Tiểu luận Phát thanh hiện đại - Thời cơ và thách thức

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I: Khái niệm phát thanh, đặc tính của phát thanh, phát thanh hiện đại. 2 I) Khái niệm phát thanh 3 2) Các đặc tính của phát thanh: 4 ãĐặc tính thứ nhất là tính quảng bá. 4 ãĐặc tính thứ hai của phát thanh là tính đồng thời. 4 ãĐặc tính thứ ba là tính hướng tới thính giả. 5 3. Thế nào là phát thanh hiện đại? 6 ãThứ nhất, Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng: 6 ãThứ hai, phát thanh hiện đại là sự kết hợp giữa chức năng thông tin và chức năng giải trí. Nói cách khác là sự kết hợp giữa thông tin hiện đại và âm nhạc hiện đại. 7 ãThứ ba, Phát thanh hiện đại thể hiện ở sự đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thông điệp. 8 ãThứ tư, Phát thanh hiện đại là âm thanh có chất lượng cao. 9 ãThứ năm, Chương trình phát thanh mở là một trong những xu hướng xây dựng chương trình phát thanh hiên đại. 9 Chương II: Phát thanh hiện đại- Thời cơ và thách thức 11 1. Vài nét về Phát thanh Tiếng nói Việt Nam từ 1975 đến nay 11 ãVề hệ thống truyền dẫn tín hiệu phát thanh và sóng phát thanh 12 ãThách thức: 20 - Đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình báo chí khác. 20 - Thứ hai là sự cạnh tranh của truyền hình. 20 - Thứ ba là phải nói đến sự phát triển nhanh chóng của các loại hình báo chí khác mà ví dụ điển hình là báo mạng điện tử (Internet). 21 ãĐồng bộ trong hệ thống dẫn truyền hệ thống phát sóng. 24 ãYếu tố con người 26

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát thanh hiện đại - Thời cơ và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, báo chí Việt Nam và thế giới cũng phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng. Phát thanh hiện đại trong xu hướng tương lai cũng chịu sự chi phối tất yếu của quy luật phát triển. Yêu cầu cụ thể là không ngừng nâng cao về chất lượng, mở rộng quy mô về các chương trình phát sóng. “Tiêu chuẩn hoá quốc tế” là khái niệm được tạm thời đặt ra nhằm mục tiêu chiến lược phát triển mạng lưới phát thanh trong cả nước từ Trung ương tới địa phương. Các loại hình báo chí khác nhau phát triển với tốc độ chóng mặt, cạnh tranh thông tin diễn ra quyết liệt, phát thanh hiện đại phải tự tìm cho minh một hướng đi nếu không muốn bị tụt hậu. Đó là yêu cầu phát triển và giúp cho phát thanh là một kênh thông tin quan trọng đặc biệt, không thể thay thế trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không ngừng nâng cao nhu cầu thông tin; chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí của nhân dân… Ngày 7/11/ 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều đó cũng tác động không nhỏ tới phát thanh hiện đại. Dưới sự hướng dẫn, định hướng của Thầy giáo hướng dẫn, tôi xin trình bày 1 số quan điểm về phát thanh hiện đại qua bài tiểu luận: Phát thanh hiện đại - Thời cơ và thách thức. Chương I: Khái niệm phát thanh, đặc tính của phát thanh, phát thanh hiện đại. Vào cuối thế kỷ XIX, với những phát minh khoa học của các nhà bác học người Nga và Mỹ về vô tuyến điện (radio), phát thanh (báo nói) đã ra đời. Đến thế kỷ XX, vệ tinh xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong thông tin đại chúng, tín hiệu phát thanh và truyền hình được trưyền đi khắp thế giới một cách rộng khắp và mau lẹ. Con người có thể ngồi trong nhà mình tiếp nhận thông tin về các sự kiện thuộc đủ các lĩnh vực và mọi nơi trên trái đất một cách trực tiếp, cùng lúc, “như là thật”. Những thế kỷ trước cuộc cách mạng công nghiệp, nghĩa là khi nông nghiệp còn là cơ sở của nền văn minh, con người sử dụng thông tin như là một độc quyền. Cuộc cách mạng công nghiệp đã nghiền nát sự độc quyền thông tin nói trên. Các phương tiện thông tin đại chúng phát triển như vũ bão, hàng ngày đã chuyển một khối lượng thông tin khổng lồ từ những nơi phát tới vô số những điểm tiếp nhận trên cả hành tinh. Cuộc cách mạng siêu công nghiệp diễn ra vào thế kỷ XXI sắp tới sẽ đưa con người đến những chân trời mới của thông tin. Số đài sóng trung, sóng FM cho số đông thính giả có thể giảm đi. Trong khi đó số đài phát sóng cho từng nhóm nhỏ người nghe như: đài phát nhạc rock, đài phát nhạc cổ điển, đài phát sóng CB, đài phát cho người nước ngoài v. v… ngày càng phát triển. Nếu trong cuộc cách mạng công nghiệp người nghe, người xem chưa có điều kiện để phản ứng trực tiếp hoặc tác động qua lại với người truyền tin thì trong cách mạng siêu công nghiệp việc đó trở nên bình thường. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra sự “bùng nổ” thông tin đã gây ra nhiều vấn đề phải suy nghĩ của ngành báo chí điện tử hiện nay. Các phương tiện kỹ thuật mới làm đảo lộn thói quen nghe, nhìn của công chúng. Những người làm công tác phát thanh không thể ngồi yên trông đợi người nghe, người xem tiếp nhận chương trình của họ theo một công thức cũ. Cuộc cạnh tranh giữa các kênh phát thanh (radio), truyền hình và nghe nhìn ngày càng gay gắt và sôi động, buộc những người làm báo phát thanh phải suy nghĩ lại, cấu tạo lại, sáng tạo cái mới để nâng cao chất lượng của chương trình. Muốn làm được như vậy họ một mặt phải nâng cao trình độ trí thức chuyên môn của mình, mặt khác phải thích ứng nhanh với những phương tiện kỹ thuật hịên đại hơn. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khái niệm phát thanh. I) Khái niệm phát thanh Đó là một loại hình truyền thông đại chúng trong đó nội dung thông tin được truyền tải qua âm thanh. Đó là điều đặc thù của phát thanh trong đó âm thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động. Phát thanh có 2 loại hình: - Phát thanh qua làn sóng điện - Phát thanh truyền qua hệ thống dây đẫn Trong đó loại hình thứ nhất là căn bản và là yếu tố quan trong nhất tạo nên sức mạnh to lớn của phát thanh. Về mặt kỹ thuật công nghệ của phát thanh chúng ta cũng cần phải đề cập tới. Trong kỹ thuật phát thanh bao gồm hai loại là AM và FM. +AM (Amplitute Modutation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong sóng dài, sóng trung và sóng ngắn. +FM ( Frequency Modutation) là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát thanh cực ngắn. 2) Các đặc tính của phát thanh: Các nhà nghiên cứu lý luận và những nhà thực hành phát thanh Việt Nam có quan điểm: truyền thông qua phát thanh có những đặc tính quan trọng chế đình các nguỳên tắc sản xuất chương trình. Đặc tính thứ nhất là tính quảng bá. Phát thanh có độ phủ sóng rất rộng. Sóng phát thanh có thể phủ trên phạm vi rộng lớn của quốc gia hoặc quốc tế. Có quan niệm cho rằng phát thanh là báo điện tử “không cần giấy”, “không có khoảng cách”. Một sự kiện được thông tin qua mạng lưới phát thanh có thể đến với hàng triệu người nghe ở những vùng địa