Tiểu luận Thoả ước lao động tập thể của Công ty cổ phần phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam

MỤC LỤC Lời nói đầu I.Thu hoạch nhận thức 1. Khái niệm của thoả ước lao động tập thể 2. Nội dung của thoả ước lao động tập thể 3. ý nghĩa của thoả ước lao động tập thể II.Bản thoả ước lao động tập thể của: Công ty cổ phần phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Nghĩa vụ tổng quát của cả hai bên Điều 1 2. Thực hiện luật công đoàn Điều 2 3. Thời hạn của thoả ước Điều 3 Chương 2 NỘI DUNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 1. Hợp đồng lao động và đảm bảo việc làm Từ điều 4 đến điều 17 2. Tiền lương, thưởng và phụ cấp lương Từ điều 18 đền điều 21 3. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi Từ điều 22 đến điều 25 4. Khen thưởng – kỷ luật Từ điều 26 đến điều 28 5. An toàn lao động Từ điều 29 đến điều 30 6. Bảo hiểm xã hội Từ điều 31 đến điều 33 Chương 3 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY 1. Hoạt động của tổ chức công đoàn Điều 34 Chương 4 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 2. Cam kết chịu trách nhiệm thi hành Thoả ước lao động tập thể 3. Hiệu lực thi hành của thoả ước lao động tập thể III. Nhận xét VI. ý kiến đóng góp

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thoả ước lao động tập thể của Công ty cổ phần phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời nói đầu I.Thu hoạch nhận thức Khái niệm của thoả ước lao động tập thể Nội dung của thoả ước lao động tập thể ý nghĩa của thoả ước lao động tập thể II.Bản thoả ước lao động tập thể của: Công ty cổ phần phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Nghĩa vụ tổng quát của cả hai bên Điều 1 Thực hiện luật công đoàn Điều 2 Thời hạn của thoả ước Điều 3 Chương 2 NỘI DUNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ Hợp đồng lao động và đảm bảo việc làm Từ điều 4 đến điều 17 Tiền lương, thưởng và phụ cấp lương Từ điều 18 đền điều 21 Thời gian làm việc và nghỉ ngơi Từ điều 22 đến điều 25 Khen thưởng – kỷ luật Từ điều 26 đến điều 28 An toàn lao động Từ điều 29 đến điều 30 Bảo hiểm xã hội Từ điều 31 đến điều 33 Chương 3 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY Hoạt động của tổ chức công đoàn Điều 34 Chương 4 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Cam kết chịu trách nhiệm thi hành Thoả ước lao động tập thể Hiệu lực thi hành của thoả ước lao động tập thể III. Nhận xét VI. ý kiến đóng góp LỜI NÓI ĐẦU Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước . Pháp luật lao động quy định qyuền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất,vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Kế thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Bộ luật lao động thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 về lao động, sử dụng và quản lý lao động. Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất,chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng với lượng kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý kiến của các thầy, cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. I.Thu hoạch nhận thức. Khái niệm thoả ước lao động tập thể Thoả ước tập thể do đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai. Nội dung thoả ước lao động tập thể Nội dung chủ yếu của thoả ước tập thể gồm những cam kết về việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; định mức lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động. ý nghiã của thoả ước lao động tập thể. Bản thoả ước lao động tập thể là cụ thể hoá Bộ luật lao động tại doanh nghiệp, nó mang ý nghĩa pháp lý được ký kết giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là đại diện BCH Công đoàn cơ sở, thay mặt cho tập thể người lao động tại doanh nghiệp. Thoả ước lao động tập thể đã quy định ràng buộc pháp lý về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên nhằm thực hiện nghiêm chỉnh Pháp luật hiện hành của Nhà nước. Thoả ước lao động tập thể tại doanh nghiệp không chỉ quy định quyền lợi của người lao động theo chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành mà còn có những điều khoản được xây dựng thoả thuận trên luật nhằm nâng cao quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động, nhằm động viên họ thực hiện tốt nội quy lao động, rèn luyện mọi mặt để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển. Từ đó, việc làm của người lao động được ổn định, thu nhập được nâng cao, đời sống ngày càng được cải thiện. II.Thoả ước lao động tập thể của: Công ty cổ phần phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam. THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ Căn cứ Bộ luật lao động của Nhà nước ban hành Căn cứ Nghị định 196/ CP ngày tháng năm 1994 của Chính Phủ Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty. Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, và trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chúng tôi gồm có: 1 - Đại diện người sử dụng lao dộng: Ông Lê Quang Trung Chức vụ: Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam. 1 - Đại diện người lao động: Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Chức vụ: Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam. Cùng nhau thoả thuận ký thoả ước lao động tập thể gồm những điều khoản sau đây: CHƯƠNG 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Nhiệm vụ tổng quát của hai bên: a) Người lao động: Có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện Hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. Có quyền gia nhập hoạt động công đoàn theo Luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Được hưởng phúc lợi tập thể , BHXH. b) Người sử dụng lao động( Giám đốc) Có nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự nhân phẩm và đối sử đúng đắn với người lao động. Có quyền tuyển chọn lao động, bố trí điều hành lao động theo nhu cầu, hoạt động của Công ty. Có quyền khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động. Có trách nhiệm cộng tác với công đoàn bàn bạc các vấn đề quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Điều 2 Căn cứ vào Luật công đoàn, Giám đốc Công ty tôn trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn phát huy được vai trò của mình. Điều 3 Bản thoả ước này quy định mối quan hệ giữa hai bên về trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong quan hệ lao động trong thời hạn thoả ước có hiệu lực: 2 năm ( kể từ ngày ký). Các trường hợp không có trong thoả ước này sẽ căn cứ vào từng việc cụ thể để xem xét, giải quyết theo Luật lao động và các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ I/HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ ĐẢM BẢO VIỆC LÀM Điều 4 Đối tượng ký Hợp đồng lao động: Toàn thể cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty sau khi đã qua thời gian thử việc. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động, Giám đốc sẽ thực hiện việc ký Hợp đồng lao động với các hình thức sau: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Đối với những cán bộ làm công tác phụ trách phòng, bộ phận. Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm đối với những đối tượng sau: - 3 năm đối với cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học. - 2 năm đối với cán bộ có trình độ trung học. - 1 năm đối với bảo vệ, tạp vụ. - Hợp đồng lao động theo thời vụ, công việc áp dụng đối với cộng tác viên. Điều 5 Khi Hợp đồng lao động hết thời hạn mà người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu bố trí và người lao động có nguyện vọng thoả thuận tiếp tục làm việc thì sẽ được gia hạn tiếp với thời gian thoả thuận cuả hai bên, tối thiểu bằng thời gian của Hợp đồng đã ký trước. Điều 6 Tất cả những người lao động ký Hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên được cấp sổ lao động theo quy định của Nhà nước. Điều 7 Hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau: - Hết hạn Hợp đồng nhưng không ký tiếp. - Đã hoàn thành công việc theo Hợp đồng. - Hai bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng. - Người lao động bị kết án tù hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của toà án. - Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của toà án. Điều 8 Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn do những lý do chủ quan, khách quan, công việc không phù hợp với bản thân nhưng phải báo trước bằng văn bản cho người sử dụng lao động biết ít nhất: - 5 ngày với Hợp đồng lao động dưới 1 năm. - 30 ngày với Hợp đồng lao động từ 1 – 3 năm. - 45 ngày với Hợp đồng lao động dài hạn. Điều 9 a) - Giám đốc Công ty có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau: -Thường xuyên không hoàn thành các công việc. - Vi phạm các điều cam kết trong Hợp đồng. -Tự ý bỏ việc 3 ngày trong một tháng (cộng dồn), 10 ngày trong một năm (cộng dồn) mà không có lý do chính đáng. - Không đủ thể lực, trí tuệ, nhân cách. - ốm