Tiểu luận Vai trò và vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích - nhiệm vụ 2 3. Kết cấu tiểu luận 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ 4 CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ 9 PHẦN KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử, xét theo phương diện bản thể luận, là những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người và đồng thời nó cũng tồn tại khách quan đối với chúng ta có muốn như thế nào thì nó cũng đã xảy ra như vậy. Vấn đề được đặt ra ở đây là, Lịch sử đã xảy ra và chúng ta nhận thức nó như thế nào? Những căn cứ nào để cho ta nghiên cứu, nhận thức được những gì đã xảy ra quá khứ? (Tất nhiên là không thể chính xác tuyệt đối được). Điểm quan trọng nhất của hoạt động nghiên cứu lịch sử là nhận thức được quá khứ và nhận thức được lịch sử (một cách tiệm cận) thông qua việc nghiên cứu lịch sử. Qua đó, nhà nghiên cứu có thể khái quát thành những quy luật, những bài học lịch sử để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Do lịch sử đã trải qua, cho nên con người không không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, quá trình lịch sử đó xảy ra, do đó việc nhận thức phải dựa vào nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, các nguồn sử liệu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, như nhà sử học Ba Lan J.iôpôlski đã viết: Nguồn sử liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử họ, không có nó ta không thể là nhà sử học. Về vai trò của sử liệu đối với nghiên cứu lịch sử thì không phải bàn cãi. Nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sửlà một “món ăn” thì các nguồn sử liệu chính là những sản phẩm, những gia vị để “chế biến” nên món ăn đó. Nhưng xung quanh vấn đề khai thác, sử dụng tư liệu cũng có nhiều vấn đề được đưa ra. Đặc biệt là đối với những nhà nghiên cứu vừa mới “chập chững vào nghề” hay là với các sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử nói chung thì công tác sử liệu của họ cũng còn có những thiếu sót nhất định. Mà thiêu sót lớn nhất chính là việc đánh giá không đúng vai trò của các nguồn sử liệu khác nhau cũng như trong công thức thu thập, xử lý, phê phán sử liệu.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò và vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ------ TIỂU LUẬN VAI TRÒ VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN SỬ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử, xét theo phương diện bản thể luận, là những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người và đồng thời nó cũng tồn tại khách quan đối với chúng ta có muốn như thế nào thì nó cũng đã xảy ra như vậy. Vấn đề được đặt ra ở đây là, Lịch sử đã xảy ra và chúng ta nhận thức nó như thế nào? Những căn cứ nào để cho ta nghiên cứu, nhận thức được những gì đã xảy ra quá khứ? (Tất nhiên là không thể chính xác tuyệt đối được). Điểm quan trọng nhất của hoạt động nghiên cứu lịch sử là nhận thức được quá khứ và nhận thức được lịch sử (một cách tiệm cận) thông qua việc nghiên cứu lịch sử. Qua đó, nhà nghiên cứu có thể khái quát thành những quy luật, những bài học lịch sử để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Do lịch sử đã trải qua, cho nên con người không không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, quá trình lịch sử đó xảy ra, do đó việc nhận thức phải dựa vào nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, các nguồn sử liệu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, như nhà sử học Ba Lan J.iôpôlski đã viết: Nguồn sử liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử họ, không có nó ta không thể là nhà sử học. Về vai trò của sử liệu đối với nghiên cứu lịch sử thì không phải bàn cãi. Nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sửlà một “món ăn” thì các nguồn sử liệu chính là những sản phẩm, những gia vị để “chế biến” nên món ăn