Tiểu luận Thông tấn truyền hình

Thể loại thông tấn truyền hình LỜI NÓI ĐẦU Truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng, chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh. Truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng năng động, hiệu quả. Ngay từ khi mới ra đời, truyền hình đã có xu hướng trực tiếp. Những công nghệ Video phát triển đã cho ra đời những băng từ có thể lưu giữ tái tạo lại hình ảnh. Vì vậy truyền hình có xu hướng phát lại. Hiện nay truyền hình có hai phương thức truyền hình trực tiếp và truyền hình phát lại. Cũng như các loại hình báo chí khác như phát thanh, trực tuyến và báo in, truyền hình cũng gồm nhiều các thể loại khác nhau. Mỗi thể loại khác nhau có đặc điểm và chức năng khác nhau trong việc truyền tải thông tin. Các thể loại thông tấn truyền hình là một bộ phân quan trọng góp phần vào sự thành công trong truyền hình. Thể loại thông tấn truyền hình đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải các thông tin, thời sự. Thể loại thông tấn gồm các thể loại: phỏng vấn truyền hình, tin truyền hình, phóng sự truyền hình Bên cạnh các thể loại thông tấn, truyền hình còn bao gồm các thể loại và chuyên mục khác như: Bình luận, phát biểu, mạn đàm, khoa giáo, giải trí, ca nhạc, quảng cáo, v.v Trong phạm vi khuôn khổ của bài tiểu luận, ta chỉ quan tâm nghiên cứu các thể loại thông tấn truyền hình bao gồm: phỏng vấn; tin và phóng sự. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH I. ĐỊNH NGHĨA II. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 1. Nghiên cứu 2. Lắng nghe 3. Đặt mục tiêu cho các câu hỏi mở 4. Không được tranh luận hoặc bình lụân 5. Phải linh hoạt III. NGHỆ THUẬT PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 1. Các loại câu hỏi phỏng vấn truyền hình 2. Nghệ thuật phỏng vấn truyền hình IV. KỊCH BẢN PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 1. Đối với thể loại Chương trình phỏng vấn truyền hình 2. Đối với phương pháp phỏng vấn cung cấp tư liệu cho Tin tức, Phóng sự thời sự hoặc tài liệu truyền hình 4. Đối với tin tức, phóng sự thời sự hoặc hoặc tài liệu truyền hình không cần lời bình TIN TỨC TRUYỀN HÌNH I. ĐỊNH NGHĨA 1. Tin tức truyền hình 2. Các loại tin tức truyền hình gồm II. GIÁ TRỊ CỦA TIN TỨC TRUYỀN HÌNH III. CẤU TRÚC TIN TỨC TRUYỀN HÌNH IV. KỊCH BẢN TIN TỨC TRUYỀN HÌNH V. TIN TRUYỀN HÌNH CÓ PHỎNG VẤN PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH I. ĐỊNH NGHĨA 1. Phóng sự thời sự về sự kiện nóng bỏng 2. Phóng sự chuyên đề về những vấn đề nổi cộm 3. Phóng sự chân dung II. THỰC HIỆN PHÓNG SỰ THỜI SỰ NGẮN ÍT LỜI NGOẠI HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Rút ngắn thời lượng của phóng sự truyền hình 2. Lôi cuốn nhiều đối tượng khán giả xem phóng sự ngắn III. KẾT CẤU PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH 1. Xác định đề tài, chủ đề 2. Kịch bản phóng sự ngắn truyền hình 3. Thu thập tài liệu 4. Ghi hình tại hiện trường V. DỰNG HÌNH, HẬU KÌ TRUỲÊN HÌNH VI. DUYỆT CHƯONG TRÌNH PHÁT SÓNG

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thông tấn truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền hình, tin truyền hình, phóng sự truyền hình … Bên cạnh các thể loại thông tấn, truyền hình còn bao gồm các thể loại và chuyên mục khác như: Bình luận, phát biểu, mạn đàm, khoa giáo, giải trí, ca nhạc, quảng cáo, v.v… Trong phạm vi khuôn khổ của bài tiểu luận, ta chỉ quan tâm nghiên cứu các thể loại thông tấn truyền hình bao gồm: phỏng vấn; tin và phóng sự. PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH I. ĐỊNH NGHĨA Phỏng vấn truyền hình là thể loại thuộc nhóm thông tấn truyền hình thể hiện cuộc trao đổi hỏi - đáp giữa một hoặc nhóm người này với một hoặc nhóm người khác nhằm thu thập khai thác thông tin về một vấn đề được khán giả quan tâm mộtn cách khách quan trung thực. Thể loại phỏng vấn được xây dựng thành chương trình chuyên mục độc lập. Phỏng vấn truyền hình còn là phương pháp sử dụng lời thoại và tự thuật của các nhân chứng trong sự kiện sự việc thông qua các câu hỏi mở của phóng viên (nhưng ko đẻ lộ microphone và phóng viên trong khuôn hình) nhằm cung cấp thông tin minh chứng sinh động và tin cậy cho các thể loại thông tấn chính luận khác. Vai trò của phỏng vấn: Cung cấp nhiều thông tin, chi tiết hình ảnh, tiếng động và lời tự thuật của nhân chứng làm cho tác phẩm giau giá trị thông tin khách quan trung thực. Khi phỏng vấn những người đã chứng kiến sự việc xảy ra những câu hỏi mở để họ kể lại cho những người xem ( không có cơ hội chứng kiến sự việc đó ) nắm bắt được toàn bộ thông tin cần thiết. Vì vậy cần thu thập được những thông tin: Việc gì đã xảy ra? Ai liên quan đến sự kiện ? Sự việc xảy ra ở đâu? xảy ra khi nào? tại sao sự việc đó xảy ra? Và sự việc xảy ra như thế nào? Phỏng vấn truyền hình gồm : phỏng vấn thời sự, trực tiếp, văn bản, phỏng vấn đối thoại, phỏng vấn chân dung tự thuật .... II. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH Trước khi phỏng vấn cần có kịch bản hình ảnh và lời tự thuật cần có được. Tiến trình biên tập nội dung phỏng vấn là chọn lấy những cảnh nhân vật tự thuật một cách tự nhiên thoải mái như chộp được trong khi phỏng vấn và các cảnh cần thiết của sự kiện ấy minh hoạ cho lời thoại. Khi biên tập móc nối những thông tin cần thiết và những thông tin phụ khác vào thành chương trình hoàn chỉnh rõ ràng. Một cuộc phỏng vấn thành công là đặt ra câu hỏi mở và thu được các câu trả lời mà người xem muốn biết . Một người phỏng vấn giỏi cần phải thực hiện các bước sau : 1. Nghiên cứu Phải hiểu biết kĩ lưỡng chủ đề cần phỏng vấn. Thu lươmj tất cả những thông tin có liên quan trước khi tiến hành phỏng vấn. Điều đó có nghĩa là phải trao đổi vối người cần phỏng vấn về đề tài sẽ phỏng vấn trước khi quay phỏng vấn. 2. Lắng nghe Một kĩ năng quan trọng trong phỏng vấn là phải biết lắng nghe cẩn thận những gì người được phỏng vấn mói 3. Đặt mục tiêu cho các câu hỏi mở Phải đảm bảo chắc chắn câu hỏi mở chỉ chứa đựng một ý và đi thẳng vào nội dung của sự kiện sự việc. Không để người trả lời bị lúng túng. Không được hỏi câu hỏi “có hay không”. 4. Không được tranh luận hoặc bình lụân Không được thiên lệch, chỉ phỏng vấn một cách khách quan. Hãy để người phỏng vấn nói về mình và trình bày toàn bộ sự thực của sự kiện. Khi phát sóng người xem sẽ tự nhận xét liệu các câu trả lời co chính xác và chân thực hay không. 