Tiểu luận Tìm hiểu và quan điểm bất hòa của Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỞ ĐẦU 2 1. Tính cấp thiết của đề tài 2 2. Đối tượng nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Mục đích nghiên cứu 3 6. Kết cấu của tiểu luận 3 I. LỊCH SỬ TỔNG QUAN VỀ SỰ XUNG ĐỘT GIỮA NHÀ NƯỚC DO THÁI VÀ CHÍNH QUYỀN PALESTINE 4 1. Lịch sử vấn đề 4 2. Các cuộc chiến tranh ở Trung Đông 4 2.1. Cuộc chiến giành độc lập của người Do Thái năm 1948 5 2.2. Cuộc chiến kênh đào Su- ê năm 1956 5 2.3. Cuộc chiến sáu ngày 7 2.4. Cuộc chiến Yom Kipur năm 1973 7 2.5. Cuộc chiến 1982 8 3. Thực trạng hiện nay 8 4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hoà bình ở Trung Đông 10 II. Báo chí Việt Nam phản ánh mối xung đột giữa Thủ tướng A. Sharon và Tổng thống Y. Arafat xung quanh vấn đề hoà bình ở Trung Đông 10 1. Quan điểm của các thủ tướng trước thời ông A. Sharôn 10 2. Chính sách bạo lực của ông A. Sharôn 11 3. Quan điểm của Tổng thống Y. Arafát về vấn đề Trung Đông 14 4. Diễn biến tình hình hiện nay 15 5. Thái độ của cộng đồng quốc tế (tạp chí cộng sản 3/2002) 16 Chương II: 19 CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN 19 I. Các thể loại 19 1. Tin 19 2. Thể loại bình luận 20 3. Bài phản ánh 23 II. Nhận xét về hình thức thể hiện của báo chí Việt Nam 24 1. Tính chính xác và kịp thời 24 2. Tính hấp dẫn 25 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 KẾT LUẬN 28

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu và quan điểm bất hòa của Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành nghiên cứu tiểu luận thực tập tốt nghiệp chủ yếu là sưu tầm, khảo sát, thống kê, so sánh phân loại, phân tích tổng hợp để xác lập tiểu luận, luận cứ làm nổi bật đặc trưng của từng tờ báo trong việc thông tin về "Quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát" trong thời gian từ 2001 đến nay. 5. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài: "Quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát". Em muốn đi sâu tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm quý báu của các thế hệ nhà báo đi trước đồng thời nghiên cứu về mặt nội dung, hình thức thể hiện của báo chí Việt Nam, những ưu, nhược điểm trong việc chuyển tải thông tin về vấn đề này. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa về chất lượng báo chí. 6. Kết cấu của tiểu luận CHƯƠNG MỘT MỐI MÂU THUẪN BẤT HÒA GIỮA NHÀ NƯỚC DO THÁI VÀ PALESTINE QUA THÁI ĐỘ CỦA THỦ TƯỚNG A.SHARON VÀ TỔNG THỐNG Y. ARAFAT THÔNG QUA SỰ PHẢN ÁNH CỦA BÁO CHÍ I. LỊCH SỬ TỔNG QUAN VỀ SỰ XUNG ĐỘT GIỮA NHÀ NƯỚC DO THÁI VÀ CHÍNH QUYỀN PALESTINE 1. Lịch sử vấn đề Từ lâu trong kinh Coran của đạo Hồi và trong kinh thánh của đạo Cơ đốc đều coi Jerusalem là thánh địa của mình. Khi người Ba Tư, Makêđôn, La Mã xâm nhập, Palestine trở thành mảnh đất bị nhiều nước xâu xé. Rốt cuộc, người Arập chiếm đất Palestine còn người Do Thái trở thành một dân tộc lang thang không có quốc gia. Cuối thế kỷ 19, người Do Thái có ý đính phục quốc, về sau phát triển thành chủ nghĩa phục quốc. Chính điều đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột như hiện nay, mà thực chất là cuộc chiến tranh giành đất vì những giáo lý trong các bộ kinh của người Arập cũng như người Do Thái. 2. Các cuộc chiến tranh ở Trung Đông Từ lâu trong lịch sử với vị thế địa – chiến lược quan trọng và rất nhạy cảm, lại tiềm ẩn những mâu thuẫn sắc tộc hoà quyện với tôn giáo, Trung Đông luôn vần vũ trong những biến cố nóng bỏng của các cuộc giành giật quyền lực quyết liệt giữa các thế lực ở bên trong và bên ngoài khu vực. Bước vào thời hiện đại, cùng với những mâu thuẫn mang tính lịch sử, nguồn tài nguyên dầu lửa khổng lồ của khu vực với trữ lượng ước khoảng 90 tỉ tấn (tổng trữ lượng dầu lửa của toàn thế giới là 136 tỉ tấn) không chỉ một lần trở thành vũ khí lợi hại của các nước Ả-rập ở đây trong quan hệ quốc tế. Mà còn đồng thời đưa Trung Đông vào tâm điểm của không ít những toan tính chiến lược địa – chính trị của các thế lực nước lớn tham vọng giành quyền lực toàn cầu. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm bùng lên cuộc chiến tranh khu vực trong thời kỳ chiến tranh lạnh, giữa một bên là các nước Ả-rập và bên kia là I-xra-en, sau khi nhà nước Do Thái được thành lập vào tháng 5-1948 theo Nghị quyết 181 của Liên hợp quốc. 2.1. Cuộc chiến giành độc lập của người Do Thái năm 1948 Theo Nghị quyết 181 (II) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 29-11-1947 chia vùng đất Pa-le-xtin thành hai nhà nước: nhà nước của người Do Thái và nhà nước của người Ả-rập. Sự chia tách này đã gây ra những xáo trộn nhất định về di dân: người Ả-rập dời về vùng đất Pa-le-xtin và người Do Thái từ các nước châu Âu trở về quốc gia Do Thái mới. Mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chủ quyền giữa người Ả-rập và người Do Thái cũng phát sinh từ đó. Ngay sau khi quốc gia mới I-xra-en được thành lập (14-5-1948), cuộc chiến tranh Ả-rập - I-xra-en (1948-1949) bùng nổ. Trong cuộc chiến này, I-xra-en đã chiếm thêm nhiều vùng đất Pa-le-xtin. Năm 1949, lần lượt các hiệp định đình chiến giữa các nước Ai Cập, Xi-ri, Li-băng, Gióoc-đa-ni và I-xra-en đã được kí kết, theo đó, đường biên giới lãnh thổ ấn định theo đường mà quân đội I-xra-en chiếm đóng. Thành phố cổ Giê-ru-xa-lem vốn được đặt dưới sự quản lý của Liên hợp quốc theo Nghị quyết 181 (II), đã bị chia đôi: phần phía đông thuộc về Gióoc-đa-ni, phần tây thuộc về I-xra-en. Khu Ga-za và bờ Tây sông Gióoc-đan của người Ả-rập Pa-le-xtin cuối cùng lại bị nhập vào Gióoc-đa-ni. Người Pa-le-xtin thực sự không có chỗ nương thân. Gần 1 triệu người Ả-rập phải sống lưu vong "Trung Đông hòa bình trắc trở" (tạp chí Cộng sản số 536 ngày 2/1/1998). 