Tiểu luận Vài nét về đất nước Malaysia

MỤC LỤC I. NHỮNG NÉT CHUNG II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LIÊN BANG III. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1. Cơ quan lập pháp 1.1. Quốc hội 1.2. Các mối quan hệ 1.3. Quy trình lập pháp 2. Cơ quan hành pháp 2.1. Vai trò của Vua 2.2. Cơ chế hoạt động của Chính phủ 3. Cơ quan tư pháp 3.1. Uỷ bản tư pháp 3.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống tòa án IV. KẾT LUẬN

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vài nét về đất nước Malaysia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản đồ nhà nước Malaysia I. NHỮNG NÉT CHUNG Malaysia là một nước không lớn lắm,tổng diện tích là 332.952km2 với hơn 5000km đường biển bao gồm 13 bang được chia thành 2 phần Tây Malaysia và Đông Malaysia. Malaysia nằm trong vùng Đông nam á,lãnh thổ gồm 2 phần cách nhau 531km qua biển Nam Trung Hoa.Phía Tây gồm 11 bang rộng 131.598km2 gọi là bán đảo Malaysia,giáp với Thái Lan,Singapore,và eo biển Malacca.Phía đông là 2 bang Sabah va Sarawak rộng 198.720km2 giáp với Indonesia và Brunei.Ngoài ra còn có 2 khu vực hành chính đặc biệt la thủ đô Kuala Lumpur và Labuan được gọi là lãnh thổ liên bang chịu trách nhiệm quản lí trưc tiếp từ liên bang. Dân số khoảng25,3 tr người trong đó có 61% là người Mã Lai,30%là ngươi gốc Trung Quốc,8% là ngươi gốc India và Pakistan,1% là người các nước khác. Malaysia là một nước quân chủ lập hiến.Quốc vương là nguyên thủ quốc gia:Yang di-Pertuan Agong,đươc họi là vua Malaysia.Vua đươc bầu vớu nhiệm kì 5 năm trong số 9 người kế thừa các quóc vương Hồi Giáo của các bang Malay,4 bang kia theo chế độ thống đốc không tham gia vào việc lựa chọn ngôi vua. Hệ thống chính phủ tại Malaysia theo sát hình thức hệ thống nghị viện Westminter,một di sản thời kì thuộc địa Anh.Tuy nhiên trên thực tế quyền lực được trao nhiều hơn cho nhánh hành pháp chứ không phải lập pháp và tư pháp đă bị suy yếu sau những mưu toan chính phủ thời thủ tướng Mahathir.Từ khi độc lập năm 1957 Malaysia đã nằm dưới quyền điều hành của một liên bang đa đảng được gọi là Barisan Nasional(trước kia gọi là liên minh). Quyền lập pháp được phân chia giữa liên bang và các cơ quan lập pháp bang.Trong hệ thống pháp luật của Malaysia hiến pháp là luật tối cao.Hiến pháp bao quát toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền lực liên bang, bang, quyền tự do cá nhân, quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, tự do công dân. Quyền hạn của liên bang,Bang được quy định trong Hiến pháp theo 3 mục: Liên Bang,Bang,Song song. -Mục liên bang gồm các phần quan trọng như:kinh tế,quốc phòng,pháp luật,giáo dục,chính sách đối ngoại. -Mục bang:kém quan trọng hơn gồm các phần:đất đai,hầm mỏ,tôn giáo. -Muc song song thuộc quyền vừa của liên bang vừa của các bang. Mỗi bang đều có chính quyền của mình có cơ quan lập pháp,hành pháp nhưng không có ngành tư pháp vì ngành tư pháp nằm hoàn toàn trong mục liên bang. Hiến pháp Malaysia quy định các hành động,các đạo luật và các văn bản pháp quy dưới luật đêu phải tuân thủ hiến pháp.Nếu không hợp hiến đều có thể bị chất vấn,bãi bỏ,trong đó toà án đóng vai trò hết sức quan trọng. Những người đứng đầu nhà nước: *Người đứng dầu nhà nước:Quốc vương Tuanku Syed Sirayuddin Ông lên ngôi và trở thành quốc vương thứ 12 của Malaysia từ ngày 13/12/2001 Theo truyền thống ông là người thừa kế của Perlis-bang nhỏ nhất của Malaysia,đây cũng là 1 khu vực nông thôn ở vùng biên giơí giáp Thái Lan.Ông là cựu sinh viên của trường Học Viện Quân Sự Hoàng Gia Sandhurt,Anh. Về mặt lí thuyết quốc vương có vai trò quan trọng nhưng trên thực tế quốc vương không nắm thực quyền trong lĩnh vực quân sự,lụât pháp và bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng. *Thủ tướng:ông Abdullah Ahmad Badawi Ông sinh ngày 26/11/1939,tại Penang.Cha của ông là người sáng lập ra Umno-đảng cầm quyền hiện nay ở Malaysia. Sau khi lấy bằng cử nhân nghiên cứu Hồi giáo,ông công tác trong lĩnh vực dân sự trước khi được bầu vào Quốc hội năm 1978. Ông nhận chức thủ tướng ngày 31/10/2003,kế nhiệm ông Mahathir.