đó. Nhưng xung quanh vấn đề khai thác, sử dụng tư liệu cũng có nhiều vấn đề được đưa ra. Đặc biệt là đối với những nhà nghiên cứu vừa mới “chập chững vào nghề” hay là với các sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử nói chung thì công tác sử liệu của họ cũng còn có những thiếu sót nhất định. Mà thiêu sót lớn nhất chính là việc đánh giá không đúng vai trò của các nguồn sử liệu khác nhau cũng như trong công thức thu thập, xử lý, phê phán.... sử liệu. Có thể thấy ý nghĩa thực tiễn nhất của việc nghiên cứu đề tài này chính là tác dụng thực tiễn của nó đối với chúng tôi. Trong điều kiện thực tiễn chưa được tiếp cận một cách đầy đủ về công tác sử liệu cũng như có rất ít điều kiện nghiên cứu; việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc học tập nghiên cứu cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp đối với những học viên đang theo học chuyên ngành lịch sử như chúng tôi. Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có được một cái nhìn đúng đắn hoàn thiện về vai trò của sử liệu và công tác sử liệu, phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu và học tập sau này. 2. Mục đích - nhiệm vụ Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này, giúp cho chúng tôi thấy được một cách đầy đủ hơn vai trò của các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử. Mỗi một nguồn sử liệu đều có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu. Vấn đề là chúng ta không được xem nhẹ một nguồn sử liệu nào, tuỳ từng đề tài nghiên cứu mà sử dụng chúng một cách thích hợp. Trong nghiên cứu lịch sử, sử liệu không phải là một sự thật được sao chép lại một cách đầy đủ, trọn vẹn mà nó chỉ là sự phản ánh sự thật ấy trong ý thức của người nghiên cứu. Nhà sử học quan sát, nghiên cứu sự phản ánh ấy trong các nguồn sử liệu. Nhà sử liệu không thu nhập ngay nguồn tri thức có sẵn ban đầu ở các nguồn sử liệu, mà chỉ dựa vào nó để tạo ra tri thức khoa học của mình về đối tượng nghiên cứu. Nói như vậy để thấy được mục đích của việc tìm hiểu đề tài này là giúp cho chúng tôi có được một phương pháp khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu một cách hợp lý. Về sử liệu học nói chung, vai trò cũng như phương pháp khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu nói riêng đã có rất nhiều bài viết, nhiều tác giả đề cập trong thời gian trước đây cũng như gần đây. Do đó, chúng tôi không tham vọng đi tìm một phát hiện mới trong đề tài này mà chỉ trên cơ sở các tài liệu thu thập được, cộng với những kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được để hoàn thành đề tài. Trên cơ sở đó, chúng tôi cố gắng trình bày một cách đầy đủ về vai trò của các nguồn sử liệu và vấn đề khai thác, sử dụng chúng trong nghiên cứu lịch sử. 3. Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, tiểu luận “Vai trò và vấ đề khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử”. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ Nghiên cứu lịch sử là hoạt động nhận thức quá khứ từ đơn giản đến phức tạp, tổng hợp, từ cái biết đến khám phá cái chưa biết, từ cái chưa hoàn thiện đến cái hoàn thiện hơn nhằm làm cho bức tranh lịch sử xây dựng lại. Các nguồn sử liệu (hay tư liệu lịch sử) theo giáo trình “Phương pháp luận sử học” (Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội) là “những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng hoá một mặt hoạt động nào đấy của con người”. Một sửliệu khi đã là kết quả hoạt động của mục đích nhất định của con người sẽ cho phép chúng ta có khả năng nghiên cứu nó trên các phương diện: Nguyên nhân nào mà sử liệu xuất hiên? Sử liệu chiếm vị trí như thế nào trong diễn trình lịch sử? trên cơ sở đó, nắm được quy luật ra đời khách quan sử liệu sẽ tạo tạo tiền đề cno việc giải thích nội dung sử liệu. Các nguồn sử liệu ngày càng phong phú cùng với sự phát triển của xã hội và của yêu