Tiểu luận Mục đích của ghép mí và thanh trùng đồ hộp thủy sản

III. MỤC ĐÍCH CỦA GHÉP MÍ - Ngăn cách hẳn thực phẩm với môi trường không khí và vi sinh vật bên ngoài là một quá trình quan trọng có ảnh hưởng tới thời gian bảo quản lâu dài của thực phẩm. - Nắp đồ hộp cần phải được ghép thật kín, chắc chắn, khi thanh trùng thực phẩm và chất khí trong hỗn hợp giãn nở nhiều cũng không làm hở các mối ghép hay bật nắp ra khỏi bao bì. - Dễ dàng cho công đoạn xếp hộp vào nồi thanh trùng có thể để hộp ở bất kỳ trạng thái nào cũng không sợ bị đổ chảy ra ngoài. - Thuận lợi cho quá trình thanh trùng, nếu đã ghép mí khi thanh trùng ở nhiệt độ và áp suất cao, thực phẩm có sôi lên cũng không bị trào ra ngoài. - Thuận lợi cho quá trình bảo quản, vận chuyển từ nơi này đến nơi khác mà thực phẩm bên trong hộp không bị đổ chảy ra ngoài. - Ngăn không cho các động vật, côn trùng chuôi vào làm hư hỏng thực phẩm bên trong. - Quá trình ghép kín đồ hộp tiến hành bằng các loại máy cấu tạo rất khác nhau tuỳ theo mức độ tự động hoá của sản xuất và yêu cầu đối với chất lượng của sản phẩm cần ghép kín trong áp suất chân không hay áp suất thường.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mục đích của ghép mí và thanh trùng đồ hộp thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI ĐỒ HỘP SƠ ĐỒ QUI TRÌNH Hình 9.1. Qui trình chế biến cá nục sốt cà chua MỤC ĐÍCH CỦA GHÉP MÍ Ngăn cách hẳn thực phẩm với môi trường không khí và vi sinh vật bên ngoài là một quá trình quan trọng có ảnh hưởng tới thời gian bảo quản lâu dài của thực phẩm. Nắp đồ hộp cần phải được ghép thật kín, chắc chắn, khi thanh trùng thực phẩm và chất khí trong hỗn hợp giãn nở nhiều cũng không làm hở các mối ghép hay bật nắp ra khỏi bao bì. Dễ dàng cho công đoạn xếp hộp vào nồi thanh trùng có thể để hộp ở bất kỳ trạng thái nào cũng không sợ bị đổ chảy ra ngoài. Thuận lợi cho quá trình thanh trùng, nếu đã ghép mí khi thanh trùng ở nhiệt độ và áp suất cao, thực phẩm có sôi lên cũng không bị trào ra ngoài. Thuận lợi cho quá trình bảo quản, vận chuyển từ nơi này đến nơi khác mà thực phẩm bên trong hộp không bị đổ chảy ra ngoài. Ngăn không cho các động vật, côn trùng chuôi vào làm hư hỏng thực phẩm bên trong. - Quá trình ghép kín đồ hộp tiến hành bằng các loại máy cấu tạo rất khác nhau tuỳ theo mức độ tự động hoá của sản xuất và yêu cầu đối với chất lượng của sản phẩm cần ghép kín trong áp suất chân không hay áp suất thường. Hình 3.1. Mối ghép kín đồ hộp MỤC ĐÍCH THANH TRÙNG Thanh trùng giết số vi sinh vật còn sống sót để đảm bảo cho đồ hộp vô trùng. Đặc biệt đối với các nha bào vi khuẩn độc tố. Kéo dài thời gian bảo quản đồ hộp. Làm tăng hương vị của đồ hộp, làm nhừ kết cấu tổ chức của thực phẩm, tăng cường tỉ lệ tiêu hoá do đó nâng cao giá trị của thực phẩm. CHẾ ĐỘ THANH TRÙNG V.1. Các thông số trong quá trình thanh trùng bằng nhiệt - Chế độ thanh trùng được thiết lập bởi nhiệt độ và thời gian thanh trùng, ngoài ra khi thanh trùng ở nhiệt độ cao còn cần thêm áp suất đối kháng nữa. IV.1.1 Chọn nhiệt độ thanh trùng. - Tất cả các loại sản