Ông còn đảm đương trọng trách Chủ tịch tổ chức Dân tộc thống nhất Malaysia-đảng lớn nhất tại Malaysia hiện nay.Ông nắm giữ nhiều chức vụ quan trọngdưới thời tiến sĩ Mahathir như:phó thủ thướng chính phủ,Bộ trưởng bộ Quốc phòng,Bộ trưởng bộ Ngoại giao,Bộ trưởng bộ Giáo dục.Nhiều người cho rằng thắng lợi của ông sẽ tạo cơ hội để thúc đẩy cải cách,nhổ tận gốc tham nhũng.Nhưng thực tế mức độ thành công còn ít. *Phó thủ tưóng kiêm bộ trưởng bộ Quốc phòng:Najib Razak *Bộ trưởng bộ Tài chính:Abdullah Ahmad Badawi *Bộ trưởng bộ Ngoại giao:Syed Hamid Albar II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LIÊN BANG Trong chiến tranh thế giới thứ II, lãnh thổ Mã Lai bị Nhật chiếm đóng. Phong trào kháng Nhật nổ ra mạnh mẽ, đặc biệt vào năm 1943 và đã thành lập quân đội kháng Nhật của nhân dân Mã Lai do liên hiệp kháng Nhật vệ quốc đỡ đầu. Đảng Cộng sản Mã Lai vận động quần chúng nổi dậy phối hợp với lực lượng vũ trang kháng Nhật, giải phóng phần lớn lãnh thổ Mã Lai trước khi quân đội Anh trở lại. Tháng 11-1945, đế quốc Anh tìm mọi cách đặt lại nên thống trị thực dân trên đất Mã Lai. Đầu năm 1946, thực dân Anh tách Singapore thành thuộc địa riêng. Năm 1948 chín tiểu quốc Hồi giáo và hai bang Penang, Melaka đã hợp nhất thành Liên bang Malaya. Thực dân Anh tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Mã Lai, nghiêm cấm liên hiệp công đoàn Mã Lai hoạt động, huy động các lực lượng tàn sát, bắt bớ những người yêu nước Mã Lai. Mặc dù vậy phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang để giải phóng đất nước vẫn mở rộng trong toàn quốc. Năm 1953, tổ chức dân tộc thống nhất Malaya, hội Hữu nghị Hoa Kiều – Malaya, hội Ấn Độ - Malaya đã thành lập liên hiệp ba đảng, đến năm 1957 đã thống nhất lại thành một Đảng duy nhất là “Đảng liên hiệp”. Đảng Liên hiệp đóng vai trọ quan trọng trong chính quyền Malaya. Trong cuộc bầu cửa năm 1959, Đảng liên hiệp chiếm 73 trong số 404 ghế và đã lập ra Chính phủ mới. Ngày 9/3/1963, tại Luân Đôn, một hiệp ước giữa Anh, Singapore, Liên bang Malaya, Sabah và Sarawak được ký kết để thành lập liên bang Malaysia trong khuôn khổ cùng hợp tác với Anh. Ngày 16/9/1963 Liên bang Malaysia chính thức được thành lập. Sự ra đời của Liên bang Malaysia làm cho quan hệ buôn bán và ngoại giao giữa Malaysia – Indonesia và Philipin bị cắt đứt vì họ chống đối việc Sabah và Sarawak sát nhập vào Malaysia. Chính phủ Indonêsia tuyên bố chính sách đối đầu với Malaysia cho đến năm 1966. Tình hình đối nội và đối ngoại của Malaysia trở nên phức tạp, trong khi đó Đảng liên hiệp chiếm được đa số ghế trong Nghị viện (125 ghế trong số 159 ghế năm 1964). Mùa hè năm 1965, quan hệ Chính phủ Malaysia và Singapore trở nên căng thẳng do các vấn đề kinh tế - chính trị và dân tộc. Vì vậy ngày 9/8/1965, Singapore tuyên bố tách khỏi khối liên bàng Malaysia thành lập một quốc gia độc lập. Từ đó Malaysia có tất cả 13 bang. III. BỘ MÁY NHà NƯỚC Bộ máy Nhà nước Malaysia được chia thành 3 ngành: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ quan lập pháp Quyền lập pháp của liên bang được trao cho Quốc hội liên bang Quốc hội Quốc hội có chức năng làm luật và kiểm soát tài chính của Chính phủ, Ngân sách liên bang cũng do Quốc hội quy định. Giúp việc cho văn phòng Quốc hội có các bộ phận: quản lý, tài chính, họp báo chính thức, lưu trữ, thông phiên dịch, lễ tân và giám sát xây dựng. Ở Malaysia tồn tại hình thức đa đảng, các đảng viên được quyền tự ứng cử. Đảng nào giành được đa số phiếu sẽ nắm quyền lãnh đạo Chính phủ và thành lập nội các. Quốc hội được triệu tập bởi Yang Di-Pertuan Agong, thông thường 6 tháng một lần. Nếu Quốc hội bị giải tán thì cuộc tổng tuyển cử phải được tổ chức trong vòng 60 ngày và Quốc hội mới sẽ được triệu tập không trễ hơn 120 ngày. Các dự thảo luật không bị mất hiệu lực vì lý do tạm dừng hoặc giải tán Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đồng thời là chủ tịch Hạ nghị viện, được bầu từ số đại biểu Quốc hội trúng cử. Ở cấp liên bang, quyền lập pháp được trao cho Thượng viện (Dewan Negara) và Hạ viện Dewan Rakyat). + Thượng nghị viện có nhiệm kỳ 3 năm và