Ba hình thức giáo dục này được ví như ba chân kiềng hình thành, nâng đỡ và bảo vệ một nhân cách hoàn chỉnh. Giáo viên : Giáo viên là người trực tiếp tiếp xúc với học sinh, để giáo dục học sinh họ phải là những người có năng lực sư phạm tốt. Người giáo viên cần có năng lực quan sát, biết cách phân loại học sinh, xếp học sinh theo từng nhóm riêng biệt, với những đặc điểm tâm lý tương đồng. Sự phân nhóm đối tượng này là một thành công với nhà sư phạm. Bởi để phân loại được học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức tâm lý lứa tuổi sâu sắc ; Sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình nắm bắt diễn biến tâm lý học sinh. Bên cạnh kiến thức chuyên môn người giáo viên cần có kiến thức về một số những rối nhiễu cơ bản. Nắm vững cơ sở khoa học của một số rối nhiễu và các biện pháp xử lý trong trường hợp cụ thể. Trong trường phổ thông hiện nay, việc nắm bắt tâm lý học sinh còn nhiều hạn chế. “Sổ chủ nhiệm” được giáo viên sử dụng thực tế không mang lại nhiều thông tin cần thiết về đặc điểm cụ thể của học sinh. Chính vì vậy đã gây khó khăn cho công tác theo dõi và giáo dục của giáo viên. Muốn nắm vững đặc điểm của từng học sinh mỗi giáo viên cần xây dựng cho mình cuốn “ sổ theo dõi học sinh” ( tên tạm gọi). Trong đó thể hiện các nội dung: Tên, tuổi, giới tinh. đặc điểm gia đình( nghề nghiệp bố mẹ, địa chỉ liên hệ, văn hoá, điều kiện kinh tế...) đặc điểm nơi sống. Thời điểm dạy thì Bạn bè. Quan điểm sống Cá tính Sở thích, ước mơ Mức độ tham gia hoạt động tập thể Thái độ và kết quả học tập Các vi phạm. Dưới đây là mô hình một phiếu điều tra đặc điểm học sinh. Phiếu này sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết làm cơ sở để xây dựng cuốn “ sổ theo dõi học sinh”. Giáo viên có thể tiến hành điều tra học sinh vào đầu các kỳ học( nếu chủ nhiệm một năm) hoặc đầu cấp học( nếu chủ nhiệm hết cấp). Mục đích của “sổ theo dõi học sinh” là nhằm nắm bắt đặc điểm tâm lý và diễn biến tâm lý của từng học sinh trên cơ sở đó giúp giáo viên đưa ra được những biện pháp giáo dục hiệu quả nhất, cách ứng xử phù hợp nhất góp phần tạo điều kiện cho học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH I. Thông tin bản thân học sinh. Họ và tên:..................Năm sinh.............................Nam( nữ).................. - Địa chỉ liên lạc. ................................................................ĐT liên hệ............ * Thành phần gia đình: - Họ và tên bố:. ........ Nghề nghiệp. . ..... tuổi..... nơi công tác. .......... - Họ và tên mẹ. ....... Nghề nghiệp. . ..... tuổi..... nơi công tác. .......... - Họ và tên anh (chi) em ruột . .... . Nghề nghiệp. . ..... tuổi..... nơi công tác. .......... - Là con thứ mấy trong gia đình ? - Điều kiện kinh tê gia đình..... II. Đặc điểm bản thân học sinh: 1. Lực học, hạnh kiểm của năm học trước..... 2. Chức vụ cao nhất từng đảm nhiệm. ... 3. Môn học yêu thích nhất. ... 4. Tình trạng sức khoẻ.... 5. Sở thích của bản thân..... 6. Khả năng nổi trội..... 7. Những hạn chế của bản thân.... 8. Tính cách. ... 9. Ước mơ.... - Do định hướng của cá nhân hay cha mẹ ?.... - Cha mẹ mong muốn bạn điều gì?... 10. Bạn thích kết bạn với người có tính cách như thế nào.... Ghi chú: (Trên đây em chỉ đưa ra một mô hình với một số nội dung bắt buộc cần có trong phiếu điều tra. Để có thể sử dụng vào thực tế cần có sự sắp xếp và chỉnh sửa một cách khoa học). PHẦN III : KẾT LUẬN Trẻ VTN bắt đầu với hàng loạt những thay đổi, từ thay đổi trên cơ thể dẫn đến những biến đổi phức tạp trong tâm lý. Bản chất tò mò hiếu động và tác động của môi trường là nguyên nhân đưa trẻ vào một số rối nhiễu tâm lý. Nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải nắm bắt được sự biến chuyển mang tính quy luật này ở học sinh, lấy đó là cơ sở cho mọi hoạt động giáo dục. Giáo dục để học sinh tránh khỏi một số rối nhiễu tâm lý là quá trình khó khăn và phức tạp, đòi hỏi năng lực giáo viên, sự phối kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí Tâm lý học, số 1, tháng 1.2005. Tạp chí Tâm lý học, số 4, tháng 4.2005. Tạp chí Tâm lý học, số 6, tháng 6.2005. Johnw. Santrack - Tìm hiểu thế giới tâm lí của tuổi vị thành niên. Văn Thị Kim Cúc - Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ li hôn. Võ Thị Cúc - Văn hoá gia đình với việc hình thành nhân cách trẻ. Vũ Hiếu Dân - Ngân Hà - Văn hoá tâm lý gia đình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Giáo trình Tâm lý học đại cương. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (6).doc