Tiểu luận Thay đổi nhận thức về thuế đối với thế hệ tương lai

Như lời tổng thống đầu tiên của Mỹ đã nói: “Trong cuộc sống có 2 thứ không thể tránh khỏi, đó là cái chết và Thuế”. Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Thuế đóng góp một phần rất lớn vào nguồn thu của một quốc gia. Nói một cách khác: không có Thuế thì không có Nhà nước. Ở các nước phát triển, nhân dân luôn thấy được sự cần thiết và quan trọng của Thuế đối với sự phát triển của đất nước mình. Do đó nhận thức của họ về Thuế rất tiến bộ. Họ xem việc đóng Thuế như một điều gì đó rất tự nhiên. Tuy nhiên ở Việt Nam thì không như vậy. Người dân Việt Nam luôn có một cái nhìn rất phiến diện về Thuế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyện này nhưng dù do nguyên nhân nào thì cũng phải thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào, ai cần phải thay đổi .đó chính là đề tài mà chúng tôi nghiên cứu: “Thay đổi nhận thức về Thuế đối với thế hệ tương lai. ================ I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ THUẾ Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1. Lịch sử Thuế thế giới: Các mốc lịch sử quan trọng về thuế gắn liền với một số quốc gia: 1.1Ai Cập: Bộ luật Hammurabi (Codex Hammurabi ) 1.2Đế quốc La Mã 1.3Vương quốc Anh 1.4Thuộc địa AMERICA 2. Lịch sử Thuế Việt Nam: 2.1Thuế dưới thời phong kiến: 2.2Thuế dưới thời Pháp thuộc: 2.3Thuế thời kỳ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 – 1975: Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1954 Giai đoạn từ năm 1954 - 1975. Giai đoạn từ năm 1975 - 1990 Giai đoạn từ 1990 đến nay: 3. Thuế ngày nay II. SỰ QUAN TRỌNG CỦA THUẾ ĐỐI VỚI MỘT QUỐC GIA 1.Tạo khoản thu chủ yếu cho Nhà Nước: 2. Tham gia điều chỉnh kinh tế vĩ mô 3. Kích thích đầu tư 4. Tác động đến thương mại quốc tế 5. Điều hòa thu nhập thực hiện công bằng xã hội trong phân phối II. NHẬN THỨC VỀ THUẾ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM 1.Nhận thức về Thuế của người nước ngoài: 1.1Câu chuyện số 1 1.2Câu chuyện số 2: 1.3Câu chuyện số 3 : 1.4 Câu chuyện số 4: 2.Nhận thức về Thuế của người Việt Nam: 2.1 Nguyên nhân 2.1.1Khách quan: 2.1.2Chủ quan: III. ĐỐI TƯỢNG TRỌNG TÂM CỦA SỰ THAY ĐỔI 1.Thế hệ trước: 2.Thế hệ hiện tại: 3.Thế hệ tương lai: IV. GIẢI PHÁP 1.Giáo dục trong học đường 1.1Đối với cấp học Mẫu Giáo 1.2Đối với cấp học Tiểu Học 1.3Đối với cấp học Trung học 1.4Đối với cấp học Phổ Thông 1.5Đối với cấp học Đại học và sau Đại học 2.Giáo dục ngoài học đường 2.1Đối với Nội bộ cơ quan Thuế: 2.2Đối với người dân:

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thay đổi nhận thức về thuế đối với thế hệ tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ THUẾ Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Lịch sử Thuế thế giới: Bộ luật Hammurabi (Codex Hammurabi ) được tạo ra vào khoảng thập niên 1760 TCN ở Babylon cổ đại, đây là văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt. Có thể coi các công thức kinh tế dạng văn bản đầu tiên đều xuất hiện trong bộ luật này và cho đến nay nhiều thuộc tính vẫn còn được sử dụng như lãi suất, các loại mức phạt tiền vì “điều phạm pháp”, các quy tắc thừa kế…và các luật liên quan tới việc đánh thuế cũng có mặt lần đầu tiên trong bộ luật này. Các mốc lịch sử quan trọng về thuế gắn liền với một số quốc gia: 1.1Ai Cập: Ai Cập, một trong những cái nôi của văn minh loài người, chính sách thuế và quản lý thuế của Ai Cập thời cổ đại cũng được xem như là thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Nhằm quản lý hiệu quả, Ai Cập cổ đại đã chia vương quốc thành các vùng, được gọi là nome. Vết tích về các nome có lẽ được bắt đầu từ thời kỳ Tiền triều đại (Predynastic - trước 3100 TCN), khi đó các vùng được tự trị như các tiểu đô thị. Hệ thống cai trị này rất phổ viến dưới nhiều triều đại của các pharaong Ai Cập cổ, vương quốc đã được chia thành 42 nome. Thời kỳ suy yếu, Ai Cập cũng được chia thành 22 nome. Trong mỗi vùng này, việc cai trị được trao cho một người đứng đầu, giống như thống đốc của một địa phương cấp tỉnh, với đầy đủ quyền lực cai trị địa phương mình. Địa vị của vị thủ lĩnh được phép truyền đời theo dòng họ, cha truyền con nối, được bổ nhiệm của pharaong. Sự cai trị của Ai Cập cổ áp đặt khác nhau về số thuế phải đóng của các cư dân. Người ta chưa rõ từ khi nào người dân Ai Cập phải đóng thuế bằng các hình thức hoặc là sản phẩm, hoặc là lao động. Vị quan điều hành hệ thống thuế thông qua một bộ của bang, vùng. Bộ điều hành thuế có các thông báo hàng ngày về số lượng hiện có trong kho, và dự tính thời gian hết trong tương lai. Các loại thuế phải nộp dựa trên kết quả các ngành nghề thủ công và lợi tức. Các chủ đất phải nộp thuế bằng các sản phẩm thu họach trên đất đai, đầm nước và các ốc đảo của mình. Những thợ săn và người đánh cá phải nộp các khoản thuế trên các sản phẩm từ sông, hồ, đầm lầy và sa mạc. Mỗi thành viên trong các gia đình buộc phải trả thuế bằng sức lao động ở các công trường bằng số lượng vài tuần trên một năm, ví dụ như đào kênh hay làm việc ở các khu khai khoáng. Tuy nhiên, những người giàu có, có thể được phép thuê những người đàn ông nghèo khổ đi đóng thuế lao động cho mình. 1.2Đế quốc La Mã Loại thuế sớm nhất ở Rome là portoria Augustus là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14 TCN.Augustus được phong như một vị thần bởi Viện Nguyên Lão. Thời đại của Augustus là một thời đại tương đối hòa bình.Trong thời gian trị vì ông đã xây dựng một hệ thống thuế tương đối hoàn chỉnh…các nguồn thu từ thuế đều tập trung về cho chính phủ trung ương, cung cấp các quỹ hưu trí cho quân đội. 1.3Vương quốc Anh Thuế đầu tiên tại Anh được đánh trong thời gian chiếm đóng của Đế quốc La Mã. Khi Rome sụp đổ, các vị vua đã sử dụng thuế Dangnegeld