Tiểu luận Phân tích tài chính của công ty nhựa Bình Minh

Lý do chọn đề tài Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa, hoặc polymer là nguyên vật liệu trong sản xuất nhiều loại vật dụng phục vụ đời sống con người cũng như nhiều ngành kinh tế. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Do đó, ngành công nghiệp Nhựa có vị trí rất quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa tuy còn non trẻ nhưng cũng là ngành đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành nhựa đã và đang trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành cũng khác nhau. Hiện cả nước có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất nhựa, trong đó công ty cổ phần nhựa Bình Minh hiện đang nằm trong top 10 doanh nghiệp sản xuất nhựa hàng đầu với 25% thị phần. Các sản phẩm nhựa Bình Minh được tiêu thụ khá tốt và là thương hiệu quen thuộc ở các tỉnh phía nam. BMP chuyên cung cấp cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và các lợi thế về quan hệ với các công trình quốc gia trọng điểm như cấp thoát nước, bưu chính viễn thông và điện lực. Do đó, phân tích tài chính công ty cổ phần nhựa Bình Minh sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty. Qua đó đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của BMP. Mục lục Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh 3 1. Giới thiệu về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh. 3 2. Phân tích môi trường kinh doanh. 4 A. Môi trường vĩ mô. 4 B. Phân tích ngành. 7 C. Vị trí công ty trong ngành. 8 Chương 2: Phân tích. 9 1. Phân tích tài chính. 9 1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán. 9 1.1.1. Phân tích xu hướng. 9 1.1.2. Phân tích cấu trúc. 11 1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. 12 1.3. Phân tích báo cáo dòng tiền. 16 1.4. Phân tích tỷ số. 17 1.5. Phân tích Dupont. 19 2. So sánh với trung bình ngành và đối thủ cạnh tranh. 22 Chương 3: Kết luận. 24

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9729 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tài chính của công ty nhựa Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do chọn đề tài Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa, hoặc polymer là nguyên vật liệu trong sản xuất nhiều loại vật dụng phục vụ đời sống con người cũng như nhiều ngành kinh tế. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Do đó, ngành công nghiệp Nhựa có vị trí rất quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa tuy còn non trẻ nhưng cũng là ngành đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành nhựa đã và đang trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành cũng khác nhau. Hiện cả nước có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất nhựa, trong đó công ty cổ phần nhựa Bình Minh hiện đang nằm trong top 10 doanh nghiệp sản xuất nhựa hàng đầu với 25% thị phần. Các sản phẩm nhựa Bình Minh được tiêu thụ khá tốt và là thương hiệu quen thuộc ở các tỉnh phía nam. BMP chuyên cung cấp cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và các lợi thế về quan hệ với các công trình quốc gia trọng điểm như cấp thoát nước, bưu chính viễn thông và điện lực. Do đó, phân tích tài chính công ty cổ phần nhựa Bình Minh sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty. Qua đó đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của BMP. Mục lục Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh 3 1. Giới thiệu về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh. 3 2. Phân tích môi trường kinh doanh. 4 A. Môi trường vĩ mô. 4 B. Phân tích ngành. 7 C. Vị trí công ty trong ngành. 8 Chương 2: Phân tích. 9 1. Phân tích tài chính. 9 1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán. 9 1.1.1. Phân tích xu hướng. 9 1.1.2. Phân tích cấu trúc. 11 1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. 12 1.3. Phân tích báo cáo dòng tiền. 16 1.4. Phân tích tỷ số. 17 1.5. Phân tích Dupont. 19 2. So sánh với trung bình ngành và đối thủ cạnh tranh. 22 Chương 3: Kết luận. 24 Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh 1. Giới thiệu công ty cổ phần nhựa Bình Minh Tên công ty: Công ty cổ phần nhựa Bình Minh. Mã chứng khoán: BMP Giấy chứng nhận ĐKKD: số 4103002023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 02/01/2004 Địa chỉ trụ sở chính: số 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-8) 3 969 0973 Fax: (84-8) 3 960 6814 Website: www.binhminhplastic.com Email: binhminh@binhminhplastic.com.vn Quá trình hình thành và phát triển: - Thành lập năm 1977 với tên gọi ban đầu là nhà máy công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh. Năm 1990 đổi tên thành Xí nghiệp khoa học sản xuất Nhựa Bình Minh. Năm 1994, chính thức mang tên công ty nhựa Bình Minh trực thuộc tổng công ty Nhựa Bình Minh. - Tháng 1/2004 cổ phần hóa. Công ty chính thức