phẩm thực phẩm đem đóng hộp đều là môi trường sống của loài vi sinh vật này hay vi sinh vật khác, và mỗi loại đồ hộp lúc đưa vào thanh trùng cũng có thể bị nhiễm nhiều loài vi sinh vật khác nhau. Nhưng không phải bất cứ môi trường nào cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Mỗi loài vi sinh vật khác nhau thích ứng với môi trường có các độ axit khác nhau. Có loài phát triển rất kém trong môi trường axit mạnh và phát triển rất nhanh trong môi trường axit yếu, có loài lại phát triển mạnh trong môi trường có độ axit tương đối cao. Vì vậy theo độ axít mà vi sinh vật hoạt động khác nhau trong môi trường, người ta phân các loại vi sinh vật có khả năng phát triển hay bị tiêu diệt khác nhau. - Căn cứ theo trị số của độ axit hoạt động của sản phẩm đồ hộp người ta chia thành 3 nhóm : Nhóm sản phẩm đồ hộp không chua có pH > 6. Nhóm sản phẩm đồ hộp ít chua có pH = 4,5 – 6. Nhóm sản phẩm đồ hộp chua có : pH < 4,5. Hiện nay có một số nhà khoa học đề nghị thay giới hạn pH < 4,5 xuống pH < 4,2. - Các loại đồ hộp thịt, cá, đậu, tôm, sữa,... và một số đồ hộp rau như rau hộp tự nhiên thường là loại đồ hộp thuộc các nhóm không chua hay ít chua. Còn các loại đồ hộp quả hay cà chua phần lớn thuộc nhóm chua. - Các vi sinh vật phát triển mạnh ở môi trường không chua hay ít chua và chịu được tác dụng của nhiệt độ cao đều là các loại vi sinh vật chịu nhiệt. Vì vậy các loại đồ hộp có pH > 4,5 và bị nhiễm loại vi sinh vật ưa nhiệt thì thường cần phải thanh trùng ở nhiệt độ cao hơn các loại đồ hộp chua, thường thanh trùng ở nhiệt độ trên 1000C. - Đối với loại đồ hộp ít chua, có nhiều dinh dưỡng và tinh bột thường hay thấy loài hiếu khí ưa nhiệt như Bac. stearothermophilus, là loài vi sinh vật làm hỏng đồ hộp nhưng không tạo thành khí làm phồng đồ hộp, nên không thấy được các dấu hiệu hư hỏng ở bên ngoài đồ hộp. Muốn tiêu diệt được các vi sinh vật trong loại đồ hộp này cũng cần nhiệt độ khoảng 1000C đến 1120C. - Trong các loại đồ hộp có môi trường axit pH < 4,5 các vi khuẩn chịu nhiệt không những không phát triển được mà tính chịu nhiệt của chúng còn giảm đi, nên nó dễ dàng bị tiêu diệt khi nâng cao nhiệt độ. Các loài vi khuẩn khác thuộc nhóm tạo nha bào hay không tạo nha bào, các nấm men và nấm mốc,... tuy có thể phát triển được trong môi trường axit, nhưng hầu hết là kém bền đối với nhiệt nên có thể thanh trùng các loại đồ hộp có độ axit cao ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thanh trùng các đồ hộp ít chua, nhiệt độ đó thường là 1000C hay thấp hơn. Tuy nhiên cũng có thể có một số đồ hộp chua bị hỏng do loài vi khuẩn ưa nhiệt Bac. thermoacidurens gây ra, nên nếu loại đồ hộp chua nào bị nhiễm loại vi khuẩn này thì cần phải chọn nhiệt độ thanh trùng cao hơn. - Nói tóm lại, chọn một nhiệt độ thanh trùng tức là chọn nhiệt độ tiêu diệt được bằng nhiệt loài vi sinh vật chịu được nhiệt độ cao nhất thường hay có trong loại đồ hộp đó. IV.1.2. Chọn thời gian thanh trùng. - Ở một nhiệt độ thanh trùng nhất định, vi sinh vật trong đồ hộp thường không bị tiêu diệt ngay tức thời, mà còn