không bị ảnh hưởng bởi sự giải tán của Quốc hội. Thượng nghị viện hoạt động dưới sự chủ trì của Chủ tịch hoặc của Phó chủ tịch. Các vị này được thành viên của viện bầu chọn trong số thành viên của Thượng nghị viện. Thượng nghị viện có 69 thành viên, trong đó 40 người được sự chỉ định của Quốc vương Malaysia. Ủy ban lập pháp 13 bang bầu chọn mỗi bang 2 người. Số còn lại đại diện cho vùng lãnh thổ Kual Lumpur và Lu Buan. Các thành viên có độ tuổi từ 30 trở lên. Chủ tịch hay phó chủ tịch Thượng nghị viện ngừng bàn bạc khi nhiệm kỳ kết thúc hoặc được chỉ định kết thúc hoặc không còn đủ phẩm chất theo điều luật quy định. Và nếu Chủ tịch Thượng nghị viện sau bầu vử ba tháng mà trở thành thành viên trong Ban Giám đốc. Ban quản trị hay tham gia vào công việc kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào dù có hay không nhận tiền lương, thưởng, lợi từ tổ chức đó thì theo luật định cũng không còn tư cách là Chủ tịch Thượng nghị viện. Chủ tịch Thượng nghị viện, nếu là thành viên của Hội đồng lập pháp một bàng thì phải từ chức trưc[s khi trở thành Chủ tịch Thượng nghị viện. Tuy vai trò của Thượng nghị viện không quan trọng bằng Hạ nghị viện, nhưng nó không thể thiếu được trong quá trình lập pháp vì các dự luật muốn ban hành đều phải thông qua Thượng nghị viện biểu quyết. + Hạ nghị viện là viện thực hiện quyền bầu cử đầy đủ trong Quốc hội liên bang. Viện gồm 192 thành viên, trong đó 145 thành viên được cử tri từ 104 khu vực bầu cử miền Tây Malaysia bầu ra một cách trực tiếp. Số còn lại được bầu một cách gián tiếp qua bộ phận lập pháp của hai bang Sabah và Sarawak (trong đó Sabah được 20 thành viên và Sarawak 27 thành viên). Các thành viên được bầu gián tiếp sẽ được thay thế bằng các thành viên được bầu trực tiếp sau kỳ tổng tuyển cử toàn liên bang. Chủ trì Hạ nghị viện là người phát ngôn hay người được ủy quyền, do Viện bầu chọn. Có một điều khoản đặc biệt trong Hiến pháp, đó là: người phát ngôn Hạ nghị viện có thể là người ngoài viện. Trong trường hợp đó, người được đề cử sẽ được coi là một thành viên của viện, thêm vào số 192 thành viên kia. Hạ nghị viện có nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên, khi có yêu cầu của thủ tướng Chính phủ, nhà vua có quyền quyết định giải thể Hạ nghị viện sớm hơn. Các thành viên được giới hạn ở độ tuổi trên 21. Nhân viên thường trực của cả hai viện do Agong chỉ định là thư ký. Trừ trường hợp từ chức hay có yêu cầu của Chủ tịch Thượng nghị viện và người phát ngôn Hạ nghị viện, còn lại hai thư ký này sẽ giữ chức vụ đến tuổi 60. Thư ký Hạ nghị viện là người điều hành quản lý tổ chức trong viện, đồng thời chịu trách nhiệm các khoản chi phí thích hợp thường lệ của tổ chức. 1.2. Các mối quan hệ + Giữa Đại biểu Quốc hội và người dân: mỗi tháng đại biểu Quốc hội đến văn phòng của mình một hay hai lần để xem xét các nguyện vọng của người dân gửi đến văn phòng và cùng lãnh đạo địa phương bàn hướng phát triển của đơn vị hành chính địa phương. Mỗi năm, một đại biểu Quốc hội được cấp 500.000 đô là Mã Lai để chi phí (2,7 đô la Malaysia = 1 đô la Mỹ). + Giữa Thượng nghị viện và Hạ nghị viện: Thượng nghị viện đơn thuần là viện sửa đổi luật, bảo vệ những quyền lợi của quốc gia. Thượng nghị viện không có thực quyền. Quyền lực giữa Thượng nghị viện và Hạ nghị viện chỉ tương đồng khi nào Thượng nghị viện được bầu cử theo cách của Hạ nghị viện. Trừ những sửa đổi Hiến pháp, còn thì Hạ nghị viện sẽ ban hành luật và sẽ được sự chuẩn y của Hoàng gia. Nếu là một luật về tài chính thì quyền của Thượng nghị viện càng bị giới hạn. Thượng nghị viện chỉ có thể trì hoãn thời gian ban hành luật của Hạ nghị viện. Tuy không có thực quyền, nhưng Thượng nghị viện là viện sửa đổi luật không bị chi phối bởi các cuộc tranh luận về chính trị, điều thường diễn ra ở Hạ nghị viện. + Giữa bang và liên bang: sự phân bố quyền lực: Điều 74 Hiến pháp quy định rằng Nghị viện có thể ban hành luật về các vấn đề liệt kê trong danh sách liên bang hoặc danh sách bổ sung hoặc do Hiến pháp quy định. Đặc biệt bang Sabah và Sarawak còn có một số quyền lập pháp bổ sung. Thí dụ: việc đánh thuế