Tiểu luận Tìm hiều về tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Quốc tế An Thịnh và Công ty cổ phần Vĩnh Hà

Có thể khẳng định rằng trong hầu hết mọi hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất - kinh doanh hiện nay giữa các doanh nghiệp trong nước đều được các bên cụ thể hoá bằng hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết, đồng thời nó cũng là cơ sởđể Toàán và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện. Doanh nghiệp và cá nhân tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế ngoài những kiến thức về chuyên ngành, cần phải hiểu biết rõ về pháp luật kinh tế, các ngành luật và các chếđộ chính sách khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của hợp đồng kinh tế trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhưứng dụng trong thực tiễn các vụ tranh chấp, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh. Em đãđược chọn đề tài : “Tìm hiều về tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh và Công ty CP Vĩnh Hà” cho bài tiểu luận của mình về môn học Pháp luật kinh tế. Mặc dù bản thân đã có sự chuẩn bị và chủđộng trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, nhưng do có sự hạn chế về kiến thức chuyên sâu và hoạt động thực tiễn cho nên bài viết của em chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, của các bạn và của Công ty An Thịnh để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Lời nói đầu Chương 1: Hợp đồng kinh tế và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế 1. Lý luận chung về Hợp đồng kinh tế 1.1. Khái niệm Hợp đồng kinh tế 1.2. Đặc điểm của Hợp đồng kinh tế 1.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự – kinh tếở Việt Nam hiện nay 1.4. Vai trò của Hợp đồng kinh tế 1.5. Nội dung của Hợp đồng kinh tế 2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế 2.1. Tranh chấp Hợp đồng kinh tế 2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế Chương 2: Tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa công ty CP TM & DV quốc tế An Thịnh và công ty CP Vĩnh Hà 1. Một số diễn biết chính dẫn đến vụ tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty CP TM&DV Quốc tế An Thịnh và Công tty CP Vĩnh Hà 2. Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh khởi kiện toàán việc Công ty CP Vĩnh Hà vi phạm Hợp đồng kinh tế 3. Quá trình thụ lý và giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa hai Công ty của Toàán kinh tế – Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Nhận xét và đánh giá việc giải quyết tranh chấphợp đồng kinh tế giữa công ty cp An Thịnh & Công ty CP Vĩnh Hà 1. Hậu quả của việc xay ra tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa 2 Công ty 2. Nhận xét về kết quả của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng giữa 2 Công ty Kết luận Tài liệu tham khảo

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiều về tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Quốc tế An Thịnh và Công ty cổ phần Vĩnh Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Có thể khẳng định rằng trong hầu hết mọi hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất - kinh doanh hiện nay giữa các doanh nghiệp trong nước đều được các bên cụ thể hoá bằng hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết, đồng thời nó cũng là cơ sởđể Toàán và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện. Doanh nghiệp và cá nhân tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế ngoài những kiến thức về chuyên ngành, cần phải hiểu biết rõ về pháp luật kinh tế, các ngành luật và các chếđộ chính sách khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của hợp đồng kinh tế trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhưứng dụng trong thực tiễn các vụ tranh chấp, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh. Em đãđược chọn đề tài : “Tìm hiều về tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh và Công ty CP Vĩnh Hà” cho bài tiểu