lý khác nhau trong cùng một thời điểm. Chính bởi vậy, thông số về độ phủ sóng của một đài phát trên một diện tích địa lý là yếu tố được chú trọng đầu tư. Sóng phát thanh len lỏi vào những ngõ ngách mà nhiều khi truyền hình, báo in rất khó tiếp cận, chưa kể những phường tiện truyền thông khác còn nhiều hạn chế trong việc quảng bá đại chúng rộng rãi. Có thể nói phát thanh là phương tiện thông tin mang tính tiện lợi và đại chúng nhất. Đặc tính thứ hai của phát thanh là tính đồng thời. Khi sự kiện diễn ra, với phường tiện thu gọn nhẹ, quy trình sản xuất và phát sóng tương đối đơn giản và năng động, phát thanh có khả năng chuyển thông tin về sự kiện tức thời tới người nghe. Các chương trình phát thanh trực tiếp phát huy cao nhất đặc tính này. Thời gian xảy ra sự kiện trùng với thời gian thông tin. Đặc tính này góp phần tăng tính chân thực, hấp dẫn của thông tin phát thanh. Tính tức thời của phát thanh thể hiện sự nhanh nhạy của thônh tin. Phát thanh có khả năng truyền đạt thông tin ngay khi sự kiện đang diễn ra cùng lúc với diễn biến của nó đến đông đảo công chúng. Tính tức thời rút ngắn khoảng cách không gian, khiến người nghe được trực tiếp tiếp xúc với thông tin nhanh nhất, đáp ứng tốt nhất sự mong đợi. Đặc tính thứ ba là tính hướng tới thính giả. Đối tượng tiếp nhận thông tin của phát thanh là người nghe, trừ người khiếm thính. Tâm lý tiêp nhận thông tin của công chúng là tâm lý của người tiếp nhận thông tin bằng thính giác cùng với khả năng liên tưởng rất phong phú. Việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông luôn tạo ra cho mỗi người niềm hứng thú riêng tuỳ thuộc vào phong cách đặc trưng truyền tin của phương tiện ấy. Nếu như truyền hình hấp dẫn bằng hình ảnh sống động nhiều màu sắc, báo in là sự đọc và nghiền ngẫm thì ở phát thanh người ta cảm nhận được tính gần gũi giao lưu thân mật giữa người truyền tin và người tiếp nhận. Ngôn ngữ nói tạo ra những hình ảnh bằng âm thanh là phương tiện hiệu quả nhất để con người dễ dàng tiếp nhận thông tin từ chủ đề truyền tin. Tính giao lưu thân mật giữa người nói và ngưòi nghe thể hiện ở chính ngôn ngữ nói mà phóng viên, biên tập viên phát thanh sử dụng để truyền tải thông tin. Phát thanh có đặc trưng là ngôn ngữ nói cho người nghe nên càng dễ hiểu, ngắn gọn, gần gũi và lôi cuốn được thính giả. Có thể nói phát thanh là một phương tiện truyền thông không thể thay thế hay loại bỏ, cho dù ở thời đại bùng nổ thông tin có sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình truyện thông trong cuộc chạy đua giành lưu tâm của công chúng. Phát thanh có khả năng to lớn trong việc cung cấp cho công chúng những thông tin nhanh nhất. Phương tiện, thiết bị thu phát tín hiệu phát thanh cũng gọn nhẹ. Phát thanh có lợi thế hơn hẳn truyền hình trong việc tiếp cận nguồn tin ở những địa điểm cách xa đô thị. Thông tin chuyển tải qua phát thanh về cơ bản nhanh hơn truyền hình, hơn hẳn báo in và phổ cập đại chúng hơn nhiều báo chí trực tuyến. Chỉ cần một máy thu thanh nhỏ, chúng ta có thể bắt được sóng và nghe được nhiều chương trình phát thanh khác nhau của các đài phát thanh khác nhau của các địa phương, quốc gia hay nước ngoài. Phát thanh có khả năng phát huy việc truyền tin theo diện rộng nhanh chóng tạo ra những hiệu ứng xã hội. Xét từ góc độ công nghệ, phát thanh AM có khả năng truyền đi khoảng cách không gian rộng lớn với sự hỗ trợ của vệ tinh, tạo khả năng phủ sóng toàn cầu. Xét từ góc độ tính kinh tế,giá thành của một chiếc máy thu thanh thấp hơn nhiều so với một chiếc máy thu hình. Tuy nhiên, hạn chế của phát thanh dễ dàng nhận thấy nhất là độ xác định của thông tin tiếp nhận. Do thông tin được công chúng tiếp nhận bằng thính giác nên thông tin xuất hiện theo chuỗi âm thanh tuyến tính. Người nghe hoàn toàn bị động về tốc độ, trình tự vân hành của dòng âm thanh. Chỉ cần một thời điểm không tập trung chú ý, có thể dẫn đến tình trạng hiểu không đúng hoặc khônng đầy đủ nội dung thông điệp truyềntải. Thêm đó, những thông tin có tính logic phức tạp, có nhiều mối quan hệ đan xen mà chưa qua những bước xử lý thông tin quy chuẩn của phát thanh, có khi mang lại hiệu quả thấp. Khả năng ghi nhớ nhanh một chuỗi thông tin bằng thính giác của con người cũng có giới hạn nhất định. Để khắc phục những hạn chế đó, những người biên tập chương trình đã xây dựng nhiều chương trình xen kẽ, sử dụng cách diễn đạt súc tích và lặp lại nhiều lần nhưng thông tin quan trọng. 3. Thế nào là phát thanh hiện đại? Thực tiễn hoạt động cũng như các nghiên cứu tổng kết cho chúng ta câu trả lời: Thứ nhất, Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng: Ngoài định hướng đúng thông tin phải nhanh, so với tất cả phương tiện truyền thông đại chúng thì đài phát thanh có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin, sản xuất chương trình và phát sóng nhanh hơn cả. Có nhận định rằng: “Khi sự kiện xảy ra thì phát thanh báo tin, truyền hình đưa tin và báo in giảng giải chúng”. Trong thời đại bùng nổ thông tin nếu không phát huy thế mạnh thì phát thanh khó có thể cạnh tranh được với truyền hình ngày càng phát triển để giữ đúng được thế của phát thanh là loại hình thông tin nhanh nhất, phổ cập nhất và rẻ nhất. Do tổ chức và khai thác trực tiếp tin của các đài, các hãng lớn trên thế giới và nguồn do cộng tác viên từ các tỉnh lẻ qua điện thoại hoặc ghi âm về. Về cơ bản, tin trong nước và thế giới được đưa trong ngày diễn ra sự kiện trên làn sóng phát thanh. Có những sự kiện quan trọng (Đại hội Đảng hoặc các kỳ họp Quốc hội, lễ kỷ niêm lớn..) đã được đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp, đồng thời với diễn biến của sự kiện cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị phát thanh hiện đại và đội ngũ làm chương trình phát thẳng có năng lực. Thông tin có chất lượng là thông tin chính xác. Tính chân thựclà một điều kiện tiên quyết đối với thông tin đại chúng. Thêm vào đó, các thông tin phải đạt được sự khách quan trong cách tiếp cận sự kiện, trung thực đến từng chi tiết của sự kiện, chính xác tơí từng con số đưa ra. Thứ hai, phát thanh hiện đại là sự kết hợp giữa chức năng thông tin và chức năng giải trí. Nói cách khác là sự kết hợp giữa thông tin hiện đại và âm nhạc hiện đại. Âm nhạc chiếm vị trí khá quan trọng và thời lượng lớn trong các trường trình phát thanh( từ 25% đến 30%) . Âm nhạc trong phát thanh không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn nâng cao văn hoá của thính giả. Âm nhạc cũng là phương tiện giao lưu với bạn bè, các nền văn hoá trên thế giới. Âm nhạc trong phát thanh thường được giới trẻ yêu thích. Một thính giả trung thành với một chương trình ca nhạc nào đó luôn bắt sóng để đón nghe