Tiểu luận Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Đồng thời khoản kinh phí công đoàn trích bằng 2% tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ chứ không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp của kỳ tính giá thành. Mặt khác khoản tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm không được trích trước mà phát sinh tại thời điểm nào thì tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp của kỳ tính giá thành đó. Như vậy, khi công nhân nghỉ phép sẽ có biến động bất thường làm giá thành sản phẩm bị ảnh hưởng. Vì vậy, kế toán công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép. Như vậy, công ty đã làm sai nguyên tắc, dẫn đến tập hợp chi phí và tính giá thành không chính xác, không phản ánh đúng chi phí bỏ ra cho từng đối tượng sản phẩm, ảnh hưởng tới công tác phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Nói cách khác công ty cần thực hiện đúng nội dung kinh tế của TK 622, TK627.

doc40 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí sản xuất bao gồm các phương pháp: phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm. Nhưng trên thực tế, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất lại chia thành 2 phương pháp chính: + Phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp kiểm kê định kỳ. 3.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành. 3.2.1 Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ, do doanh nghiệp sản xuất chế tạo hay thực hiện trong kỳ cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ, do doanh nghiệp sản xuất chế tạo hay thực hiện trong kỳ cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm: + Đặc điểm, cơ cấu tổ chức, sản xuất sản phẩm. + Đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuât sản phẩm. + Yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin trong doanh nghiệp. + Đặc điểm sử dụng thành phẩm hoặc nửa thành phẩm của đơn vị. + Khả năng, trình độ của nhân viên kinh tế nói chung và nhân viên kế toán nói riêng. 3.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính gía thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp. + Phương pháp trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp giản đơn). + Phương pháp tổng cộng chi phí. + Phươngpháp hệ số. + Phương pháp tỷ lệ. + Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. + Phương pháp liên hợp. Chương 2: kế toán trình tự tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. A. trình tự tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm. 1. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 1.1 Trình tự hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng, cần tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá qua các bước sau: + Bước 1: Mở sổ( hoặc thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Sổ được mở riêng cho tưng tài khoản 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641,642. Căn cứ để ghi vào sổ là sổ chi tiết các tài khoản tháng trước, các chứng từ gốc, bảng phân bổ chi phí... + Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳcó liên quan cho tưng đối tượng hạch toán. + Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳtheo từn nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành. 1.2 Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác kịp thời. Có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau: + Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. + Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuát kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. + Bước 3: Tập hợp vàphân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. + Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. 2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 2.1 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.1.1 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. ` Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. a. Phân bổ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường đươc sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng (hoặc sản phẩm) = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng (hoặc sản phẩm) x Tỷ lệ phân bổ Trong đó: Tỷ lệ(hay hệ số) phân bổ = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. + Đối với nguyên, vật liệu chính: là nửa thành phần mua ngoài thường phân bổ theo: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất. + Đối với vật liệu phụ: thường phân bổ theo chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, hoặc khối lượng sản xuất. Chi phí NVL trực tiếp tiêu hao trong kỳ = Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ + Trị giá NVL còn lại đầu kỳ ở thời điểm sản xuất _ Trị giá NVL còn lại ở cuối kỳ _ Trị giá phế liệu thu hồi b. Tài khoản sử dụng. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất...). Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiên các lao vụ, dịch vụ. +Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. 2.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. a. Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. + Tiền lương chính: thường được phân bổ tỷ lệ với chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, khối lượng định mức... + Tiền lương phụ: thường được phân bổ tỷ lệ với tiền lương chính, tiền lương định mức, giờ công định mức. b. Tài khoản sử dụng. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí như tài khoản 621. Kết cấu tài khoản: + Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. + Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư. 2.1.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết để sản xuất sản phẩm . Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. a. Phân bổ chi phí sản xuất chung. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo các tiêu thức phù hợp: theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ là việc thực tế của công nhân sản xuất. b. Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” để tập hợp chi phí sản xuất chung. Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. + Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển ( hay phân bổ) chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản: + 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” : Phản ánh chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. + 6272 “Chi phí vật liệu”: Bao gồm các khoảm chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng và các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng. + 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”: Là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng. + 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”: Phản khấu hao tài sản cố định thuộc các phân xưởng sản xuất, kinh doanh chính,sản xuất, kinh doanh phụ như máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng... + 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”: Bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, của các phân xưởng, bộ phận như chi phí sửa chữa TSCĐ, nước, điện thoại. + 6278 “Chi phí bằng tiền khác”: Là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách... của các phân xưởng, bộ phận sản xuất. 2.1.4 Hạch toán các chi phí trả trước. Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà đuợc tính cho hai hay nhiều kỳ. a. Phân bổ chi phí trả trước. Về nguyên tắc, các khoản chi phí trả trước phải phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trong các năm tà chính có liên quan. Bởi vậy, việc tính và phân bổ chi phí trả trước đã phát sinh vào các kỳ hạch toán phải được kế hoặch hoá chặt chẽ trên cơ sở các dự toán chi phí và kế hoạch phân bổ chi phí. Trong một năm tài chính, kế toán có thể phân bổ đều cho các tháng nếu xét thấy cần thiết. b. Tài khoản sử dụng. Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 142 “ Chi phí trả trước” : Tài khoản 142 chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2. + Tài khoản 1421 “Chi phí trả trước” + Tài khoản 1422 “Chi phí chờ kết chuyển” - Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ này. + Dư có: Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh. 2.1.5 Hạch toán chi phí phải trả. Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. a.Tài khoản sử dụng. Các khoản chi phí phải trả được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 335 “ Chi phí phải trả”. Về mặt chế độ, tài khoản 335 có thể chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2. +TK 3353 “ Quỹ dự phòng trợ cấp mất v iệc làm” +TK 3358 “ Chi phí phải trả khác” Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: Tập hợp chi phí phiat trả thực tế phát sinh. + Bên có: Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch. + Dư có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng chưa thực tế phát sinh. 2.1.6 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 2.1.6.1 Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất. Thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc được trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Vì thế, cần thiết phải hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức. Tài khoản sử dụng. Toàn bộ giá trị thiệt hại của sản phẩm hỏng ngoài định mức được theo dõi chi tiết trên tài khoản 1381 “ Sản phẩm hỏng ngoài định mức”. 2.1.6.2 Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất. Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan ( thiếu nguyên vật liệu, thiên tai, địch hoạ...) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như: tiền công lao động, khấu hao TSCĐ... Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Tài khoản sử dụng. + Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi qua tài khoản 335 “ Chi phí phải trả”. + Truờng hợp ngừng sản xuất bất thường, các khoản chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải được theo dõi chi tiết trên tài khoản 1381 “ Thiệt hại về ngừng sản xuất”. 2.1.7 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.1.7.1 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. a. Tài khoản sử dụng. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, các chi phí sản xuất( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được tổng hợp vào tài khoản 154 “ Chi phí kinh doanh dở dang”. Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ. + Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm. Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành. +Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. b. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 111,112 TK 152, 153 TK 621 TK154 TK 138,152,811 Xuất kho NVL cho KC,PB chi phí NVL Trị giá SP hỏng bắt Sản xuất trực tiếp bồi thường, phế liệu TK 133 thu hồi TK 334, 338 TK 622 TK 155 KC, PB chi phí nhân Zsp hoàn thành Công trực tiếp nhập kho TK 335, 214 TK 627 TK 157 KC, PB chi phí sản Zsp hoàn thành Xuất chung gửi bán CP điện, nước KHTSCĐ TK 632 Zsp hoàn thành Bán ngay 2.1.7.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: a. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm.Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính. Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản hẩm dở dang trong kỳ x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang b. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp này chỉ áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Giá trị vật liệu chính nằm trong vật liệu dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang (không quy đổi) Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang(theo từng loại) = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) x Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra thnàh phẩm c. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí kế toán thường sử dụng phuơng pháp này. Giá trị sản phẩm dở dang chưa hoàn thành = Giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến d. Xác định chi phí sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật, liệu trực tiếp hoặc theo chi phí gián tiếp. Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp mà không tính các chi phí khác. e. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Căn cứ vào định mức tiêu hao hoặc chi phí kế hoạch cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. 2.2 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 2.2.1 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Về cơ bản, việc hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ cũng giống như phương pháp kê khai thường xuyên đó là đều tập hợp chi phí sản xuất từ các tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(621), chi phí nhân công trực tiếp(622), Chi phí sản xuất chung(627).Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt nhất định ở việc sử dụng tài khoản tổng hợp để tập hợp chi phí sản xuất. Tài khoản sử dụng. Khác với phương pháp kê khai thường xuyên (sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”). Theo phương pháp này, kế toán sử dụng tài khoản 631 “ Giá thành sản xuất”.Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại, nhóm sản phẩm. Kết cấu tài khoản. + Bên nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm, dịch vụ, lao vụ. + Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Tổng giá trị thành phẩm, lao vụ, dịch vụ, hoàn thành. Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư. 2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Kết chuyển chi phí SX dở dang cuối kỳ TK 611 TK 154 TK 631 TK 632 KC chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Giá thành Sp hoàn thành trong kỳ TK 621 Chi phí NVL trực tiếp TK138,811,611 KC, PB chi phí NVL cuối kỳ Phế liệu SP hỏng thu hồi, TK 334, 338 TK 622 Bắt bồi thường Chi phí nhân công KC, PB chi phí nhân công Trực tiếp cuối kỳ TK 214 TK 627 Chi phí khấu hao KC, PB chi phí sản xuất TSCĐ chung cuối kỳ TK 111,112,331 Chi phí dịch vụ TK 133 Mua ngoài 2.2.3 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính gía thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp. 3.1 Phương pháp trực tiếp( phương pháp giản đơn). Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ ngắn như các nhà máy điện, nước,các doanh nghiệp khai thác( quặng, gỗ, than).Giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho tổng số lượng hoàn thành. 3.2 Phương pháp tổng cộng chi phí. áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Giá thành sản xuất được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. 3.3 Phương pháp hệ số. Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà được hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá sản phẩm gốc và giá thành từng lại sản phẩm. Giá thàn đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc quy đổi Giá thành đơn sản phẩm i = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x Hệ số quy đổi sản phẩm i Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ _ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 3.4 Phương pháp tỷ lệ: Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại. Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạnh hoặc định mức đơn vị thực tế sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức của tất cả các loại sản phẩm 3.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể đựoc xác định theo nhiều phương pháp khác nhau như: giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu... Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ 3.6 Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. B. trình tự tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần liên sơn lào cai. 1. Đặc điểm chung và các chính sách kế toán của Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai. 1.1 Đặc điểm chung. Công ty Cổ Phần Liên Sơn là một đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiệm vụ: - Chủ yếu là sản xuất và kinh doanh nước uống có cồn, nước giải khát có hương bia, nước giải khát các loại, các loại rượu và các sản phẩm thực phẩm khác nhằm đáp ứng yêu cầu cho nhân dân trong và ngoài tỉnh - Ngoài ra công ty còn sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi và kinh doanh gia súc gia cầm, kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm, nguyên liệu sản xuất. Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. 1.2 Các chính sách kế toán chung: - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Niên độ kế toán: áp dụng theo quy định của Nhà nước bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12. - Kỳ hạch toán: hạch toán theo quý. - Phương pháp tính trị giá vốn xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối tháng. - Các loại thuế phải nộp: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TTĐB, thuế môn bài và thuế đất. - Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo quyết định 1141/QĐ/CT/CĐ-KT ngày 01/11/1995. 2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất ở công ty cổ phần Liên Sơn Lào Cai : 2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất ở Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai: - Đặc thù của công ty là sản xuất ra nhiều sản phẩm nên công ty sử dụng nhiều loại NVL có đặc tính và công dụng khác nhau. 2.2 Phân loại chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai: Trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai đã tiến hành phân loại chi phí theo 2 tiêu thức sau đây: - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí phát sinh công ty chia thành các yếu tố chi phí sau: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính như gạo, malt, đường , hoa quả, đậu tương, vật liệu phụ như nhãn mác, hoá chất, phụ tùng thay thế. + Chi phí nhiên liệu, động lực: Đó là toàn bộ chi phí về than trong các giai đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm. + Chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp: bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả cho công nhân viên hoạt động sản xuất trong kỳ và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn + Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định đã sử dụng cho hoạt động sản xuất của công ty. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà công ty trả cho các nhà cung cấp về điện, nước, điện thoạiphục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. + Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ các chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí nêu trên. - Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí : Theo tiêu thức này chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành ba khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính như Malt, gạo, đường, ngô, sắn. vật liệu phụ như nút chai, nhãn mác, bao bì. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các chi phí về tiền lương chính, lương phụ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phát sinh trong kỳ sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ chung cho quy trình sản xuất sản phẩm như vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc thiết bị, khấu hao nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài 2.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: - Quá trình sản xuất bia hơi, bia chai, sữa đậu nành, thức ăn gia súc ở Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai được tổ chức ở phân xưởng và trên các dây chuyền khác nhau. Việc xác định sản xuất loại sản phẩm nào được xác định ngay từ đầu quy trình sản xuất khi đưa nguyên liệu vào chế biến. Quy trình sản xuất liên tục, giữa các giai đoạn không có bán thành phẩm ra ngoài hoặc nhập kho.Từ đó công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm bia hơi, bia chai, sữa đậu nành, thức ăn gia súc. 2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 2.4.1. Kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với khoản mục chi phí này, có loại được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng như chi phí nguyên vật liệu chính ( Malt, gạo) tập hợp cho từng loại sản phẩm bia, thức ăn gia súc vật liệu phục vụ như nhãn mác, nút chai được tập hợp cho bia chai và sữa đậu nành, có loại được tập trung toàn phân xưởng như hoá chất nhiên liệu đến cuối kỳ mới phân bổ cho từng đối tượng. Việc tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được thực hiện thông qua TK 621 ‘‘Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ’’. - TK 621 được mở chi tiết: + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất bia hơi. + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất bia chai. + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất sữa đậu nành. + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất rượu vang + TK621- Chi phí NVLTT sản xuất thức ăn gia súc. Sau khi tiến hành ghi sổ cái và sổ chi tiết kế toán tiến hành bút toán kết chuyển toàn bộ chi phí bên Nợ TK 621 vào bên Nợ TK 154, thể hiện qua chứng từ ghi sổ số 235 ( Biểu số 1). Biểu số 1: Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Số 235 ĐVT: Đồng Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí NVLTT 621 1.002.450.310 - Bia chai:302.709.578 - Bia hơi:127.075.255 - Sữa đậu nành:3.823.800 - Thức ăn gia súc:539.392.717 - Rượu vang:29.448.960 Vào sản xuất kinh doanh chính: 154 1.002.450.310 - Bia chai:302.709.578 - Bia hơi:127.075.255 - Sữa đậu nành:3.823.800 - Thức ăn gia súc:539.392.717 - Rượu vang:29.448.960 Cộng 1.002.450.310 1.002.450.310 2.4.2 Kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ số tiền phải trả cho người lao động được tập hợp vào bên Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. - TK 622 được mở chi tiết: + TK622- Chi phí NCTT sản xuất bia hơi. + TK622- Chi phí NCTT sản xuất bia chai. + TK622- Chi phí NCTT sản xuất sữa đậu nành. + TK622- Chi phí NCTT sản xuất thức ăn gia súc. + TK 622- Chi phí NCTT sản xuất rượu vang. - Việc tập hợp như sau: + Đối với tiền lương sản phẩm và tiền lương thời gian của công nhân có quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thì kế toán hạch toán cho từng đối tượng. + Đối với tiền lương thời gian và lương phụ của công nhân sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng. Tiêu thức phân bổ có thể là giờ công định mức hay cũng có thể là giờ công thực tế. + Đối với khoản bảo hiểm xã hội 15%, bảo hiểm y tế 2% tính trên tiền lương cơ bản, kế toán lập và theo dõi trên TK 338- Phải trả khác + Đối với tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được hạch toán luôn vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp.” Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty là hình thức trả lương theo sản phẩm. Hàng tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm để tính lương cho công nhân sản xuất. Đơn giá tiền lương được duyệt cho từng loại sản phẩm theo quy định của Sở Công Nghiệp Tỉnh Lào Cai. + Bia hơi: 318.3 đồng / lít + Bia chai: 438, 7 đồng / chai + Rượu vang: 576, 1 đồng / chai + Sữa đậu nành: 188, 7 đồng / chai + Thức ăn gia súc: 214.432 nghìn / tấn Tiền lương sản phẩm phải trả = Khối lượng sản phẩm tính lương * Đơn giá tiền lương sản phẩm Sau khi tiến hành ghi sổ cái và sổ chi tiết kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí bên Nợ tài khoản 622 sang bên Nợ tài khoản 154 thể hiện qua chứng từ số 235 ( Biểu số 2) Biểu số 2: Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Số 235 ĐVT:Đồng Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí NCTT 622 193.070.179 - Bia chai:45.150.179 - Bia hơi:122.072.800 - Sữa đậu nành:1.380.000 - Thức ăn gia súc:19.067.200 - Rượu vang:5.400.000 Vào sản xuất kinh doanh chính: 154 193.070.179 - Bia chai:45.150.179 - Bia hơi:122.072.800 - Sữa đậu nành:1.380.000 - Thức ăn gia súc:19.067.200 - Rượu vang:5.400.000 Cộng 193.070.179 193.070.179 2.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Kế toán sử dụng tài khoản 627 ‘‘Chi phí sản xuất chung” để tập hợp và phân bổ chi phí. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất kinh doanh. Tài khoản 627 được mở chi tiết: + TK627- Chi phí SXC sản xuất bia hơi. + TK627- Chi phí SXC sản xuất bia chai. + TK627- Chi phí SXC sản xuất sữa đậu nành. + TK627- Chi phí SXC sản xuất thức ăn gia súc. + TK627- Chi phí SXC sản xuất rượu vang. Sau khi tiến hành ghi sổ cái và sổ chi tiết kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí bên Nợ tài khoản 627 sang bên Nợ tài khoản 154 thể hiện qua chứng từ số 235 ( Biểu số 3). Biểu số 3: Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Số 235 ĐVT: Đồng Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí SXC 627 257.089.029 - Bia chai:55.109.407 - Bia hơi:141.036.190 - Sữa đậu nành:4.355.000 - Thức ăn gia súc:45.088.432 - Rượu vang:11.500.000 Vào sản xuất kinh doanh chính: 154 257.089.029 - Bia chai:55.109.407 - Bia hơi:141.036.190 - Sữa đậu nành:4.355.000 - Thức ăn gia súc:45.088.432 - Rượu vang:11.500.000 Cộng 257.089.029 257.089.029 3. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Chi phí sản xuất sau khi đã được tập hợp riêng cho từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cần phải được phân bổ và kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do đó, để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, công ty sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tập hợp số liệu trên từng sổ chi tiết, sổ cái TK 621, TK 622, TK 627; kế toán thực hiện bút toán kết chuyển toàn bộ chi phí sang TK 154 để phục vụ cho việc tính giá thành ( Biểu số 4). Biểu số 4: Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Số 235 ĐVT:Đồng Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có K/C chi phí NVL trực tiếp 154 621 1.002.450.310 1.002.450.310 K/C chi phí nhân công trực tiếp 154 622 193.070.179 193.070.179 K/C chi phí sản xuất chung 154 627 257.089.029 257.089.029 Cộng 1.452.609.518 1.452.609.518 4. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Liên Sơn Lào Cai. 4.1 Công tác quản lý giá thành: Mục đích của việc quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là để phục vụ tốt cho việc tính giá thành. Để có thể tiêu thụ một cách nhanh nhất thì sản phẩm đó phải được người tiêu dùng chấp nhận( chất lượng tốt và giá thành rẻ). Chính vì thế mà công tác tính giá thành sản phẩm cần phải được quản lý một cách chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. 