Tiểu luận Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam

Theo tôi đây là một phong tục tốt đẹp của con người. Chỉ có con người mới biết thể hiện lòng biết ơn của mình với tổ tiên bằng hành động thờ cúng. Về thời gian xuất hiện tục thờ cúng: Không có tài liệu nào ghi chính xác tục thờ cúng của người Việt Nam xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết rằng: nó đã có từ rất lâu. Các nhà Sử học cho rằng tục thờ cúng có từ thời vua Hùng Vương. Như vậy là tục thờ cúng đã có từ lâu. Và ngày nay người ta vẫn thờ vua Hùng - được coi là ông tổ của Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên là việc làm để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã khuất. Tục Thờ cúng tổ tiên diễn ra ở đâu? Người Việt Nam chỉ Thờ cúng tổ tiên ở nhà. Người Việt Nam chuẩn bị đồ ăn rồi cúng tổ tiên ngay tại nhà, trên bàn thờ nhà mình. Bàn thờ là nơi đặt đồ cúng lễ và hương nhang. Bàn thờ của người Việt Nam ngày xưa thường được đặt trong một gian phòng riêng, là nơi chuyên dành để thờ cúng tổ tiên. Nhưng ngày nay vì đất ngày càng ít nên không có chỗ riêng dành cho việc thờ cúng. Vì vậy, bàn thờ thường đặt cùng với các phòng khác như phòng khách, phòng ngủ. Bàn thờ của người Việt Nam thường để ở đó quanh năm và cứ vào các ngày lễ tết, người ta lại quét dọn bàn thờ sạch sẽ. Trong mỗi gia đình người Việt Nam thường có bàn thờ tổ tiên, họ tin rằng vong hồn người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ. Qua việc thờ cúng tổ tiên, giới vô hình và giới hữu hình như có một sự liên lạc mật thiết. Chính vì vậy, người Việt rất coi trong việc thờ cúng tổ tiên, họ coi việc cúng lễ là cần thiết và là công việc không thể thiếu. 1. Cúng lễ: Người ta tin rằng vong hồn người đã khuất thường luôn ngự trị trên bàn thờ để gần gũi con cháu. Thế nên gia chủ thường thắp hương khấn Gia tiên, để xin tổ tiên phù hộ cho tất cả các công việc muốn làm. 2. Nghi thức cáo Gia tiên. Gia trưởng là người làm chủ mọi lễ nghi trong gia đình. Trước khi cúng lễ bao giờ người ta cũng sắp lễ. Đồ lễ thường có trầu cau, chén rượu, hoa quả, vàng hương Trong ngày giỗ, khi gia trưởng lễ xong, các anh em trong gia đình lần lượt tới bàn thờ lễ bốn lễ rưỡi. Lễ tạ là để tạ ơn Gia tiên đã chứng giám cho lòng thành của con cháu. Các gia chủ tuỳ theo tâm thành ước vọng cầu khẩn của từng gia chủ mà xin tổ tiên phù hộ. 3. Cúng giỗ: Cúng giỗ thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thuỷ chung thương tiếc của người đã sốg với người đã mất. *Giỗ đầu: Là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người chết một năm. Vào ngày giỗ đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, con cháu vận tang phục. Khi tế lễ cũng khóc như ngày đưa ma Người ta thường mua sắm rất nhiều đồ vàng mã, giấy, áo quần, nhà cửa và cả hình nhân *Giỗ hết: Là ngày giỗ sau khi người chết qua đời 2 năm. Ngày giỗ hết thường làm linh đình hơn ngày giỗ đầu và người ta thường đốt vàng mã ngay ở mộ người đã chết.