Tiểu luận Tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp định giá theo hội đồng còn mang yếu tố chủ quan , có thể gây tiêu cực , phiền hà cho doanh nghiệp . Nhưng trong điều kiện hiên nay ,vẫn chưa có phương pháp hiệu quả hơn để thay thế . Để khắc phục , cần sớm trao đổi ,bổ sung phương pháp định giá , đấu giá khi bán cổ phần theo cơ chế thị trường. Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn Thực hiện nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ IV “Đối với các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn , cần lập kế hoạch cổ phần hoá để tạo động lực phát chuyển , thúc đẩy làm ăn có hiệu quả . Sửa đổi , bổ sung các quy định , kiện toàn tổ chức chỉ đạo cổ phần hoá các cấp . Thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài . Khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu , tham ra mua cổ phần ở các doanh nghiệp chế biến nông sản “ , đối với số doanh nghiệp nhà nước hiện có mà nhà nước không cần nắm 100% vốn , cơ quan đại diện chủ sử hữu căn cứ vào lĩnh vực , mặt hàng đang sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà xác định mức độ cổ phần hoá cụ thể theo các loại hình ; doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối , doanh nghiệp nhà nước có cổ phần hoá đặc biệt , doanh nghiệp nhà nứoc chỉ giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp và doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá nhà nước không cần nắm giữ cổ phần . Việc này phải được xác định trong đầu năm 2001 để có kế hoạch từng bước triển khai kế thực hiện Sửa đổi , bổ xung cơ chế ưu tiên bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp để tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh và gắn bó người lao động vớ doanh nghiệp để thu hút vốn , kinh nghiệm quản lý của các cổ đông ngoài doanh nghiệp Các quy định để khắc phục tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá . có chính sách khuyến khích doanh nghiệp cổ phần hoá sủ dụng nhiều lao động và quy định cho phép để chủ nợ chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần . Sửa đổi chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp khi cổ phần hoá có khó khăn. Có chính sách để người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá sau khi mua . Sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp và bán cổ phiếu theo cơ chế thị trường để tránh phiền hà , tiêu cực . Không hạn chế mức mua cổ phần lần đầu của nhà đầu tư . Nhà đầu tư nước ngoài được mua không quá 30% tổng số cổ phần của doanh nghiệp . Số tiền thu được từ bán cổ phần dành để đầu tư phát ttiển doanh nghiệp nhà nước . Tóm lại lại với các doanh nghiệp cổ phần hoá làm ăn khá , để cổ phần hoá hiệu quả ngoài việc phụ thuộc chủ yếu vào các “nền”của doanh nghiệp với mức sản suất ổn định và có thị trường vững chắc , còn phải có những yếi tố quan trọng nhưthu nhập bình quan của lao động trong doanth nghiệp , trình độ công nghệ , quan hệ vốn chủ sở hữ và vốn vay khi so sánh tỷ xuất lợi nhuận bình quân các doanh nghiệp cùng lĩnh vực . Mặt khác , để tạo sự an tâm cho các doanh nghiêpợ trong diện cổ phần hoá, điểm quan trọng là nghành chủ quản không nên tạo tâm lý “phân biệt đối sử “. Chẳng hạn các kế hoạch đầu tư trong nghành với số vốna trung bình xấp xỉ 1000 tỷ đồng hang năm neen được phân bổcông bằng , đặc biệt nguồn vốn tín dụng ưu đãi cần được ưu tiên cho các dự án khả thi và lợi nhuận cao , bất kể doanh nghiệp chủ đầu tư thuọc thành phần nào.

