Tiểu luận Vấn đề luyện thi đại học trong những năm gần đây

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 0 VẤN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HIỆN 1 1. Nhu cầu luyện thi đại học 1 2. Nguyên nhân 8 3. Giải pháp 9 KẾT LUẬN 10 MỤC LỤC 11 MỞ ĐẦU Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển cùng với nó là sự lớn mạnh của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi con người phải có trình độ cao để theo kịp với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội. Vì vậy nhu cầu học tập để chiếm lĩnh tri thức phục vụ cho cuộc sống và đẩy nhanh sự đi lên của đi lên của xã hội là nhu cầu quan trọng và thiết yếu nhất - Những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện nay ngay từ các em học sinh tiểu học cho đến những học sinh trung học phổ thông không chỉ phải học chính khoá ở trường mà còn phải thường xuyên đi học thêm. Đặc biệt ở thành phố các bậc phụ huynh còn thuê gia sư về nhà để dạy riêng cho con em mình cho nên vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay thực sự trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề luyện thi đại học của các em học sinh có nguyện vọng vào được một trường đại học mà mình mong ước. Việc thi đại học là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi thí sinh nên các em thi nhau kéo về các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để ôn thi. do nhu cầu đó mà ngày nay nhiều lò luyện thi mọc lên để dáp ứng nguyện vọng chính đáng của các em là luyện để thi đỗ và đại học.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề luyện thi đại học trong những năm gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY MỞ ĐẦU Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển cùng với nó là sự lớn mạnh của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi con người phải có trình độ cao để theo kịp với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội. Vì vậy nhu cầu học tập để chiếm lĩnh tri thức phục vụ cho cuộc sống và đẩy nhanh sự đi lên của đi lên của xã hội là nhu cầu quan trọng và thiết yếu nhất - Những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện nay ngay từ các em học sinh tiểu học cho đến những học sinh trung học phổ thông không chỉ phải học chính khoá ở trường mà còn phải thường xuyên đi học thêm. Đặc biệt ở thành phố các bậc phụ huynh còn thuê gia sư về nhà để dạy riêng cho con em mình cho nên vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay thực sự trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề luyện thi đại học của các em học sinh có nguyện vọng vào được một trường đại học mà mình mong ước. Việc thi đại học là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi thí sinh nên các em thi nhau kéo về các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để ôn thi. do nhu cầu đó mà ngày nay nhiều lò luyện thi mọc lên để dáp ứng nguyện vọng chính đáng của các em là luyện để thi đỗ và đại học. VẤN ĐỀ LUYỆNTHI ĐẠI HỌC HIỆN 1. Nhu cầu luyện thi đại học Trước năm 2002 khi Bộ Giáo dục và đào tạo chưa thực hiện phương án ba chung, thí sinh đăng ký vào trường nào về trường đó dự thi và đề thi do các trường tự ra, vì vậy nội dung đề thi yêu cầu học sinh cần một khối lượng kiến thức lớn và nâng cao bởi các trường đều muốn học sinh vào được trường mình thật sự là những người có