Tiểu luận Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính

MỞ ĐẦU Dưới đây là những nghiên cứu về việc ứng dụng tâm lý học vào tài chính. Lý thuyết tài chính hành vi (behaviroal finance) với nền tảng cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết “thị trường hiệu quả”, cơ sở của các lý thuyết tài chính cơ bản trong suốt 4, 5 thập kỷ gần đây. Lý thuyết thị trường hiệu quả dựa trên niềm tin rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá. Một khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường, nghĩa là giá của các công cụ (cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, v.v ) trên thị trường tài chính không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những nhân tố cơ bản), thì sẽ tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, và “những nhà đầu tư hợp lý” khi tận dụng những cơ hội này (mua tài sản bị định giá thấp, bán tài sản bị định giá quá cao chẳng hạn), sẽ góp phần điều chỉnh thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng. Ý tưởng về cơ chế điều chỉnh kinh doanh chênh lệch giá sẽ tạo lập trạng thái “thị trường hợp lý” trở thành nền tảng cho rất nhiều lý thuyết định giá, từ đường con thị trường hiệu quả, CAPM cho đến Black Scholes, đến các lý thuyết tài chính quốc tế như PPP, backwardation, v.v

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đàn là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý, thấy ai làm sao thì làm vậy. c.Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ hội để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh lệch giá sẽ điều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại định giá sai, mà lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng các khoản lợi nhuận này thì như thế nào ? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá khi có định giá sai ? Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là có 2 dạng định giá sai: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh lệch giá được, một dạng là không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh chênh lệch giá được (nói một cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định giá sai đã đạt tới giới hạn trên hay dưới và điều chỉnh lại). Nếu tham gia “chỉnh sửa” kiểu định giá sai dạng 2 thì rất dễ rơi vào trạng thái “tiền mất, tật mang”, mà điển hình là bài học nổi tiếng của LTCM kinh doanh chênh lệch giá của Royal Duch và Shell và bị thua lỗ, nhưng ngay sau khi họ thua lỗ không bao lâu thì giá 2 cổ phiếu này điều chỉnh lại đúng như dự đoán của họ ! Đây là ví dụ cho thấy thực tế định giá sai có thể kéo dài rất lâu, và kiểu nhà đầu tư hợp lý như LTCM (được quản lý bởi những người đoạt giải Nobel và rất thành công trong 4 năm trước thương vụ này) tham gia sửa chữa sai lầm này thì sẽ thất bại. Barberis và Thales (2003) chỉ ra rằng kinh doanh chênh lệch giá không thể xảy ra vì có những tài sản về lý thuyết là có tính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có thể kinh doanh chênh lệch giá 2 tài sản đó, nhưng thực tế thì không như vậy, do đó tạo ra rủi ro tăng thêm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (vốn được xem là rủi ro thấp đến mức phi rủi ro). Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng chênh lệch giá và sự tồn tại của các giao dịch của những nhà đầu tư không hợp lý (gọi là noise trading) cũng ngăn cản điều này. Chính vì vậy, chúng ta đã từng thấy trong lịch sử nhiều vụ bong bóng giá ở Nhật (thập niên 1980), Đài Loan (1990), cổ phiếu công nghệ truyền thông của Mỹ (1999-2000), rồi gần đây là chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng bị xem là “quá nóng”. Tuy nhiên, rõ ràng không hề có những điều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà những vụ bong bóng này kéo dài nhiều năm (nhất là ở các nước châu Á đang phát triển). Đây là dấu hiệu của giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá. 2.Ứng dụng của lý thuyết tài chính hành vi Một khi trong thị trường hội đủ 3 yếu tố kể trên (hành vi bất hợp lý của nhà đầu tư, hiệu ứng bất hợp lý mang tính hệ thống, và giới hạn kinh doanh chênh lệch giá), thì đó là lúc mà hiện tượng giá cổ phiếu (hay rộng ra là tài sản tài chính) bị định giá sai sẽ đáng kể và kéo dài. Khi đó các lý thuyết tài chính truyền thống bị giảm hiệu quả, và lý thuyết tài chính hành vi là một bổ sung giá trị. Lý thuyết tài chính hành vi nhìn chung không phải là một trường phái tài chính chính thống (mặc dù thường bị các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thị trường hiệu quả, dẫn đầu là Fama đả kích). Lý thuyết này còn ở dạng sơ khai, còn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi chưa có những cơ sở và nguyên lý vững chắc như lý thuyết chính thống hiện đại như rủi ro - tỷ suất sinh lợi, thị trường hiệu quả, kinh doanh chệnh lệch giá), và là một sự bổ sung hơn là tách biệt khỏi lý thuyết tài chính chính thống. Ứng dụng của tài chính hành vi không chỉ dừng lại trong việc giải thích các hành vi không hợp lý của nhà đầu tư, mà đi xa hơn, nó có thể điều chỉnh các mô hình định giá (bao gồm định giá chứng khoán, sản phẩm phái sinh…) cho đến ứng dụng trong lý thuyết quản trị Công ty (corporate governance) hay cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp, lẫn giải thích tính tương tác giữa các thị trường khác nhau. (Nguồn: PTKT) Giải thưởng Khoa học Kinh tế của Ngân hàng Thụy Điển năm 2002 để tưởng niệm Nobel Alfred. Xét trên phương diện truyền thống, lý thuyết kinh tế dựa trên giả thuyết về một “kinh tế học về con người” mà hành vi được quản lý bởi tính tư lợi và người có khả năng ra quyết định hợp lý. Kinh tế học được coi là một ngành khoa học phi thực nghiệm, các nhà nghiên cứu – như thiên văn học và khí tượng học – đã phải dựa vào dữ liệu thâu lượm một cách riêng biệt, nghĩa là, những quan sát trực tiếp về thế giới thực tế. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, những quan điểm này đã trải qua một sự chuyển đổi. Các thực nghiệm có sự kiểm soát đã nổi lên như là một phần thiết yếu của hoạt động nghiên cứu kinh tế, và trong một số trường hợp, những kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng những nguyên lý cơ bản trong lý thuyết kinh tế cần được điều chỉnh. Quá trình này được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu trong hai lĩnh vực: các nhà tâm lý học nhận thức -- những người nghiên cứu về sự đánh giá và việc ra quyết định liên quan đến con người, và các nhà kinh tế học thực nghiệm -- những người kiểm tra các mô hình kinh tế trong phòng thí nghiệm. Giải thưởng của năm nay được trao cho những người có công đổi mới trong hai lĩnh vực này là: Daniel Kahneman và Vernon Smith. Kinh Tế Học Tâm lý và Thực Nghiệm. Kinh tế học thực nghiệm. Các thực nghiệm đầu tiên trong kinh tế học hướng vào việc kiểm tra những vấn đề có lẽ là kết quả cơ bản nhất trong lý thuyết kinh tế: trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, giá thị trường tạo nên một sự cân bằng giữa cung và cầu tại một mức mà ở đó, giá trị của một hàng hoá được người mua cận biên ấn định bằng với giá trị của hàng hoá đó được một người mua cận biên ấn định. Trong các thử nghiệm có tính chất thí nghiệm trước đây của Vernon Smith, những chủ thể được lựa chọn đóng vai trò người mua và người bán có những đánh giá khác nhau về một hàng hoá, được biểu hiện là mức giá bán có thể chấp nhận được thấp nhất và mức giá mua có thể chấp nhận được cao nhất tương ứng. Do sự phân bổ của các mức giá cho trước (“reservation price”) này, Smith có thể xác định mức giá cân bằng trên lý thuyết -- mức giá có thể chấp nhận được đối với nhiều người mua cũng như người bán một cách cân bằng. Từ rất sớm, vào năm 1962, khi ông công bố những kết quả của các thí nghiệm đầu tiên, Smith vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra rằng, các mức giá đạt được trong thí nghiệm rất gần với những giá trị trên lý thuyết, thậm chí mặc dù các chủ thể thiếu thông tin cần thiết để tính toán mức giá cân bằng. Smith và các nhà nghiên cứu khác, trong số đó có Charles Plott, sau đó đã tiến hành nhiều thí nghiệm tương tự để kiểm tra sự nhất quán với lý thuyết, và đã khẳng định chắc chắn những kết quả ban đầu. Ngoài ra, họ nhận thấy kết quả này được định hướng bởi sự thiết kế chính xác của cơ chế thị trường. Nhiều thí nghiệm quan tâm đến kết quả các quá trình bán đấu giá – theo truyền thống được sử dụng để cơ cấu thị trường đối với những nguyên liệu thô và cổ phần hoặc các công cụ tài chính khác. Gần đây, việc bán đấu giá cũng được lên phương án nhằm bãi bỏ các quy định và tư nhân hoá đối với tư bản độc quyền nhà nước, như các quyền liên quan đến lĩnh vực truyền tin. Lý thuyết về sự hình thành giá phân biệt 4 hình thức đấu giá cơ bản được sử dụng để bán một hàng hoá hoặc dịch vụ đơn lẻ: Phương thức bán đấu giá của người Anh (English Auction): tại đó những người mua tuyên bố giá thầu theo trình tự tăng dần cho đến khi không có mức giá thầu nào cao hơn được đưa ra; Phương thức đấu giá của người Hà Lan (Dutch Auction): tại đó một giá thầu cao ban đầu được giảm dần cho đến khi có một người mua chấp nhận mức giá của anh ta. Phương thức đấu giá cao nhất (first price auction): đầu tiên, với giá thầu được bỏ phiếu kín, tại đó người đặt giá cao nhất trả mức giá mua của chính anh ta cho người bán; và Phương thức đấu giá thứ hai (second price auction): giá thầu bỏ phiếu kín, tại đó người đặt giá cao nhất trả mức giá thầu cao nhất thứ hai. Trong các thí nghiệm có sự kiểm soát, Smith và các đồng nghiệp của ông có thể kiểm tra một số kết quả dự báo trên lý thuyết. Ví dụ, như đã được dự đoán trước trên lý thuyết, họ nhận thấy rằng một người mua có thể chờ đợi doanh thu giống như ở phương thức đấu giá của Anh và Phương thức đấu giá thứ hai. Trong khi đó, họ có thể bác bỏ sự dự báo trên lý thuyết về mức cân bằng giữa phương thức đấu giá của Hà Lan và phương thức giá cao nhất. Những thí nghiệm của họ cũng thể hiện rằng các phương thức đấu giá của Anh và Phương thức đấu giá thứ hai đã tạo ra giá bán trung bình cao nhất, tiếp theo là Phương thức đấu giá cao nhất (first price auction) và cuối cùng là, phương thức đấu giá của Hà Lan. Smith cũng đã bắt đầu việc sử dụng các thực nghiệm có tính chất thí nghiệm như là đường hầm thông gió (“wind tunnel”), tại đó đưa ra các cơ chế đấu giá đối với quá trình tư nhân hoá và sự thu mua của nhà nước có thể được thử nghiệm trước. Vì những cơ thế này thường rất phức tạp và khó có thể đánh giá biểu hiện của chúng chỉ dựa trên cơ sở sự xem xét về mặt lý thuyết, phương pháp thực nghiệm trở nên đực biệt hữu ích. Trong các thí nghiệm tương tự, Smith đã đánh giá những cơ chế khác nhau đối với việc phân bổ thời gian vận chuyển bằng đường không có sử dụng các thị trường được sự trợ giúp của máy tính. Ông cũng đánh giá những biện pháp khác nhau để tổ chức các thị trường năng lượng ở Australia và New Zealand, tại đó những kết quả có ảnh hưởng đến việc thiết kế thị trường thực tế. Những giá trị đang đe doạ tới các thị trường trong thế giới thực tại thường có mức độ hoàn toàn khác những phần thưởng có thể được đưa ra trong một cuộc đấu cân sức mang tính chất thử nghiệm. Đặc biệt, trong khi nhấn mạnh vào tầm quan trọng của những động cơ khuyến khích liên quan đến tiền tệ trong các thí nghiệm, Smith đã phát triển các biện pháp mà tại đó những động cơ khuyến khích này không chỉ đủ mạnh mà còn được thiết kế để nâng cao khả năng những kết quả sẽ có thể được áp dụng trong các hoàn cảnh thị trường thực tế. Một vấn đề quan trọng là thị hiếu riêng (và không được quan sát) của các chủ thể có thể ảnh hưởng đến hành vi của họ trong một thí nghiệm. Kết quả là, một chủ thể được chỉ định vai trò người mua, với một hàm cầu cố định đối với một hàng hoá, sẽ không xử sự chỉ đơn giản theo đường cầu này. Smith giới thiệu một biện pháp, được biết đến là biện pháp kích giá (induced-value method) - giải quyết vấn đề này và mang đến cho chủ thể những động cơ khuyến khích để cư xử như một người tiến hành thí nghiệm có định hướng. Thông qua vấn đề này và những đóng góp khác, cũng như một loạt những đề xuất thực tế đối với các phương thức phù hợp trong thí nghiệm, Smith đã xác lập các tiêu chuẩn có ý nghĩa phương pháp luận đối với những cái tạo nên một thí nghiệm tốt trong nghiên cứu kinh tế. Tâm lý và Kinh tế học. Nghiên cứu kinh tế thường cho rằng con người trước hết được thúc đẩy bởi những động cơ vật chất và đưa ra các quyết định theo một cách hợp lý. Chúng được coi là yếu tố đánh giá thực trạng của nền kinh tế và những ảnh hưởng của các hành vi thông qua quá trình xử lý thông tin sẵn có theo những nguyên tắc thống kê chuẩn mực. Phương pháp này được xây dựng tiền đề trong lý thuyết được gọi là độ thoả dụng - dự tính, lý thuyết kinh tế nổi bật đối với những quyết định trong tình trạng không chắc chắn. Quan điểm thắng thế trong tâm lý học nói chung, và tâm lý học nhận thức nói riêng, là quan tâm đến nhân loại như một hệ thống mã hoá và diễn giải các thông tin sẵn có theo một cách có ý thức, nhưng ở nơi khác, các yếu tố ít được nhận thức hơn cũng điều