Tiểu luận Sự tiếp nhận và hưởng thụ thông tin giữa các vùng trên thế giới

MỤC LỤC I. So sánh sự tiếp nhận thông tin giữa Hà Nội và Tây Bắc 2 1.1. Cuộc điều tra tại Hà Nội 2 1.2. Cuộc điều tra tại Tây Bắc: (Số liệu của Khoa Xã hội học, Học viện BC&TT) 3 II. So sánh một số đặc trưng trong cách tiếp nhận thông tin đại chúng giữa công chúng Tây Bắc và công chúng Hà Nội 3 2.1. So sánh về mức độ tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng 2.1.1. Xem truyền hình 4 2.1.2. Nghe đài 4 2.1.3. Đọc báo 5 2.1.4. Sử dụng internet/máy tính 6 2.2. So sánh về cách thức 6 2.3. So sánh về mục đích 6 2.4. So sánh ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng đối với người dân 7

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự tiếp nhận và hưởng thụ thông tin giữa các vùng trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ TIỂU LUẬN MÔN: Lich sử báo chí thế giới ĐỀ TÀI: Sự tiếp nhận và hưởng thụ thông tin giữa các vùng trên thế giới Sự tiếp nhận và hưởng thụ thông tin giữa các vùng trên thế giới Bài làm Có thể khẳng định chắc chắn rằng sự tiếp nhận thông tin ở các vùng trên thế giới có sự cách biệt khá lớn. Đặc biệt và thể hiện rõ nét mà chúng ta vẫn thường nghe các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày nói đến đó chính là Châu Phi. Đây là một châu lục mà cuộc sống của họ tưởng chừng như không có thông tin, những con người ở đây chỉ mong đủ ăn qua ngày chứ đừng nói đến sự Hưởng thụ thông tin mà chúng ta nói đến. Trái ngược lại với châu Phi thì châu Âu mà nhất là Đông Âu và Mỹ đó là những cường quốc rất mạnh về kinh tế vì thế nhu cầu về hưởng thụ thông tin của họ cũng rất cao. Ở đây có nền báo chí phát triển rất nhanh và nó đang dần trở thành cả 1 nền đại công nghiệp về truyền thông và báo chí. Để tìm hiểu và hiểu rõ hơn về sự khác biệt trong tiếp nhận và hưởng thụ thông tin chúng ta cũng có thể lấy ví dụ ở ngay Việt Nam ta thì sự tiếp nhận ở các vùng cũng khác nhau rõ rệt nó thể hiện rõ nhất ở vùng Nông thôn và Thành thị hay ở Hà Nội và các cùng cao Tây Bắc. Chúng ta có thể tham khảo 1 số thông tin đáng chú ý mà các tổ chức của chính phủ điều tra dựa trên những thông tin mà các vùng đó cung cấp để thấy rõ hơn sự khác biệt này. I. So sánh sự tiếp nhận thông tin giữa Hà Nội và Tây Bắc 1.1. Cuộc điều tra tại Hà Nội Về mẫu điều tra: Tổng số 630 mẫu (tại 630 hộ gia đình) từ 16 tuổi trở lên.Trong đó khu vực đô thị - nội thành chiếm 67,3%, còn lại là nông thôn - ngoại thành. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng nhu cầu tiếp nhận thông tin đại chúng (TTĐC), các nhân tố ảnh hưởng, dự báo xu hướng vận động của nhu cầu và khuyến nghị một số giải pháp. Phương pháp nghiên cứu: Chọn mẫu điển hình (kết hợp chọn máy móc ngẫu nhiên ở khâu cuối), kết hợp nghiên cứu định lượng với nghiên cứu định tính. Bảng hỏi gồm 61 câu hỏi (phần lớn câu hỏi đóng). Xử lý số liệu thu thập được bằng chương trình SPSS 12.5. Địa bàn điều tra:02 phường và 01 xã (P. Hàng Bông thuộc quận Hoàn Kiếm - khu vực trung tâm, P. Nhân Chính thuộc quận Thanh Xuân - khu vực đang đô thị hoá mạnh và xã Tây Tựu huyện Từ Liêm - khu vực ngoại thành). Thời điểm điều tra: Tháng 8 và 9/2006. Kết quả chính của cuộc điều tra:Tìm ra được 6 nhóm mô thức tiếp nhận thông tin đại chúng của người dân Hà Nội, 5 nhân tố ảnh hưởng, 7 xu hướng vận động chính của nhu cầu, 2 nhóm giải pháp: Tác động vào công chúng, thông qua việc kích thích và định hướng nhu cầu tiếp nhận TTĐC của