mua bán. Phạm vi: Nghị viện có thể ban hành luật cho một bang nào đó hoặc cho toàn liên bang. Luật của bang do chính cơ quan lập pháp của bang đó ban hành và chỉ có hiệu lực trong bang đó. Nếu luật của bang đó mâu thuẫn với luật liên bang thì luật của bang đó không có giá trị, không có hiệu lực trong phạm vi mâu thuẫn. Cho đến nay, chỉ có luật của Penang 1966 (có bổ sung) được ghi nhận có mâu thuẫn với liên bang. Quyền hạn của nghị viện đối với cơ quan lập pháp bang: Nghị viện có thể ban hành luật về bất cứ vấn đề nào được liệt kê trong danh sách bang, nếu: - Vì mục đích thi hành hiệp ước, hiệp định giữa bang với một số nước khác hay một quyết định của một tổ chức nào mà liên bang là một thành viên. - Để đẩy mạnh sự đồng đều các luật hai hoặc trong nhiều bang. - Được yêu cầu bởi Hid lập pháp bang và phải có sự tham khảo ý kiến của bang đó. Các luật ban hành phải được sự chấp nhận của luật bang và có thể bị sửa đổi hay hủy bỏ bởi lâutj bang. Nghị viện có thể mở rộng quyền lập pháp và hành pháp của các bang để ban hành một số luật và để thi hành các điều khoản của luật liên bang. Bổn phận của bang đối với liên bang: - Bảo đảm việc thi hành đúng bất kỳ luật liên bang nào áp dụng cho bang đó. - Không cản trở hoặc làm thiệt hại việc thực hiện quyền hành pháp của liên bang. 1.3. Quy trình lập pháp Trong quy trình lập pháp, Hạ nghị viện là nơi chuẩn bị các dự thảo luật. Việc sửa đổi các đạo luật bình thường được tiến hành theo hình thức giản đơn, nhưng việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân thủ những quy định đặc biệthơn và phải có 2/3 số phiếu tán thành tại Quốc hội. Khi một Bộ thấy cần có một luật, Bộ đó phải soạn thảo dự luật gửi cho bộ phận soạn thảo văn kiện của Quốc hội và các Bộ có liên quan để tham khảo ý kiến. Sau đó dự luật được thảo luận lại Nội các trước khi trình Quốc hội. Giai đoạn ở Quốc hội: dự luật được chuẩn bị tại Thượng nghị viện hoặc Hạ nghị viện, thông thường được chuẩn bị ở Hạ nghị viện theo quy trình 3 lần dự thảo: - Dự thảo lần 1: thảo luận về tên gọi của dự luật. - Dự thảo lần 2: Bộ trưởng có liên quan trình trước Quốc hội để Quốc hội thảo luận bổ sung (dự thảo lần 2 không làm cùng ngày với dự thảo lần 1, và văn bản dự luật được gửi cho các đại biểu trước đó). - Dự thảo lần 3: dự luật tiếp tục được bổ sung, sửa đổi và đưa ra biểu quyết. Trường hợp dự luật được Hạ nghị viện thông qua, Hạ nghị viện có thông điệp gửi Thượng nghị viện để Thượng nghị viện xem xét, chuẩn y. Tại cuộc họp của Thượng nghị viện, thông điệp được đọc toàn văn để các đại biểu thảo luận. Thượng nghị viện có quyền trì hoãn dự luật trong vòng một năm hoặc một tháng tùy theo tính chất của dự luật. Nếu không đồng tình với dự luật, Thượng nghị viện gửi trở lại Hạ nghị viện, và sẽ xem xét lại dự luật sau một năm đối với các dự luật bình thường, còn đối với các dự luật quan trọng được xem xét lại sau một tháng. Trường hợp Hạ nghị viện không đồng tình với sửa đổi của Thượng nghị viện, Hạ nghị viện gửi trả Thượng nghị viện và Thượng nghị viện có một tháng để xem xét. Trường hợp dự luật được sự đồng ý của Thượng nghị viện, sau một tháng, dự luật được gửi đến Vua để phê chuẩn. Nếu không đồng ý một điều khoản nào đó, Vua sẽ gửi trở lại Hạ nghị viện kèm theo lý do không tná thành. Trong thời gian một tháng Hạ nghị viện thảo luận lại và gửi tới Vua toàn bộ nội dung văn bản sửa đổi do Vua yêu cầu. Nếu như sau 60 ngày, Vua không có ý kiến gì, điều đó có gnhĩa là văn bản dự luật đã được Vua chấp nhận. Khi được công bố, dự luật trở thành văn bản luật chính thức và nó vẫn có hiệu lực, cho dù Chính phủ hoặc Quốc hội có thể bị thay đổi, văn bản luật được ban hành chỉ bị thay đổi trong trường hợp Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung. Năm 1968, Quốc hội Malaysia đã thông qua đạo luật về sửa đổi luật. Uỷ ban sửa đổi lâutj có quyền xem xét các đạo luật đã thông qua và có kiến nghị với Quốc hội. Các đạo luật ban hành được ghi vào danh mục theo số thứ tự nhằm tạo thuận lợi cho việc tra cứu, xem xét. Thông thường, Quốc hội chỉ thông qua các đạo luật chung, còn các hướng dẫn chi tiết thì Quốc hội ủy nhiệm cho các Bộ có liên quan ban hành. Văn bản do các Bộ ban hành gọi là văn bản dưới luật. Đây là chế độ “lập pháp ủy nhiệm”. 