như mộtcông cụ để mua chuộc những kẻ tấn công, trả lương cho giáo sĩ và lực lượng phòng thủ. Hơn 100 năm xung đột giữa Anh và Pháp(1337-1453). Một trong những sự kiện quan trọng là cuộc nổi dậy của các nhà quý tộc của Aquitaine qua chính sách thuế áp bức của Edward - Hoàng tử đen (1369). Thuế trong thế kỷ 14 đã rất tiến bộ: Thuế của công tước gấp 520 lần so với thuế nông dân bình thường(1377) . Thuế thu nhập đánh thuế một lần đối với những người giàu có, chủ sở hữu văn phòng, và các giáo sĩ. Đánh thuế trên tài sản di chuyển được áp dụng đối với thương nhân. Người nghèo được trả ít hoặc không có các loại thuế. Cá nhân được đánh thuế theo tình trạng và phương tiện. Vì vậy ý tưởng về một thuế lũy tiến vào những người có khả năng được phát triển rất sớm. Một tiền thân của thuế thu nhập hiện đại chúng ta biết ngày nay được phát minh bởi người Anh vào năm 1800 để tài trợ cho sự tham gia của họ trong cuộc chiến tranh với Napoleon. Chiến tranh kết thúc, nhiều người nghĩ rằng thuế này chỉ nên được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến tranh,họ muốn tất cả các bản ghi số thuế bị phá hủy cùng với bãi bỏ nó.. năm 1816 Records đã công khai đốt bỏ nhưng bản sao được giữ lại trong tầng hầm của tòa án thuế 1.4Thuộc địa AMERICA - 1764,Thực dân đã rỉ tai nhau áp dụng luât thuế “ Mật rỉ”, tức là áp dụng thuế XNK nước ngoài vào mật đường, đường, rượu vang và các hàng hóa khác. Việc áp dụng này đã không làm tăng khoản thu đáng kể, đạo luật “Mật rỉ- stamp” đã được bổ sung trong năm 1765. Đạo luật Stamp đã áp đặt thuế trực tiếp trên tất cả các tờ báo in tại các thuộc địa và thương mại nhất và các văn bản quy phạm pháp luật. - 1794 người dân định cư phía tây của Alleghenies đã nổi loạn để chống thuế môn bài đã được coi là phân biệt đối xử .Tổng thống Washington đã gửi quân tới dập tắt các cuộc bạo loạn. - 1798 Quốc hội Liên bang ban hành thuế tài sản để chi trả cho việc mở rộng của Quân đội và Hải quân trong trường hợp có thể có chiến tranh với Pháp. Thuế thu nhập đầu tiên được đề xuất tại Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh năm 1812.Thuế này dựa trên Đạo luật thuế của Anh năm 1798 và áp dụng tiến bộ đến mức thu nhập. -1/7/1862 Đạo luật thuế đã được ký và thông qua bởi Tổng thống Lincoln. Thuê hay cho thuê giá trị của nhà bạn có thể được khấu trừ từ thu nhập trong việc xác định trách nhiệm pháp lý 1864 Đạo luật thuế đã được thông qua để nâng cao thu nhập bổ sung để hỗ trợ cho cuộc nội chiến. -1872 bãi bỏ luật thuế 1864 -1930 chinh quốc dần dần hoàn thiện và ổn định hệ thống thuế Lịch sử Thuế Việt Nam: 2.1Thuế dưới thời phong kiến: Ngay từ thời phong kiến, các cấp lãnh đạo dưới chế độ quân chủ đã biết tổ chức hệ thống thu thuế để làm nguồn thu cho công qũy của nhà Vua. Tuy vậy từ các triều đại nhà Trần trở về sau này, sự tổ chức, cách đánh thuế và thu thuế mới được ghi chép và có hệ thống. 2.2Thuế dưới thời Pháp thuộc: Chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra các thuế ngoại ngạch tức là loại thuế gián thu như thuế tiêu thụ thuốc lá, thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan); thuế trực thu thì có thuế môn bài, thuế thổ trạch. 2.3Thuế thời kỳ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 – 1975:   Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1954 Chính phủ ta chủ trương bãi bỏ hẳn sắc thuế mang tính chất phi nhân đạo như: thuế thân, thuế thổ trạch ở thôn quê và một số tạp thuế vô lý; miễn thuế điền thổ cho vùng bị lụt và giảm thuế điền 20% trong toàn quốc; đình chỉ thu thuế ở miền Nam. Chính sách pháp luật thuế thống nhất bao gồm 7 loại thuế là: thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuế tem. Giai đoạn từ năm 1954 - 1975. Sau hiệp định Geneve, Chính phủ ban hành các loại Luật thuế mới trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các chế độ thuế đã ban hành từ năm 1951 ở vùng tự do cũ để áp dụng thống nhất, bao gồm 12 loại thuế sau: Thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa, thuế sát sinh, thuế buôn chuyến, thuế thổ trạch, thuế kinh doanh nghệ thuật, thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế muối, thuế rượu, thuế xuất nhập khẩu và chế độ thu quốc doanh. Giai đoạn từ năm 1975 - 1990 Thời kỳ 1975 - 1980 Miền bắc vẫn tiếp tục thực hiện hệ thống pháp luật thuế đã ban hành từ trước, có sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Còn miền Nam thì có áp dụng một số loại thuế cũ của chính quyền Sài Gòn trên cơ sở xóa bỏ một số loại thuế phản tiến bộ và sửa đổi bổ sung để thích ứng với điều kiện đất nước thống nhất. Thời kỳ 1980 -1990 Cả nước áp dụng hệ thống pháp luật thuế thống nhất, nhưng hệ thống pháp luật thuế hiện hành này ngày càng tỏ ra có nhiều nhược điểm, cản trở sự phát triển các yếu tố của nền kinh tế thị trường đang nảy sinh với các đặc điểm: - Sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp quốc doanh thì thực hiện chế độ thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận cùng với các hình thức thu khác, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác lại chịu sự tác động của thuế. - Thu quốc doanh đã bộc lộ nhiều nhược điểm căn bản. Về thực chất, đây là một loại thuế đa thuế suất với hàng trăm thuế suất; điều này đặc biệt gây khó khăn cho việc quản lý và hành thu. Giai đoạn từ 1990 đến nay: Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 4(cuối tháng 12/1988) đã đề ra yêu cầu phải xúc tiến việc nghiên cứu, cải tiến hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất đối với các thành phần kinh tế. Trong năm 1990, QH khóa VIII và Hội đồng nhà nước đã cho ban hành các luật thuế và pháp lệnh thuế. Giai đoạn từ 1990 đến nay được đặc trưng bởi sự hình thành một hệ thống pháp luật thuế hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, bao gồm 9 loại thuế: Thuế nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập,  Thuế nhà đất, thuế vốn. Ngoài ra còn có một số phí và lệ phí có tính chất như thuế như: lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, lệ phí giao thông, thuế sát sinh. Thuế ngày nay Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, thuế đã thay đổi và phát triển theo sự phát triển chức năng của nhà nước. Hiện nay trên thế giới, mỗi quốc gia đều theo một đường lối chính trị riêng, một chính sách phát triển kinh tế riêng, do đó việc xây dựng chính sách thuế ở mỗi quốc gia là không giống nhau nhưng tất cả đều đã đang và sẽ xây dựng một chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, phù hợp với quốc gia mình, chính sách thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết nền kinh tế quốc gia. SỰ QUAN TRỌNG CỦA THUẾ ĐỐI VỚI MỘT QUỐC GIA Quá trình phát triển thuế qua các thời đại cho thấy khi nhà nước nhận thức về thuế ngày càng đầy đủ thì càng sử dụng thuế một cách thành thạo, linh hoạt và do đó càng phát huy vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Nếu như ở thời kì đầu, thuế chỉ đóng vai trò tạo khoản thu chủ yếu cho Nhà Nước thì đến nay nó được sử dụng như một công cụ sắc bén để điều chỉnh hoạt động kinh tế vĩ mô và một công cụ tạo ra công bằng xã hội (công bằng bằng thuế). Nhìn bằng một con mắt thô sơ thì nhà nước sẽ thu tiền Thuế từ nhân dân, tiền thu được sẽ dùng để xây trường, trạm, những cơ sở y tế, điện, đường xá, chi cho người nghèo…nhưng đó chỉ là cách nhìn đơn giản về công dụng của Thuế. Lần lượt dưới đây, chúng ta phân tích các vai trò của thuế đối với kinh tế xã hội trên khía cạnh kinh tế học. 1.Tạo khoản thu chủ yếu cho Nhà Nước: Với mục đích tìm nguồn vật chất tài trợ công chi, Chính Phủ có thể sử dụng nhiều phương thức ngoài thuế, như: quyên góp dân chúng, xin viện trợ nước ngoài, cho thuê công sản, bán tài nguyên thiên nhiên khai thác được, đầu tư kinh doanh phát hành tiền,…song chúng không thể tạo ra số thu vừa dồi dào, bền vững vừa kịp thời cho Nhà Nước, chỉ duy nhất thuế tạo được nguồn thu như vậy. Chúng tôi khẳng định, tạo nguồn thu chủ yếu cho Nhà Nước là vai trò độc tôn của thuế. Để thật sự giữ đúng vai trò tạo số thu quan trọng nhất vào Ngân Sách Nhà Nước, thuế phải bao quát hầu hết mọi hoạt động kinh doanh: chế biến, sửa chữa, chế tạo, khai thác, xây dựng, vận tải, buôn bán, ăn uống, dịch vụ…mọi nguồn thu nhập: thường xuyên, không thường xuyên và mọi hoạt động tiêu dùng xã hội. Một nền tài chính quốc gia chỉ lành mạnh khi dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ nền kinh tế. Nguồn thu đó chính là thu nhập quốc dân nội địa. Mọi sự trông cậy, dựa vào bên ngoài đều mang lại những hậu quả xấu và kéo dài. Nhằm đảm bảo nguồn vật chất cung ứng kịp thời cho nhu cầu chi thường xuyên, ngay cả khi nền kinh tế có những biến động không thuận lợi, thuế gián thu cần luôn được coi trọng, bởi tính ổn định của nó tốt hơn tính ổn định của thuế trực thu. Thuế gián thu dựa trên cơ sở tiêu dùng xã hội mà xã hội thì không thể ngừng tiêu dùng cho dù nền kinh tế bị khủng hoảng. Việc coi trọng thuế gián thu còn xuất phát từ nguyên lý: đánh thế những gì mà người chịu thuế lấy đi của xã hội sẽ có tác dụng tốt hơn là đánh vào những gì mà đối tượng chịu thuế nhập vào cho xã hội. Thông qua thuế, một phần tổng sản phẩm quốc nội được động viên để hình thành Ngân Sách Nhà Nước. Tuy nhiên nếu Nhà Nước dùng sức mạnh để tái phân phối quá mức GDP thì phần thuộc về doanh nghiệp và gia đình giảm xuống. Họ sẽ cảm thấy công sức bỏ vào kinh doanh và làm việc được đền bù không thỏa đáng, và từ đấy chuyển sang kinh doanh ngầm nhằm trốn thuế hoặc chấm dứt kinh doanh. Nói cách khác, nếu Nhà Nước ngày càng tăng áp lực thu, người nộp thuế càng bị thôi thúc trốn thuế bởi mãnh lực vô hình. Do đó, khi tài phân phối thu nhập xã hội bằng thuế phải chú ý đến khả năng thụ thuế của từng doanh nghiệp và cá nhân. 2. Tham gia điều chỉnh kinh tế vĩ mô Bất kì loại thuế nào khi được ban hành đều ảnh hưởng đến các hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, bởi nó động viên một phần thu nhập của những người này vào tay Nhà Nước. Ngoài ra, thuế tác động trực tiếp đến các thành tố chính của các kinh tế vĩ mô như: tổng sản lượng kinh tế( GDP hoặc GNP), giá cả, lãi suất, thặng dư hoặc thâm hụt ngoại thượng…thuế còn giữ một vị trí quan trọng trong các chính sách lớn của chính phủ: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tạo việc làm, chính sách ngoại thương, chính sách tiêu dùng tiết kiệm-đầu tư xã hội… Như vậy, thuế không chỉ tạo khoản thu chủ yếu cho Nhà Nước mà còn được dùng như một công cụ điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô. Có thể nói, thông qua thuế chính phủ bày tỏ quan điểm. chủ trương và hành động của mình đối với chương trình phát triển kinh tế xã hội Tác động của thuế lên hoạt động kinh tế những đặc trưng: . Phạm vi rộng: Thuế bao trùm lên mọi hành vi kinh doanh trên toàn lãnh thổ . Trực tiếp: Thuế tác động hẳn vào chi phí giá cả và thu nhập . Nhạy cảm: Thuế tác động vừa tức thời vừa lâu dài đến động thái kinh doanh hành vi đầu tư và tiêu dùng Vai trò kích thích nền kinh tế phát triển của thuế thể hiện đa dạnh trên nhiều lĩnh vực. Ở đây chỉ trình bày một số tác động cơ bản của thuế đến hoạt động kinh tế và hành vi của người tiêu dùng. 3. Kích thích đầu tư Thuế gián thu mặc dù được nộp bởi những cá thể kinh doanh nhưng do người tiêu dùng chịu. Do vậy, việc miễn hoặc giảm thuế gián thu không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp mà chỉ mang tính hổ trợ cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn tạm thời. Lợi thế có ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư là thuế thu nhập doanh nghiệp bởi mục đích cuối cùng của đầu tư là lợi nhuận nên các nhà đầu tư phải xem xét kỹ họ sẽ còn được hưởng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận sau khi nộp thuế cho Chính Phủ. Do vậy, các quốc gia thường sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp như một công cụ chủ chốt khuyến khích đầu tư nội địa và hấp dẫn đầu tư quốc tế. Những yếu tố cở bản của thuế thu nhập doanh nghiệp được sử dụng nhắm kích thích đầu tư gồm: Thời hạn miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế Thuế suất ưu đãi đầu tư Quy định về chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nhất là chi phí khấu hao tài sản cố định Quy định hoàn thuế khi dùng lợi nhuận tái đầu tư; vấn đề chuyển thu nhập qua biên giới Đối với những quốc gia đang phát triển, chính sách thu hút đầu tư được xem là một chiến lược phát triển kinh tế quan trọng.Xu hướng chunh của các nhà nước hiện nay là giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để cạnh tranh với nước khác nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và giữ chân các nhà đầu tư trong nước. thông thường, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hơn xí nghiệp bản địa. 4. Tác động đến thương mại quốc tế Sắc thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại thương là thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu mà chủ yếu là thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu được sử dụng nhằm: Kiểm soát và điều tiết hành nhập khẩu để góp phần cân bằng thị trường nội địa, cân bằng cán cân thương mại và tiết kiệm ngoại tệ trong bối cảnh nước nghèo Bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và ngành kinh tế chiến lược, bảo hộ sản xuất nội địa trước cuộc chiến tranh giá cả gây ra bởi doanh nghiệp nước ngoài. Khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế. - Tạo khoản thu cho Nhà Nước 5. Điều hòa thu nhập thực hiện công bằng xã hội trong phân phối Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, việc phân phối thu nhập của cải và thu nhập mang tính tập trung rất cao tạo hai cực đối lập: cực thứ nhất gồm thiểu số người giàu một cách nhanh chóng; cực kia là những người còn lại không đạt được mức đáng kể về mức sống. Tình hình trên không chỉ lien quan đến vấn đề đạo đức, công bằng xã hội mà còn tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư, làm mất đi ý nghĩa cao cả của sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tế, sự phát triển mọi mặt của mọi mặt đất nước là kết quả nổ lực cộng đồng; mỗi thành viên xã hội đều có những đóng góp nhất định. Nếu không chia sẽ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người thì rõ rang thiếu công bằng. Do vậy, cần phải có sự can thiệp của Nhà Nước vào quá trình phân phối thu nhập của cả xã hội. Một công cụ tác động trực tiếp của quá trình này. NHẬN THỨC VỀ THUẾ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM 1.Nhận thức về Thuế của người nước ngoài: Nói về nhận thức thì không thể có một số định lượng chính xác được, tất cả chỉ là yếu tố định tính có kiểm nghiệm thực tế. Do đó thay vì đưa ra những số liệu, chúng tôi sẽ kể qua vài câu chuyện nhỏ, thông qua đó để nêu bật lên được cách nhận thức về thuế của người dân nước ngoài. Đây là những câu chuyện thật hoàn toàn. 1.1Câu chuyện số 1 Một người đàn ông đi du lịch tại Nhật Bản. Ông ta đang ngồi tại một bến đỗ xe bus. Trước mặt ông ta là một người đang quét rác trên đường. Bỗng nhiên có một chiếc xe Lesux ( một chiếc xe thuộc hàng đắt tiền của hãng Toyota ) đỗ gần bến xe Bus, từ trên xe bước xuống là một người đàn ông rất sang trọng, bảnh bao. Mọi chuyện rất bình thường nếu người quét rác không cúi người xuống chào người đàn ông sang trọng kia. Khá bất ngờ người đàn ông nãy giờ ngồi tại bến xe bus bèn bắt chuyện với người quét rác. Người đàn ông nói : Chào anh! Anh có thể cho tôi hỏi một chuyện được không? Người quét rác : Chào! Anh cứ nói Người đàn ông nói : Người sang trọng vừa bước xuống từ chiếc Lesux kia là ông chủ của anh phải không? Người quét rác : Không phải thưa anh ! Khá bất ngờ,người đàn ông có vẻ hơi cáu gắt hỏi (vì nghĩ này giờ tại sao mình ngồi đây mà anh ta không nói chuyện nhưng khi thấy người đàn ông giàu có lại chào ) : Thế có phải anh chào ông ta vì ông ta sang trọng,giàu có không? Người quét rác : Không thưa anh ! Đến bây giờ thì người đàn ông đã bất ngờ thật sự : Thế tại sao anh lại chào ông ta? Người quét rác : Anh có thấy chiếc xe ông ta đi không ? Người đàn ông gật đầu Người quét rác : Nó có đắt không? Thuế phải nộp để có được nó có nhiều không? Người đàn ông : Nó rất đắt. Tốn rất nhiều thuế. Nhưng điều đó thì liên quan gì? Người quét rác : Ông ta đã phải bỏ ra nhiều tiền thuế để có được chiếc xe đó. Nhờ tiền thuế ấy mà những người nghèo như chúng tôi được sống sung túc hơn. 1.2Câu chuyện số 2: Nếu chúng tôi hỏi các bạn rằng: Nếu các bạn biết được một doanh nghiệp trốn thuế bạn có báo cho cơ quan chức năng để xử lý không? (Mọi thông tin về bạn sẽ được giữ kín , bạn an toàn và bạn sẽ được trả thưởng hậu hĩnh). Đa số những người chúng tôi hỏi đều trả lời rằng : “Có,vì được tiền mà” Nhưng nếu chúng tôi đặt câu hỏi tương tự với một người Pháp. Họ sẽ trả lời ngay rằng : “Tôi không quan tâm rằng tôi có được bảo vệ hay không, có được thưởng tiền hay không. Nếu tôi biết tôi sẽ báo ngay cho cơ quan chức năng. Vì chúng tôi làm việc vất vả, tiền kiếm được một phần đóng thuế thì không có cớ gì những người khác trốn thuế được “ 1.3Câu chuyện số 3 : Nếu chúng tôi hỏi bạn rằng : Bạn có thích thuế hay không? Câu trả lời chúng tôi nhận được: “Có”, “Không”, “Không biết”. Nhưng nếu chúng tôi hỏi câu này với một người Mỹ. Họ sẽ trả lời rằng: “Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. Không