Tiểu luận Thực trạng và giải pháp để phát triển những doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ ở nước ta

Đơn giản hoá và đẩy mạnh việc thành lập và đăng ký các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới theo những hướng dẫn và tinh thần của thông tư liên bộ số 05 của Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ tài chính ngày 10/7/1998, cũng như các hộ kinh doanh mới theo nghị định 66, khi phần lớn những đơn vị kinh doanh mới nàu chắc chắn sẽ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực hiện mọi cố gắng có thể đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận được sự bảo vệ công bằng trước pháp luật, được đảm bảo bởi hiến pháp.

doc8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp để phát triển những doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư nhân là một bộ phận trong cơ cấu ấy, chiếm ưu thế về mặt số lượng, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp một phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo việc làm…trong các nước trên thế giới. Sự gia tăng càng cao số doanh nghiệp vừa và nhỏ là một xu thế có tính quy luật trong cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển gặp không ít những hạn chế và vướng mắc, kinh doanh không ổn định và kém hiệu quả. Vì thế việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta là đòi hỏi cấp bách hiện nay. Phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những mục tiêu và chính sách nhất quán mà nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng (khoá VIII) đã đặt ra. Việc khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển cũng là đỏi hỏi cấp bách để đáp ứng được sự thay đổi trong tương lai về điều kiện cạnh tranh quốc tế theo lộ trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và tham gia vào tổ chức thương mại thế giơí (WTO). Chính vì muốn đi sâu vào tìm hiểu thêm về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay đã khiến em chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp để phát triển những doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ ở nước ta”. Vì thời gian có hạn nên tiểu luận này em viết còn rất nhiều sai sót, em xin cảm ơn thầy Vũ Quang Anh đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này… Nội dung I. Thực trạng doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay 1. Khái quát chung Theo thống kê của việc nghiên cứu quản lý kinh tế TW năm 1998 cả nước ta có 5.970 doanh nghiệp Nhà nước, 2607 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và gần 35.000 Công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, 5484 hợp tác xã kiểu mới và 2 triệu hộ phi nông nghiệ kinh doanh theo nghị định 66. Trong tổng số các cơ sở kinh doanh nói trên kể cả số doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,khoảng 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa kể đến khoảng 110.000 trang trại gia đình kinh doanh nông lâm, ngư nghiệp đều là quy mô nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Quốc Dân, nhất là các doanh nghiệp thương mại về huy động vốn trong xã hội, giải quyết việc làm, tăng ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân cư. Năm 1998 chỉ tính số doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng đã chiếm tỷ trọng đầu tư vốn trong xã hội là 19,5% giải quyết gần 93% tổng số nơi làm việc, tạo ra 22% tổng sản phẩm công nghiệp, 44,3% GDP và nộp ngân sách Nhà nước với tỷ trọng 22%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Thương mại vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay có thực trạng chung là rất hạn chế vốn, cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị, trình độ quản lý thấp kém. Do vậy sản phẩm làm ra kém sự cạnh tranh thị trường tiêu thụ rất hạn chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hoạt động chủ yếu là tự phát, không ổn định, số doanh nghiệp không lãi hoặc bị lỗ những năm gần đây tăng tới 60 - 70%. 2. Những thực trạng cụ thể của doanh nghiệp Thương mại vừa và nhỏ ở nước ta Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp Thương mại muốn thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình, đòi hỏi phải có cơ sở vật chất nhất định như : Kho tàng, cửa hàng, công cụ lao động, phương tiện vận tải… để phục vụ cho quá trình mua bán hàng hoá,và tiền vốn để mua vật tư,hàng hoá trả lương, trả thù la cho người cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệ và các khoản chi tiêu khác trong quá trình kinh doanh. Toàn bộ những tài sản kể trên chính là vốn kinh doanh thương mại. Vốn kinh doanh thương mạ là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp và đây cũng là một trong những thực trạng khó khăn đang tồn tại trong các doanh nghiệp Thương mại. Thực trạng được đề cập đến đầu tiên chính là vốn và tín dụng ở Việt Nam trong hoàn cảnh chung của nền kinh tế hiện tại doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ đang đứng trước những khó khăn cần tháo gỡ và quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ còn ngắn, đang trong giai đoạn khởi đầu nên khả năng tích luỹ vốn còn hạn chế. Theo đánh giá của phòng Thương mại và doanh nghiệp Việt Nam, tình trạng thiếu vốn đang là khó khăn lớn nhát đối với các doanh nghiệp, thiếu tài sản thế chấp ngân hàng, trong khi đó mức cho vay dường như vẫn hạn chế. Do vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp hoạt động độc lập có kế hoạch mở rộng sản xuất thì họ lại thiếu vốn để đưa các kế hoạch vào thực hiện. Hơn nữa các khoản vay đều là ngắn hạn với lãi suất cao nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho dù được phép vay vẫn khó tìm được