Tiểu luận Nông nghiệp Trung Quốc sau khi nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

MỞ ĐẦU Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực Trung Quốc quan tâm lo lắng nhất trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bởi lẽ, nông nghiệp Trung Quốc tuy đã đạt nhiều thành tựu trong quá trình phát triển, nhưng nói chung vẫn yếu kém lạc hậu, và nhiều khó khăn so với nông nghiệp các nước phát triển, do vậy sẽ đặt Trung Quốc vào lợi thế bất lợi trong cạnh tranh quốc tế sau khi ra nhập WTO . Vấn đề nông nghiệp gắn liền với vấn đề nông dân và vấn đề nông thôn, hợp thành vấn đề “ tam nông” có tầm quan trong hàng đầu trong chiến lược phát triển của Trung Quốc . Trung Quốc có sự chuẩn bị trước khi gia nhập WTO, và sau khi gia nhập đã đẩy mạnh cải cách, phát triển nông nghiệp, đạt những thành tích đáng ghi nhận. “ Báo cáo công tác chính phủ” do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày trước kỳ họp Quốc hội Trung Quốc vừa qua, khi đề cập đến thành tựu cải cách phát triển kinh tế trong 5 năm 2003-2007 đã nói rõ “Chúng ta bắt đầu bằng cách tăng cường cơ sở nông nghiệp, coi việc thúc đẩy tăng sản lượng lương thực và tăng thu nhập của nông dân là nhiệm vụ hàng đầu, áp dụng một loạt các giải pháp quan trọng về chế độ chính sách, và đầu tư Những giải pháp đó đã phát huy cao độ tính tích cực của nông dân, thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng nông thôn mới XHCN.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nông nghiệp Trung Quốc sau khi nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC SAU KHI NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực Trung Quốc quan tâm lo lắng nhất trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bởi lẽ, nông nghiệp Trung Quốc tuy đã đạt nhiều thành tựu trong quá trình phát triển, nhưng nói chung vẫn yếu kém lạc hậu, và nhiều khó khăn so với nông nghiệp các nước phát triển, do vậy sẽ đặt Trung Quốc vào lợi thế bất lợi trong cạnh tranh quốc tế sau khi ra nhập WTO . Vấn đề nông nghiệp gắn liền với vấn đề nông dân và vấn đề nông thôn, hợp thành vấn đề “ tam nông” có tầm quan trong hàng đầu trong chiến lược phát triển của Trung Quốc . Trung Quốc có sự chuẩn bị trước khi gia nhập WTO, và sau khi gia nhập đã đẩy mạnh cải cách, phát triển nông nghiệp, đạt những thành tích đáng ghi nhận. “ Báo cáo công tác chính phủ” do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày trước kỳ họp Quốc hội Trung Quốc vừa qua, khi đề cập đến thành tựu cải cách phát triển kinh tế trong 5 năm 2003-2007 đã nói rõ “Chúng ta bắt đầu bằng cách tăng cường cơ sở nông nghiệp, coi việc thúc đẩy tăng sản lượng lương thực và tăng thu nhập của nông dân là nhiệm vụ hàng đầu, áp dụng một loạt các giải pháp quan trọng về chế độ chính sách, và đầu tư…Những giải pháp đó đã phát huy cao độ tính tích cực của nông dân, thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng nông thôn mới XHCN. Nông thôn đã có sự đổi mới mang tính lịch sử. Hàng trăm triệu nông dân đã thực sự cảm thấy phấn khởi. Sự phát triển của nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển của tình hình kinh tế xã hội nói chung (1). Nhưng đồng thời Chính phủ Trung Quốc cũng đã thừa nhận thực trạng kinh tế Trung Quốc hiện nay là “ Cơ sở nông nghiệp vẫn yếu kém, phát triển ổn định nông nghiệp và tiếp tục tăng thu nhập của nông dân ngày càng trở nên khó khăn, tình trạng khoảng cách chênh lệch về phát triển ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực vẫn chưa có biến chuyển (2). Vấn đề nông nghiệp nói riêng, và vấn đề “ tam nông” nói chung ở Trung Quốc sau khi gia nhập WTO có nhiều tương đồng với tình hình ở Việt Nam. Do vậy, tìm hiểu vấn đề này ở Trung Quốc sẽ có ý nghĩa tham khảo thiết thực với chúng ta. Vấn đề chúng ta cần tìm hiểu là tình hình nông nghiệp ở Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, những vấn đề đặt ra hiện nay và hướng giải quyết. I.vài nét về nông nghiệp Trung quốc trong quá trình phát triển. Nông nghiệp từ trước đến nay vẫn được các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là cơ sở của nền kinh tế quốc dân. Trước cải cách, do những khó khăn khách quan và những sai lầm chủ quan, đặc biệt sai lầm trong “ phong trào nhảy vọt”, “ phong trào công xã nông thôn”, “Phong trào cách mạng văn hóa”, nông nghiệp Trung Quốc trong tình trạng trì trệ kéo dài. Dư luận xã hội đã tổng kết tình trạng “ ba nhất” : “ Nông nghiệp lạc hậu nhất, nông dân khổ nhất, nông thôn nghèo nhất” . Qua 30 năm cải cách và phát triển, trong đó có hơn 6 năm sau khi gia nhập WTO, nông nghiệp Trung Quốc đã có bước phát triển đáng khích lệ. Thành tựu đáng ghi nhận là với diện tích đất trồng chỉ chiếm 9% tổng diện tích đất trồng của thế giới, nông nghiệp Trung Quốc đã nuôi sống 1,3 tỷ dân, chiếm 21% tổng dân số thế giới. Từ 1979, khi bước sang cải cách đến 2006, nông nghiệp Trung Quốc phát triển tương đối ổn định và tăng bình quân hàng năm 4,6%. Mặc dầu tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp trong thời gian đó không cao bằng tốc độ tăng trưởng của công nghiệp (11,3%), và của dịch vụ (10,7%) nhưng sự tăng trưởng ổn định của nông nghiệp đã có ý nghĩa rất quan trọng đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội ở Trung Quốc trong mấy chục năm qua. Sau khi gia nhập WTO , để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới, Chính phủ Trung Quốc đã đặc biệt coi trọng vấn đề nông nghiệp nói riêng và vấn đề ‘tam nông” nói chung. Từ năm 2004-2008, văn kiện số 1 công bố đầu năm của TW Đảng Cộng sản Trung Quốc đều là văn kiện về vấn đề “ tam nông”. Văn kiện số 1 năm 2004 chủ yếu đề cập vấn đề tăng thu nhập cho nông dân. Văn kiện số 1 năm 2005 chủ yếu đề cập vấn đề nâng cao sức sản xuất tổng hợp của nông nghiệp ! Văn kiện số 1 năm 2006 chủ yếu đề cập vấn đề xây dựng nông thôn mới. Văn kiện số 1 năm 2007 chủ yếu đề cập vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại là cốt lõi của công cuộc xây dựng nông thôn mới. Văn kiện số 1 năm 2008 cũng vấn đề cập vấn đề “ tam nông” . Trong các văn kiện đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra nhiệm vụ cho công nghiệp là phải “ Trở lại phục vụ phát triển nông nghiệp”, nhà nước phải kiện toàn chế độ và mở rộng mức độ trợ cấp cho nông nghiệp, phù hợp với nguyên tắc của WTO; xây dựng cơ chế có hiệu quả lâu dài nhằm phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân vv… Trên thực tế, trong mấy năm qua nhà nước Trung Quốc đã có rất nhiều nỗ lực để phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân, ổn định nông thôn, Một số giải pháp đã đã được áp dụng; Xóa bỏ toàn bộ thuế nông nghiệp, thuế chăn nuôi, và thuế đặc sản, tính ra mỗi năm nông dân được giảm đóng góp 133,5 tỷ NDT: thực hiện chính sách trợ cấp nông nghiệp về giống, máy móc và các tư liệu sản xuất khác…Nhà nước Trung Quốc đã tăng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn nói chung. Trong 