phải là chuyện thích hay không” 1.4 Câu chuyện số 4: Câu chuyện này được kể lại bởi một giáo viên của khoa Tài Chính Nhà Nước trường Đại học Kinh tế Tp Hồ CHí Minh trong chuyến đi công tác của Cô đến Canada. Trong khi đi siêu thị mua sắm ít đồ ở Canada, cô gặp một người bán hàng người Việt. Đều là người xa xứ lâu ngày nên cô và người bán hàng bắt chuyện với nhau. Trong lúc đó thì có một người mua hàng đến tính tiền. Vì quá mải mê nói chuyện. người bán hàng đã quên không tính thuế giá trị gia tăng vào tờ hóa đơn bán hàng. Ở Canada Thuế giá trị gia tăng được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, Người đàn ông sau khi nhận tờ hóa đơn đã gửi lại và yêu cầu tính Thuế cho anh ta. Trên đây là 4 ví dụ tại 4 nước thuộc hàng phát triển nhất thế giới về mọi mặt: kinh tế, khoa học, mức độ nhận thức….tại 3 Châu lục khác nhau ( Nhật Bản-Châu Á, Canada, Pháp-Châu Âu, Mỹ-Châu Mỹ). Những nhân vật trong các câu chuyện chỉ là những người cực kỳ bình thường: một công nhân quét rác tại Nhật Bản, một công chức Pháp bình thường, một công dân Mỹ, một công dân Canada. Nhưng những gì họ nhận thức, con mắt của họ đối với Thuế thật quá khác xa so với chúng ta. Thuế đóng góp một phần rất lớn vào GDP, có thể suy ra một cách khoa học nhờ hệ thống Pháp luật chặt chẽ, hệ thống Thuế chuẩn tắc, cùng yếu tố nhận thức đúng đắn mà số thuế thu được của các nước phát triển rất lớn. Góp phần rất lớn vào sự phát triển của quốc gia ấy. Nếu quốc gia có những dự án đầu tư phát triển lớn thì việc huy động nguồn vốn trong nước thật dễ dàng với họ, còn đối với nước ta thì việc huy động nguồn vốn nội tại thật sự khó khăn. Đây là điều mà chắc chắn chúng ta phải học tập. 2.Nhận thức về Thuế của người Việt Nam: Trước khi vào phần này, chúng tôi xin tổng hợp một bảng số liệu. Đây là tỉ trọng thuế trong tổng thu thể hiện bằng số tiền (tỷ VND) và phần trăm (%) của Việt Nam trong giai đoạn 2000_2007 NĂM 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 ĐƠN VỊ % TỔNG THU 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 50.95 51.29 51.67 54.77 52.49 52.03 55.17 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 21.7 20.24 18.88 16.85 17.12 16.58 15.94 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5.22 5.87 6.53 7.91 8.36 9.25 9.94 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 6.39 6.27 6.8 6.95 7.42 7.9 9.87 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1.96 0.62 0.1 0.07 0.06 0.04 0.04 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2.02 1.89 1.94 1.84 1.85 1.85 2.35 Lệ phí trước bạ 1.03 1.07 1.19 1.37 1.23 1.2 1.8 Thu xổ số kiến thiết 2.17 2.45 2.4 2.39 2.32 2.2 Thu phí xăng dầu 2.41 2.42 2.1 1.88 1.73 1.42 1.41 Thu phí, lệ phí 2.99 2.44 2.15 2.19 1.84 1.78 1.28 Các khoản thu về nhà đất 3.11 4.43 6.93 9.15 7.78 7.35 10.74 Các khoản thu khác 1.95 3.59 2.65 4.18 2.79 2.45 1.8 Thu từ dầu thô 25.93 21.4 24.15 25.43 29.16 29.82 24.37 Thu từ hải quan 20.89 25.49 22.23 18.29 16.7 15.32 19.11 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 14.95 17.83 14.12 11.34 10.36 9.4 12.15 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 5.94 7.66 8.1 6.94 6.33 5.92 6.96 Thu viện trợ không hoàn lại 2.23 1.82 1.95 1.51 1.66 2.83 1.35 NĂM 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 ĐƠN VỊ TỶ VND TỔNG THU 90749 123860 152274 190928 228287 279472 315915 Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 46233 63530 78687 104576 119826 145404 174298 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 19692 25066 28748 32177 39079 46344 50371 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4735 7276 9942 15109 19081 25838 31388 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 5802 7764 10361 13261 16938 22091 31178 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1776 772 151 130 132 111 113 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 1831 2338 2951 3521 4234 5179 7422 Lệ phí trước bạ 934 1332 1817 2607 2797 3363 5690 Thu xổ số kiến thiết 1969 3029 3657 4570 5304 6142 Thu phí xăng dầu 2192 2995 3204 3583 3943 3969 4457 Thu phí, lệ phí 2713 3021 3279 4182 4192 4986 4059 Các khoản thu về nhà đất 2823 5486 10546 17463 17757 20536 33925 Các khoản thu khác 1766 4451 4031 7973 6369 6845 5695 Thu từ dầu thô 23534 26510 36773 48562 66558 83346 76980 Thu từ hải quan 18954 31571 33845 34913 38114 42825 60381 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 13568 22083 21507 21654 23660 26280 38385 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 5386 9488 12338 13259 14454 16545 21996 Thu viện trợ không hoàn lại 2028 2249 2969 2877 3789 7897 4256 Chúng ta có thể thấy tỷ trọng thuế thu từ khu vực nội địa càng ngày càng tăng vì trong xu hướng gia nhập WTO thì nguồn thu thuế từ hàng nhập khẩu sẽ giảm, do đó muốn bù đắp nguồn thu bắt buộc phải gia tăng thu nội địa. Nhưng trong tình hình hiện tại sẽ rất khó cho chính phủ để đưa ra những quyết định, chính sách về Thuế. Có thể có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này nhưng nói cho cùng, vấn đề mấu chốt, nguyên nhân trực tiếp là nhận thức. Cách nhìn của chúng ta đối với Thuế còn có gì đó không được tốt đẹp, nộp Thuế vì cưỡng ép, vì sợ, không phải vì tự nguyện. Khác xa với người nước ngoài, họ xem nộp Thuế là vấn đề đạo đức cũng giống việc “đi chào về thưa” của dân tộc ta. Chúng ta sẽ bỏ qua yếu tố khách quan, dễ dàng nhận thấy là sự phát triển về kinh tế gần vài trăm năm nay của các nước phát triển so với vài chục năm của nước ta dẫn đến nhận thức sẽ có sự khác nhau. Chúng ta sẽ phân tích vì sao người Việt Nam lại có cách nhìn như vậy với Thuế. 2.1 Nguyên nhân 2.1.1Khách quan: -Cách biểu hiện của Thuế ra bên ngoài. Chúng ta biết rằng Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp. Những