Tiểu luận Vấn đề thi hành án phạt tù

PHẦN NỘI DUNG: Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác đề thi hành án phạt tù. 1. Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của đề tài: 1.1. Mục đích: Bắt buộc người bị kết án tù phải chấp hành hình phạt tù, chính là nhằm giáo dục cải tạo họ trở thành người lương thiện. Giúp họ nhận thấy lỗi lầm của mình và thấm thía với hình phạt tù mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ. Việc giáo dục người chấp hành hình phạt tù là một vấn đề phức tạp, khó khăn. Đòi hỏi phải đề cao trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thi hành án và các cá nhân khác có liên quan trên cơ sở những quy định của pháp luật. 1.2. Ý nghĩa: Cở sở lý luận của công tác thi hành án phạt tù là những văn bản pháp luật rất quan trọng, quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của người đang chấp hành hình phạt tù. Chế độ giam giữ, giáo dục, lao động và sinh hoạt đối với người đang chấp hành hình phạt tù cũng như quy định việc hoãn, đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nên có ý nghĩa giáo dục họ yên tâm cải tạo tốt, để sớm được trở về với gia đình. Đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thi hành án phạt tù. Do đó đã đề cao trách nhiệm của họ, giúp cho việc giáo dục cải tạo phạm nhân có hiệu quả hơn. 1.3. Sự cần thiết: Hình phạt tù là một hình phạt phổ biến, có tác dụng trừng trị, giáo dục người chấp hành hình phạt tù. Đây là một hình phạt nghiêm khắc, tước bỏ quyền tự do của người chấp hành hình phạt trong một khoảng thời gian nhất định hoặc suốt đời nên cần phải có những quy định cụ thể, thống nhất, trong một văn bản có hiệu lực pháp lý cao quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và các thủ tục thi hành án phạt tù để làm cơ sở pháp lý cho công tác thi hành án phạt tù. Mặt khác mục đích thi hành án phạt tù là nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội yên tâm cải tạo tiến bộ, để sớm được trở về đoàn tụ với gia đình. Đây là một hoạt động rất khó khăn, bền bỉ cần phải có sự phối hợp phát huy trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề thi hành án phạt tù, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường hợp đặc biệt khác thi được thực hiện theo lệnh trích xuất của cơ quan có thẩm quyền. Người có quyền ký lệnh trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam là Cục trưởng Cục quản lý trại giam (Bộ Công an) và Cục trưởng Cục điều tra hình sự (Bộ quốc phòng). Lệnh trích xuất phạm nhân phải ghi rõ mục đích và thời hạn trích xuất, phải đưa phạm nhân về trại cũ đúng thời gian đã ghi trong lệnh trích xuất. Nơi nhận phạm nhân có trách nhiệm đưa phạm nhân đi theo lệnh trích xuất và giao trả lại trại giam cũ, phải lập biên bản giao nhận phạm nhân. Thời hạn trích xuất phạm nhân được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. 4.2.2. Thủ tục chuyển trại giam: Căn cứ vào tình chất, mức độ của tội phạm và hình phạt tù đã tuyên đối với người bị kết án tù mà cơ qua quan quản lý thi hành án phạt tù có thẩm quyền quyết định phạm nhân được giáo dục cải tạo ở trại giam nào, ở đâu. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết phải chuyển trại giam khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam, tức là đều phải có lệnh của cán bộ quản lý thi hành án có thẩm quyền. Cụ thể là có lệnh của Cục trưởng Cục quản lý trại giam (Bộ Công an) hoặc Cục trưởng Cục điều tra hình sự (Bộ quốc phòng). 4.3. Thủ tục hoãn thi hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và tạm đình chỉ thi hành án phạt tù: 4.3.1. Hoãn thi hành án phạt tù: 4.3.1.1. Điều kiện hoãn thi hành án phạt tù: Việc hoãn chấp hành hình phạt tù phải theo quy định tại điều 61 của Bộ luật hình sự và điều 261 của Bộ luật tố tụng hình sự. Chánh án Toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án để khi hết thời hạn được hoãn, người bị kết án tù phải vào ngay trại giam để chấp hành hình phạt tù. Căn cứ vào các quy định nói trên, Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp sau đây: + Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khoẻ được hồi phục. Theo thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30.6.1993 