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ --------------- TIỂU LUẬN PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM Theo tôi đây là một phong tục tốt đẹp của con người. Chỉ có con người mới biết thể hiện lòng biết ơn của mình với tổ tiên bằng hành động thờ cúng. Về thời gian xuất hiện tục thờ cúng: Không có tài liệu nào ghi chính xác tục thờ cúng của người Việt Nam xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết rằng: nó đã có từ rất lâu. Các nhà Sử học cho rằng tục thờ cúng có từ thời vua Hùng Vương. Như vậy là tục thờ cúng đã có từ lâu. Và ngày nay người ta vẫn thờ vua Hùng - được coi là ông tổ của Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên là việc làm để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ… đã khuất. Tục Thờ cúng tổ tiên diễn ra ở đâu? Người Việt Nam chỉ Thờ cúng tổ tiên ở nhà. Người Việt Nam chuẩn bị đồ ăn rồi cúng tổ tiên ngay tại nhà, trên bàn thờ nhà mình. Bàn thờ là nơi đặt đồ cúng lễ và hương nhang. Bàn thờ của người Việt Nam ngày xưa thường được đặt trong một gian phòng riêng, là nơi chuyên dành để thờ cúng tổ tiên. Nhưng ngày nay vì đất ngày càng ít nên không có chỗ riêng dành cho việc thờ cúng. Vì vậy, bàn thờ thường đặt cùng với các phòng khác như phòng khách, phòng ngủ. Bàn thờ của người Việt Nam thường để ở đó quanh năm và cứ vào các ngày lễ tết, người ta lại quét dọn bàn thờ sạch sẽ. Trong mỗi gia đình người Việt Nam thường có bàn thờ tổ tiên, họ tin rằng vong hồn người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ. Qua việc thờ cúng tổ tiên, giới vô hình và giới hữu hình như có một sự liên lạc mật thiết. Chính vì vậy, người Việt rất coi trong việc thờ cúng tổ tiên, họ coi việc cúng lễ là cần thiết và là công việc không thể thiếu. 1. Cúng lễ: Người ta tin rằng vong hồn người đã khuất thường luôn ngự trị trên bàn thờ để gần gũi con cháu. Thế nên gia chủ thường thắp hương khấn Gia tiên, để xin tổ tiên phù hộ cho tất cả các công việc muốn làm. 2. Nghi thức cáo Gia tiên. Gia trưởng là người làm chủ mọi lễ nghi trong gia đình. Trước khi cúng lễ bao giờ người ta cũng sắp lễ. Đồ lễ thường có trầu cau, chén rượu, hoa quả, vàng hương… Trong ngày giỗ, khi gia trưởng lễ xong, các anh em trong gia đình lần lượt tới bàn thờ lễ bốn lễ rưỡi. Lễ tạ là để tạ ơn Gia tiên đã chứng giám cho lòng thành của con cháu. Các gia chủ tuỳ theo tâm thành ước vọng cầu khẩn của từng gia chủ mà xin tổ tiên phù hộ. 3. Cúng giỗ: Cúng giỗ thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thuỷ chung thương tiếc của người đã sốg với người đã mất. *Giỗ đầu: Là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người chết một năm. Vào ngày giỗ đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, con cháu vận tang phục. Khi tế lễ cũng khóc như ngày đưa ma… Người ta thường mua sắm rất nhiều đồ vàng mã, giấy, áo quần, nhà cửa và cả hình nhân… *Giỗ hết: Là ngày giỗ sau khi người chết qua đời 2 năm. Ngày giỗ hết thường làm linh đình hơn ngày giỗ đầu và người ta thường đốt vàng mã ngay ở mộ người đã chết. Sau ngày giỗ này, người nhà chọn một ngày tốt nhất để làm lễ bỏ tang, người ta đem bỏ hết áo quần tang, gậy trống, mũ rơm… khăn xô. Sau giỗ hết… người đang sống trở lại cuộc sống thường nhất… tham gia tổ chức hội hè đình đám không phải kiêng tang. *Giỗ thường: Là ngày giỗ người chết từ năm thứ 3 trở đi, đến hết năm đời. 4. Gửi giỗ: Là vào ngày giỗ người chết mà người nhà, hoặc con cháu không về được, thường con cháu hay gửi giỗ bằng tiền, hoặc bằng đồ lễ có giá trị: gạo, con lơn… con gà, cân hoa quả… bó hoa và vàng hương. 