cầu của sử phát triển khoa học lịch sử. Khi nhà nghiên cứu lịch sử chỉ chú ý đến đời sống chính trị thì các tài liệu như văn bản pháp luật, văn kiện ngoại giao chiếm vị trí quan trọng, khi lịch sử là lịch sử của các vương triều và tầng lớp thượng lưu thì tư liệu là những ghi chép, câu chuyện liên quan đến họ, sau đó khi phản ánh đời sống kinh tế, phản ánh cuộc sống của các tầng lớp nhân dân lao động thì các nguồn tư liệu mới được đưa vào nhiều hơn. Tư liệu lịch sử là sản phẩm của hoạt động của con người, nó xuất hiện như một hiện tượng xã hội, nhằm phục vụ cho một mục đích, một nhu cầu nào đó của xã hội đương thời và tồn tại như những di tích, dấu vết của hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã qua. Trong một thời gian dài trước đây, một số nhà sử học đã từng cho rằng chỉ có những tài liệu thành văn mới có thể được dùng làm tư liệu lịch sử. Đến nay có thể xuất phát từ chỗ, việc tiếp xúc, làm việc với các nguồn sử liệu khác ngoài thành văn dường như là khó khăn với họ. Hoặc như ở nưcớ ta, trong nhiều đề tài nghiên cứu về lịch sử Việt Nam hiện đại hoặc lịch sử Đảng, các nguồn sử liệu phim ảnh, băng ghi âm, ghi hình hay nhân chứng sống đôi khi lại không được chú ý đúng mức. Như vậy là đôi khi, bức tranh lịch sử lại không được tái hiện một cách sống động, đầy đủ bởi vì không phải lúc nào nguồn tài liệu thành văn cũng phản ánh được tất cả. Ngày nay, chúng ta thấy rằng một công trình nghiên cứu lịch sử không thể chỉ dựa vào một nguồn sử liệu duy nhất kể cà nguồn sửliệu thành văn. Tuỳ theo nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu, người ta thường chia sử liệu thành 6 nhóm: 1. Sử liệu thành văn; 2. Sử liệu vật chất; 3. Sửu liệu truyền miệng dân gian ; 4. Sử liệu ngôn ngữ ;5. Sử liệu dân tộc học ; 6. Sử liệu tranh ảnh, phim ảnh, ghi âm, ghi hình. Nguồn sử liệu thành văn (chữ viết) ghi chép các sự kiện bằng chữ viết qua ác kênh thông tin. Có thể nói nguồn tư liệu này chiếm khối lượng lớn, rất phong phú và đặc biệt quan trọng, có lúc nó chiếm địa vị chủ yếu trong các nguồn sử liệu. Đó là những tư liệu lịch sử đích thực như các bộ sử biên niên, thông sử, hồi ký, các ghi chép lịch sử, văn bia, gia phả.... Nhìn chung, ưu điểm nổi bật của nó phản ánh tương đối toàn diện và chi tiết các sự kiện, nhất là về đời sống chính trị, xã hội. Nguồn sử liệu vật chất là những di tích vật chất hình thành trong quá trình hoạt động sống của con người. Nguồn sử liệu này hết sức phong phú đa dạng. Có thể nói ở đâu có con người sinh sống thì ở đó có dấu tích vật chất để lại. Sử liệu vật chất rất quan trọng cho việc nghiên cứu mọi thời kỳ, đặc biệt khi con người chưa có văn tự - thời tiền sử. Nguồn sử liệu này cho chúng ta nhận thức trực tiếp những sự kiện trong quá khứ mà nó là một mảng, một bộ phận của sự kiện - Nó có ưu điểm hơn nguồn sử liệu chữ viết là ở chỗ, nó phản ánh khá trung thực và khách quan một mặt nào đấy của cuộc sống. Không phải là khi có tài liệu thành văn mà chúng ta bỏ qua nguồn sử liệu này, nó có thể bổ sung hoặc kiểm tra các tư liệu thành văn. Tuy vậy nhược điểm lớn nhất là tự bản thân nó lại không nói lên được nêu như nhà nghiên cứu không có phương pháp. Nhưng nếu biết cách khai thác thì nó lại trở thành “hòn đá biết nói”. Nguồn sử liệu truyền miệng, dân gian là loại được truyền từ thế hẹ này sang thế hệ khac. Nó có thể là những câu chuyện truyền thuyết thần thoại, trường ca... nó có vai trò quan trọng khi nghiên cứu về thời xa xưa hoặc nghiên cứu lịch sử các dân tộc. Nguồn sử liệu này thường bị biến dạng qua nhiều thế hệ, thiếu chính xác về không gian, thời gian và những sự kiện được phản ánh trong đó. Tuy vậy, từ trong nội dung những câu chuyện này luôn chứa đựng những cốt lõi lịch sử. Nguồn sử liệu ngôn ngữ là tài liệu ghi chép, ngôn ngữ của dph, những câu chuyện được truyền miệng. Căn cứ vào ngôn ngữ chúng ta có thể tìm hiểu