năng lực. Do vậy việc thí sinh đến các trường mà mình đăng ký hoặc các trường có tiếng để luyện thi là điều dễ hiểu bởi với vốn kiến thức cơ bản được học ở trường phổ thông không đủ đáp ứng yêu cầu mà đề thi đưa ra. Đặc biệt là các học sinh vùng nông thôn không có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại sách tham khảo cộng với tâm lý lo sợ kiến thức của mình không bằng học sinh thành phố. Chính vì lẽ đó thí sinh đến tại trường mình đã đăng kí để ôn luyện với hi vọng một số bài ôn luyện sẽ trùng với dạng đề sẽ sau. Sau kì thi một số đỗ đạt, không ít gia đình đã khăn gói cho con em mình đi thi để nuôi chút hy vọng mong manh là con mình sẽ đỗ vào một trường nào đó, vì vậy các em đã kéo nhau chen chúc vào các lò luyện thi mà không quan tâm đến các vấn đề khác như: điều kiện kinh tế gia đình, khả năng học tập của các em, chất lượng của các lò luyện thi… như vậy các lò luyện thi mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu ôn luyện trước mỗi kì thi của các sĩ tử. Tại kì thi năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho thực hiện phương án ba chung làm cho các thí sinh một phen thất vọng và hối tiếc vì đã mất tiền của công sức vào các lò luyện thi, đặc biệt là các thí sinh đi ôn thi dài hạn, bởi qúa trình ôn tại các lò quá cao, trong khi nội dung đề thi nằm trong chương trình đã học ở bậc phổ thông, không quá khó làm đánh đố thí sinh nhưng đòi hỏi thí sinh phải nắm vững kiến thức. Những tưởng qua đợt thi này số lượng thí sinh đến các lò luyện để ôn thi sẽ giảm đi và các lò luyện thi sẽ thất thu nào ngờ tuy có giảm về “nhiệt” song tại các lò luyện thi vẫn “nóng” bởi các chủ lò luyện thi có một nghìn không trăm linh một cách thu hút các sĩ tử. Một trong những cách đó là họ thay các biển quảng cáo “luyện thi sát đề” bằng các biển quảng cáo “luyện toàn diện”, “luyện cơ bản”, đồng thời các thí sinh cho rằng: các thầy cô ở lò luyện thi sẽ rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh thích hợp nội dung dạy; Các trường Đại học tập trung được những giáo viên giỏi có kinh nghiệm luyện thi, đồng thời đến đây các thí sinh chỉ có nhiệm vụ duy nhất là học tập, còn ở nhà bị nhiều vấn đề chi phối không thể ôn tốt được. Có không ít em tuy biết được khả năng của mình, có ôn cả năm cũng chả đi đến đâu. Nói gì đến các lớp cấp tốc, nhưng vẫn khăn gói đi ôn, có nhiều em tuy biết rằng ôn một tháng cấp tốc kiến thức thu về cũng chả được là bao và tự ý thức được mình có thể ở nhà mà vẫn ôn bài tốt, nhưng khi thấy bạn bè lũ lượt kéo nhau lên Thành phố ôn thi thì các em lại rơi vào tâm lý lo sợ. Nếu bạn bè đỗ mà mình lại không đỗ thì hối tiếc vì mình đã không đi ôn thi. Vì vậy các em lại khăn gói lên đường. Nhiều nơi trở thành phong trào cho con em đi ôn. Có gia đình tuy biết có cho con em đi ôn cũng chả hi vọng gì, nhưng khi các em xin đi cha mẹ nào nỡ lòng cản trở, nuôi mươi hai năm ăn học còn chả tiếc, huống chi chỉ còn một tháng không cho các em đi sau rồi hối hận. Với suy nghĩ thương con như vậy, nên các bậc cha mẹ không tiếc tiền của cho con em mình đi ôn, kể cả việc phải bán thóc, bán lợn để lấy tiền cho các em mà không để ý đến khả năng của con em mình. Cuộc sống xa nhà của các em cũng chả sung sướng gì, bên cạnh vấn đề ôn luyện là cả một vấn đề quan trọng đó là tìm cho mình được nơi ở với việc chọn cho mình