đau liên tục quá nửa thời gian ký Hợp đồng lao động, đãđược điều trị nhưng không có kết quả. - Công ty thu hẹp hoạt động kinh doanh, giảm việc làm hoặc những lý do bất khả kháng. Điều10 Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng đều phải giải quyết mọi công việc cũ và bàn giao đầy đủ mọi vật dụng trang bị khi còn làm việc (trừ quần áo bảo hộ hoặc đồng phục). Trong tất cả các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động, Giám đốc sẽ giải quyết theo luật định của Nhà nước (trợ cấp thôi việc theo thời gian công tác, cụ thể mỗi năm công tác được một tháng lương). Điều 11 Giám đốc Công ty không đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau: - Người lao động là phụ nữ đang có thai, đang nghỉ đẻ theo chế độ quy định, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. - Người lao động bị ốm đau phải điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của bác sĩ, bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp đang điều trị. - Đang nghỉ phép năm hoặc các trường hợp nghỉ khác được Giám đốc cho phép. - Đang thời gian nghỉ kết hôn. Điều 12 Trong trường hợp Giám đốc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái với pháp luật thì phải xem xét nhận trở lại làm việc nếu không trở lại làm việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc theo chế độ hiện hành. - Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng trái pháp luật, trái với cam kết thì không được hưởng bất cứ một quyền lợi nào. - Các hình thức bị sa thải (trừ hình thức sa thải theo điểm c - điều 85 của Bộ luật Lao động), kỷ luật, bị bắt giam chờ xét xử thì không được hưởng bất cứ quyền lợi nào. Điều 13 Giám đốc Công ty, Chủ tịch Công đoàn sẽ giám sát chặt chẽ và giải quyết việc thực hiện thoả ước lao động, Hợp đồng lao động cũng như khi có tranh chấp về quan hệ lao động. Điều 14 Căn cứ vào sản xuất kinh doanh, Giám đốc có quyền tuyển chọn lao động, bố trí điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người ký Hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên. Giám đốc có quyền khen thưởng hoặc xử lý các vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật và các quy định của Công ty. Điều 15 Giám đốc Công ty khuyến khích công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ hoặc cử cán bộ học tại chức và các lớp tu nghiệp ở nước ngoài theo yêu cầu công tác của Công ty. Điều 16 Giám đốc Công ty có nhiệm vụ thực hiện Hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự và đối sử đúng mức với người lao động. Điều 17 Người lao động có nghĩa vụ thực hiện tốt Hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, chấp hành tốt kỷ luật lao động, nội quy, quy chế và tuân theo sự điều hành lao động của Giám đốc Công ty. II/ TIỀN LƯƠNG, THƯỞNG VÀ PHỤ CẤP LƯƠNG Điều 18 - Tiền lương, thưởng của người lao động được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Công ty thực hiện mức lương chức danh, chuyên môn kỹ thuật, nghành nghề theo quy định của Công ty, đảm bảo mức lương không thấp hơn 360.000đ. - Tiền lương được trả vào ngày 5 và 20 hàng tháng. - Người lao động có quyền khiếu nại về việc tính lương, trả lương theo quy định của Công ty, Giám đốc sẽ trả lời sau 5 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại của người lao động. Điều 19 Người lao động làm thêm giờ khi có yêu cầu được trả lương như sau: - Vào ngày thường được trả 150% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường. - Vào ngày lễ, chủ nhật được trả 200% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường. Điều 20 - Các chế độ phụ cấp, nâng bậc lương hàng năm được thực hiện theo quy định của Công ty. Điều 21 Do yêu cầu của công việc, Giám đốc có quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề nhưng không quá 60 ngày / năm. - Người lao động tạm thời làm công việc khác được trả lương theo công việc mới, nếu tiền lương mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương cũ trong thời gian tạm chuyển. Nếu thời gian kéo dài hơn quy định trên thì hai bên sẽ thoả thuận lại về tiền lương. III / THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN NGHỈ NGƠI Điều 22 Thời gian làm việc của người lao động tại Công ty là 8 giờ / ngày. Ngày nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật. Điều 23 Do yêu cầu cần thiết của công việc, Giám đốc có quyền huy động người lao động đi làm vào ngày nghỉ. Sau đó bố trí nghỉ bù hoặc trả lương làm thêm giờ theo chế độ quy