5. Phải linh hoạt Chuẩn bị những câu hỏi chính, sẵn sàng theo rõi và nắm bát thông tin chi tiết mới phát hiện thêm mà người trả lời nói ra. Phỏng vấn phải tận dụng khai thác triệt để và đón nhận được những thông tin quan trọng mà người trả lời không muốn nói ra bẵng những kĩ thuật và nghệ thuật phỏng vấn điêu luyện. III. NGHỆ THUẬT PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 1. Các loại câu hỏi phỏng vấn truyền hình Khác với các loại hình báo chí khác các loại câu hỏi mà phỏng vấn truyền hình thường dùng là: - Câu hỏi mở: là loại câu hỏin gợi mở với các từ nghi vấn dạng đặc biệt(w) để người trả lời chủ động trình bầy thoải mái rất nhiều thông tin. Câu hỏi mở tạo hướng phát triển mở rộng mà không hạn chế nội dung trả lời. - Câu hỏi chính : tập trung vào nội dung chính yếu của vấn đề . - Câu hỏi trực tiếp : Hỏi thẳng vào chủ đề chính của vấn đề . - Ngoài ra cần lưu ý mối quan hệ trong các cặp câu hỏi “mở-đóng” “đơn- kép” “chính-phụ” “trực tiếp-gián tiếp” dẫn dắt, gợi mở, thẩm định ... - Không hỏi loại câu hỏi “ có/ không”( yes/no) trừ khi cần khẳng định kết luận vì loại câu hỏi naỳ hầu như không thu thập được thông tin . 2. Nghệ thuật phỏng vấn truyền hình - Trước hết câu hỏi ngoại giao giới thiệu làm quen tạo không khí thân mật không gò bó áp đặt. Không hỏi xoáy sâu vào đời tư cá nhân đặc biệt là những nỗi niềm thầm kín khó nói của đối tượng. Có thể nhắc đến chức vụ, học hàm, học vị vủa người được phỏng vấn . - Khi hỏi phải tập trung vào vấn đề chính không vòng vo lan man, câu hỏi dễ hiểu và chủ đề hẹp : Dẫn dắt theo sự kiện sự việc, bày tỏ quan điển chính kiến,nêu rõ cảm tưởng, trình bày lí do, nguyên nhân, con số phải làm tròn dễ nhớ ... - Cách đặt câu hỏi: Có kế hoạch dự trù câu hỏi, lường trước câu trả lời và chủ động đối thoại cởi mở. Câu hỏi đặt ra ngắn gọn khong dài dòng nhiều ý. Nội dung hỏi không quá rộng, không bình luận trước không trừu tượng khó hiểu, đánh đố. - Chú ý ghi âm tốt nhưg không để lộ micro trong khuôn hình. Tuyệt đối không giao micro cho đối tượng, tránh việc giật micro, khua múa trước mặt khán giả. - Thái độ lịch sự văn hoá tạo bầu không khí chân thành cởi mở, thân thiện tự nhiên, nhã nhặn lịch thiệp, không áp đặt hách dịch, không lễ tân khách sáo. - Động tác máy camera zoom vào cận cảnh khuôn mặt người trả lời với góc nghiêng3/4tạo thẩm mĩ ưa nhìn đễ coi, tự nhiên thoải mái, không trơ sượng trước ống kính máy quay, làm cho khán giả co cảm tưởng đang giao lưu với với nhân vật. - Chủ động ghi hình “chộp” kiểu phóng sự khách quan, thể hiện hành vi thái độ nhân vật. Không dàn dựng bố trí giả tạo lộ liễu. IV. KỊCH BẢN PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 1. Đối với thể loại Chương trình phỏng vấn truyền hình Có kịch bản phỏng vấn rõ ràng chính xác, dự trù các câu hỏi để tạo thành chương trình hoặc chuyên mục hoàn chỉnh có bối cảnh phù hợp và nội dung ý nghĩa đầy đủ. Câu hỏi không được lan man, dài dòng, hỏi “có hay không” . Cần phân cảnh dựng hình trước để lời khớp thời gian và bổ sung những thông tin có liên quan đến hình ảnh ấy. Khi lời thoại khớp với hình ảnh thì sẽ đem lại ấn tượng mạnh mẽ hơn về toàn bộ nội dung sự kiện . Chuẩn bị trước kịch bản Phỏng vấn tại văn phòng, công sở sẽ mang tính hình thức quá. Nếu có thể nên phỏng vấn ở một địa điểm có bối cảnh phù hợp với đề tài phỏng vấn. 2. Đối với phương pháp phỏng vấn cung cấp tư liệu cho Tin tức, Phóng sự thời sự hoặc tài liệu truyền hình Những phỏng vấn phóng sự tài liệu không cần tiến hành ở một địa điểm duy nhất và toàn bộ cuộc phỏng vấn tiến hành trong một lần. Sự thay đổi về địa điểm sẽ tạo ra tính năng động hơn cho sự kiện và người được phỏng vấn cũng có xu thế hưởng ứng phỏng vấn ở mọi địa điểm khác nhau. Trong quá trình biên tập những phần khác nhau của bài phỏng vấn không nên biên tập đoạn này nối tiếp đoạn kia mà phải xen lẫn các hình ảnh một cách tự nhiên cùng với những lời dẫn. Cũng cần có những phần gián đoạn trong cấu trúc của bài đã biên tập để cho người xem tiếp thu thông tin trước khi theo rõi tiếp những thông tin tiếp theo. Hãy sử dụng tốt những âm thanh tự nhiên. Nhịp độ phân chia lời dẫn nên chậm hơn thông tin và nên nhấn mạnh hơn 4. Đối với tin tức, phóng sự thời sự hoặc hoặc tài liệu truyền hình không cần lời bình Một số Tin tức, Phóng sự thời sự hoặc tài liệu truyền hình được thực hiện không có lời dẫn ngoại hình. Toàn bộ nội dung tác phẩm được trình bày lại thông qua các nhân vật, nhân chứng liên quan đến sự kện bằng những cảnh ghi hình có bố cục chặt chẽ, tiếng động tự nhiên và lời thoại trung thực thoải mái của người trả lời phỏng vấn. Các nhân vật tự trình bày sự việc một cách thoải mái tất cả những gì có thể được, thậm chí còn tâm sự, kể lể, dãi bày cặn kẽ mọi điều chứ không phải trả lời câu hỏi một cách bị động gò bó gây hạn chế thông tin ... Phương pháp biên tập kiểu này đòi hỏi chuẩn bị kịch bản phỏng vấn theo kiểu mở và dẫn đề thay cho tác giả. Người trả lời tự trình bày toàn bộ nội dung sự việc như thể nói thay cho tác giả chứ không phải trả lời phỏng vấn. Không có cái tôi tác giả. TIN TỨC TRUYỀN HÌNH I. ĐỊNH NGHĨA 1. Tin tức truyền hình Tin tức truyền hình là thể loại thuộc nhóm thông tấn truyền hình có chức năng thông báo cập, ngắn gọn và trung thực về sự kiện, sự việc vừa xảy ra mang tính thời sự mới nhất có giá trị thông tin được nhiều khán giả quan tâm. Thể loại tin tức truyền hình được phát sóng trong phần đầu tiên của chương trình thời sự. Tin tức phải là thông tin mà công chúng quan tâm và có tác động đến mọi người ngay lúc tiếp nhận thông tin. Việc đưa tin thành công phụ thuộc vào khả năng của phóng viên chuyển thông tin sang ngôn ngữ báo chí. Thông tin quan trọng nhất thường được thể hiện bằng các cảnh mở đầu. Các đoạn cảnh tiếp theo kết nối với nhau hấp dẫn người xem trong suốt nội dung tin. 2. Các loại tin tức truyền hình gồm Tin ngắn với thời lượng ngắn khoảng 15 giây đến 30 giây. Tin dài với thời lượng dài từ 2-3 phút tuỳ theo giá trị nội dung thông tin đối với khán giả quan tâm theo dõi. Tin tổng hợp đặt cuối chương trình thời sự có thời lượng dài và kết hợp với tin lời, tin điện thoại, tin ảnh… II. GIÁ TRỊ CỦA TIN TỨC TRUYỀN HÌNH Thể loại tin tức truyền hình rất đáng tin cậy vì không hư cấu bịa đặt, có giá trị và tuổi thọ cao vì thông tin quan trọng, hấp dẫn và bổ ích. Phải đưa tin rõ ràng, cần thiết, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, dễ hiểu, khách quan, không dùng nhiều lời vì hình ảnh và tiếng động đã truyền đạt được đủ nhiều chi tiết nội dung và ý nghĩa cần thiết rồi. Lời ngoại hình chỉ bổ xung thêm thông tin mà hình ảnh chưa thể hiện được, người xem sẽ hiểu rõ ràng hoàn chỉnh nội dung sự kiện, sự việc. Xen xét các yếu tố chất lượng tin cần đạt được: Thứ nhất là tác động ảnh hưởng của tin về một sự kiện có tác động mạnh như thế nào? Bao nhiêu người sẽ bị tác động? Và bị tác động những gì? - Thứ hai là về thời gian: Mọi người khao khát thông tin mới, họ không quan tâm đến các sự kiện cũ, chỉ muốn biết thông tin cập nhật trong ngày. Thứ ba, tính đúng hình: Những sự kiện liên quan đến cá nhân hoặc tổ chức nổi tiếng