2.2. Cuộc chiến kênh đào Su- ê năm 1956 Năm 1956, 3 trong số những đặc điểm chi phối quan hệ quốc tế thế kỉ 20 tập trung trong một cuộc đụng độ ngắn ở Trung Đông: chủ nghĩa quốc gia, chiến tranh lạnh và mối hằn thù Ả-rập-I-xra-en. Xung đột được khơi nguồn từ quyết định quốc hữu hoá kênh đào Suez của Tổng thống Ai- cập G.Abdel-Nasser, tháng 7/1956. Suez dài trên 150 km, nối liền Địa Trung Hải và Hồng Hải, là con đường biển quan trọng đặc biệt về mặt giao thương và cả về quân sự. Anh và Pháp, hai cổ đông lớn trong công ty xây dựng kênh đào, chịu thiệt thòi nhiều nhất khi Ai Cập giành lại quyền kiểm soát Suez. Một kế hoạch can thiệp lật đổ tổng thống Nasser lập tức được vạch ra. Tel Aviv, tình định của Cairo cũng được kéo vao cuộc. I-xra-en có nhiều lí do để tham gia cuộc chiến 1956. Những năm đầu thập kỷ 50, quan hệ giữa quốc gia Do Thái và các láng giềng A-rập càng ngày càng căng thẳng. Sau khi I-xra-en lập quốc, hơn 900.000 người tị nạn đã tập trung ở biên giới của nước này, đòi quyền đối với vùng đất Pa-le-xtin. Đây chính là cơ sở hình thành các nhóm du kích Hồi giáo. Những hoạt động nổi dậy khiến người I-xra-en không có lúc nào được yên ổn. Quan hệ giữa quốc gia Do Thái và các nước láng giềng Gióoc-đa-ni, Ai Cập, đặc biệt là Si-ri, mỗi lúc một tồi tệ hơn. Chạy đua vũ trang bắt đầu ở Trung Đông với việc khối A-rập ra sức mua quân bị từ Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa, và I-xra-en không ngừng nhận viện trợ quân sự của Mỹ. Năm 1956, cùng với việc quốc hữu hoá kênh đảo, tổng thống Nasser còn lệnh cho hải quân phong toả eo Tiran – con đường thông ra Hồng Hải duy nhất của I-xra-en. Mặt khác, một lực lượng lớn quân đội Ai Cập cũng đồn trú trên bán đào Si-nai, ngay sát nách quốc gia Do Thái. Với I-xra-en, căn cứ quân sự này như cây giáo thỉnh thoảng lại thúc vào mạng sườn họ đau điếng, và Tel Aviv rất mong có cơ hội đập tan nó. Cơ hội đó đến cùng với kế hoạch uy hiếp Cai-rô do Luân đôn chủ xướng. Ngày 29/10/1956, I-xra-en bất ngờ tấn công quân Ai Cập trên khắp các mặt trận. Sau 5 ngày, quân Do Thái đã chiếm gần hết bán đảo Si-nai, dải Ga-za và các mục tiêu khác. Pháp và Anh cũng nhảy vào can thiệp. Cả Liên Xô và Mỹ đều ra sức gây sức ép để buộc chiến sự ngừng lại. Trước sức ép của Washington, Luân đôn và Pa-ri đành chịu thúc thủ. Mỹ cũng buộc Tel Aviv trả lại dải Ga-da cho Ai Cập. Đồng thời, lực lượng khẩn cấp của Liên Hợp Quốc được gửi tới để đảm bảo hoà bình. Cuộc xung đột kênh đào Suez năm 1956 là một thời điểm bản lề ở Trung Đông, nó đánh dấu sự suy giảm ảnh hưởng trong khu vực của hai nước Anh và Pháp, đồng thời bồi thêm cú đấm mạnh vào hy vọng vốn đã xa vời cho một giải pháp hoà bình ở Trung Đông. Mối hằn thù A-rập-I-xra-en càng thêm sâu sắc. Chủ nghĩa quốc gia cũng có cơ hội lan mạnh trên toàn khu vực. Sau xung đột , Ai Cập trở nên thân thiết với Liên Xô hơn. Vai trò to lớn của Mỹ cũng được thừa nhận lần đâu tiên. Điều này tạo cơ sở cho học thuyết Ai-xen-hao, trong đó Nhà trắng quyết tâm trợ giúp bất kỳ nước Trung Đông nào “bị cộng sản đe doạ”. (báo điện tử nguồn http\\www vnepress.net). 2.3. Cuộc chiến sáu ngày 8h sáng ngày 5/6/1967, hầu như toàn bộ máy bay thuộc không lực I-xra-en nhất loạt cất cánh, hướng về các phi trương của Ai Cập. Chỉ trong vòng 80 phút, 4 sân bay và một loạt căn cứ không quân trên bờ tây kênh đào Suez đã bị san phẳng. Sự kiện đó mở đầu cho kỳ tích 6 ngày của I-xra-en. Trong 6 ngày quân Do Thái đã làm cỏ bán đảo Si-nai(Ai Cập), chiếm dải Ga-da, khu bờ Tây sông Gióoc-đan, trong đó có thành cổ Giê-ru-xa-lem, cao nguyên Gô-lan. Chiến dịch phòng ngừa chớp nhoáng (pre-emptive action) của I-xra-en kết thúc thắng lợi. Trên thực tế, Tel Aviv đã đi một nước cờ mạo hiểm khi chủ động tấn công các láng giềng Ả-rập. Làm như vậy, I-xra-en sẽ mang tiếng gây hấn trước, phải một lục thọ địch ở cả 3 phía (sau lưng là biển) – chống lại liên minh Ai Cập, Gióoc-đa-ni và Si-ri. Mặt khác I-xra-en đứng trước nguy cơ bị cô lập hoàn toàn nếu khiêu chiến. Liên Xô và các nước thuộc khối cộng sản đã hứa đứng về phe A-rập. Mỹ thì đang mắc kẹt ở Việt Nam nên không muốn can thiệp vào Trung Đông. Tuy nhiên, rút cục thì Mỹ và Nga đều không muốn can thiệp vào chảo lửa Trung Đông. Đây là nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến dịch quân sự năm 1968 của I-xra-en. Sau năm 1967, uy tín của Liên Xô giảm ở Trung Đông do nước này không can thiệp để cứu Ai Cập. Còn Mỹ và phương Tây giành thắng lợi lớn về tinh thần. Một loạt các nước A-rập quyết định ngả hẳn sang phe Washington (tiêu biểu la Gióoc-đa-ni) (Báo điện tử http\\www vnepress.net). 2.4. Cuộc chiến Yom Kipur năm 1973 Chiều 6/10/1973, Liên quân A-rập đẫ bất ngờ tấn công I-xra-en vào đúng ngày lễ Sám hối (Yom Kippur) của người Do Thái. Do bị bất ngờ nên I-xra-en bị dồn vào ngõ cụt, vận mệnh của quốc gia Do Thái này như ngàn cân treo sợi tóc. Trong hai ngày đầu, I-xra-en thua liểng xiểng. Quân Syria chiếm được cao nguyên Golan và đánh thẳng vào những khu vực đông dân cư Do Thái gần biên giới. Trên biển, Damascus cũng làm Tel Aviv bất ngờ bằng đội tàu phóng tên lửa do Nga trang bị. Quân Syria tiến nhanh tới biển Galilee, uy hiếp các khu định cư miền bắc, gây nên một nỗi hoảng loạn mà dân chúng I-xra-en không bao giờ quên được. Tối mồng 7/10, gió bắt đầu đổi chiều ở phía bắc. Quân Do Thái xốc lại đội hình và tổ chức phản công, đánh bật lực lượng Syria khỏi cao nguyên Golan. Những ngày sau đó, I-xra-en tiến không ngừng tới sát Damascus, thủ đô nước láng giềng. Xung đột ở biên giới phía nam kéo dài hơn. Phải tới giữa tháng 10, Tel Aviv mới giành lại được thế thượng phong. Lính của tướng Moshe Dayan đốt sạch thiết giáp của đối phương, vượt kênh, chặn đường tiếp tế của quân Ai Cập. Cairo bị dồn vào chân tường. Liên Xô và Mỹ vội vàng can thiệp. Hai nước lớn lập cầu hàng không tiếp viện cho “gà nhà”. Mat-xcơ-va đe doạ sẽ gửi quân tới Trung Đông. Oa-sinh-tơn, muốn giữ thế hoà hoãn với khối XHCN, gây sức ép buộc Tel Aviv dừng tay. Hội đồng Bảo an LHQ ra Nghị quyết 338 yêu cầu các bên lập tức ngừng xung đột. Tổng kết lại, I-xra-en bị thua thiệt nhiều. Sau chiến tranh nội bộ Tel Aviv bị xáo trộn. Phe Ả-rập được một dịp “khoe” sức mạnh. Qua xung đột Ai Cập giành lại một phần bán đảo Si-nai. Còn Si-ri đòi được một góc cao nguyên Gô-lan. Liên Xô và Mỹ cũng có cơ hội chứng tỏ ảnh hưởng của mình trong vùng. Có lẽ một trong những hệ quả quan trọng nhất của chiến tranh 1973 là việc các nước A-rập tìm ra một vũ khí mới để gây sức ép với phương Tây. Việc cấm vận dầu mỏ đối với các nước ủng hộ I-xra-en kéo dài suốt từ tháng 10/1973 tới tháng 3/1974 đã khiến phe Mỹ gặp nhiều khó khăn. 2.5. Cuộc chiến 1982 Năm 1982, trong cuộc chiến tranh lần thứ 5, I-xra-en tấn công Li-băng và chiếm Nam Li-băng. Vùng Nam Li-băng bị chiếm đóng từ đó và trở thành “vùng an ninh” hay còn gọi là “vùng đệm tự tuyên bố” của I-xra-en. 3. Thực trạng hiện nay Như vậy, từ một đất nước với diện tích ban đầu là 14.100 km2, sau 5 thập niên chiến tranh và xung đột, I-xra-en đã chiếm thêm gấp nhiều lần diện tích của họ. Riêng cuộc chiến 1967, I-xra-en chiếm được 6,5 vạn km2. Cho đến nay, I-xra-en mới chỉ trả lại vùng bán đảo Si-nai cho Ai Cập; trao quyền tự trị tạm thời cho người Pa-le-xtin ở dải Ga-da và thành phố Giê-ri-cô ở bờ Tây sông Gióoc-đan (Hiệp định Ô-xlô I, 1993); từng bước rút quân và chuyển giao 80% thành phố Hê-brôn (thành phố cuối cùng trong bảy thành phố ở bờ Tây sông Gióoc-đan) cho chính quyền tự trị Pa-le-xtin (Hiệp định Ô-xlô II, 1997). Trong khi đó các vấn đề gây bất đồng sâu sắc