chương trình mà họ yêu thích. Thông qua các chương trình được biên tập và xử lý công phu, phát thanh giới thiệu cho thính giả những tác phẩm âm nhạc mới thuộc những dòng nhạc khác nhau, góp phần nâng cao thị hiếu của thính giả. Âm nhạc trên phát thanh có thể ăn sâu vào tâm trí, cũng có thể chỉ là người bạn khiêm nhường đối với mọi người. Âm nhạc xen kẽ giữa các chương trình tin tức, thời sự, chuyên đề sẽ giúp cho thính giả có một thời gian thư giãn hợp lý, đủ để tiếp nhận những thông tin nóng hổi và đầy ắp những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc sử dụng âm nhạc có hiệu quả phụ thuộc vào chất lượng sóng phát thanh và kỹ thuật stereo, một phần phụ thuộc vào trình độ thẩm âm của các biên tập viên không những giúp thính giả nắm bắt được bản chất của những sự kiện nóng hổi mà còn định hướng suy nghĩ và hành động của công chúng theo chiều hướng tích cực. Những yêu cầu về tính hấp dẫn cho thấy người sản xuất phải thực sự nắm bắt được tâm lý đối tượng, từ đó có cách tổ chức, sắp xếp tổ chức, biết dẫn dắt người nghe từ phút đầu cho tới phút cuối của chương trình bằng việc vận dụng ba phương tiện của phát thanh là: ngôn ngữ, tiếng động và âm nhạc một cách linh hoạt. Thứ ba, Phát thanh hiện đại thể hiện ở sự đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thông điệp. Chuyển từ đọc sang nói là xu hướng của phát thanh hiện đại. Đây là một quá trình không dễ thực hiện ngay được. Trong thời kỳ đầu của phát thanh của thế giới, người ta thường quen với tiêu chuẩn “cổ họng đầy”. Phát thanh viên phải là người có âm thanh rõ ràng, hoàn hảo với chất giọng dày, sâu và có chứa quyền lực. Từng từ ngữ được phát trên sóng phải qua khâu biên tập kỹ càng và được trình bày một cách trau chuốt. Ngày nay, chất giọng văn là một tài sản quý giá nhưng nó không còn là nhân tố quyết định đối vơí người phát thanh viên. Phong cách đọc văn bản phát thanh hiện nay đã dần thay thế bằng sự giao tiếp giữa phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên với thính giả. Hiện nay phong cách được ưa chuộng là “giao tiếp trên sóng” Thực tế cho thấy ở hầu hết các ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam, chỉ có khoảng 1/3 số phóng viên, biên tập viên có khả năng trình bày trước máy. Muốn có một phong cách trình bày thông điệp mới, cần thay đổi cách viết, cách đưa vấn đề, dần thay đổi thói quen của cả những người tiếp nhận thông tin. Điều quan trọng là cần đào tạo một đội ngũ phát thanh có đủ năng lực, trình độ, bản lĩnh nghề nghiệp, và có một giọng chuẩn, khả năng diễn đạt để đáp ứng những yêu cầu của phát thanh hiện đại. Thứ tư, Phát thanh hiện đại là âm thanh có chất lượng cao. Đây chính là sự kết hợp giữa nội dung thông tin và công nghệ phát thanh hiện đại.Về kỹ thuật, các nhà nghiên cứu có quan điểm rằng nếu phát thanh không đi vào được kỷ nguyên kỹ thuật số thì nó có nguy cơ bị coi là phương tiện lỗi thời.Trong thế kỷ XXI, thế kỷ đầy biến động và nắm thách thức, thế kỷ của khoa học và công nghệ, ủa trí tuệ và những bước nhảy vọt, phát thanh cần đây mạnh hơn nữa, theo kịp khu vực và thế giới và khu vực, từng bước tạo đà cho Tiếng nói Việt Nam hội nhập vào xu thế giao lưu thông tin toàn cầu trong thời đại bùng nổ truyền thông. Thứ năm, Chương trình phát thanh mở là một trong những xu hướng xây dựng chương trình phát thanh hiên đại. Mở cho thính giả tham gia trực tiếp vào chương trình bằng nhiều cách. Cách hấp dẫn nhất là có một đường dây điện thoại trực tiếp. Thính giả theo dõi một chương trình có thể trực tiếp gọi điện thoại đến phòng thu, bày tỏ quan điểm của mình. Những ý kiến này được đưa trực tiếp lên sóng, góp phần tạo nên sự đa dạng, khách quan trong cách cách tiếp cận và phân tích vấn đề. Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản của phát thanh hiện đại. Vậy trong thời đại mới, thời đại của khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI, phát thanh hiện đại có những thời cơ cũng như thách thức gì? Chương II: Phát thanh hiện đại- Thời cơ và thách thức 1. Vài nét về Phát thanh Tiếng nói Việt Nam từ 1975 đến nay Sau chiến thắng ngày 30/ 4/ 1975, đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc. Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn luôn bám sát, phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội, góg phần đưa đường lối chính sách của Đảng và cả những cách thức làm kinh tế có hiệu quả đến với người dân. Ví dụ như cơ chế khoán mới đến nhóm và người lao động theo chỉ thị 10 của Ban bí thư, Nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương khoá IV năm 1979. Đài Tiếng nói Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc chông tư tưởng bảo thủ, chống tham nhũng, cách làm ăn trì trệ, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Mặt khác, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã đổi mới về mặt thông tin, loại bỏ thông tin một chiều theo đinh hướng chủ quan làm cho nội dung nghèo nàn, thiếu tính chân thật, thiếu tính chiến đấu và ít sức thuyết phục. Cũng nhờ vận dụng quan điểm đổi mới, thông tin của Đài phong phú hơn, toàn diện và chân thực hơn, vì vậy cũng hấp dẫn và hiệu quả hơn. Từ năm 1990, ngân sách nhà nước đã có điều kiện chi những khoản chi phí lớn cho phát thanh và truyền hình. Bên cạnh đó là sự phát triển của công nghệ và điện tử và tin học trong nước cùng với chính sách mở cửa hội nhập với thế giới và cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho phát thanh và truyền hình phát triển. Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ cho Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1994 nêu rõ: “Phát triển hiện đại hoá ngành phát thanh Việt Nam là một nhiệm là một nhiệm vụ cấp bách không thể chậm trễ, vì ngành phát thanh càng có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác đến mỗi người dân ở bất cứ vùng nào của đất nước. Đây là phương tiện giúp nhân dân nắm bắt được đường lối chính sách và pháp luật góp phần nâng cao dân trí, trình độ thẩm mỹ của nhân dân”. Để thực hiện chỉ thị này, từ 1994, Đài Tiếng nói Việt Nam với sự hợp tác của các tổ chức phát thanh quốc tế, khu vực, các nhà khoa học trong nứơc đã tập trung xây dựng “ Quy hoạch truyền dẫn và phủ sóng phát thanh giai đoạn 1995- 2000 và sau 2000” với mục tiêu: “Phủ sóng mạnh các hệ phát thanh TNVN khắp lãnh thổ, vùng lãnh hải Việt Nam, đến năm 2000 đảm bảo 98% số hộ gia đình phải có phương tiện nghe phát thanh, có sóng mạnh đến các địa bàn quan trọng trên thế giới.” Có thể nói, trong suốt lịch sử 56 năm qua của đài Tiếng nói Việt Nam, bảy năm gần đây là thời kỳ kỹ thuật truyền dẫn và phát sóng của Đài phát triển và hiện đại hoá nhanh nhất, phục vụ yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình. Về