được qua khứ. Tìm hiểu ngôn ngữ chuyển biến về mặt từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp chúng ta sẽ bắt gặp những sự kiện hay quá trình lịch sử được phản ánh trong đó. Nguồn sử liệu dân tộc học là đối tượng của dân tộc học, đó là những vật thật, chứ viết, những câu chuyện truyền miệng thu được qua các cuộc khảo sát dân tộc học. Nghiên cứu những tàn dư trong hoạt động để nhận thức được quá khứ. No có thể cung cấp những đặc điểm sinh hoạt văn hoá của dân tộc, từ đó mà tìm hiểu lịch sử văn hoá; hay cung cấp cho ta mối quan hệ giữa các dân tộc, dựng lại hoạt động văn hoá và sự kiện kinh tế. Nguồn sử liệu ghi âm, ghi hình là loại quan trọng, cho ta nhận thức trực tiếp về quá khứ thông qua việc nghiên cứu hình ảnh được ghi lại trên sử liệu. Trong thời đại hiện nay, nguồn sử liệu này càng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu, đặc biệt là nó giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu lịch sử hiện đại. Sáu nguồn sử liệu trên là tất cả những gì giúp chúng ta có thể khai thác được những thông tin về các ự kiện lịch sử. Qua việc nghiên cứu toàn diện các nguồn sử liệu, chúng ta có thể tìm được những thông tin lịch sử tương đối chính xác và chân thực phục vụ cho việc nghiên cứu một giai đoạn, một sự kiện lịch sử hay một danh nhân nào đó. Nhờ vậy, mới tái hiện được bức tranh xã hội quá khứ một cách chính xác. Khi nghiên cứu lịch sử, chúng ta phải sử dụng đến mức tối đa các nguồn sử liệu, không được tuyệt đôi hoá hay chỉ căn cứ vào một nguồn tài liệu duy nhất nào đó, có như vậy mới phát huy được thế mạnh của các nguồn sử liệu và có được một công trình nghiên cứu thành công. Thực tế đã chứng minh, các thông tin được phản ánh trong các tư liệu không phải là đầy đủ mà còn có những khoảng trống, những khoảng mờ cần phải được bổ sung, xem xét. Đặc trưng của khoa học lịch sử là nó được xây dựng dựa trên các tư liệu lịch sử. Các nguồn sử liệu thể hiện sự thống nhất giữa vai trò tham gia tạo ra hiện thực và vai trò là phương tiện phục vụ cho nhận thức lịch sử, nó góp phần mô tả lại các sự kiện, quá trình lịch sử qua các thông tin sử liệu đã được xác định. Vì vậy mà tư liệu lịch sử thì không có khoa học lịch sử. Tư liệu lịch sử là mảnh đất cho khoa học lịch sử và ngược lại, khoa học lịch sử không thể thiếu nó được. Muốn thực hiện, nghiên cứu một đề tài hay công trình nào đó, vấn đề tiên quyết là có tư liệu lịch sử để giải quyết vấn đề ấy hay không. Tư liệu lịch sử là cơ sở, là xuất phát điểm cho khoa học lịch sử. Nó là một khâu quan trọng trong cơ chế phản anh tiêu biểut cho nhận thức lịch sử. Nguồn sử liệu là khâu trung gian giữa hiện thực được nhận thức (quá khứ) và khách thể được nhận thức (nhà sử học). Muốn nghiên cứu một hiện tượng, quá trình lịch sử chúng ta phải nắm được các nguồn sử liệu cần thiết có liên quan tới sự kiện hoặc quá trình đó. Nếu nguồn sử liệu không được phát hiện thì cũng không có khả năng thực hiện đề tài. Điều đó cho thấy các nguồn sử liệu là phương tiện cơ sở để nhận thức sự kiện lịch sử. Dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học mới hiểu được lịch sử, trình bày lịch sử một cách tiệm cận như nó đã từng xảy ra trong qúa khứ và hơn nữa, chính nhờ có nó mà nhà sử học nghiên cứu, khám phá ra những quy luật vận động của lịch sử, của xã hội. Trong hoạt động nghiên cứu lịch sử, muốn có được những khám phá khoa học và nâng cao khoa học lịch sử lên thành nhận thức quy luật lịch sử, thì điều quan trọng đầu tiên là phải bao quát, phải khống chế được với mức tối đa các nguồn sử liệu cộng với tài năng, phương pháp nghiên cứu đúng đắn của nhà sử học. Cũng cần nói thêm rằng, các nguồn sử liệu càng phong phú, đa dạng (đặc biệt là những tư liệu phát hiện mới, những thông tin mới trong những tư liệu cũ) thì công trình nghiên cứu sẽ càng thành công. Tránh tình trạng, chỉ dựa vào những nguồn tư liệu cũ mà chỉ thay đổi ngôn từ của nhà nghiên cứu. Thực tế đã chứng minh rằng, công tác tư liệu chiếm tỉ lệ thành công rất lớn trong công trình nghiên cứu lịch sử. Nhiều nhà lịch sử cố trung đại, nhiều sinh viên “bỏ cuộc” hay không thành công lắm vì nhiều lý do, trong đó có lý do cơ bản là thiếu tư liệu và thời gian làm tư liệu không bao giờ có giới hạn cuối cùng. Như vậy, tư liệu lịch sử chính là cái nền của nghiên cứu lịch sử, nền đó càng bền chắc bao nhiêu thì toà nhà xây dựng trên đó càng bền vững bấy nhiêu. CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ Như chúng ta đã biết, vai trò của các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử là cực kỳ quan trọng. Nhưng một vấn đề cũng không kém phần quan trọng nữa là chúng ta phải biết được bằng phương pháp nào, trên cơ sở phương pháp luận nào mà nhà nghiên cứu có thể tiếp cận được với giá trị thực sự của mỗi nguồn sử liệu cụ thể. Có các nguồn sử liệu trong tay, chưa hẳn đã có thể thực hiện được một đề tài thành công. Để có được một công trình nghiên cứu đạt kết quả cao, người nghiên cứu còn phải thực hiện nhiều bước quan trọng trong công tác tư liệu (sưu tầm, phân loại, chọn lọc, xác minh và phê phán tư liệu) mà ở đây chúng tôi gọi chung là khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu. Thực tế đã cho thấy rằng, ở một số tác phẩm sử học, chúng ta có thể bắt gặp những kết luận khác nhau từ một nguồn sử liệu cụ thể. Đó là do các tác giả đã có những cách tiếp cận khác nhau đối với sử liệu, vấn đề là phải sử dụng chúng theo nguyên tắc nào, dựa theo tiêu chuẩn nào để phê phán, phân tích, đánh giá ởmotj số tác phẩm sử học, độc giả cảm thấy hình như lịch sử là một cái gì đó bằng phẳng, giản đơn, phát triển hoàn toàn phù hợp với nhận thức của chúng ta. Trong đó thường bắt gặp những kết luận giống như những báo cáo chính trị nào đó không có gì vướng mắc. Trong khi đó lịch sử phát triển hết sức phức tạp, còn nhận thức lịch sử thì không phải bao giờ cũng có sẵn các môtip để dùng làm chiếc áo khoác lên tác phẩm sử học. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học phải có sự xem xét cụ thể đối với các nguồn sử liệu có liên quan tới đề tài mà mình quan tâm để đưa chúng vào tác phẩm. Nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu một sự kiện, quá trình cụ thể, do đó chủ đề và giới hạn về không gian và thời gian được xác định, trên cơ sở đó nguồn sửliệu cũng được giới hạn theo đề tài. Người sưu tầm, nghiên cứu chỉ sưu tầm chọn lọc các nguồn sử liệu. Công tác sưu tầm tư liệu là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng công trình nghiên cứu. Chúng ta sưu tầm, thu thập, thống kê những sử liệu có liên quan đến đề tài. Mục đích là nhằm tập hợp được một cơ sở dữ liệu đầy đủ cho công trình nghiên cứu. Điều này không phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít các tư liệu (đôi khi giữa một núi tư liệu có thể lại không hay) mà nó phải cung cấp cho ta đầy đủ những dữ kiện liên quan đến đề tài và giữa chúng phải có mối liên hệ nhân quả. Trong một công trình nghiên cứu chúng ta không thể sử dụng một loại mà sử dụng đồng thời nhiều loại tư liệu với nội dung, tính chất khác nhau, với vị trí và ý nghĩa của mỗi loại khác nhau. Do đó, chúng ta cần tiến hành phân loại các nguồn sử liệu mà theo chúng tôi, việc phân loại theo nội dung phản ánh của sử liệu (có thể gặp nhiều khó khăn, phức tạp) là thuận lợi cho công việc sau này của tác giả. Cũng đồng thời trong quá trình này, việc lựa chọn tư liệu được tiến hành. Chúng ta cần nghiên cứu trong những nguồn sử liệu đã được sưu tầm thì những sử liệu nào là cần thiết. Trong đó, cần chú ý đến những sử liệu nào trước đây đã từng là mắt xích quan trọng của sự kiện, từng là một mảng, một bộ phận của sự kiện hay nói cách khác là chọn lọc các sử liệu phản ánh các sự kiện điển hình. Các nguồn sử liệu điển hình nói chung phải phản ánh