chuyển đổi thành CTCP Nhựa Bình Minh - Công ty đang là chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên nhựa Miền Bắc với vốn điều lệ 100 tỷ đồng - Tháng 7/2006, niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. - Tổng số lao động thời điểm tháng 12/2007 là 437 người. - Vốn điều lệ (quí 2 năm 2009): 170.630.560.000 tỷ đồng Lĩnh vực hoạt động, sản xuất chính: sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa theo khuôn mẫu công nghiệp và dân dụng bao gồm ống và phụ tùng nối ống nhựa uPVC dùng trong ngành cấp nước và cáp ngầm. Ngoài ra, BMP còn sản xuất nhựa khác như bình phun thuốc trừ sâu, keo dán ống PVC, mũ bảo hộ lao động. Ống nhựa hiện là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu chính trong tổng doanh thu của BMP (chiếm trên 80%). Chiến lược và kế hoạch kinh doanh - Củng cố thị trường phía Nam và từng bước phát triển thị trường khu vực phía Bắc. - Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng, cho thuê văn phòng nhằm khai thác tối đa tiềm năng về bất động sản mà công ty đang quản lý, * Kế hoạch kinh doanh 2009: -Doanh thu: 820 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế: 105 tỷ đồng - Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt 20% /mệnh giá Các dự án đầu tư: - Ngày 25/07/2008, BMP đã hoàn tất việc lắp đặt thêm 4 dây chuyền đùn ống mới nữa từ 2 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф21 – Ф90 với năng suất 300kg/h/dây chuyền, 1 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф60 – Ф114 với năng suất 490kg/h và 1 dây chuyền sản xuất ống HDPE từ Ф16- Ф63 với năng suất 240kg/h. Việc đưa vận hành 4 dây chuyền mới này sẽ nâng tổng sản lượng sản xuất của công ty tăng thêm 20%, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay. Trong quí I/ 2009, BMP sẽ tiếp tục lắp đặt thêm 4 dâu chuyền đùn ống mới nữa từ 2 nhà máy đùn ống hàng đầu Châu Âu là KRAUSS MAFFEI cuẩ Đức và CINCINNATI của Áo. Trong đó gồm 2 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф21- Ф90 với năng suất 300kg/h/dây chuyền, 1 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф60- Ф114 với năng suất 490 kg/h và 1 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф200- Ф630 với năng suất 2500 kg/h. Nhằm đáp ứng nhu cầu phối trộn nguyên liệu phục vụ cho 8 dây chuyền sản xuất ống nêu trên, cũng trong quí I năm 2009 Bình Minh sẽ lắp đặt thêm một thiết bị phối trộn nguyên liệu ( bột uPVC) với năng suất 400kg/h, được chế tạo bởi Plasmec- Italy là nhà sản xuất rất nổi tiếng của Châu Âu trong lĩnh vực chế tạo thiết bị phối trộn nguyên liệu. Tổng giá trị đầu tư cho quí I/2009 trên 80 tỷ đồng và dự kiến sẽ nâng tổng sản lượng và doanh thu của công ty năm 2009 thêm 30% so với năm 2008. Cơ cấu tổ chức: - Ban lãnh đạo công ty: + Lê Quang Doanh CTHĐQT, TGĐ + Nguyễn Hoàng P.chủ tịch HĐQT + Bùi Quang Khôi Thành viên HĐQT + Trang Thị Kiều Hậu Thành viên HĐQT + Nguyễn Kim Phượng Trưởng BKS 2. Phân tích môi trường kinh doanh: A. Môi trường vĩ mô: Tổng quan ngành: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành nhựa đã và đang trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế. Trong mười năm qua, ngành Nhựa Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá nhanh khoảng 15- 25%/ năm. Nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp tạo dựng được những thương hiệu sảm phẩm uy tín trong nước như: ống nhựa Bình Minh, Tiền Phong,... bao bì Tân Tiến, Vân Đồn..., và nhiều doanh nghiệp khác. Không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước, ngành Nhựa cũng đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành Nhựa đạt 725 triệu USD so với 95,5 triệu USD năm 2000, tăng gấp gần 8 lần (nguồn: Tổng cục Thống kê). Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong các năm vừa qua, nhựa được đánh giá là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê. Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp. Ngành Nhựa Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh chóng. Đến nay toàn ngành có khoảng 2000 doanh nghiệp trải dài từ Bắc và Nam, tập trung 80% ở Tp. HCM thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành, tác động tích cực đến công nghệ hiện đại và trình độ quản lý. Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế trong ngành. Các doanh nghiệp trong ngành Nhựa thiếu sự liên kết hoặc chuyên môn hóa trong sản xuất dẫn đến đầu tư tràn lan làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường nội địa và làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cũng như toàn ngành nói chung. Các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào dẫn đến sự phụ thuộc vào giá nguyên liệu. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành Nhựa Việt Nam vẫn từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Các nhân tố ảnh hưởng: Nhân tố chính trị, luật pháp Hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách ổn định của Việt Nam đã góp phần vào sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành Nhựa nói riêng. Trong Quyết định số 11/2004/QĐ-BCN ngày 17/2/2004 về quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển ngành Nhựa thành ngành kinh tế mạnh. Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển, ngành Nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Qua đó ta thấy ngành Nhựa được tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên ngành Nhựa vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vẫn còn thiếu quy định của nhà nước về việc nhập khẩu phế liệu sản xuất tái sinh để giảm bớt chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp Nhựa giúp chủ động hơn về nguyên liệu và giảm giá thành sản xuất. Nhân tố kinh tế 80% nguyên liệu đầu vào của ngành Nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu do đó phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào của ngành được tạo ra từ sản phẩm dầu mỏ, nên giá dầu mỏ cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá nguyên liệu. Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến ngành đó là lãi suất. 95% doanh nghiệp nhựa Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc huy động vốn để mở rộng sản xuất chủ yếu là sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Do đó, lãi suất ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nhân tố xã hội Cuộc sống phát triển, thu nhập càng cao thì các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Khác với các mặt hàng khác, giá các mặt hàng bằng nhựa cao hơn xuất khẩu nên lợi nhuận cao hơn. Mặc khác sản phẩm nhựa Việt Nam cũng được các nước nhập khẩu đánh giá cao và chưa bị áp dụng thuế chống bán phá giá, nên rất thuận lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, xu hướng trên thế giới đang dần chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường trong khi các sản phẩm nhựa của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nên dễ mất thị trường trên thế giới. Nhân tố công nghệ Đây là nhân tố tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa. Khoa học công nghệ giúp nhựa trở thành nguyên liệu thay thế các sản phẩm như: gỗ, kim loại... Công nghệ hiện đại đang góp phần tạo ra các sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho ngành Nhựa hiện nay hầu hết đều phải nhập khẩu làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và doanh thu của ngành. B. Phân tích ngành: Điểm mạnh: Một trong những công ty dẫn đầu, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhân công Việt Nam rẻ, dồi dào. Sản phẩm ngành nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi. Nhận được sự quan tâm của chính phủ: xúc tiến thương mại, thành lập các trung tâm dữ liệu ngành, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho việc mua thiết bị và cải tạo nhà xưởng. Sản phẩm ngành nhựa không bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU, Mỹ. Điểm yếu: Không chủ động được nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao, chưa có một trung tâm hay trường nào đào tạo bài bản cho ngành nhựa. Chưa có chiến lược lâu dài về quảng bá thương hiệu. Chưa có hệ thống phân phối hoàn chỉnh. Giá thành chưa cạnh tranh vì phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào. Công nghệ sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Chưa thu hút được các nhà đầu tư. Tính chuyên môn hóa chưa cao. Cơ hội: Thị trường trong nước với 80 triệu dân là một thị trường lớn chưa được khai thác đúng mức. Việt Nam tham gia vào WTO, tăng khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Ngành nhựa là một trong những ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển của đất nước. Nguyên vật liệu dồi dào, nhiều tiềm năng khai thác. Thách thức: Việc gia nhập WTO vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với khả năng cạnh tranh của ngành nhựa VN. Để thu được lợi nhuận cao cần đầu tư đổi mới công nghệ mới. Những biến động về giá dầu thế giới tiềm ẩn rủi ro. C. Vị trí của công ty trong ngành: - Đối thủ cạnh tranh chính của BMP trên thị trường là công ty Nhựa Tiên Phong (NTP). Tuy nhiên thị trường ống Nhựa có sự tách biệt khá rõ ràng về mặt địa lý khi NTP chiếm thị phần cao nhất ở miền Bắc. Thị trường của BMP hiện nay khoảng 25% toàn thị trường ống nhựa trong cả nước, chiếm vị trí độc tôn trong thị trường ống nhựa từ miền Trung trở vào. - Công ty đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước với trên 260 của hàng, tập trung chủ yếu ở Tp. HCM, Cần Thơ, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai... - 2007, thương hiệu Nhựa Bình Minh được chọn là Hàng Việt Nam Chất lượng cao thứ 12 liên tiếp (1997-2008) và giải thưởng Sao vàng Đất Việt lần 3 liên tiếp (2003, 2004, 2005) - Đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Chương 