Tiểu luận Tình huống Cá nhân lao động

Nguyễn Khang làm việc theo hợp đồng lao động với công ty ANZ thời hạn 2 năm từ 01/01/2002, mức lương 3 triệu đồng/ tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng, nhận thấy Khang là lao động có năng lực và trách nhiệm cao, công ty đề nghị tiếp tục tuyển dụng Khang với công việc cũ theo hợp đồng không xác định thời hạn với yêu cầu thử trong thời gian 3 tháng( từ 01/01/2005 tới 01/04/2005)với mức lương bằng mức lương tối thiểu hiện hành. Do mong muốn được tiếp tục làm việc nên Khang chấp nhận cam kết thử việc mặc dù công việc không có gì thay đổi . Ngày 01/3/2005 công ty cử khang đi học nâng cao tay nghề 2 tháng không hưởng lương với chi phí học nghề do công ty trả và cam kết sẽ làm cho công ty ít nhất là 5 năm.Tháng 01/2009 nhận thấy mức lương của mình quá thấp trong khi có nhiều lời đề nghi tuyển dụng từ công ty khác với mức lương cao hơn, Khang đề xuất với giám đốc công ty về việc tăng lương nếu không sẽ nghỉ việc. Sau 5 ngày giám đốc trả lời không chấp nhận đề nghị tăng lương, Khang đã nghỉ viêc. 1. Nhận xét các hợp đồng(lao động, học nghề, thử việc)của Khang với công ty (5 điểm). 2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của Khang có hợp pháp không, vì sao? Nếu muốn chấm dứt hợp pháp Khang phải thực hiện những thủ tục gì? (5 điểm).

docx5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình huống Cá nhân lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài. Nguyễn Khang làm việc theo hợp đồng lao động với công ty ANZ thời hạn 2 năm từ 01/01/2002, mức lương 3 triệu đồng/ tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng, nhận thấy Khang là lao động có năng lực và trách nhiệm cao, công ty đề nghị tiếp tục tuyển dụng Khang với công việc cũ theo hợp đồng không xác định thời hạn với yêu cầu thử trong thời gian 3 tháng( từ 01/01/2005 tới 01/04/2005)với mức lương bằng mức lương tối thiểu hiện hành. Do mong muốn được tiếp tục làm việc nên Khang chấp nhận cam kết thử việc mặc dù công việc không có gì thay đổi . Ngày 01/3/2005 công ty cử khang đi học nâng cao tay nghề 2 tháng không hưởng lương với chi phí học nghề do công ty trả và cam kết sẽ làm cho công ty ít nhất là 5 năm.Tháng 01/2009 nhận thấy mức lương của mình quá thấp trong khi có nhiều lời đề nghi tuyển dụng từ công ty khác với mức lương cao hơn, Khang đề xuất với giám đốc công ty về việc tăng lương nếu không sẽ nghỉ việc. Sau 5 ngày giám đốc trả lời không chấp nhận đề nghị tăng lương, Khang đã nghỉ viêc. 1. Nhận xét các hợp đồng(lao động, học nghề, thử việc)của Khang với công ty (5 điểm). 2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của Khang có hợp pháp không, vì sao? Nếu muốn chấm dứt hợp pháp Khang phải thực hiện những thủ tục gì? (5 điểm). Bài làm. 1. Nhận xét các hợp đồng(lao động, học nghề, thử việc) của Khang với công ty. Theo như tình huống đưa ra, ta thấy trong thời gian anh Khang làm việc cho công ty ANZ, anh Khang và công ty ANZ đã có ba hợp đồng kí kết với nhau ( hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, hợp đồng thử việc). Hợp đồng thứ nhất là hợp đồng có thời hạn 2 năm được kí từ ngày 01/01/2002 với mức lương 3 triệu đồng/ tháng. Hợp đồng thứ hai là hợp đồng không thời hạn được kí sau khi kết thúc hợp đồng thứ nhất. Khi kí hợp đồng thứ hai thì công ty ANZ có yêu cầu anh làm thử trong thời gian 3 tháng (từ 01/01/2005 đến 01/04/2005) với mức lương thử việc bằng mức lương tối thiểu hiện hành. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 BLLĐ quy định: “Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn”. Như vậy, hai hợp đồng lao động mà công ty ANZ kí kết với anh Khang đều tuân theo những quy định của pháp luật và hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, trong hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công ty ANZ có yêu anh Khang làm thử trong thời gian ba tháng (01/01/2005 đến 01/04/2005) với cùng công việc mà anh làm trước đây và mức lương được hưởng bằng mức lương tối thiểu hiện hành. Mức lương tối thiểu được áp dụng tại thời điểm thử việc của anh Khang là 290.000 đồng/tháng (Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu). Đây là thời gian thử việc theo quy định tại Điều 32 BLLĐ. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 32 BLLĐ về hợp đồng thử việc thì: “ Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác”. Do đó, hợp đồng thử việc mà công ty ANZ kí kết với anh Khang đã vi phạm pháp luật lao động về thời gian thử việc và tiền lương được hưởng trong thời gian thử việc. Vì vậy, công ty ANZ chỉ có thể yêu cầu anh Khang thử việc trong thời gian tối đa là 60 ngày thay vì 3 tháng và mức lương tối thiểu anh Khang được hưởng phải bằng 70% mức lương trong các hợp đồng lao động trước do là anh vẫn làm công việc cũ trong thời gian thử việc (khoảng 2,1 triệu đồng/tháng). Ngày 01/03/2005, công ty ANZ cử anh Khang đi học nâng cao tay nghề không hưởng lương với chi phí học nghề do công ty chi trả và anh Khang cam kết làm việc cho công ty ít nhất là 5 năm. Việc công ty cho anh Khang đi học nâng cao tay nghề là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về học nghề. Như vậy, giữa anh Khang và công ty ANZ đã hình thành học nghề và không nằm trong hợp đồng đã thỏa thuận. 2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của Khang có hợp pháp không, vì sao? Nếu muốn chấm dứt hợp pháp Khang phải thực hiện những thủ tục gì? Việc chấm dứt hợp đồng của Khang là không hợp pháp. Vì: Ta có thể thấy, theo tình huống thì anh Khang bắt đầu khóa học từ ngày 01/03/2005. Và khóa học này kéo dài hai tháng tức là đến ngày 01/05/2005 thì nó sẽ hoàn thành. Do đó, anh Khang sẽ đi làm chính thức từ ngày 01/05/2005. Như vậy, tính đến tháng thời điểm anh Khang nghỉ việc là tháng 01/2009 thì anh mới làm việc cho công ty được 3 năm 7 tháng. Như vậy, thời gian anh Khang làm cho công ty ANZ chưa đủ thời gian cam kết theo như hợp đồng. (cam kết làm 5 năm). Việc anh Khang yêu cầu giám đốc ANZ tăng lương là trường hợp thay đổi nội dung hợp đồng lao động theo Điều 33 BLLĐ và anh Khang phải thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 33 BLLĐ được hướng dẫn cụ thể tại tiểu mục 3 mục II thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH. Theo đó, anh Khang sẽ phải thông báo nội dung yêu cầu thay đổi mức lương cho công ty ANZ bằng văn bản. Do đó, việc anh Khang đề xuất với giám đốc công ty ANZ là sai về hình thức. Sau khi anh Khang đề xuất tăng lương mà không được chấp nhận thì anh Khang vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 33 BLLĐ. Hoặc anh Khang phải thỏa thuận với công ty ANZ về thỏa thuận chấm dứt hợp đồng theo khoản 3 Điều 36 BLLĐ. Do đó, việc anh Khang tự ý nghỉ việc sau khi giám đốc không đồng ý tăng lương (anh nghỉ việc sau 5 ngày từ khi đề nghị tăng lương) là trái pháp luật lao động. Để chấm dứt hợp pháp anh Khang phải thực hiện những thủ tục sau: Thứ nhất, anh Khang có thể thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động với công ty ANZ theo khoản 3 Điều 36 BLLĐ. Nếu không thỏa thuận được về việc chấm dứt hợp đồng lao động với công ty ANZ thì anh Khang có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng theo khoản 3 Điều 37. Khoản 3 Điều 37 BLLĐ quy định: “ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước 45 ngày…”. Như vậy, anh Khang muốn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty ANZ anh phải báo trước 45 ngày và thực hiện bồi thường chi phí học nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 24 BLLĐ, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP và số 44/2003/NĐ-CP. Ngoài ra, anh Khang còn được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật lao động. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.     Bộ luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2.     Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính Phủ; 3.     Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính Phủ; 4.     Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu. 5.     Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003; 6.     Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2009. 7.     TS. Nguyễn Hữu Chí; ThS. Đỗ Gia Thắng – Chế độ bồi thường trong luật lao động Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxquang lao 2737897ng.docx
Tài liệu liên quan