Tiểu luận Quan hệ thương mại Việt Nam - UAE ( các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất)

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ UAE 1.1- Điều kiện tự nhiên và dân số 1.1.1- Vị trí địa lý và địa hình Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) nằm ở trung tâm của vịnh Ả Rập, giữa 22o, 26o, 30o vĩ Bắc và 51o, 56o, 30o kinh Đông. Phía Bắc của đất nước được bao bọc bởi vịnh Ả Rập, phía Nam giáp Qatar và vương quốc Ả Rập Xê-út, phía Tây giáp Oman và vương quốc Ả Rập Xê-út, phía Đông giáp vịnh Oman. Với tổng diện tích 82.880 km2, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất gồm nhiều đảo lớn, nhỏ chiếm diện tích 5.900 km2. Thủ đô Abu Dhabi là vùng rộng lớn nhất của UAE, chiếm 87% tổng diện tích. Dubai với diện tích 3.885 km2 là lãnh địa Emir lớn thứ hai chiếm 5% diện tích, còn lại Sharjah 3,3%, Ajman 0,3%, Umm Al Quwain 1%, Ras Al Khaimah 2,2% và lãnh địa Fujairah chiếm 1,5%. Dubai là trung tâm kinh tế và hải cảng quan trọng nhất của UAE. UAE có 700 km đường biển, trong đó 100 km thuộc vịnh Oman. 1.1.2- Tài nguyên thiên nhiên UAE là một đất nước giàu tài nguyên với trữ lượng dầu lửa đứng hàng thứ ba thế giới (sau Ả Rập Xê-út và Iraq), trữ lượng dầu khí đứng hạng năm trên thế giới. Ngày 6/6/1966, lần đầu tiên Công ty Xăng dầu Dubai phát hiện có dầu mỏ ở Fateh, ngoài khơi bờ biển Dubai cách đất liền 58 dặm. Lợi nhuận thu được từ dầu mỏ được sử dụng để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. Tuy nhiên, UAE có trữ lượng dầu lớn nhất và do đó thịnh vượng nhất là Abu Dhabi với 95% trữ lượng toàn liên bang. Luận văn gổm 4 chương và 43 trang hoàn chỉnh Quan hệ thương mại Việt Nam - UAE ( các tiểu vưoơg quốc Ả rập thống nhất)

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan hệ thương mại Việt Nam - UAE ( các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quốc Abu Dhabi và Dubai. Từ năm 1850 đến khi UAE được thống nhất vào 1971, chính quyền thực dân Anh duy trì ảnh hưởng ở khu vực này. Mỗi tiểu vương đều kí một hiệp ước riêng với Anh và thuộc quyền cai trị của một tộc trưởng Hồi giáo là người của một trong các bộ tộc có ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực. Ví dụ, bộ tộc Al Bu Falah của tổng thống UAE đương nhiệm, Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan, là một nhánh của bộ tộc Bani Yas (danh hiệu Sheikh chỉ người trong hoàng tộc một cách tôn kính). Sau khi người Anh rút khỏi khu vực, Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan của Abu Dhabi và Sheikh Rashid bin Saeed Al Maktoum, tiểu vương quốc đã quá cố của Dubai, đứng ra thống nhất các lãnh địa độc lập riêng lẻ thành một liên bang duy nhất, thành lập nên UAE vào năm 1971. Trong gần 30 năm, tận dụng tối đa được nguồn lợi tức từ việc khai thác dầu và các nguồn tự nhiên khác cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của H.H Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan, UAE đã có những tiến bộ đáng kể trên tất cả các mặt. Những bước tiến vượt bậc trong nền kinh tế đã biến vùng đất nghèo nàn, lạc hậu trước đây thành một đất nước có nền kinh tế phát triển, công nghiệp và cơ sở hạ tầng phồn thịnh. 1.2.2- Ngôn ngữ Ngôn ngữ chính thức ở UAE là tiếng Ả Rập. Ngoài ra, tiếng Persian, tiếng Anh, Hindu, Urdu cũng được sử dụng ở đây. Đặc biệt, các quan chức chính quyền đều có khả năng sử dụng tiếng Anh. Tiếng Anh được dùng rộng rãi và trở thành ngôn ngữ chủ yếu trong kinh doanh. Hầu như các biển hiệu quảng cáo trên các đường phố của Dubai đều được ghi bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập. 1.2.3- Tiền tệ Đơn vị tiền tệ ở Dubai là đồng Dirham UAE (Dh) hay đồng Dirham tiểu vương quốc Ả Rập thống Emirati dirham (AED) – đây là cách gọi trên thị trường quốc tế. Một dirham được chia thành các đơn vị nhỏ hơn là fil, 1 dirham = 100 fil. Tiền giấy được phát hành theo các mệnh giá 5, 10, 20, 50, 100, 200, 500 và 1.000 dirham. Tiền xu có các mệnh giá 25, 50 fil và 1 dirham. Giá trị của đồng dirham được cố định theo đồng đôla Mỹ. Tỷ giá trung bình của ngân hàng trung ương: 3,6725 (từ năm 1988); 3,6711 (1997); 3,6710 (1995-1996). 1.2.4- Cơ cấu tổ chức chính quyền UAE có hệ thống chính trị theo mô hình liên bang. Hiến pháp UAE hợp nhất 7 tiểu vương quốc và quy định cơ cấu của Chính phủ Liên bang UAE. Mỗi tiểu vương quốc vẫn duy trì quyền lực chính trị, pháp lý của mình trừ khi Hiến pháp Lâm thời quy định ngược lại hoặc có các hiệp định đồng ý trao quyền đó cho Chính phủ Liên bang. Tuy nhiên, Chính phủ Liên bang vẫn nắm giữ quyền hạn riêng trong một số lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, y tế và giáo dục trong khi mỗi tiểu vương quốc lại có quyền hạn riêng về một số vấn đề trong đó có các vấn đề liên quan đến công việc của chính quyền địa phương và tài nguyên quốc gia. Mặc dù Hiến pháp Lâm thời cho phép mỗi tiểu vương quốc có cơ quan lập pháp và hội đồng bộ trưởng độc lập với các đơn vị tương ứng của Chính phủ Liên bang nhưng không tiểu vương quốc nào làm như vậy. Thay vào đó, công việc nội bộ của mỗi tiểu vương quốc được điều hành bởi một cơ quan chính quyền địa phương do một vị chủ tịch hay tổng giám đốc đứng đầu. Công dân UAE không có quyền bầu cử. 1.2.5- Chế độ chính trị UAE theo chế độ quân chủ lập hiến. Các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động ở các tiểu vương quốc, dân bản xứ được hưởng nhiều quyền ưu đãi đặc biệt trên mọi lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và thương mại. Tuy có nhiều quan hệ kinh tế với phương tây, UAE vẫn duy trì được tinh thần độc lập dân tộc và tự hào là nước A Rập đầu tiên không bán cho Mỹ trong chiến tranh Trung Đông tháng 10-1973. 1.2.6- Quan hệ đối ngoại Là nước nhỏ, UAE chủ trương quan hệ rộng rãi với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng. Gần đây, quan hệ giữa UAE và Iran lại trở nên căng thẳng do vấn đề tranh chấp 3 hòn đảo (Tomb lớn, Tomb nhỏ, Abu Musa). Ba đảo này nằm gần eo biển Hormuz, nơi có vị trí chiến lược rất quan trọng về quân sự, giao lưu hàng hải và nguồn tài nguyên phong phú, nhất là dầu lửa. Hai bên đã tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề tranh chấp, nhưng đến nay vẫn chưa đạt kết quả. 1.3- Khái quát tình hình kinh tế Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất có một nền kinh tế mở cửa với thu nhập bình quân đầu người cao và thặng dư thương mại hàng năm lớn. Tuy vậy, quyền lực chính trị và kinh tế ở mức độ cao thuộc về các tiểu vương quốc nói riêng. Theo luật pháp của UAE, mỗi người đứng đầu một tiểu vương quốc đều có quyền kiểm soát đối với tài nguyên thiên nhiên gồm dầu, trong phạm vi tiểu vương quốc của mình và quản lý các hoạt động thương mại. Do có trữ lượng hydrocarbon và doanh thu không được