định (trừ trường hợp người lao động gặp khó khăn đột xuất như: bản thân ốm hoặc vợ chồng con ốm... không thể làm thêm giờ được. - Thời gian làm thêm giờ không quá 4 giờ / ngày. - Thời gian làm thêm giờ không quá 2 ngày chủ nhật / tháng. Ngoài số giờ và chủ nhật trên phải có sự thoả thuận của người lao động. - Làm thêm giờ do yêu cầu của Giám đốc hay trưởng các bộ phận phải có sự giám sát của bảo vệ và các phòng chức năng. - Không huy động phụ nữ có thai từ tháng thứ 7 và đang cho con bú đi làm thêm. Điều 24 Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương cơ bản trong các ngày lễ, Tết và các ngày kỷ niện lớn trong năm theo danh mục quy định của Bộ luật lao động. Người lao động làm việc đủ 12 tháng được nghỉ phép năm có lương theo quy định của Nhà nước: - Nghỉ 12 ngày với làm việc bình thường. - Nghỉ 14 ngày với làm việc nặng nhọc. - Ngoài ra cứ 05 năm làm việc trong Công ty thì được nghỉ thêm 01 ngày. Điều 25 Người lao động nghỉ việc riêng vẫn hưởng lương trong những trường hợp sau: - Bản thân kết hôn: nghỉ 3 ngày. - Con kết hôn : nghỉ 1 ngày. - Bố mẹ cả hai bên (vợ hoặc chồng) chết: nghỉ 3 ngày. - Con người lao động chết: nghỉ 3 ngày. Ngoài các quy định trên, người lao động có thể thoả thuận với Giám đốc nghỉ thêm nhưng không hưởng lương. IV/ KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT Điều 26 KHEN THƯỞNG Giám đốc có thể thưởng cho những trường hợp sau: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Hoàn thành công việc mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty. Điều 27 KỶ LUẬT Công ty áp dụng kỷ luật lao động, chế độ bồi thường vật chất theo quy định hiện hành để xử lý những tập thể, cá nhân sai phạm. Các trường hợp sau xác định hình thức vi phạm kỷ luật lao động: - Đi làm muộn, về sớm so với giờ quy định. - Nghỉ không lý do - Đến nơi làm việc trong tình trạng không làm chủ được bản thân (say rượu, bia...) Hoàn thành nhiệm vụ dưới 70% công việc với việc tạm thời, dưới 90% đối với việc công hành chính. - Không hoàn thành nhiệm vụ đúng khối lượng và tiến độ công việc được giao. - Tự ý rời nơi làm việc không báo với người phụ trách trực tiếp. - Không chấp hành lệnh điều hành của người phụ trách trực tiếp trở lên. - Có hành vi gây rối, gây mất trật tự trong Công ty. - Có hành vi trộm cắp tài sản của Công ty hoặc làm những việc gây thiệt hại cho Công ty. - Làm lộ bí mật kinh doanh của Công ty. - Vi phạm các nội quy, quy chế của Công ty đã ban hành và các chính sách chế độ của Nhà nước. Điều 28 Người lao động vi phạm kỷ luật lao động và các quy định của Công ty, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý một trong các hình thức sau của Bộ luật lao động: a) - Khiển trách b) - Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian 06 tháng c) - Sa thải V/ AN TOÀN LAO ĐỘNG Điều 29 - Khi tuyển dụng lao động vào Công ty làm việc người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động. - Đảm bảo nơi làm việc thoáng, sáng đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. - Phải có đầy đủ các phương tiện để phòng chống cháy nổ. - Phải định kỳ kiểm tra các thiết bị, hệ thống điện để phòng chống cháy nổ. - Đảm bảo các biện pháp an toàn cho người lao động. Điều 30 Người lao động phải tuân theo các nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các quy định về phòng chống chữa cháy, nổ. Người lao động có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp biết. Ai vi phạm để xảy ra mất an toàn lao động, người đó phải chịu trách nhiệm kể cả việc bồi thường thiệt hại cho Công ty, cho người khác do lỗi của mình. Khi tai nạn lao động xảy ra, trước tiên người sử dụng lao động có trách nhiệm làm công việc sơ cứu,cấp cứu... theo quy định của Luật lao động để đảm bảo tính mạng cho người lao đổng rồi sau đó mới quy trách nhiệm và xét xử. VI/ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ Điều 31 Công ty thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước. Công ty đóng cho người lao động theo tổng quỹ lương tháng như sau: - 15% quỹ BHXH. - 2% bảo hiểm y tế - Người lao động có nhiệm vụ đóng hàng tháng: - 5% vào quỹ BHXH. - 1% bảo hiểm y tế. Điều 32 Công ty có trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho người lao động, khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh tại cơ quan y tế Công ty đăng ký, kết quả khám chữa bệnh phải được ghi vào y bạ của người lao động và đó là chứng từ để thực hiện các chế độ theo quy định