luận của mình về môn học Pháp luật kinh tế. Mặc dù bản thân đã có sự chuẩn bị và chủđộng trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, nhưng do có sự hạn chế về kiến thức chuyên sâu và hoạt động thực tiễn cho nên bài viết của em chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, của các bạn và của Công ty An Thịnh để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 HỢPĐỒNGKINHTẾ&GIẢIQUYẾT TRANHCHẤP HỢPĐỒNGKINHTẾ 1. Lý luận chung về Hợp đồng kinh tế 1.1. Khái niệm Hợp đồng kinh tế Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 quy định : “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ rằng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.” 1.2. Đặc điểm của Hợp đồng kinh tế. - Hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tếđược xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể ký kết. - Hợp đồng kinh tếđược ký kết nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. - Chủ thể của Hợp đồng kinh tế là pháp nhân, cá nhân cóđăng ký kinh doanh, trong đóít nhất một bên tham gia quan hệ hợp đồng là pháp nhân. - Hợp đồng kinh tếđược ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch : công văn, điện báo, điện chào hàng, đơn đặt hàng. 1.3. Cơ sở pháp lýđiều chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự – kin htếở Việt Nam hiện nay. - Bộ luật Dân sựđược Quốc hội thông quan ngày 28/10/1995. - Luật Thươngg mại được Quốc hội thông quan ngày 10/05/1997. - Pháp lệnh Hợp đồng kinh tếđược Hội đồng Nhà nước thông quan 25/09/1989. 1.4. Vai trò của Hợp đồng kinh tế - Là xơ sở xây dựng thực hiện kế hoạch của mỗi đơn vị kinh tế - Góp phần quan trọng vào việc củng cố công tác hanchj toán kinh tế. - Góp phần quan trọng vào việc đảm bảo và phapt huy quyền tự chủ kinh doanh. 1.5. Nội dung của Hợp đồng kinh tế. Nội dung của hợp đồng kinh tế bao gồm hai loại điều khoản : - Điều khoản chủ yếu : Là các điều khoản bắt buộc, nếu thiếu các điều khoản này thì hợp đồng kinh tế coi như chưa được ký kết. Điều 12 Pháp lệnh hợp đồng kin htế quy định, các Hợp đồng kinh tế bao gồm các loại điều khoản chủ yếu sau : + Ngày tháng năm ký kết hợp đồng kinh tế; địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên; họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. + Đối tượng của Hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận. + Chất lượng, chủng loại, quy cách phẩm chất, tính đồng bộ của sản phẩm hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. + Giá cả. - Các điều khoản lựa chọn : do các bên tự thoả thuận và ghi nhận trong Hợp đồng kinh tế bao gồm : Bảo hành; điều kiện nghiệm thu, giao nhận; Phương thức thanh toán; Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng kinh tế bao gồm : Bảo hành; điều kiện nghiệm thu, giao nhận; Phương thức thanh toán; Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng kinh tế; thời gian có hiệu lực của Hợp đồng kinh tế; Các biện pháp đảm bảo thực hiện Hợp đồng kinh tế; Các thoả thuận khác. 2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. 2.1. Tranh chấp Hợp đồng kinh tế. Tranh chấp Hợp đồng kinh tế là một trong những loại hình của tranh chấp kinh tế, nóđược hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế. Xét về mặt bản chất, tranh chấp Hợp đồng kinh tế phản ánh những xung đột chủ yếu liên quan đến gài sản, đến lợi ích kinh tế giữa các tham gia ký kết. Mức độ tranh chấp thường gay gắt, tính chất phức tạp do đó nếu tranh chấp không giải quyết ngay thì không để lại hậu quả xấu cho các bên có tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến các chủ thể khác, đến các quan hệ kinh tế khác và thậm chíđến toàn bộ nền kinh tế. 2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế. Với tình hình hoạt động kinh tế sôi nổi và chứa đựng nhiều tính chất phức tạp hiện nay ở nước ta thì việc xẩy ra tranh chấp Hợp đồng kinh tế trong cộng đồng các doanh nghiệp làđiều tất yếu. Song vì hiệu quả kinh tế, vì sự công bằng và bình đẳng của