như về quy chế thành phố Giê-ru-xa-lem, về chủ quyền cao nguyên Gô-lan, về tiến độ rút quân I-xra-en tại bờ Tây sông Gióoc-đan… vẫn còn tồn tại. (tạp chí Cộng sản ngày 2/1/1998). Thực chất và cốt lõi nhất của cuộc xung đột giữa các nước ả-rập và I-xra-en là vấn đề Pa-le-xtin cùng những tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên. Cuộc xung đột khu vực kéo dài do nhiều mâu thuẫn đan xen đã biến Trung Đông trở thành một điểm nóng gay gắt khó tháo gỡ, vượt tầm khu vực, khiến cả cộng đồng quốc tế phải quan tâm và lo ngại. Được sự hậu thuẫn, dung túng của Mỹ, nên dù bị cô lập giữa thế giới A-rập rộng lớn, đông dân, nhiều tiền của, nhưng I-xra-en vẫn luôn ở thế lấn át, thường sử dụng vũ lực gây hấn chiếm thêm đất đai của người Pa-le-xtin và của các nước A-rập láng giềng. Tĩnh cố kết lỏng lẻo và sự hạn chế của khối đoàn kết A-rập cũng phần nào làm gia tăng hành động hiếu chiến của một số thế lực cực hữu I-xra-en. Tuy nhiên, khi chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc đối đầu toàn cầu Mỹ-Xô bị triệt tiêu, thì cũng là lúc cục diện ở Trung Đông thay đổi sâu sắc, cơ bản. Mỹ điều chỉnh chính sách đối với khu vực nhằm phục vụ chiến lược toàn cầu của họ sau chiến tranh lạnh. Thay vì chỉ chú trọng I-xra-en, Mỹ cải thiện quan hệ với thế giới A-rập, hoà hoãn mâu thuẫn giữa các nước A-rập với I-xra-en, tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ở Trung Đông theo kịch bản của Mỹ. Mặt khác, các nước A-rập cũng muốn cải thiện quan hệ với Mỹ xuất phát từ tính toán riêng của mỗi nước. I-xra-en cũng không thể thờ ơ với việc củng cố quan hệ với Mỹ, khi vị trí của I-xra-en là đồng minh chiến lước duy nhất của Mỹ tại khu vực đang lung lay. Trong khung cảnh ấy, xuất hiện những tiền đề thực tế cho việc vãn hồi hoà bình Trung Đông sau gần nửa thế kỹ liên miên xung đột. Tuy nhiên, những mâu thuẫn, bất đồng sâu sắc trong quá trình thực hiện các thoả thuận, khiến hồ sơ Trung Đông vẫn còn nổi cộm và bế tắc trên nhiều vấn đề, như biên giới – lãnh thổ, các vùng “đất Thánh”, các khu định cư của người Do Thái, quy chế sử dụng Giê-ru-xa-lem, hồi hương người tị nạn và nhà nước Pa-le-xtin… (tạp chí Cộng sản 3/2002). 4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hoà bình ở Trung Đông Trong văn kiện Đại hội Đảng IX về đường lối đối ngoại có nêu - Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. ủng hộ và cùng nhân dân thế giới đấu tranh bảo vệ hoà bình chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ công bằng. - Củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân, với các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới. Về tình hình xung đột mới ở Trung Đông, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt nam Bà Phan Thuý Thanh ngày…..nêu: “ Việt nam cực lực lên án hành động xâm lược của chính quyền I-xra-en đối Pa-le-xtin….việc sử dụng vũ lực chỉ làm cho tình hình trở nên xấu hơn. Việt Nam kêu gọi các bên hữu quan từ bỏ vũ lực, quay trở lại bàn đàm phán dựa trên những Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đăc biệt là nghị quyết 242 và 338, và dựa trên kế hoạch “đổi đất lấy hoà bình”. II. Báo chí Việt Nam phản ánh mối xung đột giữa Thủ tướng A. Sharon và Tổng thống Y. Arafat xung quanh vấn đề hoà bình ở Trung Đông 1. Quan điểm của các thủ tướng trước thời ông A. Sharôn Tiến trình hoà bình ở Trung Đông thực sự được khởi động từ Hội nghị hòa bình diễn ra ở Ma-đrít (Tây Ban Nha) tháng 10-1991, với công thức “đổi đất lấy hoà bình”. Chính sách “đổi đất lấy hoà bình” được Chính phủ I-xra-en trước đây, do cố thủ tướng I-xra-en Y. Ra-bin đứng đầu, tán thành và chấp nhận làm cơ sở thương lượng cho các hiệp định sau này. Hiệp định “Ga-da và Giê-ri-cô” (9-1993) được coi là hiệp định đặt nền móng đầu tiên cho việc đi tới giải pháp hoà bình Trung Đông sau hàng thập kỷ xung đột đầy máu và nước mắt. “Chân trời hoà bình” tưởng đã “rộng mở” như tuyên bố lạc quan của Thủ tướng Y. Ra-bin, nhưng giờ đây có lúc lại đầy mây u ám. Tiến trình hoà bình Trung Đông bị khựng lại kể từ khi Chính phủ của Thủ tướng I-xra-en B. Nê-ta-ni-a-hu lên cầm quyền (6-1996). Trước và sau khi nhậm chức, ông Nê-ta-ni-a-hu đã tuyên bố: không chấp nhận nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình”, không công nhận nhà nước Pa-le-xtin độc lập, không đàm phán về quy chế thành phố Giê-ru-xa-lem, không rút quân khỏi cao nguyên Gô-lan và đòi xem xét lại cac điều khoản đã được ký kết từ trước giữa Chủ tịch PLO Y. A rafat và cố thủ tướng Y. Ra-bin. Nền tảng hoà bình lại đụng phải nhiều thách thức trước sự điều chỉnh chính sách và sự thay đổi thái độ, lập trường của chính phủ B. Nê-ta-ni-a-hu đối với các nước A-rập. (tạp chí Cộng sản 1/1998). Tới thời của thủ tướng E. Ba-rắc những tưởng tiến trình hoà bình ở Trung đông sẽ trở nên sáng sủa hơn, vì trước và sau khi lên nhận chức ông đều hứa sẽ làm hết mình để đem lại hoà bình cho vùng đất này. Nhưng những chính sách dùng dằng nửa vời của ông không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho tình hình trở nên bế tắc, bạo lực xảy ra liên miên, cử tri mất lòng tin, chính điều đó đã có lợi cho ông A.Sharon một người theo chủ nghĩa quân phiệt, được coi là người có thái độ cứng rắn lên nắm quyền. 2. Chính sách bạo lực của ông A. Sharôn Giống như hai vị tư lệnh già nua gắng sức chiến đấu vì đất đai, tịm lại vinh quang, Thủ tướng Ariel Sharôn và Chủ tích Nhà nước Palestine Yaser Arafat đang thực sự đối đầu vì một mối thù truyền kiếp. Việc I-xra-en xiết chặt vòng vây, giam lỏng ông Arafat ở khu Bờ Tây chỉ là sự kiện mới nhất trong cuộc đấu trí kéo dài hàng thập kỷ giữa hai “cụ ông” nay đã ở độ tuổi 70. Mọi bất đồng và căng thẳng nảy sinh từ năm 1982, khi ông Sharôn, thời đó là một vị tướng, bộ trưởng Quốc phòng, đem quân đáng đuổi người Palestin khỏi đất Libăng. Tướng Sharôn mạnh mồm gọi ông Arafát là “kẻ thù” và “một tên khủng bố”. Khi đó, người Pa-le-xtin cũng không chịu kém cạnh khi gán cho ông Sharôn cái mác “thằng điên” và “con quái vật”. Rồi từ đó có chuyện ông Sharôn công khai bày tỏ sự luyến tiếc vì đã không giết chết Chủ tịch Arafát. (báo điện tử). Báo "Nhân dân" số 16647 ra ngày 11.2.2001 trong bài “Hoà bình ở Trung đông – Bài toán khó giải” có đăng tin của Đài truyền hình Pháp TFI cho rằng: “ quan điểm cứng rắn của Thủ tướng trúng cử Sharon là “hồi chuông báo tử” của hiệp định hoà bình Ô-xlô ký năm 1993.” Đúng như vậy, trong bài diễn văn của mình sau khi đắc cử, ông Sharon đã cam kết rằng Chính phủ của ông “sẽ làm hết sức mình vì một Giê-ru-xa-lem hợp nhất với tư cách là thủ đô vĩnh cửu của người Do Thái”. Nhiều nhà quan sát cho rằng, có lẽ những