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn: Đó là trường hợp người bị kết án ốm tới mức không thể đi chấp hành hình phạt tù, nếu chấp hành hình phạt tù rất nguy hiểm đến tính mạng của họ, cần phải cho hoãn để có điều kiện chữa bệnh. Căn cứ để xác định sức khoẻ của người bị kết án được phục hồi là khi sức khoẻ của họ được ổn định, có thể lao động nhẹ và tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày. Việc xác định người bị kết án ốm nặng hay sức khoẻ được phục hồi phải dựa vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa, vì vậy tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Giám thị trại giam, cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án tổ chức giám định sức khoẻ của người bị kết án. + Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến con đủ 36 tháng tuổi. Không phải tất cả các trường hợp người bị kết án là phụ nữ có thai đều được hoãn chấp hành hình phạt tù mà thông thường là phụ nữ có thai từ 7 tháng trở lên hoặc tuy mới có thai nhưng sức khoẻ kém. Đối với trường hợp này, phải căn cứ vào giấy chứng nhận của cơ quan y tế. Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ mới sinh đẻ thì được hoãn chấp hành hình phạt tù để nuôi con đến 36 tháng tuổi. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà các cơ quan chức năng căn cứ theo quy định quy định pháp luật thực hiện. + Là người lao động duy nhất trong gia đình nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 1 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng. Người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình, trong khi đó họ phải nuôi những người thân thích ruột thịt khác như: nuôi vợ, nuôi chồng đang ốm nặng, nuôi con cái chưa thành niên, nuôi vợ chồng là thương binh nặng… cho nên nếu buộc họ chấp hành hình phạt tù sẽ làm gia đình họ đặc biệt khó khăn, bởi vậy cần cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên đối với phần tử nguy hiểm hoặc bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng thì dù họ có là người lao động duy nhất trong gia đình cũng không cho hoãn thi hành án phạt tù. + Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ thì được hoãn đến một năm. 4.3.1.2. Thủ tục hoãn thi hành án phạt tù: Đối tượng được hoãn thi hành án phạt tù áp dụng đối với người bị kết án tù đang tại ngoại. Chánh án Toà án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, Cơ quan Công an hoặc người bị kết án, cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp nêu trên (Khoản 1Điều 261 Bộ luật TTHS). Chánh án Toà án nói trên có thể là Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm vụ án hoặc Toà án được uỷ thác ra quyết định thi hành án. Nếu vụ án được xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm thì tuỳ trường hợp Chánh toà hình sự, Toà án nhân dân tối cao hoặc Chánh án toà án quân sự cấp cao xét và quyết định cho hoãn thi hành án phạt tù. Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải trả quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan Công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù. Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù (Khoản 2 Điều 261Bộ luật TTHS). 4.3.2. Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù: Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù là việc người đang chấp hành án phạt tù được Toà án có thẩm quyền cho tạm ngừng chấp hành án trong một thời gian nhất định khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù quy định: “Việc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù phải theo quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự và Điều 262 Bộ luật TTHS…” 4.3.2.1. Các trường hợp tạm đình chỉ thi hành án phạt tù: Người bị kết án đang chấp hành hình phạt nhưng có một lý do quy định ở trường hợp hoãn thi hành án phạt tù (Điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự đã nêu ở mục 5.1.1 trên). Những trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đã được người có quyền kháng nghị quyết định đình chỉ thi hành án đối với người bị kết án. 4.3.2.2. Thủ tục tạm đình chỉ thi hành án phạt tù: Thời gian được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù không được tính vào thời gian chấp hành án. Người có quyền đề nghị đình chỉ thi hành án phạt tù có thể là Viện kiểm sát hoặc Ban giám thị trại giam, trại tạm giam, người có quyền quyết định là Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án. Việc tạm đình chỉ thi hành án để xét xử theo thủ tục giám độc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định. Trường hợp phạm nhân nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu thì Ban giám thị trại giam, trại tạm giam lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù rồi chuyển cho Toà án cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù xem xét, quyết định, không phải xin ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý thi hành án phạt tù. 4.3.2.3. Quản lý người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù: Điều 263 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phương, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phương, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Nếu trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Toà án đã cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. 4.3.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một chế định được quy định tại các Điều 58, 59 và Điều 76 Bộ luật hình sự, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta nhằm khuyến khích phạm nhân cải tạo tiến bộ để sớm được trở về đoàn tụ với gia đình và tái hoà nhập cộng đồng. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân là hoạt động xét quyết định rút ngắn thời gian chấp hành hình phạt tù so với mức án đã được Toà án ghi trong bản án, được áp dụng với phạm nhân đã chấp hành hình phạt tù ở trại giam được một thời hạn nhất định 4.3.3.1. Điều kiện xét giảm thời gian chấp hành hình phạt tù: Đã chấp hành án được 1/3 thời hạn tù đối với tù có thời hạn. Nếu bị phạt tù chung thân thì phải chấp hành án được 10 năm (phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 01.7.2000), 12 năm (phạm tội sau 0 giờ 00 ngày 01.7.2000) và đã chứng tỏ quyết tâm cải tạo, thành thật hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành quy chế, nội quy trại giam. 4.3.3.2. Mức giảm: Theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02.10.2007 của Hội đồng thậm phán Toà án nhân dân tối cao quy định, người bị phạt tù từ 30 năm trở xuống thì mỗi lần có thể giảm được từ 3 tháng đến 3 năm. Mỗi người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt tù là 1/2 hình phạt đã tuyên. Người bị chung thân lần đầu giảm xuống 20 năm và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời gian thực sự chấp hành hình phạt là 15 năm (nếu phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 01.7.2000) Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là 20 năm (nếu phạm tội sau 0 giờ 00 ngày 01.7.2000). Trường hợp đặc biệt: Đối với người bị kết án mà có lý do đáng được khoan hồng như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Toà án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức giảm đã nêu trên (Đã quy định ở Điều 58, 59 Bộ luật hình sự). 4.3.3.2. Thủ tục xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù: Ban giám thị trại giam lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho những người đang chấp hành bản án và báo cáo với Cục quản lý trại giam - Bộ Công an. Trong hồ sơ đề nghị phải có đơn xin xét giảm chấp hành hình phạt tù, phần sao quyết định hoặc bản án, nhận xét đề nghị của cơ quan thi hành án. Hồ sơ xét giảm được Ban giám thị trại chuyển cho Viện kiểm sát cấp tỉnh (hoặc Viện kiểm sát Quân sự cấp quân khu) để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ, đề xuất ý kiến của mình rồi chuyển cho Toà án nhân dân cấp tỉnh (hoặc Toà án Quân sự cấp quân khu) quyết định. Khi Toà án xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, một thành viên của Toà án trình bày vấn đề cần được xem xét, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiên, Toà ra quyết định chấp nhận hoặc bác đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Đối với người đã được giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù mà lại phạm tội mới nghiêm trọng thì Toà