thường thu hút người xem hơn. VD: muốn hiểu về các vấn đề kinh tế thì gặp Bộ trưởng tài chính sẽ đáng tin cậy hơn so với Bộ trưởng giáo dục. Thứ tư là mối quan hệ gần gũi: Mọi người quan tâm đến các sự kiện xảy ra ở gần họ. Tin về trận lụt ở Châu Phi không đáng quan tâm như trận lụt ở miền Trung Việt Nam. Thứ năm là mối quan hệ xung đột: Mọi người luôn quan tâm đến xung đột, vì nó liên quan đến tình hình ổn định chính trị, kinh tế và xã hội quốc gia. Thứ sáu là tính hiếu kỳ: Bất ký sự khác biệt, mới mẻ, đột ngột, kinh hoàng … đều thu hút được sự quan tâm của người xem. Những tin tức gợi cảm tò mò ấn tượng hấp dẫn đều được tất cả khán giả truyền hình thích thú theo dõi từng giờ từng phút. III. CẤU TRÚC TIN TỨC TRUYỀN HÌNH Thể loại tin tức có chức năng thuật lại ngắn gọn xúc tích về sự việc, sự kiện theo cách khác với tường thuật tại chỗ từ đầu bằng thông tin. phần kết luận và các sự kiện chính được đưa lên cảnh đầu tiên. Tin được bắt đầu bằng thông tin quan trọng và hấp dẫn nhất và kết thúc bằng thông tin ít quan trọng hơn theo cấu trúc tam giác ngược (5ngược) sao cho các thông tin chính yếu ở phần đầu.Phần kết thúc ngắn gọn, có thể có những thông tin ít quan trọng hơn. Hình ảnh và âm thanh phải thể hiện được những thông tin trả lời cho các câu hỏi: Sự kiện gì vừa mới xảy ra? Ai liên quan đến sự kiện? Sự kiện xảy ra khi nào? Sự kiện xảy ra ở đâu? Tại sao lại xảy ra? Ngoài ra có thể thêm những chi tiết khác. Có thể là cuộc phỏng vấn một nhân chứng hay một cảnh sát để mô tả lại vụ việc khách quan trung thực và đáng tin cây. Kịch bản tin có hình chuối các quả trám: Tạo tiết tấu hình ảnh dồn dập, như nhịp đập hơi thở của cuộc sống hàng ngày mang tính khách quan, không dồn nén ngẹt thở. Bố cục tin có câu trúc hình tam giác ngược và trả lời đầy đủ các câu hỏi 5w, không có "cái tôi" nên khán giả được tiếp nhận thông tin khách quan trung thực và cần thiết cho cuộc sống. Cách trình bày những hình ảnh sinh động và âm thanh trung thực gây ấn tượng sâu đậm, lời bình dễ nhớ làm cho khán giả như cùng đang chứng kiến sự kiện. Tác giả tin truyền hình sử dụng thành thạo các quy tắc bố cục, các cỡ cảnh hợp như lý theo đúng ngữ pháp truyền hình sạch sẽ, thẩm mỹ sẽ tạo ra chất lượng cao cả về nội dung, kỹ thuật về nghệ thuật . VD: Biên tập các cảnh ghi hình sắp xếp như sau: + Các cảnh đầu Toàn thường LS và toàn vẹn MLS: giới thiệu bối cảnh chung, không gian, thời gian diễn ra sự kiện. Trả lời các câu hỏi: Sự kiện gì vừa xảy ra (what's happened) ? Sự kiện xảy ra khi nào (when) ? Sự kiện xảy ra ở đâu (where) ?Tại sao xảy ra sự kiện xảy ra ở đâu (where)? + Các cảnh Trung cận MS, MCU: Tiếp cận gần vào với sự kiện, cho thấy nội dung chính của sự kiện: Trả lời cho các câu hỏi: Ai liên quan đến sự kiện (who)? + Các cảnh ba cận cận đặc tả CU, BCU, ECU: xác định rõ chi tiết sự kiện, trả lời cho các câu hỏi : Tại sao sự kiện sảy ra? Sự kiện sảy ra như thế nào? + Các cảnh cận tiếp theo phỏng vấn nhân vật, nhân chứng trong sự kiện kèm theo các cảnh trám vào đoạn giữa minh hoạ cho lời thuật. Các cảnh phỏng vấn sẽ dẫn dắt nội dung thân bài một cách sinh động trung thực, không có cái tôi trong tin và không mang tính lễ tân hội nghị . + Các cảnh trung toàn MS-LS sẽ bổ sung thêm những chi tiết phụ và kết thúc tin hợp lí và hoàn chỉnh về ngữ pháp hình ảnh, gây ấn tượng sâu đậm, kết luận dễ nhớ. Lời bình ngắn gọn xúc tích khách quan, không có cái tôi tác giả. IV. KỊCH BẢN TIN TỨC TRUYỀN HÌNH Phóng viên phải xây dựng được kịch bản rõ ràng, dự báo sự kiện xảy ra, đón đầu các sự kiện. Kịch bản tin là dạng đề cương để phóng viên chủ động chiếm lĩnh trận địa hiến trường, chuẩn bị thiết bị đầy đủ với mọi hoàn cảnh xảy ra. Thực tế khi làm tin người ta không dùng đến kịch bản vì tác giả đã nhuần nhuyễn nội dung và phương pháp thể hiện kịch bản. Kịch bản tin phải khái quát hoá toàn bộ câu chuyện kể lại bằng hình ảnh và tiếng động một cách ngắn gọn xúc tích. Lời thoại hình có thể xen vào ngắn gọn, chọn từ ngữ chính xác,kết nối hài hoà uyển chuyển với cảnh ghi hình hiện trường và cảnh cận nhân vật tự thuật để khán giả cũng có cơ hội nắm bắt vấn đề chính xác. Lời thoại hình chỉ được sử dụng văn nói xúc tích ngắn gọn, dùng câu nói đơn giản diến xuất tự nhiên sinh động, dễ hiểu, mệnh đề chủ động, động từ trực tiếp thì hiện tại.Lời không kể lể lan man dài dòng, thanh giọng đều đều đơn điệu. Nói chung biên tập hình ảnh trước sau đó soạn thêm lời để bình luận giải nghĩa nhưng phải ăn khớp đồng bộ với nội dung hình ảnh góp phần bổ sung những thông tin mà hình ảnh còn thiếu hoặc không thể hiện hiết ý nghĩa của tin. Không đọc lời đơn điệu, buồn chán, nội dung lời không liên quan đến nội dung hình ảnh. Không viết lời bình lệch đồng bộ hình ảnh, không viết lời trước khi sự kiện xảy ra, không viết lời dựa theo báo chí vì dễ làm mất tính khách quan của sự kiện. Lời bình là ngôn ngữ nói dạng trực tiếp, ngắn gọn và hấp dẫn. Không dùng nhiều tính từ, trạng từ trừu tượng bóng bảy khó hiểu, từ ngữ không lặp đi lặp lại, trùng âm, mệnh đề phức hợp Không tả lại bằng lời những gì mà hình ảnh đã thể hiện, chỉ được giải thích những gì mà hình ảnh không thể hiện được. Không sửa khi cấp trên đã duyệt nội dung . Nếu có phỏng vấn nên phỏng vấn ở những địa điển phù hợp với đề tài phỏng vấn Chú ý ghi cẩn thận, chính xác tên, tuổi, chức danh, địa chỉ của người được phỏng vấn. Nếu cần trích dẫn tư liệu phải ghi hình một cảnh cận qua vai nhìn thấy bảng ssố liệu để biên tập vào tin . Tuyết đối tránh tình trạng lời thoại hình lệch lạc với hình ảnh. Các cảnh ghi hình không đủ nhiều phải dùng lặp đi lặp lại để chờ lời đọc qua dài quá thừa và sai lạc với nội dung hình ảnh, làm sai lệch toàn bộ nội dung và tư tưởng vấn đề cần thông báo. Khi lời bình hoặc lời thoại khớp với hình ảnh thì sẽ đem lại ấn tượng mạnh mẽ hơn về toàn bộ nội dung sự kiện. Cần có hai phát thanh viên đổi giọng khi nói trong hai tin sắp xếp kề cận nhau để tránh nhàm chán. Trong hai tin truyền hình sử dụng lời thoại nhân vật, lời tự thuật của nhân chứng điển hình trong sự kiện để cung ccấp những thông tin giá trị nguyên bản, diễn đạt đầy đủ nội dung tư tưởng của tin. Tiếng động luôn giữ nguyên, có thể tăng giảm âm lượng để minh chứng sống động cho hình ảnh là đúng sự thật, chú ý phát huy vai trò tích cực của tiếng động đặc trưng và tiếng động lặng im, lời thoại thổ ngữ cũng rất giá trị cho tin truyền hình . V. TIN TRUYỀN HÌNH CÓ PHỎNG VẤN Phương pháp phỏng vấn nhân vật tại hiện trường sự kiện làm cho tin có yếu tố tiiếng động tự nhiên cùng với lời thoại của nhân vật và lời tự thuật của nhân chứng. Các nhân vật tự trình bày và nêu ý kiến về những gì họ biết được ngay tại hiện trường làm tăng sức thuyết phục cho khán giả tin tưởng vào câu chuyện thực được kể