Tiểu luận Thống kê du lịch Việt Nam

Mục Lục Chương I: Khái quát chung về tiềm năng du lịch Việt Nam 1. Khái quát chung về nghành du lịch 2. Lịch sử nghành du lịch Việt Nam Chương II: Thống kê tiềm năng Du lịch Việt Nam 1. Tài nguyên thiên nhiên 2. Du lịch tự nhiên 3. Du lịch nhân văn 4. Tiềm năng kinh tế - xã hội 5. Cơ sở hạ tầng 6. Sơ lược thống kê lượng khách quốc tế 2010 của Việt Nam Chương IV: Kết luận  Nhận xét của GVHD Dẫn Nhập Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Ngày nay các loại hình du lịch nở rộ, họ thêm các khái niệm như: du lịch làm ăn, du lịch giải trí, năng động và đặc biệt, du lịch nội quốc, quá biên ( Inbound, Outbound, Nội địa), du lịch tham quan trong thành phố (tour City), du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái), du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm, du lịch hội thảo, triển lãm MICE, Hội nghị .,du lịch Tuần trăng mật .,du lich lễ hội . So sánh với các nước trong khu vực, tiềm năng và tài nguyên du lịch VN là “số một” , Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng đa dạng và phong phú, Việt Nam đang là điểm đến nổi tiếng của thế giới. Du lịch đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế . tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Thông qua sự thống kê chi tiết về du lịch chúng ta sẽ biết được tiềm năng và sự phát triển của du lịch đã thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hoá nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn . Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư. Luận văn dài 41 trang

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thống kê du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các địa bàn trọng điểm: thủ đô Hà Nội và phụ cận, Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long - Bái Tử Long. Vùng bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển, đảo Bắc Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Huế và phụ cận; Kim Liên - Vinh - Cửa Lò - Cầu Treo. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Đà Nẵng - Quảng Nam, Nha Trang - Ninh Chữ, Phan Thiết - Mũi Né. Vùng Tây Nguyên: gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng gắn với Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Các địa bàn trọng điểm: TP Đà Lạt và phụ cận, TP. Buôn Mê Thuột và phụ cận; Khu vực Bờ Y- TX. Kon Tum - TP. Pleiku. Vùng Đông Nam Bộ: gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang du lịch xuyên Á. Các địa bàn trọng điểm: Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh, Vũng Tàu - Côn Đảo. Vùng Tây Nam Bộ: Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ gắn với du lịch tiểu vùng sông Mêkông. Các địa bàn trọng điểm: Khu vực TP.Cần Thơ và phụ cận; Hà Tiên - Phú Quốc; Khu vực Đồng Tháp Mười. Chương II: Thống kê tiềm Năng Du lịch Việt Nam 1. Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển,  tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. a. Tài nguyên đất: Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha, chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và 38,92% diện tích đất đang sử dụng. Hiện còn 14,217 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên. Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang Tây. Cả nước có 14 nhóm đất là: Cồn cát và cát ven biển: 502.045 ha Đất mặn: 991.202 ha Đất phèn: 2.140.306 ha Đất phù sa: 2.936.413 ha Đất lầy và than bùn: 71.796 ha Đất xãm bạc màu: 2.481.987 ha Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: 34.234 ha Đất đen: 237.602 ha Đất đỏ vàng: 15.815.790 ha Đất mùn vàng đỏ trên núi: 2.976.313 ha Đất mùn trên núi cao: 280.714 ha Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: 330.814 ha Đất xói mòn trơ sỏi đá: 505.298 ha Các loại đất khác va đất chưa điều tra: 3.651.586 ha Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11 triệu ha, diện tích đã được sử dụng chỉ có 6, 9 triệu ha; trong đó 5,6 triệu ha là đất trồng cây hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh, quít...).    b. Tài nguyên nước: Nếu xét chung trong cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dài trên 10 km, mật độ trung bình từ 1,5 – 2 km sông/1 km2 diện tích, cứ đi dọc bờ biển khoảng 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3. Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào nước ta tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông toàn quốc, riêng đối với sông Cửu Long là 90%. Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước; sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%); các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%); các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%). Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được 60% nhu cầu nước ngọt của đất nước. Ở vùng đông bằng châu thổ, nước ngầm ở độ sâu từ 1 – 200m, ở miền núi nước ngầm thường ở độ sâu 10 – 150m, còn ở vùng núi đá vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m. Đặc biệt vùng Tây Nguyên, nước ngầm thường sâu vài trăm mét, còn ở một số nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Hà Tiên, Cà Mau, Bến Tre… nước ngầm thường bị nhiễm mặn, dân đến tình trạng thiếu nươc ngọt. Nước ta cũng đã phát hiện được 350 nguồn suối khoáng, trong đó có 169 nguồn nước có nhiệt dộ trên 300C.  c. Tài nguyên biển: Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2, diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế cao, 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san hô… Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn. Ngoài ra còn có 40.000 ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển có sự đa dạng sinh học cao. Trong đó có 3 khu sinh quyển thế giới là: vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia Cát Bà (hải Phòng). Đồng thời nước ta còn có 290.000 ha triêu lầy, 100.000 ha đầm phá. d. Tài nguyên rừng: Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu. Có khoảng 8000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 275 loài thú, 820 loài chim, 180 loài bò sát, 471 loài cá nước ngọt và hơn 2000 loài cá biển sống trên lãnh thổ Việt Nam. Việc tìm ra 2 loài móng guốc lớn là Sao la và Mang lớn ở Việt Nam là sự kiện lớn chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của tài nguyên sinh vật Việt Nam. Độ che phủ của rừng cao và hợp lý làm giảm dòng chảy mặt ngay sau mưa, làm chậm lũ, điều hoà dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô... Việt Nam có hơn 100 khu bảo tồn thiên nhiên. Để nâng cao độ che phủ của rừng, Chính phủ đang tiến hành giao trên 1 triệu ha đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân, hơn 5 triệu ha cho các tổ chức kinh tế xã hội để quản lý. Nhờ việc cấm khai thác rừng tự nhiên để xuất khẩu gỗ, trong thời gian quan độ che phủ rừng đã bước đầu lên. c. Tài nguyên sinh vật: - Hệ thực vật: Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học, hệ thực vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao có mạch; đã xác định được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 600 loài rong biển. Trong đó có 1.200 loài thực vật đặc hữu, hơn 2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật liệu trong xây dựng. Tỷ lệ số loài thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta lên tới 28%. Hệ thực vật nước ta có nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, ba kích, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu… - Hệ động vật: Tính đến nay đã xác định được ở nước ta có 275 loài thú, 1.009 loài và phân loài chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá nước ngọt, khoảng 2.038 loài cá biển, 12.000 loài côn trùng, 1.600 loài động vật giáp xác, 350 loài động vật da gai, 700 loài giun nhiều tơ, 2.500 loài động vật thân mềm, 350 loài sa nhô được biết tên…Hệ động vật Việt Nam có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng. Hệ động vật Việt Nam còn có một số loài quý hiếm như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, hổ, báo, culy, vượn den, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng…  d. Tài nguyên khoáng sản: Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ðịa Trung Hải. Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản Các loại khoáng sản có quy mô lớn : - Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn ở độ sâu 300 m (1991), chủ yếu là ở Quảng Ninh, Thái Nguyên . Năm 1996 lượng than khai thác là 10,9 triệu tấn than lộ thiên . - Boxit: trữ lượng vài tỉ tấn, hàm lượng quặng cao 40 - 43%, chất lượng tốt, tập trung nhiều ở Nam Việt Nam . - Thiếc: ở Tĩnh Túc - Cao Bằng có hàng chục ngàn tấn, khai thác còn ít, trữ lượng 129.000 tấn . - Sắt: phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, ven sông Hồng . Trữ lượng khoảng gần 1 tỉ tấn . - Apatit: trữ lượng trên 1 tỉ tấn . - Ðồng: trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, khai thác còn ít . - Crom: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, chất lượng không cao . - Vàng: phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng ; vàng sa khoáng quy mô nhỏ ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Tuyên ..., trữ lượng khoảng 100 tấn . - Ðá quý: có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An, Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên, bao gồm: Granat, Rubi, Saphia... - Ðá vôi: ở miền Bắc, miền Trung có trữ lượng lớn và miền Nam (Hà Tiên, trữ lượng 18 tỉ tấn) . - Cát thủy tinh: phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trữ lượng là 2,6 tỉ tấn . - Dầu mỏ: tập trung trong các trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa. Trữ lượng Vịnh Bắc Bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu tấn, Ðồng bằng sông Cửu Long 300 triệu tấn, vịnh Thái Lan 300 triệu tấn. Sản lượng của Việt Nam 1995 là 10 triệu tấn/năm. Từ 1991 -1995 Việt Nam sản xuất 20 -23 triệu tấn dầu thô. Nhiều mỏ dầu lớn như Bạch Hồ, Ðại Hùng đang được khai thác và sản lượng ngày càng tăng. e. Tài nguyên du lịch Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)...; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)... Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam. Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình)... 7.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. a. Địa hình. Địa hình có ý nghĩa đặc biệt với du lịch. Các dạng địa hình nước ta có tiềm năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo. - Địa hình Karst: Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạng Karst hang động, Karst ngập nước và Karst đồng bằng. Địa hình Karst tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi… Địa hình Karst Bãi biển Nha Trang-Khánh Hòa - Đạ hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Các bãi biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Văn Phong (Nha Trang), Vũng Tầu… - Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tầu)… Khó khăn: Các dạng địa hình Karst tạp trung chủ yếu trong các khu vực cự kỳ khó khăn về điều kiện giao thong, trong các hệ sinh thái nhạy cảm dễ bị phá vỡ. Vì vậy khó khăn lớn nhất trong khai thác các loại địa hình vào phát triển du lịch trong chính là việc vừa phát triển mà vẫn đảm sự bền vững của môi trường. b. Khí hậu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hoá đa dạng