trực tiếp sự kiện và thường nảy sinh từ hoạt động thực tiễn của con người vì những mục tiêu cụ thể của đời sống. Trình bày lịch sử từ những sử liệu không điển hình sẽ đem lại cho người đọc những nhận thức lịch sử có tính mô phỏng mơ hồ. Trước khi đem các nguồn sử liệu vào “chế biến” thành công trình, tác phẩm sử học, chúng ta cần phải tiến hành xác minh và phê phán tư liệu. Bởi vì do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, các nguồn sử liệu sẽ không thể cung cấp cho người nghiên cứu những thông tin chính xác, khách quan được. Do đó các tư liệu cần phải được xác định, phê phán lại nhằm tìm hiểu giá trị của tư liệu để từ đó sử dụng chúng đúng đắn trong các công trình nghiên cứu. Nhiệm vụ cuối cùng của việc phân tích, phê phán là nhằm đánh giá sự đúng đắn, đầy đủ và giá trị khoa học khách quan của một tư liệu cụ thể. Khi chúng ta nghiên cứu các nguồn sử liệu, tức là chúng ta đọc các nguồn sử liệu bằng con mắt hiện đại, nhưng chúng ta phải nắm được cách tư duy của người đương thời đã sản sinh ra các nguồn sử liệu đó. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta bê nguyên xi những gì mà sử liệu phản ánh vào trong công trình của mình. Ngày nay, chúng ta đều biết rằng, không phải mọi tư liệu đều chuẩn xác mà ở mức độ ít hay nhiều, chúng có những sai lầm cần được xác định lại. Khi xem xét sử liệu, nếu chúng ta không phát hiện được những sai lầm trong sử liệu sẽ dẫn đến việc giải thích sai nội dung của sử liệu, thu nhận những thông tin sai sự thật và hệ quả là tạo nên hình ảnh sự kiện không đúng với sự thật lịch sử. Để có được những thông tin chính xác, tin cậy, người nghiên cứu phải tiến hành phê phán sử liệu, có nghĩa là nghiên cứu toàn diện sử liệu nhằm xác định tính xác thực và độ tin cậy của nó. Trong trường hợp này cũng có nghĩa là chúng ta xác định xem tư liệu đó là thực hay giả. Đây là công việc cực kỳ quan trọng đối với các sử liệu thời phong kiến cũng như thời cận đại, hiện đại. Nhiều tư liệu đã bị làm giả vì mục đích chính trị hay nhiều mục đích khác. Ở đây, việc làm giả tư liệu có hai trường hợp, một là làm giả về mặt văn bản, hai là xuyên tạc cả về nội dung tài liệu. Để xác định tính xác thực của tư liệu, chúng ta phải phối hợp tất cả các phương pháp phê phán tư liệu, tổng hợp các thông tin về xuất xứ của tư liệu, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh ra đời cụ thể của tư liệu, về tác giả, về mức độ phù hợp giữa thông tin từ sử liệu với thực tế lịch sử đã xảy ra, về tư liệu gốc, về quá trình lưu trữ, bảo quản tư liệu, về khả năng phản ánh hiện thực, động cơ của tác giả.... Thời gian ra đời của tư liệu là một nhân tố của hoàn cảnh lịch sử cụ thể nảy sinh ra nó. Do đó nội dung của sử liệu có quan hệ chặt chẽ với thời gian ra đời của sử liệu. Điều này có lẽ được thể hiện khá rõ trong các sử liệu vật chất. Bởi vì ở một mức độ nhất định nó đã chứa đựng những thông tin liên quan ngay trong thời gian nó ra đời. Ví dụ như căn cứ vào những hình trang trí trên trống đồng Đông Sơn, chúng ta có thể hiểu phần nào về sinh hoạt, sản xuất cũng như quan niệm của người Việt cổ. Nhưng mặt khác thì nhiều tư liệu lại ra đời sau khi mà sự kiện nó phản ánh đã xảy ra từ trước. Cho nên mức độ chính xác của sự phản ánh lại cũng phụ thuộc vào khoảng cách thời gian mà sự kiện xảy ra và thời gian sử liệu ra đời. Thời gian ra đời của sử liệu càng gần với thời gian xảy ra sự kiện thì rõ ràng là mức độ chân thực của thông tin phán ánh càng cao. Xác định thời gian sử liệu ra đời, xác định thời gian xảy ra các sự kiện trong sử liệu là điều kiện không thể thiếu trong nghiên cứu lịch sử. Trong việc xác định thời gian, không phải lúc nào chúng ta cũng xác định một cách chính xác, do đó phải xác định được niên đại tương đối. Việc xác định thời gian ra đời của sử liệu căn cứ vào nội dung của sử liệu, chất liệu sử liệu hoặc bằng các vật đi kèm. Nguồn