phân phối công bằng, sức mạnh kinh tế, chính trị ở mức độ phát triển kinh tế giữa 7 vương quốc không tương đồng. Abu Dhabi, trung tâm thương mại lớn thứ hai và nhà sản xuất dầu lớn nhất, là tiểu vương quốc giàu có và thịnh vượng nhất, sau đó là Dubai, trung tâm thương mại của liên bang và khu vực sản xuất dầu lớn thứ hai. Các tiẻu vương quốc khác, do ít hoặc không có dầu dự trữ, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn trợ cấp tài chính của Liên bang. Địa hình của UAE chủ yếu là sa mạc, núi non cằn cỗi và bãi cát. Trước khi khai thác các quặng dầu, đầu những năm 1960, UAE có một nền kinh tế bình thường gồm các ngành đánh cá, trồng chà là, động vật sống, thương mại quy mô nhỏ khai thác ngọc trai. Hiện nay, UAE là một đất nước giàu có, có tầm quan trọng về kinh tế đối với toàn cầu. Trong năm 2003, GDP của UAE tăng 12,4%, đạt xấp xỉ 79,7 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đã vượt mức 20.000 USD. Những thay đổi trong thu nhập quốc dân đã làm cho các cấp chính quyền phải tìm kiếm các giải pháp nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, đặc biệt ở Dubai, nơi dự trữ dầu đang giảm dần. Những nỗ lực đa dạng hóa đã đạt được những thành công đáng kể. Chi tiêu chính phủ cho dự trữ dầu trong quá khứ, hiện tại và tương lai cùng với quá trình đầu tư nước ngoài chuyển từ doanh thu dầu, đã tạo ra động cơ phát triển cho nền kinh tế. Do giá dầu cao ổn định trong những năm gần đây (năm 2003, giá dầu thô đạt mức trung bình 28,11 USD/thùng), GDP của UAE liên tục tăng trưởng. Năm 2003, lĩnh vực dầu của nền kinh tế chiếm khoảng 40% GDP, chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu và 90% doanh thu tài chính của chính phủ. Những con số này cho thấy mặc dù đa dạng hóa diễn ra mau lẹ nhưng UAE vẫn phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ. UAE là nền kinh tế lớn thứ hai trong Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC)1, vẫn có khả năng tài chính tốt hơn các nước láng giềng. Nói chung, chính phủ không trì hoãn thanh toán cho các hợp đồng và vay từ các ngân hàng thương mại nước ngoài để trả nợ như hầu hết các nước láng giềng. Sự mở rộng ngân sách năm 2001 một cách khiêm tốn của UAE vẫn có một hệ thống phúc lợi xã hội lớn cho người chết mang quốc tịch UAE, gồm có trợ cấp lớn, cho vay và các dịch vụ miễn phí. Hầu hết người mang quốc tịch UAE có việc làm đều làm việc cho liên bang hoặc chính phủ của các tiểu vương quốc. Chính phủ cũng cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho người nước ngoài, số người này chiếm khoảng 85% dân số và 93% lực lượng lao động. Tỉ lệ thất nghiệp của UAE dường như rất ổn định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý tỷ lệ thất nghiệp của người mang quốc tịch UAE có thể là một vấn để cần giải quyết trong tương lai. 1.3.1- Các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng cao 1.3.1.1- Lĩnh vực dầu lửa UAE có khoảng 98 tỷ thùng dầu dự trữ, hoặc 9,8% tổng lượng dầu dự trữ trên toàn thế giới, và 5,8 tỷ m3 khí đốt dự trữ, xấp xỉ 4,6% tổng lượng dầu dự trữ trên toàn thế giới. Vì thế UAE là nước có nguồn dự trữ khí đốt lớn thứ tư trên thế giới sau Nga, Iran, Qatar. Sản lượng dầu của UAE hiện nay là 2,3 triêuh thùng/ ngày. Hiện nay, ước tính khu vực kinh tế dầu khí chiếm 20% GDP của UAE. Theo quota từ 1/11/2003, UAE được OPEC cho phép sản xuất 2,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, trong đó hơn nửa là để xuất khẩu, phần non nửa còn lại được sản xuất xăng dầu qua các Nhà máy lọc dầu trong nước. 1.3.1.2- Lĩnh vực phi dầu lửa Các ngành công nghiệp phi dầu lửa tại UAE chủ yếu gồm xây dựng, luyện kim, hóa chất và nhựa, kim loại và thiết bị nặng, dệt may và chế biến thực phẩm. Nền sản xuất UAE đang ở trong giai đoạn tái cơ cấu nhằm phù hợp với các điều kiện của WTO có hiệu lực từ 2005 mà UAE là một thành viên theo hướng tìm kiếm thị trường mới và tăng cường xuất khẩu. Lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng 3,9% năm 2000. Những con số này gồm cả đầu tư của chính phủ vào điện nước và cơ sở hạ tầng, phát triển của ngành dịch vụ tài chính và cầu mạnh của tái xuất. Lĩnh vực phi dầu lửa trong nền kinh tế của UAE đóng góp nhiều gấp 2 lần mức đóng góp trực tiếp của lĩnh vực dầu lửa vào GDP và điều này đã giúp đất nước tránh khỏi những tác động xấu của giá dầu không ổn định. Năm 2003, tỷ trọng của các ngành đóng góp lớn nhất sau dầu khí (40%) theo thứ tự giảm dần, lần lượt là chế tạo (11%), thương mại bán buôn và bán lẻ (10%), dịch vụ chính phủ (10%), thương mại (8%). 1.3.1.3- Lĩnh vực nông nghiệp Khu vực nông nghiệp UAE chiếm 6,3% thu nhập quốc dân phi dầu lửa. Đặc điểm địa lý của UAE không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp: diện tích đất nước nhỏ, chủ yếu là sa mạc, khí hậu nóng, ít mưa. Trong 7 tiểu vương quốc, chỉ có một số ít vùng có thể sản xuất nông nghiệp, chủ yếu tại các ốc đảo, nơi có nước ngọt phục vụ tưới tiêu tại Abu Dhabi, Fujairah, Sharjah. Chính phủ UAE rất chú trọng phát triển nông nghiệp bằng nguồn ngân sách dồi dào. Đến nay, UAE có trên 38.000 nông trại với tổng diện tích 2,7 triệu donums (1 donum = 1.000 m2). Các loại cây trồng chủ yếu là rau xanh, chà là, cây cảnh. Đàn gia súc có hơn 600.000 con cừu, 1,5 triệu con dê… Chăn nuôi gia cầm cung cấp 40 triệu con gà, 400 triệu quả trứng mỗi năm và không bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gà. UAE là một đất nước có truyền thống ngư nghiệp với 5.000 thuyền đánh bắt cá, 1.160 ngư dân. Nông ngiệp UAE cung cấp 83% nhu cầu về rau, 100% chà là (thậm chí còn xuất khẩu), 8% trái cây loại khác, 25% thịt gia súc, 21% thịt gia cầm, 36% về trứng, 87% về sữa tươi và 100% về cá (và xuất khẩu các loại cá) cho nhu cầu trong nước. Nhìn chung, UAE mới tự túc được một phần nhỏ nhu cầu sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp cho nhu cầu và sản xuất tại chỗ. 1.3.2- Cân bằng cán cân thanh toán Năm 2003, thặng dư tài khoản vãng lai của UAE khoảng 2,4 tỉ USD, tương đương 3% GDP - chủ yếu do giá dầu cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu (gồm cả tái xuất) năm 2003 đạt mức 58,03 tỉ USD. Một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc biên soạn thống kê cán cân thanh toán của UAE là chính phủ không cung cấp các con số thống kê của nhiều giao dịch. Những lỗ hổng lớn là tiền gửi của người lao động, thu nhập đầu tư và doanh thu xuất khẩu khí đốt, giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài và giao dịch vốn. 1.3.3- Cơ sở hạ tầng UAE có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và hiện đại. Giao thông trên đất liền bằng đường bộ. Một mạng lưới tập trung đông ở các thành phố lớn. Các cấp chính quyền ở Abu Dhabi và Dubai tập trung đông ở các thành phố lớn. UAE