lại vắn tắt bằng hình ảnh. Khi ghi hình tại hiện trường phóng viên phải chủ động đón đầu các sự kiện sao cho toàn bộ nội dung sự kiện được truyền đạt bằng các cảnh sắp xếp dồn nén logic kèm theo tiếng động tự nhiên và lời thoại trung thực thoải mái như không có sự can thiệp của phóng viên, làm tăng tính khách quan trung thực của ti. Biên tập tin tức truyền hình theo phương pháp sử dụng nhân vật và nhân chưng liên quan trực tiếp đến sự kiện và sự việc nói thay lời bình sẽ nâng cao tính sinh đông hấp dẫn và trung thực khách quan. Tin sẽ không mang nặng tính lễ tân hình thức gò bó cứng nhắc. Nội dung toàn cảnh hội nghị với các đại biểu giống nhau một cách đơn điệu đén vô nghĩa như các đài truyền hình hiện nay vẫn làm cần phải thay đổi. Phương pháp phỏng vấn với câu hỏi mở se thu được nhiều thông tin quan trọng và trung thực hơn. PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH I. ĐỊNH NGHĨA Phóng sự truyền hình là thể loại chính luận truyền hình phản ánh và phân tích những sự kiện nóng bỏng nổi cộm có vấn đề đang xảy ra trong một qua trình phát sinh và phát triển để khám phá bản chất vấn đề mà khán giả quan tâm. Qua đó tác giả kiến nghị và đề suất những giải pháp để giải quyết vấn đề đó. đôi khi phóng sự truyền hình có thể để phóng viên trực tiếp xuất hiện trước ống kính để dẫn dắt, giải thích bình luận về vấn đề mà khán giả đang quan tâm Các loại phóng sự truyền hình : phóng sự thời sự, phóng sự trực tiếp, phóng sự vấn đề, phóng sự chuyên đề, phóng sự điều tra,phóng sự tổng hợp ... Nếu chia loại phóng sự theo mục đích thì hình thành 4 loại sau : 1. Phóng sự thời sự về sự kiện nóng bỏng Dạng phóng sự thời sự có thời lượng ngắn từ 2 – 3 phút xuất hiện trên chương trình thời sự rất phù hợp với các đài địa phương. Nó thường phản ánh sự kiện vừa mới diễn ra theo kêt cấu đơn giản vào thẳng ra thẳng nhằm cung cấp nhanh chóng diễn biến chớp nhoáng của sự kiện. Phóng sự thời sự rất ngắn ( như trên chương trình thời sự của đài TH Việt Nam ) là dạng tiêu biểu phù hợp với các sự kiện chớp nhoáng của địa phương . Phóng sự truyền thẳng là dạng đặc biệt phản ánh sự kiện xảy ra trên hiện trường được khán giả chứng kiến ngay trên hình mang tính thời sự khách quan trung thực đạt đến “lí tưởng”. Khi làm phóng sự truyền thẳng phải chuẩn bị kĩ lưỡng từ kịch bản đến kĩ thuật. Trong phóng sự truyền thẳng phóng viên là người dẫn chương trình, người xem tự bình luận trực tiếp sự việc, đòi hỏi phóng viên phải am hiểu sâu sắc về sự kiện chuẩn bị chu đáo để giảm thiểu sự cố 2. Phóng sự chuyên đề về những vấn đề nổi cộm Phóng sự chuyên đề hay vấn đề hay xuất hiện trên các chuyên mục chuyên mục như VKT,KCX,nông thôn ngày nay , an toàn giao thông ...phóng sự chuyên đề có thời lượng dài hơn phóng sự thời sự từ 5-10 phút. Đối tượng phản ánh trên phóng sự chuyên đề là những vấn đề nổi cộm, chủ yếu lấcc phóng sự chuyên đề về một thực trạng đang nảy sinh và phát triển cần giải quyết hoặc cần điều tra vụ việc tiêu cực, cần thu thập số liệu thống kê chính xác nhằm giải quyết thắc mắc cho công chúng khán giả. Ngoài ra phóng sự chuyên đề con các đề tài khác như: du lịch, khoa giao,tìm hiểu tri thức. 3. Phóng sự chân dung Đối tượng phản ánh của loại phóng sự nay là nhân vật nổi bật điển hình như: anh hùng, ca sĩ, nghệ sĩ, bác học, người lao động trung thực. Khi lam phóng sự chân dung người phóng viên phải tìm hiểu phân tích để nêu bật được những phẩm chất tốt đẹp điển hình cuả nhân vật. Đánh giá chính xác những phẩm chất ấy góp phần tạo hiệu quả giáo dục cho người xem. II. THỰC HIỆN PHÓNG SỰ THỜI SỰ NGẮN ÍT LỜI NGOẠI HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Rút ngắn thời lượng của phóng sự truyền hình Sự ra đời của phóng sự ngắn truyền hình là xu hướng mới cải tiến nâng cao chất lượng chương trình, co ngắn thời lượng khoảng 3-5 phút để trình bày một vấn đề bằng hình ảnh khúc triết xúc tích không vòng vo, rườm ra.Phóng sự đòi hỏi dồn nén thông tin cao độ, đi thẳng vào vấn đề nhìn trực tiếp nội dung chính, tạo tiết tấu hình ảnh dồn dập nhanh như nhịp đập hời thở cuộc sống hiện tại. Truyền hình rất cần phóng sự có nội dung phong phú đa dạng cập nhật sựu kiện vấn đề mà người xem rất quan tâm chứ khônng cần các phóng sự nhạt nhẽo dài dòng không có vấn đề. Chương trình thời sự với những phóng sự vài phút sẽ có lượng thông tin cao, hình thức thể hiện hấp dẫn cho người xem. Chương trình thời sự sẽ tiết kiệm thời gian nhưng lượng thông tin cao, làm cho người xem có cảm tưởng đang được trực tiếp tham dự giao lưu vào các sự kiện vấn đề trong nước và quốc tế. 2. Lôi cuốn nhiều đối tượng khán giả xem phóng sự ngắn Chương trình thờ sự chiếm vị trí quan trọng, xuất hiện trang đầu báo chí truyền hình, đem đến cho người xem những thông báo và phân tích bình luận những thông tin cập nhật nóng bỏng về chính trị- kinh tế – xã hội trong và ngoài nước. Chương trình thời sự 30 phút cần nhiều thông tin thời sự nên phải dồn nén hình ảnh đến mức cô dọng xúc tích, càng nhiều thông tin càng tốt. Chương trình phóng sự cần nhiều phóng sự có vấn đề nổi cộm xuất hiện liên tục có phân tích định hướng nhận thức vấn đề đúng đắn. Muốn có một chương trình thời sự tốt cần những yêu cầu sau : + Nội dung chương trình có sự sắp xếp hợp lí cân đối giữa các tin bài thích hợp và quân bình về thời lượng . + Tường thuật tin phải có sự kiện vô tư không thiên lệch . + Chương trình nên loại bỏ những chi tiết giật mình kinh hoàng. + phải có sự trình bày rõ ràng để người xem không bị lẫn lộn giữa các thể loại như bình luận, phân tích, phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, tài liệu . + Không lạm dụng hình ảnh tĩnh như : ảnh, panno, báo in...trong sự kiện đang xảy ra. + Chương trình phỏng vấn phải có sự thống nhất, công khai về câu hỏi mục đích, giới hạn phỏng vấn trước khi ghi hình và phát sóng. + Các chương trình đối thoại thì nội dung phải công khai, thực sự là vấn đề đang được quan tâm. Các ý kiến tranh luộn phải rõ ràng chính xác, công bằng và khoa học. Khi nghiên cứu đối tượng khán giả chương trình thời sự truyền hình: là đông đảo nhiều thành phần xã hội, nhiều lứa tuổi khác nhau nên nhận thức về hình ảnh âm thanh bằng cách giải mã thông điệp có những đặc điểm sau: + Người xem có quyền lựa chọn chương trình, tắt mở, chuyển kênh tuỳ theo sở thích . + Trí nhớ của người xem chỉ có thể lưu lại được một lượng thông tin nhất định vì truyền hình chỉ cho phép nghe và nhìn một lần. Vì vậy phải hạn chế số liệu trừu tượng, lời lẽ ngắn gọn, dễ hiểu, tốc đọ vùa phải. + Đối tượng khán giả tuy rất đông nhưng bị tách dời ra từng cá nhân như thể cuộc trao đổi giao lưu giữa hai phía: khán giả và đài. Hiện nay khi con người quá bận dộn với công việc thì họ chỉ có thể dành ra vài phút đồng hồ ngồi trước màn