2: Phân tích 1. Phân tích tài chính 1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 1.1.1 Phân tích xu hướng: 1.1.1.1 Xu hướng tài sản: 2005 2006 2007 2008 Q2/ 2009 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.00 1.84 1.89 1.85 2.45 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.00 6.25 0.49 1.11 6.22 III. Các khoản phải thu 1.00 1.73 2.62 1.52 2.82 IV. Hàng tồn kho 1.00 1.19 1.34 1.83 1.52 V. Tài sản ngắn hạn khác 1.00 2.17 4.12 5.25 2.22 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 1.00 0.91 1.76 2.66 2.65 II. Tài sản cố định 1.00 0.71 2.35 3.43 3.43 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.00 501.00 1.00 215.50 215.50 V. Tài sản dài hạn khác 1.00 0.82 0.00 0.00 0.00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.00 1.55 1.85 2.10 2.51 Bảng: chỉ số xu hướng theo tài sản của BMP (năm gốc 2005) Biểu đồ thể hiện xu hướng tài sản của BMP Các khoản mục tài sản ngắn hạn không có sự thay đổi lớn trong khi khoản mục đầu tư tài chính dài hạn tăng đột biến trong năm 2006 và năm 2008. Năm 2006 là do góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán vào công ty cổ phần đầu tư chứng khoán Bản Việt. Còn trong năm 2008 giá trị tăng đột biến là do giá trị vốn góp vào Công ty Nhựa Bình Minh miền Bắc. Do đó, việc gia tăng đột biến khoản mục này không phải là một tín hiệu tiêu cực mà là một hình thức mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Qua bảng chỉ số xu hướng tài sản và biểu đồ thể hiện xu hướng tài sản, ta thấy cơ cấu tài sản công ty thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn. Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho; và tăng tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác và đầu tư tài chính dài hạn. Năm 2008 là năm nhiều biến động của các yếu tố vĩ mô như lạm phát và sự gia tăng cao chi phí đầu vào của BMP nên có sự gia tăng của các khoản dự phòng phải thu khó đòi, đầu tư chứng khoán ngắn hạn và giảm giá hàng tồn kho. 1.1.1.2.Xu hướng nguồn vốn: 2005 2006 2007 2008 Q2/ 2009 A -NỢ PHẢI TRẢ 1.00 0.49 0.91 0.92 0.97 I. Nợ ngắn hạn 1.00 0.57 1.05 1.07 1.12 II. Nợ dài hạn 1.00 0.00 0.04 0.06 0.07 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.00 2.04 2.27 2.63 3.21 I. Vốn chủ sở hữu 1.00 2.06 2.31 2.68 3.26 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.00 1.41 1.26 1.35 1.80 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.00 1.55 1.85 2.10 2.51 Bảng: chỉ số xu hướng theo nguồn vốn của BMP (năm gốc 2005) Qua bảng chỉ số xu hướng trên ta thấy nợ phải trả đang được duy trì ổn định từ 2007 đến nay, khoản nợ dài hạn 12 tỷ đồng đã được thanh toán hết trong năm 2005, hiện nay nợ dài hạn chi còn rất ít. Trong khi đó vốn chủ sở hữu đã gia tăng liên tục, đến quý 2/2009 đã tăng gấp 3.21 lần so với 2005. Điều này cho thấy công ty đang có chiến lược gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu để có thể giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh tránh bị lệ thuộc vào nguồn vốn vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong tinh hình kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay. Tổng cộng nguồn vốn đã có sự gia tăng đáng kể lên gấp 2.51 lần chứng tỏ tình hình thu hút vốn đầu tư của công ty là khá khả quan. Biểu đồ thể hiện xu hướng tài sản của BMP 1.1.2 Phân tích cấu trúc: Hình 1: Cấu trúc tài sản qua các năm Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty: luôn ở mức cao trên 60% so với tổng tài sản. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn đa số là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Để giải thích điều này, chúng ta cần phân tích ngành nhựa. Nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa phải nhập khẩu từ nước ngoài, BMP luôn phải dự trữ một nguồn nguyên liệu để đảm bảo công ty hoạt động bình thường không bị động trước biến động thị trường. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong đó hầu hết là tài sản cố định . Hình 2: Cấu trúc vốn qua các năm Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn của BMP gần 90%. Với cơ cấu vốn chủ sở hữu cao và tỷ lệ nợ ít sẽ đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh, ít bị ảnh hưởng bởi biến động tài chính của thị trường nhưng điều này cho thấy BMP vẫn còn khả năng sinh lời cao hơn nếu sử dụng tốt đòn bẩy kinh doanh. 