phải đun một thời gian nhất định gọi là thời gian thanh trùng hay thời gian tác dụng, ký hiệu là t (phút). Trong quá trình thanh trùng sản phẩm đựng trong hộp có chứa các vi sinh vật có hại không được đun nóng tức thời tới nhiệt độ thanh trùng cần đạt được, mà nhiệt lượng cần phải truyền dần từ môi trường đun nóng (nước nóng, hơi nước nóng) qua bao bì vào các lớp sản phẩm bên ngoài, rồi vào tới khu trung tâm của đồ hộp. Quá trình này phải mất một thời gian nhất định, gọi là thời gian truyền nhiệt, ký hiệu t0. Khi khu vực trung tâm của đồ hộp đạt thời gian nhất định, gọi là thời gian tiêu diệt, ký hiệu t1 (coi là thời gian tiêu diệt biểu kiến). - Như vậy thời gian thanh trùng tổng quát của đồ hộp (t) hay thời gian đồ hộp chịu tác dụng nhiệt, bao gồm thời gian truyền nhiệt (t0) và thời gian tiêu diệt (t1). t = t0 + t1 (phút) - Nhưng trong thực tế, chính ngay trong thời gian truyền nhiệt (t0), một số vi sinh vật có trong đồ hộp cũng bị tiêu diệt một phần, do tác dụng của nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phát triển của các vi sinh vật đó. Do đó thời gian tác dụng của chế độ thanh trùng thực tế (thời gian cần thiết vừa đủ để tiêu diệt các vi sinh vật) khác với tổng số của hai thời gian truyền nhiệt (t0) và thời gian tiêu diệt t1 (biểu kiến) mà nhỏ hơn tổng số ấy : t < t0 +t1 (phút). - Muốn xác định được chính xác thời gian tác dụng (t) cần phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian truyền nhiệt (t0) và thời gian tiêu diệt (t1) đối với loại đồ hộp cần thanh trùng. IV.1.3. Sự tương quan giữa thời gian và nhiệt độ thanh trùng. - Muốn tiêu diệt được một loài vi sinh vật nào đó ta phải nâng cao nhiệt độ và phải duy trì ở nhiệt độ đó trong một thời gian nhất định. Như vậy, nhiệt độ tiêu diệt càng cao thì thời gian càng ngắn và ngược lại. - Khi nâng nhiệt độ hoặc kéo dài thời gian thanh trùng đều có tác dụng nhất định đối với thực phẩm. Vì vậy, một sự kết hợp thích đáng giữa thời gian và nhiệt độ thanh trùng là rất quan trọng. - Muốn chọn một thời gian và nhiệt độ nào đó để làm tiêu chuẩn thanh trùng thì cần phải xét đến tính chất, thành phần và trạng thái của thực phẩm đó đồng thời phải nắm chắc đặc tính những loài vi khuẩn tồn tại trong đó. Nếu chọn thời gian và nhiệt độ cao nhất cũng không cần thiết vì lúc đó vi khuẩn không tồn tại trong hộp nữa. Vả lại với thời gian quá dài và nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm trong hộp như thực phẩm bị thuỷ phân ; màu sắc, mùi vị bị biến đổi ; tổ chức của thực phẩm bị mềm nhũn và có thể còn xảy ra các phản ứng hoá học không tốt. Nhưng nếu chọn thời gian và nhiệt độ thanh trùng chưa đủ, chưa tiêu diệt hết được vi khuẩn trong hộp thì đồ hộp sẽ bị hư hỏng. Trong thực tế sản xuất, người ta thanh trùng tiêu diệt hết 90% vi khuẩn là coi như được. Mối quan hệ giữa thời gian và nhiệt độ thanh trùng được diễn tả trên đồ thị (hình 3.2) . Từ đồ thị cho thấy nếu thời gian thanh trùng càng ngắn thì nhiệt độ phải cao (điểm A) và ngược lại, nhiệt độ thanh trùng các thấp thì thời gian thanh trùng phải kéo dài (điểm B). Thời gian t (phút) A 0 50 100 150 Nhiệt độ t (oC ) B Hình 3.2. : Đồ thị tương quan giữa nhiệt độ và thời gian thanh trùng Từ đường cong tiêu diệt trên đồ thị, người ta đã chứng minh được quan hệ giữa hai chế độ thanh trùng như công thức sau : Ở đây : t0 là thời gian tiêu diệt cần xác định tương ứng với nhiệt độ thanh trùng là t0 t là thời gian tiêu diệt đã biết trước tương ứng với một nhiệt độ thanh trùng xác định (t) dùng để so sánh. Z là trị số nhiệt độ đặc trưng cho một loại vi khuẩn nhất định. Ví dụ Clostridium botulinum có trị số z = 10. Ví dụ : Tìm thời gian tiêu diệt vi khuẩn Cl. botulinum ở 100oC biết thời gian tiêu diệt nó ở 120oC là 4 phút. Áp dụng công thức trên ta có : phút - Như vậy khi ta đã có một chế độ thanh trùng nào đó của một loại đồ hộp nhất định ta có thể áp dụng công thức thanh trùng trên sẽ tìm được một chế độ thanh trùng thứ hai tương ứng cho loại đồ hộp đó. IV.1.4. Chọn áp suất đối kháng khi thanh trùng. - Thành phần các thực phẩm đựng trong đồ hộp bao gồm các chất rắn (cá, thịt, rau,quả,...), chất lỏng (nước, dầu,...) và chất khí (hơi nước, không khí,...). Dưới tác dụng của nhiệt độ cao của chế độ thanh trùng, các áp suất riêng phần và sự dãn nở của các cấu tử gia tăng lên, chất khí dãn nở, chất lỏng bay hơi,... và làm cho áp suất chung của bao bì đựng sản phẩm tăng lên. Áp suất này có thể tới 1 - 2 atm. Áp suất này có thể làm cho bao bì sắt tây bị biến dạng, các mối ghép hay mối hàn ở nắp và thân dễ bị hư hỏng, các loại bao bì thuỷ tinh bị vỡ,... Vì vậy căn cứ vào tính chất của bao bì, thành phần của thực phẩm đựng trong đồ hộp và nhất là nhiệt độ thanh trùng, người ta cần phải tạo ra áp suất đối kháng trong thiết bị thanh trùng bằng hay gần bằng áp suất dư đã tăng lên trong đồ hộp dễ chống lại tác dụng của áp suất dư đó. Thường áp suất đối kháng này ở khoảng 0,5 - 1,8 atm. IV.1.5. Công thức thanh trùng. - Khi xác định được các thông số của một chế độ thanh trùng đồ hộp, người ta ghi lại thành dạng tổng quát, gọi là công thức thanh trùng và được biểu thị như sau : Ở đây : t1 - Thời gian đuổi không khí ra khỏi thiết bị thanh trùng để đảm bảo sự truyền nhiệt trong thiết bị được tốt. Thời gian đuổi không khí này thường kéo dài 5 - 10 phút. t2 - Thời gian nâng nhiệt trong thiết bị thanh trùng để đưa đồ hộp từ nhiệt độ ban đầu tới nhiệt độ thanh trùng cần thiết (phút). t3 - Thời gian giữ nhiệt độ không đổi trong thiết bị thanh trùng, còn gọi là thời gian tiêu diệt (phút). t4 - Thời gian hạ nhiệt độ làm nguội đồ hộp, từ nhiệt độ thanh trùng tới nhiệt độ có thể lấy đồ hộp ra khỏi nồi thanh trùng (phút). t0C- Nhiệt độ thanh trùng (0C). P -Áp suất đối kháng cần được tạo ra trong thiết bị thanh trùng (atm hay mmHg hoặc N/m2). 