hệ thống truyền dẫn tín hiệu phát thanh và sóng phát thanh “Trước năm 1994, hệ thống truyền dẫn tín hiệu (TDTH) của Đài Tiếng nói Việt Nam có thể lạc hậu. Đài đã sử dụng vi ba tầm gần và cáp để cung cấp tín hiệu phát thanh cho các đài trung ương ở Hà Nội, mặc dù đã có một vài tuyến vi ba đã được sử dụng vi ba chất lượng cao, nhưng đối với các đài trung ương xa Hà nội, tín hiệu gốc để phát lại phải thu bằng sóng ngắn. Chất lượng tín hiệu gốc không đảm bảo, thậm chí bị gián đoạn rất nhiều, vì sóng ngắn lan truỳền không ổn định” Trên thực tế hiện nay, những vấn đề trên đã được khắc phục bởi từ năm 1994, Đài Tiếng nói Việt Nam đã sử dụng phương thức truyền tín hiệu qua vệ tinh, chất lượng phát thanh được nâng cao rõ rệt, không chỉ cung cấp tín hiệu gốc cho các đài phát thanh Trung ương trên toàn quốc mà còn là nguồn tín hiệu chất lượng cao cho các đài phát thanh địa phương, các vùng hải đảo và biên giới xa xôi. Ngoài ra, Đài đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật số nén, giải- một phương thức hiện đại trong truyền dẫn tín hiệu phát thanh, vừa giúp nâng cao chất lượng phát thanh, vừa mang lại chất lượng kinh tế cao, giảm được chi phí cho việc thuê kênh phát đáp trên vệ tinh. Những năm gần đây, báo chí Việt Nam đã thực sự khởi sắc, đặc biệt là Truyền hình đã có những bước tiến đáng kể về cả số lượng và chất lượng các chượng trình. Điều đó tác động không nhỏ vào yều cầu mở rộng, phát triển số lượng chương trình và tầm phủ sóng phát thanh đối nội cũng như đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam. Vì vậỵ hệ thống TDTH của Đài cũng phát triển nhanh, thể hiện qua việc thiết lập các đài khu vực với công suất lớn như Việt Nam 2(VN2) , Việt Nam 3(VN3), các đài FM đang được xây dựng ở Đà Nẵng, Thanh Hoá, Tam Đảo, Quảng Ninh, các cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam trong và ngoài nước như Sơn La, Cần Thơ, Băng Cốc, Pari. Chương trình phát sóng cho người nước ngoài ở Việt Nam chuyển tiếp các chương trình phát thanh đối ngoại từ Nga sang Châu Mỹ, Châu Âu, Caribe… Hiện nay chúng ta sử dụng 3 vệ tinh cho các chương trình đối nội và đối ngoại là PALAPA, AISASAT, EXPRESS6. Mặt khác, Đài cũng thực hiện dự án quy hoạch TDTH qua vệ tinh nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao tính hấp dẫn, đa dạng của chương trình phát thanh, thực hiện tốt các buổi tường thuật tại chỗ những sự kiện chính trị- văn hoá nổi bật bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam. Hơn nữa, dự án này cũng đảm bảo ban toàn, thống nhất cho sự phát thanh của Vịêt Nam trong tương lai. Song song với việc phát triển hệ thống và kỹ thuật TDTH, thì việc phát triển hệ thống, kỹ thuật phát sóng phát thanh cũng là một khâu quyết định đối với sự phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam. Hệ thống phát thanh của Đài tiếng noi Việt Nam được phân bổ trên phạm vi toàn quốc, kết hợp với phương thức vừa tập trung vừa rải mạng, có công suất vừa và nhỏ để đảm bảo phủ sóng đồng đều cho những vùng vị “lõm”, chưa bắt được sóng Đài tiếng nói Việt Nam với chất lượng tốt. Phương thức phủ sóng của Đài cũng linh hoạt: kết hợp cả sóng FM và AM sóng trung và sóng ngắn. Hệ thống đài phát thanh Trung ương bao gồm 11 đài, bố trí trên toàn quốc cùng với đài phát thanh của 61 tỉnh thành. Sự phát triển về quy mô bao giờ cũng phải đi đôi với sự phát triển về kỹ thuật. Từ 1995, kỹ thuật phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam bắt đầu được chuyển sang công nghiệp hiện tại. Đó là việc đưa vào khai thác máy công suất lớn đầu tiên sử dụng bán dẫn hoàn toàn, và phương thức điều chế số- máy phát Hariss 200 KW đặt ở Đồng Hới, đạt hiệu suất 86%, không những chất lượng tín hiệu tốt mà còn tiết kiệm được khoảng 800 triệu đồng mỗi năm. Đài cũng đã áp dụng phương thức phát đồng thời hai sóng trên cùng một hệ thống angten, đảm bảo phát được đồng thời hai Hệ I và Hệ II trên một số đài khu đài phát Đồng Hới và Bắc Bộ. Như vậy đã giảm bớt được một hệ thống angten. Một bước hiện đại hoá và đưa công nghệ mới vào dây chuyền kỹ thuật phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam là bổ sung, hiện đại hoá và ứng dụng công nghệ mới vào các thiết bị phụ trợ, nhờ đó cũng cải thiện được chất lượng sóng phát thanh. Hiện nay,chương trình của Đài sau khi thành phẩm tại Studio đã được đi qua hệ thống xử lý tín hiệu Optimot trước khi đi vào hệ thống TDTH với phương pháp xử lý số và chia nhỏ phổ tần số âm thanh để xử lý từng đoạn tần, khắc phục sự cố không ổn định, lúc to lúc nhỏ của âm tần. Ngoài ra, Đài còn lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý âm tần đầu vào cho máy phát sóng, bán dẫn hoá toàn bộ các bộ nguồn trong các máy phát cũ và máy phát sóng FM do công ty BDC sản xuất. Sự phát triển, hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ tiên tiến và phù hợp trong TDTH và phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam như trên đã trình bày đã giúp ngành phát thanh Việt Nam - cụ thể là Đài Tiếng nói Việt Nam mở rộng phạm vi phủ sóng, nâng cao chất lượng sóng phát thanh theo đúng quy hoạch và định hướng phát triển. Nhưng nói đến chất lượng phát thanh, không thể bỏ qua khâu sản xuất chương trình. Đây là công việc rất quan trọng phục vụ cho việc phát sóng, đưa thông tin của Đài Tiếng nói Việt Nam đến với mọi đối tượng trong phạm vi phủ sóng. Trong những năm gần đây, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa thiết bị và công nghệ vào khâu sản xuất chương trình: một người sử dụng đọc thẳng, phóng viên tự biên soạn và trực tiếp đưa chương trình nên phát sóng. Quy trình sản xuất mới này đã nâng cao tính năng động, kịp thời và hấp dẫn cho chương trình phát thanh. Hiện giờ Đài đã sử dụng hệ thống âm thanh X- Track để làm các chương trình âm nhạc và tin tức trên sóng FM có chất lượng cao. Đài cũng sử dụng hệ thống BASSYS và DCART trong trung tâm tin mới để tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và cập nhật; áp dụng ghi theo ghi kỹ thuật số cho phòng thu nhạc, dùng băng Digitạl Data và đĩa CD trong quá trình ghi, dàn dựng. Việc sử dụng công nghệ tin học trong quá trình biên tập âm thanh cũng không còn là điều mới mẻ. Từ năm 1995, việc dùng máy vi tính để biên tập âm thanh đã được áp dụng ở Cần Thơ. Đây là bước đầu để tiến tới việc sử dụng kĩ thuật số để biên tập các cuộc phỏng vấn và phóng sự tài liệu do các phóng viên thực hiện bằng máy ghi âm xách tay. Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã trang bị máy ghi âm cho một số ban biên tập, tiến hành nối mạng thông tin trong nội bộ từng ban biên tập và giữa các ban biên tập với trung tâm tin. Theo ông Kjell Ritzen chuyên gia đào tạo kỹ thuật dự án nâng cấp Đài phát thanh địa phương Việt nam thì “ Hiện nay, các đài phát thanh đang sử dụng máy vi tính để thu, biên tập và phát thanh trên toàn thế giới”. Ông cũng cho biết: “ Lĩnh vực phát thanh trên toàn thế giới hiện nay đang sử dụng máy vi tính sản xuất các chương trình phát sóng. Bạn có thể sử dụng máy vi tính làm công việc soạn thảo văn bản, nhưng một cách khác để tận dụng lợi thế máy vi tính là xử lý âm thanh, tức là bạn sử dụng máy tính trên hai phương diện, vừa là máy ghi âm chất lượng cao, vừa là máy dựng âm. Bạn có thể sử dụng máy ghi âm để thu, nghe, biên tập, hoà âm…”. Cũng chính vì những lợi ích trên và cũng là hướng tới mục tiêu hiện đại hoá ngành phát thanh Việt Nam trong phương hướng công tác năm 1998 của Đài Tiếng nói Việt nam đã đặt ra một kế hoạch: “Đầu tư đồng bộ mạng vi tính phục vụ cho công tác thu thập tin tức biên tập chương trình phát thanh, tiến tới nối mạng toàn đài hoà mạng quốc gia và đưa Tiếng nói Việt nam tham gia mạng Internet” Bên cạnh sự nở rộ của báo viết và báo hình, đến năm 1997 phát thanh việt Nam đã có bước nhảy vọt trong kỹ thuật, mở rộng phạm vi phủ sóng cho cả nước và các địa bàn quan trọng trên thế giới. Trong đó phải kể đến sự đóng góp của hai đài phát sóng khu vực mới: VN2 ở Nam Bộ và VN3 ở Bắc Bộ. Đài VN2 đặt ở Cần Thơ, được áp dụng công nghệ có tín hiệu tốt. VN2 được trang bị một máy phát sóng trung 2000KW, hệ angten 4 cột, chuyển hướng phát theo bất kỳ thời gian nào và bất kỳ hướng nào bằng phần mềm máy tính đã cài đặt sẵn. Cũng nhờ áp dụng công nghệ mới nên VN2 có thể điều khiển được từ xa. Ví dụ ta có thể điều khiển được phát sóng VN2 từ Hà Nội. Từ đài VN2 phát đi các chương trình thời sự chính trị và âm nhạc trên hệ thống I, chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội trên hệ thống II, chương trình tiếng Khơ-me cho đồng bào Khơ - me Nam Bộ và chương trình đài phát sóng tổng hợp cho người nghe ở các tỉnh đồng bào sông Cửu Long. Đài VN2 cũng phát sóng các chương trình tiếng Anh, Tiếng Pháp, tiếng Lào, Campuchia, Thái Lan… Đài VN2 cũng hoạt động tạo điều kiện cho việc tổ chức nhiều chương trình mới, phong phú, hấp dẫn cho phát thanh đối ngoại cũng như đối nội: đã nâng cao chất lượng sóng đối ngoại cho các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaixia, Singapore… Qua điều tra thính giả cho thấy chất lượng sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam sau khi đưa đài VN2 vào hoạt động tốt hơn nhiều so với trước đây… Điều này được minh chứng qua nhận xét của người nghe đài. Trong các thư gửi về Đài Tiếng nói Việt Nam đều có chung một nhận xét: Từ tháng 7/ 1997, sóng của đài Tiếng nói Việt Nam nghe rõ, không bị nhiễu. Một thính giả ở Singapo còn cho biết: “Ở Singapore nghe các sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam như ở Hà Nội”… Còn Đài VN3 ở Mỹ Văn - Hưng Yên được chính thức sử dụng từ ngày 15/ 11/ 1997. Việc Đài VN3 lên sóng ngay sau đài VN2, cùng với hệ thống các đài phát sóng hiện có là một sự cải thiện rõ rệt về phạm vi phủ sóng và chất lượng các dàn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, cùng với các đài phát sóng FM đã và đang đầu tư xây dựng, người dân trên lãnh thổ Việt Nam sẽ cùng một lúc được nghe tốt năm hệ thông phát thanh Việt Nam trên cả ba giải sóng trung, ngắn, và cực ngắn. Người nghe ở các nước khu vực Đông Nam Á, Châu Á… sẽ nghe tốt các chương trình phát thanh đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt nam bằng sóng trung. Đài VN3 được trang bị hai máy phát sóng trung công suất 500kw và 200kw chạy chung trên tháp angten định hướng, mỗi cột cao 191m so với đường phidơkin, đồng trục dài 1800m. Đài VN3 phục vụ người nghe ở các khu vực đông dân cư thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vùng trung du, miền núi phía Bắc và Nam, khu Bốn cũ, nghe tốt cả ngày lẫn đêm hai hệ chương trình phát thanh quốc gia là hệ thời sự- tin tức, âm nhạc và hệ các vấn đề kinh tế- văn hoá xã hội, văn học nghệ thuật. Với sự đầu tư, đổi mới kĩ thuật truyền dẫn tín hiệu qua các vệ tinh PALAPA, INTERPUTNICK, ASIA SAT, với việc đưa hai đài phát sóng nói trên vào khai thác, tổng công suất sóng phát thanh Việt Nam đã được nâng từ 2700KW nên đến 9466 KW đảm bảo chất lượng các làn sóng tiêngnói Việt Nam trên toàn bộ địa bàn châu Á, ở châu ÂU và Châu Mỹ cũng vậy: Tại Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch, Italia, Hunggari, Ba Lan… từ ngày 6/2/1988 từ 19h đến 22h 30 phút giờ địa phương đã nghe rất khoẻ, ổn định các chương trình Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và chương trình tiếng Việt cho đồng bào xa Tổ Quốc, được đánh gía tốt cả về nội dung và kĩ thuật. Cũng qua báo cáo kết quả thư thính giả của Ban biên tập đối ngoại 1997 sóng Tiếng nói Việt Nam đã phát tốt qua vùng Đông nước Mỹ. Chương trình “Âm nhạc và tin tức” đến cuối 1997 đã được phủ sóng ở 28 tỉnh thành trong cả nước trên sóng FM và phủ sóng 500 KW cho cả các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Việc phủ sóng chương trình âm nhạc và tin tức trên khắp lãnh thổ Việt nam lúc này trở thành yêu cầu không thể thiếu được đối với người nghe trong nứơc. Đặc biệt, chương trình “Đưa thông tin bằng sóng phát thanh cho người nghe ở vùng cao, miền núi biên giới hải đảo” đã thu được rất nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trên địa bàn rất rộng những vùng núi cao, hiểm trở như : Đồng Văn, Mèo Vạc ( HÀ Giang) Mường Khương, Than Uyên (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái), Mường Tè, Tủa Chùa ( Lai Châu) cho đến các hải đảo như: Côn Đảo, Phú Quốc có một số vùng trước đây không nghe được hoặc không nghe rõ Tiếng nói Việt Nam thì nay đã nghe rất rõ, tránh được điều bất lợi phải nghe đài nước ngoài, đài tôn giáo. Chưong trình này có ý nghĩa rất lớn bởi đây là địa bàn mà nhân dân còn nghèo, đời sống lạc hậu thiếu thốn thông tin vì trình độ văn hoá của nhân dân còn thấp để tiếp nhận thông tin qua sách báo: truyền hình thì còn có nơi chưa phủ sóng được, có nơi đã phủ sóng thì nhân dân không có tiền để mua máy thu hình, còn có những nơi chưa có điện . Vì vậy, đưa thông tin đến bằng sóng phát thanh là biện pháp tối ưu. Trong đài sóng phát thanh, người bạn gần gũi của nhân dân ở vùng cao đăng trên tạp chí của sóng phát thanh số 3/1996 của tác giả Thảo Minh- một thính giả ở Sơn La có viết: “Nhờ có hoạt động của các trạm truyền thanh mà bà con quê tôi đón nhận tin tức trong tỉnh, trong nước và tin tức quốc tế một cách kịp thời. Qua hệ thống phát thanh, truyền thanh và những chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước được triển khai nhanh xuống cơ sở. Bà con còn học