các bên tham gia hợp đồng kinh tế trước pháp luật mà càn thiết phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp. Hiện nay, Việt Nam có các phương thức giải quyết tranh chấp Hơpựđồng kinh tế; thương lượng; hoà giải; toàán; Trọng tài thương mại. - Thương lượng : Phương thức giải quyết tranh chấp này không cần đến vai trò tác động của bên thứ ba. Khi có tranh chấp các bên cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết. Đây là phương thức giải quyết kháđơn giản, không tốn kứem gít gây phương hại đến quan hệ giữa các bên. - Hoà giải : Có 2 loại hoà giải. + Hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập với hoà giải trong thủ tục tố tụng. + Hoà giải trong thủ tục tố tụng : Người trung gian hoà giải là Toàán hoặc trọng tài, hoà giải trong tố tụng được coi là một thủ tục bắt buộc. - Toàán : + Toàán giải quyết tranh chấp kinh tế khi có yêu cầu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toàán. + Toàán nhân danh nhà nước đểđưa ra phán quyết (bản án, quyết định) buộc các bên có nghĩa vụ thi hành,. Việc giải quyết của Toàán tuân theo một trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ cdo pháp luật quy định (thủ tục tố tụng tư pháp). - Trong tài thương mại : Ngày 25/2/2003 Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại, quy định về tổ chức và hoạt động của Trọng tài phi chính phủ. Trường hợp nội dung của Hợp động kinh tếđược hai bên ký thuỏa thuận trọng tài giải quyết các tranh chấp xảy ra, thì tranh chấp được cơ quan trọng tài giải quyết, và khi có một vên khơẻi kiện toàán thì Tào án sẽ không thụ lý vụ kiện. Phần quyết của Trọng tài có giá trị chung thâmr và bắt buộc thi hành đối với các bên đương sự. CHƯƠNG 2 TRANHCHẤPHỢPĐỒNGKINHTẾGIỮACÔNGTY CP TM & DV QUỐCTẾANTHỊNHVÀCÔNGTY CP VĨNH HÀ. 1. Một số diễn biết chính dẫn đến vụ tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty CP TM&DV Quốc tế An Thịnh và Công tty CP Vĩnh Hà. - Bên nguyên đơn : Công ty CP TM & DV Quốc tế An thịnh – Hà Nội (Bên A – Bên bán) - Bên bịđơn : Công ty CP Vĩnh Hà - Tỉnh Vĩnh Phúc – (Bên B – Bên mua) Ngày 10/10/2002, Công ty CP Vĩnh Hàđã tiến hành cuộc họp Hội đồng quản trị và cổđông sáng lập bàn việc nhập khẩ dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất gạch men để thực hiện dựán sản xuất gạch ốp lát Ceramic đãđược UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt. Biên bản cuộc họp thống nhất : “Đểđảm bảo điều khoản thanh toán trong việc thực hiện Hợp đồng kinh tế với Công ty CP An Thịnh, các cổđông nhất trí việc thế chấp bằng tài sản hiện có của Công ty như bìa đỏ – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 30.000 m2 và các tài sản trên đất của Công ty cho Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh, sau hai tháng kể từ ngày máy móc thiết bịđược đưa vềđầy đủ thì Công ty có trách nhiệm thanh toán số tiền của hợp đồng kinh tếđã ký với Công ty An Thịnh”. Ngày 23/10/2002, Công ty An Thịnh (Bên A – Bên bán) và Công ty Vĩnh Hà (Bên B – Bên mua) ký kết hợp đồng kinh tế số 01/ATC-VIHACO/HĐKT mua bán dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất gạch men ốp lát Ceramic do Trung quốc chế tạo theo công nghệ của Italia. Tổng trị giá của Hợp đồng là 673.000USD. Tại điều 3 : Phương thức thanh toán quy định : Bên B thanh toán trước cho Bên A 40% trị giá của lô hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tuỳ theo yêu cầu của Bên A khi hopựđồng được thực hiện. Trường hopự Bên B không thanh toán trước cho Bên A 40% trị giá của lô hàng bằng tiền, thì nhất thiết bên B phải thế chấp cho Bên A bằng tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của Bên B. Bản thế chấp phải được lập thành văn bản dưới sự nhất trí của tất cả các sáng lập viên trong công ty (có công chứng Nhà nước). 