họ, và, tác động vào chủ thể truyền thông - TTĐC. 1.2. Cuộc điều tra tại Tây Bắc: (Số liệu của Khoa Xã hội học, Học viện BC&TT) Mục đích cuộc điều tra là nghiên cứu điều kiện, khả năng và đánh giá thực trạng nhu cầu tiếp cận TTĐC của công chúng Tây Bắc, các nhân tố ảnh hưởng và khuyến nghị một số giải pháp. Địa bàn điều tra:02 phường và 04 xã (đại diện khu vực đô thị và khu vực nông thôn miền núi, thuộc hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái). Mẫu điều tra: Tổng số 600 mẫu từ 16 tuổi trở lên. Đô thị chiếm 33,3%, nông thôn chiếm 66,7%.Thời điểm điều tra:năm 2006 Kết quả chính của cuộc điều tra: - Một số thói quen của người dân Tây Bắc trong cách thức tiếp nhận thông tin đại chúng (xem truyền hình, nghe đài, đọc báo, sử dụng internet, xem băng đĩa, v.v...). Đặc biệt, sự phân bố thời gian trong ngày, trong tuần, cũng như mức độ, thái độ xem truyền hình, nghe đài, đọc báo, sử dụng internet; sự đánh giá của người dân đối với nội dung và chất lượng dịch vụ của các phương tiện thông tin đại chúng. - Mức độ trang bị các loại thiết bị tiếp nhận thông tin đại chúng của người dân Tây Bắc và ảnh hưởng của nó tới sự tiếp nhận và nhu cầu tiếp nhận của họ. - Gợi ra được cần phải tác động vào khâu nào là chính, nhằm nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng phục vụ và cung cấp các dịch vụ về thông tin đại chúng tới người dân. II. So sánh một số đặc trưng trong cách tiếp nhận thông tin đại chúng giữa công chúng Tây Bắc và công chúng Hà Nội 2.1. So sánh về mức độ tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng 2.1.1. Xem truyền hình Bảng 1.Mức độ xem truyền hình của công chúng Tây Bắc và công chúng Hà Nội (% người trả lời có xem) Tây Bắc Hà Nội Xem hằng ngày 88,7 94,3 Trong đó: Dưới 1h/ngày 1 – 3h/ngày 3 – 6h/ngày Trên 6h/ngày 16,2 31,9 37,8 12,2 1,9 31,9 44,6 21,7 Nguồn (chung cho cả bài viết): Số liệu Tây Bắc – Điều tra của Khoa XHH (HV BC&TT), năm 2006. Số liệu Hà Nội – Điều tra XHH của tác giả, năm 2006. Ghi chú: Thời lượng xem, nghe, đọc trong ngày tại Tây Bắc được lấy trung bình cộng giữa ba thang đo (trung bình từ thứ hai đến thứ sáu, trong ngày thứ bảy và trong ngày chủ nhật). Mức độ xem truyền hình hằng ngày của công chúng Hà Nội cao hơn công chúng Tây Bắc (94,3% so với 88,7%) và thời lượng xem trung bình trong ngày của công chúng Hà Nội cũng cao hơn (phần lớn công chúng Hà Nội xem nhiều hơn, từ 3 giờ trở lên). Điều thú vị là cả hai khu vực có tỉ lệ số người xem trung bình từ 1-3h/ngày là như nhau. ở Tây Bắc, số người xem dưới 1h/ngày (ít xem) cao hơn nhiều so với Hà Nội (16,2% so với 1,9%). 2.1.2. Nghe đài Bảng 2.Mức độ nghe đài của công chúng Tây Bắc và công chúng Hà Nội Tây Bắc Hà Nội Có nghe đài (% mẫu điều tra) 21,8 29,8 Trong đó: (% số người có nghe) Dưới 1h/ngày 1 – 3h/ngày Trên 3h/ngày 64,8 28,1 7,1 32,6 53,2 14,2 Điều đặc biệt ở đây là, tỉ lệ công chúng có nghe đài ở Tây Bắc và ở Hà Nội chênh lệch nhau không lớn như đối với các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Điều này tương đối phù hợp với nhận định cho rằng, phát thanh hiện nay chủ yếu hướng về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (trong mẫu điều tra ở Hà Nội, có 32,7% thuộc khu vực nông thôn). Tuy nhiên, phần đông người nghe đài ở Tây Bắc (64,8%) cũng chỉ nghe rất ít (dưới 1h/ngày). Trong khi đó, ở Hà Nội phần lớn người dân có nghe đài (53,2%) nghe từ 1-3h/ngày. Tỉ lệ nghe nhiều (trên 3h/ngày) cũng cao gấp hai lần ở Tây Bắc (14,2% so với 7,1%). 