hình theo dõi tin tức và ngao du khắp moi nơi trên thế giới thông qua tin tức trực tiếp cùng với sự kiện đang diễn ra. Chính vì vậy khi điều tra đối tượng khán giả cần chú ý tới : + Trình độ hiểu biết của đối tượng khán giả mà chúng ta sẽ tác động đến . + Xác định giới hạn tri thức mà người xem đã hướng vào + Tìm ra những điều mới lạ có sức lôi cuốn người xem III. KẾT CẤU PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH 1. Kết cấu phóng sự truyền hình Không chỉ đi theo mạch tư tưởng được xác định trước của người phóng viên mà còn chịu tác động của các chất liệu sống động tại hiện trường đầy biến động. Kết cấu phón sự ngắn là sự phân chia, bố trí các phần các yếu tố hình ảnh và âm thanh theo nội dung và tư tưởng tác phẩm. đối với mỗi vấn đề, mỗi tác phẩm lại có một cách tiếp xúc và giải quyết khác nhau, không giống nhau tuyệt đối. Có phóng sự đi thẳng vào vấn dề, có phóng sự đi từ hiện tượng đến vấn đề . Có phóng sự sử dụng âm nhạc, có phóng sự không có lời bình ngoại hình.... Đối với phóng sự ngắn do yêu cầu dồn nén thông tin cao nên các tác giả thường đi thẳng vào vấn đề chứ không dẫn dắt dài dòng. Có thể có hai cách vào đề : + Lời dẫn của phóng viên ngắn độ 2 hoặc 3 câu. còn cách triển khai vấn đề thì tuỳ thuộc vào từng vấn đề và từng tác giả. Những phóng sự ngắn không dài dòng mà phải đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề bằng những chi tiết đắt giá, lời thoại đắt giá nhằm nhanh chóng đặt vấn đề của tác phẩm, cũng như nhanh chóng đưa lời giải đáp cho vấn đề. + Sử dụng lời tự thuật của nhân vật và nhân chứng ngay trên bối cảnh hiện trường để mở đề đi thẳng vào sự kiện sự việc. Kết cấu một phóng sự ngắn gồm 3 phần sau: a. Đặt vấn đề: đặt tít đề trước hấp dẫn sát với chủ đề tư tưởng của phóng sự. Tít đề phải gây tò mò có tên gọi cụ thể không trừu tượng chung chung, to tát quá làm xao nhãng các nội dung chi tiết. Tít đề làm sợi chỉ đỏ định hướng xuyên suốt quá trình hình thành và thực hiện phóng sự từ đầu đến cuối, từ khi xây dựng đề cương đến khi đi cơ sở ghi hình, lấy tư liệu và hậu kì hoàn chỉnh . Chủ đề phải được chẻ nhỏ vừa vặn phù hợp vốn sống và trình độ tác giả, bám sát đời thực, đời thường. Đề tài không tham vong ôm đồm quá rộng vượt quá sức lực và tài năng của tác giả. Sử dụng nhân vật nhân chứng hoặc phóng viên trực tiếp trong bối cảnh nêu , giới thiệu vấn đề, nguồn góc xảy ra sự kiện. Phần này thường rất ngắn và đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề. Có thể chọn những vấn đề bất thường để mở đầu cuốn hút trí tò mò của người xem. Hiện nay, xu thế phóng viên hiện hình và nói ngay tại hiện trường đang được mọi người ưa thích đối với các phóng sự thời sự trực tiếp làm cho vấn đề phóng sự trở nên cấp thiết, sinh động, chân thực và lội cuốn người xem, người xem luôn có cảm giác được cùng chứng kiến theo dõi sự kiện. b- Giải quyết vấn đề : tất ccả mọi thông tin chi tiết quan trọng, ý đồ chính của tac phẩm được trình bày trong phần này. Trong phóng sự ngắn, mọi mâu thuẫn, diễn biến chính của vấn đề, sự kiện nêu ra cô đọng xúc tích trong thời gian eo hẹp nên phải chon lọc cẩn thận các chi tiết, các lời thoại và tự thuật, dẫn giải đúng với nội dung vấn đề phóng sự. Tác giả phải có một cái nhìn thaamr định khách quan ngay từ đầu phóng sự và nhanh chóng đưa ra những biện pháp giải quyết mâu thuẫn vấn đề, đề đạt ý kiến định hường nhân thức khán giả chứ không áp đặt . Các nhân vật xuất hiện trong phóng sự truyền hình ngắn phải là người thật việc thật. Tác giả dùng tiếng nói của họ thông qua các câu trả lời từ câu hỏi phỏng vấn “mở” của mình, để nhân vật thực liên quan đến vấn đề trình bày thay cho mình hầu hết ý đồ và nội dung tư tưởng. Như vậy, cái Tôi tác giả ẩn kín đứng đằng sau sự việc làm cho khán giả thích thú tin cậy vào sự khách quan trung thực của tác giả. Phóng viên phải phát hiện được vấn đề bản chất để đề xuất kiến nghị đúng đắn các biện pháp giải quyết. Biết khéo kết hợp nhuần nhuyễn tính báo chí và nghệ thuật sẽ làm cho tác phẩm hấp dẫn khả năng truyền đạt cao: Về nghệ thuật (kiểu cấu trúc tam giác thuận) thì kịch bản được xây dựng theo các hình tượng nhân vật, mô tả cảnh thất và người thực, có thể sử dụng các biện pháp thủ pháp động tác camera điêu luyện thể hiện thẩm mĩ hoành tráng, tạo giây phút sảng khoái cảm nhận hình ảnh “sạch đẹp” nhưng khôn g cường điệu khoa trương... Về báo chí (kiểu câu trúc tam giác ngược): nội dung chính phải đảm bảo tóm lược tổng quan ngay theo cách vào thẳng vấn đề, ra thẳng vấn đề. Các chi tiết trong phần thân bài giải quyết vấn đề cụ thể rõ ràng, nếu có lời bình ngaọi hình thì định hướng nhận thức đúng đắn vấn đề cho khán giả và kiến nghị xác đáng cho các cấp có thẩm quyền giải quyết vấn đề . Tác phẩm phản ánh trung thực chính xác sẽ có giá trị chất lượng cao. Kết hợp tốt tính báo chí và nghệ thuật trong phóng sự truyền hình thì các hình ảnh thật của sự việc diễn biến từ đầu đến kết thúc được biên tập lựa chọn lấy những khuôn hình “sạch đẹp” mang ý nghía nội dung, tư tưởng của phóng sự truyền hình với các cỡ cảnh truyềnn hình, góc quay, động tác máy ( lia-zoom) thích hợp đạt được mục đích. Rút ngắn khoảng không gian và thời gian thực cũng như sự kiện được trình bày diễn ra trên màn hình. c- Kết thúc phóng sự ngắn: Nếu phần mở đầu là lời chào thì phần kết thúc làm cho khán giả thích thú. Phần kết của phóng sự ngắn khái quát hoá toàn bộ vấn đề đã nêu ra và giải quyết trong hành lang phạm vi chủ đề tư tưởng của phóng sự. Phần kết phóng sự ngắn vô cùng quan trọng. Phần kết phải sắc gọn và rõ ràng mà điều quan trọng nhất là toàn cảnh vấn đề sự việc được thu gọn trong lời thoại tự thuật của nhân vật , những kiến nghị hay giải pháp mà nhân vất điển hình có liên quan trách nhiệm đến vấn đề nêu ra trên cơ sở bình luận mọi diễn biến của sự kiện vấn đề. Xây dựng mối liên hệ ý giữa ý đồ kịch bản và thể hiện nội dung chủ đề tác phẩm. Bám sát tâm lí và nhu cầu của khán giả, cung cấp cái người ta cần, không phải cái mà ta có họ không cần. Kết cấu chung của phóng sự truyền hình ngắn là kết hợp chính luận với sự hấp dẫn, sống động đời thực khách quan không hư cấu, cái tôi ẩn kín không lộ liễu, tác phẩm không bị dàn dựng áp đặt chủ quan. Phóng sự truyền hình ngắn cũng có chủ đề, ý đồ rõ rệt, trình bày logic sắc xảo theo phương pháp trình tự của thời gian, vấn đề, tình huống hoặc kết quả ... Nội dung chính của phóng sự truyền hình ngắn cũng phải thể hiện lập trường quan điểm thái độ chính kiến rõ ràng, có tính chiến đấu. Tiếng động trung thực sống động có lời tự thuật phỏng vấn nhân chứng trong cuộc. Có thể có lời bình mang tính chính luận của tác giả đan xen nhưng hạn chế rất ít vì hình ảnh, tiếng động và lời thoại của nhân vật đã được biên tập chặt chẽ logic để thể hiện