nguồn vốn chung và dài hạn. Bên cạnh đó hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý để đảm bảo cho các doanh nghiệp của ta có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới, khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn. Bởi vậy Nhà nước cũng nên khuyến khích và phát triển quỹ tín dụng ở những nơi có nhu cầu và đủ điều kiện để tạo thêm kênh “rót” vốn cho các doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai được đề cập đến chính là đất đai. Để hình thành lên một doanh nghiệp, ngoài những yếu tố cơ bản khác thì yếu tố đất đai cũng chiếm vai trò khá quan trọng. Từ đó ta có thể xây dựng lên các trụ sở, các cơ sở kinh doanh và đây chính là bộ mặt của các doanh nghiệp. Thế nhưng để làm được điều đó thì các doanh nghiệp lại gặp phải không ít những khó khăn và trở ngại trong việc được cấp quyền sử dụng đất hoặc gặp khó khăn trong việc thuê đất làm trụ sở, nhà máy… Thứ ba là vấn đề về công nghệ : Để tiến tới một nền kinh tế thị trường cần có hai điều kiện : Con người và công cụ. Hầu hết các hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp của nước ta còn yếu kém chưa bắt kịp với xu thế thời đại. Một trong những phương thức kinh doanh hiện đại như : Buôn bán kiểm tra mạng, qua Internet…nhưng hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đều chưa nghĩ đến điều này. Bởi lẽ giới hạn phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế. So với doanh nghiệp Nhà nước các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận với thị trường công nghệ, và thiết bị quốc tế do thiếu những thông tin về thị trường này. Thứ tư là sức cạnh tranh : cạnh tranh là một tất yếu kinh tế, một thuộc tính của thị trường. Đặc trưng của thị trường Việt Nam là : Lần đầu “làm quen” với cạnh tranh, yếu tố kịch tính của thị trường cùng những hệ quả của nó. Hậu quả sâu sắc nhất của cạnh tranh, xét trong khuôn khổ các quan hệ thị trường, là làm cho cung cầu co giãn về quy mô, biến đổi cơ cấu và chất lượng, dẫn đến tương quan giữa chúng không ngừng vận động trong không gian và thời gian, với trạng thái phổ biến là chênh lệch mất cân đối. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay vẫn còn ở mức độ rất thấp. cũng có thể là do nguồn vốn quá hạn chế nên tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chưa cao, thị trường tiêu thụ quá nhỏ, khả năng phục vụ chưa đạt yêu cầu. Hơn nữa trong thời đại ngày nay các doanh nghiệp còn phải chịu những áp lực do nền kinh tế thị trường phát triển mang lại như quyền lực ngày càng lớn của thị trường tài chính. Thứ năm là kỹ năng đào tạo và quản lý : Trình độ của đội ngũ nhân viên trong các doanh nghiệp chưa có thể đáp ứng được với nhu cầu của xu thế thời đại,trình độ quản lý còn kém, phần lớn các nhà doanh nghiệp quản lý hoạt động thiếu bài bản, dựa nhiều vào kinh nghiệm, chạy theo thị hiếu thị trường, không ít doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, đăng ký ngành nghề kinh doanh quá đa dạng. Thứ sáu là về nợ : doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng cho trả chậm rất nhiều nhưng khó thu hồi vốn. Các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ ngày nay đang đứng trước những nỗi lo là hệ thống phân phối chưa được mở rộng, không đẩy mạnh được khâu tiêu thụ sản phẩm, mà nợ phải thu ngày càng cao và nợ khó đòi cũng ngày càng lớn theo. Trước những thực trạng, hạn chế và khó khăn như đã nêu ở trên. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những thực trạng đó cũng đang là một vấn đề cấp thiết cần phải quan tâm. II. Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng của các DNTM vừa và nhỏ - Nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế về : Vốn và tín dụng , vấn đề đất đai, công nghệ, sức cạnh tranh, kỹ năng đào tạo và về nợ của các doanh nghiệp. Trước tiên là nguyên nhân từ vốn và tín dụng : doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó có thể vay được các khoản vốn, các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức khác, những khoản vay có bảo đảm hiếm khi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, ngân hàng không muốn doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vì cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay một khoản không lớn nhưng mức độ phức tạp có thể lớn hơn hoặc bằng một doanh nghiệp lớn vay. Hơn nữa, những quy chế về ký quỹ và các dự án đầu tư quá cứng nhắc làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể đáp ứng được khi muốn vay tín dụng từ các tổ chức tài chính trong khi các doanh nghiệp Nhà nước lại được miễn ký quỹ. - Nguyên nhân thứ 2 là về vấn đề đất đai : Sở dĩ các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu đất đai để hoạt động kinh doanh vì gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn trong việc xin cấp đất hoặc cho thuê đất làm trụ sở. Trong cuộc điều tra 452 dự án đầu tư mới năm 1997, chỉ có17 dự án là thuộc khu vực tư nhân. - Nguyên nhân thứ 3 là về công nghệ : Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn là sử dụng công nghệ lạc hậu bởi vì vốn đầu tư của các doanh nghiệp này rất thấp so với các doanh nghiệp Nhà nước. - Nguyên nhân tiếp đến là sức cạnh tranh : Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu, doanh nghiệp muốn tồn tại và bắt buộc phải chiến thắng cạnh tranh. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, trình độ quản lý… sẽ có điều kiện vươn lên “đánh bại”các đối thủ cạnh tranh chiếm thị phần thu lợi nhuận.Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ những yếu tố ưu thế trên, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời những sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cạnh tranh với một số lượng lớn các hàng hoá nhập lậu với giá rẻ hơn - chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thấp hơn so với các hàng nhập khẩu và trình độ kỹ thuật thấp, khả năng quản lý kém, thông tin về thị trường quốc tế còn hạn chế dẫn tới sức cạnh tranh kém và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Nguyên nhân thứ 5 là do kỹ năng đào tạo và quản lý của các doanh nghiệp còn thấp. Do chưa có sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước trong việc đào tạo công nhân cho các doanh nghiệp. Nguyên nhân thứ 6 là về nợ : Do doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng nhưng không thu hồi vốn nhanh dẫn đến hậu quả là không có đủ tiền để quay vòng vốn. Vậy từ những nguyên nhân đó, giải pháp sẽ phát triển doanh nghiệp Thương mại vừa và nhỏ là một nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng quan hệ sản xuất mới.. III. Một số giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp Thương mại vừa và nhỏ Thứ nhất là phải đào tạo một môi trường kinh doanh có lợi và cơ sở hạ tầng có hiệu quả. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu mà hầu hết các nước đều đề cập đến khi xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên khó khăn chung nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đương đầu là những hạn chế về nguồn tài chính, ít tiếp cận với thị trường, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn và chuyên gia quản lý có trình độ, mức độ trang bị kỹ thuật có công nghệ thấp. Vì vậy phải có sự trợ giúp về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, tiếp thị... thì các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ mới hoạt động, tăng cường và cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế. Thứ 2 là, phát triển nguồn nhân lực trong nước. Để phát triển năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ các nước rất chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực. Sự phát triển và đào tạo nguồn nhân lực phải liên tục thực hiện thông qua đào tạo người quản lý kinh doanh và đào tạo kỹ năng cho người lao động nhằm cung cấp kiến thức và kinh nghiệm trong những lĩnh vực : Quản lý khoa học, quản lý tài chính, tổ chức sản xuất…Thành lập các dịch vụ tư vấn và phân tích hoạt động kinh tế cho các doanh nghiệp nhằm cải thiện, nâng cao năng lực và thực tiễn quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ ba là, phải phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan khác nhau để tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Đây là một hệ thống các cơ quan xuyên suốt từ trung ương đến địa phương có nhiệm vụ trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ về nhiều mặt. Phải có nhiều loại hình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. Chẳng hạn như loại hình “vườn ươm doanh nghiệp” đang có xu hướng rất phát triển trong các nước song chưa thật sự phát huy tác dụng ở nước ta trong thời gian qua. Thứ tư là, tăng cường việc liên kết giữa các công ty lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và kéo khu vực tư nhân vào việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tiễn phát triển kinh tế của các nước cho thấy, một nền kinh tế công nghiệp sản xuất hiện đại sẽ không hoàn chỉnh và không hiệu quả nếu chúng không có các doanh nghiệp lớn lẫn những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cùng nhau hợp tác : Các doanh nghiệp lớn sản xuất hàng tiêu dùng hay tư liệu sản xuất đến một công đoạn nào đó, các công đoạn còn lại sẽ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (khâu hoàn tất sản phẩm, chà láng, dị biệt hoá sản phẩm theo yêu cầu riêng…) hay doanh nghiệp lớn nhằm vào sản xuất hàng hoá giống nhau, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm vào việc cá biệt hóa sản phẩm đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của những phân khúc thị trường nhỏ. Thứ năm là, phải xây dựng môi trường pháp luật và tăng cường quản lý của Nhà nước. Phải nhanh chóng xây dựng và thực hiện luật doanh nghiệp tư nhiên và luật Công ty năm 1990 nhằm hợp lý hoá hơn nữa các thủ tục thành lập và đăng ký, quy định các khả năng huy động vốn linh hoạt cho các mục đích đầu tư sản xuất. Luật này phải thoả mãn các điều kiện như : Hợp lý hoá và đơn giản hoá các thủ tục thành lập doanh nghiệp và Công ty, giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả hơn trong việc huy động vốn, quy định một cơ cấu vốn mềm dẻo hơn, bảo vệ tốt hơn các cổ đông thiểu số… Ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để tạo ra một cơ sở dữ liệu tập trung thông tin các doanh nghiệp và Công ty đã đăng ký và công khai các thông tin đó ra công chúng. Trước mắt trong năm 2000 cần khẩn trương xây dựng nghị định khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đơn giản hoá và đẩy mạnh việc thành lập và đăng ký các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới theo những hướng dẫn và tinh thần của thông tư liên bộ số 05 của Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ tài chính ngày 10/7/1998, cũng như các hộ kinh doanh mới theo nghị định 66, khi phần lớn những đơn vị kinh doanh mới nàu chắc chắn sẽ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực hiện mọi cố gắng có thể đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận được sự bảo vệ công bằng trước pháp luật, được đảm bảo bởi hiến pháp. Tóm lại, có rất nhiều các biện pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, song trên đây là một trong những biện pháp có thể nói là quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34636.doc
Tài liệu liên quan