sử liệu sẽ trở nên không thể nhận thức được nếu chúng ta xem xét nó trong sự tách biệt với điều kiện ra đời của nó. Địa điểm ra đời của tư liệu cũng là một trong những nhân tố hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nó là căn cứ, là cơ sở để chúng ta tin tưởng vào sự có thật của tư liệu. Cũng giống như thời gian, địa điểm ra đời của sử liệu có ảnh hưởng đến sự chính xác, đúng đắn của sử liệu. Khi chúng ta xác định địa điểm của tư liệu phải chú ý tên thật của địa điểm. Bởi vì trải qua thời gian, có thể tên gốc, tên ban đầu khi mà sử liệu ra đời đã thay đổi. Việc phê phán, xác định tác giả của tư liệu là nhằm tìm hiểu mức độ khách quan, trung thực của tác giả khi phản ánh hiện thực lịch sử. Vấn đề quan hệ giữa tác giả với những thông tin từ sử liệu cần được xem xét trong phạm vi quan hệ giữa tác giả sử liệu và sự kiện lịch sử. Sự kiện lịch sử trong tư liệu được phản ánh như thế nào là phụ thuộc vào thế giới quan, trình độ học vân, phương pháp tiếp cận, phản ánh hiện thực của tác giả. Nói cách khác, nội dung của sử liệu bị năng lực nhận thức của tác giả chi phối. Có khi cùng một sự kiện, nhưng những người có thế giới quan và quan điểm chính trị khác nhau lại lý giải và phản ánh khác nhau. Vị trí của tác giả cũng ảnh hưởng đến mức độ phản ánh trong ử liệu. Thường thì nếu tác giả là người trực tiếp tham gia sự kiện sẽ có điều kiện quan sát trực tiếp và sinh động hơn người không tham gia sự kiện. Nếu tác giả sử liệu lại có vị trí quan trọng trong sự kiện thì sẽ nhìn nhận sự kiện bao quát, toàn diện hơn. Nhưng không phải là giá trị của sử liệu được năng cao khi vị trí của học giả là cao. Tuy vậy cũng phải nhấn mạnh rằng giá trị của sử liệu sẽ phụ thuộc vào chỗ tác giả của nó có trực tiếp tham gia vào sự kiện hay không. Người nghiên cứu còn phải tiến hành xác định thân thế, sự nghiệp của tác giả để nắm được lập trường và quan điểm của tác giả. Biết được lập trường, quan điểm của tác giả chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về những thông tin mà tác giả cung cấp. Tuy vậy, không phải lúc nào lập trường, quan điểm của tác giả và khuynh hướng chính trị của sử liệu là hoàn toàn giống nhau. Bởi vì do ảnh hưởng tác động của sự kiện đã làm thay đổi đi hoàn toàn nhận thức của tác giả về sự kiện, sự thay đổi đó có thể mang tính tích cực hay tiêu cực. Có những sử liệu ra đời sau khi sự kiện mà nó phản ánh đã xảy ra được một thời gian. Cho nên chúng ta phải nghiên cứu lập trường quan điểm của tác giả lúc cung cấp sử liệu vì dù sao nó cũng phản ánh cách nhìn, cách suy nghĩ của tác giả lúc đó. Mặt khác, lập trường của tác giả và ý đồ chính trị của sử liệu có thể lại mâu thuẫn nhau. Vì phục vụ cho một mục đích nào đó mà tác giả phải che dấu quan điểm chính trị của mình. Cho nên không thể dựa vào nội dung của một sử liệu đơn lẻ để tìm hiểu quan điểm của tác giả hoặc khuynh hướng chính trị của tư liệu. Giải quyết được vân đề tác giả của sử liệu là ai, có thật hay không, tác giả viết tài liệu đó ở đâu, vào thời gian nào, tác giả có muốn cung cấp thông tin tin cậy hay không.... sẽ góp phần khẳng định độ tin cậy, tính xác thực của sử liệu. Còn một điểm nữa cần chú ý rằng, không phải một sử liệu chỉ có một văn bản mà có thể có rất nhiều. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là phải xác định được văn bản gốc, văn bản chính. Cùng một liệu có nhiều văn bản như bản nháp, bản thảo, bản viết tay, bản in, bản sao.... Đối với tài liệu, văn bản chính là tài liệu nguyên bản hay tài liệu duy nhất. Với các tài liệu không chính thống thì văn bản chính là văn bản chỉnh lý cuối cùng với sự tham gia của tác giả. Để hiểu rõ văn bản chính chúng ta phải nghiên cứu lịch sử hình thành nó. Tư liệu để làm việc đó là các văn bản phụ khác của văn bản chính như bản thảo, chép tay, bản sao.... Trong việc khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu, việc