không có hệ thống đường sắt, mạng lưới giao thông hàng không nội địa, mặc dù chính quyền Dubai đang xem xét việc xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm. Tất cả các tiểu vương quốc trừ Ajman và Umm Al Quwain, có các sân bay hiện đại. Tất cả các tiểu vương quốc đều có cảng biển hiện đại. Cảng Jebel Ali ở Dubai là cảng nhân tạo lớn nhất trên thế giới. Hàng hóa được nhập khẩu bằng đường biển và phân phối bằng xe tải đến các khu vực lân cận ở các nước láng giềng thuộc GCC. Hiện nay có 12 khu vực tự do mậu dịch ở UAE, một nửa trong số đó đặt tại Dubai. Dubai ngày càng phát triển hơn về ngành thương mại điện tử. 1.4- Đặc điểm chung về thị trường UAE UAE là một trong những thị trường phát triển nhất khu vực Trung Đông. Nằm ở một vị trí chiến lược phía Tây Nam của khu vực từ vùng vịnh, từ UAE hàng hóa có thể đến trực tiếp với 1,9 tỷ dân vùng Vịnh, khu vực Trung Đôn, Đông Âu, Iran và bán đảo Ấn Độ. GDDP trên đầu người của UAE không khác nhiều so với các nước Tây Âu. Năm 2003, kinh tế UAE khởi sắc, GDP tăng 12,4%, đạt xấp xỉ 80 tỷ USD. Tuy nhiên, UAE là nước có dân số nhỏ (4 triệu người) nên sức tiêu thụ tại chỗ hạn chế. Mức nhập khẩu của nước bạn khá cao là do phục vụ nhu cầu tái xuất. Sự ổn định về chính trị, sự phồn thịnh về kinh tế cùng với việc miễn thuế đối với đa số các mặt hàng đã tạo cho thị trường UAE sức hút đối với các nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Hoạt động thương mại truyền thống của UAE là các nhà buôn nước này đã đưa hàng hóa củ các nhà sản xuất lớn đến các thị trường Nam Á, vùng Vịnh, Đông Phi. Dubai là một cổng trung gian thương mại. Dubai chiếm 70% hàng nhập khẩu vào UAE và 90% hàng tái xuất từ UAE. Dubai là thị trường trung chuyển lớn thứ 3 trên thế giới, sau Hồng Kông và Singapore. Từ Dubai, hàng hoá nhập khẩu tỏa đi các nước khu vực Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ. UAE phục vụ cả thị trường Bắc Phi, Nam Phi, Đông Phi, Trung Á, phần còn lại là vùng Trung Đông và các nước thuộc Liên Xô cũ trong vùng Trung á. Vì tập quán kinh doanh truyền thống các bộ tộc hoặc các nhóm dân tộc từ nhiều vùng khác nhau với các sản phẩm có giá trị đòi hỏi các nhà buôn nước này phải có sự kiểm định và tin cậy, đặc biệt là các yếu tố về mặt thời gian và do sự cách biệt về không gian, đã dẫn tới một phong cách kinh doanh coi trọng các mối quan hệ cá nhân và ý thức về sự liêm chính. Dù thông thoáng về chính sách thuế và thủ tục hải quan nhưng việc làm ăn với thị trường UAE cũng không dễ dàng bởi tính cạnh tranh gay gắt là một đặc điểm lớn của thị trường này. Hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ có chủng loại, mẫu mã phong phú, được thay đổi thường xuyên theo thị hiếu thị trường, lại có giá rẻ. Bên cạnh đó, hàng từ Anh, Mỹ và các nước phương Tây có thương hiệu nổi tiếng, chất lượng cao cũng coi UAE là nơi tiếp thị bán hàng vào khu vực. CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA UAE 2.1- Thuế nhập khẩu 2.1.1- Khái niệm chung về thuế và phân loại thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch, khi hàng hoá đi qua khu vực hải quan của một nước. Hoặc, hiểu theo góc độ kinh tế đơn thuần thì đó là một khoản tiền mà đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước đó có hàng hoá đi qua khu vực hải quan của nước đó. Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đã có từ lâu. Mục đích thu thuế nhập khẩu trong thời kì xã hội phong kiến và thời kỳ trước đó chủ yếu là để tăng thu nhập tài chính quốc gia. Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển thì thuế nhập khẩu không chỉ là nguồn thu tài chính mà còn là công cụ thực hiện chính sách kinh tế thương mại của các nước cận và hiện đại. Trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thuế nhập khẩu vừa trở thành một công cụ bảo hộ kinh tế và sản xuất vừa là đòn bấy điều tiết kinh tế phát triển. Một thực tiễn tồn tại trong nhiều năm là các nước đua nhau nâng cao thuế suất, tăng cường bảo hộ kinh tế chính quốc. Thuế nhập khẩu trở thành một rào cản ngăn chặn sự phát triển tự do của thương mại quốc tế, ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của kinh tế thế giới. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) ra đời để thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, khởi xướng tự do hóa buôn bán, yêu cầu các bên kí kết cắt giảm hoặc xóa bỏ rào cản buôn bán. Ngoài việc hạn chế các rào cản phi thuế quan ra, thông qua đàm phán giữa các nước thành viên để cắt giảm thuế, đồng thời sau khi cắt giảm thuế phải không được tùy tiện nâng cao. Tuy vậy, trước mắt Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) hoàn toàn không huỷ bỏ thuế nhập khẩu, vẫn cho phép các nước thành viên trong đó có UAE lấy thuế nhập khẩu làm phương tiện bảo hộ kinh tế quốc gia hợp pháp duy nhất. Theo xu hướng chung, cần giảm thiểu bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan, chỉ có thể dùng thuế quan làm phương tiện bảo hộ hợp pháp. Điều tiết, kiểm soát kinh tế và vai trò bảo hộ của thuế quan phải thông qua điều tiết của cơ chế thị trường và cơ chế giá cả để thực hiện. Theo những tiêu thức, phương pháp phân loại khác nhau có các loại thuế nhập khẩu khác nhau sau đây: Theo phương pháp thu thuế, thuế nhập khẩu có: thuế theo giá, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế lựa chọn. thuế theo mùa, thuế tính theo giá chuẩn. Theo sự phán đoán có sự hạn chế của nước ngoài hay không, thuế nhập khẩu có: thuế tự chủ, thuế không tự chủ, thuế quan hiệp định, thuế hạn ngạch... Theo mức ưu đãi đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác nhau, có các loại thuế nhập khẩu sau: thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế nhập khẩu đãi ngộ tối huệ quốc, thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường, thuế trả đũa... Căn cứ vào hiệu lực của thuế xuất nhập khẩu có: thuế tương đối ổn định, thuế tạm xuất, thuế đặc biệt, thuế cân đối xuất nhập khẩu, thuế bổ sung xuất nhập khẩu. 2.1.2- Những mục tiêu theo đuổi của thuế nhập khẩu Mục đích đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu của mỗi quốc gia, ở vào các thời kỳ các nhau và tuỳ theo đối tượng tính thuế, đối tượng nộp thuế...có thể rất khác nhau. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng đều theo đuổi các mục tiêu cơ bản sau: Góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển Góp phần đưa thương mại quốc tế vào môi trường tự do cạnh tranh Tạo nguồn thu cho nhà nước Công cụ thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế Điều tiết hoạt động nhập khẩu Góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa Trong lịch sử phát triển thuế quan, mục đích đầu tiên của thuế quan là tăng thu nhập tài chính của nhà nước. Sau khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển để bảo hộ sản xuất công nghiệp nội địa, nhà nước tư bản thu thuế ở mức cao. Với mức thuế cao đối với các hàng hóa nhập khẩu để tăng giá thành hàng hóa nhập khẩu của chúng, lợi dụng cơ chế giá cả thị trường để giảm sức cạnh tranh với sản phẩm trong nước, từ đó đạt được mục đích bảo hộ hàng sản xuất trong nước. Mức thuế quan bảo hộ về lý thuyết không thấp hơn mức chênh lệch giá trong nước và nhập khẩu. Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy, tỷ lệ thuế cao thấp còn phụ thuộc vào tình hình cung cầu, cũng như tính chất thay đổi cung cầu ảnh hưởng đến giá cả hàng nhập khẩu. UAE đã tham gia Hiệp định chung về thuế quan thương mại (GATT) đề xướng tự do thương mại, huỷ bỏ hoặc cắt giảm các rào cản thương mại. Tuy vậy, GATT vẫn cho phép thuế quan là phương tiện bảo hộ duy nhất nhưng yêu cầu phải hạ thấp hơn nữa. Qua 8 vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT, tỷ lệ thuế quan của UAE với mặt hàng hạt tiêu đã giảm đi nhiều. Góp phần đưa thương mại quốc tế vào môi trường tự do cạnh tranh Các quốc gia không kể quy mô và trình độ phát triển đang tìm mọi cách tham gia vào thị trường thế giới và khu vực nhằm hưởng những lợi ích do hợp tác và phân công lao động quốc tế mang lại. Một trong những cố gắng của các quốc gia theo hướng này là cố gắng giảm dần, tiến tới xoá bỏ các rào cản thương mại. Họ đã đạt được những thành công nhất định. Trong 7 vòng đàm phán (1948-1994), các thành viên GATT gồm cả UAE đã đạt được thỏa thuận giảm thuế cho 89.000 hạng mục hàng hóa. Vấn đề giảm thuế quan và các rào cản thương mại và loại trừ phân biệt đối xử trong thương mại toàn cầu vẫn là mục tiêu cơ bản của WTO (GATT- 1994). Theo Hiệp định URUGUAY (kết quả của vòng đàm phán thứ 8 của GATT), từ năm 1994 đến 2005, mức thuế quan trung bình sẽ giảm 40%. Kết quả là mức thuế quan đối với mặt hàng hạt tiêu của UAE chỉ còn từ 0 – 5%. Tạo nguồn thu cho ngân sách Để thuế nhập khẩu góp phần tạo nguồn thu dồi dào cho ngân sách của Nhà nước UAE thì chính sách thuế quan phải chú ý đến hai vấn đề có tính nguyên tắc sau: Một là, đối với người chịu thuế, thuế suất cần phải hạ, làm sao để người chịu thuế bớt cảm thấy gánh nặng của thuế. Hai là, đối với Nhà nước, thuế suất phải đem đến một năng suất thu tối đa mà không cản trở, thậm chí còn kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Thuế không triệt tiêu mà trái lại thuế phải nuôi thuế. Muốn tạo ra nguồn thu dồi dào cho ngân sách cần phải thu thuế vừa phải. Vậy làm thế nào để thu thuế vừa phải, nhưng lại đảm bảo thu cho ngân sách? Để thực hiện mục tiêu này, kinh nghiệm thực tế cho thấy: không nên giao cho thuế quan thực hiện quá nhiều mục tiêu kinh tế cùng một lúc. Hệ thống thuế trung bình mức thuế thống nhất hoặc chênh lệch dễ quản lý và ít bị thất thu do trốn thuế. Các công cụ thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế Tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế, chính trị…với từng nước cụ thể mà một nước có thể áp dụng chính sách thuế nhập khẩu khác nhau như: thuế ưu đãi đặc biệt, thuế ưu đãi tối huệ quốc…Một nước mà đánh thuế cao với hàng hóa nhập khẩu của nước khác thì không hi vọng nước đó sẽ có được những ưu đãi về thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu của nước mình (trừ một số trường hợp đặc biệt như ưu đãi của những nước phát triển dành cho các nước nghèo). Điều tiết hoạt động nhập khẩu Thuế suất nhập khẩu càng cao thì giá thành của sản phẩm được nhập khẩu sẽ càng cao, điều đó có tác động đến hạn chế nhập khẩu và tiêu dùng loại sản phẩm này. Ngược lại, thuế suất thấp hoặc bằng không sẽ lợi cho nhập khẩu và tiêu dùng. 2.1.3- Chế độ thuế nhập khẩu (hay quy định thuế nhập khẩu) Chế độ thuế nhập khẩu bao gồm các nội dung cơ bản sau: Luật, pháp lệnh, các văn bản dưới luật của Nhà nước quy định chi tiết thực thi về thuế nhập khẩu, thuyết minh về quy định sử dụng thuế Quy tắc chung phân loại thuế, nguyên tắc phân loại hàng hoá Giải thích các loại, chương, mục thuế, nói rõ về các loại hàng hoá. Biểu thuế đối với hàng hoá gồm hai bộ phận: Mục lục phân loại hàng hoá và cột tỷ lệ thuế. 2.2- Các chính sách, biện pháp phi thuế quan đối với nhập khẩu hàng hoá WTO đã định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan là “những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước”. Từ đó, WTO xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng”. 2.2.1- Hạn ngạch nhập khẩu hàng hoá UAE là một quốc gia không ràng buộc về hạn ngạch nhập khẩu. 2.2.2- Giấy phép nhập khẩu hàng hoá Giấy phép nhập khẩu hàng hoá được sử dụng nhiều. UAE tuân thủ theo quy định của WTO về Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu của WTO. Hiệp định quy định các bên phải công bố cho các thương nhân thông tin đầy đủ về các loại giấy phép được cấp. Cần thông báo rõ tiêu chí, thủ tục hoặc thay đổi các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu và hướng dẫn về việc nộp đơn trong thời hạn ít nhất là 21 ngày trước khi chúng có hiệu lực. Người nộp đơn chỉ cần tiếp cận tới một cơ quan hành chính (trường hợp đặc biệt không quá 3 cơ quan). Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu, Hiệp định còn quy định: Đơn xin và các thủ tục, kể cả thủ tục đổi lại giấy phép, phải càng đơn giản càng tốt. Đơn xin sẽ bị từ chối vì những lỗi nhỏ của chứng từ mà không làm thay đổi nội dung dữ kiện cơ bản của nó. Những lỗi này không làm ảnh hưởng đến nội dung so với chỉ định trong giấy phép, so với tập quán thương mại quốc tế hoặc so với khi vận chuyển xếp hàng dỡ hàng rời. Việc áp dụng phạt với những lỗi này (trừ cố ý gian lận, cẩu thả) không nên quá khắt khe mà chỉ nên cảnh cáo. 2.2.3 - Chính sách, biện pháp bảo hộ đột xuất chống lại trợ cấp và phá giá đối với hàng nhập khẩu Chống phá giá Là loại thuế mà UAE đánh vào hàng hoá khi một công ty bị đánh giá là đã bán phá giá hàng hoá của mình khi xuất khẩu sang UAE. Thuế đối kháng Là loại thuế đặc biệt đánh vào nhập khẩu hàng hoá để bù lại việc các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hoá được hưởng trợ cấp chính phủ. Tự vệ Là thành viên của WTO, UAE có quyền tự vệ nếu có các nguyên nhân chính đáng Thứ nhất, căn cứ theo điều VI của GATT, UAE hoàn toàn có thể hành động tự vệ nếu có xảy ra phá giá. Thứ hai, UAE có thể tiến hành đàm phán với các nước đối tác lại các cam kết theo Điều XXVIII của GATT, với mục đích giảm gánh nặng từ nhập khẩu. Thứ ba, UAE có thể hạn chế nhập khẩu để bảo vệ vị thế tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán. 2.2.4 - Xác định giá trị hải quan Hiệp định về giá trị hải quan được UAE cùng kí kết với các thành viên trong WTO nhằm đảm bảo giá trị hàng hoá nhập khẩu được xác định một cách khách quan và công bằng, phát huy tác động tích cực tới các ràng buộc thuế đã đạt được trong các vòng đàm phán GATT/ WTO. Thuế hải quan được tính dựa trên trị giá CIF ở mức 4- 5%. Thông thường trị giá CIF được tính căn cứ vào hóa đơn thương mại. Rất nhiều mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả hạt tiêu được tự do nhập khẩu. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU HẠT TIÊU CỦA UAE TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 3.1- Nhu cầu hạt tiêu của thị trường UAE Do đặc điểm đất đai, khí hâu nên cây hồ tiêu không thể trồng được ở UAE. Mà dân sở tại ở đây có tập quán ăn rất nhiều gia vị, các món ăn chế biến từ thịt cừu, cá, gà,.. được ướp, nấu với nhiều loại gia vị khác nhau. Mặt khác, với những ưu thế có cảng biển ở Dubai cơ sở hạ tầng tốt, sầm uất; UAE trở thành nước tái xuất lớn trên thế giới. Hạt tiêu cũng là mặt hàng được nhập vào UAE và chuyển tiếp cho các nước Trung Đông. Do đó, nhu cầu nhập khẩu tiêu của UAE là tương đối lớn. Có tương đối nhiều loại tiêu: tiêu đen, tiêu trắng, tiêu đỏ,.. nhưng thị trường UAE chuộng tiêu đen hơn cả. Và đa phần tiêu đen nhập từ Việt Nam. Theo số liệu thống kê, lượng tiêu đen UAE nhập khẩu vào năm 2003 đã là 7.400 tấn. 3.2- Thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu: Thị trường UAE có đặc điểm là hoạt động với chính sách thương mại nhất quán. Nguyên tắc tự do và tình trạng chính trị ổn định là những điểm chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ngày nay của UAE. UAE là nền kinh tế thị trường tự do về lao động và hàng hóa. Chính sách thương mại tự do gồm quyền lợi thuế quan thấp, các tiêu chuẩn không hạn chế... Công nghiệp của UAE phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng, nông nghiệp và dệt may bên cạnh những lĩnh vực thế mạnh của UAE là dịch vụ, tài chính và du lịch. Ưu tiên mũi nhọn phát triển công nghiệp do đó UAE miễn thuế nhập khẩu thiết bi, nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. U.A.E duy trì một hệ thống thương mại tự do và tự do chuyển đổi ngoại hối. Mục tiêu phát triển của UAE là thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao gồm khu vực tự do để trở thành kho ngoại quan của khu vực, nơi mà tất cả các loại hàng hóa sẽ được nhập khẩu, lưu kho và tài xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Trung Đông. Với hành lang pháp lý tương đối thông thoáng, UAE khuyến khích nhập khẩu nông sản, các mặt hàng tái xuất. Hàng hoá nhập khẩu vào Dubai- UAE không bị ràng buộc bởi hạn ngạch, không gặp rào cản lớn từ chính sách nhập khẩu , thủ tục hải quan, phụ phí,.. Mặt khác, UAE còn có chính sách ưu đãi thuế ( miễn thuế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, miễn thuế nhập khẩu tạm thời) đối với các mặt hàng trên. 3.3- Hải quan, thuế quan, hàng rào thương mại đối với nhập khẩu hạt tiêu 3.3.1- Thủ tục hải quan 3.3.1.1-Tiền kỹ quỹ Để đảm bảo cho hoạt động hiệu quả và linh hoạt của hệ thống hải quan, Dubai đưa ra quy định về tiền ký quỹ tương đương với số tiền thuế phải nộp của mỗi lô hàng. Khoản ký quỹ sẽ được hoàn lại sau khi các điều kiện nhất định được đáp ứng. Dưới đây là các hình thức ký quỹ hải quan: Ký quỹ phải nộp thuế: Đây là khoản ký quỹ nộp thay cho tiền thuế trong các trường hợp chưa chắc chắn là có phải nộp thuế hay không. Ký quỹ cho chứng từ bị thất lạc: Là khoản ký quỹ nộp cho cơ quan hải quan để hàng hóa được thông quan trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị thất lạc nhằm tránh chậm trễ cho lô hàng. Ký quỹ cho hàng tạm nhập: Là khoản ký quỹ nộp cho hàng tạm nhập tái xuất trong vòng 6 tháng như đã nói ở trên. Ký quỹ cho hàng quá cảnh: Ký quỹ cho hàng xuất từ khu vực tự do vào khu vực nội địa: Là khoản ký quỹ cho số tiền thuế có thể phải thu từ hàng hóa xuất xứ từ các khu vực tự do vào Dubai. Riêng trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện của Cơ quan Quản lý cảng Dubai thì không phải ký quỹ. Thủ tục nộp tiền ký quỹ yêu cầu phải làm đơn theo mẫu có sẵn trước khi được cấp tờ khai hải quan. Số tiền ký quỹ do cơ quan hải quan quyết định theo từng trường hợp. Các quyết định của hải quan là không thể thay đổi được. Thủ tục xin hoàn lại tiền ký quỹ yêu cầu phải nộp bản trắng của hóa đơn thu tiền ký quỹ và các chứng từ liên quan khác bao gồm: Giấy biên nhận nộp thuế hải quan; các chứng từ bị mất xin lại; minh chũng của việc vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường bộ. Việc xin hoàn lại tiền ký quỹ phải thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn quy định, tùy thuộc vào hình thức ký quỹ theo như bảng sau: Hình thức ký quỹ Giới hạn thời gian xin hoàn tiền ký quỹ Ký quỹ nộp thuế và ký quỹ cho chứng từ bị thất lạc 60 ngày Ký quỹ cho hàng tạm nhập 210 ngày (Ghi chú: hàng phải được tái xuất trong vòng 180 ngày kể từ ngày hàng đến) Ký quỹ cho hàng quá cảnh 45 ngày (Ghi chú: hàng phải rời Dubai trong vòng 30 ngày) Ký quỹ cho hàng từ JAFZA, DAFZ, VÀ DFSA 45 ngày (Ghi chú: hàng phải rời Dubai trong vòng 30 ngày) Thông thường, séc hoàn tiền ký quỹ được hoàn lại sau 2 tuần kể từ khi nộp đủ các hồ sơ yêu cầu hoàn phí. Các yêu cầu không được chấp nhận sẽ bị trả lại cùng với một bản khuyến cáo khước từ với lý do từ chối yêu cầu. 3.3.1.2- Thư bảo lãnh của ngân hàng Để không gây khó khăn cho các doanh nghiệp, hải quan Dubai chấp nhận việc sử dụng thư bảo lãnh của ngân hàng. Thư bảo lãnh phải do một ngân hàng ở Dubai phát hành. Có 3 trường hợp sử dụng thư bảo lãnh như sau: “Thư bảo lãnh thuế quan” được dùng thay cho biên lai thuế quan – ngân hàng. Người nhận hàng xuất trình thư này cho cơ quan hải quan ngay khi lấy tờ khai hải quan, nếu bộ chứng từ cần thiết cho việc nộp thuế không hoàn chỉnh. Ngay sau khi nhận được chứng từ bị thiếu, người nhận hàng phải lấy “Biên lai thuế quan – ngân hàng” hoặc “Biên lai thuế quan – tiền mặt” do cơ quan Hải quan cấp và nộp tới bộ phận bảo lãnh thuộc PHòng Hải quan Trung tâm. Nếu quá 120 ngày mà người nhận hàng chưa xuất trình biên lai thuế quan, hải quan được phép tới đòi ngân hàng. “Thư bảo lãnh hạn định” được dùng thay cho các khoản ký quỹ bằng tiền mặt của các đại lý thông quan và giao nhận trong các giao dịch ký quỹ tiền mặt. Loại thư bảo lãnh này được sử dụng đối với hàng quá cảnh, hàng xuất xứ từ các khu vực tự do hoặc DFSA vào nội địa theo đường bộ và hàng tạm nhập. Để được sử dụng thư bảo lãnh, phải làm đơn, kê khai “Tờ hướng dẫn thủ tục thư bảo lãnh hạn định” và nộp cho cơ quan hải quan. Sau khi được cơ quan hải quan chấp nhận, phải có thư bảo lãnh của ngân hàng và bản cam kết theo mẫu chuẩn. Việc thông quan hàng hóa dùng loại thư bảo lãnh này được thực hiện bằng cách hoàn tất “đơn xin thông quan theo thư bảo lãnh hạn định” do cơ quan hải quan cấp. Đơn này phải xuất trình khi cấp tờ phiếu hải