tập được kinh nghiệm sản xuất, những tiến bộ của khoa học mới nhất để áp dụng làm theo”. Ở vùng quê Sơn La của Thảo Minh người dân “dù nên nương phát triển vườn đồi hay xuống ruộng đều mang theo chiếc đài để đựơc thường xuyên theo dõi tin tức”, và với họ những người dân vùng cao, vùng xa thì tiếng loa phát thanh luôn là người bạn thân thiết, gắn bó thuỷ chung” Để thực hiện chương trình “Đưa thông tin bằng sóng phát thanh đến cho phát thanh ở các vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo vùng xa xôi và vùng sâu nông thôn”. Ban chủ nhiệm chương trình dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc Đài Tiếng nói Việt nam không chỉ phối hợp với địa phương xây dựng nâng cấp các Đài, Trạm phát thanh mà còn thực hiện cấp phát radio cho các hộ nghèo, thậm chí đã có ý kiến xin sản xuất radio với giá thành rẻ nhưng đảm bảo chất lượng để phục vụ nhu cầu thông tin cho bà con ở những địa bàn trên. Làm tốt những mục tiêu trên, đài Tiếng nói Việt nam đã thực hiện một phần trong mục tiêu chiến lược đến năm 2000 và cũng là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta. Hiện giờ đã có các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số: ÊDÊ, Gia Rai, Bana, Hmong, Khơme, Tày, Nùng… các chương trình này rất được bà con quan tâm theo dõi có hiệu quả lớn trong việc đưa chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước cũng như kiến thức về kinh tế- xã hội đến với những vùng cao, xa xôi hẻo lánh đói thông tin. Sinh ra trong máu lửa cách mạng bắt đầu từ bàn tay trắng Tiếng nói Việt Nam đã chiến đấu, xây dựng trưởng thành cùng bao năm thăng trầm của đất nước. Phát huy thế mạnh của mình trong suốt 5, 6 năm qua, đài Tiếng nói Việt Nam đã làm trọn nhiệm vụ của một đài phát thanh quốc gia, trỏ thành công cụ sắc bén để đưa những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước vào thực hiện cuộc sống, trở thành chiếc cầu nối giữa Đảng và Nhân dân. Đứng trước những cơ hội lớn của thời đại mới - thời đại của khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, phát thanh hiện đại không thể tránh khỏi những thách thức to lớn. Có thể kể đến một số thách thức sau : Thách thức: - Đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình báo chí khác. Trong thời đại thế kỷ của khoa học công nghệ, thông tin đến với công chúng cũng đòi hỏi phải nhanh, nhạy và chính xác. Trước hết là báo in, với những ưu thế đặc biệt và nền tảng truyền thống luôn là 1 kênh thông tin quan trọng đặc biệt không thể thay thế đến với độc giả. Ngày càng có nhiều tờ báo với hình thức và nội dung phong phú vươn nên chiếm lĩnh thị trường thông tin, thu hút độc giả. Tất nhiên, sự phát triển của các loại hình báo chí cho thấy được 1 sức sống mới của nền báo chí Việt Nam và cũng là điểm đáng mừng của “bộ mặt mới trong nền báo chí”, các loại hình báo chí khác nhau nhưng đều có chung 1 nhiệm vụ, một sứ mệnh quan trọng nhất. Đó là cùng tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào, nhân dân cả nước… - Thứ hai là sự cạnh tranh của truyền hình. Với những ưu thế vượt trội của hình ảnh đã đem đến cho công chúng những thông tin quan trọng và bổ ích. Những năm qua, truyền hình phát triển với tốc độ vượt bậc, trở thành kênh thông tin đặc biệt quan trọng trong đời sống tịnh thần của công chúng. Sức mạnh ấy ngày càng được tăng cường bởi đội ngũ con người làm truyền hình và cơ sở vật chất kĩ thuật không ngừng được hoàn thiện đầu tư. Tiêu chuẩn quốc tế hoá các thiết bị trong lĩnh vực truyền hình đang đặt ra với đội ngũ làm truyền hình. Truyền hình Việt Nam trong vòng hơn 10 năm qua đã có những bước trưởng thành đáng kể về mọi mặt với sự đa dạng của 5 kênh VTV. - Thứ 3 là phải nói đến sự phát triển nhanh chóng của các loại hình báo chí khác mà ví dụ điển hình là báo mạng điện tử (Internet). Đây là loại hình báo chí phát triển với tốc độ đến chóng mặt và thông tin của nó được kết nối khắp hành tinh. Báo mạng đã trở thành một phương tiện truyền thông trong thời đại mới- thời đại của khoa học và công nghệ. Tính cập nhật thông tin nhanh express đã là một ưu thế vượt trội của Internet. Hơn nữa thông tin đến với công chúng nhanh chóng, giá thành ngày càng rẻ hoá đã là phương tiện truyền thông quan trọng. Ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào chỉ cần với một máy tính nối mạng bạn cũng dễ dàng truy nhập thông tin, biết mọi hoạt động thông tin, sự kiện kinh tế - chính trị - văn hoá đang diễn ra khắp thế giới. Xu thế phát triển của các loại hình báo chí trong tương lai sẽ là mô hình của các tập đoàn truyền thông. Phát thanh cũng phải theo mô hình và cơ chế tổ chức hiện đại như vậy. Sự cạnh tranh thông tin diễn ra về hình thức chúng ta ít nhận thấy, nhưng thực chất sự cạnh tranh này diễn ra ngày càng quyết liệt. Phát thanh nếu không muốn là một loại hình báo chí tụt hậu thì tất yếu phải luôn luôn chủ động đổi mới về mọi mặt. Ngân sách Nhà nước theo cơ chế ngày càng cắt giảm các khoản đầu tư, các đơn vị phát thanh Việt Nam từ trung ương tới địa phương sẽ dần phải tự hạch toán độc lập bài toán kinh tế.Với những ưu thê của mình phát thanh hiện đại sẽ vẫn là kênh thông tin không thể thiếu trong đời sống xã hội và không có loại hình truyền thông nào có thể thay thế. Nhưng ngược lại, đó không có nghĩa là phát thanh vẫn giữ mãi mô hình làm việc tổ chức các chương trình cũ. Nếu như vậy, sẽ chỉ làm khán giả ngày càng không quan tâm đến loại hình báo chí này. Như vậy, bài toán đặt ra cho phát thanh đó là luôn luôn chủ động đổi mới không ngừng vươn nên nắm bắt những cơ hội mới. Muốn vậy chúng ta có thể xét trên một số phương diện: Xu thế phát thanh hiện nay trên thế giới là chuyển dần sang từ phương thức sản xuất chương trình truyền thống sang phương thức hiện đại với sự hỗ trợ của máy tính biên tập âm thanh. Khi phát thanh trực tiếp được ưu tiên phát huy thế mạnh, thay vì việc hoàn thiện băng chương trình rồi phát lại, phóng viên đã trực tiếp ngồi trước máy và thể hiện những ý tưởng, suy nghĩ của mình, bình luận hoặc tường thuật lại các sự kiện của cuộc sống. Mô hình One Man Studio (radio Jockey) ngày càng chiếm ưu thế. Sử dụng chương trình là sự kết hợp hài hoà giữa phương tiện kĩ thuật Analog vào một kết cấu mới, thích ứng với kĩ thuật hiện đại. Sự phát triển của khoa học công nghệ sản xuất các chương trình đặc biệt sội động của thế kỷ XX. Người ta thường nhắc tới những khái niệm phòng thu không dùng băng ghi, phòng sản xuất chương trình ảo… Sự ra đời của hàng loạt phần mềm biên tập âm thanh, lưu trữ và chuyển tải âm thanh lên sóng đã làm thay đổi hoàn toàn công nghệ phát thanh. Dần dần công việc của phóng viên, biên tập viên được giản lược phần tra cứư, mượn băng tư liệu