2. Cơ quan hành pháp. Cơ cấu hành pháp gồm có: Vua, Thủ tướng, Nội các, các Bộ trưởng. 2.1. Vai trò của Vua: Theo truyền thống lịch sử, Quốc vương Malaysia Yang Di-Pertuan Agong là người đứng đầu Liên bang, người có quyền cao nhất, trên cả những người cầm quyền (người cầm quyền là tên chung từ lâu đã được dùng để chỉ những người đứng đầu Nhà nước bang theo cha truyền con nối) bảo đảm sự trị vì liên tục đất nước, kiểm soát cả 3 ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vua có quyền bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thẩm phán; có quyền giải tán Quốc hội khi cần thiết. Vua cũng là người ký ban hành các đạo luật vì theo quy trình làm luật, dự luật muốn trở thành luật phải được Hạ nghị viện rồi Thượng nghị viện thông qua và cuối cùng phải được vủa chấp thuận. Trong lĩnh vực quân sự, Vua là Tổng tư lệnh tối cao của lực lượng quân đội liên bang. Khi đất nước lâm nguy, Vua có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp (theo Điều 150 Hiến pháp quy định). Ngoài ra Vua còn có một số đặc quyền khác như: quyền ân xá, quyền bảo vệ quyền lợi cho các dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền đặc biệt của người Mã Lai, ban lệnh khoan hồng cho các phạm nhân, hoãn việc thi hành án… Trong hoạt động của Chính phủ, Vua là nguyên thủ quốc gia, nắm quyền hành pháp tối cao. Tuy nhiên, điều hành công việc của đất nước hàng ngày được giao cho Nội các. Để tránh tình trạng độc đoán, Hiến pháp quy định rõ: “Nhà vua quyết định trên cơ sở tư vấn của Thủ tướng và Nội các, ngoại trừ 3 trường hợp sau: - Bổ nhiệm Thủ tướng. - Giải tán Quốc hội - Triệu tập Hội nghị 9 Tiểu vương quốc thì Vua có thẩm quyền tự quyết định, không phải tham khảo ý kiến của Nội các”. Các trường hợp này trong thực tế vua có tham khảo ý kiến của Thủ tướng và các thành viên Nội các. Theo Hiến pháp sửa đổi (5-5-1994) quyền quyết định của Vua đã bị hạn chế. Vua chỉ có thể hành động dựa trên các ý kiến cố vấn của Chính phủ. Vai trò của vua đối với quyền lập pháp cũng bị hạn chế rất nhiều. Vua phải phát biểu sự tán thành của mình đối với các đạo luật do Quốc hội thông qua trong khoảng thời gian được giới hạn là 30 ngày. Nếu Vua không có ý kiến thì sau 30 ngày đạo luật mặc nhiên có hiệu lực. Tóm lại, Vua chỉ là người giữa vai trò lãnh đạo tinh thần tối cao trong đất nước Malaysia Hồi giáo. Vua không có đặc quyền và cũng không chịu trách nhiệm về hình sự và dân sự. 2.2. Cơ chế hoạt động của Chính phủ. Theo thể thức quy định và theo Hiến pháp, người đứng đầu chính đảng chiếm đa số ở Quốc hội sẽ được chọn làm Thủ tướng, nắm quyền lãnh đạo Chính phủ và đứng ra thành lập Nội các. Trong trường hợp không có một Đảng nào giành được đa số ghế tại Quốc hội thì Vua sẽ phải chọn Thủ tướng. Ở Malaysia, trên 30 năm nay Đảng Liên minh của ba Đảng lớn Mã Lai – Hoa - Ấn liên tục nắm quyền lãnh đạo Chính phủ và được cử Thủ tướng. Dù rằng Hiến pháp không ghi thành văn, nhưng theo thông lệ Đảng Mã Lai – Đảng lớn nhất trong liên minh sẽ tổ chức cuộc bầu cử chính trị riêng, bầu ra Chủ tịch Đảng và ông Chủ tịch Đảng này sẽ trở thành Thủ tướng Chính phủ. Khi được Vua chính thức bổ nhiệm Thủ tướng và được giao quyền thành lập Chính phủ, Thủ tướng sẽ phải xem xét đến số ghế tương quan giữa ba Đảng và số ghế giữa các bang, tránh tình trạng có nhiều thành viên nội các nằm trong một Đảng hoặc một bang nào đó. Song yếu tố quan trọng nhất mà Thủ tướng phải tính đến là tiêu chuẩn tuổi tác, độ tin cậy và sự gắn bó của các thành viên Nội các với Thủ tướng, Bộ trưởng được chọn trong số đại biểu của hai viện. Theo nguyên tắc chung, Bộ trưởng chủ yếu được chọn trong danh sách đại biểu Hạ nghị viện. Sau khi hình thành danh sách nội các, Thủ tướng đệ trình lên Vua và Vua thường chấp thuận danh sách này. Sau đó các Bộ trưởng trình diện và tuyên thệ lòng trung thành của mình trước Vua và họ chính thức được bổ nhiệm. Thủ tướng có toàn quyền trong việc bổ nhiệm thứ trưởng và có quyền lập ra một