biện pháp chính sách của A. Sharon được ông thực hiện mới thể hiện đúng bản chất con người A. Sharon. Nhìn lại toàn bộ những gì Chính phủ của ông Sharon đã làm kể từ khi lên nắm quyền đến nay, ngưởi ta sẽ thấy thực chất mục tiêu mà ông Sharon theo đuổi không phải là một nền hoà bình lâu bền giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, không phải thúc đẩy nhanh tiến trình hoà bình với Pa-le-xtin mà đã đước những người tiền nhiệm theo đuổi, cũng chẳng phải từng bước xích lại gần các nước A-rập, mà là một chủ tâm hoàn toàn khác. Có lẽ Mỹ là nước duy nhất mà ông Sharon lưu ý đến trong chính sách bạo lực của mình và ông này đã lợi dụng triệt để chính sách “chống khủng bố bằng mọi giá” của chính quyền Bush để thực hiện ý đồ của mình: “Chúng tôi rất chú ý tới phát biểu của Tổng thống Bush về việc ngăn chặn các phần tử khủng bố. Chúng tôi hoan nghênh chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ C.Powell và sẽ làm tất cả những gì để giúp cho sứ mệnh của ông Powell được hoàn thành”. Ý đồ đó là việc thủ tiêu chính quyền tự trị Pa-le-xtin và bằng cách đó hạ bệ tổng thống Y. A rafát, thực ra vẫn là “ý đồ mà ông Sharon đã theo đuổi nhưng thất bại hồi chỉ huy tấn công xâm lược miền nam Libăng. Viện vào lý do “bảo đảm an ninh” cho người I-xra-en, ông Sharon đã trì hoãn tiến trình hoà bình Ô-xlô, công khai kêu gọi “trục xuất” ông Arafat ra khỏi Pa-le-xtin. Giờ đây an ninh của người I-xra-en cũng không được cải thiện thêm chút nào nếu không muốn nói là tồi tệ hơn trước vì sự thù hận của người Pa-le-xtin đã dâng lên đỉnh điểm. Thông qua việc sử dụng vũ lực quân sự, tấn công chiếm đóng lại những vùng đất của người Pa-le-xtin, ông Sharon muốn tạo ra hình ảnh “không có chính quyền tự trị Pa-le-xtin” và vì thế “không có người đứng đầu”, hay nói cách khác là vô hiệu hoá ông Arafat mà không cần “thủ tiêu” ông. Ngoài ra, việc kích động các lực lượng Hồi giáo cực đoan Pa-le-xtin chống I-xra-en để rồi sử dụng sự chống đối ấy làm lý do để đối phó với chính quyền tự trị Pa-le-xtin là con bài và bản chất chính sách của ông Sharon đối với Pa-le-xtin. Trong khi đó, chính sách của Mỹ đang tập trung vào chống khủng bố. Để tập hợp lực lượng liên minh chống khủng bố, nhất là giành được sự ủng hộ của thế giới A-rập, Mỹ thay đổi lập trường với vấn đề Pa-le-xtin. Đối với Mỹ việc chấm dứt cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đang ngày một leo thang nguy hiểm đã trở thành một trong những ưu tiên hành đầu, bởi Mỹ cần sự ủng hộ của các nước Hồi giáo để tiến hành cuộc chiến chống khủng bố với mũi nhọn đột phá nhằm vào Ap-ga-ni-xtan. Mỹ đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao con thoi của đặc phái viên vể Trung Đông A. Din-ni nhằm thực hiện kế hoạch Tê-nét và khuyến nghị của Uỷ ban do Thượng nghị sỹ Mỹ Mit-chen-lơ đứng đầu. Theo đó, một lệnh ngừng bắn sẽ dẫn đến việc I-xra-en rút quân khỏi các vị trí đã chiếm trước khi các cuộc nổi dậy Intifada (9-2000) của người Pa-le-xtin nổ ra. Trong khi đó, Pa-le-xtin sẽ hành động để kiềm chế các phần tử quá khích, bảo đảm một thời kỳ yên tĩnh sau những biện pháp xây dựng lòng tin. Những biện pháp này bao gồm ngừng xây dựng các khu định cư của người Do Thái trên đất Pa-le-xtin mà I-xra-en chiếm đóng từ 1967. Cuối cùng là nối lại các cuộc đàm phán để bàn về một thoả thuận lâu dài ở Trung Đông. Tuy nhiên, xét về thực chất, Mỹ vẫn giữ lập trường thiên vị, dung túng đối với I-xra-en. Một biểu hiện rõ nét hai kể từ tháng 3-2001 đến nay, Mỹ phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ yêu cầu I-xra-en chấm dứt hành động leo thang bạo lực. Lợi dụng tình hình này, nhằm trả đũa các cuộc tấn công cảm tử của lực lượng Hồi giáo cực đoan, A. Sharon nêu chiêu bài “chống khủng bố”, tăng cường hoạt động quân sự, đưa máy bay, xe tăng hạng nặng tấn công xâm nhập vào hàng loạt vị trí của người Pa-le-xtin ở dải Ga-da và khu Bờ Tây, bắn phá trụ sở cơ quan an ninh Pa-le-xtin và lực lượng cảnh vệ của Tổng thống Y. Arafat. Ngang ngược hơn khi I-xra-en đặt lệnh cấm di chuyển đối với Tổng thống Y. Arafat, thiết lập một hàng rào xe tăng vây chặt xung quanh văn phòng của ông ở Ra-ma-la từ đầu tháng 12-2001. Đây thực chất là hành động giam lỏng nhà lãnh đạo Pa-le-xtin nhằm cô lập và hạ thấp uy tín của ông. Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế và việc phía Pa-le-xtin đã đáp ứng gần như hoàn toàn yêu sách của I-xra-en bắt giữ và trừng phạt các phần tử liên quan đến vụ sát hại Bộ trưởng du lịch I-xra-en, nhưng hạ tuần tháng 2-2002, I-xra-en vẫn quyết định không huỷ bỏ “lệnh cấm di chuyển” nêu trên, mà chỉ “nới lỏng” phong toả Y. Arafat. Hành động quân sự của I-xra-en nhằm bảo đảm an ninh cho người Do Thái, trên thực tế đã không đạt được như mong muốn của ông Sharon và các thế lực cánh hữu trong đảng Li-kut, trái lại, chỉ làm cho người dân Do Thái phải sống trong nỗi sợ hãi vì những vụ đánh bom liều chết từ phía Pa-le-xtin. Biện pháp này một mặt bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt; mặt khác, nó khoét sâu nỗi thù hận đối với người I-xra-en của những phong trào Hồi giáo cực đoan. Cũng bởi vậy, Thủ tướng A.Sharon hiện đang ở thời điểm bế tắc nhất sau một năm cầm quyền, khi mà hầu như mọi chính sách của ông đưa ra đều thất bại. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây nhất ở I-xra-en cho thấy 52% những người được hỏi đã tỏ ý không ủng họ chính sách của Thủ tướng A. Sharon, đây là mức thấp nhất trong vòng một năm cầm quyền đầu tiên của ông. (tạp chí Cộng sản 3/2002). 3. Quan điểm của Tổng thống Y. Arafát về vấn đề Trung Đông Đối với ông Arafat người suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng của Pa-le-xtin, luôn đặt giải pháp “đổi đất lấy hoà bình” lên trên hết. Ông cho rằng những thoả thuận đạt được thông qua Hiệp định hoà bình Ô-xlô là nền móng cho việc giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên, việc đó không có nghĩa là nhượng bộ đối với người I-xra-en, Y.Arafát vẫn muốn giữ vững chủ quyền các vùng đất tự trị của người Pa-le-xtin , và coi Giê-ru-xa-lem là thủ đô không thể thay đổi của người Pa-le-xtin. Trong bài phát biều ngày 21/1/2002, ông Arafat nói: “ Đây không phải là lần đầu tiên, cũng không phải là lần cuối cùng họ bao vây chúng tôi… Họ nên nhớ điều gì đã xảy ra ỏ Beirut. Khi cuộc phong toả chấm dứt, họ hỏi tôi định đi đâu. Tôi nói “tới Pa-le-xtin” và bây giờ nếu có ai hỏi tôi như vậy, tôi sẽ nói tới Đông Giê-ru-xa-lem” Y. Arafát thừa nhận là vụ nước Mỹ bị tấn công hôm 11/9 đem đến rất nhiều thay đổi trên trường quốc tế. “Nhưng có một cái chưa bao giờ thay đổi, đó là quyết tâm của người Pa-le-xtin xây dựng một nhà nước lấy Giê-ru-xa-lem làm thủ đô”. Tuy nhiên chính sách đối thoại hoà bình phản đối bạo lực của ông Arafat cũng vấp phải sự phản đối của các nhóm Hồi giáo cực đoan, vì các nhóm Hồi giáo này hoạt động độc lập, không chịu sự chỉ đạo của chính quyền Pa-le-xtin, họ cho rằng việc chính quyền đàn áp các nhõm vũ trang này, cấm họ sử dụng bạo lực là một hành động nhân nhượng đối với I-xra-en. Tuy nhiên, chính sách hoà bình của ông lại được đa số người dân Pa-le-xtin ủng hộ, vì họ chính là người đã chịu nhiều đau khổ khi xảy ra các cuộc xung đột nên bây giở điều mà những người dân Pa-le-xtin cần trên hết là hoà bình. Chính sách của Tổng thống Y. Arafat cũng được cộng đồng thế giới ủng hộ, chính vì thế mặc dù bị chính quyền của A. Sharon phong toả, nhưng uy tín của ông vẫn được bảo đảm. Đối với hành động ngang ngược của Chính quyền A. Sharon buộc Tổng thống Y. Arafat phải từ chức thì tiến trình hoà bình ở Trung Đông mới được giải quyết, thì tuyên bố dứt khoát từ chính quyền Pa-le-xtin là điều đó không thể chấp nhận được.“Thề có Thánh Allah, tôi sẽ phải nhìn thấy một nhà nước Pa-le-xtin độc lập, dù sống dù chết. Xin Đấng tối cao cho con vinh dự trở thành tử sĩ trong cuộc chiến đấu vì Giê-ru-xa-lem”, ông Arafat tuyên bố hôm 21/1/2002 với đám đông người Pa-le-xtin tập trung ngoài trụ sở chính quyền, nơi ông đang bị xe tăng bao vây. 4. Diễn biến tình hình hiện nay Tình hình hiện nay vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. Việc I-xra-en chiếm đi chiếm lại nhiều lần là một bằng chứng. Lính I-xra-en đã chiếm cứ một số khu vực ở dải Gaza kể từ khi bạo lực bùng phát gần 2 năm trước đây. Hồi tháng 7 vừa qua, trước tình hình bạo lực leo thang, Chính phủ I-xra-en quyết định tái chiếm 7 thành phố và thị trấn Pa-le-xtin ở khu Bờ Tây. Mới đây, quân đội Do Thái bắt đầu rời một số khu vực ở Dải Ga-da và thành phố Bét-le-hem (Bờ Tây). Đây là kết quả cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng I-xra-en Ben-Eliezer và đoàn Pa-le-xtin, do Bộ trưởng Nội vụ A. Razaq al-Yaya và cố vấn an ninh của Chủ tịch Arafat – Mohammed Dahlan dẫn đầu. Theo kế hoạch “Gaza trước tiên”, I-xra-en sẽ rút dần quân khỏi lãnh thổ Pa-le-xtin, còn Pa-le-xtin thì cam kết áp dụng các biện pháp an ninh. Các cuộc thảo luận trước đó thất bại vì phía Pa-le-xtin yêu cầu phải gộp thêm các thành phố ở khu Bờ Tây vào kế hoạch. Trước buổi họp này, diễn ra ở Tel Aviv, ông Ben-Eliezer ám chỉ sẵn sàng chấp nhận rút quân khỏi một vài trong 7 thành phố ở khu Bờ Tây – hiện nằm dưới sự kiểm soát của I-xra-en. Dự kiến lính Do Thái sẽ trở lại các vị trí họ nắm giữ trước khi phong trào intifada bắt đầu hồi tháng 9/2000. Phía I-xra-en coi đây là “bước thử nghiệm” để xem xét việc tiếp tục chuyển giao quyền lực ở Bờ Tây. Tuy nhiên, các phe phái Pa-le-xtin, gồm Hamas, Jihad và thậm chí cả chánh vũ trang Lữ đoàn tử vì đạo Al-Aqsa trong phong trào Fatah của ông Arafát, đều bác bỏ thoả thuận “Gaza trước tiên”. Đại diện Hamas tuyên bố: “Chúng tôi và người dân Pa-le-xtin phản đối kế hoạch chấm dứt phong trảo in- ti- fa- da kiểu này”. Jihad thì cho rằng làm như vậy chỉ tạo điều kiện cho các cuộc tấn công của I-xra-en nhằm vào du kích Hồi giáo. Lữ đoàn Tử vì đạo Al-Aqsa, cánh vũ trang trong phong trào Fatah, cảnh báo lãnh đạo Pa-le-xtin không nên thông qua “Gaza trước tiên”. Ngược lại, Mỹ hoan nghênh kế hoạch và coi đó là một bước “đáng khích lệ” tiến tới nối lại các động thái kiến tạo hoà bình khác. Tuy nhiên, tình hình trong những ngày gần đây ngày càng trở nên gay gắt khi mà I-xra-en thẳng tay đàn áp những người Pa-le-xtin, giết hại rất nhiều người mà chủ yếu là dân thường. Rõ ràng, với chính sách chiếm đi, chiếm lại vùng đất tự trị của người Pa-le-xtin và việc giết hại người vô tội, phía I-xra-en như đổ thêm dầu vào lửa làm cho việc giải quyết xung đột càng trở nên bế tắc. 5. Thái độ của cộng đồng quốc tế (tạp chí cộng sản 3/2002) Sự leo thang của làn sóng bạo lực ngày càng khốc liệt thời gian qua, đang đe doạ làm sụp đổ hoàn toàn tiến trình hoà bình Trung Đông, đã hối thúc cộng đồng quốc tế, nhất là các nước lớn, Liên Hợp Quốc và một số chính khách trong khu vực tích cực tìm kiếm sáng kiến hoà bình nhằm cứu vãn tình thế này. Trước hết, phải kể đến sự sốt sắng của Liên minh châu Âu (EU) trong những nỗ lực thúc đẩy cả hai bên Pa-le-xtin và I-xra-en tiến tới bàn đàm phán tìm giải pháp thương lượng. Những ngày cuối tháng 2-2002. ông H. Sô-la-na, đặc trách các vấn đề đối ngoại của EU đã sang Trung Đông tiếp xúc với giới lãnh đạo cao nhất của hai bên xung đột; còn Ngoại trưởng Tây Ban Nha, ông J. Pic-kê, Chủ tịch đương nhiệm của EU cũng đã tới Mỹ để trao đổi quan điểm về vấn đề Trung Đông. Dưới tác động của các hoạt động này, Thủ tướng I-xra-en đã nới lỏng lệnh phong toả đối với Tổng thống Y. Arafat. Cùng nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực cho tiến trình hoà bình Trung Đông, nhiều nước EU, đi đầu là Pháp đã hỗ trợ những vấn đề cốt lõi như: Thành lập nhà nước độc lập của người Pa-le-xtin, thế giới công nhận nhà nước đó; tiến hành bầu cử cơ cấu lãnh đạo Pa-le-xtin. Tiếp tục các cuộc đàm phán giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, hồi hương người tị nạn Pa-le-xtin. Ngoại trưởng Pháp cho rằng: “chìa khoá giải quyết vấn đề Trung Đông là thành lập nhà nước người Pa-le-xtin, một nguyên tắc được nêu rõ trong Hiệp định Ô-xlô năm 1993”. Trong khi đó, Mỹ cũng đang trong quá trình hoàn tất sáng kiến với tham vọng “giải quyết vĩnh viễn” cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Nội dung chủ yếu của sáng kiến này bao gồm: I-xra-en rút khỏi toàn bộ dải Ga-da và 96% lãnh thổ Bờ Tây, 4% lãnh thổ còn lại là nơi tập trung các khu định cư của người Do Thái. Pa-le-xtin sẽ được nhận phần đất bên trong lãnh thổ I-xra-en đúng bằng diện tích 4% ở bờ Tây mà họ đồng ý để lại cho I-xra-en. Về thánh địa Giê-ru-xa-lem, các khu phố Ai Cập sẽ thuộc về Pa-le-xtin và sẽ là thủ đô của Pa-le-xtin trong tương lai. Các khu phố Do Thái sẽ thuộc về I-xra-en… Bên cạnh những sáng kiến đề xuất nêu trên của các nước EU và Mỹ, còn có sáng kiến hoà bình của Thái tử Ap-đu-la đưa ra ngày 17-2-2002. Vẫn dựa trên nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình” mà cả khu vực đang theo đuổi, nội dung chính của sáng kiến này là: tất cả các nước A-rập sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với I-xra-en để đổi lấy việc nhà nước Do Thái phải rút quân ra khỏi tất cả các vùng lành thổ A-rập mà họ chiếm đóng trái phép trong cuộc chiến tranh Trung Đông 1967. Đó là cao nguyên Gô-lan, dải Ga-da, khu Bờ Tây và Đông Giê-ru-xa-lem. Mới đây theo sáng kiến của Đan Mạch thì sẽ hình thành một nước Pa-le-xtin được cộng đồng quốc tế công nhận trong năm 2003, và sẽ trở thành một quốc gia độc lập vĩnh viễn vào năm 2008. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực hoà giải của cộng đồng quốc tế I-xra-en vẫn ngang nhiên tái chiếm các thành phố tự trị của người Pa-le-xtin ở khu bờ Tây. Chương II: CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN I. Các thể loại Trung Đông là một trong những điểm nóng hiện nay đã và đangđược báo chí quốc tế đề cập đến rất nhiều, không riêng gì báo chí quốc tế mà ngay tại Việt Nam thì những thôn tin về diễn biến hòa bình ở Trung Đông cũng là một đề tài nống hổi và hấp dẫn được chuyển tải dưới nhiều hình thức và thể loại khác nhau. Nhìn lại các tin, bài của báo "Nhân dân", báo "Hà Nội mới", tờ báo quốc tế, báo quân đội nhân dân, báo khoa học và đời sống tạp chí cộng sản và tài liệu tham khảo đặc biệt từ năm 2001 đến nay viết về "Quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát" có những thể loại sau: tin, bình luận, bài phản ánh và một số hình thức khác phân tích, tổng hợp. 1. Tin Tin là thể loại xuất hiện sớm nhất cùng với sự ra đời của báo chí gắn liền với nhu cầu nhận thức của con người "giúp họ hiểu biết về thế giới mà họ đang sống và thông qua đó giúp họ hành động phù hợp với lợi ích và tồn tại của chính bản thân mình" (Đức Dũng) hay "Tin được hiểu là điều truyền đi, báo chí cho biết về sự việc tình hình xảy ra" (từ điển tiếng Việt). So với các thể loại khác tin là thể loại phổ biến năng động, nhạy bén và có tính xác thực nhất. Hình thức của tin ngắn gọn, nhạy bén và có tính xác thực nhất. Hình thức của tin ngắn gọn) nhiệm vụ của nó la thông tin kịp thời và những sự việc, sự kiện nóng bỏng vừa mới xảy ra, đang xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra. Vì thế nó được coi là "một sự kiện thời sự". Tin phản ánh sự kiện đầy đủ theo diễn biến trình tự như bình luận, chuyên luận... mà nó chỉ thông báo sự kiện một cách kịp thời ở những thời điểm nhất định, tức là nó phản ánh những sự kiện tại thời điểm tiêu biểu đỉnh cao nhất. Trong số báo Nhân Dân 17059 ra ngày 4/4/2002 có đăng một chùm tin: * Ngày 2-4, Cao uỷ LHQ về nhân quyền M. Rô-bin-xơn kêu gọi thành lập lực lượng giám sát quốc tế tại các vùng lãnh thổ Pa-le-xtin để điều tra những hành động vi phạm nhân quyền của I-xra-en. * Hội nghị của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) ở Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) ra tuyên bố nhấn mạnh các nước Hồi giáo phản đối bất kỳ âm mưu nào gắn chủ nghĩa khủng bố với cuộc đấu tranh của nhân dân Pa-le-xtin nhằm thành lập Nhà nước độc lập và phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm chống lại các nước Hồi giáo dưới danh nghĩa chống khủng bố quốc tê. * Hãng Roi-tơ ngày 3-4 cho biết, Hội đồng Bảo an LHQ sẽ họp lần thứ tư trong vòng sáu ngày để thảo luận về một nghị quyết mới (dự kiện vào ngày 6-4) do Pa-le-xtin đưa ra, kêu gọi ngừng bắn và phía I-xra-en rút quân khỏi các vùng lãnh thổ của Pa-le-xtin, kể cả ở thành phố Ra-ma-la. Nhìn chung các báo "Nhân dân", báo "Hà Nội mới", báo "Quân đội nhân dân" thông qua thể loại tin đã phát huy những mặt mạnh của mình giúp cho tờ báo luôn có những thông tin hấp dẫn đối với người đọc. Báo "Nhân dân", báo "Hà Nội mới" là những tờ báo ra hàng ngày nên tin tức đến với người đọc rất kịp thời và chúng đã đáp ứng được tính thời sự, tính cập nhật của sự kiện ngoài ra cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu của tin. 2. Thể loại bình luận Thể loại bình luận nằm trong nhóm chính của báo chí chính luận, là một nhóm có tính ổn định cao so với các thể loại khác có khả năng thông tin sự kiện, thời sự gắn liền với thông tin lý lẽ. Trong nhóm chính luận, bình luận được coi là thể loại hạt nhân vì nó thể hiện được những đặc trưng sinh đọng của cả nhóm một cách mềm dẻo và linh hoạt. Cùng với tin trong thông tin quốc tế, bình luận chiếm một vị trí chủ đạo sử dụng nhiều trong thôn tin quốc tế nó đóng vai trò quan trọng, bình luận xuất hiẹn nhiều trên báo chí. Các báo lớn đưa ra bài bình luận đều được độc giả quan tâm. Nó xuất phát từ một sự kiện riêng lẻ nhưng có phần quan trọng, mặt khác nó xuất hiện từ một chuỗi sự kiện có liên quan đến nhau hay xuất phát từ một chi tiết nhỏ của sự kiện nhưng lại nói về vấn đề lớn. Nhìn chung kết cấu của bài bình luận phải tùy thuộc vào nội dung ngoài ra nó phải hấp dẫn. Vì thế khi viết bài bình luận là cả một nghệ thuật, có sự thông minh, sắc sảo trong từng vấn đề cụ thể. Đặc điểm của bài bình luận thường không có nhân vật xưng tôi nhưng vẫn thể hiện cái tôi ở lập trường tư tưởng, giọng điệu, phong cách ngôn ngữ của nhà báo. Bình luận về "Quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát" báo "Nhân dân" số (16647) ngày 11/2/2001 "hòa bình Trung Đông bài toán khó giải" như sau: “Với việc thu được 62,6% số phiếu bầu, thủ lĩnh đảng Li-kút cực hữu A. Sharon đã giành thắng lợi trước Thủ tướng tam quyền E. Ba-rắc, trở thành Thủ tướng mới của I-xra-en. Trên thực tế, thắng lợi của ông A. Sharon đã được dự báo trước, tuy nhiên, việc phần lớn cử tri đi bầu ở I-xra-en lựa chọn ông có nhiều khả năng đưa tiến trình hoà bình Trung Đông đi theo một quỹ đạo khác. Ông A. Sharôn đã từng là Bộ trưởng quốc phòng I-xra-en thời kỳ đầu những năm 80, được dư luận rộng rãi coi là một nhân vật “cứng rắn”. Vào đầu những năm 90, ông đã cho xây dựng hàng trăm khu định cư của người Do Thái ở khu bờ Tây sông Gioóc-đan và dải Ga-da, bất chấp sự phản đối của người Pa-le-xtin và của quốc tế. Những khu định cư là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán hoà bình hiện nay. Cuối tháng 9-2000, ông Sharon đã đến thăm khu núi Đền ở Giê-ru-xa-lem để nhấn mạnh chủ quyền của I-xra-en đối với khu vực này. Bạo lực đã nổ ra giữa người I-xra-en và người Pa-le-xtin làm gần 400 người chết, chủ yếu là người Pa-le-xtin. Tình trạng bạo lực kéo dài suốt 4 tháng qua, khi các cuộc thương lượng hoà bình giữa Pa-le-xtin và I-xra-en, dù có sự cộng tác tích cực của cộng đồng quốc tế, liên tiếp đổ vỡ, đã làm xói mòn uy tín của ông Ba-rắc. Ông Ba-rắc bị chỉ trích làquá nhân nhượng và không quan tâm đến anh ninh của người I-xra-en. Người I-xra-en và cộng đồng các nước A-rập cho rằng, ông khônng thực thi các cam kết. Tháng 12-2000, sau 17 tháng cầm quyền, ông E.Ba-rắc quyết định từ chức để tổ chức bầu Thủ tướng mới của I-xra-en. Kết quả cuộc bầu cử cho thấy ông E. Ba-rắc không còn nhận được sự ủng hộ cao của cử tri I-xra-en gốc A-rập như hồi tháng 5-1999, khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội. Chỉ có gần 20% số cử tri gốc A-rập đi bỏ phiếu