60% còn lại Bên B sẽ thanh toán cho bên A ngay sau khi bên B nhận giấy báo nhận hàng của ben A”. Ngoài ra, tại điều 5 quy định “Bên B thanh toán tiền hàng cho bên A ngay sau khi bên B nhận được giấy thông báo nhận hàng của bên A. Chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày nhận thông báo. Bên B có trách nhiệm giao cho bên A toàn bộ giấy tờ có liên quan đến trị giá tài sản mà bên B dùng để thế chấp cho bên A”. Đến ngày 25/10/2002, 2 Công ty ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản số : 01/ATC-VIHACO/HĐTCTS đểđảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế mua bán máy móc thiết bị nêu trên. Tại Điều 1 quy định “Công tty CP Vĩnh Hàđồng ý thế chấp giá trị quyền sử dụng khu đất diện tích 30.000m2 tại xã Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và toàn bộ nhà xưởng và các công trình gắn liền với đất đó cho Công ty CPTM & DV Quốc tế An Thịnh đểđảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của Công ty CP Vĩnh Hà trong Hợp đồng mua bán số : 01/ATC-VIHACO/HĐKT”. Tại Điều 4 quy định : “Bên thế chấp sẽ giao đầy đủ các giấy tờ cẩn thiết liên quan đến việc thế chấp tài sản, bao gồm : - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Hợp đồng thuêđất. - Các hoáđơn nộp tiền thuêđất. - Giấy phép xây dựng nhà cưởng và các công trình khác trên khu đất đó”. Tại điều 6 quy định : “Trong trường hợp bên thế chấp không có khả năng thanh toán tiền cho Bên nhận thế chấp theo các cam kết thực hiện nghĩa vụđược quy định trong Hợp đồng mua bán thì Bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ phù hợp với các quy định của pháp luật. Các cổđông của Công ty Vĩnh Hà Cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để bên nhận thế chấp thực hiện quyền của mình”. Tại điều 9 quy định : “Trong trường hợp có bất kỳ sự tranh chấp nào thì hai bên sẽ tiến hành hoà giải và thương lượng trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Nếu việc hoà giải không thành, một trong hai bên có quyền đưa vụ tranh chấp ra Toàán tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết”. Ngày 11/05/2003 Công ty An Thịnh bàn giao đầy đủ cho Công ty Vĩnh Hà toàn bộ Dây chuyền, máy móc thiết bị nhập khẩu đã quy định trong Hợp đồng mua bán, Hai bên tiến hành các thủ tục giám định chất lượng, số lượng, chủng loại và quy cách hàng hoá và ký Biên bản giao nhận hàng hoá, là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng của Bên A, đồng thời là cơ sở cho việc bên B thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đòng của Bên A, đồng thời là cơ sở cho việc bên B thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên A đúng tiến độ cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty Vĩnh Hà - Bên B đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Công ty An Thịnh – Bên A với lý do Ngân hàng Đầu tư&phát triển tỉnh Vĩnh Phúc chưa làm xong các thủ tục duyệt giải ngân số vốn xin vay theo dựán là 18 tỷđồng. Ngoài ra, bằng việc sử dụng các văn bản phê duyệt dựán, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho dựán. Công ty Vĩnh Hàđã thuyết phục được Công tty An Thịnh để vay số tiền mặt tổng cộng là 1,2 tỷđồng để chi trả phí dịch vụ làm thủ tục vay vốn Ngân hàng và chi cho việc trả lương trong Công ty Vĩnh Hà. Nhưng thực chất số tiền này đã không được sử dụng đúng mục đích xin vay màđược các cá nhân trong Công ty Vĩnh Hà chia nhau thu lợi cá nhân bởi vì trước đó Ngân hàng Đầu tư& Phát triển Vĩnh Phúc đã từ chối việc cho vay đối với Công ry Vĩnh Hà vì Công ty này không có thực lực tài chính rõ tàng, không có bộ máy điều hành vcà thực hiện dựán chuyên nghiệp và năng lực quản lý có quá nhiều yếu kém. Như vậy, Công ty Vĩnh Hàđã hoàn toàn không có khả năng huy động vốn và thanh toán cho Công ty An Thịnh số nợ tổng cộng là 11.867.050.000 đồng. Công tty An Thịnh đã rất nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Vĩnh Hà thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Hai bên đã ký nhiều biên bản làm việc về gia hạn thanh toán nợ. Tại Biên bản làm việc ngày 11/12/2003 Công ty Vĩnh Hàđã cam kết : “Nếu đến ngày 31/12/2003 Công ty CP Vĩnh Hà không thanh toán toàn bộ số tiền theo hợp đồng và các khoản nợ khác cho Công ty CP & TM DV Quốc tế An Thịnh thì Công ty CP Vĩnh Hà phải bàn giao lại nhà máy theo cam kết đã ký trong các Hợp đòng kinh tế và Hợp đồng thế cháp”. 2. Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh khởi kiện toàán việc Công ty CP Vĩnh Hà vi phạm Hợp đồng kinh tế. Mặc dù, Công ty CP Vĩnh Hàđãđược các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Dựán khả thi và cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Nhưng sau khi tìm hiểu lịch sử thành lập, tình hình tài chính, vốn góp của các cổđông và quá trình hoạt đọng của Công ty Vĩnh Hà từ năm 1999 đến 2004, phía Công ty An Thịnh nhận thấy Công ty CP Vĩnh Hà có nhiều dấu hiệu lừa đảo các đối tác trong hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất óp lát Ceramic và vi phạm nghiêm trọng Luật doanh nghiệp, hoàn toàn không có khả năng huy động vốn để thanh toán số nợ 11.867.050.000 đồng đã quá hạn thanh toán trong hơn 1 năm cho Công ty An Thịnh. Ngày 18/05/2004 Công ty An Thịnh đã khởi kiện ra Toàán kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đối với Công ty CP Vĩnh Hà do không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng kinh tế, đồng thời Công ty An thịnh cũng đã gửi đơn tố giác tội phạm cho Công An tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo việc Công ty Vĩnh Hàđã có nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động gây ra hậu quả nghiêm trọng Công ty An Thịnh và các đơn vị khác. 3. Quá trình thụ lý và giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa hai Công ty của Toàán kinh tế – Toàán nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Toà kinh tế – Toàán nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã thụ lý vụán, vàđã nhiều lần triệu tập hai bên để tiến hành hoà giải các tranh chấp giữa hai Công ty nhưng không thành với lý do : - Công ty CP An thịnh chỉ chấp nhận phương án Công ty CP Vinh Hà phải bàn giao đất đai và tài sản trên đất đã thế chấp theo các cam kết đã ký tại tại Hợp đồng thế chấp và Hợp đồng kinh tếđể Công ty An Thịnh tiếp tục đầu tư dựán, khắc phục thiệt hại cho Công ty và cho các đơn vị khác. Do Công ty Vĩnh Hàđã vi phạm nghiêm trọng điều khoản thanh toán trong hợp đồng, không thể thanh toán khoản nợ 11.867.050.000 đồng đã quá hạn thanh toán hơn 1 năm và không hề có bất cứ dấu hiệu về khả năng huy động vốn và thanh toán nợ. - Phía Công ty CP Vĩnh Hà không chấp nhận phương án mà Công ty An Thịnh yêu cầu, vì việc bàn giao không có cơ sở pháp lýđầy đủ do khi ký hợp đồng thế chấp với Công ty An Thịnh một số cổđông (chưa thực hiện góp vốn) không đồng ý. Yêu cầu Công ty An Thịnh rút đơn kiện và chờ Công ty CP Vĩnh Hà kết nạp thêm cổđông mới thì sẽ cóđủ tiền trả nợ. Trong quá trình thụ lý và giải quyết vụ kiện toàán nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhận thấy vụ việc có nhiều dấu hiệu vi phạm hình sự vàđã gửi công văn số 89/CĐKN ngày 21/06/2004 yêu cầu Công an tỉnh Vĩnh Phúc điều tra làm rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật thể hiện tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mặc dù, việc hoà giải tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa 2 Công ty không thành nhưng theo quan điểm của Toàán là không thể tiến hành xét xử do phía Công ty CP Vĩnh Hà không coỏđông nào chịu góp vốn vào Công ty nên không có ai đứng ra chịu trách nhiệm. Toàán đã gửi công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xem xét việc bàn giao dựánm cho Công ty An Thịnh thực hiện trên cơ sửo thế chấp giữa 2 Công ty. Sau quá trình làm việc với Cơ quan An ninh điều tra của Công An tỉnh Vĩnh Phúc, giám đốc và một số cổđông của Công ty Vĩnh hàđã nhận thấy được sai phạm và hậu quả mà họ gây ra cho phía Công ty An thịnh và các đơn vị khác mà trong đó Công ty An Thịnh là chủ nợ chiếm hơn 80% số nợ. Vì vậy, ngày 05/07/2004, 2 Công ty đãđi đến thống nhất việc bàn giao tài sản thế chấp cho Công ty An Thịnh bao gồm : Quyền sử dụng đát và Giấy chững nhận quyền sử dụng đất (đã thế chấp theo Hợp đồng thế chấp tài sản. Nguyên trạng Dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất gạch so với ban đầu. Nhàđiều hành chưa hoàn thiện. Tường rào xây bao quanh. Móng nhà (chưa hoàn thiện). 