khiển những quyết định trong một quá trình có ảnh hưởng qua lại. Các yếu tố này bao gồm sự nhận thức, những mô hình thuộc về tinh thần để diễn giải các hoàn cảnh cụ thể, những cảm xúc, những thái độ và những ghi nhớ về các quyết định trước đây và các hậu quả của chúng. Trong việc nghiên cứu mở rộng về hành vi của con người dựa trên những cuộc điều tra và các thí nghiệm, Daniel Kahneman và các nhà tâm lý khác đã đặt câu hỏi và nêu giả thuyết về sự hợp lý trên phương diện kinh tế trong một số hoàn cảnh quyết định. Những người đưa ra quyết định trong thế giới hiện thực thường có vẻ như không đánh giá các sự kiện bất ổn theo lý thuyết về sự tối đa hoá độ thoả dụng- dự tính. Trong một loạt các nghiên cứu, Kahneman - phối hợp với Amos Tversky – đã chỉ ra rằng con người không có khả năng phân tích một cách đầy đủ những hoàn cảnh quyết định phức tạp khi những kết quả trong tương lai không có gì chắc chắn. Trong những hoàn cảnh như vậy, để thay thế họ vào các biện pháp tự tìm tòi hay quy luật ngón tay cái. Một khuynh hướng cơ bản được minh hoạ tốt trong số liệu thực nghiệm của Kahneman và Tversky trong quá trình các cá nhân đánh giá những sự kiện ngầu nhiên. Hầu hết các chủ thể thực nghiệm có xác suất như nhau trong các mẫu có quy mô nhỏ và lớn, không tính đến rằng sự thiếu chắc chắn (sự khác nhau) về giá trị trung bình giảm mạnh với kích cỡ mẫu. Do đó con người có vẻ liên quan chặt chẽ tới quy luật số lớn trong lý thuyết xác suất. Trong một thí nghiệm nổi tiếng, chủ thể cho rằng khả năng như nhau vào một ngày nào đó, tại một bệnh viện nhỏ cũng như tại một bệnh viện lớn (nơi có nhiều đứa trẻ ra đời), hơn 60% những đứa trẻ được sinh ra sẽ là các bé trai. Tương tự, một nhà đầu tư nhận ra rằng một người quản lý vốn có thể thắng chỉ số trung bình cộng hai năm liền có thể kết luận rằng nhà quản lý đó có tài năng hơn là một nhà đầu tư trung bình, trong khi mối liên hệ thực sự về mặt thống kê yếu hơn nhiều. Cái nhìn thiển cận như vậy trong việc diễn giải số liệu có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ các hiện tượng khác nhau đối với các thị trường tài chính, một lĩnh vực nghiên cứu sôi động, tài chính liên quan đến hành vi (behavioral finance), đã phát triển--ứng dụng những kiến thức về tâm lý trong nỗ lực để hiểu rõ chức năng của các thị trường tài chính. Một quy luật ngón tay cái khác là tính chất đại diện (representativeness). Kahneman và Tversky tiến hành một thí nghiệm trong đó các chủ thể được đề nghị phân loại các cá nhân là một “người bán hàng” hoặc một “đại biểu quốc hội” trên cơ sở những đặc điểm nhất định. Khi một cá nhân ngẫu nhiên quan tâm đến chính trị và tham gia vào các cuộc tranh luận, hầu hết mọi người đều cho rằng anh ta là một đại biểu quốc hội, bất chấp thực tế là tỷ lệ những người bán hàng cao hơn một cách tương đối trong dân số, nghĩa là làm tăng khả năng anh ta là một người bán hàng. Thậm chí sau khi các chủ thể được thông báo rằng tỷ lệ các đại biểu quốc hội và những người bán hàng trong dân số đã thay đổi về căn bản, dường như nó không ảnh hưởng gì đến các kết quả. Nhờ vậy Kahneman đã chỉ ra rằng trong các hoàn cảnh có tình trạng bất ổn, sự đánh giá của con người thường khai thác các “quy luật ngón tay cái (rules of thumb)” -- mâu thuẫn xét về mặt hệ thống với các định đề cơ bản trong lý thuyết xác suất. Tuy nhiên, sự đóng góp có ảnh hưởng lớn nhất của ông liên quan đến việc ra quyết định (decision- making) trong tình trạng không ổn định. Một phát hiện đáng chú ý là, các cá nhân nhạy cảm hơn nhiều đối với cách mà một kết quả đi trệch khỏi một mức độ tham khảo (thường là hiện trạng) so với kết quả tuyệt đối. Khi đối mặt với một chuỗi những quyết định dưới điều kiện rủi ro, các cá nhân dường như thường đưa ra mỗi quyết định dựa vào lợi nhuận và thua lỗ một cách độc lập hơn là dựa vào những kết quả của một quyết định đối với toàn bộ tài sản của họ. Hơn nữa, hầu hết các cá nhân đều chống lại kết quả thua lỗ, liên quan đến một mức độ tham khảo, hơn là thích kết quả lợi nhuận trong cùng kích cỡ mẫu. Các kết quả này và những kết quả khác mâu thuẫn với những dự báo từ lý thuyết truyền thống của sự tối đa hoá độ thảo dụng dự tính. Không thoả mãn với việc chỉ trích các lý thuyết chuẩn mực của việc ra quyết định trong tình trạng bất ổn định, Kahneman và Tversky cũng phát triển một sự thay thế, được biết đến là học thuyết triển vọng (prospect theory), có khuynh hướng đưa ra những cách giải thích về sự quan sát thực tiễn. Học thuyết triển vọng và các phần mở rộng của nó có thể được ứng dụng nhằm giải thích tốt hơn các mô hình hành vi dường như là những biến dạng của học thuyết truyền thống; khuynh hướng tham gia bảo hiểm cho các thiết bị trên quy mô nhỏ và tốn kém; sẵn sàng lái xe nhiều dặm đường để giảm được vài USD trong một cuộc mua bán nhỏ, nhưng lại lưỡng lự khi làm điều này để tiết kiệm một khoản tiền tương tự đối với một hàng hoá đắt Daniel Kahneman Khoa Tâm lý Đại học Princeton Princeton, NJ 08544 Hoa Kỳ www.princeton.edu/~psych/PsychSite/fac_kahneman.html Công dân người Mỹ và Israel. Sinh năm 1934 (68 tuổi) ở Tel Aviv, Israel. Nhận bằng Tiến sĩ tại trường đại học California ở Barkeley năm 1961. Được công nhận tư cách giáo sư tại trường đại học Hebrew, Israel, Đại học Bristish Columbia, Canada và UC Berkeley. Từ năm 1993, giảng dạy môn Tâm lý và môn Các vấn đề Công (Public Affairs) thuộc Đại học Princeton, NJ ở Mỹ. (TQ hiệu đính: Tuy Daniel Kahneman là nhà tâm lý đầu tiên đoạt giải Nobel Kinh Tế Học, nhưng nếu các bạn đọc Lý Thuyết Tình Cảm Đạo Đức (The Theory of Moral Sentiments) thì các bạn thấy rằng Adam Smith đã đề cập sự liên quan giữa tâm lý học và kinh tế học hơn 200 năm qua). Vernon L. Smith Trung tâm Khoa học Kinh tế Đa chuyên ngành. Đại học George Mason 4400 University Drive Fairfax, VA 22030-4444 Hoa Kỳ www.gmu.edu/departments/economics/facultybios/smith.html Công dân Mỹ. Sinh năm 1927 (75 tuổi) ở Wichita, KS, Mỹ. Nhận bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Harvard năm 1955. Được công nhận tư cách giáo sự tại Đại học Purdue, Đại học Massachusetts và Đại học Arizona. Từ năm 2001 giảng dạy các bộ môn Kinh tế học và Luật, Đại học George Mason, VA, Mỹ. hơn; hoặc phản đối giảm tiêu dùng để phản ứng với những tin tức xấu về thu nhập trong suốt cuộc đời. Hai lĩnh vực nghiên cứu mới nổi lên. Hoạt động nghiên cứu hiện đại nằm ở đường biên giới giữa kinh tế học và tâm lý học đã chỉ ra những khải niệm như: sự hợp lý có tính chất ràng buộc, lợi ích cá nhân bị hạn chế và tính tự