4.2 Đối tượng tính giá thành: Công ty Liên Sơn có quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tục, phức tạp, có nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau và không gián đoạn về mặt kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất không cho ra bán thành phẩm hoặc bán ra ngoài mà chỉ là các loại thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất. Với đặc điểm này công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm: bia hơi, bia chai, sữa đậu nành, thức ăn gia súc, rượu vang 4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Đối với sản phẩm sữa đậu nành, thức ăn gia súc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, liên tục. Do vậy, hai sản phẩm này không có sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ. Đối với sản phẩm rượu vang, bia chai và bia hơi có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, liên tục và dài ngày. Thời gian hoàn thành một chu trình sản xuất của hai sản phẩm bia hơi và bia chai đều là 21 ngày. Do đó, thường xuyên có sản phẩm dở dang ở giai đoạn lên men chính, lên men phụ.Công tác đánh giá sản phẩm dở dang được kế toán giá thành và các bộ phận liên quan thực hiện bằng cách kiểm kê cuối kỳ và xác định sản phẩm hoàn thành tương đương.Theo biên bản kiểm kê QIV/2005 . * Số lượng sản phẩm làm dở đối với: - Bia hơi: 8041 lít với mức độ hoàn thành là 81% - Bia chai: 26.920 lít ( tương đương với 42.062,5 chai 0.64 lít, mức độ hoàn thành là 92%). - Rượu vang: 6.000 lít( tương đương với 8.571 chai 0.70 lít, mức độ hoàn thành là 37,6% ) * Số lượng thành phẩm nhập kho: - Bia hơi:190.290,75 lít. - Bia chai: 170.131 chai 0,64 lít ( tương đương 108.884 lít). - Rượu vang:4.841 chai 0.70 lít ( tương đương với 3.389 lít ) * Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là : - Bia hơi: 20.366.300 - Bia chai: 4.300.400 - Rượu vang: 0. 4.4 Phương pháp tính giá thành: Trên cơ sở số liệu tập hợp được và việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng với việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Công Ty Cổ Phần Liên Sơn Lào Cai thực hiện việc tính giá thành theo phương pháp tính giá thành giản đơn, theo công thức: Zi = Dđk + PS – Dck zi = Zi SP Trong đó: + Zi, zi là tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. + Dđk, Dck là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. + SP là khối lượng sản phẩm hoàn thành từng loại. Sau đó kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành từng loại sản phẩm như sau: Bảng tính giá thành sản phẩm Quý IV/2005 Sản phẩm : Ruợu vang Số lợng SP hoàn thành : 4.841 chai 0,70l ( 3.389 l ) Số lợng rợu tồn cuối kỳ : 6.000 lít Số TT Chỉ tiêu Tồn đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Giá thành SP 1 Nguyên liệu chính 24,382,000 9,752,800 14,629,200 2 Điện 1,000,000 400,000 600,000 3 Nớc sản xuất 500,000 200,000 300,000 4 Khấu hao TSCĐ 6,000,000 2,400,000 3,600,000 5 Tiền lơng CN 4,500,000 1,800,000 2,700,000 6 Bảo hiểm XH 900,000 360,000 540,000 7 Chi phí SX khác 2,000,000 800,000 1,200,000 8 Chi phí phân bổ 2,000,000 800,000 1,200,000 9 Bao bì 5,066,960 5,066,960 Cộng 0 46,348,960 16,512,800 29,836,160 Giá thành đơn vị 6,163 Bảng tính giá thành sản phẩm Quý IV/2005 Sản phẩm : H.Bia hơi Số lợng SP hoàn thành : 190.290,75 lít Số lợng dịch bia tồn cuối kỳ : 8.041 lít Số TT Chỉ tiêu Tồn đầu kỳ Phát sinh trong kỳ D cuối kỳ Giá thành SP 1 Nguyên liệu chính 8,843,600 125,545,000 4,434,824 129,953,776 2 Vật liệu phụ 715,500 16,012,700 552,031 16,176,169 3 Nhiên liệu 1,098,700 31,910,700 1,089,310 31,920,090 4 Công cụ, dụng cụ 148,800 4,943,600 168,049 4,924,351 5 Điện sản xuất 1,523,300 30,664,200 1,062,188 31,125,312 6 Nớc sản xuất 322,800 5,551,300 193,845 5,680,255 7 Khấu hao TSCĐ 3,646,800 11,380,490 495,901 14,531,389 8 Tiền lơng CN 2,643,900 102,000,300 3,453,259 101,190,941 9 Bảo hiểm XH 639,400 20,072,500 683,493 20,028,407 10 Chi phí SX khác 783,500 20,133,200 690,251 20,226,449 11 Bao bì 1,530,255 1,530,255 12 Chi phí phân bổ 20,440,000 20,440,000 Cộng 20,366,300 390,184,245 12,823,151 397,727,394 Giá thành đơn vị 1,595 2,090 Lào Cai, ngày 18 tháng 01 năm 2006 Lập biểu Kế toán trưởng Bảng tính giá thành sản phẩm Quý IV/2005 Sản phẩm : H.Bia chai Số lợng SP hoàn thành : 170.131 chai 0,64 ( 108.884 lít ) Số lợng dịch bia tồn cuối kỳ : 26.920 lít Số TT Chỉ tiêu Tồn đầu kỳ Phát sinh trong kỳ D cuối kỳ Giá thành SP 1 Nguyên liệu chính 2,379,700 152,917,220 28,729,930 126,566,990 2 Vật liệu phụ 116,900 5,922,525 1,117,294 4,922,131 3 Nhiên liệu 182,800 11,802,576 2,217,295 9,768,081 4 Công cụ, dụng cụ 23,800 1,828,483 342,672 1,509,611 5 Điện sản xuất 257,400 11,341,533 2,145,803 9,453,130 6 Nớc sản xuất 53,600 2,053,233 389,764 1,717,069 7 Khấu hao TSCĐ 595,600 7,154,510 1,433,770 6,316,340 8 Tiền lơng CN 447,100 37,726,100 7,062,042 31,111,158 9 Bảo hiểm XH 109,800 7,424,079 1,393,768 6,140,111 10 Chi phí SX khác 133,700 7,446,547 1,402,346 6,177,901 11 Bao bì 149,792,358 149,792,358 12 Chi phí phân bổ 7,560,000 7,560,000 Cộng 4,300,400 402,969,164 46,234,684 361,034,880 Giá thành đơn vị (đ/chai ) 1,717 2,122 Lào Cai, ngày 18 tháng 01 năm 2006 Lập biểu Kế toán trởng Bảng tính giá thành sản phẩm Quý IV/2005 Sản phẩm : Sữa đậu nành Số lợng thành phẩm sản xuất : 12.750 chai 0,20l Số TT Khoản mục Đơn vị tính Số lợng Đơn giá Thành tiền ( Tổng giá thành ) 1 Đỗ tơng kg 108.0 7,200.0 777,600 2 Đờng " 288.0 7,400.0 2,131,200 3 Hơng sữa lít 4 Nhãn sữa cái 