theo mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức du lịch. Sự phân hóa của các loại khí hậu đã quy định sự phát triển của các loại hình du lịch, vì vậy nước ta có cã các hình thức du lịch của đới nóng và đới lạnh. Mùa đông ở Sapa Núi Bà Nà – Đà Nẵng Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Nước ta có nhiều bão, lũ lụt vào mùa mưa tàn phá nặng nề các khu vực nó đi qua, đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung; gió mùa đông bắc vào mùa đông, và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt làm các ngưng trệ nhiều hoạt động du lịch sinh thái, tham quan. c. Thủy văn: Nước trên mặt: Nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cung cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng: du lịch hồ, du lịch sông nước... Có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long và một vài sông khác như sông Hương, sông Hàn, sông Hồng... Hệ thống hồ cũng có giá trị lớn về du lịch, tiêu biểu như hồ Tây(Hà Nội), hồ Hoà Bình (Hoà Bình), hồ Ba Bể (Bắc Kạn, hệ thống hồ ở Đà Lạt (Lâm Đồng)... Du lịch sông Hồng Suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tầu Nước dưới đất: Nhìn chung ít có giá trị du lịch. Trong đó tài nguyên nước khoáng có giá trị đặc biệt đối với du lịch. Nước khoáng chứa một số thành phần vật chất đặc biệt có tác dụng cho sức khoẻ con người và gắn với loại hình du lịch chữa bệnh. Nước ta đã phát hiện được khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên, trong đó có nhiều nguồn nước đã được đưa vào khai thác cho mục đích du lịch, tiêu biểu như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Thanh Hóa, Vũng Tầu… Tuy nhiên nguồn nước của các hệ thống sông suối phân hóa rỏ rệt theo mùa đã và đang gây ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động du lịch có liên quan mật thiết đến nguồn lợi sông nước. d. Sinh vật. Việt Nam nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động thực vật, vì thế tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng. Diện tích rừng che phủ ở nước ta khoảng 37 % (2006), chủ yếu tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đã thống kê được hơn 800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1.000 loài chim và 330 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quí hiếm. Nước ta đã thành lập được 105 khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường. Tài nguyên sinh vật nước ta ngoài giá trị lớn về môi trường còn có ý nghĩa kinh tế, du lịch to lớn. VQG Bến En – Thanh Hóa Rừng ngập mặn – Cà Mau Khó khăn: Nguồn tài nguyên sinh vật tuy đa dạng và phong phú nhưng đang đứng trước nhiều nguy cơ bị suy giảm về số lượng và chất lượng, nhất là khi các hoạt động du lịch có lien quan trực tiếp đến sinh vật phát triển, nguy cơ này ngày càng được nhân lên. 7.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. a. Di tích lịch sử - văn hóa. Di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch. Cho đến nay cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có 2.715 di tích được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng. Đặc biệt đã có những di tích lịch sử - văn hoá được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại như cố đô Huế (1993), phố cổ Hội An (1999), thánh địa Mỹ Sơn (1999)... Ngoài ra còn một số di tích khác đang đề nghị UNESCO công nhận, như chùa Hương (Hà Tây), bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai), Hoàng Thành Thăng Long... Các di tích này đã và đang được khai thác nhất định vào phát triển du lịch. Cố đô Huế Phố cổ Hội An – Quảng Nam b. Lễ hội. Việt Nam có một nền văn hoá mang bản sắc riêng độc đáo. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhiều lễ hội ra đời cách ngày nay hàng nghìn năm vẫn được giữ gìn và duy trì. Các lễ hội văn hóa có sức hút vô cùng to lớn đối với du khách thập phương. Các lễ hội của nước ta chủ yếu tập trung vào các tháng giêng và tháng hai như lễ hội Đền Gióng (Hà Nội), Chùa Hương (Hà Tây), Phủ Giày (Nam Định), Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Sơn (Bình Định), Hội đâm trâu (Tây Nguyên), Hội chọi trâu (Đồ Sơn)... Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ Lễ Hội Chùa Hương – Hà Nội c. Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn khác. Nước ta có 54 dân tộc phân bố rộng khắptừ Bắc vào Nam với những phong tục, tập quán độc đáo, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật đa dạng và đặc sắc có sức hút to lớn đối với khác du lịch trong và ngoài nước. Dọc chiều dài đất nước có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống, những món đặc sản đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra cã nước còn có hàng trăm bảo tàng với nhiều hiện vật và tài liệu lịch sử quý giá đang được lưu giữ. Người H’Mông – Tây Bắc Người Chăm – Bình Thuận 3. Khả năng và thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam. Ngày 09 tháng 07 năm 1960, công ty du lịch Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, du lịch chỉ thực sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế khi đất nước tiến hành đổi mới, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tài nguyên du lịch chưa được khai thác đúng mức, nhiều tài nguyên còn trong tình trạng bỏ ngõ hoặc khai thác không hợp lý làm suy giảm nghiêm trọng đến môi trường, đến hiện trạng của các tài nguyên. Các tài nguyên chủ yếu được khai thác ở mức độ sẳn có, chưa có sự đầu tư đích đáng nhằm phát huy hết nguồn tài nguyên này. - Khách du lịch quốc tế: Khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Năm 1990 nước ta mới đón được 25 vạn lượt khách thì vào cuối tháng 12 năm 1994 người