chủ bị hạn chế là các yếu tố quan trọng bên cạnh các hiện tượng kinh tế. Đặc biệt, những kiến thức từ lĩnh vực tâm lý học đã có một tác động mạnh mẽ tới những động thái hiện nay trong kinh tế tài chính. Như vậy, tại sao phải mất nhiều thời gian đến như vậy để những ý tưởng này lại được công nhận trong hoạt động nghiên cứu kinh tế? Một cách giải thích là, các phương pháp thực nghiệm chỉ mới xuất hiện trong kinh tế học trong khoảng thời gian gần đây. Kết quả của nghiên cứu có tính chất thực nghiệm đối với mối quan hệ giữa sự hình thành giá và các thể chế thị trường là, ngày càng có nhiều nhà kinh tế bắt đầu quan tâm đến các phương pháp thực nghiệm với tư cách là các công cụ nghiên cứu không thể bỏ qua. Ngày nay, một thế hệ các nhà kinh tế mới là chất xúc tác trong quá trình pha trộn dần dần của hai truyền thống nghiên cứu khác biệt trước đây của kinh tế học thực nghiệm và tâm lý kinh tế. Daniel Kahnneman và Vernon Smith, hai nhân vật chủ chốt trong các truyền thống này, đã đóng góp một giai đoạn đổi mới đầy sôi động trong nghiên cứu kinh tế. ___________________________________ Độc hành phiêu lãng đời hưu quạnh Tình xưa mong mỏi cố nhân đâu Hai nhà kinh tế học Mỹ đã giành giải Nobel kinh tế năm 2002 với những nghiên cứu tiên phong, áp dụng các kiến thức tâm lý vào kinh tế học. Kinh tế thực nghiệm và tâm lý học Theo truyền thống, hầu hết các nghiên cứu kinh tế đều dựa trên sự giả định của một "mô hình kinh tế con người" (homo economicus) dựa vào lợi ích cá nhân và khả năng ra quyết định. Các nền kinh tế cũng đã đưa vào tính toán rộng rãi một nền khoa học phi thực nghiệm, dựa vào việc quan sát sự quản lý kinh tế thực tiễn hơn là việc kiểm soát các thực nghiệm trong phòng nghiên cứu. Tuy nhiên, ngày nay, nghiên cứu một nền kinh tế tăng trưởng được dựa vào sự điều chỉnh và kiểm tra các thử nghiệm kinh tế cơ bản. Hơn nữa, nghiên cứu kinh tế còn dựa vào sự gia tăng số liệu được tập hợp trong phòng nghiên cứu hơn là trên thực tế. Nghiên cứu của hai ông trước đây được chia thành 2 lĩnh vực riêng biệt, nhưng gần đây đã hợp nhất lại, đó là: các nhà tâm lý học ra quyết định phân tích về nhận định của con người; và các nhà kinh tế học thực nghiệm kiểm tra các dự báo từ lý thuyết kinh tế. Hai nhà khoa học kinh tế đoạt giải Nobel năm nay là những người tiên phong trong 2 lĩnh vực nghiên cứu trên. Daniel Kahneman: đã áp dụng những kiến thức tâm lý vào kinh tế học, theo đó, đưa đến nền tảng cho việc nghiên cứu một lĩnh vực mới. Những phát hiện cơ bản mới của Kahneman liên quan đến việc đưa ra quyết định dưới điều kiện bất ổn của nền kinh tế, nơi ông đã chứng minh các quyết định của con người có thể độc lập theo hệ thống như thế nào với lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn thường dự đoán. Cùng với Amos Tversky (đã mất năm 1996), ông đã đưa ra lý thuyết triển vọng như một sự lựa chọn. Lý thuyết này có những tính toán tốt hơn cho hành vi được quan sát của con người. Ông Kahneman cũng đã phát hiện, cách đánh giá của con người có thể nắm được những biện pháp phân tích nhanh nhất. Những phân tích này độc lập có hệ thống với nguyên tắc cơ bản có khả năng xảy ra. Nghiên cứu của ông đã truyền một cảm hứng mới cho các nhà kinh tế học và tài chính để làm giàu lý thuyết kinh tế sử dụng các kiến thức dựa trên hiểu biết tâm lý vào thúc đẩy bản chất của con người. Vernon Smith: đưa ra nền tảng cho lĩnh vực kinh tế thực nghiệm. Ông đã phát triển một số phương pháp thực nghiệm mới, đặt ra các chuẩn mực cho những thành phần thiết lập nên một thực nghiệm xác thực trong phòng thí nghiệm vào các nền kinh tế. Trong công việc thực nghiệm của riêng mình, ông đã chứng minh được tầm quan trọng của các thể chế thị trường có thể thay thế lẫn nhau. Ví dụ, một người bán hàng thu nhập dựa vào sự lựa chọn phương pháp bán đấu giá như thế nào. Ông Smith cũng đã tiên phong trong "kiểm tra đường hầm gió", nơi có các thử nghiệm hoàn toàn mới, những thiết kế thị trường có thể thay thế lẫn nhau - ví dụ khi các thị trường điện bãi bỏ quy định - đã được thử nghiệm trong phòng nghiên cứu trước khi đưa vào thực tiễn. Nghiên cứu của ông là phương tiện trong việc thiết lập các thử nghiệm như một công cụ thiết yếu trong các phân tích kinh tế thực nghiệm. Theo Nobel.Se Lược sử hình thành quá trình ra quyết định P.5 - Sự lãng mạn của cảm tính và trực giác Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Lược sử hình thành quá trình ra quyết định Từ ”gut" nghĩa đen là một bộ phận mà ta thường gọi là ruột. Nhưng khi Jack Welch mô tả phong cách quản lý của ông là "thẳng thắn từ trong lòng" - "straight from the gut", từ "gut" ở đây được Welch sử dụng là hợp nhất của hai từ "gut" - một dạng phản ứng cảm tính và "guts" - trạng thái thần kinh vững vàng, mạnh mẽ. Đã có một sự chuyển hóa trong ý nghĩa từ ngữ, từ khái niệm của một bộ phận tiêu hóa trong cơ thể con người, thành khái niệm về trái tim của một chúa sơn lâm, và cũng chính sự chuyển hóa này giúp ta giải thích được điều huyền bí từ những quyết định bắt nguồn từ cảm xúc từ trong lòng. Từ sự thán phục của chúng ta trước tinh thần của những con người khởi nghiệp kinh doanh, những người lính cứu hỏa; đến sự nổi tiếng rộng rãi của những cuốn sách do Malcom Gladwell và Gary Klein viết, cho đến cả kết quả của hai cuộc bầu cử Tổng thống gần đấy, ta đều thấy sự lên ngôi của những gì mang cảm tính. Những người thực dụng hành động theo từng sự kiện. Những người anh hùng lại hành động theo mách bảo từ bản năng trực giác. Giống như tác giả Alden Hayashi đã viết trong tạp chí Havard Business Review số tháng 2/2001: "Cảm nhận trực giác của một con người là nhân tố tối quan trọng để phân biệt một người đàn ông trưởng thành với một đứa trẻ." Cái làm chúng ta ngưỡng mộ trong một quyết định bằng trực giác cảm nhận là sự dũng cảm trong việc đưa ra quyết định đó nhiều hơn là chất lượng của quyết định. Những quyết định bằng cảm nhận trực giác, quyết định cảm tính là cách bộc lộ tốt nhất  mức độ tự tin của người ra quyết định - một đặc trưng tiêu biểu và vô giá của người lãnh đạo. Quyết định cảm tính, trực giác được đưa ra trong những thời điểm có tính "khủng hoảng", khi mà không còn đủ thời gian để đánh giá các ý kiến phản biện và tính toán xác suất của tất cả các khả năng có thể xảy ra. Những quyết định đó được đưa ra trong tình huống chưa hề có những tiền lệ và do đó cũng rất ít thông số thực tế. Đôi khi những quyết định đó được đưa ra bất chấp những thông số thực tế, đó là khi Howard Schultz đấu tranh với quan niệm truyền thống của người Mỹ về loại cà phê với giá 3 USD và Robert Lutz, với sự dẫn đường của cảm xúc, đã đổ khoản đầu tư 80 triệu USD của Chrysler's vào những chiếc xe công năng cao trị giá 50.000 USD. George Soros khẳng định những cơn đau lưng với ông là dấu hiệu báo nên dừng lại trên thị trường chứng khoán - nơi mà ông đã tạo dựng lên gia sản khổng lồ. Những quyết định như thế là nguyên liệu để tạo lên những truyền thuyết trong thế giới kinh doanh. Những người ở vào vị trí ra quyết định cũng có những lý do của riêng mình để tin vào cảm tính và trực giác. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện với các nhà quản lý của Jagdish Parikh, Havard Business School, những người được hỏi đều nói rằng khả năng cảm nhận cảm tính và khả năng phân tích khách quan được họ sử dụng như nhau trong công việc và họ đặt đến 80% thành công vào cảm tính, trực giác. Henry Mintzberg giải thích rằng tư duy chiến lược cho phép sáng tạo và cộng hưởng hiệu quả, như thế nó thích hợp với cảm tính trực giác nhiều hơn là việc phân tích. "Cảm xúc từ đáy lòng" mang tính cá nhân và không thể chuyển giao, điều này sẽ làm tăng giá trị của một cảm xúc tốt. Người đọc có thể đi phân tích từng từ trong câu nói của Welch, của Lutz và Rudolph Giuliani, nhưng họ không thể lặp lại những trải nghiệm, cách thức tư duy và những điểm đặc trưng cá nhân đã giúp những con người đó đưa ra những quyết định rất riêng của mình. Mặc dù có một số người hoàn toàn bác bỏ sức mạnh của bản năng, của những cảm tính, trực giác, thì vẫn có rất nhiều dấu hiệu để nghiên cứu. Những nhà kinh tế hành vi học như Daniel Kahneman, Robert Shiller, và Richard Thaler đã mô tả hàng ngàn những lỗi rất tự nhiên mà bộ óc của chúng ta đang kế thừa lại. Michael Eisner (Euro Disney), Fred Smith (ZapMail), và Soros (Russian securitites) là ví dụ về những người làm kinh doanh giỏi nhưng lại rất yếu trong việc đưa ra các dự đoán - tác giả Eric Bonabeau đã chỉ ra những ví dụ này trong bài báo của ông đăng trên Havard Business Review tháng 5/2003 có tên là "Don’t Trust Your Gut" (tạm dịch là Không nên tin vào những cảm xúc trực giác). Tất nhiên việc tách bạch hoàn toàn bộ não và và "gut" - cảm xúc, cảm tính, trực giác là không thể và nói chúng là không hợp lý. Một số người ở vị trí ra quyết định lại thường bỏ qua những thông tin tốt ở thời điểm mà họ có thể có được nó. Và hầu hết những người quản lý đều thừa nhận có rất nhiều lần họ không thể tìm đến được giải pháp hợp lý và phải dự vào bản năng trực giác. May mắn là trí tuệ chúng ta bao gồm cả trực giác và phân tích khách quan, và nghiên cứu đã cho thấy rằng trực giác của con người thường là khá tốt. Trực giác và cảm tính thậm trí còn có thể luyện tập được - đó là nhận xét của một số nhà nghiên cứu như John Hammond, Ralph Keeney, Howard Raiffa, và Max Bazerman. Trong cuốn sách "Quy tắc thứ năm", tác giả Peter Senge đã tóm lại những vấn đề này bằng một triết lý "Một người với tri thức uyên thâm ... thì việc quyết định rạch ròi giữa lập luận và trực giác, giữa trái tim và khối óc cũng giống như khi phải lựa chọn đi bằng một chân và nhìn bằng một con mắt." Một cái nháy mắt hay việc nhìn tập trung sẽ có thể được thực hiện tốt khi có đủ hai con mắt cùng làm việc. Các bài viết liên quan: Lược sử hình thành quá trình ra quyết định P.1 - Tổng quát Lược sử hình thành quá trình ra quyết định P.2 - Cơ may là gì? Lược sử hình thành quá trình ra quyết định P.3 - Sự gặp gỡ của những tư duy Lược sử hình thành quá trình ra quyết định P.4 - Những cỗ máy suy nghĩ Havard Business Review CÁC MẶT CỦA GIẢI PHÁP ĐÁNG TIN CẬY: MỘT VIỄN CẢNH CỦA SỰ ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỰA THEO TRỰC GIÁC. DANIEL KAHNEMAN Phiên Dịch: Tô Yến Nhi KẾT LUẬN Điểm bắt đầu của phân tích hiện tại là sự quan sát mà các phán đoán và ưu tiên phức tạp được gọi là "trực giác" trong ngôn ngữ hàng ngày nếu chúng tiếp cận nhanh chóng không có hiệu quả giống như các nhận thức. Một quan sát cơ bản khác là những phán đoán và ý định về trực giác thông thường trong ý nghĩa này, nhưng có thể được sửa đổi hay quan trọng hóa trong một cách thức được cân nhắc kỹ càng hơn của sự hoạt động. "Hệ thống 1" và "hệ thống 2" được kết hợp với hai hình thức chức năng nhận thức Các phần trước đã thảo luận tỉ mỉ một đề xuất có đặc điểm chung riêng lẻ: "Biểu hiện dễ nhận thức cao được nảy sinh bởi hệ thống 1 kiểm soát các phán đoán và ưu tiên, ngoại trừ được sửa đổi hay quan trọng hóa bởi các hoạt động được cân nhắc kỹ càng của hệ thống 2". Khuôn mẫu này thiết lập một chương trình hoạt động cho nghiên cứu: để hiểu các phán đoán và chọn lựa chúng ta phải nghiên cứu các yếu tố của khả năng dễ nhận thức, các điều kiện dưới hệ thống 2 sẽ quan trọng hóa hay điều chỉnh hệ thống 1, và các quy tắc của những hoạt động được điều chỉnh này. Nhiều quy tắc được biết đến về mỗi câu trong 3 câu hỏi này. Trước tiên, cân nhắc các cách thức mà khái niệm khả năng dễ nhận thức được sử dụng ở đây. Các tác động cơ cấu được quy cho sự kiện mà những trình bày chính xác và rõ ràng luân phiên trong tình huống giống nhau tạo ra các phương diện có thể nhận thức được. Ý kiến cốt lõi của thuyết viễn tượng, những người mang lại lợi ích thông thường gia tăng hay giảm sút, dẫn chứng một nguyên tắc chung mà những biến đổi có liên quan dễ nhận thức hơn các giá trị tuyệt đối. Các phương thức phán đoán được giải thích như sư thay thế của một thuộc tính khám phá có thể nhận thức được cho một mục tiêu tượng trưng có khả năng nhận thức thấp hơn. Nói chung, lời đề nghị các mức độ trung bình thì dễ nhận thức hơn các tổng số đã thống nhất các phân tích phương thức nguyên mẫu. Một đề tài tái diễn là các phương diện khác nhau của những vấn đề được tạo nên có thể nhận thức được trong những thí nghiệm ở giữa và bên trong các vật thể, và rõ ràng cụ thể hơn trong các đánh giá riêng rẽ và hợp nhất trong các tác nhân kích thích. Trong tất cả các trường hợp này, thảo luận đã lôi kéo các quy tắc dễ nhận thức hợp lý độc lập và đôi khi khá rõ ràng. Vị trí của các nhân tố có thể nhận thức được trong việc tạo ra lý luận tâm lý, theo nguyên tắc, tương tự với vị trí của các nhân tố hợp thành nhóm nhận thức. Trong cả hai trường hợp, không có lý thuyết tổng quát, chỉ có một bảng liệt kê sự tổng quát hóa theo lỗi kinh nghiệm mạnh mẽ cung cấp một nền tảng âm thanh cho các giải thích dựa trên thí nghiệm của cho những mô hình của hiện tượng mức độ cao hơn. Không giống như các nguyên tắc của Gestall, được liệt kê trước đây rất lâu, một bảng liệt kê bao hàm các nhân tố mà khả năng có thể nhận thức tác động hãy còn được vạch ra. Bảng liệt kê rất dài nhưng nhiều yếu tố của nó hoàn toàn được biết đến. Ví dụ, chắc chắn khi giả định rằng sự tương tự dễ nhận thức hơn khả năng có thể xãy ra, những biến đổi dễ nhận thức hơn các giá trị tuyệt đối, và các mức độ trung bình dễ nhận thức hơn tổng số. Hơn nữa, mỗi giả định này có thể được thử nghiệm độc lập bởi các hoạt động đa số, bao gồm sự đo lường thời gian phản ứng, nhạy cảm và ưu tiên bởi các nhiệm vụ phụ, và việc chuẩn bị không đối xứng. Giả định về khả năng có thể nhận thức được tạo ra lý luận một cách hoàn toàn, nhưng chúng khong cần sự mơ hồ và chúng có thể thực hiện việc giải thích thực tế. Thảo luận hiện tại về các tác động khả năng dễ nhận thức đã hạn chế khả năng dễ nhận thức khác nhau của các thuộc tính mà phán đoán phản đối thay đổi, như độ dài hay giá cả, sự tượng tự và khả năng có thể xãy ra (Kahneman & Federick, 2002). Một phân tích tương tự có thể được áp dụng cho khả năng có thể nhận thức được về những giá trị đặc trưng của các thuộc tính như "6 bộ" hay "2 đôla". Giá trị nhận thức cao bị quá tải, và khi đã cân nhắc kỹ càng như những câu trả lời có thể xãy ra đối với một câu hỏi chúng trở nên vững chắc (Epley & Gilovich, 2002; Strack & Mussweiler, 1997; Chapman & Johnson, 2002). Những tác động của sự vững chắc đóng một vai trò trung tâm trong các quan điểm của phán đoán và chọn lựa. Thực vậy, các tác động vững chắc ở giữa hiện tượng phán đoán quả quyết nhất và quá tải trong các giá trị nổi bật giống như là cơ cấu giải thích tại sao các sự kiện ít khả năng xãy ra đôi khi xuất hiện trong việc tạo ra kết luận. Phân tích khả năng dễ nhận thức có thể được mở rộng có liên quan đến các quan sát này. Yêu cầu mà các minh họa nhận thức sẽ xãy ra ngoại trừ chúng bị hạn chế bởi chu kỳ thăm dò hệ thống 2. Các suy diễn bị hạn chế bởi vai trò của hệ thống 2 có thể được xác định độc lập trong một số hình thức. Ví dụ, giả định rằng hệ thống 2 dễ bị gây trở ngại vởi các hoạt động cạnh tranh đề xuất rằng biểu hiện của tư duy trực giác thông thường bị ngăn chặn có thể được diễn đạt khi người ta được sắp xếp dưới gánh nặng nhận thức. Một giả thuyết thử nghiệm khác là các phán đoán trực giác bị ngăn chặn bởi hệ thống 2 vẫn có thể dò ra, thí dụ trong những câu trả lời đến sau sự chuẩn bị. Các nguyên tắc dễ nhận thức xác định khả năng có liên quan của các gợi ý mà các hoạt động thăm dò của hệ thống 2 đáp ứng. Ví dụ, chúng ta biết rằng sự khác biệt giữa các chọn lựa nổi bật trong sự đồng nhất hơn trong đánh giá riêng lẻ, và bất cứ biến đổi nào được thao tác trong một phác họa giai thừa sẽ thu hút một số sự chú ý. Những gợi ý khác nhau có thể được phát hiện trong cách diễn đạt ngôn từ của các vấn đề và trong ngữ cảnh của các bài trước. Nhiều mâu thuẫn hiển nhiên về văn chương trong các phương thức phán đoán được giải quyết dễ dàng bên trong cơ cấu tổ chức này (Kahneman & Federick, 2002). Một phán đoán có xu hướng xuất hiện trong một số tình huống thường cung cấp thông tin về các nhân tố kiểm soát các hoạt động đúng đắn. Như đã lưu ý, quy cho biến đổi của các phán đoán trực giác về hệ thống 2 là một nguồn giả thuyết thử nghiệm. Ví dụ, nó đề xuất rằng sự hiểu biết có tương quan với tính nhạy cảm đến các khuynh hướng duy nhất trong các vấn đề cung cấp những gợi ý không đủ sức thuyết phục có liên quan với giải pháp đúng. Khi thiếu các gợi ý, không có cơ hội cho sự hiểu biểt hay tạo ra rắc rối hiển nhiên nhất cho chính nó. Khi các gợi ý kém phong phú, ở thái cực khác, thậm chí chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra chúng (Kahneman, 2000a; Stanovich & West, 1999, 2002). Mô hình đưa ra 4 hình thức mà một phán đoán hay chọn lựa có thể được tạo ra: (i) không có câu trả lời theo trực giác, và phán đoán được nảy sinh từ hệ thống 2. (ii) một phán đoán hay ý định trực giác được nêu ra, và: a. được chứng thực bởi hệ thống 2; b. được tận dụng như một sự vững chắc cho các điều chỉnh để trả lời cho những nét đặc trưng của tính huống; c. được xác định là không hợp với một quy tắc chủ quan vững chắc, và bị hạn chế từ sự diễn đạt rõ ràng. Dĩ nhiên không có cách thức để chắc chắn chính xác các chu kỳ có liên quan của các kết quả này, nhưng quan sát ngẫu nhiên đưa ra trình tự sau , từ thường xuyên nhiều nhất đến ít nhất: (iia) - (iib) - (ii) - (iic) Hầu hết các thái độ là trực giác, kỹ năng, không cần phải bàn và thành công (Klein, 1998). Trong một số phân đoạn của các trường hợp, một yêu cầu để điều chỉnh các phán đoán và ưu tiên trực giác sẽ được công nhận, nhưng biểu tượng trực giác sẽ là sự vững chắc cho phán đoán. Sự điều chỉnh chưa hoàn tất có thể đúng hơn sự điều chỉnh bao trùm trong các trường hợp như thế. Một dự đoán tổng quát bảo thủ là những biến đổi bị sao nhãng trong trực giác sẽ nhắc nhở sự thiếu quan trọng trong các phán đoán được cân nhắc. Phân tích của tư duy và chọn lựa trực giác được đưa ra ở đây cung cấp một hệ thống cơ bản làm nổi bật các đoàn thể giữa những đường kẻ trong nghiên cứu thường được thực hiện riêng rẻ. Đặc biệt, tâm lý phán đoán và tâm lý chọn lựa phân chia các nguyên tắc cơ bản của chúng, và phần lớn khác nhau về nội dung. Ở một mức độ chi tiết hơn, các phương thức nguyên mẫu giải quyết các vấn đề kết cấu tương tự trong các phạm vi thay đổi khác nhau mà chúng tạo ra những hình thức tương tự của kết quả. Hơn nữa, các nguyên tắc không rành mạch với phạm vi phán đoán/tạo ra quyết đinh. Sự tương tự giữa trực giác và nhận thức đặc biệt hữu ích trong việc xác định những hình thức mà tư duy trực giác khác biệt với lý luận được cân nhắc kỹ càng, và những ý niệm của các phân tích khả năng nhận thức và quy trình kép đóng một vai trò cơ bản trong một số lĩnh vực tâm lý và nhận thức. Một hệ thống cơ bản tổng quát như hệ thống cơ bản đã được đưa ra ở đây không phải là một sự thay thế cho các khái niệm và lý thuyết trong phạm vi chi tiết. Đối với một sự vật, những hệ thống cơ bản chung và các mô hình chi tiết tạo nên những ý kiến dễ nhận thức khác nhau. Những ý kiến mới lạ và các ví dụ quan trọng có thể đúng hơn nảy sinh từ tư duy về các vấn đề ở một mức độ thấp hơn của sự trừu tượng và tính tổng quát. Tuy nhiên một hệ thống cơ bản rộng rãi có thể hữu dụng nếu nó hướng dẫn một nguyên tắc tìm kiếm những tương quan qua các lĩnh vực, để xác định các quá trình thông thường và hạn chế thái quá các giải thích hạn hẹp trong những phát hiện. = = = * Bài tiểu luận này xét lại những vấn đề mà Amos Tversky và tôi đã cùng nghiên