chứng tỏ cộng đồng người gốc A-rập không hài lòng về phương thức đàm phán hoà bình, đồng thời họ cũng thất vọng vì ông Ba-rắc đã bất lực trong việc đem lại sự ổn định, an ninh cho dân chúng. Cũng có dư luận cho rằng, thất bại của ông Ba-rắc chứng tỏ nhiều người Do Thái ủng hộ thái độ cứng rắn của ông A. Sharon trong quan hệ với Pa-le-xtin. Người ta hi vọng khi ở cương vị Thủ tướng, ông Sharon sẽ hành động khác với khi giữ chức chỉ huy quân đội. Thực tế là từ chiến dịch vận động tranh cử Thủ tướng cuối năm 2000, ông Sharon đã cố gắng thể hiện mình như là người theo đuổi chính sách ôn hoà hơn, nói rằng không thể đảo ngược kết của bảy năm đàm phán và thừa nhận rằng Nhà nước Pa-le-xtin đang hình thành dù I-xra-en có muốn hay không. Thắng lợi của ông Sharon lúc đầu đã gây nên làn sóng phản ứng mạnh mẽ và tâm trạng hoài nghi trong các nước A-rập. Thâm chí cả Đài truyền hình Pháp TFI cũng cho rằng, quan điểm “cứng rắn” của Thủ tướng trúng cử A. Sharon là “hồi chuông báo tử” của Hiệp định hoà bình Ô-xlô được ký năm 1993. Nhiều người Pa-le-xtin cảnh báo rằng, tiến trình hoà bình Trung Đông có nguy cơ bị phá vỡ khi ông Sharon làm Thủ tướng và kế hoạch “đổi đất lấy hoà bình” sẽ khó được thực hiện. Ngay sau khi trúng cử, ông Sharon đã khẳng định lại quan điểm đối với vấn đề Pa-le-xtin, tuyên bố sẵn sàng tiếp tục đàm phán nhưng không từ bỏ Giê-ru-xa-lem và sẽ duy trì chủ quyền vĩnh viễn đối với toàn bộ “thánh địa” này. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là cả I-xra-en và cộng đồng người A-rập đều muốn có hoà bình để xây dựng đất nước. Số đông là lựa chọn phương thức tìm kiếm hoà bình có thể là không nhanh, như của ông Ba-rắc, mà là một phương thức chậm hơn, và cứng rắn hơn của ông A.Sharon…. Chính vì vậy, trong cuộc nói chuyện qua điện thoại đầu tiên giữa tổng thống Pa-le-xtin Y.Arafat và Thủ tướng I-xra-en A. Sharon, cả hai ông đều cam kết sẽ phấn đấu vì hoà bình. Ông Arafat khẳng định Pa-le-xtin mong muốn hoà bình và quan tâm tới việc nối lại các cuộc đàm phán hoà bình với I-xra-en. Ông Sharon nói I-xra-en và Pa-le-xtin cần phải tìm kiếm biện pháp để đi tới hoà bình, nhưng trước tiên bạo lực cần phải được chấm dứt.” Ngoài ra báo "Khoa học và đời sống" ngày 12/5/2002 cũng đăng bài "Nước cờ trục lợi" của Hồ Quang. "Chuyến thăm Mỹ vừa rồi của thủ tướng Ixrael A.Sharôn khiến người ta hiểu rõ.... các nước cờ tiếp theo để trục lợi". 3. Bài phản ánh Trong hoạt động báo chí ở Việt Nam dạy bài phản ánh được sử dụng rất phổ biến và được coi là một trong những thể loại cơ bản của nhóm chính luận báo chí. Nó phản ánh hiện thực, chọn lọc sự kiẹn tiêu biểu để lý giải khái quát nội dung sự kiện. Cơ sở của thể loại này là chọn lọc sự kiện, nhận xét, đánh giá sự kiện đó. Bài phản ánh được xây dựng trên một loạt sự kiện đồng nhất, trên tổng thể các sự kiện được liên kết với một đề tài nhất định và được nghiên cứu trong phạm vi tương đối hẹp. Đặc trưng của bài phản ánh trong một số trường hợp xét về phương diện hình thức nó gần giống với thể loại tường thuật. Nếu như tin ngắn nó chỉ thông báo một sự kiện, hiện tượng thì bài phản ánh không chỉ dừng lại ở thông báo mà còn phân tích và khái quát chúng, nhìn chung bài phản ánh thường nêu ra nguyên nhân rồi đi tới kết quả. Phản ánh về "Quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát" báo "Nhân dân" số 17092 ra ngày 8/5/2002 có đăng bài "Thủ tướng Sa-rông thuyết phục Mỹ tẩy chay tổng thống A-ra-phát như sau: “Bất chấp những nỗ lực hoà giải của cộng đồng quốc tế, Chính phủ I-xra-en đứng đầu là Thủ tướng A.Sharôn, tiếp tục kế hoạch chống chính quyền Pa-le-xtin, tìm cách loại Tổng thống Arafat ra khỏi tiến trình hoà bình Trung Đông. Thủ tướng Sharôn đang ở thăm Mỹ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ C. Pao-en và Bộ trưởng Quốc phòng Đ. Răm-xphên. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ ngày 7-5, ông Sa-rôn dựng chuyện để cố thuyết phục Mỹ tẩy chay đối thoại với Tổng thống Arafat. Ông A. Sharon bộc lộ chủ trương không kỹ hiệp định cuối cùng với Pa-le-xtin và các quốc gia A-rập; bác bỏ ý định thành lập nhà nước Pa-le-xtin độc lập và tiếp tục mở rộng các khu định cư Do Thái. Lập vùng đêm quanh khu Bờ Tây và dải Ga-da để bảo đảm an nhinh cho I-xra-en. Theo các nhà phân tích, ông Bu-sơ sẽ chia sẻ mốt số quan điểm với I-xra-en về việc Tổng thống Pa-le-xtin chưa mạnh tay trấn áp các phần tử vũ trang quá khích, truy nhiên sẽ không chấp thuận đòi hỏi loại Tổng thống Arafat khỏi các nỗ lực hoà bình Trung Đông. Trong khi đó, với chiến thuật mới là “đánh nhanh rút gọn”, quân đội I-xra-en tiếp tục các đợt tiến công, càn quét tại các thành phố của người Pa-le-xtin. Xe tăng I-xra-en tái chiếm khu vực đông và bắc thanh phố Tun-ca-rem, bắn phá nhiêu khu dân cư tại thành phố Hê-brôn. Đụng độ xảy ra giữa những người Pa-le-xtin có vũ trang và lính I-xra-en tại khu vực giáp ranh I-xra-en và dải Ga-da. Phía Pa-le-xtin tố cáo, với chiến thuật mới này, I-xra-en đang tìm cách tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế về những hành động quân sự chống nhân dân Pa-le-xtin.” II. Nhận xét về hình thức thể hiện của báo chí Việt Nam Nội dung và hình thức luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau hài hòa trong khi thể hiện. Có thể lựa chọn thể loại thích hợp để phản ánh một vấn đề nào đó có hiệu quả nhất trong một nội dung cụ thẻ. Mỗi tờ báo, tạp chí đều thể hiện một phong cách riêng nhưng chúng đều hướng tới một mục đích chung là phục vụ nhu cầu thông tin của công chúng và lấy thực hiện khách quan làm đối tượng để phản ánh. Các tin và bài trên báo "Nhân dân", "Tuần báo quốc tế", báo "Hà Nội Mới", đã cung cấp thông tin tương đối đầy đủ. 1. Tính chính xác và kịp thời Trong bất kỳ một nền báo chí nào tính chính xác và kịp thời không thể thiếu. Muốn tạo sự tin tưởng và lòng yêu mến của độc giả thì phải có thông tin chính xác, kịp thời. Vì thế báo chí có nhiệm vụ thông tin thời sự và bình luận kịp thời và sự kiện, sự việc vừa mới xuất hiện, vừa mới xảy ra trong đời sống hàng ngày của con người. Về vấn đề thông tin quốc tế cho công chúng báo chí Việt Nam đã và đang phấn đấu phục vụ nhu cầu ngày càng cao về thông tin quốc tế. Nhất là từ khi Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách mở cửa "đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thông tin quốc tế và làm cho thông tin quốc tế trên báo chí thêm sâu sắc". Riêng đối với vấn đề "Quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát" báo chí Việt Nam đã cố gắng đưa đến cho bạn đọc những thông tin cấp thiết và cập nhật thể hiện tính trung thực và khách quan. Ở Việt Nam báo nhân dân là một