đầy đủ nội dung tư tưởng của tác phẩm. Có thể lồng nhạc theo phương pháp xen kẽ pha hoà vài nét nhạc có tiết tấu, giai điệu, âm hưởng và lời ca phù hợp với nội dung tư tưởng của hình ảnh. IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH 1. Xác định đề tài, chủ đề Muốn có được đề cương sơ lược nhất cho một phóng sự thì tác giả phải nghiên cứu qua về một đề tài, một vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống. Phạm vi phản ánh của phóng sự truyền hình nói chung và phóng sự ngắn nói riêng là toàn bộ hiện thực cuộc sống xung quanh ta. Tuy nhiên không phải bất kì sự việc, đối tượng naò cũng có thể tuỳ tiện đưa vào phóng sự. Chỉ có những sự kiện vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hay những vấn đề còn tồn tại nhưng còn gây nhiều tranh cãi, cần phải giả đáp ngay cho công chúng ... mới có thể trở thành đề tài của phóng sự ngắn. Hay nói cách khác, đối tượng của phóng sự ngắn chính là những hiện tượng, bối cảnh “ có vấn đề”. Thông qua tác phẩm, người phón viên trình bày toàn bộ diễn biến của sự kiện theo một ý đò, tư tưởng đã xác định . Chủ đề thường được xác định từ trước chuyến đi hay có thể được hình thành trong quá trình đi ưthực tế. Hoặc có thể chủ đề đã xác định được bổ sung trước thực tế phong phú của của cuộc sống. Khi xác định đề tài,chủ đề chung ta luôn nhớ rằng chủ đề, đề tài ấy phải đúng với chủ trương, chính sách và nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng trong từng thời kì, và nó phải thực sự là mối quan tâm của quần chúng trong thời điểm ấy Từ chủ đề, đề tài và tìm hiểu sơ lược tình hình, Phóng viên sẽ nảy ra những việc cần làm cho việc thực hiện phóng sự. Tuy nhiên đây chỉ là bước khởi đầu cho sự ra đời của một tác phẩm phóng sự. Tất cả còn tuỳ thuộc vào quá trình thâm nhập thực tế và ghi hình sau này. 2. Kịch bản phóng sự ngắn truyền hình Phóng sự truyền hình và bất kì tác phẩm truyền hình nào ra đời nhờ sự phối hợp của một tập thể tác giả, phóng viên, biên tập, đạo diễn, quay phim, kĩ thuật. Vậy kịch bản được coi là sợi dây vô hình nối các thành viên của nhóm tác giả lại với nhau. Xây dựng kịch bản chính là sự xác định tưởng tượng ra những việc cần làm của các thành viên trên qua 3 khâu: Quay, biên tập và dàn dựng. Thông thường kịch bản dược chia làm 3 loại sau: + Kịch bản ý đồ : được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu thực tế và nắm bắt được quá trình diến biến của chúng. Loại kich bản này thường dùng cho các phóng sự truyền hình dài hơi, phóng sự thời sự. + Kịch bản đề cương : thường được dùng cho những phóng sự có vấn đề phức tạp, diễn biến trong khoảng không gian, thời gian tương đối rộng và biến động như phóng sự điều tra. + Kịch bản chi tiết : thường được áp dụng cho sự kiện có diễn biến tương đối ổn định bền vững như phóng sự truyền thẳng trực tiếp của các hãng thông tấn quốc tế. Phóng sự ngắn thường sử dụng kịch bản đề cương dự kiến. Dù là loại gì kịch bản cũng có kĩ thuật phân cảnh thực thụ chứ không phải la v Phóng sự ngắn thường sử dụng kịch bản dề cương dự kiến. Dù là loại gì kịch bản cũng có kĩ thuật phân cảnh thực thụ chứ không phải vài dòng ý nghĩ sơ sài. Kịch bản cho một phóng sự ngắn trước hết phải ghi rõ đề tài và chủ đề của tác phẩm. Sau là nội dung chính đề cập và tương ứng với chúng là những hình ảnh gì thể hiện nội dung ấy, ghi hình phỏng vấn ai? Phạm vi câu hỏi như thế nào ?... Nếu coi thường việc xây dựng kịch bản trước khi thực hiện tác phẩm thì không thể có sự thống nhất tuyệt vời về ý tưởng tác phẩm, rất khó tạo ra những hình ảnh đắt giá phục vụ đắc lực cho chủ đề phóng sự . Chỉ nhờ có kịch bản trước mà phóng viên có thể sử lí các tình huống ngoài dự kiến như : trời mưa, nhân vật phỏng vấn đi vấng ... Tất nhiên kịch bản chỉ là điều kiện cần cho quá trình sản xuất một tác phẩm truyền hình. 3. Thu thập tài liệu Nếu chủ đề là linh hồn của một tác phẩm phóng sự thì tài liệu chính là phần vật chất để thể hiện các linh hồn ấy. Do vậy phần “vật chất” này, từ lúc sưu tầm tới khi sử dụng phải đạt được sự thống nhất giữa nó với “linh hồn “ của bài. Để lấy tài liệu cho phóng sự ngắn, phóng sự truyền hình, phóng viên cần phải ghi nhớ nguyên tắc “mắt thấy tai nghe”. Phóng viên phải đi sâu vào thực tế cuộc sống, tới nơi xảy ra sự việc để sưu tầm tài liệu một cách trực tiếp và cụ thể như Lê Nin đã từng nói “Muốn viết thực sự đúng và hay về công việc thành phố thì cần phải biết rõ những công việc ấy và không phải chỉ biết xuyên qua sách...” Và tài liệu cũng không sinh ra bởi sự tưởng tượng của người viết sau quá trình tích luỹ vốn sống rồi hư cấu thành bài. Hiện nay một số phóng viên thường lấy tư liệu bằng cách liên hệ với cơ sở, làm việc một lần rồi lấy những số liệu thống kê trên sổ sách, cộng với những kinh nghiệm cá nhân rồi sau đó cho ra bài trên những dữ liệu ấy. Với thực trạng này đã có không ít những phóng sự ngắn đã phát sóng chỉ là một bản báo cáo bằng hình ảnh tổng kết công tác tại địa phương. Thêm vào đó,phóng sự ngắn là một thể loại báo chí yêu cầu tính thời sự rất cao nên tài liệu của phóng sự phải rất mới, được ghi nhận tại thời điểm hiện tại xảy ra sự việc. Tuy nhiên yêu cầu nhanh, mới kịp thời của tài liệucho phóng sự nhắn không cao như in. Một nguồn tư liệu quý giá cho phóng sự truyền hình chính là câu trả lời phỏng vấn. Đối với phóng sự thời sự không có lời ngoại hình mà dùng phương pháp phỏng vấn tự cung cấp tư liệu thì những phỏng vấn phóng sự không cần thực hiện ở một địa điểm duy nhất và toàn bộ cuộc phỏng vấn tiến hành trong một lần. Sự thay đổi về địa điếmẽ tạo ra tính năng động hơn cho sự kiện và người được phỏng vấn cũng có xu thế hưởng ứng phỏng vấn ở mọi địa điểm khác nhau. Trong quá trình biên tập những phần khác nhau của bài phỏng vấn không nên biên tập đoạn này nối tiếp đoạn kia mà phải xen lẫn các hình ảnh một cách tự nhiên cùng với những lời dẫn. Cũng cần có những phần gián đoạn trong cấu trúc của bài đã biên tập (Đoạn tạm nghỉ để thở) , để cho người xem tiếp thu thông tin trước khi theo dõi tiếp những thông tin tiếp theo. Hãy sử dụng tốt những âm thanh tự nhiên. Nhịp độ phân chia lời dẫn nên chậm hơn thông tin và nên nhấn mạnh hơn . Phỏng vấn được sử dụng trong phóng sự ngắn, phóng sự truyền hình với nhiệm vụ cung cấp, bổ sung tư liệu, thông tin cho phóng sự. Đối tượng phỏng vấn là những người trực tiếp tham gia sự kiên, sự việc, những người có thẩm quyền hoặc có kiến thứcchuyên môn sâu về vấn đề nêu ra trong phóng sự. Mặc dù câu trả lời của những người được phỏng vấn thường mang tính chủ quan nhưng việc sử dụng phỏng vấn trong phỏng sự ngắn lai đem lai hiệu quả cao trong việc làm tăng tính chân thực, sức thuyết phục cho phóng sự. Đặc biệt sức hấp dẫn của phóng sự ngày càng được nâng cao nếu như câu trả lời