quan. “Thư bảo lãnh đặc biệt” được dùng theo từng trường hợp riêng lẻ liên quan tới các quy chế đặc biệt về kiểm soát hải quan nhằm đảm bảo an toàn trong công việc đóng thuế và tuân thủ các quy định liên quan, chẳng hạn như khi việc cấp tờ phiếu hải quan bị đình lại. 3.3.1.3- Hàng tạm nhập tái xuất Như đã nói ở trên, hàng hóa nhập cảnh bảo Dubai được miễn thuế hải quan nếu chúng được tái xuất trong vòng 6 tháng kể từ ngày hàng đến. Để được hưởng quy chế này, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan tiền ký quỹ hoặc thư bảo lãnh hạn định của ngân hàng. Ngoài ra người chủ lô hàng tạm nhập cần xuất trình cho hải quan những chứng từ sau: Lệnh giao hàng Hóa đơn Giấy chứng nhận xuất xứ Biên lai thu tiền ký quỹ (hoặc đơn xin thông quan theo thư bảo lãnh hạn định) Bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề của cơ sở kinh doanh Khi tái xuất hàng hóa, người gửi hàng phải yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa và giám sát việc đóng hàng thông qua phiếu nhập khẩu. Sau đó, nhân viên kiểm tra sẽ dán niêm phong có ghi “chứng nhận Hải quan hàng xuất/nhập khẩu” do người gửi hàng chuẩn bị sẵn. Tiếp theo, người gửi hàng cần được chứng nhận là đã xuất cảnh lô hàng, tốt nhất là bằng giấy chứng nhận hàng xuất/nhập khẩu. có thể xin chứng nhận từ một trong các cơ quan sau: Các cơ quan hải quan của UAE (tại cảng hoặc sân bay) Các cơ quan hải quan ở nước ngoài Trạm biên giới UAE Con dấu của tàu và chữ ký của thuyền trưởng trong trường hợp gửi hàng bằng đường biển. Người gửi hàng có thể xin lại tiền ký quỹ trong khoảng thời gian 210 ngay tính từ ngày ghi trong phiếu nhập khẩu. việc xin hoàn lai tiền mặt đặt cọc mất khoảng 2 tuần. Hàng hóa nhập cảnh vào Dubai để tham gia triển lãm cũng có thể qua các thủ tục hải quan như hàng tạm nhập, sau khi đã nộp tiền ký quỹ. Nếu hàng đó được bán tại triển lãm, thì sẽ không được miễn thuế nhập khẩu. 3.3.2- Thuế quan 3.3.2.1- Quy định chung về thuế nhập khẩu của UAE Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm U.A.E, ả rập Xêút, Cô-oét, Ba - ren, Ca ta, Ô - man, thiết lập một hệ thống thuế đánh vào hàng nhập khẩu chung từ 1% lên 4% đối với các nước ngoài khối. Đối với các nước trong khối, theo Hiệp định Hợp nhất kinh tế GCC (1981), tất cả các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, động vật, tài nguyên thiên nhiên từ các nước thành viên được miễn thuế và các lệ phí khác khi chúng được buôn bán giữa các nước thành viên. Để được coi là sản phẩm thuộc các nước GCC, giá trị gia tăng của sản phẩm ở các nước này không được thấp hơn 40% giá trị cuối cùng và phải được sản xuất trong một nhà máy có không ít hơn 51% cổ phần thuộc sở hữu địa phương được Bộ Tài chính Công nghiệp cấp giấy chứng nhận. Tất cả các hàng hóa lưu chuyển nội bộ các nước GCC muốn được miễn thuế phải có giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp kèm theo. Chỉ có các DN có giấy phép hoạt động thương mại phù hợp mới được kinh doanh nhập khẩu. Các yêu cầu về chứng từ theo tiêu chuẩn quốc tế. Không có thuế xuất khẩu. Vì lý do an ninh và tôn giáo, có nhiều hạn chế đối với nhập khẩu rượu, thuốc lá, súng, các sản phẩm thịt lợn Thuế nhập khẩu được tính chung là 4% trên giá CIF của hàng hoá. Rượu nhập khẩu bị đánh thuế 50% , thuốc lá 100% trên giá CIF. Giá CIF thông thường được tính theo cách tham khảo từ vận đơn, hoá đơn của hàng hoá, nhưng trị giá tính thuế không đơn thuần chỉ căn cứ trên vận đơn của lô hàng, hải quan tính thuế có thể đưa ra một giá trị ước tính sao cho có lợi về thuế và doanh nghiệp phải chấp nhận. Nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm như thực phẩm và dược phẩm được miễn thuế. Danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu (từ ngày 28/12/2002) Các loại hải sâm tươi, hải sản đông lạnh Các loại rau tươi và rau được bảo quản ở nhiệt độ thấp Các loại trái cây tươi và khô Cà phê rang và chưa rang Chè đóng gói không quá 3 kg/bao; chè túi không quá 3 g/túi Gạo Đường Thuốc men Sách, báo, tạp chí 3.3.2.2- Thuế nhập khẩu hạt tiêu Hạt tiêu được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu tiêu lớn trên thế giới như: Việt Nam, Brazin, Malaysia, Indonesia, Srilanka, và một số nước khác…Trong đó, hạt tiêu đen chủ yếu được nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các loại hạt tiêu trắng, tiêu đỏ,.. nhập từ các nước còn lại. Như vậy, các nước mà UAE nhập khẩu tiêu không nằm trong khối GCC và mặt hàng hạt tiêu cũng không phải nằm trong danh sách được miễn thuế. Vì thế, theo quy định hạt tiêu sẽ bị đánh thuế bình thường tức là mức thuế 4%- 5% trên giá CIF của hàng hoá. Cơ sở tính thuế nhập khẩu là giá C.I.F tại các cảng của UAE và không có thuế VAT Nếu là hạt tiêu tạm nhập tái xuất được miễn thuế với điều kiện phải xuất đi trong vòng 6 tháng kể từ ngày hàng đến và phải làm các thủ tục hải quan cần thiết. trong trường hợp này, thay vì nộp thuế, người nhận hàng thường phải nộp cho cơ quan hải quan một khoản tiền ký quỹ tương đương và họ sẽ không được hoàn lại tiền ký quỹ nếu quá 6 tháng mà vẫn chưa xuất hàng ra khỏi Dubai. 3.3.3- Giấy tờ, hoá đơn yêu cầu cụ thể với mặt hàng hạt tiêu Các nhà nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu các mặt hàng có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh được ghi trong giấp phép do nhà chức trách địa phương cấp. Tất cả các sản phẩm nông sản nhập khẩu bao gồm thịt bò và các sản phẩm gia cầm phải có giấy chứng nhận kiểm dịch y tế của nước xuất xứ và giấy chứng nhận sát sinh theo luật hồi giáo (halal). Những giấy chứng nhận này do trung tâm hồi giáo tại nước xuất xứ cấp. Đối với hạt tiêu, yêu cầu hải quan tương đối đơn giản: Người nhận hàng hoặc đại lý khi nhận hàng phải có bộ hồ sơ xuất nhập khẩu bao gồm: Vận đơn do đại lý tàu biển cung cấp Giấu chứng nhận xuất xứ hàng hóa Hóa đơn thương mại Tờ khai xuất khẩu 3.4- Hàng rào phi thuế quan đối với nhập khẩu hạt tiêu trong thời gian qua 3.4.1- Cấp giấy phép nhập khẩu Tất cả các loại hạt tiêu nhập khẩu vào UAE trong thực tế phải có thời hạn sử dụng lớn hơn thời gian nhập khẩu theo đúng quy định thì mới nhận được giấy phép nhập khẩu. 3.4.2- Tiêu chuẩn đóng gói, bao bì, nhãn mác, chất lượng Yêu cầu đóng gói thực tế phụ thuộc vào loại tiêu: tiêu giống, tiêu hạt, tiêu xa (tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu trắng, tiêu thơm, tiêu xanh …). Thông thường ngươì ta đóng thành túi 500 gram trong bao lớn 60 kg. Cục Tiêu chuẩn và đo lường thuộc Bộ Tài Chính và Công nghiệp của UAE có trách nhiệm xây dựng, kiểm tra tiêu chuẩn của UAE/GCC và thành lập các tổ chức tiêu chuẩn riêng biệt. Tuy nhiên, Chính phủ liên bang và chính phủ của các lãnh địa Emir, cũng như các hiệp hội ngành đang xem xét, rà soát lại các yêu cầu về tiêu