án chỉ xét giảm lần sau khi người đó đã chấp hành được 2/3 thời hạn hình phạt tổng hợp đã tuyên hoặc 15 năm nếu là tù chung thân. 4.4. Thủ tục đối với phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù: 4.4.1. Trả tự do đối với phạm nhân: Khi người bị kết án tù đã chấp hành xong hình phạt thì đúng ngày đó Giám thị trại giam phải trả tự do cho họ. Thời gian chấp hành hình phạt tù là thời hạn đã được ghi trong bản án hoặc quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Thời hạn chấp hành xong hình phạt tù là thời hạn cuối cùng của bản án hoặc quyết định của Toà án và cũng có thể là thời hạn được ghi trong lệnh ân xá, ân giảm của cơ quan có thẩm quyền. 4.4.2. Quy định của pháp luật khi phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù: Giám thị trại giam cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và giới thiệu họ về Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Trại giam phải giao giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù cho người chấp hành hình phạt tù để đưa về Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ sẽ về cư trú. Theo quy chế trại giam, hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành hình phạt tù, Giám thị trại giam thông báo trước (bằng văn bản hoặc cử cán bộ làm việc trực tiếp) về kết quả thi hành án, những hình phạt bổ sung phải được chấp hành (nếu có) và những thông tin cần thiết khác về phạm nhân cho chính quyền địa phương hoặc đơn vị nơi phạm nhân trở về sinh sống để có điều kiện sắp xếp tạo lập cuộc sống bình thường của họ. Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không rõ quê quán, không còn người thân thích hoặc cơ quan, đơn vị cũ không tiếp nhận và bản thân họ cũng không có chỗ ở khác thì Giám thị liên hệ với Chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội… hoặc trại có thể tiếp nhận họ sống và lao động theo nguyện vọng. Người chấp hành xong hình phạt tù được cấp tiền tàu xe, tiền đi đường và một bộ quần áo thường (nếu người chấp hành xong hình phạt không có) để họ trở về nơi cư trú. Đồng thời họ nhận lại đầy đủ những đồ vật, tiền đã gửi lưu ký tại trại và tiền thưởng lao động trong thời gan chấp hành án (nếu có) Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý trại giam (Cục V26) và thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự nơi người đó cư trú hoặc làm việc trong trường hợp người đó phải chấp hành hình phạt tiền, nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định của Toà án về hình sự. Trường hợp người nước ngoài đã chấp hành xong hình phạt tù được lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý trong thời gian làm thủ tục xuất cảnh. 5. Một số chính sách chế độ của Nhà nước ta đối với người bị kết án tù: 5.1. Chính sách về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, khám chữa bệnh. 5.1.1. Quy định về ăn: (Điều 20 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 16 Nội quy, Quy chế trại giam) Tiêu chuẩn ăn tối thiểu của phạm nhân trong một tháng qui định như sau: 15 kg gạo, thịt 300 gam, cá 500 gam, đường 300 gam, nuối 800 gam, rau xanh 15 kg, nước chấm 1/2 lít, chất đốt 15 kg. Các ngày lễ tết phạm nhân được ăn thêm như: Tết nguyên đán được ăn thêm với số tiền không quá 5 lần tiêu chuẩn ngày thường; Tết dương lịch, quốc khánh 2/9, quốc tế 1/5 được ăn thêm với số tiền gấp 3 ngày thường; Phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại được ăn thêm 1,2 >2 lần so với định lượng chung. Phạm nhân ăn thêm từ tiền gửi đến và tiền thưởng do vượt chi tiêu, kế hoạch, tăng năng xuất lao động không được quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Con của nữ phạm nhân dưới 2 tuổi (nếu có) dược cấp tiêu chuẩn hàng tháng tương đương tiêu chuẩn ăn của người mẹ. Ngoài ra vào các ngày lễ, tết được ăn thêm bằng1/2 tiêu chuẩn của người mẹ, tết trung thu, ngày 1/6 được chi gấp 2 lần ngày thường. 