phỏng vấn là những ý kiến khác nhau của nhiều thành phần xã hội về một vấn đề. Phỏng vấn trong phóng sự ngắn thường được xuất hiện xen kẽ với lời bình một cách khéo léo, người xem khó mà phân biệt rạch ròi giữa lời bình và phỏng vấn. Với vai trò quan trọng như vậy nên khi ghi hình, người quay phim phải chú ý những khuôn hình chuẩn, đẹp cho người phỏng vấn. Thông thường người ta hay sử dụng phương pháp quay qua vai. Hình ảnh không chỉ lấy trọn người được phỏng vấn mà có xen kẽ hình ảnh của phóng viên, làm cho khuôn hình sinh động và chân thực hơn. Ngoài ra, phải chú ý không cắt khuôn hình của người phỏng vấn tại nơi như: cổ, cổ tay... Trong phóng sự ngắn đôi khi cũng có sự xuất hiện của phỏng vấn trước ống kính làm tăng tính sinh động hấp dẫn và chân thực có sức thuyết phục, cho người xem có cảm giác đang chứng kiến một vấn đề nóng hổi, bức xúc nhờ có sự nhanh nhạy của phóng viên. Muốn thu được những câu trả lời đắt thì phóng viên phải có sự chuẩn bị kĩ về đề tài, phạm vi câu hỏi, đối tượng phỏng vấn . Đặc biệt không nên hỏi những câu hỏi “ có hay khônb” , những câu hỏi chung chung sáo rỗng như “ tình hình sản xuất năm 2004 của công ty gặp những trở ngại gi?” Hoặc “năm tới nhà máy sẽ có những dự định gì?”....Không nên “ Mớm câu trả lời” cho người được phỏng vấn làm cho lời tự thuật mất tính chân thực khách quan. Phóng viên cần ghi chép các công việc, sưu tập các tư liệu đầy đủ kĩ lưỡng sẽ giúp cho phong viên dễ dàng tái hiện diễn biến của sự việc, khắc hoạ sâu sắc tiến trình và diễn biến của sự kiện, sự việc,từ đó mổ xẻ phân tích vấn đề, tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề. Những tư liệu phân tích lí giải, bình giá trong phóng sự ngắn phải vô tư, khoa học chứ không phải ngồi ở nhà, chép tài liệu mà phán xét lung tung . 4. Ghi hình tại hiện trường Taọ ra những hình ảnh hấp dẫn suốt từ đầu đến cuối phóng sự. Người ghi hình phải linh hoạt và hiểu ý đạo diễn và biên tập viên để chộp được những chi tiết đắt giá co lượng thông tin cao, chọn vị trí thuận lợi đón đầu các sự kiện tình huống đẻ bao quát toàn bộ sự việc và thâu tóm tổng quát vấn đề Phóng viên có thể xuất hiện trước ống kính tại hiện trường sẽ làm tăng tính thuyết phục và hấp dẫn của bài phóng sự, tạo chi khán giả cảm giác nóng hổi, thời sự của vấn đề và sự nhanh nhạy của người phóng viên. Người phóng viên như đang nói chuỵên với khán giả qua màn hình ngay tại nơi xảy ra sự việc đã thu hẹp khoảng cách không gian của người xem với hiện trường sự kiện. Vì vậy sự thích thú và tập chung theo dõi tăng lên. Thủ pháp này được thực hiện tuỳ theo tình cấp thiết của đề tài. Không phải phóng sự nào cũng có sự hiện diện của phóng viên và không phải phóng viên nào cũng thể hiện thành công sự hiện diện của mình trước ống kính. V. DỰNG HÌNH, HẬU KÌ TRUỲÊN HÌNH Dựng hình là công đoạn sắp xếp và ghép nối các cảnh ghi hình dời dạc thành trường đoạn và tác phẩm hoàn chỉnh theo đúng ý đồ kịch bản đã đề ra. Những hình ảnh đã được chọn lọc để móc xích với nhau một cách liên tục và logic theo kịch bản phân cảnh làm cho hình ảnh và âm thanh được hoà quyện với nhau vừa tạo ra sự thống nhất hoàn chỉnh về nội dung vừa nêu bật ý nghĩa phóng sự ngắn truyền hình. Khi dựng hình phải chú ý đén nguyên tắc dựng hình và nén không gian thời gian theo nguyên lí báo chí truyền hình nhằm sử dụng ngôn ngữ trực quan hình ảnh và âm thanh. Yếu tố làm nên chất lượng cao trong phóng sự ngắn truyền hình: Trong phóng sự truyền hình, hình ảnh có vai trò cực kì quan trong quyết định sự thành bại của tác phẩm tạo ra sức sống, sức hấp dẫn đối với người xem. Vì vậy phải áp dụng đúng các nguyên tắc và phương pháp tạo hình ở phần kĩ thuật và phương pháp thể hiện hình ảnh và âm thanh trên truyền hình . Hình ảnh trong phóng sự ngắn phải không mắc lỗi ngữ pháp và chứa đựng nội dung thông tin thời sự cao nhất, thể hiện ý đồ tư tưởng của phóng sự. Tác giả phải biết kĩ năng thực hiện các cảnh ghi hình theo nguyên lí trục quay và góc độ. Khi ghi hình cần chon cảnh theo đề tài, lựa chon góc độ, vị trí để ghi hình đảm bảo sự toàn vẹn , hoàn chỉnh về thị giác, tạo các khuôn hình sống động chân thực, nguyên dạng, đúng đắn , bắt được cái thần, cái hồn của người xem nhận thức được ý đồ thái độ, tình cảm của tác giả về sự việc và nhân vật . Các bố cục hình ảnh tuân thủ nguyên lí ngữ pháp như: bố cục đường chân trời ,bố cục 2/3, điểm mạnh hình ảnh, cảnh đôi,cảnh qua vai, nhiều nhân vật .... Trong phóng sự ngắn mỗi khuôn hình chỉ xuất hiện với thời lượng ngắn khoảng vài giây không nên nhiều cảnh lia làm kéo dài thời gian một cách vô ích . Trong phóng sự ngắn yêu cầu dồn nén thông tin cao độ chỉ cho phép vài cảnh mở đầu phóng sự dài hơn từ 5-8 giây, sau đó là các cảnh ngắn 2-3 giây đảm bảo được quy luật cảm thụ hình ảnh của mắt người và làm tăng tính kịch tính của phóng sự, tạo ra sức hấp dẫn lôi cuốn người xem. Các động tác máy zoom,lia, ...phải hạn chế. Công đoạn dựng hình sắp xếp các cảnh hài hoà hai yếu tố hình ảnh và âm thanh theo ý đồ kịch bản của tác giả , dồn nén thông tin rút ngắn và thu nhỏ toàn bộ sự kiện vào màn hình theo đúng trật tự logic của vấn đề đã xảy ra, tuỳ theo ý đò sắp xếp thứ tự : Nguyên nhân, diễn biến kết quả và giải pháp nhằm phục vụ cho ý tưởng chủ đè chính nêu ra ở tác phẩm phóng sự truyền hình. Truyền hình thừa hưởng nghệ thuật và kĩ thuật dựng phim điện ảnh theo quy tắc: động tiếp động, tĩnh tiếp tĩnh, đồng trục diễn xuất, trục định hướng. Khi dựng băng chưng trình cần chú ý các điểm sau: + Mỗi lần đổi cảnh thì phải đổi cỡ và góc quay. Tránh thay đổi góc đột ngột quá làm khán giả khó chịu. Nếu có sự thay đổi trục quay thì phải có cảnh chuyển để các cảnh tiếp nhau có sự nối tiếp “ngọt” và không bị “giật hình”. + Các cảnh bước sau phải nhất quán tức là giữ cho hình động chuyển từ cú quay này sang cú quay khác theo một phương thưc hợp lý và rõ ràng. Màu sắc giữa hai cảnh liền nhau phải có sự thống nhất. Nếu có thay đổi đột ngột phải cung cấp thêm thông tin hình ảnh để báo cho người xem. + Chú ý không làm chuyển hướng chuyển động của nhân vật một cách đột ngột. Nếu nhân vật đi vào của theo hướng bên phải thì họ phải tiếp tục vào nhà theo hướng đó. + Nguốn sáng phải đồng nhất: Khi chuyển cảnh từ đêm sang ngày phải có cảnh chuyển. Nếu quay ngoài trời cố gắng thu hình ở một giờ và có hướng chiếu sáng cố định. + Trong phóng sự ngắn, thời lượng hiện hình ngắn, các cảnh có thời lương trung bình 2 đến 3 giây nhưng cảnh đầu hoặc kết của phóng sự có thể dài hơn (5 đến 8 giây). Khi dựng hình tránh không lấy một cảnh quá dài, dễ gây nhàm chán và nghèo thông tin, nhưng cũng không được lấy cảnh quá ngắn dưới 2 giây sẽ làm giật hình và người xem chưa kịp nhận biết. Phóng sự ngắn không cho phép sử dụng động tác lia dài, lạm dụng kỹ sảo vì hình ảnh trong phóng sự ngắn phải sinh động và chân thực. + Khi dàn dựng tiếng động hiện trường và tiếng phỏng vấn trên kênh 2 là ngôn ngữ đắt giá hơn cả lời ngoại hình. Khi lấy tiếng của người phỏng vấn phải cắt cho chọn câu chọn nghĩa, tránh cắt câu cụt vô nghĩa. Khi ghép tiếng đọc lời bình ở kênh 1, tiếng động kênh 2 phải chú ý không để tiếng động lớn hơn tiếng nói lời bình và ngược lại. Dựng hình là khâu cuối cùng trong quá trình hoàn tất một phóng sự ngắn. Nó quyết định sự thành bại của phóng sự. Vì đây là khâu chọn lọc, xử lý hình ảnh, âm thanh. Một tác phẩm phóng sự sống động hoàn chỉnh và có thể phát lên sóng truyền hình phụ thuộc rất lớn vào khâu này. Người phóng viên phải am hiểu về nghệ thuật tạo hình, nắm được các quy tắc truyền hình và tâm sinh lý cảm thụ của người xem. Trong phóng sự ngắn để nâng cao chất lượng hình ảnh ta lấy tin tức và phóng sự chuyên đề để sử dụng phát trên sóng. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau. Trong phóng sự dài trên 10 phút bên cạnh những cảnh bán thân, trung cảnh, trung cận cảnh, cận cảnh thì những cảnh toàn được sử dụng nhiều hơn phóng sự ngắn và tin. Tốc độ hình ảnh của phóng sự dài chậm hơn nên khán giả có thời gian suy nghĩ không cho phép lạm dụng kỹ sảo hoặc những động tác máy, lia, zoom mất nhiều thời gian. Sức sống của ngôn ngữ phóng sự là hình ảnh cái hồn, cái thần chứ không đơn giản là lời bình chau chuốt mượt mà. Chương trình thời sự đặt yêu cầu thông tin lên trên, hình ảnh phải đầy đủ sạch đẹp không có lỗi, các cảnh phải ghép nối nô gích và nghệ thuật. Quan hệ giữa âm thanh và hình ảnh trong phóng sự ngắn là mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ mà trong đó việc xác định tầm quan trọng của mỗi thành tố sẽ giúp phóng viên phác hoạ kết cấu tác phẩm và đánh giá hiệu quả việc chuyền đạt thông tin của phóng sự truyền hình. Tác động đầu tiên của thông điệp truyền hình là vào mắt người xem, sự nhạy cảm của mắt thường mạnh mẽ hơn của tai, giữa tai và mắt có sự nhận thức, hỗ trợ, âm thanh góp phần nâng cao hiệu quả của hình ảnh. Tuy nhiên không thể đánh giá và xác định một cách tuyệt đối rằng ngôn từ đóng vai trò quan trọng và là trung tâm của tác phẩm. Đối với các loại phim khác nhau vai trò của hình ảnh và âm thanh cũng khác nhau. Âm thanh trong phóng sự ngắn là sự kết hợp của các yếu tố sau: a. Tiếng động: Đạo diễn chương trình truyền hình có vai trò như một đạo diễn âm thanh, phải đảm bảo chất lượng về tiếng động. Tiếng động là một chất liệu của ngôn ngữ có giá trị nguyên bản, trung thực luôn ngắn liền với hình ảnh. Tiếng động vì vậy cũng có bố cục không gian 3 chiều. Nghệ thuật tiếng động cần lưu ý tiếng động đặc trưng, tiếng động im lặng, tiếng động giả, lời thoại tự nhiên và tiếng động tư liệu. Khi biên tập tiếng động chú ý cắt bỏ những tiếng động tự nhiên hoá, hoặc giảm mức tiếng động vô dụng, đồng thời phải hoà âm phối khí với các chất liệu âm thanh khác để tạo thẩm mỹ và ý đồ của kịch bản âm thanh. Thậm chí có thể sử dụng kỹ sảo âm thanh. Tiếng động trong phóng sự ngắn bao gồm tiếng động hiện trường, tiếng phỏng vấn và tiếng của phóng viên tại hiện trường. Tiếng động có tác dụng tăng độ chân thật gợi cảm của sự kiện vấn đề, thu hẹp khoảng cách giữa khán giả và phóng viên,tăng niệm tin của người xem với hình ảnh phóng sự. Hiện nay một số phóng sự lời bình quá nhiều, dài dòng từ ngữ không đồng bộ và không khớp với hình ảnh gây phản tác dụng cho phóng sự. Các phóng viên truyền hình nên rút ngắn lời bình sử dụng hiệu quả tiếng động và âm thanh. Phóng sự truyền hình tạo dựng âm thanh sống động tại hiện trường cùng với lời bình. Trong phóng sự truyền hình tiếng động hiện trường đóng một vai trò quan trọng. Bên cạnh đó lời bình và âm nhạc cũng rất quan trọng. Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng câu hỏi mở để nhân vật tự thoại thay cho lời bình là một phương pháp làm mới. Khi đó cần chú ý biên tập âm thanh kết hợp uyển chuyển lời bình với lời thoại để dẫn dắt cuốn hút khán giả một cách khác quan. Công vịêc chuyển bị phỏng vấn rất quan trọng, câu hỏi mở và câu trả lời phải phù hợp với chủ đề tư tưởng của phóng sự. Người hỏi và người trả lời phải có phong thái tự nhiên thoải mái. b. Lời ngoại hình: Phóng sự ngắn là tác phẩm kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh. Lời ngoại hình gồm lời dẫn, lời bình, lời thuyết minh, lời dịch. Lời bình là hệ quả của hình ảnh nên không được đi trước hình ảnh. Lời đi sau phải phù hợp với hình ảnh làm sáng tỏ thêm cho hình ảnh. Lời bình cho phóng sự ngắn được hoàn thiện sau khi biên tập viên, phóng viên thu thập đủ tài liệu và đủ hình ảnh. Trong phóng sự ngắn truyền hình lời bình phải bám sát hình ảnh không được dài dòng kể lể thuyết minh lại hình ảnh. Trong một khoảng thời gian ngắn vài phút, phóng sự ngắn phải tiếp cận ngay vấn đề, trình bây ngay quá trình diễn biến và đưa ra nhưng giải pháp khả thi cho vấn đề. Để làm được nhiều việc một lúc thì từ ngữ trong phóng sự ngắn phải có sự chọn lọc và cân nhắc kỹ lưỡng. Ngôn ngữ nói đắt giá và chính xác kiểu như khẩu ngữ. Như vây khán giả mới cảm thấy dễ hiểu và tiếp nhận được đúng thông tin. Lời bình dùng ngôn ngữ nói trực tiếp, chủ động, ngắn gọn, rõ ràng. Lời bình khái quát hoà vấn đề nhanh chóng chính xác, nêu chính kiến để định hướng nhận thức cho người xem. Lời dẫn và lời bình phải khớp với hình ảnh. c. Âm nhạc là một trong ba chất liệu âm thanh của phóng sự. Âm nhạc trong phóng sự không kéo dài xuốt tác phẩm mà chỉ minh hoạ thêm cho hình ảnh . Nếu không cần thiết thì không nên sử dụng âm nhạc. Âm nhạc có thể tạo nhạc nền, nối cảnh minh hoạ hoặc gây cảm xúc âm thanh tăng tính giải trí và hớp dẫn cho chương trình. Âm nhạc chỉ nên chiếm 30% so với âm lượng của tiếng động tự nhiên nếu không sẽ tạo ra phản cảm. Ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình luôn bổ xung hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của phóng sự. Âm nhạc giúp cho người nghe cảm thu được ý tưởng sâu sa của tác giả. Tuy nhiên việc sử dụng âm nhạc phải phù hợp với chủ đề và ý đồ của tác phẩm. VI. DUYỆT CHƯONG TRÌNH PHÁT SÓNG Đây là khâu kiểm nghiệm nội dung và chất lượng chương trình trước khi phát sóng. Là khâu cuối cùng cho cả một quy trình sản xuất chương trình truyền hình. Nhằm thẩm định đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Các hãng truyền hình phương tây không có giai đoạn kiểm duyệt vì phóng viên tự chịu trách nhiệm về tác phẩm của mịnh. Phóng sự ngắn truyền hình đang đạt được mục đích và hiệu quả cao bằng những hình ảnh đẹp, tiếng động tự nhiên trung thực với sự hiện diện trần thuật của các nhân vật và các nhân chứng liên quan đến vấn đề sự kiện. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDBC1167.doc