một lớp ôn luyện ở bất kì trung tâm là điều khá dễ dàng ở các lò luyện hiện nay mọc lên rất nhiều. Tuy nhiên để tìm được một phòng trọ nhỏ, tồi tàn để làm nơi sinh hoạt ôn luyện thì lại là cả một vấn đề khó khăn vì nhà trọ ở Hà Nội luôn trong tình trạng cầu vượt cung, một trọi rất nhiều. Chẳng phải riêng dịp mùa ôn thi, mùa thi, mùa sinh viên tựu trường thì nhà trọ ở Hà Nội mới lên cơn sốt mà quanh năm lúc nào cũng vậy, muốn tìm được một nhà trọ là rất khó khăn. Đối với các thí sinh đi ôn thi, tuy chỉ để ở có một đến hai tháng, song vấn đề phòng trọ là không thể thiếu được vì không phải ai cũng có người thân để mà ở nhờ. Đa số các phòng trọ mà thí sinh thi được đều nằm trong tình trạng tồi tàn, có khí nó còn ọp ẹp, chật chội và nóng bức... mà lại còn xa nơi ôn luyện. Nhiều sĩ tử phải chấp nhận ở tận các khu dân cư vốn được coi là “xóm bụi” phức tạp về an ninh trật tự và đầy dẫy các tệ nạn xã hội. Thí sinh luôn phải đối phó với những kẻ nghiện ngập, bụi đời, xin đểu nếu không cho chúng doạ đánh. Do từ xa đến nên các thí sinh phải chấp nhận các yêu cầu của chúng, vì vậy vừa học vừa run nên không thể tiếp thu được bao nhiêu. Trong khi thời gian chuẩn bị kiến thức cần thiết lại quá ngắn. Cung không đủ cầu và giá cả tăng, đó là quy luật chung của kinh tế thị trường, đối với thị trường nhà trọ cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Khi nhu cầu thuê nhà trọ tăng thì các chủ nhà trọ đồng loạt tăng mức giá, giá phòng trung bình là từ 150.000đ đến 200.000 đồng một phòng, có phòng từ 250 đến 300.000 đồng. Nhưng hiện nay khi giá cả tăng lên thì giá nhà trọ cũng tăng theo với mức giá trung bình từ 200 đến 300.000 đồng một phòng và có phòng từ 400 đến 500.000 đồng. Giá nhà tăng thí sinh phải rủ nhau rất đông ở chung một phòng, dẫu có chật chội nóng bức cũng khó tập trung để ôn luyện, nhưng các em vẫn phải ở để giảm tiền thuê nhà. Có nhiều nhà trọ lợi dụng lúc cao điểm như mùa thi để kiếm lời, họ đếm đầu người để thu tiền theo tháng và bắt ở 6 người một phòng rộng chưa đầy 15 mét vuông với giá 50.000 đồng một người. Nhiều kí túc xá của các trường đại học cho thí sinh thuê phòng, nhưng hiện nay số người thuê vẫn thấp mặc dù giá rẻ, cơ sở vật chất tạm ổn, thủ tục đơn giản (phiếu báo dự thi và chứng minh thư). Có hiện tượng này là do: - Các trường cho thuê ở kí túc xá chỉ cho những thí sinh đăng ký dự thi vào trường mình mới được thuê trọ. - Đa số các thí sinh đều thích thuê nhà trọ với hai ba người một phòng, bởi nó sẽ thoải mái và dễ tập trung ôn luyện hơn ở trong một phòng tới chục người. Nơi ở thì như vậy, nhưng vấn đề ăn uống của các thí sinh cũng không khả quan hơn. Trong thời gian ôn cấp tốc một tháng đa số các thi sinh đi ăn cơm bụi do phải tập trung thời gian vào ôn luyện: học cả buổi trên lớp và còn phải tự học ở nhà. Trước kia trung bình một suất cơm bình dân giá từ hai nghìn đến bốn nghìn. Hiện nay là từ ba đến năm nghìn. Tuy nhiên với việc ăn cơm bụi cả tháng sẽ không đảm bảo sức khoẻ cho việc ôn luyện vất vả, trong khi đó vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở các quán cơm bình dân không đảm bảo chất lượng đã dẫn đến một số trường hợp thí sinh bị ngộ độc thực phẩm trước khi thi. Như vậy 12 năm ăn học sẽ bị uổng phí do một vấn đề không đáng có. Mỗi ca học ở lớp cấp tốc: Trước kia phải nộp 5.000 đồng một