bộ mới hoặc cắt giảm bớt các bộ. Thứ trưởng được bổ nhiệm phải là đại biểu Quốc hội. Tùy theo tầm quan trọng của các bộ mà số lượng Thứ trưởng được bổ nhiệm khác nhau và cũng tùy theo nhu cầu của đất nước để định ra số lượng bộ và Bộ trưởng. Riêng Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao bắt buộc phải có. Hiện nay Malaysia có 27 bộ trưởng, trong đó có 4 Bộ trưởng không Bộ nằm trong Văn phòng Thủ tướng. Thủ tướng có quyền kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng ở bất kỳ Bộ nào (không hạn chế) vì đây là đặc quyền của Thủ tướng. Hỗ trợ cho Thủ trướng trong điều hành công việc đất nước có Phó Thủ tướng. Hiến pháp Malaysia không quy định cụ thể chức vụ Phó Thủ tướng. Thông thường, Thủ tướng sẽ chọn những người thân tín trong hàng ngũ Bộ trưởng để bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng (có thể một hoặc hai Phó Thủ tướng). Phó Thủ tướng có vai trò thay mặt cho Thủ tướng khi Thủ tướng đi vằng và có quyền ký thay Thủ tướng trong trường hợp Thủ tướng vì một lý do nào đấy không thực hiện được chức năng trực tiếp của mình. Theo tập quán. Phó Thủ tướng có thể trở thành Thủ tướng. Do đó, bản thân Phó Thủ tướng cũng phải tạo được sự tin cậy với các Bộ trưởng. Nội các: Hiến pháp Malaysia không quy định cách thức tổ chức công việc của Nội các. Toàn bộ hoạt động của Nội các do tập quán, phong tục quy định. Điều khoản quan trọng được ghi trong Hiến pháp là: “Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội”. Nói một cách khác, một bộ trưởng nếu có hành vi sai trái thì không riêng gì Bộ trưởng đó phải chịu trách nhiệm mà toàn bộ Nội các cũng phải chịu trách nhiệm. Thủ tướng và các thành viên Nội các đều phần lớn thuộc Đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội. Chủ nhiệm văn phòng Nội các là công chức Nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ làm Tổng thư ký Chính phủ. Nội các họp vào sáng thứ tư hàng tuần do Thủ tướng chủ trì. Thủ tướng có quyền triệu tập thêm các cuộc họp khẩn cấp nếu thấy cần thiết. Theo thông lệ, vào các sáng thứ tư Thủ tướng sẽ đích thân đến gặp Vua để thông báo Chương trình nghị sự. Vua xem xét có thể đưa ra hoặc không đưa ra lời bình luận gì thêm. Sau đó, Thủ tướng trở về chủ trì cuộc họp. Cuộc họp Nội các là cuộc họp kín nê báo chí không thể đăng tin, trừ khi sau cuộc họp Thủ tướng hoặc Bộ trưởng được sự ủy nhiệm của Chính phủ thông báo về một vấn đề gì đó. Trong cuộc họp, các thành viên Nội các sẽ thảo luận và thông qua các chính sách lớn liên quan đến vận mệnh đất nước do Thủ tướng đưa ra cũng như các dự thảo luật do các Bộ trưởng khởi thảo để sau đó trình Quốc hội phê chuẩn. Các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Bộ và hoạt động của nhân viên Bộ mình. Bộ trưởng có thể bị chất vấn về hành vi của nhân viên trong Bộ khi nhân viên này có những vi phạm về chính sách. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ trưởng có một đạo luật riêng quy định, trong đó ghi rõ phạm vi quyền hạn duy nhất của Bộ trưởng là thực thi quyền hạn Nội các. Trong cơ cấu tổ chức của một Bộ, bên cạnh các Bộ trưởng, Thủ tướng còn có Thư ký Quốc hội, đóng vai trò phối hợp, liên lạc giữa Bộ trưởng với Quốc hội. Vị Thư ký này đương nhiên phải la thành viên Quốc hội. Nhân viên của bộ là viên chức Nhà nước. Các viên chức này trực thuộc các Hội đồng công thức khác nhau. Họ không có quyền tham gia vào hoạt động của các Đảng phái chính trị, không trực thuộc bất kỳ thành viên nào của Nội các. Các Bộ trưởng không có quyền bố trí người của Đảng phái mình vào bộ máy của Bộ. Điều này sẽ đảm bảo cho bộ máy Nhà nước hoạt động liên tục ngay cả khi Đảng cầm quyền thất cử, Bộ trưởng phải ra đi. Để thực thi nhiệm vụ của nội các, các Bộ trưởng họp thông báo cho các vụ trưởng biết nhiệm vụ có liên quan đến bộ mình. Sau đó họp các chuyên gia để lập đề án thi hành. Ở Malaysia, việc kiểm tra, kiểm soát công việc của Nội các được thực hiện thông qua các biên bản cuộc họp nội các. Việc triển khai thực hiện công việc của Bộ trưởng cũng được ghi vào biên bản. Nếu Bộ trưởng nào đó không triển khai thì cuộc họp sau Bộ trưởng đó bị chất vấn cho đến khi phải thực hiện. 3. Cơ quan tư pháp. Cơ quan tư pháp ở Malaysia được tổ chức như sau: 3.1. Uỷ bản tư pháp. Đứng đầu cơ quan tư pháp ở Malaysia là Uỷ ban tư pháp, Uỷ ban tư pháp là một cơ quan độc lập, chịu sự chi phối trực tiếp của Vua và Hoàng gia, người đứng đầu ủy ban này do Vua bổ nhiệm. Thành phần ủy ban gồm các luật gia, các thẩm phán Tòa án tối cao và các thẩm phán Tòa án cấp I, cấp II. Nhân viên là những công chức làm công tác chuyên môn, cố vấn pháp luật. 3.