khách quốc tế thứ 1,0 triệu, năm 2003, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2,2 triệu, đến năm 2004, tăng lên trên 2,9 triệu và năm 2005 đạt gần 3,5 triệu. Khách du lịch quốc tế đén Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN… Theo kết quả điều tra "Khảo sát những dự định du lịch Châu Á năm 2007" của Visa International Asia Pacific (Visa) và Hiệp hội Du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), có 31% số người được hỏi đã xem Việt Nam là điểm đến kế tiếp trong vòng 2 năm tới. So với 24% kết quả kháo sát năm 2006, con số đã tăng lên 7% chỉ trong vòng 1 năm. Đây là điều rất mừng đối với du lịch nước ta, nhưng cũng là điều rất đáng lo ngại vì phần lớn khách du lịch quốc tế đến nước ta chỉ một lần, 85% không muốn quay trở lại. Về thị trường khách có thay đổi, song khách Trung Quốc đến nước ta vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến Nhật Bản, Hoa Kỳ… Theo thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 năm 2010 Trong tháng 1/2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 416.249 lượt, tăng 10,6% so với tháng trước và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 2 và 2 tháng năm 2010 Trong tháng 2, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 446.323 lượt, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 2 tháng năm 2010 ước đạt 877.715 lượt, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2010 Trong tháng 3, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 473.509 lượt, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 56,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 3 tháng năm 2010 ước đạt 1.351.224 lượt, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 và 4 tháng năm 2010 Trong tháng 4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 432.608 lượt, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 4 tháng năm 2010 ước đạt 1.783.832 lượt, tăng 35,0% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5 và 5 tháng năm 2010 Trong tháng 5, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 350.982 lượt, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 5 tháng năm 2010 ước đạt 2.134.814 lượt, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6 và 6 tháng năm 2010 Trong tháng 6, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 375.707 lượt, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 6 tháng năm 2010 ước đạt 2.510.521 lượt, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2009 Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7 và 7 tháng năm 2010 Trong tháng 7, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 410.000 lượt, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 7 tháng năm 2010 ước đạt 2.920.521 lượt, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2009.. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2010 Trong tháng 8, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 427.935 lượt, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 8 tháng năm 2010 ước đạt 3.348.456 lượt, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 9 và 9 tháng năm 2010 Trong tháng 9, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 383.463 lượt, tăng 26,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 9 tháng năm 2010 ước đạt 3.731.919 lượt, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2010 Trong tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 440.071 lượt, tăng 99,3% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 10 tháng năm 2010 ước đạt 4.171.990 lượt, tăng 39,0% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2010 Trong tháng 11 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 428.295 lượt, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 11 tháng năm 2010 ước đạt 4.600.285 lượt, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2010 Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 449.570 lượt, tăng 19,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 12 tháng năm 2010 ước đạt 5.049.855 lượt, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2009. Mục đích đến nước ta chủ yếu là du lịch, sau đó đến thương mại, thăm thân đang có chiều hướng tăng, mục đích khác chiếm tỷ lệ còn nhỏ. Khách du lịch nội địa: Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu du lịch tham quan và nghĩ dưỡng cũng tăng lên nhanh chóng. Số khách du lịch nội địa ở nước ta liên tục tăng lên từ khoảng 1 triệu người năm 1990, năm 2000 là 11,2 và đến năm 2005 tăng lên 16,1 triệu. Như vậy có thể thấy mặc dù có những khó khăn và hạn chế nhưng du lịch Việt Nam đã và đang có những bước phát triển đáng mừng góp phần to lớn vào phát triển đất nước. Giải pháp – Định hướng Những giải pháp nhằm khai thác tốt hơn những tiềm năng du lịch Việt Nam. Xây dựng các điểm, tuyến du lịch, kết hợp chặt chẽ du lịch tự nhiên với du lịch nhân văn. Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh thắng. Thực thi các giải pháp phát triển du lịch bền vững. Nên đầu tư xây dựng những khu du lịch chất lượng cao, đồng thời nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên ngành du lịch. Đảm bảo vệ sinh mỹ quan, an toàn trong sinh hoạt, thái độ phục vụ. Có sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức du lịch nhằm tránh tình trạng chèn ép, tranh giành không lành mạnh. Tiềm năng kinh tế - xã hội a, Tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam. Việc khai thác tài nguyên biển hiện nay đang có được chú trọng tiềm năng khác của biển như tiềm năng băng chảy, khả năng ứng dụng năng lượng thủy triều, sóng biển, năng lượng gió ven biển...  