1 2 t2 t3 t4 Nhiệt độ (0C) t (phút) Biểu diễn sự biến đổi nhiệt độ trong thiết bị thanh trùng thay đổi theo thời gian trên đồ thị ta thấy như ở hình 3.3. Hình 3.3 : Đồ thị truyền nhiệt khi thanh trùng - Trục tung biểu thị nhiệt độ trong thiết bị thanh trùng (0C), trục hoành biểu thị thời gian thanh trùng (phút). - Trên đồ thị đường biểu diễn 1 biểu thị sự biến đổi nhiệt độ theo thời gian thanh trùng ở trong thiết bị, đường 2 biểu thị nhiệt độ của thực phẩm tức là nhiệt độ tiêu diệt vi sinh vật trong thực phẩm. - Khi nhiệt độ của thiết bị thanh trùng đã đạt tới nhiệt độ thanh trùng, tức là sau thời gian t2 thì nhiệt độ ở giữa hộp vẫn chưa đạt tới nhiệt độ thanh trùng, tức là sau thời gian t2 thì nhiệt độ ở giữa hộp vẫn chưa đạt tới nhiệt độ đó mà phải một thời gian ngắn nữa. Trong thời gian giữ nhiệt t3 ở thiết bị thanh trùng thì nhiệt độ ở giữa hộp đạt được nhiệt độ thanh trùng (t0), hay thấp hơn rất ít (0,5 – 1,50C) tuỳ theo từng loại đồ hộp. Khi bắt đầu giảm nhiệt độ trong thiết bị thanh trùng để làm nguội (bắt đầu hết thời gian t3 và chuyển sang thời gian t4) thì nhiệt độ lại truyền từ giữa hộp ra ngoài xung quanh hộp và nhiệt độ của hộp giảm dần, nhưng vẫn cao hơn môi trường làm nguội xung quanh đồ hộp. - Như vậy nhiệt độ trong đồ hộp có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật để đảm bảo đồ hộp bảo quản được lâu dài là nhiệt độ biến đổi biểu thị trên đường (2), còn đường (1) là đường biểu thị nhiệt độ ở trong thiết bị mà người ta theo dõi được trong quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật thanh trùng. IV.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ thanh trùng : IV.2.1. Ảnh hưởng của giống loài và số lượng vi khuẩn : - Trong quá trình chế biến từ nguyên liệu đến thành phẩm, mức độ bị nhiễm trùng của thực phẩm khá cao và có nhiều loài vi khuẩn, các loại vi khuẩn gây bệnh, gây thối rữa,... Các loài vi khuẩn này có sức chịu nhiệt khác nhau và tính chịu nhiệt của chúng cũng thay đổi theo thành phần và tính chất của thực phẩm. Sức chịu nhiệt của vi khuẩn không nha bào, các men, mốc tương đối kém. Sức chịu nhiệt của men kém hơn mốc, ở nhiệt độ trên 70oC đã bị tiêu diệt nhưng nha bào của chúng thì chịu nhiệt khá tốt. Với các loài vi khuẩn thì nhiệt độ trên 80oC thì nó mới bị kiềm chế hoạt động còn nha bào của chúng thì chịu được từ -23oC đến 130oC. Như vậy ta phải nâng cao nhiệt độ và kéo dài thời gian tương ứng mới tiêu diệt được chúng. Quan hệ giữa thời gian tiêu diệt t và nồng độ vi khuẩn B được biểu thị như sau : : Vận tốc tiêu diệt vi khuẩn. k : hệ số tiêu diệt Dấu (-) biểu thị nồng độ vi khuẩn sống sót giảm xuống nên vận tốc tiêu diệt cũng giảm dần. Sau khi biến đổi toán học ta có : Với : B0 : Lượng vi khuẩn ban đầu. - Số lượng vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm lúc ban đầu có ảnh hưởng lớn tới chế độ thanh trùng. Cùng một loại thực phẩm, nếu lô nào bị nhiễm khuẩn nhiều trong quá trình bảo quản và chế biến thì chế độ thanh trùng phải nâng cao hơn. Mối quan hệ giữa số lượng vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm ban đầu B0 và số lượng vi khuẩn sống sót lại sau thời gian thanh trùng nhất định B được biểu thị như sau : Ở đây : K là hệ số vận tốc tiêu diệt vi khuẩn, K phụ thuộc vào đặc tính của giống loài vi sinh vật, thành phần hoá học của thực phẩm và nhiệt độ thanh trùng ; t là thời gian tiêu diệt vi khuẩn. Từ công thức