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Đ i nên CNXH từ nước nông nghiệp lạc hậu.Đảng ta luôn xác định xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội , thực hiện công nghiêp hoá hiện đại hoá xem là nhiệm vụ hàng đẩu . Trong hoàn cảnh đó chúng ta chủ trương xây dựng một nên kinh tế đa phương hoá và đa dạng hoá hướng mạnh về xuất khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên nền sản xuất trong nước còn lac hậu,măc dù cả nước hiện có hơn 5600 doanh nghiệp nhà nước,với tổng số vốn khoảng 126030 tỷ đồng (không tính giá trị quyền sủ dụng đất) nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp chưa mấy khả quan . Tính đến cuối tháng 5 năn nay,hoạt động sản xuất khinh doanh tại một số bộ gặp khó khăn như bộ NN&PTNT có 258 doanh nghiệp thì số doanh nghiệp thua lỗ ở con số là 90 (chiếm 34%) nhiều doanh nghiệp trong số này đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể,vì lỗ cộng dồn hoặc khó đòi và nhiều doanh nghiệp dã đạt tiêu chuẩn lỗ 3 năm lỗ liên tục nhưng vẫn chưa bị giải thể mặc dù 2-3 năn nay không hoạt động . Tình trạng trên đã dẫn tới khẳ năng cạnh tranh hàng hoá viêt nam trên thị trường quốc tế và trong nước ,đặc biệt là những mặt hàng chiến lược như sắt thép ,xi măng ,phân bón ,kính xây dựng …có giá cao hơn mức cùng loại nhập khẩu từ 20-40%.nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là nhiều doanh nghiêp nhà nước không găn kế hoạch sản xuất kinh danh với hướng phát triển của toàn nghành ,việc nên kế hoach không phùi hợp với mục tiêu ,nhiệm vụ được giao ,nhiều dự án đầu tư không khả thi và đầu tư đỏi mới công nghê chậm ,trình độ công nghệ lạc hậu ,lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn .giải pháp chủ yếu đôỉ mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước thì đẩy mạnh cổ phần hoá là khâu quan trọng chỉ có cổ phần hoá mới có thể tạo chuyển biến cơ bản trong viêc nâng cao hiệu quả ,tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động .chỉ có cổ phần hoá mới phát huy vai trò làm chủ của người lao động ,của cổ đông và đặc biệt là tăng cường giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp .Tính đến ngày 15-8-2000 ,cả nước đã cổ phần hoá được 391 doanh nghiệp , bằng 7.4% tổng số doanh nghiệp nhà nước hiện có và 69 bộ phận doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước được đánh giá lại khi cổ phần hoá doanh nghiệp nói trên là 1920 tỷ đồng (tăng 12% so với trước khi cổ phần hoá),bằng 1.6%tổng số vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước .Trong số doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá có 11 doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá kinh doanh thua lỗ (sứ bát tràng ,nước mắm thanh hương, chè bảo lộc , du lịch tam đảo ….) Các doanh nghiệp đã cổ phần hoá có vốn nhà nước dưới 1tỷ đồng là 161 doanh nghiệp , chiếm 35%;loại từ 1-5 tỷ đồng là 177 doanh nghiệp , chiếm 38.5%;loại từ 5-10 tỷ đồng 94 doanh nghiệp ,chiếm 20.4%;loại trên 10tỷ đòng là 28 doanh nghiệp, chiếm 6.1%. Trong tổng số các doanh nghiệp đã cổ phần hoá , lĩnh vực công nghiệp , xây dựng giao ,thông 57% thuộc các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng , công nghiệp thực phẩm (may mặc , da dầy mỹ phẩm bao bì , bánh kẹo nước giải khát ….) cơ khí tiêu dùng,cơ khí sửa chữa , khai thác khoáng sản… Tính đến 15-8-2000,doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư một phân vốn để thành lập được 279 công ty cổ phần mới với tổng số vốn nhà nước là 868.8 tỷ đồng ,chiếm 46%tổng vốn điều lệ . Trong đó : Hà Nội 58 công ty (20.8%);TP Hồ Chí Minh 28 công ty(10%) ; Hải Phòng 6 công ty (2.1%)….Các công ty cổ phần mới được thành lập chủ yếu trong các ngành : khai thác khoáng sản thông dụng , quy mô nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng …..Các công ty cổ phần này theo báo cáo đều hoạt động có hiệu quả . Trong 279 công ty cổ phần thì có 267 công ty (96.4%) sản xuất kinh doanh có lãi , 12 công ty còn lại (3.6%) hoà vốn . Các công ty mới thành lập đã thực sự tiến hành hoạt động kinh doanh theo cung cầu thị trường. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hoá Do thời gian của phần lớn doanh nghiệp cổ phần hoá còn ngắn , khi chuyển sang công ty cổ phần lại dơi vào thời điểm tăng trưởng nên kinh tế nước ta bị sụt giảm nên cần phải tiếp tục theo dõi chỉ đạo và theo dõi và bổ sung thêm vào thực tiễn .nhưng nếu lấy 40 doanh nghiệp đã cổ phần hoá tư năm 1998 trở về trước để xem xét đánh giá thì phàan lơn doanh thu , lợi nhuận , nộp ngân sách , thu nhập của người loa động , số lương công nhân viên đều có tăng so với trước khi cổ phần hoá . Bên cạnh đó vẫn có doanh nghiệp mặt này hoặc mặt khác giảm so với trước khi cổ phần . Doanh thu tổng số tang từ 836 tỷ đồng trước khi cổ phần hoá lê 1498 tỷ đồng vào năm 1999 (gấp 1.8 lần ) . trong đó ,31 công ty doanh thu tăng va 9 công ty doanh thu giảm . Các công ty cổ phần tăng điển hình là :Đại Lý Liên Liệp Vận Chuyển từ 16.6 nên 255 tỷ đồng ; Cơ Điện Lạnh từ 46.6 lên 196.6 tỷ đồng ; Cáp và Vật Liệu Viễn Thông từ 55.4 lên 117 tỷ đồng ….Các công ty cổ phần có doanh thu thu giảm là : Hoá Chất Sông Cấm từ 40.2 tỷ đồng xuống 18 tỷ đồng ; Đồ Hộp Hạ Long từ 63.5 tỷ đồng xuống 42.8 tỷ đồng ; Thương Mại Hai Bà Trưng từ 6 tỷ xuống 2.9 tỷ …. Nguyên nhân là các công ty này hoạt động trong những ngành thời gian qua thị trường bị bó hẹp ,sau hki chuyển thành công ty cổ phần tập chung vào kinh doanh có hiệu quả hơn nên doanh thu sụt giảm . Lợi nhuận tổng số tăng từ 64.1 lên 180.2 tỷ đồng (gấp 2.8 lần ) . Trong đó , 35 công ty lợi nhuận tăng và 5 công ty có lợi nhuận giảm . Các công ty cổ phần có mức tăng lợi nhuận đáng kể so với trước khi cổ phần là ; Đồ Hộp hạ Long từ 0.43 tỷ đồng lên 3.7 tỷ đồng ; Cao Su Sài Gòn từ 2.31 tỷ đồng lên 23 tỷ đồng ; Sơn Bạch Tuyết từ 8.48 tỷ đồng lên 9.8 tỷ đồng …. Các công ty cổ phần có mức lợi nhuận giảm là Hoá Chất Sông Cấm từ 3.86 tỷ đồng xuóng 1.4 tỷ đồng ;Khách Sạn Sài Gòn từ 5.24 xuống 2.13 tỷ đồng ; Ô Tô Khách Hải Phòng từ 38 triệu đồng xuống 20 triệu đồng … Nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm và dịch vụ của các công ty này chất lương thấp ,lại cạnh tranh gay gắt ,thị phần thu hẹp …. Nên lợi nhuận không giữ được như trước. Nộp ngân sách tổng số tăng từ 49.2 tỷ đồng lên 147.7 tỷ đồng . 32 công ty có mức ngân sách tăng , 8 công ty có mức nộp ngân sách giảm . Các công ty có mức nộp ngân sách lớn là : Đại Lý Liên Hiệp Vận Chuyển từ 5.1 tỷ đồng lên 69 tỷ đồng ; Son Bạch Tuyết tư 6.9 tỷ đồng lên 18.5 tỷ đồng ; Cao Su Sài Gòn từ 3.99 tỷ đồng lên 5.98 tỷ đồng …. Các công ty có mức nộp ngân sách giảm là ; Hoá Chất Sông Cấm từ 1.01 tỷ đồng xuống 0.535 tỷ đồng ; Khách Sạn Sài Gòn từ 5.24 tỷ đồng xuống 1.32 tỷ đồng …. Lý do nộp ngân sách giảm là ngoài cac chính sách ưu đãi trong cổ phần hoá ,các công ty nói trên còn gặp khó khăn kinh doanh , doanh thu lợi nhuận giảm … Số lương lao động tổng số tăng từ 6789 người lên 8250 người tăng 21.5% . 35 công ty cổ phần có số lao động tăng như ; Cơ Điện Lạnh từ 334 người lên 731 người ; Chế Biến Xuất Khẩu Long An từ 900 lên 1280 người ; Hoá Chất Minh Đức từ 234 người lên 275 người …. Các công ty có số lao động giảm là ; hoá chất sông cấm từ 275 người xuống 240 người ;Sơn Bạch Tuyết từ 193 xuống 190 người . Thu nhập người lao đông bình quân tăng tư 0.999 triệu đồng/người /tháng lên 1.207 triệu đồng/người/tháng (20.8%) . 