2.1.3. Đọc báo Bảng 3. Mức độ đọc báo của công chúng Tây Bắc và công chúng Hà Nội Tây Bắc Hà Nội Có đọc báo (% mẫu điều tra) 34,7 Có đọc báo (% mẫu điều tra) 67,6 Trong đó: (% số người có đọc) Trong đó: (% số người có đọc) Dưới 1h/ngày 1 – 3h/ngày Trên 3h/ngày 86,0 13,4 0,8 Rất ít khi Vài lần 1 tuần Đọc hằng ngày 14,1 19,8 47,9 Tỉ lệ mức độ có đọc báo của công chúng Hà Nội cao gần gấp hai lần. Thời lượng đọc báo của công chúng Tây Bắc phần lớn ở mức dưới 1h/ngày (mức độ thấp). Trong khi đó chỉ báo của điều tra tại Hà Nội cho thấy, gần một nửa số người có đọc báo ở Hà Nội có thói quen đọc hằng ngày. Mặc dù cách đo khác nhau nhưng kết quả thu được cũng phản ánh tương đối rõ mức độ đọc của công chúng hai khu vực. 2.1.4. Sử dụng internet/máy tính Tỉ lệ công chúng ở Tây Bắc sử dụng internet/máy tính thấp hơn nhiều so với Hà Nội và phần lớn có thời lượng sử dụng thấp (dưới 1h/ngày). Các chỉ số khác của công chúng Hà Nội đều cao hơn hẳn. 2.2.So sánh về cách thức Ở Hà Nội, công chúng xem truyền hình hầu hết vào buổi tối (44,6%) hoặc bất kể lúc nào (53,8%), chỉ có rất ít người xem buổi sáng (1%) hoặc trưa và chiều (0,6%). ở Tây Bắc, người dân cũng chủ yếu xem truyền hình vào buổi tối (65,8%), xem ở nhà (84%). Có thể thấy, xem truyền hình buổi tối, tại nhà là thói quen phổ biến của hầu hết người dân Việt Nam ở mọi nơi. Về cách thức đọc báo, có tới 67,5% những người có đọc báo (32,5% mẫu) tại Tây Bắc là đọc tại nhà riêng. 2.3.So sánh về mục đích Mục đích tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng của người dân ở cả hai khu vực đều là để tiếp nhận thông tin và chủ yếu là thông tin thời sự. ở Tây Bắc, có 77,9% số người trả lời cho biết nguồn thông tin thời sự quan trọng nhất đối với bản thân họ trước hết là từ xem truyền hình (mục đích xem truyền hình để lấy thông tin thời sự là cao nhất), tiếp đến là từ việc nghe đài, thứ ba là từ đọc báo và cuối cùng mới đến internet. ở Hà Nội, trả lời câu hỏi về mục đích đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, sử dụng internet, có 69,6% số người trả lời cho rằng họ theo dõi tin tức thời sự, chính trị thông qua xem truyền hình, 68,5% thông qua đọc báo, 53% thông qua nghe đài và 46,8% thông qua internet. Công chúng Hà Nội đón nhận tin tức thời sự từ truyền hình và báo in là xấp xỉ nhau. Đây là nét đặc trưng văn hoá đọc của người dân Thủ đô. Điều này cũng khẳng định vị trí số một của truyền hình trong công chúng cả nước. Đối với khu vực nông thôn, miền núi, vị trí thứ hai là đài phát thanh; ở thành phố, đô thị, báo in bao giờ cũng đứng thứ hai, nhất là trong việc chuyển tải thông tin thời sự, chính trị. 2.4. So sánh ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng đối với người dân Đối với truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) có sức thu hút người dân lớn hơn, dù ở Tây Bắc hay Hà Nội. ở Hà Nội, có tới 96,5% số hộ có xem truyền hình thường xuyên xem VTV, chỉ có 73,2% xem Truyền hình Hà Nội. ở Tây Bắc, đối với truyền hình, có 88,2% tổng số mẫu điều tra trả lời có xem VTV1 trong tuần (71,1% trong số này xem 6-7 ngày/tuần), có 58,5% xem VTV2 trong tuần, có 84,7% xem VTV3 trong tuần (trong số này có 84,3% xem VTV3 đến 6-7 ngày/tuần). Trong khi đó, chương trình VTV5 dành cho chính đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chỉ có 18,7% dân cư đón nhận (81,3% không xem chương trình dành cho họ!) và trong số những người có xem, tới một nửa (50,9%) chỉ thỉnh thoảng