5,000 25.0 125,000 5 Nút chai sữa " 10,000 79.0 790,000 6 Lơng công nhân SX đồng 1,150,000 7 Bảo hiểm XH " 230,000 8 Điện SX " 750,000 9 Nớc SX " 250,000 10 Công cụ dụng cụ " 130,000 11 Chi phí SX khác " 450,000 12 Khấu hao TSCĐ " 1,500,000 13 Chi phí sử dụng chai " 1,275,000 14 Chai 0,20 cái Cộng 9,558,800 Giá thành đơn vị (đ/chai ) 750 Lào Cai, ngày 18 tháng 01 năm 2006 Lập biểu Kế toán trởng Bảng tính giá thành sản phẩm Quý IV/2005 Sản phẩm : Thức ăn gia súc Số lợng thành phẩm : 90.670 kg Thức ăn đậm đặc lợn 007: 10,510 Thức ăn đậm đặc gà 008 : 7,500 Thức ăn vỗ béo S0117 : 35,850 Thức ăn tăng tốc S027 : 15,830 Thức ăn đậm đặc lợn CS 124 : 1,500 Thức ăn đậm đặc lợn CS125 : 8,980 Thức ăn đậm đặc lợn CS126 : 10,500 Số TT Khoản mục Đơn vị tính Thành tiền Ghi chú 1 Nguyên liệu sản xuất đồng 524,965,172 Gồm 24 loại nguyên liệu 2 Bao bì sản phẩm các loại " 14,427,545 Gồm 12 loại 3 Điện sản xuất " 3,088,432 4 Lơng QL, công nhân SX " 16,727,200 5 Bảo hiểm xã hội " 2,340,000 6 Khấu hao TSCĐ " 35,000,000 7 Chi phí sản xuất phân xởng " 2,000,000 8 Chi phí sản xuất phân bổ " 5,000,000 Cộng 603,548,349 Tổng giá thành Giá thành đơn vị Thức ăn đậm đặc lợn 007: 65,132,349 6,197 Thức ăn đậm đặc gà 008 : 46,500,000 6,200 Thức ăn vỗ béo S0117 : 240,195,000 6,700 Thức ăn tăng tốc S027 : 106,061,000 6,700 Thức ăn đậm đặc lợn CS 124 : 9,300,000 6,200 Thức ăn đậm đặc lợn CS125 : 62,860,000 7,000 Thức ăn đậm đặc lợn CS126 : 73,500,000 7,000 Lào Cai, ngày18 tháng 01 năm 2006 Lập biểu Kế toán trởng Chương 3: kết luận chung và một số ‏‎kiến nhằm hoàn thiện trình tự hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1. Những nội dung và yêu cầu cơ bản của trình tự tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1 Những nội dung cơ bản của trình tự tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm.Các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm là những căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này cần nắm vững những nội dung sau đây: - Bản chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và các cách phân loại chi phí, giá thành được sử dụng trong kế toán tài chính. - Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. - Trình tự, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tương ứng với các phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu: sản xuất giản đơn, sản xuất theo đơn đặt hàng... 1.2 Những yêu cầu cơ bản của trình tự tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong quản lý kinh tế có nhiều công cụ khác nhau để quản lý nhưng kế toán được xem là công cụ quản lý quan trọng nhất trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp nó đã cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí; tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, lao động; tình hình thực hiện về kế hoạch giá thành sản phẩm để có các quyết định thích hợp. Góp phần phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kế toán cần thực hiện các yêu cầu sau : - Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán của doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán khác có liên quan. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, khả năng hạch toán yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp và là cơ sở để xác định đối tượng tính giá thành. - Trên cơ sở mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định phải tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp và khoa học. - Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán liên quan. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán đảm bảo được các yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hoá thông tin về chi phí và giá thành của doanh nghiệp. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là đòi hỏi khách quan và tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Làm được điều này mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển được trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 2. Một số điểm cần lưu y và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2.1 Một số điểm cần lưu ‏‎‎của kế toán tập hợp chi phí sản suất và giá thành sản phẩm. - Thứ nhất: Việc xác định ranh giới giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị chưa được rõ ràng. Công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hiện nay chủ yếu được thực hiện trong kế toán tài chính với những nội dung đã được quy định trong các văn bản pháp quy.Còn đối với kế toán quản trị các doanh nghiệp chưa chủ động thực hiện theo nhu cầu kiểm tra và kiểm soát chi phí. - Thứ hai: Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí nhìn chung chưa chi tiết theo các đối tượng chịu chi phí ( sản phẩm, chủng loại,sản phẩm...). Việc quản lý chi phí còn nhiều hạn chế do doanh nghiệp chưa xây dựng được các định mức, kế hoạch chi phí cho từng sản phẩm, chi tiết từng loại sản phẩm. - Thứ ba: Việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chủ yếu được thực hiện theo phương pháp thực tế nên không đáp ứng được nhu cầu cho các nhà quản trị trong việc định giá cạnh tranh, ra các quyết định đầu tư kinh doanh trên thị trường. - Thứ tư: Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp còn một số tồn tại và chưa đáp ứng đựơc yêu cầu.Cụ thể là một số tài khoản chi phí ( 621, 622) không có các tài khoản chi tiết từng đối tượng tập hợp chi phí. - Thứ năm: Việc hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ không được áp dụng nhiều trong thực tế vì nó còn có nhiều điểm không hợp lý và thuận tiện làm cho các doanh nghiệp không thấy rõ được ưu điểm đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. 