5 năm qua (2003-2007) ngân hàng nhà nước đã chi 1600 tỷ NDT đàu tư vào nông thôn, trong đó 300 tỷ NDT được chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đó là chưa kể đầu tư từ ngân sách địa phương. Trong 5 năm qua, diện tích tưới tiêu tăng thêm 100 triệu mẫu(3) , xây dựng mới và tu sửa 1,3 triệu cây số đường nông thôn vv…Những nỗ lực và giải pháp đó đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Trước năm 2003 sản lượng lương thực có xu hướng giảm sút hàng năm, thì sau đó đã tăng lên một cách tương đối ổn định: năm 2004-469,4 triệu tấn , năm 2005 484 triệu tấn, năm 2006 497,45 triệu tấn, năm 2007 500 triệu tấn. Trong mấy năm qua thu nhập của dân nông thôn cũng đã tăng đáng kể: Từ 2476 NDT năm 2002 lên 4140 NDT năm 2007. Tỷ lệ của nông nghiệp trong kết cấu kinh tế Trung Quốc qua quá trình cải cách, phát triển cũng có sự thay đổi đáng kể: Nông nghiệp trong kết cấu kinh tế Trung Quốc (%) Năm 1978 1980 2000 2006 GDP 28,1 30,1 16,4 11,8 Lao động 70,5 68,7 50 42,6 Xuất khẩu 26,7 6,3 3,2 Nhập khẩu 33,8 50,0 4,0 Dân số (nông thôn) 82,1 80,6 63,8 56,1 Nguồn: lấy từ con số của niên giám thống kê Trung Quốc. Trên đây là những nét khái quát về thực trạng nông nghiệp từ sau ngày cải cách, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO II tác động của WTO đối với nông nghiệp trung quốc trong những năm qua. Với tính chất là Tổ chức thương mại Thế giới, tổ chức này đã tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc đi ra thị trường thế giới và tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp thế giới đi vào thị trường Trung Quốc . Theo thống kê của hải quan Trung Quốc , năm 2006 xuất khẩu nông sản đạt trên 31 tỷ USD và nhập khẩu nông sản gần 32 tỷ USD, Trung Quốc đứng thứ 5 về xuất khẩu nông sản và thứ tư về nhập khẩu nông sản trên thế giới. Sự lệ thuộc vào thị trường thế giới của nông nghiệp Trung Quốc năm 2006 là 20,3 %. Mức độ tham gia vào thị trường thế giới của nông nghiệp Trung Quốc hiện còn thấp, nhưng mấy năm sau khi gia nhập WTO là một bước tiến đáng kể. Sau khi kết thúc bước quá độ thực hiện cam kết với WTO. thị trường nông sản Trung Quốc đang được mở rộng. Thuế nhập nông sản từ 23,2% trước khi gia nhập WTO (2001) đã giảm xuống 15,3% năm 2006. Năm 2004 quota nhập khẩu đạt mức cao nhất đối với lương thực và một số nông sản chủ yếu khác, như bột mì 9,636 triệu tấn, ngô 7,2 triệu tấn, đường ăn 1,945 triệu tấn , bông 0,864 triệu tấn. Về xuất khẩu Trung Quốc đã thực hiện cam kết sau khi gia nhập WTO không hỗ trợ cho xuất khẩu nông sản. Tình hình đã không diễn ra nghiêm trọng như người ta lo lắng trước đó là gia nhập WTO hàng nông sản nước ngoài sẽ tràn ngập thị trường nội địa Trung Quốc, còn hàng nông sản Trung Quốc thì khó xuất khẩu ra ngoài. Có ba nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Một là Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt các chính sách miễn thuế ( nông nghiệp, chăn nuôi, giết mổ, đặc sản nông nghiệp), chính sách hỗ trợ ( trực tiếp cho nông dân trồng lương thực, hỗ trợ nhân rộng giống tốt, hỗ trợ mua cơ khí, công cụ nông nghiệp, hỗ trợ về tư liệu sản xuất nông nghiệp nói chung), chính sách định giá thấp nhất trưng mua lương thực. Hai là trong mấy năm qua giá lương thực trên thế giới tăng cao “ khoảng 25-30%) trong khi giá lương thực ở Trung Quốc vẫn bình ổn ( từ cuối năm 2003 có tăng nhưng chưa cao). Ba là giao lưu sản phẩm nông nghiệp trên thế giới thường diễn ra chậm