5.1.2. Quy định về ở: (Điều 20 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 15 Quy chế trại giam). Trừ phạm nhân bị phạt giam ở buồng kỷ luật, các phạm nhân khác đều ở buồng tập thể, chỗ ở phải đảm bảo thoáng mát hợp vệ sinh và môi trường. Phạm nhân nằm giường tập thể bằng gỗ hoặc lát gạch, cách mặt đất ít nhất 40 cm và trong mọi trường hợp chỗ năm của phạm đảm bảo không dưới 2m2. Phạm nhân nữ có con dưới 2 năm tuổi ở chung được bố trí năm bằng ván sàn hay giường và rộng hơn 2m2. Mỗi buồng giam đều phải có khu vệ sinh riêng biệt, phải đảm bảo kín, hợp vệ sinh, trong trại giam nơi ở công cộng phải có khu vệ sinh luôn luôn đảm bảo sạch sẽ. Mỗi trại phải xây dựng một số buồng kỷ luật, buồng kỷ luật phải đảm bảo thông thoáng, đủ ánh sáng và hợp vệ sinh. 5.1.3. Quy định về mặc của phạm nhân: (Điều 21 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 17 Quy chế trại giam). Mỗi năm phạm nhân được cấp 2 bộ quần áo bằng vải thường, 2 bộ quần áo lót, 2 khăn mặt, 1 đôi dép, 1 chiếu, 4 năm 1 màn, chăn. Đối với mùa rét phạm nhân được cấp áo ấm dùng trong 5 năm. Phạm nhân nữ có con nhỏ dưới 2 tuổi theo mẹ vào trại tiêu chuẩn mặc của trẻ: 1 năm được cấp 2 bộ quần áo, 2 khăn mặt trẻ em, 1 kg xà phòng giặt, 5 mét vải thường làm tả lót. Hàng tháng mỗi phạm nhân được cấp 0,2 kg xà phòng bột. Nữ phạm nhân được cấp mỗi năm 1 số tiền tương đương 12 kg gạo để mua sắm những thứ cần thiết cho về sinh phụ nữ. 5.1.4. Quy định về sinh hoạt của phạm nhân: Ngoài giờ lao động, học tập phạm nhân được vui chơi, giải trí, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nghe đài, đọc sách báo, xem truyền hình theo quy định của trại giạm. Mọi hoạt động của phạm nhân trong trại giam được tổ chức và tiến hành có giờ giấc. Phạm nhân phải nghiêm chỉnh cháp hành, trang phục, tác phong, lời nói cử chỉ phải đúng đắn theo qui định chung. Phạm nhân phải tự mình tham gia các hoạt động cá nhân và các hoạt động chung của trại giam. Nghiêm cấm phạm nhân buộc người khác phục vụ hoặc làm thay công việc của mình. Mỗi trại giam hoặc phân trại giam được thành lập 1 thư viện, câu lạc bộ, khu vực chơi giải trí, sân thể thao. Cứ 30 phạm nhân được cấp 1 tờ báo nhân dân, 1 tờ báo pháp luật. 5.1.5. Quy định về phòng chữa bệnh cho phạm nhân: (Điều 27 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 19, 20 Quy chế trại giam). Khi vào trại phạm nhân được khám sức khoẻ, phân loại sức khoẻ, lập sổ y bạ hoặc phiếu sức khoẻ để theo dõi. Trong thời gian ở trại giam phạm nhân được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 năm một lần. Phạm nhân ốm đau được khám và chữa bệnh ở bệnh xá của trại giam. Trường hợp mắc bệnh nặng phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh khác của Nhà nước thì Giám thị trại giam thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăn sóc, điều trị. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng người đang chấp hành hình phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì đề nghị của Giám thị trại giam, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án quân sự quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt tù phải trưng cầu giám định pháp y. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án quân sự quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt. Trường hợp phạm nhân bị thương tật do tai nạn lao động thì được thực hiện chế độ bảo hiểm theo quy định của Chính phủ. Đối với những phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS phải được tư vấn và phòng ngừa lan truyền bệnh. Mỗi trại giam được thành lập 1 bệnh xá để khám và điều trị cho phạm nhân. Phối hợp với Trung tâm y tế của địa phương nơi trại đóng xây dựng 1 số phòng khám, chữa bệnh dành riêng cho phạm nhân. Phạm nhân chết được mai táng phí 1 quan tài bằng gỗ thường, 1 bộ quần áo mới và 4 mét vải, hương hoa, nến, rượu, cần để làm vệ sinh khi khâm liệm. Bộ y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ tài chính tổ chức việc phòng, chống dịch bệnh, khám và chữa bệnh cho người đang chấp hành hình phạt tù; tổ chức các cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh đối với người chấp hành hình phạt tù mắ bệnh tâm thầm. Kinh phí để phòng, chống dịch bệnh, khám và chữa bệnh cho người đang chấp hành hình phạt tù do ngân sách Nhà nước cấp. 5.2. Chính sách về lao động, học tập đối với phạm nhân: (Điều 22 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 21, 22, 23 Quy chế trại giam và Thông tư 07/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 07.6.2007). 