cứu nhiều năm về trước, và tiếp tục thảo luận trong đối thoại đã kéo dài một vài thập kỷ. Bài báo được dựa trên bài diễn thuyết Nobel mà em gái tôi Lenore Shoham giúp tôi sắp xếp lại. Nó dựa vào một phân tích của những phương pháp đánh giá được phát triển trong sự cộng tác với Shane Frederick (Kahneman và Frederick, 2002). Shane Frederick, David Krantz và Daniel Reisberg kêu gọi giúp đỡ đối với tác động này. Craig Fox, Peter McGraw, Daniel Read, David Schkade và Richard Thaler đã đưa ra nhiều lời bình luận và đề xuất sâu sắc. Kurt Schoppe đã đưa ra sự giúp đỡ hữu ích, George Goodwin và Amir Goren giúp kiểm chứng khoa học. Nghiên cứu của tôi được hỗ trợ bởi NSF 285-6086 và Trường Woodrow Wilson đối với những vấn đề cộng đồng và quốc tế tại Trường đại học Princeton. Một bản dịch khác của bài báo này xuất hiện trong Khảo sát kinh tế châu Mỹ ( tháng 12 / 2003) 1 Các phương thức khám phá hiện hữu cơ bản dựa trên một đánh giá khả năng nhận thức, mà những ảnh hưởng hay khả năng có thể xãy ra được phán đoán bằng sự dễ dàng với những minh họa phát sinh. Tversky và tôi chịu trách nhiệm đối với nhầm lẫn thuật ngữ này (Tversky và Kahneman, 1973). 02.09.2005 ::: Quản trị nhân sự ::. Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 3) Donald Clark Đây là phần tiếp theo của loạt bài viết về đề tài Leadership của tác giả Donald Clark ( - một chuyên gia nhân sự nổi tiếng tại Mỹ. Phần này là sự phân tích của tác giả về các học thuyết về hành vi, tính khí của con người. Loạt bài viết này chính thức khởi đăng theo bản quyền của tác giả dành riêng cho độc giả Business World Portal. Tác giả rất mong rằng, những tài liệu này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích, lý thú cho các doanh nhân Việt. Business World Portal xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Các nhân tố động viên và nhân tố vệ sinh của Herzberg Herzberg vào năm 1966 đã phát triển một danh sách các nhân tố được dựa trên tháp nhu cầu của Maslow, chỉ có điều các quan điểm, giải thích của ông có liên quan mật thiết và tập trung chủ yếu đến môi trường làm việc: Các nhân tố động viên và nhân tố vệ sinh của Herzberg Nhân tố vệ sinh hay nhân tố bất mãn: • Điều kiện làm việc • Chính sách và cung cách quản trị • Lương và bổng lộc • Sự giám sát • Cấp bậc • Cảm giác có công việc ổn định • Đồng nghiệp • Cuộc sống cá nhân Các nhân tố động viên hay nhân tố thoả mãn: • Được ghi nhận đóng góp • Sự thành đạt • Sự thăng tiến • Sự trưởng thành • Trách nhiệm • Thách thức nghề nghiệp Theo Herzberg thì các nhân tố vệ sinh cần phải hiện diện trong công việc trước khi các nhân tố động viên được sử dụng để thúc đẩy nhân viên. Tức là, bạn không thể sử dụng các biện pháp khuyến khích nhân viên cho đến khi chưa đảm bảo đầy đủ tất cả các nhân tố vệ sinh cần thiết. Các nhu cầu của Herzberg chỉ liên quan đến công việc, liên quan đến những gì các nhân viên tại công ty muốn có, nó khác với tháp nhu cầu của Maslow khi tháp này phản ánh tất cả các nhu cầu của cuộc sống cá nhân. Xây dựng trên mô hình này, Herzberg đặt ra khái niệm “sự phong phú trong công việc” (job enrichment) để miêu tả quy trình tái thiết kế các hoạt động nhằm xây dựng các biện pháp khuyến khích và thúc đẩy động cơ làm việc của các nhân viên một cách hiệu quả hơn. Thuyết X và thuyết Y Douglas McGreagor (1957) đã phát triển một quan điểm triết học về con người với Thuyết X và thuyết Y của mình. Hai thuyết này là hai luận điểm đối lập về việc mọi người nhìn nhận như thế nào về hành vi con người trong công việc và đời sống công ty: Thuyết X : theo thuyết này thì • Mọi người vốn không thích làm việc và họ sẽ lẩn tránh chúng bất cứ lúc nào có thể. • Mọi người sẽ phải bị thúc ép, kiểm soát, hướng dẫn và “doạ nạt” bị phạt để khiến họ hoàn thành các mục tiêu công ty đề ra. • Mọi người thích được hướng dẫn, chỉ bảo, không muốn nhận trách nhiệm và có rất ít, thậm chí không có những ước mơ hay hoài bão. • Mọi người luôn đặt sự an toàn và ổn định trong công việc lên trên hết. Chú ý rằng với các giả định tại Thuyết X, vai trò quản lý là để thúc ép và kiểm soát nhân viên. Thuyết Y: theo thuyết này thì: • Làm việc là hoạt động có tính tự nhiên như vui chơi và thư giãn. • Mọi người sẽ tự định hướng thực hiện công việc nếu họ cảm thấy gắn bó với nhiệm vụ được giao phó (con người KHÔNG lười chút nào). • Sự gắn bó với nhiệm vụ là một chức năng của sự tưởng thưởng dành cho nhân viên kết hợp với thành tích của họ, nói cách khác khi nhân viên được khen thưởng vì thành tích trong công tác thì họ sẽ gắn bó với công việc hơn. • Mọi người luôn nỗ lực để vươn lên và mong muốn chịu trách nhiệm. • Rất nhiều người trong chúng ta có óc sáng tạo, tài hoa, và trí tưởng tượng phong phú. Mọi người đều có năng lực sử dụng những khả năng của mình để giải quyết một vấn đề nào đó của công ty. • Bất kỳ ai cũng có những tiềm năng riêng biệt. Chú ý rằng với thuyết Y, vai trò quản lý là để thúc đẩy và phát triển các tiềm năng của nhân viên và giúp họ khai triển chúng nhằm hoàn thành các mục tiêu chung. Thuyết X là thể hiện quan điểm quản lý theo truyền thống đối với lực lượng lao động. Nhiều công ty hiện nay có xu hướng nghiêng về thuyết Y hơn. Một vị “sếp” có thể được coi là đại diện cho quan điểm của thuyết X, trong khi một nhà lãnh đạo thực thụ sẽ nghiêng về thuyết Y. Cũng cần lưu ý rằng các học thuyết của Maslow, Herzberg và McGreagor đều có mối quan hệ gắn bó với nhau: • Thuyết của Herzberg là hình ảnh thu nhỏ của tháp nhu cầu Maslow (tập trung vào môi trường làm việc). • Thuyết X của McGreagor dựa trên các nhân viên ở cấp độ thấp (từ 1 đến 3) trong tháp nhu cầu của Maslow trong khi thuyết Y là dành cho những nhân viên đã ở cấp độ lớn hơn mức 3. • Thuyết X của McGreagor dựa trên những nhân viên thuộc nhóm không thoả mãn trong công việc theo các nhân tố vệ sinh của thuyết Herzberg, trong khi thuyết Y được dựa trên những nhân viên ở trong nhóm có động cơ thúc đẩy và thoả mãn. Bảng phân loại tính khí của Keirsey Công trình nghiên cứu của David Keirsey và Marilyn Bates dựa trên phương pháp chỉ số phân loại của Myers-Briggs; về phần mình phương pháp này lại dựa trên các nghiên cứu của Carl Jung. Keirsey & Bates phát triển học thuyết cho rằng có bốn tính khí và tính cách hình thành nên nhân cách, và mặc dù chúng ta có thể có cả bốn tính khí, nhưng chúng ta chỉ thường biểu lộ ra một thái độ hay khuynh hướng tiêu biểu cho một trong số đó mà thôi. Những tính cách này được đặt tên theo các vị thần Hy Lạp, những người có những thái độ cư xử và hành vi