gì chúng ta nhận được từ Thuế là nhứng hàng hóa mang tính chất công: nhà cửa, đường sá, trường trạm, điện, công viên, các dịch vụ công...tất cả mọi người đều được sử dụng không phân biệt giàu nghèo, già trẻ… Nhưng đa phần những người sử dụng khi được hỏi các dịch vụ công từ đâu ra thì đa phần đều trả lời “của Nhà nước”, họ không thấy được rằng Nhà nước phải sử dụng tiền thuế thu được từ nhân dân để làm ra những dịch vụ công, hàng hóa công ấy. Thuế được thu trực tiếp bằng tiền trên thu nhập cũng như tài sản, hàng hóa mua bán của nhân dân. Số tiền làm ra bị lấy đi một phần mà lại không được hoàn trả trực tiếp, nếu không có nhận thức đúng về Thuế sẽ gây ra tâm lý không tốt trong nhân dân. Về lâu dài đó là điều không hay. -Đất nước ta dân số đông, nhưng đến 70% tập trung ở vùng nông thôn, những vùng xa xôi hẻo lánh. Vấn đề ăn uống còn phải suy nghĩ, chứ đừng nói tới việc suy nghĩ về Thuế. 2.1.2Chủ quan: - Dân tộc ta phải chịu ách thống trị, đô hộ của thực dân cùng chế độ phong kiến cổ hũ trong thời gian quá lâu. Song hành với nó là chính sách thuế không hợp lý, bóp méo Thuế, làm cho Thuế mất đi chức năng vốn có của nó. “Một cổ hai tròng” biểu hiện ra ngoài là sưu cao,thuế nặng, nhiều loại thuế cực kì vô lý như “Thuế Muối, Thuế Đinh, Thuế Thân” . Lần theo lịch sử chúng ta có thể thấy trong những cuộc nổi dậy của nhân dân ta thì những cuộc nổi dậy mang tính chất chống Sưu, Thuế luôn chiếm số lượng lớn cả về số lượng lẫn số người tham gia. Thế hệ phải chịu cảnh ấy không ai khác chính là ông bà của chúng ta. Từ đó gây ra cho thế hệ sau cái nhìn không tốt về thuế. - Nhận thức không đúng, mang tính cực đoan của một số ít cá nhân, vì lợi nhuận mà cố tình vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó lực lượng cán bộ Thuế quá ít không thể kiểm tra liên tục được, do đó một vài trường hợp trốn thoát là chuyện khó tránh khỏi. Một người trốn được sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền, làm xuất hiện cáng ngày càng nhiều trường hợp vi phạm với mức độ càng tinh vi hơn, càng khó khăn hơn cho cơ quan Thuế. - Mức độ xử phạt đối với những trường hợp vi phạm còn thấp, do đó nếu phát hiện và xử lý thì mức phạt thu được không thấm thía gì so với những gì mà người trốn Thuế đã thu được. - Luật Thuế của Việt Nam còn nhiều kẻ hở, do đó vẫn còn nhiều người có thể “lách thuế” mà cơ quan Thuế không làm gì được. Số tiền bị mất do lách thuế thì t thật sự không thống kê được. - Một vài cán bộ Thuế có thái độ không hòa nhã, nhẹ nhàng với người dân, đây chỉ là số ít nhưng “Con sâu làm rầu nồi canh” phần nào tạo cho nhân dân cái nhìn không hay đối với cơ quan Thuế, dẫn đến việc nộp Thuế một cách không thoải mái, tự nguyện. Trong 5 yếu tố mà chúng tôi đưa ra trong phần chủ quan thì 3 yếu tố cuối hoàn toàn có thể thay đổi được trong thời gian ngắn, nhưng 2 yếu tố đầu thì khó thay đổi trong một sớm một chiều. Chúng ta có thể thấy 2 yếu tố đầu đều thuộc phạm trù “Nhận thức”. Và cũng chính yếu tố này là sự khác biệt giữa Việt Nam và nước ngoài. Qua những gì đã trình bày từ đầu tới giờ, chúng ta có thể nhận thấy được mức độ quan trọng của Thuế như thế nào với sự phát triển của một quốc gia, sự khác biệt giữa nhận thức của chúng ta đối với Thuế so với người dân nước ngoài khác xa nhau như thế nào, muốn phát triển như họ ta phải biết học tập những cái hay phù hợp với nước ta và cách họ nhìn nhận về Thuế đáng để ta phải học tập. Trong tương lai không xa, chắn chắn rằng sẽ xuất hiện nhiều loại Thuế mới, mức thuế cũng sẽ thay đổi theo xu hướng ngày càng tăng. Do đó việc thay đổi nhận thức về Thuế thật sự cần thiết, nếu không thiệt hại đối với sự phát triển Quốc gia thật không thể lường trước được. ĐỐI TƯỢNG TRỌNG TÂM CỦA SỰ THAY ĐỔI Chúng ta đã thấy được mức độ cần thiết, nếu không muốn nói cấp bách của việc thay đổi nhận thức về Thuế. Nhưng vấn đề đặt ra là việc thay đổi nhận thức cần phải tập trung vào đối tượng nào. Phải có một đối tượng là trọng tâm của việc thay đổi, không thể làm một cách giàn trãi. Phải xác định cho được mục tiêu rồi từ đó mới tiến hành công cuộc thay đổi. Chúng tôi xin phép chia người dân Việt Nam theo 3 thế hệ một cách tương đối. Thế hệ hiện tại sẽ là thế hệ 8x 9x, vì được sinh ra trong trong quá trình đất nước bắt đầu đổi mới, hội nhập, bên cạnh đó tuổi đời còn rất trẻ. Dựa theo đó thì thế hệ trước sẽ là ông bà, cha mẹ của thế hệ hiên tại(trước 8x) và thế hệ tương lai sẽ là con cháu của thế hệ hiện đại (bắt đầu từ thế hệ 10x và xa hơn nữa) . Chúng ta sẽ bắt đầu phân tích. 1.Thế hệ trước: Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước còn chưa giải phóng. Chịu nhiều gian khổ và cũng là nạn nhân chính sách “Sưu cao,Thuế nặng” của chế độ thực dân. Sau đó là thời kì Bao cấp, chính sách Thuế chưa hoàn chỉnh. Nên có cái nhìn không tốt đối với chính sách Thuế của Nhà nước. Đến thời kỳ đất nước đổi mới thì đã lớn tuổi nên nhận thức về Thuế khó có thể thay đổi được. Đã lớn tuổi, suy nghĩ vẫn còn mang nặng tính phong kiến, khó có thể đón nhận những luồng tư tưởng tiến bộ, những điều mới mẻ, không phù hợp với phong cách của thời đại khi đất nước đang trên con đường hội nhập toàn cầu. Hiện tại là lực lượng làm ra tiền nhiều nhất cho xã hội, cũng là lực lượng trốn thuế, lách thuế nhiều nhất. Suy ra rằng đây không thể là thế hệ trọng tâm mà sự thay đổi hướng đến. 2.Thế hệ hiện tại: Sinh ra trong thời kì đất nước bắt đầu đổi mới và trong quá trình hội nhập với quốc tế. Chính sách Thuế đã phần nào hoàn chỉnh, bắt đầu thể hiện được chức năng vốn có của mình ra ngoài. Tuổi đời còn rất trẻ, nhiệt huyết tràn đầy, mong muốn được cống hiến cho đất nước, xã hội. Được tiếp nhận nhiều luồng giáo dục tiên tiến, tư tưởng thông thoáng, dễ dàng tiếp nhận những cái mới. Thế hệ hiện tại chịu sự giáo dục của thế hệ trước nhưng vẫn mang trong mình phong cách của thời đại mới. Phần lớn còn đang ngồi trên ghế nhà trường hoặc đi làm được khỏang thời gian rất ngắn. Biết về Thuế nhưng chỉ dừng ở mức độ biết, chưa có nhận thức một cách sâu sắc về Thuế. Hầu như chưa có vụ trốn thuế, lách thuế nào liên quan tới thế hệ này. Thế hệ hiện tại mang trong mình những yếu tố cả cũ lẫn mới. Có thể thay đổi được. 3.Thế hệ tương lai: Tuổi đời còn rất nhỏ hoặc chưa ra đời. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đã có nhiều biến đổi cả về văn hóa, kinh tế, xã hội. Đất nước đã có chỗ đứng trên trường thế giới, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Thuế đã có những cải tổ quan trọng để phù hợp với thế giới, phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia. Theo dự đoán chủ quan của chúng tôi sẽ xuất hiện nhiều hình thức Thuế mới ngoài 6 hình thức cơ bản như hiện nay, cùng với mức thuế suất sẽ có sự thay đổi. Những người sinh ra trong thời đại nào sẽ mang hơi thở của chính thời đại đó. Thế hệ 10x và sau 10x chắc chắn sẽ rất năng động, hiện đại, tiến bộ cả về cách suy nghĩ lẫn vẻ bề ngoài. Nhận được sự giáo dục theo chuẩn thế giới, cách nhận thức về phần nào được biến đổi theo xu hướng hiện đại. Bên cạnh đó thì sự ảnh hưởng về luồng tư tưởng của các thề hệ trước đã không còn quá sâu sắc. Những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vẫn được giữ gìn và phát triển. Một yếu tố quan trọng không kém đó là tuổi của thế hệ này: rất trẻ hoăc chưa được sinh ra,chưa có nhận thức gì về Thuế. Dân tộc ta có câu: “Dạy con từ thởi còn thơ” do đó sẽ là đối tượng dễ đào tạo, uốn nắn về nhận thức. Sau khi phân tích trên một số chỉ tiêu như tuổi đời, thời đại sống, luồng tư tưởng, nhận thức về Thuế một cách tương đối của 3 thế hệ người dân Việt Nam chúng ta có thể thấy được đâu là thế hệ, là đối tượng chủ đạo để chúng ta thay đổi nhận thức về Thuế. Thế hệ trước khó có thể thay đổi, thế hệ hiện tại có thể thay đổi, thế hệ tương lai có thể thay đổi một cách triệt để. Do đó, theo đề xuất của chúng tôi, đối tượng chủ đạo sẽ là Thế hệ tương lai , đối tượng ưu tiên thứ 2 là thế hệ hiện tại, và có những phương pháp, biện pháp hợp lý đối với thế hệ trước. Đây là sự thay đổi trên phạm vi cả quốc gia do đó sẽ không bỏ qua bất kì đối tượng nào. Mỗi đối tượng sẽ có một cách phù hợp để truyền đạt nhận thức về Thuế. GIẢI PHÁP Qua những gì đã tìm hiểu, phân tích chúng ta đã biết Thuế quan trọng thế nào, tại sao cần thay đổi nhận thức về Thuế và đâu là đối tượng trọng tâm của sự thay đổi. Bây giờ chúng ta sẽ nói đến cách thay đổi như thế nào. Thay đổi nhận thức thì không có con đường tắt, chỉ có duy nhất một con đường đó là “Giáo dục” và “Thời gian”. Đối với yếu tố Thời gian, vì là vấn đề liên quan đến nhận thức nên không thể một sớm một chiều mà thành công. Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp trăm năm, chúng ta chỉ có thể hy vọng với tất cả sự cố gắng của Nhà nước, của nhân dân mà trong tương lai không xa nhận thức của nhân dân về Thuế sẽ thay đổi. Giáo dục cũng chia ra làm nhiều hình thức đó là: Giáo dục trong học đường và ngoài học đường, tùy vào đối tượng nhận được sự giáo dục đó. 1.Giáo dục trong học đường Tùy vào từng độ tuổi và cấp học mà cách chúng ta lồng ghép Thuế vào môn học như thế nào. Bởi vì đơn giản một học sinh tiểu học làm sao có thể giảng dạy theo cách một sinh viên đại học. Mức độ nhận thức về Thuế đưa vào trường học phải phù hợp với độ tuổi và tăng dần theo độ tuổi, cấp học. Phải có nhiều nghiên cứu khoa học kết hợp thực nghiệm của các cấp ngành để đưa ra được chương trình học phù hợp. Trong mức độ sự hiểu biết của bản thân, chúng tôi xin phép đưa ra một vài biện pháp, khuyến cáo. Để công tác giáo dục pháp luật thuế vào các cấp học đường, nơi các chủ nhân tương lai của đất nước đang học tập, tu dưỡng, cần phải đạt được những yêu cầu và mục tiêu cơ bản. Về yêu cầu: - Phải đảm bảo hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thuế, nội dung, thời lượng phải phù hợp với từng đối tượng học sinh trong từng cấp học, tránh tình trạng quá tải, hình thức giảng dạy phong phú, đa dạng, hấp dẫn, mang tính chất vừa học, vừa chơi nhằm giúp học sinh hứng thú với bài giảng của giáo viên. - Sự nhiệt tình của đội ngũ thầy cô giáo, kết hợp giữa bài giảng chính khoá và ngoại khoá nhằm bổ trợ cho hoạt động chính khoá, nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học. Muốn đạt được các yêu cầu trên, cần có sự vào cuộc của ngành giáo dục các cấp, có sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quyết tâm cao của cơ quan Thuế nhằm vận động các trường trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích (kể cả vật chất và tinh thần) cho đội ngũ giáo viên tham gia việc giảng dạy pháp luật thuế, động viên sự say mê tìm hiểu, nghiên cứu nội dung, chương trình để soạn giáo án bài giảng. 