5. Thờ vọng: Những con cháu ở xa quê, ít có điều kiện để về quê vào dịp giỗ tết, họ lập bàn thờ vọng để thờ ông bà, cha mẹ tổ tiên. Trước khi lập bàn thờ vọng, phải về quê báo cáo lại tổ tiên tại bàn thờ chính rồi xin phép chuyển bát hươg phụ hoặc một vài chân hương đến bàn thờ vọng. 6. Ngày tiên thường: Là ngày hôm trước của ngày giỗ, vào ngày tiên thường, bàn thờ được dọn dẹp lau chùi sạch sẽ để cúng. Mọi người gửi giỗ vào ngày tiên thường và chuẩn bị làm giỗ vào ngày hôm sau. 7. Ngày giỗ chính: Là ngày mất của người được giỗ, trong cỗ cúng giỗ là nhất định phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc, tuỳ theo từng gia đình mà việc cúng giỗ có sự khác nhau, nhà giàu thì mời khách khứa đến đông làm cỗ to, nhiều… nhà nghèo thi có khi chỉ có chén nước, nén hương, bát cơm, quả trứng, đĩa muỗi. Nhớ đến ngày giỗ của tổ tiên, ông bà là quan trọng thể hiện lòng thành với người đã chết, chứ không quan trọng là làm giỗ to hay giỗ nhỏ. 8. Hoá vàng: Là đem hết những vàng giấy, vàng mã mà con cháu dâng cúng. Vàng mã đã hoá xong thì không cần tiếp tục thắm hương, đèn trên bàn thờ nữa. 9. Săn sóc mộ phần: Trước ngày tết và ngày giỗ hàng năm, con cháu đi viếng mộ tổ tiên để nhổ các cây dại mọc ở phần mộ và sửa sang lại mộ. Người Việt Nam thường thờ cúng tổ tiên 5 đời trở lại, tuy nhiên người đầu tiên gọi là thuỷ tổ thì được mọi gia đình trong dòng nhọ thờ cúng. Ngày cúng lễ, nhiều gia đình thường tụ họp lại để cùng tổ chức. Tuy nhiên ngày nay do không có thời gian nên người ta thường làm lễ riêng trong từng gia đình và đồ cúng lễ đơn giản hơn. Thờ cúng tổ tiên là một phong tục đẹp. Nó không phải sự mê tín dị đoan mà là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Ngày nay dù cuộc sống bận rộn nhưng người ta vẫn không quên được phong tục đó. Nó là giá trị tinh thần quý báu và theo em nhờ phong tục này những người sống cũng có quan hệ gần gũi với nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Ngoài những nghi lễ trên Việt Nam còn có phong tục tảo mộ. Tảo mộ thường diễn ra vào mùa xuân. Con cháu thường đi ra mộ người đã mất, cắt cỏ, dọn dẹp mộ sạch sẽ. Vì họ nghĩ rằng làm như thế những người đã khuất sẽ có một nơi ở thoáng mát, sạch sẽ dù là ở dưới âm phủ. Phong tục này thể hiện người còn sống luôn luôn nhớ về người đã mất. Như vậy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang đầy đủ những chức năng của tín ngưỡng dân gian như: đền bù hư ảo, giáo dục định hướng giá trị, xác định chuẩn mực ứng xử của con người, giao tiếp, bảo đảm tính kế tục lịch sử tổ chức xã hội, điều chỉnh mối quan hệ cộng đồng…Những chức năng này phù hợp với những chức năng mà các nhà xã hội học đã đặt ra và coi đó là đối tượng nghiên cứu của xã hội học tôn giáo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (22).doc