riêng biệt: • Thần Dionysian (thợ thủ công) - Những người có tính khí này thường có xu hướng tìm kiếm sự tự do, thích bột phát, và không thích bị ép buộc. Họ làm việc vì công việc khiến họ cảm thấy thoải mái, họ không quan tâm đến mục tiêu hay kết quả. Họ là người của hành động, nay đây mai đó, thích nhảy vào cuộc trong những tình huống đòi hỏi phải có sự ứng phó tức thì. Họ là những người lạc quan và không dễ bị kiểm soát. Họ là những người đàm phán và giải quyết khó khăn tuyệt vời. Họ có xu hướng không thích các ông chủ, các trò chính trị, và các thủ tục. • Thần Epithean (người bảo vệ) - Những người có tính khí này có nhu cầu hoà nhập mạnh mẽ, có tinh thần trách nhiệm, là người bảo tồn truyền thống, họ cảm thấy thỏa mãn khi giúp đỡ người khác, và có nguyên tắc đạo đức làm việc cao. Họ muốn được thừa nhận, đánh giá cao trong công việc mà họ tin là mình xứng đáng, tuy nhiên họ không bao giờ đòi hỏi điều này. Họ có thể bi quan khi thấy rằng mình có điểm gì đó không phù hợp với quy định, nguyên tắc của công ty. Họ thích đưa ra những quyết định ngắn gọn, rõ ràng và sẽ tuân theo đúng các quy định của công ty mà không có thắc mắc gì. • Thần Promethian (người duy lý) - Những người có tính khí này luôn hiểu, dự đoán trước, giải thích được và chế ngự được các hiện tượng. Họ đánh giá năng lực của bản thân và người khác, đối đầu với các thách thức, và cố gắng kiểm soát tình hình. Họ là những nhà tự phê bình khắt khe nhất và luôn đặt ra những mục tiêu cao hơn để hoàn thiện mình. Họ hầu như không thoả mãn khi hoàn thành công việc và cảm thấy ngượng ngịu trước những lời tán dương. Họ giàu trí tưởng tượng, có đầu óc phân tích và thích xây dựng những hệ thống cho tương lai. Họ sẽ tạo ra những thay đổi sâu rộng nếu họ thấy cần thiết. • Thần Apollonian (người duy tâm) - Người có tính khí này thường đặt ra những mục tiêu phi thường, thậm chí siêu việt, những thứ mà rất khó đối với họ, thậm chí chỉ để giải thích. Họ tranh đấu để “thực sự là mình” và luôn trong quá trình “đang trở thành thực sự là mình”. Với họ, công việc, các mối quan hệ, nỗ lực và mục tiêu phải luôn thấm nhuần hai từ “ý nghĩa”. Họ là những nhân viên hăng say làm việc nếu vì một lý do nào đó mà họ thấy xứng đáng, và cũng không biết mệt mỏi khi theo đuổi các động cơ. Họ ưa thích một bức tranh tổng thể hơn là đi sâu vào chi tiết, thích tập trung vào con người và mối quan hệ, và họ cũng hướng đến ý tưởng nhiều hơn là nhiệm vụ. Các nhà lãnh đạo cần cả bốn tính khí này trong các nhân viên của mình để tạo ra một tập thể hoàn chỉnh. Thường thì những nhà lãnh đạo thiếu kinh nghiệm sẽ lựa chọn những nhận viên có cùng tính khí với mình hay có nhân cách mà mình ưa thích, vì vậy tập thể của họ thường yếu hơn, không thể tiếp cận giải quyết các vấn đề từ mọi khía cạnh. Để tránh điều này, nhà lãnh đạo cần cân bằng các tính khí trong tập thể của mình và lựa chọn các nhân viên với những tính cách cá nhân khác nhau. Thuyết nhu cầu Tồn tại/Quan hệ/Phát triển (ERG) Thuyết nhu cầu Tồn tại/Quan hệ/Phát triển của Clayton Alderfer (1969) đặt ra ba nhóm nhu cầu khác nhau: • Tồn tại – Nhóm nhu cầu này liên quan đến việc đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sinh tồn cơ bản, như nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn,... Những nhu cầu này được thoả mãn bởi số tiền kiếm được trong công việc để ta có thể mua thức ăn, nơi trú ẩn, quần áo, v.v... • Mối quan hệ - Nhóm nhu cầu này tập trung vào hoặc được xây dựng trên cơ sở những ham muốn thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Một cá nhân thường bỏ ra khoảng phân nửa thời gian trong công việc để giao tiếp và nhu cầu này có thể được thoả mãn ở một mức độ nào đó nhờ các đồng nghiệp. • Phát triển - Những nhu cầu này có thể được thoả mãn bởi sự phát triển, thăng tíên của cá nhân trong công việc. Một công việc, sự nghiệp hay chuyên môn của cá nhân sẽ đảm bảo đáp ứng đáng kể sự thoả mãn của nhu cầu phát triển. Chú ý rằng mô hình này cũng được xây dựng trên cơ sở tháp nhu cầu của Maslow. Học thuyết ERG của Alderfer cũng chỉ ra rằng có nhiều hơn một nhu cầu có thể ảnh hưởng và tác động trong cùng thời gian. Nếu những nhu cầu ở mức cao không được đáp ứng, khao khát thoả mãn những nhu cầu ở mức dưới sẽ tăng cao. Alderfer xác định hiện tượng này như là “mức độ lấn át của thất vọng và e sợ” (frustration & shy aggression dimension). Sự liên quan của nó đến công việc là ở chỗ thậm chí khi các nhu cầu ở cấp độ cao không được thoả mãn thì công việc vẫn đảm bảo cho những nhu cầu sinh lý ở cấp thấp, và cá nhân sẽ tập trung vào các nhu cầu này. Tại thời diểm này, nếu một điều gì đó xảy ra đe doạ đến công việc, những nhu cầu cơ bản của cá nhân sẽ bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu không có những nhân tố hiện diện nhằm giải tỏa nỗi lo lắng, một cá nhân có thể trở nên tuyệt vọng và hoảng loạn. Thuyết mong đợi Thuyết mong đợi của Vroom chỉ ra rằng một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân. Mô hình này do Vroom thiết lập vào năm 1964, sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi một vài người khác, bao gồm cả Porter và Lawler (1968). Thuyết mong đợi của Vroom được xây dựng theo công thức: Hấp lực x Mong đợi x Phương tiện = Sự động viên • Hấp lực (phần thưởng) = sức hấp dẫn cho một mục tiêu nào đó (Phần thưởng là gì?) • Mong đợi (Chất lượng thực hiện công việc) = cường độ niềm tin của nhân viên rằng nếu nỗ lực làm việc thì nhiệm vụ sẽ được hoàn thành (Tôi phải làm việc vất vả như thế nào để đạt mục tiêu?) • Phương tiện (Niềm tin) = niềm tin của nhân viên rằng họ sẽ nhận được đền đáp khi hoàn thành nhiệm vụ (Liệu người ta có biết đến những nỗ lực của tôi?) Thành quả của ba yếu tố này là sự động viên. Nó có thể được ví như là một sức mạnh mà nhà lãnh đạo sẽ sử dụng nhằm chèo lái tập thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Ví dụ, nếu một nhân viên muốn thăng tiến trong công việc, thì việc thăng chức có hấp lực cao đối với nhân viên đó. Nếu một nhân viên tin rằng khi mình làm việc tốt sẽ được mọi người đánh giá cao, thì nhân viên này có mức mong đợi cao. Tuy nhiên, nếu nhân viên tin rằng công ty sẽ đi tuyển người từ bên ngoài để điền vào vị trí trống chứ không đề bạt người trong công ty từ cấp dưới lên, tức là nhân viên này có mức phương tiện thấp, thì sẽ khó có thể khuyến khích động viên để nhân viên này làm việc tốt hơn. (Còn nữa) Người dịch: Nguyễn Tuyết Mai Đã xem: 3341

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochanh vi hoc6.doc
Tài liệu liên quan