1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh : Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu BMP Doanh thu của BMP chủ yếu là từ các sản phẩm ống nhựa uPVC, HDPE, HDPE gân dùng trong ngành nước và xây dựng chiếm tới 83% tổng doanh thu. Để đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế rủi ro và phát triển sản phẩm mới, BMP không ngừng chú trọng phát triển sản phẩm mới. (nguồn: kết quả phân tích của nhóm) Sản lượng tiêu thụ của nhựa Bình Minh gia tăng khá đều qua các năm từ 2005 đến 2007, năm 2008 có chút chững lại có lẽ do tình hình suy thoái chung của nền kinh tế . STT 2008 % 2007 % 2006 % 2005 1 Doanh thu 831.578 22% 680.231 35% 503.621 19% 423.166 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 10.614 4,495% 231 18% 196 -50% 389 3 Doanh thu thuần 820.964 21% 680.000 35% 503.425 19% 422.777 4 Giá vốn hàng bán 633.927 18% 538.023 44% 374.679 15% 326.397 5 Lợi nhuận gộp 187.037 32% 141.977 10% 128.746 34% 96.380 6 DT hoạt động tài chính 1.633 -80% 8.121 452% 1.472 156% 575 7 Chi phí tài chính 23.774 4,562% 510 -41% 858 -80% 4.361 8 Chi phí bán hàng 25.476 30% 19.645 70% 11.567 60% 7.213 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 27.526 41% 19.528 0% 19.479 5% 18.601 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 111.895 1% 110.416 12% 98.312 47% 66.780 11 Thu nhập khác 2.239 151% 893 92% 466 226% 143 12 Chi phí khác 0 -100% 38 3.700% 1 0% 1 13 Lợi nhuận khác 2.238 161% 856 84% 465 227% 142 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 114.133 3% 111.272 13% 98.777 48% 66.922 15 Tổng Chi phí thuế TNDN hiện hành 18.266 20% 15.262 10,36% 13.828 0 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 95.923 -0% 96.010 13% 84.948 27% 66.922 Đơn vị tính : tỷ đồng Nguồn : Qua bảng trên ta thấy doanh thu của BMP tăng trưởng đáng kể qua các năm, và luôn đạt tỷ lệ cao khoảng 20% (riêng năm 2007 tăng trưởng tới 35%). Lợi nhuận gộp cũng tăng với tỷ lệ cao 32à34%, riêng năm 2007 tăng với tỷ lệ thấp 10%. Nguyên nhân là trong năm 2007 doanh thu tuy tăng tới 35% nhưng giá vốn hàng bán tăng tới 44%, dẫn tới lợi nhuận gộp tăng với tỷ lệ thấp. Chỉ tiêu LN trước thuế của BMP hiện nay đang có chiều hướng giảm xuống: tỷ lệ tăng LN trước thuế trong 2006 – 2007 – 2008 lần lượt là 48% - 13% - 3%. Tổng lợi nhuận trước thuế trong năm 2006 tăng tới 48% so với 2005 do doanh thu tăng 19% trong khi giá vốn hàng bán tăng ít hơn - 15% và chi phí tài chính giảm nhiều (giảm 80%). Còn trong năm 2007 thi LN trước thuế chỉ tăng 13% do chi phí bán hàng tăng 70% (từ 11,567 tỷ lên 19,645 tỷ) và giá vốn hàng bán tăng 44 % trong khi doanh thu chỉ tăng 35%. LN trước thuế của BMP trong năm 2008 chỉ tăng có 3% - một tỷ lệ tăng rất khiêm tốn mặc dù doanh thu thuần tăng khá cao 21 % nhưng do BMP trích lập quỹ dự phong và trả lãi vay dẫn đến chi phí tài chính tăng cao đột biến 4562 %, thêm vào đó là chi phí quản lý doanh ngiệp tăng đáng kể (41%). Sự gia tăng doanh thu và LN trước thuế được thể hiện qua biểu đồ sau : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo tỷ trọng 2005 2006 2007 2008 DOANH THU THUẦN 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Giá vốn hàng bán 77.20% 74.40% 79.09% 76.23% LỢI NHUẬN GỘP 22.80% 25.57% 20.88% 22.78% Doanh thu hoạt động tài chính 0.14% 0.29% 1.19% 0.20% Chi phí tài chính 1.03% 0.17% 0.07% 2.90% - Trong đó: lãi vay 0.92% 0.17% 0.04% 1.25% Chi phí bán hàng 1.71% 2.30% 2.89% 3.10% Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.40% 3.87% 2.87% 3.35% LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 15.80% 19.53% 16.24% 13.63% Thu nhập khác 0.03% 0.09% 0.13% 0.27% Chi phí khác 0.00% 0.00% 0.01% 0.00% Lợi nhuận khác 0.03% 0.09% 0.13% 0.27% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15.83% 19.62% 16.36% 13.90% Chi phí thuế TNDN hiện hành 0.00% 2.75% 2.24% 2.23% LỢI NHUẬN SAU THUẾ THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP 15.83% 16.87% 14.12% 11.68% Bảng trên cho thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, lên tới 75% à80% doanh thu. Và trong giá vốn hàng bán thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm đại đa số. Đây vốn là đặc thù của ngành nhựa. Lợi nhuận sau thuế của BMP chiếm tỷ trọng khoảng 15% doanh thu, có thay đổi tùy theo năm. Riêng năm 2008 giảm xuống còn 11,68% doanh thu do chi phí tài chính tăng cao (chiếm 2,9% doanh thu) đồng thời chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh ngiệp cũng gia tăng đáng kể . Về các khoản mục chi phí thì đáng kể nhất là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng gia tăng đều theo doanh thu bán hàng. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm khoảng 3 à 4 % doanh thu, chi phí này được công ty nỗ lực giảm trong năm 2006 và 2007 (từ 4,4% (2005) xuống còn 3,87% (2006) rồi 2,87% (2007) nhưng có dấu hiệu tăng lại vào 2008 (3,35 %). Chi phí quản lý tăng trong 2008 là do BMP mở rộng hoat động sản xuất kinh doanh (thành lập công ty TNHH nhựa Bình Minh Miền Bắc, lắp đặt thêm 4 dây chuyền sản xuất…) Còn chi phí tài chính thì 2 năm 2006, 2007 chiếm tỷ trọng rất thấp (0,17 % và 0,07 %) do trong năm 2005 công ty đã thanh toán hết nợ dài hạn và không vay thêm khoản nợ nào trong 2 năm này. Năm 2008 thì chi phí tài chính tăng đột biến do trong năm này BMP vay ngân hàng (vay Ngân hàng Công thương Việt Nam 37,345 tỷ và vay từ Ngân hàng HSBC 6 tỷ) và trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính . 1.3 Phân tích báo cáo dòng tiền 2005 2006 2007 2008 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 97.015.861.097 10.438.529.576 55.949.584.214 95.212.224.255 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (8.919.861.392) (17.078.068.224) (108.505.758.060) (112.133.683.853) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (77.871.143.300) 92.531.299.000 (41.657.380.000) 26.979.359.221 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 10.224.856.405 85.891.760.352 (94.213.553.846) 10.057.899.623 Tiền và tương đương tiền đầu kì 6.137.695.373 16.362.551.778 102.254.312.130 8.065.539.347 Tiền và tương đương tiền cuối kì 16.362.551.778 102.254.312.130 8.065.539.347 18.123.438.970 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh qua các năm có chiều hướng thu vào, ngược lại, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư các năm qua đều có chiều hướng chi ra. Tuy nhiên xem xét kỹ ta thấy trong lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư thì chi đầu tư tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn do đó cho thấy công ty đang có xu hướng mở rộng sản xuất. Đối với lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính có sự thay đổi thất thường qua các năm. Xem xét kỹ ta thấy các năm công ty đều phải chi trả một khoản tương đối nợ vay. Bên cạnh đó, cứ cách một năm công ty lại vay thêm nợ nên trong năm đó tình hình tài chính công ty được cải thiện nhưng năm sau tài chính công ty bất ổn. Điều này có thể là nghệ thuật quản trị nợ vay của ban lãnh đạo công ty tuy nhiên đa số nợ vay là nợ vay ngắn hạn nên với tỷ số đảm bảo dòng tiền không cao 0,22 thì đây là một khoản mục rủi ro cần xem xét hơn sau này. Tỷ số đảm bảo dòng tiền (2005-2008) = Tiền mặt hoạt động/ (chi tiêu vốn, hàng tồn kho, cổ tức) = 126682403255/ 578127574079 = 0.22 Tỷ số tái đầu tư tiền mặt = (dòng tiền hoạt động – cổ tức)/(tổng tài sản + đầu tư + tài sản khác + vốn luân chuyển) Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn 1.4 Phân tích tỷ số: Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 Q2/ 2009 1. Khả năng thanh toán Thanh toán hiện hành lần 2.57 8.37 4.61 4.45 5.62 Thanh toán nhanh lần 1.14 5.34 2.79 1.99 3.67 2. Hiệu quả hoạt động Vòng quay hàng tồn kho vòng 4.09 4.08 4.92 4.35 3.13 Vòng quay khoản phải thu vòng 7.11 4.90 4.36 9.09 2.93 Vòng quay TSCĐ vòng 6.67 11.24 4.57 3.77 2.26 Vòng quay vốn cổ phần vòng 2.36 1.36 1.64 1.71 0.84 Vòng quay tổng tài sản vòng 1.57 1.20 1.37 1.45 0.73 3. Cấu trúc vốn Nợ/ Tổng tài sản lần 0.31 0.10 0.15 0.14 0.12 Nợ/ Vốn chủ sở hữu lần 0.45 0.11 0.18 0.16 0.14 4. Khả năng sinh lời LNST/DTT % 15,83% 16,87% 14,12% 11,68% 26,26% ROA % 24,84% 20,31% 19,29% 16,95% 19,07% ROE % 36,08% 22,50% 22,77% 19,64% 21,69% Khả năng thanh toán Ngoại trừ năm 2005 là 2.57 lần thì chỉ số thanh toán hiện hành của BMP luôn ở mức cao 4-5 lần (2006 lên tới 8.37 lần – do trong 2006 có khoản tiền mặt gửi ngân hàng rất lớn) đây là con số khá ấn tượng. Điều này có thể do BMP duy trì một tỷ lệ nợ vay thấp. Nhưng chuyển sang chỉ số thanh toán hiện hành thì đã giảm đi đáng kể, điều này cho thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài sản lưu động của BMP. Hiệu quả hoạt động Vòng quay hàng tồn kho của công ty ở mức thấp trung bình khoảng 4 vòng. Việc duy trì tỷ lệ hàng tồn kho cao công ty có thể chủ động được chi phí nguyên vật liệu đầu vào tránh rủi ro từ việc tăng giá có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty. Các tỷ số vòng quay vốn cổ phấn và vòng quay tổng tài sản ngày càng tăng lên cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty tốt dần qua các năm. Chỉ số vòng quay khoản phải thu đã bị giảm đáng kể trong năm 2006 và 2007 từ mức 7.11 vòng trong năm 2005 đã xuống mức 4.9 vòng năm 2006 rồi 4.36 vòng năm 2007. Điều này là do trong 2 năm nay có sự gia tăng đột biến của khoản mục Trả trước người bán (2006 : 45,864 tỷ đồng – trong đó 30,859 tỷ đồng là trả trước cho công ty PHÚ MỸ; 2007 : 53,969 tỷ đồng – trong đó chi trả 2 khoản lớn là công ty Krauss - Maffei GMBH 21.677.455.566 và Cincinnali Extrusion GMBH 17.169.721.253, đây là khoản công ty trả trước chi phí nguyên vật liệu trong các năm tới của BMP có lẽ do trong thời gian này tình hình giá dầu thế giới có nhiều biến động tăng giá phức tạp nên BMP chủ động gia tăng khoản mục trả trước người bán để tránh bị bị động trong nguyên vật liệu, đảm bảo cho hoạt động SX trong những năm tiếp theo. Ở đây chúng ta cũng thấy được sự thay đổi trong việc tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty. Đến năm 2008 thì chỉ số này đã tăng lên 9.09 vòng do không còn duy trì các khoản trả trước cho người bán nữa. Vòng quay TSCĐ của BMP ở mức cao trong 2005 (6.67 vòng) và 2006 (11.24 vòng) nhưng