chạp, sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trên thế giới trong một thời gian ngắn chưa thể hiện rõ ảnh hưởng tới nông nghiệp Trung Quốc . Sau khi hết thời kỳ quá độ gia nhập WTO, cạnh tranh quốc tế trên lĩnh vực nông nghiệp có khả năng sẽ gây sức ép nặng nề hơn đối với nông nghiệp Trung Quốc. Nền nông nghiệp hiện đại quy mô lớn của các nước phát triển sẽ cạnh tranh gay gắt với nền sản xuất nông nghiệp còn tương đối lạc hậu với quy mô nhỏ của Trung Quốc . Các nước phát triển có khả năng sử dụng biện pháp hỗ trợ và bảo vệ nông nghiệp ở mức cao hơn để cạnh tranh với nông nghiệp Trung Quốc. Hiện tại, xu thế đó đã xuất hiện ngày càng rõ trong xuất nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ lượng đậu tương nhập khẩu đã gấp 1,8 lần sản lượng đậu tương của Trung Quốc; 40% nhu cầu bông của Trung Quốc phải dựa vào nhập khẩu… Quota nhập khẩu bột mì năm 2006 là 41,07 triệu tấn, tương đương 8-9% nhu cầu lương thực trong nước. Nếu toàn bộ số lương thực đó được nhập khẩu thì sẽ gây ảnh hưởng lớn, gây khó khăn lớn cho nông nghiệp Trung Quốc , tổn hại lợi ích của người dân trồng lương thực. Trong mấy năm qua đã xuất hiện nhập siêu trong xuất khẩu sản phẩm nông nghiêp, bắt đầu năm 2004 là 4,6 tỷ USD, 2005-2006 vẫn nhập siêu, và xu thế đó hiện vẫn tiếp tục. Thị trường nông sản trên thế giới rất phức tạp, nhiều rủi ro, việc đàm phán nhằm thiết lập những nguyên tắc và và trật tự mới cho thương mại nông nghiệp quốc tế vẫn trì trệ. Trong bối cảnh đó, nền nông nghiệp yếu kém của Trung Quốc có lẽ trong một thời gian dài còn phải chịu sức ép cạnh tranh, khó phát huy ưu thế trong thương mại nông nghiệp quốc tế. III Phương hướng phát triển và triển vọng của nông nghiệp Trung quốc. Trước khi gia nhập WTO sự phát triển nông nghiệp Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn lực, sau khi gia nhập WTO còn phải phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Do nhiều nguyên nhân, sản xuất nông nghiệp trên thế giới đang trở nên khó khăn, giá lương thực thực phẩm leo thang và nguồn cung cấp giảm sút, hậu quả là cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng. Xuất khẩu hàng nông sản, nhất là nông sản chế biến của Trung Quốc cũng đang gặp nhiều cản trở. Những tin báo chí về vụ bánh bao Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật làm người ăn ngộ độc “Bim bim ” xuất sang Hàn Quốc có gói bị phát hiện có cả vật nghi là đầu chuột vv … chứng tỏ cạnh tranh quốc tế trên thị trường nông sản đang diễn ra phức tạp. Trong hơn 6 năm qua, với sự quan tâm và chính sách ưu tiên của Đảng và nhà nước, nông nghiệp Trung Quốc đã vượt qua được bước thử thách đầu tiên trên lộ trình gia nhập kinh tế toàn cầu. Thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, ổn định xã hội, trong những năm qua. Đồng thời Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng đã thấy rõ mặt yếu kém và những khó khăn của nông nghiệp Trung Quốc, những thách thức mà nông nghiệp Trung Quốc phải đương đầu hiện nay và trong tương lai trong cạnh tranh quốc tế. Với số dân trên 1,3 tỷ người ( năm 2010 dự kiến dân số sẽ là 1,345 tỷ người) diện tích đất trồng bình quân đầu người 0,1ha (vào loại thấp nhất thế giới) sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, an ninh lương thực quả là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc. Hội nhập kinh tế toàn cầu, sức ép đối với nông nghiệp Trung Quốc chắc chắn ngày càng lớn. Trước tình hình đó, Nhà nước