chuẩn. Lần đầu tiên một công ty ở UAE được cấp chứng chỉ ISO 9000 là vào năm 1993. Từ đó đến nay, nhiều công ty khác đã được cấp chứng chỉ này. Liên hiệp châu Âu (EU) đã cấp kinh phí xây dựng một trung tâm tiêu chuẩn tại UAE để phục vụ việc cấp chứng chỉ ISO 9000 Yêu cầu tiêu nhập sang UAE không hỏng, mốc,.. chất lượng đảm bảo. Trên nhãn mác các sản phẩm thực phẩm phải ghi rõ tên sản phẩm (pepper) , thương hiệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, nước xuất xứ, tên nhà sản xuất, trọng lượng thực, các chỉ dẫn sử dụng. Quy định về nhãn mác hàng hoá phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Ả Rập. Mặc dù đã có yêu cầu nhãn mác bằng tiếng Ả Rập nhưng chưa bắt buộc. Rất ít các sản phẩm lương thực vượt qua được rào cản thương mại của UAE. GCC – một cơ quan được ủy quyền để đưa ra yêu cầu về thời hạn sử dụng cho gần 100 sản phẩm lương thực và với điều kiện là tất cả các sản phẩm chế biến phải có in ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng. Đây chính là một trong những trở ngại lớn nhất cho nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp vào UAE. Hơn nữa, tất cả các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào UAE trong thực tế phải có thời hạn sử dụng lớn hơn thời gian nhập khẩu theo đúng quy định thì mớI nhận được giấy phép nhập khẩu. 3.4.3- Thủ tục đăng kí thương hiệu hàng hoá 3.4.3.1- Một số mặt hàng cấm nhập khẩu Các loại chất có chứa ma túy (Hashish, Cocaine, Heroin, v.v…) bị cấm tại UAE. Tiền giả, các ấn phẩm, tranh, ảnh, con bài, sách, tạp chí và các tác phẩm điêu khắc mà không tuân theo giáo điều, đạo đức hoặc nhằm vào động cơ gây mất trật tự… cũng đều bị cấm nhập. Các sản phẩm nông nghiệp trong đó bao gồm cả hạt tiêu biến đổi gen bị cấm. Các sản phẩm đồ uống có cồn và thịt heo được quản lý rất chặt chẽ. 3.4.3.2- Thủ tục đăng ký thương hiệu hàng hoá UAE đã gia nhập WTO do đó hoạt động thương mại phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trong đó vấn đẻ thương hiệu hàng hoá nhập khẩu không đối chỉ với mỗi hạt tiêu mà tất cà các mặt hàng khác là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường UAE để bảo hộ cho sản phẩm của mình đều phải đăng ký thương hiệu. a) Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Dubai được coi là trung tâm thương mại lớn của thế giới, song trước kia nơi này cũng nổi tiếng là một trung tâm buôn bán hàng lậu. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng. Trong những năm qua, UAE đã có nhiều cố gắng để được biết tới là một quốc gia dẫn đầu khu vực Trung Đông trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là kết quả của chiến dịch thực thi chức năng một cách cứng rắn và hiệu quả của các cơ quan Chính phủ UAE, như cục phát triển kinh tế Dubai(DDED), Bộ văn hoá thông tin, Bộ kinh tế và thương mại và các tổ chức tư nhân như tập đoàn kinh doanh phần mềm và Hiệp hội điện ảnh (MPA) trong việc loại trừ tình trạng vi phạm quyền sỏ hữu trí tuệ. Như một điều kiện tiên quyết để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, UAE đã phải ban hành các quy định pháp luật nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPS). Tại UAE, thương hiệu được bảo hộ theo Luật Liên bang só 37 năm 1992( Luật thương hiệu) có hiệu lực từ ngày 12/1/1993. Luật thương hiệu quy định đầy đủ việc đăng ký nhãn hiệu thương mại theo hệ thống cho các nhãn hiệu hàng hoá cũng như dịch vụ. Các hàng hoá và dịch vụ được đăng ký dựa trên Quy tắc quốc tế cho hàng hoá và dịch vụ của Hiệp định Nice, loại trừ các loại đồ uống có cồn. Thương hiệu được bảo hộ theo Luật thương hiệu trong 10 năm, sau đó bảo hộ này có thể được gia hạn 10 năm một lần. Người sở hữu thương hiệu có thể kiện ra toà dân sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình. Việc này có thể dẫn tới khả năng tịch thu các hàng hoá vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu và khả năng thực hiện các biện pháp dân sự khác. Luật thương hiệu cũng quy định các biện pháp xử phạt ngừời vi phạm. Một người vi phạm quyền sở hữu một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền có thể bị vi phạt và hoặc bị đóng cửa nơi kinh doanh của mình và bị huỷ toàn bộ hàng hoá vi phạm. Các cơ quan chính quyền địa phương như DDED cũng có thể có các hành động xử lý những trường hợp vi phạm. Cơ quan chính quyền có thể phạt ngưòi vi phạm, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá và yêu cầu những kẻ vi phạm cam đoan không tái phạm. Bản quyền tác giả được bảo hộ theo Luật bản quyền số 7 năm 2002 có hiệu lực từ tháng 2 năm 2007, thay thế Luật liên bang số 40 về vấn đề này. Các quy định bảo hộ bằng sáng chế được nêu trong Luật liên bang số 17 năm 2002 có hiệu lực từ tháng 11 năm 2002 (bảo hộ phát minh và kiều dáng công nghiệp) b) Thủ tục đăng ký thương hiệu hàng hoá Tại UAE, thương hiệu các sản phẩm được phân loại theo các hệ thống của quốc tế gồm 45 loại. Bộ Kinh tế và Thương mại UAE có trách nhiệm cấp giấy phép cho việc đăng ký thương hiệu. Thủ tục, giấy tờ gồm: Giấy uỷ quyền của chủ thương hiệu cho công ty tư vấn Bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của người xin bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 20 ảnh chụp nhãn hiệu, cỡ 6cm*6cm Nếu nhãn hiệu có tiếng nước ngoài thì phải dịch, có chứng thực nghĩa của chúng ra tiếng Ả Rập. Bản sao có xác nhận Giấy đăng ký nhãn hiệu ngoài UAE (nếu có) Chi phí cho việc đăng ký thương hiệu tại UAE: STT KHOẢN MỤC TÍNH = Dh TÍNH =USD 1 Kiểm tra nhãn hiệu (xem đã đăng ký chưa, cho phân loại danh mục) 250 68 2 Điền và nộp đơn đăng ký 5000 136 3 Lệ phí đăng ký( 1 thương hiệu) 5.000 1.386 4 Phí đăng công báo 1.000 273 5 Gia hạn (đúng hạn) 500 136 6 Gia hạn (chậm trong vòng 3 tháng) 1.000 273 3.4.4- Yêu cầu đối với các đại lý nhập khẩu hạt tiêu tại UAE UAE duy trì các hàng rào phi thuế quan trong thương mại bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về đại lý, nhà phân phối, quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt với các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong đó có hạt tiêu. Chẳng hạn, để kinh doanh bên ngoài các khu thương mại tự do tại UAE, một doanh nghiệp nước ngoài cần phải có một người đỡ đầu, đại lý, nhà phân phối là công dân UAE. Các nhà đại lý, phân phối chỉ được độc quyền với sản phẩm phi lương thực, thực phẩm. Theo luật đại lý, các sản phẩm lương thực, thực phẩm nói chung, hạt tiêu nhập khẩu nói riêng, không được quyền có đại lý tại UAE. Các đại lý và nhà phân phối không thể bị thay thế bởi các nhà cung cấp nước ngoài khi họ không đồng ý. 3.5- Một số vấn đề pháp luật cần lưu ý khi kinh doanh các mặt hàng nói chung và hạt tiêu nói riêng Có một đặc điểm mà các công ty cần lưu ý trước khi hoạt động kinh doanh ở UAE là hệ thống luật