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống tòa án. Hệ thống tòa án Malaysia được tổ chức theo 3 cấp: - Tòa án cấp tháp (cấp I) gồm Tòa án huyện và tòa án khu vực, cả hai loại Tòa án này đều xử sơ thẩm. Nhân viên của Tòa án trực thuộc Uỷ ban tư pháp, và người muốn được chọn vào làm nhân viên của Uỷ ban tư pháp phải có đủ các tiêu chuẩn sau: + Phải có bằng luật sư do trường đại học trong nước hoặc nước ngoài cấp và phải được Chính phủ công nhận. + Phải là công dân của Malaysia. Các nhân viên được bổ nhiệm làm thẩm phán ở các Tòa án cấp I phải có 7 năm công tác. Hiện nay có 79 thẩm phán làm trong các Tòa án cấp huyện, 70 thẩm phán làm trong các Tòa án cấp khu vực. Ở bất kỳ nơi nào có cơ quan hành chính cấp địa phương thì đều có 1 đến 2 thẩm phán. Các thẩm phán này rất dễ dàng gặp dân và ngược lại dân cũng rất dễ dàng gặp thẩm phán. Các Tòa án khu vực được đặt ở các huyện có số dân khoảng 1 triệu người, ở các huyện nhỏ, thẩm phán khu vực thường xuyên đi thị sát nắm tình hình. - Tòa án cấp cao (gọi là cấp II hay cấp Bang): xử sơ thẩm và phúc thẩm. Thẩm phán được bổ nhiệm ở cấp này xuất phát từ hai nguồn: - Nhân viên ở Tào án cấp I đã có 10 năm công tác. - Các luật sư đã hành nghề 10 năm. Như vậy việc bổ nhiệm thẩm phán ở Tòa án cấp II phải được chọn trong số cán bộ có 10 năm công tác trở lên. Có 42 thẩm phán ở các Tòa án cấp Bang, bình quân mỗi Bang có 2 đến 4 thẩm phán. Trụ sở Tòa án được đặt tại thủ phủ của Bang. - Tòa án tối cao: xử phúc thẩm và xử các vấn đề liên quan đến Hiến pháp. Có 6 vị thẩm phán được bổ nhiệm theo yêu cầu Vua. Đây là những luật sư cố vấn pháp lý có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp và đã hành nghề 10 năm trở lên. Các thẩm phán này không là nhân viên của Uỷ ban tư pháp pháp lý. - Thẩm quyền của các Tòa án: 1- Thẩm quyền của Tòa án huyện: - Có quyền phán quyết các bản án không quá 10 năm tù. - Có quyền phạt tiền nhưng không quá 100 ngàn đô là Malaysia. - Có quyền phạt đánh roi nhưng không quá 12 trượng. - Có quyền xét xử các quyết định hành chính. - Có quyền điều tra thẩm vấn sơ bộ. 2- Thẩm quyển của Tòa án khu vực. - Có quyền xử các bản án tới mức chung thân (trừ bản án tử hình). - Có quyền phạt tiền về dân sự nhưng không quá 400 ngàn đô la Malaysia. 3- Thẩm quyền của Tòa án Bang (Tòa án cấp cao) - Xử phúc thẩm các bản án hình sự và dân sự. - Có quyền xem xét lại bản án của Tòa án huyện và khu vực. Trường hợp này không nhất thiết phải chờ Tòa án cấp dưới gửi bản án lên mà Tòa án Bang có thể xem xét với bất cứ hình thức nào. - Có quyền phán quyết bản án tới mức tử hình liên quan đến giết người, bắt cóc, buôn bán thuốc phiện, tàng trữ vũ khí trái phép, v.v… - Về dân sự: Tòa án Bang xử các vụ án liên quan đến các vấn đề gia đình, thương mại, phá sản, vận chuyển trái phép bằng đường biển, các vụ va chạm về tai nạn giao thông, công nghiệp, các vụ khiếu nại, thỉnh cầu của cá nhân và một số bản án khác. 4- Thẩm quyền của Tòa án tối cao. - Xử phúc thẩm đối với các bản án do Tòa án Bang xử nhưng bị cáo có đơn kháng cáo. - Có chức năng giải thích Hiến pháp. - Có quyền tuyên bố mọi đạo luật do Quốc hội thông qua không hợp hiến; - Có quyền xử các vụ tranh chấp giữa các Bang với nhau và giữa Bang với Chính phủ Liên bang. - Phát hồi vụ kiện. * Bổ nhiệm và bãi miễn thẩm phán - Thẩm phản do Vua bổ nhiệm trên cơ sở tham khảo ý kiến của Thủ tướng và ý kiến của người đứng đầu ngành tư pháp (đứng đầu các Thẩm phán). Tất cả các Thẩm phán được bổ nhiệm đều phải xuất phát từ Uỷ ban tư pháp và phải từ Thẩm phán của Tòa án huyện đi lên. - Các Thẩm phán được đảm đương