33 công ty cổ phần có thu nhập tăng ,điển hinh là công ty ; Bông Bạch Tuyết từ 2.8 triệu đồng lên 3.3 triệu đồng ; Chè Bảo Lộc từ 0.466 triệu đồng lên 0.628 triệu đồng …. Tuy vậy có một số công ty thu nhập của người lao động giảm so với trước khi cổ phần như ; Hoá chất Minh Đức từ 1.030 triệu người xuống 0.6 triệu người ; Khách Sạn Sài Gòn từ 2.2 triệu đồng xuống 1.2 triệu đồng …. Sở dĩ có tình trạng này là thu nhập người lao động trong công ty cổ phần phụ thuộc trực tiếp vào kết quả sản xuất kinh doanh ,khi doanh thu lơi nhuận ở các công ty này giảm , thì thu nhập của người lao động cũng giảm theo. Những tồn tại yếu kém Do nhận thức về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chưa được nhất quán trong trong các cấp ,các ngành ,chưa quán triệt và thể chế hoá đầy đủ Nghị Quyết Hội Đại Hội VIII và Nghị quyết Hội Nghị Trung ương lần thứ tư về cổ phần hoá doang nghiệp nhà nước là “Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn , tạo thêm động lực để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả ,làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên , không phải tư nhân hoá . Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ có nhiều doanth nghiệp nhà nước nắm đa số hay tỉ lệ cổ phần chi phối . Gọi thêm cổ phần hoặc bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp , cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể ;vốn huy động được phải dùng để đầu tư mở rộng sản suất kinh doanh “ Đối với các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm 100% vốn ,cần lập kế hoach để tạo động lực phát triển , thúc đẩy làm ăn có hiệu quả” : Cơ chế chính sách về cổ phần hoá chưa đồng bộ ,quy trình và thủ tục còn phức tạp ,chưa khuyến khích doanh nghiệp và người lao động hăng hái thực hiện cổ phần hoá như khống chế tỷ lệ mua cổ phần lần đầu ,quy định số cổ phần ưu đãi nói chung và đối với cán bộ quản lý ,xử lý phần vốn tư bổ sung ,nợ khó đòi và lao động khó đòi.. Chưa tao môi trường thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế như sử dụng vốn , vay vốn , xuất nhập khẩu…. Nên khi chyển thành công ty cổ phần thì thấy bị thiêt thòi so với khi còn là doanh nghiệp nhà nưóc . Viêc chỉ đạo thưc hiện : chính phủ chưa có tổ chức chỉ đạo đủ mạnh , các bộ , các ngành , địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công ty cổ phần hoá , còn trông chờ vào vào sự tự nguyện của doanh nghiệp ,công tác tuyên truyền chư được chú trọng , chư có cơ chế chính sách để người lao động trong doanh nghiệp giữ được cổ phần sau khi mua . Tổ chức đảng sau khi doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá chưa được đổi mới về nội dung , phương thức hoạt động ,nên lúng túng trong sinh hoạt ,chưa phát huy tốt vai trò của mình . Về thực hiện mục tiêu cổ phần hoá Mục tiêu huy động thêm vốn trong xã hội và làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên. Trong 460 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp đã cổ phần hoá ,vốn nhà nước được đánh giá lại khi cổ phần hoá là 1920 tỷ đồng (tăng 105 so với trước khi cổ phần . Khi cổ phần hoá ,nhà nước giữ 792 tỷ đồng ,phần còn lại 1128 tỷ đồng được bán chi người lao động trong và ngoài doanh nghiệp , số tiền thu được đư vaò Quỹ Hỗ Trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Sau khi cổ phần hoá ,các công ty cổ phần hoá còn phát hành thêm 772 tỷ đồng cổ phiếu để thu hút vốn . Từ thưc tế này ,có thể nói do quy mô vốn nha nước của các doanh nghiệp cổ phần hoá nói chung là nhỏ (bình quân 4.17 tỷ đồng /doanh nghiệp ) nên vốn huy độnh thêm trong xã hội còn ít mới đạt 