để trộn âm ở phòng sản xuất. Các phóng viên cũng dần thành thục với những bài không viêt trên giấy. Công nghệ phát thanh CAB: hệ thống phát thanh với sự hỗ trợ của máy tính đã thực sự phát huy tính ưu việt của mình trong khâu sản xuất. Trên thế giới hiện nay có nhiều hệ thông phát thanh CAB khác nhau và rất nhiều phần mềm thuận lợi cho người khai thác với các giao diện quen thuộc với người sử dụng. Hầu hết các phần mềm đều có các chức năng cở bản như ghi âm, biên tập âm thanh từ đơn giản đến phức tạp, lập chương trình phát sóng, biên tập tin… Trong những năm gần đây,cùng với sự phát trỉên của công nghệ thông tin, việc ứng dụng kĩ thuật số vào phát thanh ngày càng phổ biến. Ban đầu ứng dụng kĩ thuật số chỉ ở phạm vi các mạch điều khiển. Dần dần người ta số hóa cả phần phát thanh. Phát thanh kĩ thuật số cũng không con là thuật ngữ mới lạ. Hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại song song hai thiết bị điều khiển để sản xuất chương trình phát thanh là hệ kĩ thuật số Analog và hệ kỹ thuật Digital. Kỹ thuật Digital có nhiều điểm ưu việt hơn và có xu thế thay thế dần thế hệ Analog trong cả khâu biên tập, truỳên dẫn phát sóng và lưu trữ âm thanh. Đối với lưu trữ âm thanh, việc lưu trữ âm thanh bằng máy tính có nhiều ưu điểm hơn lưu trữ so với băng từ, chất lượng cũng tốt hơn không bị suy giảm theo thời gian, khả năng lưu trữ tốt hơn nên dễ tìm kiếm , truy nhập dữ liệu. Đặc biệt, khi hệ thống lưu trữ bằng máy tính được kết nối với Studio sẽ tạo ra cả một hệ thông đồng bộ về sản xuất, lưu trư âm thanh. Khu vực biên tập chương trình, hệ thống máy bao gồm: Máy tính cho các ban biên tập, máy tinh PC cho phóng viên, biên tập viên soạn thảo chương trình. Máy chủ để có thể làm chủ kho tư liệu đồng thời để các phóng viên, biên tập viên làm việc ở xa trung tâm có thể kết nối về xa trung tâm qua hệ thống điện thoại để truy cập tư liệu hoặc cung cấp tin bài Các máy tính được kết nối mạng LAN để tiện trao đổi tin bài, duyệt chương trình và tìm kiếm tư liệu. Mạng máy tính còn được kết nối sang các nguồn thông tin khác như TTXVN các radio, đầu thu vệ tinh để nhận các nguồn tin tư nước ngoài về hoặc nốí mạng quốc tế. Khu vực trung tâm âm thanh: Máy tính sẽ thay thế công nghệ âm thanh truyền thống ở trung tâm âm thanh sẽ không cần dùng nhiều băng cối, băng cassette… khi sản xuất các chương trình tin tức. Âm thanh sẽ được lưu trữ trong đĩa cứng của máy tính có bộ nhớ dung lượng lớn. Nhờ vậy chất lượng âm thanh được đảm bảo qua thời gian. Cách lưu trữ này cũng giúp cho có thể khai thác tối đa dữ liệu âm thanh. Cùng một tư liệu âm thanh có thẻ cùng nhiều người khai thác hoặc một người có thể ngay lập tức khai thác và sử dụng tư liệu. Khu vực giám sát chất lượng âm thanh Một máy tính làm nhiệm vụ giám sát chất lượng phát thanh với một máy chủ tại trung tâm kết nối với một máy tính làm nhiệm vụ kiểm thính âm thanh. Mạng này có thể tận dụng mạng điện thoại để đo đạc, truyền dẫn số liệu về trung tâm, giúp người quản lý về phát thnanh giám sát tình hình hoạt động của các máy phát trên toàn hệ thống. Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam đang sử dụng hệ thông truyền dẫn tín hiệu với kĩ thuật nén chuẩn MPEG với thông số kĩ thuật 1 giây âm thanh là 31,5 Kbyte. Đài tiếng nói Việt Nam cũng đang truỳên chương trình VOV News qua Internet với tốc độ 16 kbyte đến 32 kbyte. Với tốc độ này người ta có thể truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng với chất lượng âm thanh tốt hơn chất lượng thu qua sóng ngắn. Khi lựa chọn hệ thống CAB nào cần tham khảo và phân tích những hệ thống khác, chú trọng những tiêu chí như: tính năng của phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, đặc biệt là khả năng mở rộng hay khả năng tính mở của hệ thống. Ngoài ra, cần chú ý tới tính hiệu quả và phù hợp của hệ thống trong điều kiện cụ thể của đài. Đồng bộ trong hệ thống dẫn truyền hệ thống phát sóng. Chất lượng tuyên truyền trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam của mỗi bản tin, mỗi chương trình phát sóng là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều khâu, nhưng trong đó chủ yếu là sự kết hợp giữa nội dung với kĩ thuật mà chúng ta thường nói là giữa biên tập với kĩ thuật. Sản phẩm cuối cùng mà chúng ta đem đến cho công chúng là âm thanh do đó vấn đề kỹ thuật mà cụ thể là thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu thu thập thông tin, biên tập, dàn dựng sản xuất các chương trình kĩ thuật, quản lý các hoạt động phát thanh cần được quan tâm đầu tư nâng cấp, đổi mới nhằm đáp ứng công nghệ phát thanh một cách có hiệu quả và thiết thực. Khi thiết bị ở nhà biên tập kỹ thuật 41- 43 Bà Triệu chưa lắp đặt xong, việc sản xuất các chương trình phát sóng tập trung tại Trung tâm âm thanh làm cho cường độ và thời gian làm việc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư và phóng viện khá căng thẳng do thời lượng chương trình hàng ngày tăng lên nhiều so với thiết kế khi xây dựng công trình này. Đội ngũ cán bộ, kỹ thuật, biên tập, phóng viên đã khắc phục tình trạng này để đáp ứng yêu cầu mở rộng của đài. Trên lĩnh vực phủ sóng, từ năm 1997 sau khi đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng phát thanh hai công suất lớn là VN2 và VN3 hoàn thành đưa vào khai thác tăng cường thêm các máy phát sóng AM công suất nhỏ và các máy phát sóng FM ở một số địa phương, đồng thời thuê thêm các nước tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam vào một số địa bàn quan trọng của khu vực và trên thế giới. Diện tích phủ sóng và chất lượng sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Cùng với những kết quả và thành công bước đầu trong đầu tư đổi mới thiết bị, mối quan hệ hợp tác trong công việc của biên tập và kỹ thuật ngày càng chặt chẽ. Khi dây chuyền theo công nghệ mới được lắp đặt đưa vào khai thác ở 41- 43 Bà Triệu sẽ khó cớ thể tìm thấy khoảng cách hoặc sự tách rời từng công đoạn trong biên tập nội dung với kĩ thuật điện tử trong quá trình sản xuất chương trình phát thanh. Từ năm 1994 đến nay, Đảng và Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt lớn đầu tư cho sự nghiệp phát thanh. Các nghị quyết của Đảng, của quốc hội đều đưa ra những chỉ tiêu chủ yếu cho sóng địa bàn lãnh thổ, theo dân cư, số hộ dân có phương tiện nghe đài và nghe tốt Tiếng nói Việt Nam. Cùng với các công trình kỹ thuật lớn, Nhà biên tập kỹ thuật 41- 43 Bà Triệu được trang bị công nghệ sản xuất chương trình phát thanh hiện đại. Nhờ chủ trương đúng đắn trong đầu tư kĩ thuật một cách có hệ thống, bám sát nhu cầu của sự phát triển và đổi mới công nghệ phát thanh trên thế giới nên chúng ta đã thành công trong đầu tư kĩ thuật mới và nhất là đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ sức quản lý, khai thác có hiệu quả các phương tiện công nghệ hiện đại. Và tới đây, với hệ thống thiết bị theo công nghệ mới, phóng viên, biên tập viên có phương tiện và điều kiện tham gia nhiều hơn vào các quá trình, sản xuất các chương trình phát thanh. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực phát thanh. Yếu tố con người Thực tế hoạt động của phát thanh cũng cho thấy nếu chỉ có một tác phẩm tốt, nội dung chương trình có kết cấu hợp lý mà thiếu đi vai trò quan trọng của đạo diễn, người dẫn chương trình hấp dẫn, hiểu tâm lý đối tượng họăc thiếu đi vai trò của phóng viên, biên tập viên, vai trò của kỹ thuật viên… thì nội dung có thể trượt đi sự quan tâm chú ý của người nghe. Thông thường để thực hiện một chương trình phát thanh cần có vai trò của năm thành viên là đạo diễn, biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên và kỹ thuật viên. Trước hết là vai trò của đạo diễn chương trình phát thanh. Đây là người quản lý nhóm làm việc, từ hoạch định kế hoạch tuyên truyền,xác định chủ đề, mục tiêu của chương trình. Đạo điên là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng của chương trình cần tiến hành, là người kiểm tra sóng thường xuyên để nâng cao chất lượng trình bày trên sóng; là người nắm băt và khuyến khích sự sáng tạo của các thành viên trong nhóm làm việc; nên lịch làm việc cho phóng viên, phát thanh viên, giám sát chương trình. Với lĩnh vực chuyên môn, phạm vi phản ánh đối tượng phục vụ riêng biệt đòi hỏi mỗi chương trình phát thanh cần xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên sao cho phù hợp, phóng viên đòi hỏi tính nhanh nhạy, cớ động tốt thực hiện tốt các thể loại… Phóng viên chuyên đề chuyên mục ngoài việc đáp ứng tính thời sự ở mức cần thiết còn có chuyên môn sâu trong lĩnh vực mình đảm trách. Phóng viên ngoài việc viết thu thanh và tư liệu, họ còn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất các chương trình phát thanh. Một phóng sự, tường thuật trực tiếp tại hiện trường, phóng viên kiêm cả vai trò của người biên tập, dẫn dắt, một thông tin thu thanh hoặc phỏng vấn, một cuộc tọa đàm tại phòng thu… Với sự góp mặt của phóng viên sẽ hấp dẫn và sẽ có thuyết phục hơn nhiều. Sức hấp dẫn của lời nói phóng viên thể hiện ở việc họ là người trực tiếp chứng kiến sự kiện, là người quan sát, lựa chọn chi tiết, thẩm định chi tiết và tái hiện hiện thực bức tranh toàn cảnh, giúp người nghe hình dung tương đối đầy đủ về sự kiện Một trong những đặc điểm của thính giả là họ có thể tắt máy thu thanh bất cứ lúc nào hoặc chú ý đến việc khác mà bỏ qua các chương trình phát thanh. Nghiên cứu về tâm lý tiếp nhận cho thấy, thính giả thường chú ý nghe đoạn đầu của chương trình phát thanh để xác định đề tài xem có đáng quan tâm hay không? Chính vậy biên tập chương trình là khâu quan trọng. Với các biên tập viên, dù được phân công phụ trách biên tập phần chương trình nào thì nhiệm vụ cụ thể của họ đều là khai thác tổ chức tài liệu, biên tập nội dung, chịu trách nhiệm bản thảo, viết lời giới thiệu và cùng thực hiện chương trình phát thanh, nhiều khi với vai trò của ngưòi dẫn dắt chương trình. Ở dạng chương trình phát thanh phaỉ theo quy trình sản xuất dàn dựng tại Studio, vai trò của người dẫn chương trình đôi khi không được chú ý. Với những chương trình phát thanh trực tiếp, đặc biệt là vai trò của người có tính tổng hợp thì vai trò này đặc biệt quan trọng. Người dẫn chương trình phải hội tủ đủ năng lực của người biên tập viên và phát thanh viên. Họ cần phải biết lựa chọn, biên tập, sửa chữa…Họ cũng có khả năng chuyển tải thông tin và tạo hấp dẫn qua giọng nói. Họ cũng cần trình bày chương trình bằng chính sự nhiệt tình của mình để thu hút sự quan tâm của công chúng. Để đáp ứng nhu cầu đó, người dẫn cần nắm vững sự kiện, hoà chung với không khí, hơi thở của cuộc sống. Kỹ thuật viên là bộ phận không thể tiếp xúc trực tiếp với thính giả nhưng chất lượng buổi phát thanh được quy định một phần ở khâu kỹ thuật dàn dựng và phát sóng. Kỹ thuật viên là ngưòi tiếp nhận, trao đổi thông tin và thể hiện ý đồ của đạo diễn nhằm truyền đi những tín hiệu âm thanh chất lượng cao, giúp thính giả thu được thông tin đầy đủ. Vai trò của đạo diễn: Để làm một chương trình phát thanh trực tiếp đảm bảo chất lượng nội dung và yêu cầu kỷ luật công việc, cần có đạo diễn chỉ đạo hoạt động cho cả kíp thực hiện chương trình như người nhạc trưởng chỉ huy cả dàn nhạc cùng lúc hoà tấu lên một tác phẩm âm nhạc Đạo diễn là người nắm vững ý tưởng chỉ đạo của cơ quan ngôn luận trong từng giai đoạn cụ thể và nội dung cơ bản cần nắm tuyên truyền trong từng thời điểm. Qua đó sẽ đề ra mục tiêu phân công sắp xếp công việc hợp lý cho phóng viên, biên tập thực hiện từng phần công việc của một chương trình phát thanh Từ nội dung chỉ đạo công việc, đạo diễn là người tập hợp, sắp xếp và chọn lựa tin bài theo ý tưởng phù hợp và lập chương trình chi tiết hay kịch bản chương trình bao gồm cả nội dung thông tin quan trọng và cả phần âm nhạc. Số lượng người tham gia chương trình và các phần công việc cụ thể sẽ do đạo diễn quyết định và phận chia rõ ràng. Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa người dẫn chương trình, phát thanh viên và kỹ thuật viên, hoặc khách mời phòng thu. Điều này cực kỳ quan trọng trong phát thanh trực tiếp. Người chịu trách nhiệm trực tiếp về sự thành công hay thất bại của chương trình là đạo diễn. Là người tổng quan chung về mọi mặt hoạt động trên hiện trường cũng như trong studio đảm bảo cho chương trình thông suốt, không xảy ra sự cố đáng tiếc. Sự kết hợp chặt chẽ giữa Biên tập viên, phát thanh viên, người dẫn chương trình và kỹ thuật viên dưới sự chỉ đạo của Đạo diễn. Tuỳ thuộc vào sự phân công mà biên tập viên sẽ đảm nhiệm việc biên tập tìn bài sở trường và trình bày trực tiếp để lên sóng. Phát thanh viên trong chương trình phát thanh trực tiếp thường là biên tập viên để thông tin được truyền tải một cách chủ động, chính xác từ người biên tập,phóng viên biên tập viên tiếp xúc với các nguồn tin và đã có một quá trình tiếp nhận thông tin từ trước, dẫn đến việc thông báo bằng cách nói trước máy có hồn hơn, chủ động hơn về diễn biến sự kiện và trạng thái tình cảm, thái độ của phóng viên biên tập viên trước đó sự kiện. Qua đó người nói diễn giải rõ rệt, sinh động chân thực và hấp dẫn thông tin, thôỉ hơi thở thực tế vào những con chữ. Họ là người trực tiếp chứng kiến sự kiện và những gì họ nói ra sẽ thu hút thính giả bằng tính thực tế sống động, chân thực muôn màu muôn vẻ lấy từ cuộc sống thực tế. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 31.doc
Tài liệu liên quan