5.2.1. Quy định về lao động: Trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam, phạm nhân phải lao động để cải tạo. Căn cứ vào sức khoẻ, lứa tuổi, giới tính, mức án, tính chất tội phạm, Giám thị trại giam bố trí công việc lao động từng người một cách thích hợp. Phạm nhân lao động 8 giờ trên ngày và được nghỉ các ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật theo quy định của pháp luật. Ngoài giờ lao động hàng ngày theo quy định, trại có thể tổ chức cho phạm nhân tự lao động cải thiện thêm cho bữa ăn theo nguyện vọng của cá nhân, nhưng phải tuân theo mọi nội quy, quy chế của trại giam. Trong trường hợp có công việc đột xuất. Giám thị có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ, nhưng không được quá 2 giờ trong một ngày ngày hoặc lao động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật nhưng không quá 8 giờ trong ngày. Thời gian phạm nhân làm thêm giờ hoặc lao động trong các ngày thứ 7, chủ nhật sẽ được nghỉ bù. Những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì được miễn lao động nặng nhọc, độc hại theo danh mục quy định của pháp luật: Phạm nhân là nam từ 55 tuổi trở lên, phạm nhân là người chưa thành niên, phạm nhân là nữ, phạm nhân có bệnh kinh niên, mãn tính được y tế của trại giam xác định. Những phạm nhân thuộc các trường hợp sau đây được nghỉ lao động: Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi đẻ theo quy định chung của Nhà nước; Phạm nhân ốm đau được y tế của trại giam xác định, phạm nhân đang nằm điều trị tại trạm xá, bệnh xá hoặc bệnh viện; Phạm nhân có con nhỏ dưới 2 tuổi đang ở cùng trong trại giam bị ốm đau được y tế của trại xác định. Mọi khoản thu, chi từ hoạt động lao động, dạy nghề của người chấp hành hình phạt tù phải được thể hiện qua hệ thống tài vụ - kế toán của trại giam theo chế độ kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước. Kết quả lao động của người chấp hành hình phạt tù sau khi trừ chi phí hợp lý được sử dụng như sau: Đầu tư trở lại cho trại giam, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ lao động và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân 50%; Bổ sung vào quỹ phúc lợi của trại giam 15%; Bồi dưỡng thêm cho phạm nhân làm các công việc lao động nặng nhọc, thưởng cho phạm nhân có kết quả lao động vượt chỉ tiêu kế hoạch, tăng năng suất lao động 26%; Thưởng cho cán bộ, chiến sĩ của trại giam có thành tích trong việc tổ chức, quản lý có hiệu quả lao động, dạy nghề phạm nhân 7% và trích 2% nộp Cục quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý), Phòng điều tra hình sự Quân khu (đối với các trại giam do Quân khu quản lý) để thưởng chung cho các trai giam và hổ trợ hoạt động quản lý lao động, dạy nghề hàng năm. 5.2.2. Quy định về học tập: (Điều 23 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 24 Quy chế trại giam). Phạm nhân được học tập văn hoá để xoá mù chữa, phạm nhân là người chưa thành niên được phổ cập tiểu học. Việc học văn hoá của phạm nhân mỗi tuần học 3 buổi, mỗi buổi 4 giờ trong thời gian làm viêc. Phạm nhân được học tập về pháp luật, giáo dục công dân (mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi học 2 giờ). Phạm nhân được tham gia học tập chính trị, nghe phổ biến chính sách, thời sự Phạm nhân được học nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của trại giam. Việc dạy nghề đối với người chưa thành niên là bắt buộc. Kinh phí đảm bảo cho việc học tập, học nghề của phạm nhân do Nhà nước cấp. 5.3. Chính sách về thăm gặp, nhận thư, quà: (Điều 25 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Điều 26, 27 Quy chế trại giam). Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, người bị kết án được gửi, nhận thư, bưu kiện, bưu phẩm, gặp thân nhân, liên lạc bằng điện thoại với thân nhân và nhận quà theo quy định của chính phủ. Phạm nhân được thăm gặp thân nhân 1 tháng 1 lần tại nhà tiếp đón của trại giam. Mỗi lần gặp thân nhân không quá 1 giờ, trừ những lần Giám thị đồng ý thì lâu hơn, nhưng không quá 3 giờ và nhận quà không quá 7 kg. Ngoài ra, nếu phạm nhân có thành tích đặc biệt, có nhiều cố gắng trong lao động, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế trại giam thì được Giám thị trại giam xét cho phép gặp thân nhân (vợ, chồng) từ 24 – 48 giờ tại buồng riêng trong phạm vi nhà tiếp đón của trại. 5.4. Chính sách về khiếu tố, khiếu nại của phạm nhân: Phạm nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về quyết định và hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan thi hành pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi cố ý khiếu nại, tố cáo sai sự thật của mình. 5.5. Chính sách về khen thưởng, kỷ luật đối với phạm nhân: 5.5.1. Quy định về khen thưởng: (Điều 30 Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Điều 31 Quy chế trại giam) Trong thời gian chấp hành hình phạt tù nếu phạm nhân thực sự ăn năn hối cải, chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, lao động vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch, lập công…Giám thị trại giam xét và quyết định khen thưởng theo các hình thức: Biểu dương; Thưởng tiền hoặc hiện vật; Tăng số lần và thời gian gặp gỡ thân nhân, tăng số lần và số lượng quà được nhận; Đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật. 5.5.2. Quy định về kỷ luật: (Điều 31 Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Điều 32 Quy chế trại giam) Trong thời gian ở trại nếu phạm nhân vi phạm quy chế, nội quy trại giam, lao động chây lười, Giám thị trại giam xét và quyết định kỷ luật dưới hình thức sau: Cảnh cáo; Hạn chế số lần và lượng quà, thư được nhận, hạn chế số lần và thời gian gặp thân nhân; Bị giam tại buồng kỷ luật 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 15 ngày, phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật phải lao động trong khu vực rào vây do Giám thị quy định. Trong thời gian này nếu phạm nhân có tiến bộ sẽ được Giám thị quyết định giảm thời gian phạt giam tại buồng kỷ luật; Nếu họ vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì đề nghị truy tố. Phạm nhân phải bồi thường nếu họ làm hư hỏng, mất mát tài sản của trại giam hoặc của phạm nhân khác. Các quyết định kỷ luật phải bằng văn bản lưu vào hồ sơ của phạm nhân. 5.6. Chính sách đặc xá tha tù trước thời giạn cho phạm nhân. Chính sách đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân là một chính sách nhân đạo lớn của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý giam giữ, giáo dục người phạm tội. Chính vì vậy, Luật Đặc xá được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2008. Để luật đặc xá được thực thi nghiêm chỉnh, thống nhất, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn, hối cải, tích cực học tập, lao động, cải tạo để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước, ngày 24 tháng 3 năm 2008 Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/2008/CT-TTg hướng dẫn thi hành về vấn đề này. Đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân được tiến hành nhân dịp ngày lễ, tết hoặc khi có sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước. Từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã tiến hành đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân trên 30 lần đều vào các dịp kỷ niệm quốc khánh hoặc tết cổ truyền… phù hợp với tình hình chính trị xã hội. Chính sách đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân là chính sách nhân đạo lớn của Đảng và Nhà nước ta nhưng không phải được diễn ra một cách thường xuyên, đồng thời phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội trong từng giai đoạn. Nên việc qui định những điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng hưởng chính sách đặc xá tha tù trước thời hạn phụ thuộc vào tình hình chính trị xã hội trong từng giai đoạn cách mạng. Tuy nhiên phạm nhân chấp hành hình phạt tù trong trại giam được hưởng chính sách đặc xá phải có các điều kiện: Về thời gian chấp hành bản án và trong thời gian chấp hành bản án đã chứng tỏ quyết tâm học tập, cải tạo tiến bộ. 6. Các quy định khác có liên quan đến chế độ giam giữ, giáo dục, lao động của phạm nhân tại trại giam. 6.1. Các quy định đối với Giám thị trại giam. Giám thị trại giam có trách nhiệm định kỳ thông báo tình hình chấp hành hình phạt của người đang chấp hành hình phạt tù cho thân nhân của người đó. Yêu cầu thân nhân của họ tham gia giáo dục người đang chấp hành hình phạt tù. Hai tháng trước khi người bị kết án tù hết thời hạn chấp hành hình phạt tại trại giam, Giám thị trại giam phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ về cư trú để chính quyền địa phương phối hợp cùng các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và gia đình họ có trách nhiệm giúp đỡ họ tạo lập cuộc sống tại địa phương. 