pháp của UAE rất khác so với các nước khác. Thứ nhất, trong kỉ nguyên hiện đại, công việc kinh doanh được điều hành dựa trên sự cưỡng chế của luật tôn giáo (Sharia) và các phong tục truyền thống. Luật sửa đổi dựa trên cơ sở các quy phạm hiện đại mới ra đời và vẫn còn đang trong quá trình hình thành, là thông lệ kinh doanh trên cơ sở luật, như tòa án và các thủ tục pháp lý khác. Thứ hai, mặc dù luật định một số thông lệ kinh doanh theo các điều lệ được chấp nhận thông thường; các thuật ngữ và định nghĩa được giải thích khác nhau. Luật quy định thế này nhưng áp dụng vào thực tế có thể khác. Thứ ba, yêu cầu cấp giấy phép, đăng kí, đảm bảo, nhập cư và các luật lao động cũng như sự phiền hà của các cơ quan chức trách, yêu cầu hợp tác kinh doanh và ưu tiên dành cho người địa phương trong giải quyết tranh chấp. Những vấn đề nêu trên cùng những khác biệt gây khó khăn nên các doanh nghiệp nước ngoài khi tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hạt tiêu tại UAE cần có một công ty tư vấn địa phương giúp đỡ. Có nhiều công ty luật có kinh nghiệm trong quan hệ với các khách hàng nước ngoài và có một số nhà tư vấn nước ngoài hoạt động ở thị trường UAE. CHƯƠNG 4 : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HẠT TIÊU SANG UAE 4.1- Thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu hạt tiêu vào UAE Cuốn  “Tìm hiểu thị trường Dubai”, các tác giả có đề cập tới cách làm việc của các thương nhân ở UAE : Thị trường nào thì cũng có cạm bẫy nhưng đúng là thị trường Dubai, UAE thì rủi ro…hơi nhiều. Một số doanh nghiệp sang Dubai nhận định bên này buôn bán “lừa đảo”, nhưng nhiều nhà kinh tế không nghĩ thế mà chỉ cho rằng các thương nhân bên này họ có rất nhiều... mánh khoé. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã có những bài học đắt giá với thương nhân A rập. Nếu chưa trang bị tốt về pháp lý, ngoại ngữ, chưa đủ kinh nghiệm đối phó với các thủ đoạn và “mánh khóe” buôn bán của UAE thì chưa nên thông thương buôn bán với UAE. Nói ra như vậy cũng rất “ngại” vì khi nói với doanh nghiệp một điều gì “nên làm” thì dễ được đánh giá là tích cực, là “mạnh dạn”, còn nói “không nên làm” thì biết đâu lại bị hiểu nhầm là gây cản trở. Nhưng nếu ra thương trường quốc tế mà chưa đủ vững vàng thì rất dễ bị thua thiệt và phải chấp nhận “học phí”. Nói ngắn gọn, thị trường UAE là thị trường “mở”, thuế suất thấp, nhu cầu hàng hóa đa dạng và với số lượng lớn vì phần lớn hàng hóa nhập khẩu vào UAE là để tái xuất. Cũng chính vì để tái xuất nên giá cả ở đây rất cạnh tranh. Mặc dù UAE tỏ ra chấp hành các quy định của WTO về hàng nhái, hàng giả nhưng tỉ lệ hàng nhái, hàng giả trên thị trường vẫn còn khá cao. Ở Dubai, vẫn còn giữ lại thói quen nợ nần trong thanh toán theo kiểu buôn bán cũ. Và đây là một điều nguy hiểm đối với doanh nghiệp nước ngoài. Thông thường cho nợ không bị mất hàng, nhưng đó chính lại là một cách để thương nhân bên này đòi giảm giá. Khi khi nhận hàng mà họ chưa phải thanh toán thì sau đó họ nêu nhiều lý do xin bớt giá mà ta phải chấp nhận, nếu không việc thanh toán sẽ kéo dài, thậm chí nguy cơ “mất hết”. Ngoài ra thương nhân A rập có nhiều “mánh” khác như tính thêm phí, trì hoãn thanh toán, đòi đền bù lặt vặt…thực chất là họ ép giá. Khi xảy ra tranh chấp thì chi phí pháp lý quá cao nên nhiều khi các vụ việc không thể đưa ra tòa án hoặc các cơ quan pháp luật. Hơn thế nữa, việc phân tích kinh tế tại UAE là rất khó khăn bởi vì chính quyền Liên bang và các tiểu bang luôn trì hoãn việc công bố các thông số thống kê chính xác và toàn diện. Hơn hữa, các thể chế trong lĩnh vực tư nhân bao gồm các ngân hàng và các công ty nước ngoài không cho phép phổ biến công khai các thống kê của đơn vị mình. Mặc dù IMF đã nhiều lần chỉ chích các vấn đề liên quan đến việc thiếu các dữ liệu thống kê đáng tin cậy, nhưng chính phủ UAE không thực hiện các bước để giải quyết chung vấn đề này. Chỉ có các công ty thương mại được cấp giấy phép mới được thực hiện nhập khẩu. Các đòi hỏi về chứng từ nhập khẩu theo các tiêu chuẩn quốc tế và sự chậm trễ trong quá trình kiểm hoá hi quan đã từng và sẽ còn là những trở ngại lớn. 4.2- Cơ hội đối với các quốc gia xuất khẩu hạt tiêu sang UAE Thị trường UAE có đặc điểm là tăng trưởng mạnh gần 10%/năm và mức tăng trưởng thấp là 7%, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 trên 22.600 USD, chính sách nhất quán. Nguyên tắc tự do và tình trạng chính trị ổn định là những điểm chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ngày nay của UAE. Đặc biệt là lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá trong đó có mặt hàng hạt tiêu để tái xuất. Mục tiêu phát triển của UAE là thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao gồm khu vực tự do để trở thành kho ngoại quan của khu vực, nơi mà tất cả các loại hàng hóa sẽ được nhập khẩu, lưu kho và tài xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Trung Đông. 80% hàng nhập khẩu vào UAE đều được tái xuất sang những nước khác và những công ty làm việc tại UAE được xem như làm việc ở hầu hết các thị trường của khu vực Trung Đông. Hầu hết những ngân hàng lớn nhất thế giới đều có mặt tại quốc gia này. Ngoài ra, nhờ có số lượng lớn các khu vực tự do hiện hữu, các cơ sở hạ tầng phù hợp, các cơ quan chính quyền hữu hiệu, các dịch vụ chất lượng cao, và mức thuế thấp mà người ta có thể tìm thấy ở UAE bất kỳ thứ gì họ muốn với số lượng ít cho đến nhiều và chất lượng thấp đến cao nhất. Về phía chính phủ UAE cũng đã dành nhiều ưu đãi để phát triển thương mại và thu hút đầu tư tại khu vực tự do kinh tế Hamriyah, với các tiêu chí: môi trường miễn thuế 100%, có quyền sở hữu công ty, miễn hoàn toàn các loại thuế thương mại, được quyền chủ động chuyển vốn và lợi nhuận về nước. Bên cạnh đó, các công ty đến hoạt động thương mại và đầu tư còn được hưởng những lợi thế khác như: hợp đồng thuê đất trong 25 năm được tiếp tục ký gia hạn với thời hạn tương tự; có cảng nước sâu; nhà xưởng và các văn phòng cho thuê đã được xây dựng thô; trung tâm giao dịch quốc tế với đầy đủ trang thiết bị phục vụ hội nghị, internet, viễn thông; nguồn năng lượng dồi dào và không đắt; chi phí sinh hoạt không quá cao. Do sản xuất trong nước còn thiếu UAE sẽ tiếp tục là một nhà nhập khẩu thực phẩm lớn. Trong thời gian gần đây giá trị gia tăng của UAE trong ngành chế biến thực phẩm đang tăng lên. Malaysia, Ấn Độ, Srilanca, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp các sản phẩm và hạt tiêu lớn cho thị trường UAE. Do người dân hồi giáo chiếm một số lượng lớn trong tổng dân số, nhu cầu và cơ hội cho hạt tiêu, một loại gia vị không thể thiếu cho dân Hồi giáo hàng ngày vẫn cao ở khu vực này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docUAE.doc
Tài liệu liên quan