Tiểu luận Phân tích thời hạn và vấn đề sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay với những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động thì thỏa ước lao động tập thể là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chính vì thế, trong bài viết của mình em đã phân tích vấn đề về thời hạn và vấn đề sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích thời hạn và vấn đề sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A – ĐẶT VẤN ĐỀ B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ THỜI HẠN VÀ VẤN ĐỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ Về thời hạn của thỏa ước lao động tập thể: Về vấn đề sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể KẾT LUẬN A- ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay với những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động thì thỏa ước lao động tập thể là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chính vì thế, trong bài viết của mình em đã phân tích vấn đề về thời hạn và vấn đề sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ: Thoả ước lao động tập thể (thoả ước tập thể) là một trong những hiện tượng đặc thù của nền kinh tế thị trường. Trên thế giới, những thoả ước tập thể đầu tiên đã xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19, khi các nền kinh tế tư bản đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhất ở một số khu vực như Anh, Mỹ, Tây Đức. Đối với nhiều quốc gia, thoả ước tập thể đã có những đóng góp quan trọng làm nên một xã hội thịnh vượng. Theo Khuyến nghị số 91 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thoả ước tập thể là tất cả những bản thoả thuận viết liên quan đến việc làm và điều kiện lao động được ký kết giữa một một bên là người sử dụng lao động, một hoặc một nhóm hiệp hội giới chủ với bên kia là một hoặc nhiều tổ chức của người lao động. Khi không có tổ chức đại diện cho bên lao động thì những người được tập thể lao động bầu ra và được trao quyền một cách hợp thức theo pháp luật của quốc gia cũng có quyền ký kết thoả ước tập thể.. Ở nước ta, một định nghĩa khá khái quát về thoả ước tập thể được nêu ở Điều 44 Bộ luật Lao động hiện hành: “Thoả ước lao động tập thể (sau đây gọi tắt là thoả ước tập thể) là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động”. Thoả ước tập thể được ví như một “bộ luật lao động con” tại mỗi doanh nghiệp. II- CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ THỜI HẠN VÀ VẤN ĐỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ: Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể: Theo Điều 50 Bộ luật lao động hiện hành thì: “Thoả ước tập thể được ký kết với thời hạn từ một năm đến ba năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới một năm”. Mặt khác, khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thỏa ước hoặc kí kết thỏa ước mới. Khi thỏa ước tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước tập thể đã kí vẫn có hiệu lực pháp luật nhưng thời hạn kéo dài tối đa không quá 3 tháng. Trong bối cảnh của Việt Nam khi thoả ước tập thể chủ yếu chỉ được ký kết ở cấp doanh nghiệp, được sử dụng để giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong quá trình sử dụng lao động ở đơn vị cơ sở thì quy định này về cơ bản là phù hợp và có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa tình trạng “lười” ký lại thoả ước tập thể ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một vấn đề cần tính đến đó là các nội dung của quan hệ lao động rất rộng. Những nội dung đó khác nhau về  bản chất cũng như mức độ ổn định. Thêm vào đó, hiện nay ý tưởng về ký kết thoả ước tập thể cấp ngành theo đó có thể có những thoả ước mang tính chất khung, bền vững… đã được hình thành. Do đó, để làm đồng bộ các quy định của pháp luật lao động và khuyến khích các bên quan hệ lao động sử dụng thoả ước tập thể một cách thường xuyên, linh hoạt và hữu hiệu ví dụ như các bên có thể ký kết hai hay nhiều thoả ước tập thể và áp dụng đồng thời. Mỗi thoả ước tập thể chuyên sâu về một (hoặc vài) nội dung, với thời hạn khác nhau. Thứ hai, về việc xử lí thỏa ước tập thể hết hạn thì việc quy định sự gia hạn tương đối ngắn (ba tháng) ở nước ta nhằm mục đích vừa tạo cơ hội cho các bên tiếp tục hưởng các quy định của thoả ước, vừa tạo ra một sức ép nhất định để các bên buộc phải khẩn trương hoàn thành quá trình thương lượng và đi đến ký kết thoả ước tập thể mới. Tuy nhiên điều này cũng chỉ có ý nghĩa khi cả hai bên cùng có thái độ tích cực đối với việc sử dụng thoả ước bởi thoả ước tập thể chỉ là văn bản được lập trên cơ sở tự nguyện. Nói chung, quy định về thời hạn của thoả ước tập thể nên linh hoạt. Nhà nước cố gắng đảm bảo lợi ích chung thông qua những can thiệp nhất định vào hoạt động thương lượng nhưng mặt khác cũng dành sự tự chủ nhất định cho các bên. Điều này một mặt cho phép các bên của quan hệ lao động kịp thời điều chỉnh và cân đối lại lợi ích giữa họ sau một thời gian thực hiện thoả ước tập thể, mặt khác cũng đảm bảo tính ổn định cần thiết của quan hệ lao động. 2. Về vấn đề sửa đổi và bổ sung thỏa ước lao động tập thể: Cũng theo Điều 50 BLLĐ hiện hành thì: “Chỉ sau ba tháng thực hiện, kể từ ngày có hiệu lực đối với thoả ước tập thể thời hạn dưới một năm và sau sáu tháng đối với thoả ước tập thể thời hạn từ một năm đến ba năm, các bên mới có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước. Việc sửa đổi, bổ sung được tiến hành theo trình tự như ký kết thoả ước tập thể”. Chúng ta có thể thấy việc quy định như vậy là nhằm đảm bảo cho thỏa ước được thực hiện trên thực tế, phù hợp với những biến động trong doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho các bên rút kinh nghiệm và hoàn thiện thỏa ước với những cam kết mới có lợi cho cả hai bên. Hơn nữa chúng ta cũng thấy được răng trong điều kiện nước ta hiện nay, khi nên kinh tế đang trên đà phát triển, sự biến động trong doanh nghiệp là không thể tránh khỏi nên việc sửa đổi bổ sung thỏa ước tập thể là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quy định này cũng rất dễ dấn đến sự lạm dụng của các bên. Đó là khi kí kết thỏa ước, các bên không bao quát mọi vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động hoặc trong quá trình thực hiện thỏa ước các bên cho rằng quyền lợi mình được hưởng là chưa thỏa đáng nên phát sinh xu hướng đòi hỏi quyền lợi một cách thái quá từ một bên. Vì vậy, nên chăng pháp luật cần có sự quy định chặt chẽ về vấn đề này như: nếu hai bên cùng có nhu cầu thay đổi thỏa ước hoặc một bên có yêu cầu và được phía bên kia chấp nhận mới tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước. Nhưng nếu chỉ một bên yêu cầu và bên kia không đồng ý thì hai bên vẫn phải thực hiện thỏa ước đã kí kết. Riêng đối với yêu cầu mới( vấn đề chưa được đề cập trong thỏa ước đang được thực hiện) thì các bên cần phải thương lượng để có bản cam kết như phụ lục bổ sung cho thỏa ước và sẽ được thực hiện đồng thời với thỏa ước trước đó. C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Như vậy, qua những thông tin trên chúng ta có thể thấy được vị trí của thỏa ước tập thể. Và thiết nghĩ rằng, nếu các doanh nghiệp thực hiện được đúng những quy định như trên thì hòa bình công nghiệp mới được đảm bảo, lợi ích hợp pháp của các bên mới được duy trì và thỏa ước mới thật sự ý nghĩa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT LAO 2727896NG Camp193 NHamp194N 2.doc
Tài liệu liên quan