1.1Đối với cấp học Mẫu Giáo Chúng tôi xin được bắt đầu từ cấp học thấp nhất là Mẫu Giáo, khi chúng tôi đưa ra vấn đề này chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi, bao quát lại là: “có cần thiết phải làm như thế với một đối tượng nhỏ như thế không”. Có 2 lý do, lý do thứ 1, ngay từ cái tên đề tài “ Thay đổi nhận thức về Thuế đối với thế hệ tương lai” chúng tôi đã tỏ rõ quan điểm của mình, thế hệ tương lai chính là những em học sinh nhỏ tuổi như thế, phải uốn nắn từ nhỏ thì sau này khi trưởng thành mới dễ dàng đi vào đường lối. Còn lý do thứ 2, chúng ta đã từng đưa chương trình Giáo dục Giao thông vào cấp học Mẫu giáo và rất thành công, chúng tôi thiết nghĩ và mong muốn rằng việc Giáo dục về Thuế cũng sẽ đạt được thành công như vậy. Đối với cấp học Mẫu giáo chỉ cần truyền tải đến được cho các em biết Thuế là gì. Tạo cho các em cái nhìn tốt đẹp về Thuế dưới con mắt của các em. 1.2Đối với cấp học Tiểu Học Tuổi có lớn hơn nhưng vẫn còn nhỏ, nhận thức còn hạn chế. Ở giai đoạn này, cần truyền tải cho các em những điễu khá căn bản về Thuế, chỉ đưa nội dung về mối quan hệ giữa thuế và cuộc sống của con người: tác dụng của thuế với các hoạt động hàng ngày của con người, công trình, dịch vụ công cộng sử dụng tiền thuế, thuế là gì, tại sao cần tiền thuế? tại sao cần phải nộp thuế?... 1.3Đối với cấp học Trung học Đang bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành, nhân cách bắt đầu hình thành 1 cách rõ rệt. Do đó cần đặc biệt quan tâm khi các em đến giai đoạn này. Nhận thức của các em đã có một mức nhất định, chúng ta có thể cho các em tìm hiểu về Tài chính quốc gia như thu-chi ngân sách nhà nước, khái niệm và ý nghĩa của thuế, những phúc lợi xã hội mang lại từ thuế, tìm hiểu về thuế qua các thời kỳ, pháp luật về thuế.... 1.4Đối với cấp học Phổ Thông Đến lứa tuổi trưởng thành, nhận thức đã đạt đến mức nhất định. Có thể cho các em tìm hiểu sâu hơn về Thuế, ví dụ như: tìm hiểu bản chất, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của thuế; khái quát hệ thống thuế Việt Nam, phân biệt giữa thuế và phí, lệ phí... lịch sử hình thành thuế trên thế giới, trên Việt Nam, chế tài xử lý vi phạm về thuế... 1.5Đối với cấp học Đại học và sau Đại học Đã trưởng thành, suy nghĩ chính chắn, cùng với sự giáo dục từ nhỏ nên nhận thức về Thuế phần nào đã được hình thành. Đối với cấp học Đại học và sau Đại học, theo chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì những gì đã biết ở các cấp học trước và bổ sung thêm ở một mức độ cao hơn, sâu hơn. Ví dụ: Ở cấp Trung học có học về Thu-Chi ngân sách nhà nước nhưng chỉ tìm hiểu một cách sơ sài, giống như là “Cưỡi ngựa xem hoa”, đến cấp học này sẽ tìm hiểu sâu sắc hơn, Thu-Chi như thế nào, Thu làm sao, Chi làm sao, khoản thu nào chính phủ lấy 100%, khoản thu nào chính phủ sẽ chia với Địa phương… 2.Giáo dục ngoài học đường Đối với việc Giáo dục ngoài học đường sẽ không giống như trong học đường vì có sự khác nhau cả về đối tượng nhận được sự Giáo dục và môi trường tiến hành. Trong phần này chúng tôi xin đưa ra 2 mảng chính đó là: Đối với nhân dân và đối với nội bộ cơ quan Thuế. 2.1Đối với Nội bộ cơ quan Thuế: - Cần thay đổi cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Thay đổi về chiều sâu gồm có: thay đổi chính sách Thuế sao cho phù hợp với Quốc gia ở từng thời kì, thay đổi luật Thuế sao cho dễ hiểu, dễ dàng cho người dân tiếp cận, hoàn thiện luật Thuế sao cho phù hợp với Quốc tế vì nước ta đã là một thành viên của WTO phải có một luật hoàn thiện để kích thích đầu tư nước ngoài vào trong nước, tập huấn, bổ sung các cán bộ ngành Thuế nhằm tạo ra một lưc lượng đông đảo, chính chuyên. - Về chiều rộng: thay đổi bộ mặt của cơ quan Thuế, mỗi trụ sở nên có một điểm Tiếp dân nhận những phản hồi của nhân dân, doanh nghiệp cũng như tư vấn về Thuế, phương thức khai báo Thuế cho các doanh nghiệp trong vùng, mở các lớp về Kĩ năng khi trưng thu Thuế cho các cán bộ Thuế, đây là một điểm mới mà chúng tôi đưa ra và thiết nghĩ nó cũng quan trọng vì nhân dân tiếp xúc với cơ quan Thuế thông qua các cán bộ Thuế, nếu thái độ các cán bộ hóa nhã, nhẹ nhàng, vui vẻ, thân thiện thì mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều, thuận lợi cho cả người nộp Thuế và người thu Thuế. 2.2Đối với người dân: - Không còn biện pháp nào khác ngoài tuyên truyền, vận động. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về Thuế, pháp luật Thuế. Tổ chức cáclớp tập huấn về Thuế cho các cán bộ quận, thành, phường, xã, tổ dân phố…để những cán bộ này sẽ truyền đạt lại với nhân dân, chúng ta có câu nói “Lệnh vua thua lệ làng” do đó việc tập huấn trực tiếp cho người dân sẽ khó khăn hơn là để những người thường xuyên tiếp xúc với nhân dân truyền đạt lại với họ. Người dân là người trực tiếp nộp Thuế, tác động đến họ có 2 yếu tố: thứ 1 là pháp luật về Thuế và thứ 2 là cán bộ Thuế. Chúng ta truyền đạt đến họ nhận thức về Thuế, về Pháp luật, cùng với sự thay đổi của nội bộ cơ quan Thuế (đã được đề cập ở trên) thiết nghĩ nhận thức của họ sẽ ít nhiều thay đổi, cứ dần dần như thế thì con mắt mà đại đa số dân chúng dành cho Thuế sẽ thay đổi. Chúng tôi tiến hành làm đề tài này từ tháng 11/ 2009, tại thời điểm đó thì chưa có một công văn, pháp lệnh nào chú trọng đến việc thay đổi về Thuế. Nhưng thật bất ngờ vì: Tổng cục Thuế vừa ban hành quyết định số 246/QĐ-TCT ngày 04/02/2010 về việc phê duyệt đề án “Phổ biến, giáo dục pháp luật thuế trong các cấp học đường” nhằm giúp học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước - có được những hiểu biết về thuế một cách cơ bản có hệ thống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật thuế từ khi còn nhỏ. Đây quả thật là niềm vui cho nhóm thực hiện đề tài vì ít nhiều đề tài phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai của ngành Thuế. Những ngày gần đây, khi đi ngoài đường bạn có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều Băng-rôn, biểu ngữ liên quan đến Thuế. Ví dụ như: Nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, Nộp thuế là yêu nước... Ở các trụ sở cơ quan Thuế có nhũng Băng-rôn như : Giải đáp thắc mắc của nhân dân về Thuế trong giờ hành chính, Tập huấn về Thuế cho các Doanh Nghiệp trên địa bàn…Tất cả những điều đó đã cho chúng ta có thể thấy được sự quyết tâm của ngành Thuế để thay đổi cái nhìn không tốt của nhân dân đối với mình. Mong rằng với sự quyết tâm của nhà nước, nhân dân sẽ ủng hộ và thực hiện. Thời gian sẽ cho câu trả lời, và chúng ta có quyền tin rằng đó sẽ là câu trả lời “ CÓ”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThay doi nhan thuc ve thue.doc