1900 tỷ đồng . Điều đáng khich lệ việc tăng giá trị tuyệt đối phần vốn nhà nước ở các công ty cổ phần . Theo báo cáo của 40 doanh nghiệp đã cổ phần hoá được trên 1 năn ,phần vốn nhà nước không những được bảo toàn mà còn tăng thêm 59.238 tỷ đồng (tư 127.84 tỷ đồng lên 187.078 tỷ đồng ) bằng nguồn lơi nhuận để lại . Tỷ lệ vốn nhà nước giảm (từ 35.33% khi cổ phần hoá xuống còn 26.08% tại thời điểm 31/12/1999 )là do mmột số công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu và do ban bớt thêm phần vốn nhà nước (như Khách Sạn Sài Gòn ,Đông Lam Dược ..) Các công ty cổ phần có số vốn nhà nước tăng cao từ lợi nhuận để lại là Đại Lý Liên Hiêp Vận Chuyển từ 1.15 tỷ đồng lên 23.23 tỷ đồng , Chế Biến Xuất Khẩu Long An từ 1.05 tỷ đồng lên 5.55 tỷ đồng , Cao Su Sài Gòn từ 0.75 tỷ đồng lên 1.28 tỷ đồng ….. Về tạo thêm nguồn lực trong doanh nghiệp Việc mua cổ phần của người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá làm cho họ trở thành chủ doanh nghiệp ,có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng theo luật định . Điều này đã tạo ra động lực mới trong sản suất ,nâng cao năng suất lao động ,tiêt kiệm chi phí ,hạ giá thành và tham ra vào các hoạt động khác liên quan đến sản suất kinh doanh của công ty cổ phần ,từ đó bản thân người lao động được hưởng lợi ích lớn hơn ,đồng thời lợi ích của doanh nghiệp ,lơi ích của nhà nước được bảo đảm. ở một vài doanh nghiệp có hiện tượng sau khi được mua cổ phần ưu đãi người lao động lại bán cổ phiếu để lấi tiền giải quuyết các nhu cầu bức bách của họ , hoặc chuyển sang nghành nghề khác , xét theo góc độ kinh tế thị trường . Nhưng về việc này ảnh hưởng tới mục đích tạo điều kiện cho người lao động nghèo có cổ phần và gắn bó với doanh nghiệp . Cần có cơ chế , chính sách để cho người lao động nghèo gĩ được cổ phần sau khi mua . Vài hình thức về cổ phần Trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá , thì các hình thức giữ nguyên giá trị doanh nghiệp phát hành thành thêm cổ phiếu là 51doanh nghiệp (11%) hình thức tách một bộ phận doanh nghiệp để cổ phần hoá là 69 doanh nghiệp (15%) ; hình thức chuyển toàn bộ doanh nghiẹp nhà nưíc thành công ty cổ phần là 145 doanh nghiệp (32.52%) ; hình thức bán một phần giá trị doanh nghiệp là 195 doanh nghiệp (42.48%) ;ngoài ra ,doanh nghiệp nhà nước góp vốn để thành kập mới là 279 công ty cổ phần với tổng số vốn nhà nước là 868.8 tỷ đồng . Hình thức tách một bộ phận doanh nghiệp để cổ phần hoá vừa được áp dụng chủ yếu là những bộ phận mang tính độc lập tương đối , có dây chuyền sản suất riêng biệt ,là sản suất phụ hoặc có vai trò phụ trợ đối với sản xuất chính (các bao bì phân xưởng bao bì của công ty xi măng , phân xưởng may của nhà máy dệt , phân xưởng bánh kẹo …) … Khi cổ phần hoá bộ phận , hầu hết các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ cổ phần với tỷ lệ cao , đủ chi phí được hoạt động của công ty cổ phần . Trên thực tế không làm cho doanh nghiệp nhà nưéc yếu đi mà vốn nhà nước tại doanh nghiệp được sủ dụng hiệu quả hơn , huy động thêm vốn nước ngoài , tạo thêm động lực và quản lý tốt hơn . Về xác định giá trị doanh nghiệp Khi xác định giá trị doanh nghiệp đều thành lập hội đồng định giá tiến hành kiểm kê , đánh giá lại tài sản , tiền vốn công nợ của doanh nghiệp . Giá trị doanh nghiệp được xác định để cổ phần hoá không thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán . Từ thực tế vốn nhà nước khi giao cho doanh nghiệp nhà nước còn thấp hơn giá trị thực và bao gồm cả nợ khó đòi , sản phẩm , vật tư ứ đọng , không có khả năng sử dụng được hoặc không thể sản xuất ra sản phẩm mà thị trường chấp nhận … nên phải đánh giá lại phần tài sản này và có quy định phân tích , sử lý trước khi cổ phần hoá . Phương pháp định giá theo ‘hội đồng ‘ còn mang yếu tố chủ quan , có thể gây tiêu cực , phiền hà cho doanh nghiệp . Nhưng trong điều kiện hiên nay ,vẫn chưa có phương pháp hiệu quả hơn để thay thế . Để khắc phục , cần sớm trao đổi ,bổ sung phương pháp định giá , đấu giá khi bán cổ phần theo cơ chế thị trường. Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn Thực hiện nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ IV “Đối với các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn , cần lập kế hoạch cổ phần hoá để tạo động lực phát chuyển , thúc đẩy làm ăn có hiệu quả . Sửa đổi , bổ sung các quy định , kiện toàn tổ chức chỉ đạo cổ phần hoá các cấp . Thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài . Khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu , tham ra mua cổ phần ở các doanh nghiệp chế biến nông sản “ , đối với số doanh nghiệp nhà nước hiện có mà nhà nước không cần nắm 100% vốn , cơ quan đại diện chủ sử hữu căn cứ vào lĩnh vực , mặt hàng đang sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà xác định mức độ cổ phần hoá cụ thể theo các loại hình ; doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối , doanh nghiệp nhà nước có cổ phần hoá đặc biệt , doanh nghiệp nhà nứoc chỉ giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp và doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá nhà nước không cần nắm giữ cổ phần . Việc này phải được xác định trong đầu năm 2001 để có kế hoạch từng bước triển khai kế thực hiện Sửa đổi , bổ xung cơ chế ưu tiên bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp để tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh và gắn bó người lao động vớ doanh nghiệp để thu hút vốn , kinh nghiệm quản lý của các cổ đông ngoài doanh nghiệp Các quy định để khắc phục tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá . có chính sách khuyến khích doanh nghiệp cổ phần hoá sủ dụng nhiều lao động và quy định cho phép để chủ nợ chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần . Sửa đổi chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp khi cổ phần hoá có khó khăn. Có chính sách để người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá sau khi mua . Sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp và bán cổ phiếu theo cơ chế thị trường để tránh phiền hà , tiêu cực . Không hạn chế mức mua cổ phần lần đầu của nhà đầu tư . Nhà đầu tư nước ngoài được mua không quá 30% tổng số cổ phần của doanh nghiệp . Số tiền thu được từ bán cổ phần dành để đầu tư phát ttiển doanh nghiệp nhà nước . Tóm lại lại với các doanh nghiệp cổ phần hoá làm ăn khá , để cổ phần hoá hiệu quả ngoài việc phụ thuộc chủ yếu vào các “nền”của doanh nghiệp với mức sản suất ổn định và có thị trường vững chắc , còn phải có những yếi tố quan trọng nhưthu nhập bình quan của lao động trong doanth nghiệp , trình độ công nghệ , quan hệ vốn chủ sở hữ và vốn vay khi so sánh tỷ xuất lợi nhuận bình quân các doanh nghiệp cùng lĩnh vực . Mặt khác , để tạo sự ‘an tâm ‘ cho các doanh nghiêpợ trong diện cổ phần hoá, điểm quan trọng là nghành chủ quản không nên tạo tâm lý “phân biệt đối sử “. Chẳng hạn các kế hoạch đầu tư trong nghành với số vốna trung bình xấp xỉ 1000 tỷ đồng hang năm neen được phân bổcông bằng , đặc biệt nguồn vốn tín dụng ưu đãi cần được ưu tiên cho các dự án khả thi và lợi nhuận cao , bất kể doanh nghiệp chủ đầu tư thuọc thành phần nào.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0641.doc
Tài liệu liên quan