buổi, như hiện nay là 7 à 8.000 đồng, có trung tâm đến 9000đồng. Ngoài ra còn tiền phòng, tiền ăn, tiền điện nước… thường thì chi phí cho một đợt ôn cấp tốc từ 700 nghìn đến 1 triệu bốn trăm ngàn đồng. So với gia đình khá giả thì chả đáng nhà bao, nhưng so với nhà nông thì số tiền đó quả là không nhỏ. Trong khi học ở nhà chỉ mất 2.000 đồng. Ở nhà chỗ nào chưa hiểu học sinh có thể trao đổi với giáo viên, đồng thời với một lớp học ôn chỉ vài chục người nên học sinh có thể tập trung nghe giảng và hiểu được bài, còn ở các lò luyện thi mỗi lớp có từ 100 đến 200 học sinh và chỉ với 2 tiếng vàng ngọc, thì học sinh chỉ có nhiệm vụ và ghi chép lời thầy đọc. Ai đến trước được ngồi những hàng ghế phía trên còn nghe rõ, những người đến sau phải ngồi cuối vừa chật chội nóng bức lại không nghe được lời thầy giảng. Nhiều thí sinh vì bàn chật (một bàn giành cho 4 người nhưng nhét đến 6 người) phải kê cả vở lên đùi để viết, có nhiều thí sinh đến muộn phải kê ghế ngồi ngoài cửa nên chỉ nghe câu được câu không. Trong khi đó không khí trong phòng nóng bức cộng với hơi người nên dù quạt máy có chạy hết tốc lực cũng không làm dịu bới đi cái oi bức của căn phòng. Tại nhiều lò luyện thi, thầy giáo chỉ biết đến giảng dạy theo giờ vì họ chỉ đến dạy theo hợp đồng, còn chuyện các thí sinh có tiếp thu được hay không họ không cần biết tới. Trong suốt qúa trình giảng dạy một tháng giáo viên chỉ phải sử dụng duy nhất một phương pháp giảng dạy cổ điển đó là thuyết trình, trong suốt một buổi học giáo viên chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là ngồi đọc cho học sinh chép. Việc này đối với các môn xã hội thì các em có thể về nhà đọc lại bài để nhớ được lâu hơn, nhưng đối với các môn tự nhiên thì việc giáo viên chép lời giải lên bảng cho học sinh chép thì không thể đảm bảo là học sinh có thể hiểu được bài bởi nếu những bài khó các em không hiểu thì dù có về nhà đọc lại mà không có người giảng giải cho thì các em cũng khó mà hiểu được. Tuy vậy với thời gian ôn cấp tốc quá ngắn mà thời lượng kiến thức lại nhiều thì thầy đọc trò chép là điều tất yếu. Luyện thi cấp tốc trong vòng 30 ngày thật khó có thể điểm qua được hết các kiến thức cơ bản, nói gì đến việc nâng cao, vì vậy tự học một cách chủ động là phương pháp học có kết quả nhất hơn bất kì hình thức luyện thi nào, tuy nhiên trong thời điểm hiện nay không phải thí sinh nào cũng đủ tỉnh táo để nhận ra điều đó. Trong thời gian luyện thi ngắn ngủi, nếu không nắm được kiến thức cơ bản, chủ động hoạch định cho mình một kế hoạch luyện thi tỏng khoảng một thời gian nước rút mà chỉ trông vào các lò luyện thi thì chắc chắn sẽ trượt, ngoại trừ những trường hợp may mắn trúng tủ. Một tháng luyện thi thì mất một tuần đầu vừa lo chỗ ăn chỗ ở và tìm ra cho mình một trung tâm ưng ý nhất. Hai tuần tiếp theo lo chạy lòng vòng qua các lớp và nghe ngóng thông tin để ghi nhớ phần tủ. Một tuần cuối thì vắt chân lên cổ mà tua lại một hai lượt những gì ghi chép được theo kiểu học vẹt và trước ngày thi thì tạt qua các chơ “phảo” để trang bị khi đi thi. Dĩ nhiên không phải tất cả các sĩ tử đều học thi theo một lịch trình như vậy, nhưng với cách luyện thi của các lò hiện nay và thực trạng kiến thức học ở trường phổ thông của nhiều học sinh thì đó là lịch trình phổ biến nhất. Bên cạnh các lớp luyện thi bình dân vẫn còn những sĩ tử lao vào các lớp luyện thi chất lượng cao, luyện thi đặc biệt. Đó là những lớp luyện thi một thầy một trò hoặc một thầy và 4, 5 trò với giá tiền trọn gói từ 2 - 3 triệu. Trường hợp này chủ yếu rơi vào các gia đình có kinh phí khá giả, và có khát vọng cho con em mình vào đại học bằng mọi giá. Tuy nhiên, ở các lớp đặc biệt này thì những gì thày giảng cũng không mấy khác biệt về phương pháp và nội dung bài giảng. Các buổi học thầy sẽ giải các đề thi mà theo thầy khả năng lớn sẽ có trong đề thi tới. Như vậy nếu thí sinh không chịu học, tự rèn luyện trong cả qúa trình học tập và ôn luyện thì du qua lớp chất lượng cao, lớp đặc biệt trước khi thi vẫn trượt vỏ chuối như thường. Những vấn đề trên không chỉ xẩy ra với những thí sinh đi ôn thi cấp tốc mà nó còn là những vấn đề chung của các sĩ tử đi ôn dài hạn. Những học sinh lớp 13 là những người luôn dấu mình trong vỏ bọc lạnh lùng, ngại tiếp xúc với mọi người, luôn tự ti mặc cảm và có không ít những trường hợp do không đỗ bị cha mẹ mắng trong lúc không bình tĩnh các em đã tìm đến cái chết. Đó cũng là lời cảnh báo với các bậc cha mẹ có con em thi trượt đại học, họ không nên trì chiết mắng nhiếc và đổ lỗi cho các em, bởi việc đỗ hay không đỗ đại học ngoài yếu tố kiến thức còn rất nhiều yếu tố khác tác động lên tâm lý của các thí sinh họ không những phải chịu áp lực của gia đình, bạn bè mà còn cả của xã hội. Hiện nay ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng nông thôn có hiện tượng “trong nhà chưa rõ ngoài ngõ đã tường” thì việc gia đình có con em thi trượt đại học sẽ là một đề tài để mọi người bàn tán do đó sẽ gây áp lực lên các bậc phụ huynh, từ đó họ đặt áp lực đó lên các thí sinh buộc phải thi đỗ đại học. Không những vậy, họ còn phải chịu áp lực từ bạn bè, khi thấy bạn bè mình vui vẻ đi nhập trường thì các em cảm thấy xấu hổ mặc cảm mà cho rằng mình kém cỏi hơn họ. Cuối cùng họ còn phải chịu một áp lực nữa đó là nhu cầu sử dụng nhân lực có trình độ cao của xã hội vì nghĩ rằng chỉ có học đại học mới tìm được cho mình một công việc trong xã hội. Những học sinh lớp 13 mỗi người một hoàn cảnh, một bộ phận khác nhau, song lại có chung một tâm sự: rớt đại học. Sau kỳ thi đại học không thành công vì nhiều lý do như: không được may mắn, kiến thức trang bị cho kỳ thi chưa đủ… họ quyết tâm “làm lại” bằng việc quyết tâm thi đậu vào một trường đại học. Quyết tâm thi vào đại học đã khiến họ khăn gói lên đường từ rất sớm, nếu vào gia đình có điều kiện kinh tế và các em không yên tâm với kiến thức mà mình đã có thì các thí sinh sẽ đi ôn thi ngay sau khi biết kết quả thi vào đại học. Còn nhiều gia đình có điều kiện kinh tế bình thường thì các em thường để đến ra ngoài tết mới đi ôn. Đằng sau việc ôn thi đại học xa nhà của các em là bao nỗi lo không thể tránh khỏi. Đa số những người học lớp 13 là dân ngoại tỉnh nên khi ra Hà Nội ôn thi họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Song có lẽ việc ổn định nơi ăn, chốn ở cho việc học tập lâu dài là điều họ lo lắng nhất, với những người đi ôn dài hạn họ không chỉ cần có nơi chui ra chui vào mà cần phải có sự yên tĩnh để đảm bảo cho việc “dùi mai kinh sử” thế nhưng tìm được một nhà trọ là một vấn đề lan giải, mặc dù vậy họ không thể nản lòng dối trí trước thử thách này mà quyết tâm “an cư để lạc nghiệp”. Mấy năm gần đây số lượng nhà trọ tăng lên rất nhiều, song cung vẫn không đủ cầu vì vậy chọn được một nhà trọ thuận lợi cho công việc ôn luyện cả một năm của các thí sinh là điều vô cùng khó. Có một số em may mắn thuê được những căn phòng thoáng mát, sạch sẽ lại gần nơi ôn luyện nên các em có thời gian trú tâm vào công việc, nhưng đa số các thí sinh phải ở các phòng chật chội, nóng bức, có khi lại còn xa nơi luyện thi bởi phần lớn các nhà trọ đều được xây tạm bợ. Các chủ nhà trọ muốn đầu tư cơ sở vật chất ở mức thấp nhất để nhanh chóng thu lại được số vốn ban đầu và lợi nhuận. Mùa hè khi nhiệt độ lên tới 37 - 380C thì phòng trọ trở thành một cái lò nướng dù có hai hay ba cái quạt chạy hết tốc lực cũng không thể xua đi cái nóng của căn phòng. Mùa đông với cánh cửa ọp ẹp, tạm bợ không đủ để ngăn những cơn gió lùa vào phòng. Các em thường thuê chung 2, 3 người một phòng để giảm tiền sinh hoạt hàng tháng. Cuộc sống ở chung như vậy nếu hoà thuận thì không sao, nhưng nếu có xảy ra mâu thuẫn thì các em lại phải đi tìm nhà trọ và bạn cùng phòng khác. Như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến công việc của các em. Các lớp luyện thi mặc dù là dại hạn nhưng đều quá tải dẫn đến chất lượng của những buổi học cũng giảm sút theo. Thầy cô tham gia giảng dạy ở đây dường như chỉ với mục đích tăng thêm thu nhập chứ không quan tâm đến người học có lĩnh hội được kiến thức hay không. Vì thế những người đi ôn thi được tiếng đến lớp học nhưng thực chất chỉ đến lớp để chép bài giảng của thầy. Hiện nay số người đi ôn thi đại học không nhiều như những năm trước, nhưng để tìm được một lớp học ưng ý thì không khác nào mò kim đáy bể. Các thí sinh đi ôn thi thường phải mất một đến hai tuần đầu để tìm được lớp học mà mình mong muốn. Họ thường mua phiếu ngày để học thử, nếu không hay lại chuyển lớp khác đến lúc nào cảm thấy hài lòng mới thôi. Do là ôn thi dài hạn nên các thí sinh thường chỉ học nửa buổi, còn nửa buổi ở nhà tự ôn. Vì vậy đòi hỏi các em phải có tinh thần tự giác cao và tự ý thức được rằng mục đích của mình lên đây là để học tập, do đó nhiệm vụ học phải được đặt lên hàng đầu. Có những em đã ý thức được việc đó nên chú tâm vào ôn luyện với một quyết tâm là vào đại học nhưng cũng có không ít em bị cuộc sống phù hoa nơi đô thị làm cho nó mất. Các em quên mất nhiệm vụ của mình mà lao vào các cuộc vui chơi vô bổ nên đã có những em xa ngã vào các tệ nạn xã hội. Như vậy các em đã tự đánh mất mình, đánh mất niềm tin và hy vọng của gia đinh và bạn bè. Tuy là lớp ôn thi dài hạn không bị gò bó về thời gian, song phương pháp dạy học mà các thầy sử dụng không khác gì so với các lớp luyện thi cấp tốc vẫn là phương pháp thầy đọc, trò chép. Tuy nhiên nội dung dạy học được các thầy khai thác sâu hơn với câu hỏi được lấy ra từ các bộ đề thi đại học. Những năm trước 2002 thì những bài tập mà thầy ra chủ yếu ở dạng nâng cao đòi hỏi phải có kiến thức bao quát và khả năng tư duy, phân tích vấn đề thì mấy năm gần đây chủ yếu là ôn luyện những kiến thức cơ bản với các dạng bài tập không quá khó nhằm củng cố kiến thức nền tảng cho thí sinh. Cả một quá trình học tập lâu dài gần một năm trời như vậy, gia đình các em đã phải bỏ ra không ít tiền bởi mỗi tháng kể cả tiền sinh hoạt và tiền học phải mất từ 450.000 à 700.000 đồng một tháng. Trong khi đó nhiều em gia đình kinh tế khó khăn, đặc biệt