công việc của mình liên tục đến năm 65 tuổi, trừ khi một Thẩm phán nào đó bị sa thải vì hành vi sai trái. - Nếu Thẩm phán có hành vi sai trái, Thủ tướng có thể đề nghị thảo luận hành vi đó tại Quốc hội với điều kiện có 1/4 số nghị sĩ chấp thuận lời đề nghị, ở đây Quốc hội chỉ có thể thảo luận về hành vi của Thẩm phán chứ không có quyền bãi miễn Thẩm phán. Nếu xét thấy hành vi của Thẩm phán sai lầm nghiêm trọng, Thủ tướng đề nghị Vua lập Tòa án đặc biệt để xét xử. Tào án sẽ đưa ra lời phán quyết cuối cùng và kiến nghị với Vua. Việc bãi miến Thẩm phán phải được Vua cho ý kiến. - Lương của Thẩm phán có đạo luật riêng do Vua ban hành sau khi Vua đã tham khảo ý kiến của Chánh án tối cao. * Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp quản lý về mặt hành chính, tài chính (quản lý về cơ sở vật chất, nhân sự, chuyên môn, thư ký, phiên dịch…) đối với ngành tư pháp. Trong việc thực thi nhiệm vụ tư pháp, các Thẩm phán hoàn toàn độc lập. Bộ Tư pháp không có quyền kiểm soát các Tòa án và Chánh án Tòa án cũng không phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp. * Thủ tục xử án. Trong một phiên tòa xử án. Thành phố ngồi giữa công tố viên và bào chữa viên, bị cáo ngồi đối diện với Thẩm phán. Luật pháp Malaysia quy định: “Một người được xem là vô tội trước khi chứng minh là có tội”. Các thủ tục cần thiết là: * Giai đoạn điều tra: Do các nhân viên điều tra thực hiện, thông tin được chuyển cho công tố viên để xem xét, nếu có bằng chứng vi phạm pháp luật thì chuyển sang thủ tục tố tụng. Chánh công tố được quyền bổ nhiệm Phó Công tố. Một bang có từ 1 đến 2 Phó Công tố. Mạng lưới cơ quan cưỡng chế (cảnh sát) rất rộng, các thủ tục tố tụng nhiều, Công tố viên có thể cử nhân viên trong các lĩnh vực tham gia quá trình tố tụng. Luật sư bào chữa là nhân viên độc lập, không phải là người của Chính phủ. Đối với người quá nghèo không thể thuê luật sư bào chữ. Chính phủ thành lập văn phòng trợ giúp về mặt pháp lý, song dịch vụ này cũng rất hạn chế. * Thủ tục tố tụng tại Tòa án: Thủ tục tố tụng do Bộ luật Hình sự quy định, ngoài ra còn có các đạo luật quy định về tội phạm, tội danh, chứng cứ… Các Tòa án phải tuân thủ các đạo luật này, khi bị cáo phải ra tòa. Thẩm phán sẽ đọc bản cáo trạng do công tố viên giao cho. Sau đó các công tố viên mời các nhân chứng chứng minh lời buộc tội, hỏi nhân chứng những điều họ biết về vi phạm của bị cáo. Khi công tố viên kết thúc cuộc thẩm vấn, luật sư bào chữa sẽ trình bày ý kiến của mình về lời buộc tội của công tố viên. Thẩm phán phải xem xét lại lập luận của luật sư và của công tố viên để đưa ra lời phán xét trong khuôn khổ luật pháp. Luật pháp Malaysia quy định: “Tha một người có tội còn hơn bắt nhầm, một người vô tội”. Trường hợp Thẩm phán có sự nghi ngờ có tội hay không có tội thì bị cáo vẫn được xem là vô tội. Trường hợp Tòa án có bằng cớ để buộc tội thì đương sự có ba cơ hội để bào chữa. - Giữa im lặng, xem như đương sự có tội hoặc im lặng để khagns án; - Phủ định lời buộc tội: mời người làm chứng phản bác hoặc đưa ra bằng chứng phản bác lời buộc tội, các chứng cứ đưa ra được công tố viên và luật sư xem xét. - Sẽ sẵn sàng tiếp tòa để nói mọi điều: ý kiến của đương sự đưa ra trong trường hợp này không được công tố viên và luật sư xem xét. Khi các thủ tục hoàn thành, luật sư đưa ra lời khuyến nghị, công tố viên buộc tội, Thẩm phán xem xét khuyến nghị của luật sư và lời buộc tội của công tố viên để quyết định kết luận phiên tòa được tiếp tục xem xét hay hoãn lại. Trường hợp Thẩm phán cho rằng bị cáo có tội thì Thẩm phán sẽ cho bị cáo nói lời cuối cùng trước khi Tòa án đưa ra lời phán quyết. Quyết định của Tòa án phải dựa trên cơ sở: - Vì lợi ích chung. - Mức độ phạm tội của bản thân bị cáo. - Tôn trọng luật pháp. Mức án do Tòa án đưa ra phải bảo đảm công lý. IV. KẾT LUẬN Mỗi quốc gia đều có một thể chế Nhà nước khác nhau. Thể chế Nhà nước của Malaysia theo sát hình thức hệ thống nghị viện westmintevs (Anh). Đây là thể chế Nhà nước đã đi cùng sự phát triển của Malaysia trong suốt những năm qua. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTH005.doc