6. Nhà khung thép 1.2000 m chưa hoàn thiện 7. Nhà kho nguyên liệu xây thô, nhà kho hoá chất xây thô. 8. Giếng nước ngần xây. 9. Bể nước xây chưa hoàn thiện. Tuy nhiên việc Công ty An Thịnh tiếp nhận bàn giao đã gặp rất nhiều khó khăn do một số kẻ tự xưng là cổđông (chưa thực hiện góp vốn) của Công ty Vĩnh Hà phản đối và tổ chức một số thanh niên địa phương đến tại Nhà máy gây rối trật tự và thậm chíđã có những lúc xô xát gaay thương tích nặng cho một số bảo vệ của Công ty An Thịnh. Để tạo cơ sở pháp lýđầy đủ cho việc tiếp nhận và thực hiện dựán thuận lợi, phía Công ty An Thịnh đã nhiều lần yêu cầu Toàán ra quyết định trên cơ sở hoà giải thành giữa 2 Công ty, nhưng Toàán lại không ra quyết định mà chỉ giải quyết vụ việc theo phương án gửi công văn số 05/CV-TA ngày 21/09/2004 cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc với nội dung : “Việc vướng mắc thực hiện hợp đồng kinh tế giữa Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh và Công ty CP Vĩnh Hà, hai bên đã tự giải quyết xong, Ngày 05/07/2004 Công ty CP Vĩnh Hà, đã tự nguyện bàn giao toàn bộ tài sản cho Công ty An Thịnh theo Hợp đồng thế chấp tài sản. Hai bên thống nhất Công ty CP An Thịnh thay thế Công ty CP Vĩnh Hà thực hiện dựán đãđược UBND tỉnh phê duyệt. Nhưng Công ty CP An Thịnh không tổ chức sản xuất kinh doanh được là do một số cá nhân của Công ty Vĩnh Hà gây ra. Đây không phải là tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa hai Công ty, bởi vậy không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toàán. Vậy toàán ND tỉnh báo cáo UBND Tỉnh để xem xét chỉđạo việc giải quyết những sai phạm của Công ty Vĩnh Hà”. CHƯƠNG 3 : NHẬNXÉTVÀĐÁNHGIÁVIỆCGIẢIQUYẾTTRANHCHẤP HỢPĐỒNGKINHTẾGIỮACÔNG TYCP AN THỊNH& CÔNGTY CP VĨNH HÀ 1. Hậu quả của việc xay ra tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa 2 Công ty. Việc Công ty CP Vĩnh Hà không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán số tiền nợ quá hạn 11.867.050.000 đồng đã gây ra rất nhiều thiệt hại về mặt tài chính cho phía Công ty An thịnh do không giải phóng được vốn gây ra lãng phí vốn kinh doanh, chi phí cơ hội đầu tư cho các phương án kinh doanh khác. Thiệt hại do phát sinh các chi phí liên quan đến việc kiện tụng, thủ tục giải quyết tranh chấp với các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc. Máy móc thiết bị nhập khẩu về có nhiều bộ bộ phận phải để ngoài trời mưa gióđã gần 2 năm qua gây ra nhiều thiệt hại về hao mòn vô hình (lạc hậu công nghệ), hao mòn hữu hình (han gỉ, hỏng hóc, mất mát, hao hụt …). 2. Nhận xét về kết quả của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng giữa 2 Công ty. - Vụ kiện tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa hai Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh và Công ty CP Vĩnh Hàđãđược hai bên tự hoà giải xong. Công ty CP Vĩnh hà không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán buộc phải bàn giao đất đai và nhà máy để Công ty An Thịnh tiếp tục đầu tưđãđược Toàán nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc công nhận tính hợp pháp. Tuy nhiên việc công nhận của Toàán về tính hợp pháp của việc bàn giao giữa 2 Công ty đã không kịp thời vàđã kéo dài hơn 2 tháng so với quy định. Và việc công nhận đó chỉ thể hiện ở một công văn báo cáo nội bộ giữa Toàán và các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc mà không thể hiện bằng việc ra Quyết định hoà giải tán thành của Toàán để làm căn cứ pháp lýđầy đủ trong việc giải quyết tranh chấp Hợp đòng kinh tế theo thẩm quyền của Toàán kinh tế. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn, phiền phức cho phía Công ty CP An Thịnh trong việc tiếp nhận dựán, thực hiện các thủ tục tiếp theo liên quan đến việc chuyển đổi trên chủ sở hữu quyền sử dụng đất dựán, thủ tục vay vốn Ngân hàng …v.v.. để thực hiện dựán nhà máy sản xuất gạch óp lát thuỷ tinh kết tinh. - Theo luật định nếu sau hai lần hoà giải mà không thnàh thì toàán mở phiên toà sơ thẩm để xét và ra phán quyết. Toàán tỉnh Vĩnh Phúc đã không mở phiên toà sơ thẩm xét xử theo đơn kiện của Công ty CP An Thịnh sau 2 lần hoà giải không thành với lý do Công ty Vĩnh Hàđã vi phạm luật doanh nghiệp trong việc cácd cổđông không góp vốn nên không có ai chịu trách nhiệm là không thuyết phục thiếu câưn cứ pháp lý xác đáng. Bởi vì Công ty CP Vĩnh hàđãđược cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, có tư cách pháp nhân và hơn nữa còn được UBND tỉnh phêđuyệt dựán và cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. - Qua vụ việc này, xin kiến nghị Toàán tỉnh Vĩnh Phúc xem xét lại những thiếu sót, chậm trễ của Toà trong việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa công ty CP TM&DV quốc tế An Thịnh và Công ty CP Vĩnh hàđể rút kinh nghiệm và sớm chấn chỉnh. Phối hợp với Sở kế hoạch &đầu tư và cơ quan chức năng khác của tỉnh Vĩnh Phúc làm tốt hơn nữa trong việc quản lý, cấp giấy phếp hoạt động cho các doanh nghiệp, kiên quyết ngăn chặn những tiêu cực xẩy ra trong việc phê duyệt dựán và cấp Giấy phép ưu đãi đầu tưđể tránh xảy ra các hiện tượng lừa đảo kinh tế gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính và làm vản đục môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc nói rtiềng và của đất nước nói chung. KẾTLUẬN Học tập, nghiên cứu luật pháp nói chung và luật pháp kinh tế nói riêng trong điều kiện hiện nay đối với sính viên ngành kinh tế là hết sức cầu thiệt. Hợp đồng kinh tế và tranh chấp Hợp đồng kinh tế có thể nói là một đề tài hấp dẫn, bởi tầm quan trọng của nó quyết định trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm và thậm chí là sự thành bại của một doanh nghiệp. Tranh chấp Hợp đòng kinh tế giữa các doanh nghiệp thường không giống nhau bởi mỗi vụ việc có những hoàn cảnh, tính chất và nguyên nhân khác nhau, do đóđòi hỏi sự linh hoạt trong quá trình giải quyết của Toàán kinh tế nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và bình đẳng của các doanh nghiệp trước pháp luật đểt cho môi trường kinh doanh ngày cang lạnh mạnh hơn. Vụ tranh chấp Hợp đồng kinh tế mua bán máy móc thiết bị sản xuất gạch ốp lát Ceramic giữa Công ty CP TM & DV Quốc tế An thịnh và Công ty CP Vĩnh hà là một điển hình về tranh chấp Hợp đồng kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Do việc xử lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế kéo dài quá lâu đã gây ra nhiều thiệt hại kinh tế cho nguyên đơn – Công ty CP An Thịnh. Quá trình thụ lý và giải quyết vụ kiện tại Toàán tỉnh Vĩnh Phúc đã phát sinh nhiều tình tiết phức tạp ngoài dự kiến. Mặc dù, tranh chấp kéo dài giữa hai cong ty đãđược giải quyết thông qua thương lượng trên cơ sở các Hợp đồng đã ký kết giữa hai Công ty, nhưng qua vụ việc này đã cho thấy một số hạn chế, chậm trễ cần khắc phục của toàán trong việc giải quyết vụ việc theo thẩm quyền. Thực hiện việc tìm hiểu tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty CP An Thịnh và Công ty CP Vĩnh Hàđã cho em thấy được vai trò và tầm quan trọng của các cơ quan pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế. đồng thời qua vụ việc này bản thân em đã cóđược nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn những kiến thức về pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng. TÀILIỆUTHAMKHẢO Giáo trình Pháp Luật kinh tế – Trường Đaịa học Quản lý& kinh doanh Hà Nội. 2. Luật Doanh nghiệp do Quốc Hội ban hành ngày 12/06/1999 3. Giáo trình Pháp luật kinh tế – NXB Tài chính năm 2004. 4. Các tài liệu liên quan do Công ty CP TM&DV quốc tế An thịnh cung cấp. MỤCLỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc-1613 (luat).doc
Tài liệu liên quan