của Nhà nước. Chế độ nghỉ ốm, nghỉ thai sản , bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động được điều trị và hưởng lương theo quy định của BHXH. Phụ nữ có thai, cho con bú, giữa giờ được nghỉ để khám thai theo định kỳ và thì cho con bú được thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước. Các chế độ khác như: tử tuất, trợ cấp khó khăn, tai nạn lao động... Giám đốc giải quyết theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và theo quy định của Công ty. Điều 33 Hàng năm tuỳ theo kết quả kinh doanh, Công ty có thể tổ chức đi tham quan, nghỉ mát từ 3 – 5 ngày cho toàn thể CBCNV do Công ty đài thọ. Ngoài ra, Giấm đốc quan tâm vật chất, tinh thần vào những ngày kỷ niệm lớn trong năm: - Ngày quốc tế lao động 1 – 5 - Ngày Quốc khánh 2- 9 - Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3 và ngày Phụ nữ Việt nam 20 – 10 - Ngày Tết Nguyên Đán và Tết dương lịch - Quà thiếu nhi 1 –6 và rằm Trung thu. - CBCNV kết hôn. - Ngày thương binh liệt sĩ. - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22- 12 Chương III HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Điều 34 Giám đốc Công ty có nhiệm vụ thực hiện và chỉ đạo CBCNV toàn Công ty thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, nghị định, quyết định của Đảng và Chính phủ, biến nó thành hiện thực sinh động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Ban chấp hành Công đoàn có nhiệm vụ giáo dục, động viên người lao động làm tốt nghĩa vụ lao động, làm đúng chức trách được giao, thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước cũng như các nội quy, quy chế cuả Công ty và chủ động tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. CHƯƠNG IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 35 Hai bên cam kết chịu trách nhiệm thi hành thoả ước này. Trong quá trình thực hiện nếu một trong hai bên có yêu cầu sửa đổi bổ sung phải báo cho bên kia biết cụ thể nội dung dự kiến sửa đổi chậm nhất là 15 ngày. Hai bên phải thương lượng và thông báo bằng văn bản. Điều 36 Bản thoả ước có 4 chương 36 điều làm căn cứ để áp dụng ký kết Hợp đồng với người lao động. Cứ 6 tháng đại diện tập thể người lao động và Giám đốc sẽ kiểm tra và thông báo cho nhau biết kết quả thực hiện thoả ước lao động hoặc những vấn đề có liên quan cần xem xét để bàn bạc, thống nhất và thông báo cho cán bộ công nhân viên biết để thực hiện. Thoả ước này được ký kết công khai ngày 20 tháng 01 năm 1997 tại Văn phòng Giám đốc Công ty Thiên Nam, số 3 phố Trần Quốc Toản. Thoả ước này có hiệu lực kể từ ngày ký và được đăng ký tại Sở lao động – TBXH Hà Nội. Thoả ước này được làm thành 4 bản có giá trị như nhau - Một bản đăng ký tại Sở Lao động TBXH Hà Nội - Một bản Giám đốc Công ty giữ để thực hiện. - Một bản BCH Công đoàn Công ty giữ để thực hiện. - Một bản lưu tại Văn phòng Công ty. ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÁM ĐỐC T/M BCH CÔNG ĐOÀN CÔNG TY Lê Quang Trung Nguyễn Thị Bích Ngọc III. Nhận xét Bản thoả ước lao động tập thể của Công ty cổ phần phát triển SX và XNK Thiên Nam hoàn toàn phù hợp với quy định của Pháp luật về lao động. Đặc biệt có những điều khoản được quy định trên luật có lợi cho người lao động như: tiền lương tối thiểu quy định 360.000đ/tháng (quy định của NHà nước hiện hành là 210.000đ/tháng). Thoả ước lao động tập thể được bàn bạc dân chủ trong đội ngũ người lao động và được đại đa số đồng tình nhất trí cao. Tuy nhiên, cần xây dựng cụ thể hoá về đãi ngộ đối với người lao động trong nội quy, quy chế (mức trợ cấp khó khăn, mức thăm hỏi, hiếu hỉ và các chế độ khác). Điều 36 của thoả ước lao động tập thể này có nêu: Thoả ước này làm thành 4 bản có giá trị như nhau. Một bản đăng ký tại Sở Lao độngTBXH Hà Nội Một bản Giám đốc Công ty giữ để thực hiện. Một bản BCH Công đoàn Công ty giữ để thực hiện. Một bản lưu tại Văn phòng Công ty. Trong 4 bản trên chưa có bản do BCH công đoàn cơ sở gửi công đoàn cấp trên theo điều 47 của Bộ luật lao động. IV.ý kiến đóng góp. Cần nghiên cứu để nâng cao quyền lợi cho người lao động hơn nữa so với luật. Thoả ước lao động tập thể phải được lập thành 4 bản - Một bản do người sử dụng lao động giữ - Một bản do BCH Công đoàn cơ sở giữ. - Một bản do BCH gửi Công đoàn cấp trên. - Một bản do người sử dụng lao động gửi cơ quan lao động cấp tỉnh chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ký kết để đăng ký.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68637.DOC