Hướng ra biển, phát triển kinh tế biển để lớn mạnh từ biển thì việc đầu tiên là phải hiểu về biển, tiềm năng, lợi thế, những tác động bất lợi từ biển và ý thức được sở trường, điểm mạnh, điểm yếu, khả năng của chúng ta.   Phát triển kinh tế biển là một bài toán lớn, phong phú và đa dạng. Từ việc khai thác dầu khí, khoáng sản, hải sản, hàng hải, du lịch biển cho tới đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản... Nhưng nguồn lực của chúng ta còn hạn chế mà trước hết là về con người, các cơ sở đào tạo và số lượng người theo học về biển lại rất ít. Các chuyên gia có sự am hiểu sâu về biển không nhiều, còn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật tác nghiệp trên biển”.  Cơ sở hạ tầng. Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc - nam, riêng các tuyến giao thông nội thủy thì chủ yếu theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng tây ra biển. a. Đường bộ Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…có tổng chiều dài khoảng 222.000km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất. Cầu Mỹ Thuận trên quốc lộ 1A b. Đường biển: Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển. Dự kiến quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển Việt Nam trong tương lai là tuyến đường bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc (xã Bình Ngọc, Móng Cái, Quảng Ninh) tới cửa khẩu Hà Tiên (thị xã Hà Tiên, Kiên Giang) với chiều dài khoảng 3.041 km. Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển lớn ở 3 miền như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân (miền Bắc), cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn (miền Trung) và cảng Sài Gòn, cảng Thị Vải (miền Nam). Các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu nằm theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn như sông Đà, sông Hồng (miền Bắc), sông Tiền, sông Hậu (miền Tây Nam bộ), và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (miền Đông Nam bộ) chảy theo hướng bắc - nam. Cảng Sài Gòn c. Đường sắt: Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652 km, trong đó tuyến đường chính Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh dài 1726km được gọi là Đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có các tuyến đường sắt ngắn từ Hà Nội đi Hải Phòng (hướng đông), Lạng Sơn (hướng bắc), Lào Cai (hướng Tây bắc) d. Đường hàng không: Hệ thống đường hàng không Việt Nam gồm các sân bay quốc tế có các tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp ba miền, 3 sân bay quốc tế hiện đang khai thác là Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), sân bay Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Nội Bài (Hà Nội), và các sân bay dự kiến khai thác đường bay quốc tế trong thời gian tới là Cam Ranh (Khánh Hòa), Cát Bi (Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế). Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 ngành du lịch đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, nguồn vốn hỗ trợ tập trung đầu tư khoảng 314 dự án, trong đó, tổng số dự án và hạng mục đã hoàn thành tính đến năm 2009 là 112 dự án, với tổng vốn Ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ đạt 3.460 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn vốn từ trung ương, hằng năm, các địa phương cũng bổ sung vào đầu tư CSHT du lịch khoảng 10% tổng vốn của ngân sách trung ương. Ngoài ra, ngành du lịch cũng tranh thủ được nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã và đang triển khai cho các dự án về cơ sở hạ tầng ở bảy tỉnh của ba miền đất nước. Việc thực hiện sử dụng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch thời gian qua. Những hạng mục và dự án hoàn thành đã từng bước phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến việc thúc đẩy đầu tư vào du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương, giúp du khách tiếp cận được các điểm đến, tăng thu nhập du lịch của các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, quá trình triển khai đầu tư trong lĩnh vực này từ năm 2006 đến 2010 cũng cho thấy những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Nhiều công trình còn đầu tư kéo dài, không hoàn thành đúng tiến độ dự án đề ra. Nguyên nhân là do các công trình không được cân đối đủ vốn, trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước trợ giúp đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch chỉ đáp ứng được khoảng 22 đến 25% nhu cầu. Các địa phương bố trí bổ sung nguồn vốn rất thấp, nhất là với các địa phương không có khả năng tự cân đối về ngân sách khiến nhiều dự án cơ sở hạ tầng du lịch còn kéo dài, không hoàn thành đúng tiến độ. Mức vốn ngân sách Nhà nước hằng năm đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch còn bị động, không xác định được rõ ràng khả năng hỗ trợ của ngân sách trung ương cho dự án và mức vốn địa phương phải tự bổ sung, cho nên việc phê duyệt dự án không đủ căn cứ bảo đảm vốn cho dự án. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đề ra, ngành Du lịch phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế mỗi năm từ 10 - 15% và khách du lịch nội địa mỗi năm từ 15 - 18%. Để hiện thực mục tiêu này, Bộ đã đề xuất hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và nâng cấp chất lượng dịch vụ du lịch theo hướng tập trung ưu tiên tại một số địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, tăng cường liên kết du lịch địa phương tại vùng trọng điểm, nhằm hình thành những khu du lịch tầm cỡ của khu vực và thế giới. Bên cạnh đó cũng cần tập trung đầu tư dứt điểm các công trình chuyển tiếp để phát huy hiệu quả dự án đầu tư. Đồng thời xây dựng cơ chế thoáng, thu hút mạnh hơn đầu tư trong và ngoài nước nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước. Công tác xúc tiến du lịch cũng được thực hiện theo chiều sâu thay việc đi theo chiều rộng, dàn trải như trước đây. Các thị trường được chú trọng đầu tư gồm có Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia… Các chương trình xúc tiến du lịch cũng được kết hợp với quảng bá văn hoá nhằm tạo sự đa dạng, đặc sắc và tạo dấu ấn đậm nét với khách hàng. Sơ lược thống kê nghành du lịch Việt Nam năm 2010. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau: Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.[7] Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.[8] Tới năm 2010, có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam[9] bao gồm: Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Cù lao Chàm, Cần Giờ.[10] Cà Mau và biển Kiên Giang Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia[11] gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng. Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ.[12] Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh. Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch. Các khu du lịch đó là: Khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa (Lào Cai) Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn) Khu du lịch vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng) Khu du lịch suối Hai (Hà Nội) Khu du lịch văn hóa Hương Sơn (Hà Nội) Khu du lịch văn hóa Cổ Loa (Hà Nội) Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) Khu di tích lịch sử Kim Liên (Nghệ An) Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) Khu du lịch đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị) Khu du lịch Lăng Cô - Hải Vân - Non Nước (Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng) Khu du lịch phố cổ Hội An (Quảng Nam) Khu du lịch vịnh Vân Phong - mũi Đại Lãnh (Khánh Hòa) Khu du lịch biển Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận) Khu du lịch Đankia - Suối Vàng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng) Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) Khu du lịch sinh thái - lịch sử Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) Khu du lịch biển Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) Khu du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang) Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (Cà Mau) Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu...Với tiềm năng lớn, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 1. Vài nét về bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam năm  2010  Du lịch là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ mang tính tổng hợp đồng bộ  mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.  Ngành kinh tế dịch vụ này rất nhạy cảm với các biến động của môi trường không chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi thế giới. Vì vậy khi xem xét phát triển của ngành Du lịch Việt Nam  năm 2010 phải đặt nó trong mối quan hệ với bối cảnh của thế giới và bối cảnh trong nước. Trên thế giới xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, công nghệ phát triển, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới là những điều kiện thuân  lợi cho ngành du lịch phát triển. Du lịch là một trong những nguồn thu nhập quốc gia quan trọng nhất đối với rất nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở những nước kém phát triển, các nền kinh tế nhỏ và các quốc đảo. Ngành du lịch được xem như là một trong những guồng máy taọ ra thu nhập lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên,  năm  2010 du lịch thế giới phát triển trong tình hình chính trị và an ninh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới và những biến động nhiều về giá cả trên thị trường quốc tế, đặc biệt là giá vàng và tỷ giá  tiền tệ. Những diễn biến bất thường của thời tiết và khí hậu, báo lũ, đặc biệt là một số núi lửa trên thế giới phun dữ dội đã gây ra nhiều khó khăn làm cản trở sự phát triển của ngành Du lịch. Bối cảnh quốc tế tác động nhiều mặt đối với các ngành kinh tế  ở Việt Nam  trong đó có ngành Du lịch.    Ngành Du lịch Việt Nam, trong những năm qua được thực hiện trong tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, tốc độ tăng GDP năm 2007 là 8,5%,  năm 2008 là 6,23% và năm 2009 là 5,32 % , năm 2010 là 6,5 % quan hệ quốc tế không ngừng mở rộng, môi trường cho phát triển du lịch từng bước được hoàn thiện.  Lễ hội ở Việt Nam có nhiều tác động tích cực đến ngành du lịch,  năm 2010 có tám lễ kỷ niệm cấp nhà nước  trong đó đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội với di tích Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản thế giới  tạo ra cơ hội hiếm có cho ngành du lịch phát triển. Năm 2010 Việt Nam là chủ tịch ASEAN, tổ chức nhiều sự kiện mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã góp phần truyền tải hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bè bạn năm châu. Chương trình hành động quốc gia về du lịch được triển khai.  Việt Nam đã trở thành một trong hai mươi điểm đến được yêu thích nhất (theo khảo sát của tạp chí du lịch (Conde Nast Traveller). Hình ảnh“Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn, điểm đến an toàn và thân thiện”  đã  được du khách gần xa cảm nhận. Trang Web Travel.com.au đưa Hà Nội và Vịnh Hạ Long vào danh sách những điểm du lịch lý tưởng dành cho gia đình vào năm 2010. Trong bối cảnh trên đây, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng  nhưng vẫn còn dưới mức khả năng phát triển. Quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh du lịch chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam, chưa  phát huy được lợi thế so sánh trên thị trường  du lịch khu vực và thế giới . 