cho thấy nếu lượng vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm ban đầu càng lớn thì sau một thời gian thanh trùng nhất định số lượng vi khuẩn sống sót càng lớn và số lượng này tỉ lệ nghịch với thời gian thanh trùng. IV.2.2. Ảnh hưởng của thành phần hoá học của thực phẩm trong hộp : a. Anh hưởng của độ axit : - Nồng độ axit trong đồ hộp có ảnh hưởng lớn tới sự sống của vi khuẩn. Nồng độ axit càng cao thì tính chịu nhiệt của vi khuẩn càng giảm, vì vậy ở một nhiệt độ thanh trùng nhất định ta có thể rút ngắn thời gian tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài nồng độ axit ra thì loại axit cũng ảnh hưởng đến tính chịu nhiệt của vi khuẩn. b. Anh hưởng của nồng độ muối và đường - Đường và muối trong đồ hộp cũng có khả năng tạo áp suất thẩm thấu của dung dịch cho nên cũng ảnh hưởng đến tính chịu nhiệt của vi khuẩn. Muối có khả năng tạo áp suất thẩm thấu cao hơn đường rất nhiều cho nên chỉ với nồng độ muối vài phần trăm là đã có thể làm cho lớp màng tế bào của vi khuẩn bị khử nước tạo màng bảo vệ cho vi khuẩn nên làm tăng khả năng chịu nhiệt của chúng. Ví dụ Cl.botulinum chịu nhiệt ở nồng độ muối 1-2% ; Cl. welchii thì ở 3%. Nhưng ở nồng độ muối cao thì do áp suất thẩm thấu quá lớn nên lại làm giảm tính chịu nhiệt của vi khuẩn. Đối với đường thì nồng độ đường rất cao mới tạo được áp suất thẩm thấu lớn. Do đó nồng độ đường càng cao thì tính chịu nhiệt của vi khuẩn tăng. c. Ảnh hưởng của protit và lipit - Trong các thực phẩm chứa nhiều protit và lipit như cá, thịt,... thì chế độ thanh trùng phải nâng cao hơn, bởi vì sự truyền nhiệt của các vật thể đặc rất khó khăn do đó hiệu quả thanh trùng giảm xuống. Người ta thấy rằng trong môi trường chất béo tính chịu nhiệt của vi khuẩn tăng vì vi khuẩn ở trong lipit được tạo thành một lớp lipit bao bọc xung quanh có tác dụng bảo vệ cho nó. d. Ảnh hưởng của chất sát trùng thực vật (fitonxit): - Trong thực vật nói chung, trong các loại gia vị, hương liệu, chất màu,... thường có chứa các chất sát trùng thực vật. Ví dụ mùi cay thơm của tiêu, ớt, mùi hăng của hành tỏi, vị cay của gừng, mùi thơm của đinh hương, hồi hương, màu sắc của các loại thực vật,... đều là chất sát trùng thực vật. Khi chế biến đồ hộp ta cho những chất đó vào vừa có tác dụng gia vị vừa có tác dụng sát trùng và như vậy ta có thể giảm nhẹ được chế độ thanh trùng của đồ hộp. IV.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian truyền nhiệt IV.3.1. Ảnh hưởng của tính chất vật lý của thực phẩm : - Các loại thực phẩm có khối lượng riêng và độ nhớt khác nhau. Thực phẩm lỏng (như nước quả) được truyền nhiệt bằng đối lưu nên truyền nhiệt nhanh, còn các loại thực phẩm rắn, đặc thì truyền nhiệt bằng phương thức truyền dẫn nên chậm. Đa số các loại thực phẩm đồ hộp vừa lỏng vừa đặc nên truyền nhiệt vừa đối lưu vừa truyền dẫn. Do đó thực phẩm càng lỏng thì tốc độ truyền nhiệt càng nhanh và càng đặc thì càng chậm. IV.3.2. Ảnh hưởng của bao bì : - Vật liệu làm bao bì khác nhau thì truyền nhiệt khác nhau. Bao bì bằng sắt tây truyền nhiệt nhanh nhất, bao bì bằng