Trung Quốc đã có quy hoạch phát triển nông nghiệp với vị trí ưu tiên trong phát triển kinh tế những năm tới. “ Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội lần thứ XI của nước CHND Trung Hoa “ (2006-2010) đã nói rõ chủ trương “ kiên trì lấy phát triển sản xuất nông nghiệp làm nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa(4). “ Một loạt các giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực gia tăng giá trị của nông nghiệp, đẩy mạnh điều chỉnh chiến lược kết cấu nông nghiệp, chuyển đổi phương thức tăng trưởng nông nghiệp, củng cố và tăng cường vị trí cơ sở của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dầu sản lượng lương thực năm 2007 của Trung Quốc đã đạt 500 triệu tấn, là mức chỉ tiêu đề ra cho năm 2010, nhưng Trung Quốc vừa trải qua một đợt thiên tai dịch bệnh nghiêm trọng, giá lương thực thực phẩm leo thang chưa từng thấy, vấn đề sản xuất nông nghiệp vẫn là một lỗi lo nghiêm trọng đối với quốc kế dân sinh. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định trong năm 2008 phải “ Trăm phương nghìn kế để có mùa thu hoạch khá, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới XHCN (5). Ba nhiệm vụ quan trọng được đề ra là: ra sức phát triển sản xuất lương thực, bảo đảm cung cấp sản phẩm nông nghiệp; tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, sớm hoàn thành việc gia cố những công trình thủy lợi trọng điểm; tìm thêm nguồn thu nhập cho nông dân. Một số những giải pháp sẽ được áp dụng là: tăng đầu tư, hoàn thiện những chính sách hỗ trợ nông nghiệp, kiên quyết bảo hộ đất nông nghiệp nhất là những vùng đất trọng điểm; hoàn thiện hệ thống phổ biến và dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp; đẩy mạnh toàn diện cải cách nông thôn vv…. Rất khó đánh giá triển vọng của sự phát triển nông nghiệp Trung Quốc trong tương lai, bởi sự phát triển đó còn tùy thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và những biến đổi, tự nhiên không thể lường trước được. Nhưng có hai điều có thể dự báo trong tương lai gần. Một là với những thành tựu đã đạt được, và với quyết tâm cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Trung Quốc sẽ phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách trong việc đối phó với những hiểm họa thiên tai và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định trong nông nghiệp, duy trì cục diện ổn định trong nông dân và nông thôn. Hai là những mặt yếu kém có nguyên nhân trong tầng sâu của nông nghiệp Trung Quốc chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn, Trung Quốc vẫn phải chịu sức ép ngày càng tăng trong cạnh tranh với các nền nông nghiệp phát triển trên thế giới. Kết luận. 1. Gia nhập WTO, đối với nông nghiệp Trung Quốc vừa là cơ hội, vừa là thử thách, nhưng chủ yếu là cơ hội để phát triển. Giữa cơ hội và thử thách có quan hệ biện chứng. Gia nhập WTO nông nghiệp Trung Quốc có cơ hội cùng hưởng lợi ích toàn cầu, nông sản Trung Quốc có cơ hội vượt qua hàng rào thuế quan đi ra thị trường thế giới. Nhưng có thể cùng hưởng lợi ích toàn cầu đến đâu và ra được thị trường thế giới đến đâu thì lại là một thử thách. Gia nhập WTO, nông nghiệp Trung Quốc đã bộc lộ những mặt yếu kém của mình, để vượt qua những thử thách phải nỗ lực nâng cao trình độ sản xuất và đẩy mạnh cải cách thể chế, tăng cường năng lực cạnh tranh. Như vậy, thử thách đã tạo ra cơ hội để phát triển. 2. Năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Trung Quốc chưa cao, nhưng sự lệ thuộc vào thị trường Quốc tế cũng còn thấp, nên tác động của việc gia nhập WTO đối với nông nghiệp Trung Quốc cũng mới ở mức thấp, và chưa thật rõ ràng. Trong khi kinh tế Trung Quốc nói chung lệ thuộc vào ngoại thương với tỷ lệ cao, năm 2006 là 67%, thì sự lệ thuộc của nông nghiệp còn rất thấp, năm 2006 là 20,3%. Giá trị xuất khẩu của hàng nông sản Trung Quốc cũng mới chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng giá trị gia tăng của nông nghiệp trong nước, năm 2006 là 10%( cùng năm đó, tỷ lệ này ở Mỹ là 41,1%, ở EU là 34%, ở Nga là 36%. Chưa kể những nước có hàng nông sản xuất khẩu chiếm vai trò chủ đạo như Ca na đa, Ôtrâylia, Braxin, Thái Lan vv…) (6) Do vậy nguồn lợi nông nghiệp Trung Quốc được hưởng và thiệt thòi nông nghiệp Trung Quốc phải chịu trong mấy năm sau khi gia nhập WTO vẫn chưa lớn. Nhưng về lâu dài, tác động của WTO đối với nông nghiệp Trung Quốc ngày càng quan trọng cùng với quá trình hội nhập càng sâu và tỷ lệ lệ thuộc càng cao. 3. Trước khi nông nghiệp Trung Quốc được hiện đại hóa, sức ép của thị trường nông sản thế giới sẽ gia tăng, đòi hỏi nông nghiệp Trung Quốc phải nỗ lực vượt bậc trong cải cách và phát triển. Trong khoảng thời gian cú thể dự báo được, khoảng vài ba kế hoạch 5 năm, nông nghiệp Trung Quốc vẫn chưa thể có bước chuyển căn bản lờn trỡnh độ hiện đại hoỏ. Mặc dầu Chớnh phủ kờu gọi “ Cụng nghiệp trở lại phục vụ phỏt triển nụng nghiệp”, nhưng Trung Quốc chưa hoàn thành công nghiệp húa, sự hỗ trợ của cụng nghiệp cho nụng nghiệp hiện nay cũn hạn chế, những khó khăn khách quan như đất đai, nguồn nước, điều kiện thiờn nhiờn khụng thể giải quyết trong thời gian ngắn. Mặc dầu nhà nước hết sức quan tõm vấn đề “ tam nông”, nhưng những gỡ cú thể giành cho nụng nghiệp, nông dân, nông thôn nhà nước cũng đó cố gắng hết mức. Vấn đề hiện nay là phải trụng chờ vào cải cỏch và phỏt triển của chớnh nền nụng nghiệp. 4. Một vấn đề cú thể nghiờn cứu để tạo bước đột phỏ cho sự phỏt triển của nụng nghiệp ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam là chế độ sở hữu ruộng đất. Ở Trung Quốc ruộng đất thuộc sở hữu tập thể. Ở Việt Nam ruộng đất thuộc thuộc sở hữu nhà nước. Sở hữu tập thể hay sở hữu nhà nước đều thuộc sở hữu công cộng (gọi tắt là công hữu). Chế độ sở hữu này có thể tạo cơ sở cho nền sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp. Nhưng ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay đang tồn tại mâu thuẫn giữa hai chế độ công hữu về ruộng đất với nền sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, lạc hậu; mâu thuẫn giữa chế độ sở hữu với phương thức phân phối, và phương thức quản lý là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam . Chỉ có giải quyết mâu thuẫn này, nông nghiệp Trung Quốc và Việt Nam mới có thể tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, tăng cường sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Tài liệu tham khảo 1. “ Báo cáo công tác của Chính phủ” do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa XI ngày 5/3/2008. Mạng TQ 5/3/2008 2. “ Báo cáo công tác của Chính phủ” tài liệu đã dẫn. 3. Một mẫu TQ = 1/15Ha 4. “ Đề cương quy hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ XI của nước CHND Trung Hoa”. Mạng Tân Hoa. Bắc Kinh 16/3/2006 5. “ Báo cáo công tác của Chính phủ” tài liệu đã dẫn. 6. “Chỉ số phát triển thế giới” do Ngân hàng thế giới công bố.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC.doc