sụt giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo 2007 còn 4.57 và 2008 còn 3.77 vòng. Sư sụt giảm này là do trong 2007 thành lập công ty TNHH một thành viên nhựa Bình Minh miền Bắc, BMP đã chi mua máy móc thiết bị là 53,993 tỷ; chi đầu tư xây dựng 4,326 tỷ. Còn năm 2008 là chi mua máy móc thiết bị và nhà xưởng là 141,721 tỷ cho việc lắp đặt thêm 4 dây chuyền đùn ống của hãng KRAUSS MAFFE vào 6/2008 và 4 dây chuyền nữa sẽ lắp đăt trong quý I 2009, đồng thời tăng chi quyền sử dụng đất thêm 14,680 tỷ. Việc gia tăng đầu tư vào TSCĐ như vậy đã làm cho vòng quay TSCĐ giảm không phải là do tình hình kinh doanh của công ty có vấn đề. Cấu trúc vốn Tỷ lệ nợ/tổng tài sản của BMP luôn được duy trì ổ mức rất thấp chỉ khoảng 0.1à0.15 lần. Còn tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ cao hơn chút ít 0.11à0.18 lần (chỉ có trong năm 2005 là 2 tỷ số này cao hơn không đáng kể 0.31 và 0.45 lần). Điều này chứng tỏ các khoản nợ của BMP là rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty. Công ty đang duy trì một tỷ lệ nợ cực thấp hầu như không sử dụng đòn bẩy tài chính để đảm bảo độ an toàn tài chính cao, điều này là phù hợp với tình hình kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay. Khả năng sinh lời ROA và ROE trong 4 năm là khá ổn định và ở mức cao: ROA khoảng 19à20%, ROE khoảng 21à22%. Năm 2008 có sụt giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, sang quý 2/ 2009 thì đã có sự gia tăng ROA và ROE trở lại chứng tỏ BMP đã vượt qua khó khăn để phục hồi trở lại. Khả năng sinh lời của nhựa Bình Minh là khá tốt có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Tỷ số LNST/DTT trung bình khoảng 15%, năm 2008 tỷ lệ này cũng bị giảm đáng kể chỉ còn 11.68% và trong quý 2/2009 đã tăng lên 26.26 % - một sự gia tăng đáng kể. 1.5 Phân tích Dupont: Biểu đồ Dupont năm 2008 của BMP ROE 19,65% ROA 16,95% Đòn cân nợ (TTS/VCSH) 1.16 Tỷ suất LNR 11,63% Vòng quay TTS 1.46 vòng Doanh thu 824.835.405.958 Tổng tài sản 566.010.770.086 Doanh thu 824.835.405.958 LN ròng 95.922.984.227 Tổng chi phí 728.912.421.731 TS ngắn hạn 341.932.626.652 TS dài hạn 224.078.143.434 Doanh thu 824.835.405.958 Các KPT dài hạn 0 TSCĐ 217.556.615.621 Các khoản ĐTTC dài hạn 6.465.000.000 Tài sản dài hạn khác 56.527.813 Giá vốn hàng bán 633.926.705.992 Chi phí bán hàng 25.476.130.958 Chi phí quản lí DN 27.525.733.449 Thuế TNDN 18.209.956.836 Chi phí tài chính khác 13.538.045.014 Chi phi lãi vay 10.235.582.959 Chi phí khác 266.523 Tiền và các khoản tương đương tiền 18.123.438.970 Các khoản ĐTTC ngắn hạn 13.431.818.180 Các khoản phải thu ngắn hạn 90.364.767.351 Hàng tồn kho 188.776.434.609 Tài sản ngắn hạn khác 31.236.167.542 Qua phân tích các chỉ số theo biểu đồ Dupont của BMP chúng ta thấy được sự tác động của các chỉ số lên ROE của công ty: 2005 2006 2007 2008 Q2/2009 Hiệu quả hoạt động{LNST/DT) 15,83% 16,87% 14,12% 11,68% 26,26% Hiệu suất sử dụng tài sản(DT/TTS) 1.57 1.20 1.37 1.45 0.73 Đòn cân nợ(TTS/VCSH) 1.45 1.11 1.18 1.16 1.14 ROE 36,08% 22,50% 22,77% 19,64% 21,69% Qua phân tích Dupont ta có thể thấy ROE trong năm 2005 cao vượt trội so với các năm sau là do đòn cân nợ cao (1.45 so với chỉ khoảng hơn 1.1 ở các năm tiếp theo) và hiệu suất sử dụng tài sản tốt nhất trong thời kì này (1.57 lần). Nguyên nhân là do năm 2005 có 1 khoản phải trả về cổ phần hóa lên đến 31,721 tỷ, chứ không phải là công ty vay nợ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nên ROE 2005 lên tới 36.08% chưa hẳn đã là tín hiệu khả quan. ROE của năm 2008 thấp ở mức 19.64% có thể thấy nguyên nhân là do hiệu quả hoạt động trong năm 2008 bị sụt giảm xuống còn 11.68% do chi phí tài chính của BMP tăng đột biến, trong đó chi phí lãi vay hơn 10,235 tỷ và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 10,258 tỷ. Việc BMP đầu tư nhiều vào năm 2008 nên các tài sản này chưa đóng góp nhiều vào thu nhập của công ty cộng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm giảm hiệu quả hoạt động của BMP. Ta có thể thấy ROE quý 2/2009 đã gia tăng trở lại đạt 21.69%, trong đó hiệu quả hoạt động đã có sự gia tăng vượt bậc lên đến 26.26%. Điều này cho thấy việc đầu tư mở rộng sản xuất của công ty trong thời gian trước đã bắt đầu đem lại thu nhập cho công ty. 1.6 Phân tích đòn bẩy: Doanh thu bán hàng 680.230.929.501 831.577.610.647 Giảm trừ doanh thu 231.090.545 10.613.629.141 Doanh thu thuần bán hàng 679.999.838.956 820.963.981.506 Giá vốn hàng bán 538.023.162.526 633.926.705.992 Lợi nhuận gộp từ bán hàng 141.976.676.430 187.037.275.514 Chi phí quản lý 1.644.517.936 25.476.130.958 Chi phí bán hàng 19.527.530.542 27.525.733.449 EBIT 356874.437.618 393.887.566.071 Dựa vào bảng cân đối kế toán 2007- 2008 ta tính được các hệ số đòn bẩy như sau: %EPS -0.09 %EBIT 0.30 % DT 0.21 DOL 1.47 DFL -3.46 DTL -5.07 Đòn bẩy kinh doanh