các gia đình nhà nông khi mà nguồn chỉ tiêu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì bố mẹ chỉ có thể cho các em 200 à 300.000 đồng một tháng. Vì vậy các em phải vừa đi học, vừa đi làm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ôn thi. Tuy nhiên bằng quyết tâm và nghị lực của bản thân nhiều em vẫn đỗ đại học và có những em còn đỗ thủ khoa. 2. Nguyên nhân Tình trạng ngày càng nhiều thí sinh đổ về các thành phố đề ôn luyện trong những năm gần đây do những nguyên nhân sau: - Do nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao của xã hội. - Do tâm lý lo lắng của các thí sinh trước mỗi kỳ thi tuyển sinh đại học. - Do áp lực của gia đình, nhiều em tuy biết mình không có khả năng, song gia đình bắt đi thi các em buộc phải đi ôn để hy vọng đỗ vào một trường nào đó. - Hiện nay nước ta còn thiếu những cơ sở đào tạo nghề nếu có cũng chưa thật sự qui mô và thu hút được sự quan tâm của thí sinh. Vì vậy khi tốt nghiệp trung học phổ thông các em chỉ nghĩ đến một con đường duy nhất là vào đại học. - Do nhu cầu học đại học của lớp trẻ. Ngày nay các thí sinh đã tự ý thức được vai trò quan trọng của tri thức trong xã hội hiện nay. 3. Giải pháp Để hạn chế việc thí sinh đi ôn luyện một cách ồ ạt như hiện nay, cần có những biện pháp phù hợp: - Từng bước cải tiến thi cử, giảm tải chương trình đặc biệt là việc cải tiến nội dung đề thi để giảm số lượng thí sinh đăng ký dự thi, đồng thời làm cho thí sinh có tâm lý thoải mái trước mỗi kỳ thi tuyển sinh đại học. - Tổ chức thêm nhiều cụm thi tuyển sinh để hạn chế việc tập trung về thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Đổi mới cách dạy, cách học ở bậc trung học phổ thông để đảm bảo được chất lượng giáo dục giúp các em cảm thấy yên tâm với vốn kiến thức mà mình đã học. - Chấn chỉnh lại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thống, đánh giá đúng thực chất, không chạy theo thành tích. - Nên mở thêm các trường dạy nghề giành cho những thí sinh không có điều kiện kinh tế và khả năng vào Đại học. - Cần nghiêm cấm các trung tâm luyện thi kém chất lượng hạt động. KẾT LUẬN Các em ý thức được việc cần thiết phải ôn tập trước khi tham dự kỳ thi tuyển gắt gao có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời là điều đáng khích lệ, nhưng điều trước tiên các em phải biết tự lượng sức mình liệu mình tốn công, tốn của như vậy có mang lại kết quả gì hơn không và các em phải nhận thức được rằng lập nghiệp không chỉ có con đường duy nhất là vào đại học mà còn rất nhiều con đường khác cho các em lựa chọn, và làm việc gì không quan trọng miễn sao công việc đó chân chính bởi nước ta hiện nay không chỉ cần những nhà khoa học, kĩ sư, bác sĩ... Mà còn cần những người nông dân lao động trên cánh đồng, những người thợ thủ công để làm ra các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc và bảo tồn các ngành nghề truyền thống đang bị mai một và những người công nhân có tay nghề làm trong các nhà máy xí nghiệp với trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nếu các em ý thức được điều đó thì các em sẽ tự lựa chọn được cho mình một ngành nghề phù hợp với khả năng mà vẫn đảm bảo cho các em có thể ổn định cuộc sống. Như vậy vấn đề luyện thi đại học không còn là vấn đề bức xúc của toàn xã hội nữa./. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (96).doc