tờ báo lớn - cơquan nguôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam đây là một tờ báo ngày nên yêu cầu tính chính xác, kịp thời rất cao thể hiện những nét những thông tin về sự kiện này. Ví dụ: Báo "Nhân dân" ngày 16/12/2002 đưa tin I-xra-en âm mưu lật đổ tổng thống Pa-le-xtin bài báo có đoạn viết: "Rạng sáng ngày 15/12/2002 máy bay.... Tổng thống A-ra-phát khoảng 200m". Tuần báo quốc tế là một tờ báo tuần nên tính kịp thời còn rất hạn chế nhưng phần nào đã đáp ứng được về tính chính xác. 2. Tính hấp dẫn Không một tời báo nào xem nhẹ tính chất này vì báo viết có hấp dẫn, có dễ hiểu thì mới thu hút được độc giả số lượng in ấn mới tăng lên. Ngôn ngữ diễn đạt phải dễ hiểu, biến hóa linh hoạt, trình bày ngắn gọn rõ ràng, mạch lạc. Sự xác thực và tính hấp dẫn của nội dung cùng với sự đơn giãn, ngắn gọn của hình thức là những nét đặc trưng chung của bất cứ một tác phẩm báo chí nào. Báo nhân dân đã đáp ứng được yêu cầu này và chứng tỏ là một tờ báo lớn phục vụ mọi đối tượng và tầng lớp từ trí thức tới bình dân ngôn ngữ mang tính báo chí cao, luôn hấp dẫn người đọc khi đưa tin về tình hình diễn ra ở Trung Đông đặc biệt là cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Ngoài ra tính hấp dẫn đối với người đọc còn được báo nhân dân, tuần báo quốc tế lồng những bức ảnh vào bài viết làm cho tin, bài có sức hấp dẫn và sự chú ý của độc giả. Ưu khuyết điểm của từng tờ báo về việc phản ánh. Nhìn chung các tờ báo trong nước chỉ thuần tuý đăng tin lại từ các hãng thông tấn có uy tín trên thế giới như AP, BBC, Roi-tơ… Riêng một số tờ báo lớn có uy tín như Nhân Dân, Lao Động, Hà nội mới, Quân đội nhân dân, thường xuyên có những bài phân tích, bình luận sắc sảo, giúp cho độc giả nắm rõ và sâu sắc hơn về một vấn đề vô cùng phức tạp như vấn đề hoà bình ở Trung Đông. Các tờ báo đã không ngừng nâng cao nhận thức cho độc giả, và thông qua đó cũng phản ánh những chủ trương chính sách đối ngoại của nhà nước đối với các tình hình quốc tế, từng điểm nóng và từng cuộc xung đột, việc báo Nhân Dân thường xuyên đăng các thông cáo của Bộ ngoại giao Việt nam là một minh chứng, báo điện tử đã cập nhật những thông tin một cách chính xác và kịp thời song việc sử dụng còn hạn chế rất nhiều đối với tầng lớp bình dân. Tuy nhiên, để báo chí ngày cảng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong lĩnh vực thông tin đại chúng, thì ngoài việc đem lại cho độc giả những thông tin cập nhật và chính xác, còn cần phải nâng cao nghiệp vụ hơn nữa của các phóng viên, để phấn đấu mỗi tờ báo sẽ có một nguồn tin riêng của mình, vừa đảm bảo chính xác tuyệt đối lại vừa là nguồn sở hữu riêng, để hạn chế việc đăng tin lại của hãng thông tấn khác. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ phóng viên nhanh nhạy, và dũng cảm, đặc biệt là những phóng viên chiến trường, những người luôn xuất hiện ở những điểm nóng để đưa tin, như việc Việt Nam cử phóng viên sang Chiến trường Ap-ga-ni-xtan là một ví dụ. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách 1. Đỗ Xuân Hà. Báo chí với thông tin Quốc tế - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1999. 2. Đức Dũng. Các thể loại báo chí. NXB Văn hoá Thông tin - Hà Nội 2002. II. Báo 1. Báo "Nhân dân" từ ngày 1 tháng 1 đến tháng 12 năm 2002. 2. Tuần báo "Quốc tế" từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 6 tháng 5 năm 2002. III. Các tài liệu khác 1. Các bài giảng chuyên môn báo chí của thầy Đỗ Xuân Hà, và thầy Đức Dũng 2000 - 2001 và 2001 - 2002 ở ngành thông tin tư liệu quốc tế và Thông tin quốc tế - Trường Đại học Dân lập Đông Đô Hà Nội. KẾT LUẬN Đối với vùng đất Trung Đông đang chao đảo trong vòng xoáy bạo lực hiện nay, một giải pháp hoà bình khả thi, rõ ràng đang trở thành khát vọng cháy bỏng của hàng triệu người dân trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Đương nhiên, ở một nơi đã trải qua bao thập niên chiến tranh xung đột triền miên với những mâu thuẫn chồng chất khó hoà giải, thì con đường đi tới hoà bình chắc chắn sẽ không dễ dàng và không ít gian truân. Chăm chú dõi theo những diễn biến phức tạp tại Trung Đông, dư luận yêu chuộng hoà bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Việt nam, vẫn hi vọng và trông đợi các bên xung đột hãy kiềm chế và chấm dứt ngay bạo lực, trở lại bàn đàm phán, tiếp tục tiến trình hoà bình. nhằm sớm đạt tới một nền hòa bình công bằng, bền vững, bảo đảm lợi ích chính đáng cho các bên liên quan. Mặt khác tiến trình hoà bình ở Trung Đông sẽ vẫn còn trắc trở nếu các nước lớn đặc biệt là Mỹ vẫn còn bao che, dung túng cho các hành động tội ác của I-xra-en và chừng nào Nhà trắng vẫn còn ôm mộng bá quyền thì con tàu hoà bình Trung đông sẽ còn nhiều phen phải lao đao. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đặc biệt là quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống Y.Arapát còn là một vấn đề hoàn toàn mới, cần thiết cho mọi người. Thông qua hình thức chuyển tải thông tin của báo chí chúng ta có thể theo dõi sự kiện này một cách khách quan. Ở Việt Nam các tờ báo "Nhân dân", "Hà Nội Mới", tuần báo quốc tế có những bài viết xung quanh về vấn đề này không nhỏ song luôn xuất phát từ nguồn tin nước ngoài như: CNN, BBC, Reuter, AP... Báo chí đóng vai trò quan trọng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm vì nó không chỉ đưa tin mà còn tạo dư luận xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào cũng đưa tin mà còn tạo dư luận xã hội để qua đó hình thành, điều chỉnh chính sách, pháp luật của nước mình. Trước tiên Đảng và Nhà nước đòi hỏi báo chí phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thực, khách quan đúng bản chất. Trong lĩnh vực thông tin quốc tế càng đòi hỏi vấn đề này cao hơn. Nếu thông tin sai lệch có thể gây ra hậu quả to lớn đối với bản thân nhà báo hay có khi cả tờ báo đó không giải quyết được. Do đó những người làm thông tin quốc tế cần phải nắm vững lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, cần có sự nhạy bén trong nghề nghiệp. Bởi hầu hết các thông tin quốc tế của ta hiện nay đều nhận qua các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài. Thông tin quốc tế giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ về tình hình thế giới và các dân tộc khác. Việc nâng cao vị thế của báo chí trong việc phản ánh tình hình thế giới nói chung và việc xung đột ở Trung Đông nói riêng là một yêu cầu bức thiết với chức năng phản ánh thông tin và qua đó nói lên nguyện vọng khát khao hòa bình của các dân tộc bị áp bức ở các quốc gia phương Đông đã và đang có sự đóng góp tích cực của báo chí Việt Nam. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 104.doc