DOL=1,47 có ý nghĩa cứ mỗi 1% doanh thu bán hàng sẽ làm tăng 1,47%EBIT, đây là một con số tốt nếu tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên hệ số đòn bẩy tài chính DFL=-3,46 là điều mà các nhà quản trị cần xem xét. Trong năm 2008 lợi nhuận ròng bán hàng của công ty đạt 393.887.566.071 nhưng lợi nhuận ròng trước thuế chỉ đạt 114.132.941.063 là do khoảng âm từ hoạt động tài chính. Trong đó khoản mục trả lãi vay đã có sự gia tăng đáng kể từ 298.149.452 năm 2007 tăng đến 10.235.582.959 năm 2008. Điều này đã làm ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu năm 2008 thấp hơn năm 2007 và hệ số DFL ở mức cao= -3,46. DFL ở mức cao sẽ là đòn bẩy khuyếch đại sự thua lỗ của công ty, trong trường hợp này mặc dù lợi nhuận ròng cuối cùng của công ty dương nhưng DFL mang dấu âm nên đã làm giảm lợi nhuận của công ty đáng kể. Và hệ quả từ DOL và DTL là hệ số đòn bẩy tổng thể DTL= -5,07 cho thấy nếu cứ tiếp tục duy trì cơ cấu tài chính như thế này thì mặc dù doanh thu bán hàng có thể tăng nhưng đòn bẩy tài chính sẽ làm khuyếch đại sự thua lỗ của công ty nên lợi nhuận ròng cuối cùng sẽ giảm, cụ thể cứ 1% doanh thu tăng thêm sẽ làm giảm 5,07% EPS. 2. So sánh với trung bình ngành và đối thủ cạnh tranh: Chỉ tiêu TB NGÀNH Nhựa Bình Minh NTP ROA 25% 20.35% 28.1% ROE 35% 25.25% 46% Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.99 5.00 2.12 Tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu 40% 23% 64% 2.1 So sánh với trung bình ngành: ROE trung bình qua các năm của Nhựa Bình Minh thấp hơn ngành. Ta có thể nhận thấy mặc dù chiếm lĩnh 1 thị phần khá lơn trong ngành nhựa nhưng hiệu quả hoạt động của nhựa Bình Minh là chưa cao, cần có những sự đổi mới trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. ROE thấp hơn 9.75% trong đó thì ROA thấp hơn 4.65%, đòn cân nợ cũng góp phần làm cho ROE của nhựa Bình Minh thấp hơn của ngành. Xem xét tiếp ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Nhựa Bình Minh là rất lớn so với ngành, với một chỉ số tốt như vậy Nhựa Bình Minh co thể gia tăng khả năng vay nợ của mình, sử dùng đòn bẩy để khuyếch đại khả năng tăng trưởng lợi nhuận. Sử dụng hiệu qủa đòn bẩy này sẽ có tác động rất lớn đến ROE. Tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu của Nhựa Bình Minh thấp hơn ngành 17%, việc duy trì một tỷ lệ nợ thấp như vậy sẽ đảm bảo sự an toàn và tự chủ về tài chính trong giai đoạn khủng hoảng của Nhựa Bình Minh tốt hơn các doanh nghiệp trong ngành nhựa nhưng điều đó được đánh đổi bằng việc mất đi khả năng khuyếch đại lợi nhuận. 2.2 So sánh với đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất hiện nay của Nhựa Bình Minh là Nhựa Tiền Phong ở miền Bắc. ROE của nhựa Tiền Phong (46%) là rất lớn so với Nhựa Bình Minh (25,25%). Việc ROE lớn hơn rất nhiều như vậy gồm 2 lý do. Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của nhựa Tiền Phong tốt hơn của Bình Minh. ROA của NTP là 28,1% còn ROA của BMP là 20,35%. Thứ hai, NTP có sử dụng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Chính việc vay nợ đã tạo nên một đòn bẩy làm khuyếch đại lợi nhuận của NTP. Với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 2,12, NTP vẫn có thể vay thêm nợ để làm tăng lợi nhuận. Chương 3: Kết luận Báo cáo phân tích tài chính của công ty nhựa Bình Minh do nhóm thực hiện nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong gần 5 năm qua (2005 đến quý 2/ 2009 ) và nhận định khả năng phát triển của BMP trong những năm tiếp theo. Trong quá trình thực hiện bài báo cáo nhóm còn có nhiều hạn chế nhất định như: số liệu không đồng nhất, không chính xác; không kiếm được những số liệu cần thiết mới nhất của ngành nhựa; quá trình tính toán gặp nhiều khó khăn do kiến thức về tài chính còn hạn chế; kĩ thuật phân tích còn thiếu…Nhưng với sự nỗ lực hết mình của các thành viên trong nhóm, chúng em đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo tài chính về BMP. Sau quá trình phân tích tài chính nhựa Bình Minh nhóm đưa ra một số nhận định sau : BMP có tăng trưởng rất tốt trong thời kì vừa rồi (gấp đôi so với tỷ lệ tăng trưởng GDP) mặc dù trong năm qua tình hinh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng BMP vẫn giữ được mức tăng trưởng trên 2 con số. ROE và ROA của công ty luôn ở mức cao (ROA khoảng 19à20%, ROE khoảng 21à22%)gây được sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước . Công ty nhựa Bình Minh còn có tiềm năng phát triển vượt bậc trong thời gian sắp tới do việc đầu tư mở rộng hoạt động SXKD trong thời gian vừa qua sẽ đe lại hiệu quả trong thời gian sắp tới. BMP có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nên rủi ro trong hoạt động sẽ thấp và còn có thể gia tăng lợi nhuận khi sử dụng hệ thống các đòn bẩy tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_tai_chinh_7762.doc
Tài liệu liên quan