xem 1-2 ngày/tuần. Đối với Đài truyền hình địa phương (các đài tỉnh) chỉ có 34,8% dân cư có xem, nhưng đáng chú ý là gần một nửa (47,8%) số người có xem đài tỉnh xem tới 6-7 ngày/tuần. Đối với phát thanh, ở Tây Bắc, có 16,3% mẫu điều tra thường xuyên nghe và 6,3% thỉnh thoảng nghe Đài Tiếng nói VN, trong khi chỉ có 8,0% thường xuyên và 8,5% thỉnh thoảng nghe đài phát thanh địa phương. ở Hà Nội, có 29,8% mẫu điều tra cho biết họ có nghe đài; trong số này, có tới 74,7% nghe Đài quốc gia (Đài Tiếng nói VN), 14,7% nghe Đài TNVN và Đài phát thanh Hà Nội, và 3,2% nghe Đài TNVN, Đài phát thanh HN và Đài phát thanh Hà Tây. Đánh giá về tính thiết thực (hay là phản ánh được ý kiến của người dân), ở Hà Nội, mức độ thiết thực của thông tin được đánh giá cao nhất là từ truyền hình (90,8% người trả lời), thứ hai từ báo in (90,5%), thứ ba từ internet (81,6%), cuối cùng là phát thanh(67,6%). Đánh giá độ tin cậy của thông tin thì truyền hình vẫn thứ nhất (90,9%), báo in thứ hai (70,9%), phát thanh thứ ba (57,3%) và cuối cùng là internet (42%). ở Tây Bắc, đối với các chương trình thời sự của truyền hình trung ương, 66,7% người trả lời cho là phù hợp, 79% cho là hấp dẫn, 72,8% cho là rất cập nhật, 69,4% cho là trung thực, 64% cho là phản ánh được các ý kiến của họ, 75,4% cho là bàn về những vấn đề mà họ quan tâm,... Các chỉ báo tương ứng của truyền hình địa phương là 11,2% - 1,9% - 2,8% - 13,7% - 17,3% - 5,9%. Đối với phát thanh, chỉ báo đánh giá các chương trình thời sự như sau: phù hợp (57,7% cho Đài quốc gia, 36,9% cho đài địa phương), rất cập nhật (tương ứng đài quốc gia và đài địa phương là 54,4% và 26,8%), trung thực (34,2% và 18,1%), phản ánh được ý kiến của người dân (18,1% và 22,1%), bàn về những vấn đề mà họ quan tâm (28,2% và 24,8%). Hai chỉ báo cuối cùng cho thấy cả đài phát thanh quốc gia và phát thanh địa phương đều chưa phản ánh được ý kiến của người dân Tây Bắc, chưa bàn về những vấn đề mà họ quan tâm, trong khi truyền hình được đánh giá cao hơn. Đối với tin tức thời sự trên báo in: phản ánh được ý kiến của người dân (69,6% và 59,5% người trả lời), bàn về những vấn đề mà họ quan tâm (85,2% và 44,4%). Tuy nhiên, tỉ lệ trên số mẫu thực tế ở Tây Bắc có đọc báo đều thấp hơn so với truyền hình và phát thanh. Như vậy có thể khẳng định ngay tại Việt Nam thì sự tiếp nhận thông tin giữa các vùng đã có sự khác biệt rất lớn. Đó là do những đặc điểm về Kinh tế, Xã hội, Văn hóa.... tác động trực tiếp đến nhu cầu hưởng thụ thông tin ở đây. Còn đối với các vùng khác trên thế giới thì sao? Đây là một câu hỏi rất rộng nhưng chúng ta có thể khái quát chúng lại và lấy ví dụ về sự khác biệt tiêu biểu giữa các vùng và từ đó rút ra kết luận chung cho sự tiếp nhận và hưởng thụ này. Khoảng cách về tiếp cận truyền thông (điện thoại, internet) giữa các nước giàu và các nước nghèo đă được thu hẹp lại trong những năm gần đây khi mà điện thoại di động và internet đă trở nên quen thuộc, tuy nhiên các nước nghèo vẫn còn bị bỏ lại xa phía sau trong cuộc đua này. Theo báo cáo của Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAC) ngày hôm qua (06/02) thì số lượng thuê bao điện thoại di động tại các quốc gia đang phát triển đă tăng gần gấp ba lần chỉ trong vòng 5 năm gần đây. Điều này khiến cho tổng số thuê bao tại các quốc gia đang phát triển chiếm tới 58% thuê bao trên toàn thế giới. Báo cáo cho biết "Châu phi là nơi mà số lượng thuê bao và mật độ thuê bao điện thoại di động có sự phát