chất trùng hợp cũng tương đối nhanh còn bao bì bằng thuỷ tinh thì truyền nhiệt chậm. - Bao bì càng dày, thể tích của bao bì càng lớn thì truyền nhiệt càng chậm. Hình dáng bao bì cũng ảnh hưởng tới quá trình truyền nhiệt. Ví dụ nếu hộp có cùng thể tích thì hình tròn truyền nhiệt nhanh, hình trụ tương đối chậm còn hình hộp chữ nhật lại chậm hơn nữa. IV.3.3. Anh hưởng của nhiệt độ ban đầu của thực phẩm - Vận tốc truyền nhiệt phụ thuộc vào hiệu số nhiệt độ của nồi thanh trùng với nhiệt độ giữa hộp nhưng ảnh hưởng đó có liên quan với tính chất vật lý của thực phẩm. Đối với thực phẩm lỏng do quá trình truyền nhiệt là đối lưu nên nhiệt độ ban đầu của thực phẩm ảnh hưởng không nhiều tới thời gian truyền nhiệt, nhưng đối với các loại thực phẩm đặc và rắn thì ảnh hưởng này rất lớn. Vì vậy nhiệt độ ban đầu của thực phẩm càng nguội thì thời gian truyền nhiệt càng dài. Như vậy nếu nhiệt độ ban đầu của thực phẩm cao sẽ có 2 cái lợi là thời gian truyền nhiệt vào giừa hộp ngắn đồng thời tạo được độ chân không tốt cho đồ hộp. IV.3.4. Ảnh hưởng của trạng thái đồ hộp khi thanh trùng - Khi thanh trùng, nếu đồ hộp được chuyển động, thực phẩm trong hộp được xáo động thì truyền nhiệt nhanh còn hộp đứng yên tĩnh thì quá trình truuyền nhiệt sẽ chậm, vì vậy người ta đã chế tạo ra loại thiết bị thanh trùng đồ hộp quay được. IV.3.5. Thiết bị thanh trùng đồ hộp - Hiện nay có nhiều loại thiết bị thanh trùng đồ hộp và được phân loại như sau : Theo phương thức làm việc có nồi thanh trùng làm việc gián đoạn và nồi thanh trùng làm việc liên tục hoặc phân ra loại thủ công, bán tự động và tự động. Theo áp suất làm việc có : nồi thanh trùng làm việc với áp suất khí quyển, thường nhiệt độ thanh trùng £ 100oC và nồi thanh trùng cao áp, nhiệt độ thanh trùng trên 100oC. Theo cấu tạo có : loại nồi kiểu đứng, loại nằm ngang, loại băng tải, loại trục quay, loại bản mỏng. - Các nồi thanh trùng thông dụng hiện nay có loại hở nắp với nhiệt độ £100oC thường dùng để thanh trùng các loại đồ hộp rau quả hoặc các loại thực phẩm không chịu nhiệt. Vì nhiệt độ thấp không đảm bảo tiệt trùng nên có khi người ta phải thanh trùng lặp đi lặp lại vài lần để đảm bảo tiệt trùng . Loại nồi này có cấu tạo đơn giản với môi trường truyền nhiệt là nước nóng hoặc hơi nước. - Nồi thanh trùng cao áp thường có hai dạng là kiểu đứng và kiểu nằm ngang . Nồi hoàn toàn kín và chịu được áp lực cao, nhiệt độ thanh trùng trên 100oC. Môi trường truyền nhiệt là hơi nước hay nước nóng được gia nhiệt bằng hơi nước. Loại nồi thanh trùng này được chế tạo bằng thép rất bền vững và được trang bị đầy đủ các van điều chỉnh và các thiết bị đo lường như nhiệt kế, áp kế, van an toàn, van xả khí, van cấp hơi, cấp khí nén, cấp nước,... Thanh trùng ở nhiệt độ cao khi làm nguội thường làm nguội trong nồi thanh trùng và sử dụng áp suất đối kháng để phòng tránh sự nổ vỡ của đồ hộp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tailieu.vn Google.com Sách công nghệ chế biến đồ hộp thủy sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_hop_6804.doc
Tài liệu liên quan