2. Những thành  công  của ngành Du lịch Việt Nam trong năm 2010   Lấy năm 2007, năm  bắt đầu có sự  suy giảm kinh tế thế giới, sau một năm Việt Nam gia nhập WTO làm mốc so sánh để thấy rõ hơn những thành công của ngành du lịch Việt Nam năm 2010. Những  thành công này này được thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản:  Số lượng khách du lịch và  thu nhập từ du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lực lượng kinh doanh và nguồn nhân lực du lịch, chất lượng dịch vụ và hàng hóa du lịch, quản lý ngành du lịch. Tốc độ phát triển khách du lịch cao ở cả ba lĩnh vực: Khách du lịch đến Việt Nam  (INBOUND), khách du lịch từ Việt Nam đi du lịch nước ngoài (OUTBOUND ) và  khách du lịch ở Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (DOMESTIC). Năm 2010 thu nhập từ du lịch chiếm khoảng  6% trong tổng GDP của cả nước. Du lịch là một trong số ít ngành kinh tế của Việt Nam mang lại nguồn thu ngoại tệ  trên 1,5 tỷ USD/năm. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch ước  đạt 5 tỷ USD   Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng  năm 2010  Bảng . Cơ cấu khách  xét theo phương tiện đến và mục đích chính    Nội dung   Số lương Tỷ lệ*  Sovới cùng kỳ  năm 2009*   Theo phương tiện đến  Việt Nam Đến bằng đường không 3.348.347 lượt khách 80 %  Tăng 38, 9%  Đến bằng đường biển      42.000 lượt khách    1%  Tăng 33%  Đến bằng  đường bộ    781.643 lượt khách 19%  Tăng  43, 8%  Theo mục đích chính của chuyến đi đến Việt Nam    Du lịch 2.605.685 lượt khách 62,4%  Tăng 47,1%    Công việc    843.724 lượt khách 20,3%  Tăng  40 %    Thăm thân nhân   470.484  lượt khách                    11,3%  Tăng  8 %    Các mục đích khác   252.097  lượt khách    6%  Tăng 24,4% Nguồn : Tông cục Thống kê, * Tính toán của Tác giả Thống kê 11 tháng năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mốc kế hoạch đề ra của cả năm tới 400 nghìn lượt, tăng 36,5% so với cùng kỳ 2009. Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 449.570 lượt, tăng 19,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 12 tháng năm 2010 ước đạt 5.049.855 lượt, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2009. Ước tính tháng 12/2010 12 tháng năm 2010 Tháng 12/2010 so với tháng trước (%) Tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 12 tháng 2010 so với cùng kỳ năm trước Tổng số 449.570   5.049.855 105,0 119,0 134,8 Chia theo phương tiện đến Đường không 365.070 4.061.712 104,8 119,1 134,2 Đường biển 4.500 50.500 112,5 104,7 76,6 Đường bộ 80.000 937.643 105,3 119,5 143,0 Chia theo mục đích chuyến đi Du lịch, nghỉ ngơi 258.689 3.110.415 105,1 109,3 138,8 Đi công việc 91.129 1.023.615 102,7 125,5 137,9 Thăm thân nhân 53.841 574.082 108,2 112,7 110,9 Các mục đích khác 45.911 341.743 105,0 221,5 138,6 Chia theo một số thị trường Trung Quốc 72.279 905.360 117,9 152,5 174,5 Hàn Quốc 45.529 495.902 99,4 134,9 137,7 Nhật Bản 43.517 442.089 100,9 135,9 124,0 Mỹ 35.585 430993 95,3 98,2 106,9 Đài Loan 27.455 334.007 100,5 110,9 123,7 Úc 26.803 278.155 118,2 106,1 128,1 Campuchia 20.839 254.553 127,7 1.517,8 215,2 Thái Lan 21.459 222.839 105,9 117,2 139,7 Malaisia 23.818 211.337 117,2 116,6 127,6 Pháp 17.058 199.351 78,5 113,1 115,3 Các thị trường khác 115.228 1.275.269 102,8 93,5 126,9  Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong số 4,6 triệu lượt khách, khách đến với mục đích nghỉ dưỡng, du lịch chiếm tới hơn phân nửa với 2,851 triệu lượt, tăng 42,3%. Khách Trung Quốc tiếp tục chiếm vị trí dẫn đầu bảng phân khách theo thị trường với 833,1 nghìn lượt, tăng 76,7%. Tiếp đó là khách Hàn Quốc với 450,4 nghìn lượt, tăng 38%; khách Nhật Bản là 398,6 nghìn lượt, tăng 22,8%; khách Mỹ là 395,4 nghìn lượt, tăng 7,8%; khách Đài Loan là 306,6 nghìn lượt, tăng 25%; khách Australia là 251,4 nghìn lượt, tăng 31%. Tuy nhiên, dẫn đầu tỷ lệ tăng là khách Campuchia với 233,7 nghìn lượt, tăng 99,9% so với cùng kỳ 2009. Khách Thái Lan cũng tăng lên 42,6%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ khách du lịch đến từ các thị trường gần và sự ổn định, tăng nhẹ lượng khách từ các thị trường truyền thống cho thấy tính hiệu quả của các chính sách xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm của ngành du lịch Việt. Khách quốc tế cũng đã bắt đầu vào mùa cao điểm và các chuyên gia du lịch dự tính con số khách của cả năm 2010 sẽ đạt mức 5 triệu lượt. Xu hướng phát triển du lịch đặt ra yêu cầu và tác động trực tiếp tới cơ cấu số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Xu hướng nhân lực du lịch ngày càng đòi hỏi cao về trình độ, kỹ năng quản lý; kỹ năng nghề nghiệp hướng tới đạt chuẩn nhưng cần có mức độ tinh tế và nhạy cảm trong phục vụ và giao tiếp; lao động phổ thông du lịch dần trở nên kém hấp dẫn thay thế bởi lao động thời vụ ngày càng phổ biến; lao động tự chủ (self employment) ngày càng tăng ứng với mô hình du lịch cộng đồng, kinh tế hộ gia đình. Nhu cầu về số lượng nhân lực Hiện tại, cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch và liên quan, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó có khoảng 420.000 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Cơ cấu lao động ngành với 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ qua huấn luyện tại chỗ. Sự phân bố lao động giữa các lĩnh vực, vùng miền cũng chưa phù hợp. Số lao động cần có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu; số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa; đặc biệt các vùng du lịch mới thif nhân lực đã qua đào tạo rất thiếu. Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020 TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 % tăng TB cả giai đoạn Năm 2020 % tăng TB cả giai đoạn Tổng số 418.250 620.100 9,6 870.300 8,1 1 Theo lĩnh vực 1.1 Khách sạn, nhà hàng 207.600 312.100 10,1 440.300 8,2 1.2 Lữ hành, vận chuyển 65.800 92.700 8,2 128.000 7,6 1.3 Dịch vụ khác 146.200 215.300 9,4 302.000 8,1 2 Theo trình độ đào tạo 2.1 Trên đại học 1.450 2.400 13,1 3.500 9,2 2.2 Đại học, cao đẳng 53.800 82.400 10,6 113.500 7,5 2.3 Trung cấp và tương đương 78.200 115.300 9,5 174.000 10,2 2.4 Sơ cấp 98.700 151.800 10,7 231.000 10,4 2.5 Dưới sơ cấp (học nghề tại chỗ) 187.450 268.200 8,6 348.300 5,9 3 Theo loại lao động 3.1 Lao động quản lý 32.500 56.100 14,5 83.300 9,7 3.2 Lao động nghiệp vụ 387.100 564.000 9,2 787.000 7,9 1) Lễ tân 37.200 51.000 7,4 69.500 7,2 2) Phục vụ buồng 48.800 71.500 9,3 98.000 7,4 3) Phục vụ bàn, bar 68.400 102.400 9,9 153.000 9,8 4) Chế biến món ăn 35.700 49.300 7,6 73.400 9,7 5) Hướng dẫn 20.600 30.800 9,9 45.000 9,2 6) VPDL, ĐL lữ hành 31.100 52.600 13,8 81.400 10,9 7) Nhân viên khác 145.300 206.400 8,4 266.700 6,0 Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2009) Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, đến năm 2015 ngành du lịch cần tới 620.000 lao động trực tiếp trong tổng số 2,2 triệu việc làm do du lịch tạo ra và đến 2020 tương ứng sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3 triệu việc làm do du lịch tạo ra. Nhu cầu nhân lực theo cơ cấu trình độ đào tạo, lĩnh vực ngành nghề từng loại lao động ở từng giai đoạn rất khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu tăng trưởng ở từng lĩnh vực. Cũng theo dự báo trên, nửa đầu thập kỷ sẽ cần nhiều nhân lực được đào tạo theo các ngành nghề với tỷ lệ tăng thêm hàng năm 9,6% và tăng nhẹ với tỷ lệ 8,1% vào nửa thập kỷ tiếp. Có thể thấy quy mô dịch vụ tiếp tục mở rộng lên lao động lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng sẽ tăng nhanh hơn. Lao động cần đào tạo ở trình độ đại học, trên đại học, lao động quản lý tăng nhanh hơn mặt bằng chung do nhu cầu quản lý; lao động nghiệp vụ cần nhiều trong thời gian tới như văn phòng du lịch, đại lý lữ hành, hướng dẫn do mở rộng nhiều loại hình du lịch phong phú; nghiệp vụ buồng, bàn, bar cũng tăng cao hơn mặt bằng chung do đây là lĩnh vực cần nhiều lao động dịch vụ. Hầu hết các loại lao động tăng nhẹ trong giai đoạn 2016-2020 tuy nhiên nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn; lao động phổ thông sẽ giảm tương đối và dựa chủ yếu vào số lao động thời vụ. Như vậy, nhu cầu lao động du lịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, loại lao động đều tăng trong thời gian tới. Bức tranh tổng thể về nhu cầu nhân lực cho thấy hàng năm cần đào tạo bổ sung ở tất cả các ngành nghề du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển. Chương III: Kết Luận Ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam có một lợi thế đó là một lĩnh vực vẫn còn mới và non trẻ. Mặc dù có tốc độ phát triển khá đều sau khi được biết đến như là một điểm đến mới của du lịch thế giới, nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chỉ nhận được lượng khách du lịch còn khiêm tốn, vì vậy đây cũng là thời điểm thích hợp để chúng ta giới thiệu mô hình du lịch theo tình thần mới này, đặc biệt là cho thanh niên. Ngay cả với những dự án nhỏ chúng ta vẫn hoàn toàn có thể hy vọng nó có tác động lâu dài đến sự phát triển của ngành du lịch. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %). Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn. Sự chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có tác động không nhỏ đến sự phát triển của khu vực kinh tế du lịch. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực này cũng đang được nhanh chóng cải thiện, các khách sạn, khu nghỉ mát, các công ty du lịch và các hoạt động du lịch đang phát triển ở khắp nơi trên đất nước. Đứng trên vai trò là một hướng dẫn viên tương lai, qua sự tìm hiểu và quan sát có thể nói rằng, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ đó du lịch Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề yếu kém như ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện, trong khi đó công tác quản lý chưa đạt hiệu quả... Thiết nghĩ các nhà lãnh đạo ngành du lịch cần phải cải thiện hệ thống quản lí và thực hiện với những đột phá như tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh thắng, cải thiện nhà vệ sinh, cần phát động chiến dịch ở đâu có du lịch ở đó có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn cho nghành du lịch nước nhà. Qua bài làm thu hoạch này, em cũng xin được gửi tới cô giáo: Nguyễn Thị Phượng giảng viên môn: “Thống kê du lịch” một lời tri ân chân thành, vì cô đã tạo điều kiện cho cả lớp và bản thân cùng nhóm có một đề tài thực tế để tìm hiểu về thực trạng cũng như sự phát triển của nghành du lịch qua sự thống kê. Cũng nhờ đó mà em đã tìm hiểu và biết được thêm về các loại hình du lịch, các tài nguyên du lịch, kinh tế - xã hội…của một Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn. Bài làm của em cũng khó tránh được sự thiếu sót và sai lệch nên trong thời gian kiểm duyệt nếu có sự sai sót mong cô và các bạn độc giả góp ý và chỉnh sửa để giúp cho bài làm thu hoạch của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: ĐÀO VĂN HUYẾN Lớp: L042QL2 - MSSV:209070059 Đánh giá của giáo viên hướng dẫn ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_tkdl_3406.doc
Tài liệu liên quan