phê phán phân tích nội dung của sử liệu có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nội dung sử liệu là linh hồn của nó, là đối tượng khai thác của nhà sử học nên cần có sự phê phán, phân tích với nó. Để hiểu nội dung phải xác định được các yếu tố cấu thành nó. Trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu phải vận dụng tất cả các phương pháp đúng đắn, khoa học để “chắt lọc” những thông tin chính xác từ sử liệu, phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. PHẦN KẾT LUẬN Các nguồn sử liệu là khâu trung gian, là chiếc cầu nối giữa chúng ta với quá khứ, nếu không có các nguồn sử liệu, thì lịch sử đã xảy ra như thế nào, ra làm sao là một khoảng trống mà chúng ta sẽ không thể biết. Và do đó chúng ta sẽ không thể nghiên cứu, tìm hiểu được quá khứ để rút ra những kinh nghiệm, bài học hay quy luật lịch sử để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Các nguồn sử liệu có thể giúp chúng ta nhận thức được những hình thức khác nhau của sự phát triển lịch sử nhờ ở chỗ chúng chứa đựng trong đó những thông tin lịch sử khác nhau về đời sống con người trong tự nhiên và trong xã hội. Chúng ta có thể dựa vào chúng để đánh giá sự tiến bộ xã hội. Cho nên các nguồn sử liệu chính là môi trường của nhận thức lịch sử. Sở dĩ chúng ta có thể hiểu biết một cách tương đối chính xác về những gì đã xảy ra trong quá khứ chính là thông qua các nguồn sử liệu và kết quả làm việc của các nhà sử học. Sử liệu vừa đóng vai trò trong quá khứ lại vừa phục vụ cho công việc nghiên cứu về quá khứ hiện nay. Các nguồn sử liệu (ở một mức độ nhất định) đã tham gia vào sự kiện, tạo nên sự kiện. Lịch sử loài người không phải là chúng ta đã biết, đã nhận thức được tất cả. Nó vẫn còn những khoảng trống, những khoảng tối mà chúng ta vẫn chưa được biết nguyên nhân chủ yếu chính là chúng ta chưa có, đang thiếu và chưa đủ những tư liệu cần thiết để tìm hiểu các khoảng trống đó. Đó cũng chính là vấn đề đang đặt ra cho ngành sử liệu học nói riêng và khoa học lịch sử nói chung. Khi chúng ta đã có đầy đủ tư liệu để nghiên cứu thì cũng chưa phải là vấn đề đã dừng lại. Nhiều vấn đề trong các nguồn sử liệu yêu cầu nhà sử học phải bắt tay vào nghiên cứu tiếp. Tư liệu lịch sử không bao gì phản ánh đầy dủ sự kiện xảy ra mà nó luôn nghèo nàn hơn sự kiện. Do đó không thể bê nguyên xi những gì có trong tư liệu và coi đó là lịch sử. Khi tiến hành nghiên cứu các sử liệu, phải vận dụng một cách hệ thống những biện pháp và cách thức để tiếp cận các sử liệu riêng cũng như các nhóm sử liệu có liên quan với nhau nhằm giải thích rõ các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Như đã nói ở trên, không phải lúc nào sử liệu cũng có thể làm rõ được mọi sự kiện lịch sử. Do đó khi nghiên cứu lịch sử phải tiến hành phê phán, phân tích, xử lý tư liệu để thẩm tra tính xác thực và thu thập lượng thông tin cần thiết có giá trị, trên cơ sở đó tái hiện được bức tranh toàn cảnh chân thực về lịch sử./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Thiết, Về một số vấn đề của công tác Tư liệu lịch sử hiện nay, Tạp chí Thông tin KHXH số 10/ 1983. Lâm Đình - Nhật Tảo, Cần khai thác sử liệu một cách nghiêm túc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5/1980. Nguyễn Thị Huệ, Nghiên cứu nguồn sử liệu vật bảo tàng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Nguyễn Văn Thâm, Các nguồn sử liệu và nhận thức lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5/1991. Nguyễn Văn Thâm - Phan Đại Doãn, Vấn đề về Sử liệu lịch sử Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5/1984. Phan Ngọc Liên (chủ biên) Phương pháp luận sử học - Nxb ĐHSP, 2003. Phạm Xuân Hằng, Một số vấn đề xử lý sử liệu học đối với tài liệu chữ viết, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1/1996. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (83).doc
Tài liệu liên quan