triển mạnh mẽ nhất và chính công nghệ (truyền thông) này đă góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân nơi đây" Báo cáo còn cho biết tại các nước đang phát triển, điện thoại di động đă trở thành phương tiện thông tin liên lạc chủ yếu trong các công việc kinh doanh nhỏ giúp cho việc giao dịch trở nên nhanh chóng và đỡ tốn kém. "Điện thoại di động là phương tiện cung cấp thông tin thị trường và từ đó cải thiện đời sống, thu nhập cho rất nhiều tầng lớp người dân, từ những người đánh cá ở Kerala, những nông dân ở Rajasthan, Uganda cho đến những người buôn bán nhỏ tại Nam phi, Senegal và Kenya" Bên cạnh sự phát triển về điện thoại di động, internet và sự xâm nhập của nó trong cộng đồng cũng tăng mạnh mẽ, tuy nhiên mật độ sử dụng internet cao nhất và số lượng người dùng nhiều nhất vẫn thuộc về các quốc gia phát triển. Dẫu vậy, khoảng cách chênh lệch về sự có mặt internet tại các quốc gia đã có sự cải thiện đáng kể. Trong năm 2002, khoảng cách chênh lệch là 10 lần giữa các nước giàu và các nước nghèo thì cho đến năm 2006 con số này chỉ còn là 6 lần. Tuy nhiên, UNCTAD nhận định rằng những tiến bộ của công nghệ truyền thông đă phủ đến các nước đang phát triển nhưng các quốc gia này cần phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo thúc đẩy sự phát triển. Một trong các biện pháp mà UNCTAD đề xuất là việc đầu tư vào nguồn lực con người và hạ tầng viễn thông cũng như các điều luật về quản lí truyền thông. Thành Việt (theo Reuters) Như vây: Kinh tế càng phát triển, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị càng xa. Người ta thường dùng những tiêu chí như: Thu nhập bình quân trên đầu người, mức sống, tỷ lệ chăm sóc y tế, số người đi học để tính về khoảng cách đó... Bên cạnh đó, sự phát triển của các phương tiện truyền thông cũng cho thấy khoảng cách đó rõ rệt như thế nào. Vẫn biết “khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa” - nó vốn là quy luật của sự phát triển kinh tế một quốc gia. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng cách đó. Chúng ta có thể phát triển hệ thống truyền thông ở nông thôn, phổ cập tin học trong nhà trường cho các em học sinh, làm sao để cho khoảng cách nông thôn thành thị thật sự được thu hẹp… Sự tác động của Kinh tế , văn hóa và xã hồi vào sự tiếp nhận thông tin của các vùng trên thế giới là không thể bàn cải. Những nước càng phát triền thì kéo theo nó là sự phát triển của Truyền thông và báo chí. Châu Phi là châu lục nghèo nhất thế giới bây giờ nên hiển nhiên vùng này cũng là vùng kém phát triển nhất về báo chí và thông tin. Họ không còn có cả cơm để ăn và lo cho cuộc sống qua ngày, đã thế họ còn thiếu rất nhiều hiểu biết về thông tin về khoa học kỹ thuật nên họ ngày càng tách biệt khỏi thế giới. Chính vì thế Unesco đang dùng rất nhiều biện pháp giúp cải thiện tình hình ở đây bằng cách xóa đói giảm nghèo và cùng với nó là xóa đi sự mù tịt về thông tin. Giúp các nước trong khu vực này sớm rút ngắn khoảng cách về thông tin với các quốc gia khác trên thế giới. Một đất nước muốn phát triển ổn đinh và lâu dài thi không thể không phát triển thông tin liên lạc. Đó cũng là cách để đưa khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới đến với các vùng kém phát triển một cách nhanh nhất. Đó là điều mà những tổ chức lớn trên thế giới đang cố gắng thực hiện để tạo một thế giới ổn định về mọi mặt, dần xóa đi phân hóa giầu nghèo... MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 77.doc