2.2 Một số giaỉ pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2.2.1 Phải xác định rõ ràng ranh giới giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Xét trên phương diện lý thuyết, không thể tổ chức một hệ thống thông tin duy nhất phục vụ cho hai loại đối tượng đứng ở hai góc độ khác nhau để đánh giá hoạt động và ra các quyết định với các mục tiêu không giống nhau. Do đó đòi hỏi tất yếu là phải tổ chức hai hệ thống thông tin khác biệt nhất định, đặc biệt trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, một bộ phận đóng vai trò cốt lõi trong hệ thống kế toán. Để đáp ứng yêu cầu đó, mỗi doanh nghiệp nên tổ chức hai bộ phận kế toán riêng biệt. 2.2.2 Tổ chức lại phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ theo hướng đơn giản, rõ ràng.Cụ thể như sau: Tài khoản 611 “ Mua nguyên vật liệu”: Chỉ phản ánh giá trị các nguyên vật liệu mua về để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, không phản ánh vào tài khoản này giá trị các công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng. Tài khoản 611 được choi tiết thành hai tiểu khoản là “ giá mua ” và “ và chi phí phân bổ vào cuối kỳ ”, trong đó chi phí thu mua nguyên vật liệu sẽ được tính toán và phân bổ vào cuối kỳ. Các chi phí sản xuất được hạch toán thẳng vào bên nợ tài khoản 631“giá thành sản xuất ” mà không cần hạnh toán qua các tài khoản 621, 622, 627. Sự thay đổi này sẽ lànm cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ đơn giản hơn rất nhiều. 2.2.3 Trong phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản chi phí như tài khoản 621, 622 nên mở tài khoản chi tiết cho các đối tượng hạch toán. Ví dụ : như tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” có thể được mở chi tiết như sau: * Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - Tài khoản 6211: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng I ” + Tài khoản 62111: “ Chi phí của sản phẩm A” + Tài khoản 62112: “ Chi phí của sản phẩm B ” - Tài khoản 6212: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng II ” 2.2.4 Phân bổ chi phí sản xuất chung. Do chi phí sản xuất chung đến cuối kỳ mới có thể tập hợp được nên nếu sử dụng phương pháp phân bổ thực tế thực hiện như hiện nay thì sẽ gây ra nhiều trở ngại cho việc quyết định giá bán sản phẩm canh tranh, ra các quyết định đầu tư... từ đó làm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong điều kiện kinh tế hiện nay. Vì vậy, nên sử dụng các phương pháp ước tính hoặc phương pháp định mức để phân bổ chi phí sản xuất chung. Như thế, sẽ giúp cho các nhà quản trị sớm có các quyết định, kế hoạch nhanh chóng, kịp thời trong việc điều hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 3. Mốt số hạn chế cần hoàn thiện về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Liên Sơn Lào Cai. - Đối với kế toán tập hợp chi phí: Để sản xuất ra sản phẩm bia chai, bia hơi, sữa đậu nành, thức ăn gia súc phải bỏ ra nhiều chi phí khác nhau. Mặc dù kế toán theo dõi và quản lý các chi phí này theo định mức. Nhưng để phát huy vai trò là công cụ quản lý quan trọng nhất thì kế toán cần theo dõi chặt chẽ hơn các chi phí phát sinh, Các nguyên liệu, vật liệu hỏng không dùng được trong quá trình sản xuất là điều không tránh khỏi, những khoản hao phí do thiệt hại tuy nằm trong định mức cho phép xong không phải là nhỏ. Để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành thì kế toán cần theo dõi khoản hao phí này. Hạn chế tối đa những khoản thiệt hại xảy ra trong quá trình sản xuất. - Đối với kế toán tiền lương: Hiện nay, chi phí tiền lương cho quản đốc, phó quản đốc phân xưởng được hạch toán vào TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp, như vậy là không hợp lý. Theo nguyên tắc chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản tiền lương, tiền công cùng các khoản phụ cấp của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp . Đồng thời khoản kinh phí công đoàn trích bằng 2% tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ chứ không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp của kỳ tính giá thành. Mặt khác khoản tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm không được trích trước mà phát sinh tại thời điểm nào thì tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp của kỳ tính giá thành đó. Như vậy, khi công nhân nghỉ phép sẽ có biến động bất thường làm giá thành sản phẩm bị ảnh hưởng. Vì vậy, kế toán công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép. Như vậy, công ty đã làm sai nguyên tắc, dẫn đến tập hợp chi phí và tính giá thành không chính xác, không phản ánh đúng chi phí bỏ ra cho từng đối tượng sản phẩm, ảnh hưởng tới công tác phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Nói cách khác công ty cần thực hiện đúng nội dung kinh tế của TK 622, TK627.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1327.doc
Tài liệu liên quan