6.2. Trường hợp phạm nhân chết trong trại giam. (Điều 28 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù). 6.2.1. Khi người đang chấp hành hình phạt tù chết trong trại giam, Giám thị trại giam có trách nhiệm báo cáo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan y tế cấp huyện hoặc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quân sự quân khu và bệnh viện quân khu nơi có trại giam đến xác định nguyên nhân chết và lập biên bản, có chứng kiến của đại diện những người đang chấp hành hình phạt tù và làm thủ tục khai tử với chính quyền địa phương. Trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù chết khi đang điều trị tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước thì cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm thông báo và gửi giấy chứng tử cho trại giam. Ngay sau khi người đang chấp hành hình phạt tù chết, Giám thị trại giam có trách nhiệm thông báo cho thân nhân người chết trước khi làm thủ tục an táng, sau đó thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành án. Trường hợp người nước ngoài đang chấp hành hình phạt tù chết thì Giám thị trại giam phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch. Sau 24 giờ, kể từ khi thông báo cho thân nhân người chết và các cơ quan nói trên, Giám thị trại giam có trách nhiệm tổ chức an táng và tuỳ theo điều kiện địa lý, phong tục, tập quán để quyết định hoả táng hay địa táng. Kinh phí an táng người đang chấp hành hình phạt tù chết do ngân sách Nhà nước cấp. 6.2.2. Trong trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết có đơn đề nghị được nhận thi thể để tự an táng thì Giám thị trại giam có thể xem xét, quyết định cho nhận thi thể, trừ trường hợp ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. 6.2.3. Người đang chấp hành hình phạt tù chết hoặc bị thương tật do tai nạn lao động thì được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của Chính phủ. 7. Quyền và nghĩa vụ phạm nhân trong quá trình chấp hành hình phạt tù: 7.1. Cơ sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của phạm nhân: 7.1.1. Hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất, làm căn cứ, cơ sở để ban hành hệ thống luật và các văn bản dưới luật. Nói đến quyền và nghĩa vụ công dân thì trước hết phải nói đến hiến pháp của nước đó. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) của Nhà nước ta quy định những vấn đề chung nhất về quyền và nghĩa vụ của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, Hiến pháp là cơ sở pháp lý đầu tiên, là cơ sở gốc để xác định quyền và nghĩa vụ của phạm nhân. 7.1.2. Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự: Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự là 2 Bộ luật lớn của Nhà nước ta, điều chỉnh các mối quan hệ về tội phạm, hình phạt, các hoạt động tố tụng trong điều tra, truy tố xét xử, thi hành án… làm cơ sở để ban hành pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh thi hành án phạt tù… Vậy Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự cũng là cơ sở để xác định nghĩa vụ và quyền của phạm nhân. 7.1.3. Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Quy chế và Nội quy trại giam. Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Quy chế trai giam, Nội quy trại giam và những văn bản pháp luật khác của Nhà nước ta quy định rõ quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, không phân biệt dân tộc, quốc tịch, thành phần xã hội, lứa tuổi, đảng phái. Điều 36 Pháp lệnh thi hành án phạt tù; Điều 34 Quy chế trại giam quy định phạm nhân là người nước ngoài khi chấp hành hình phạt tù phải chấp hành các quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù và Quy chế trại giam, trừ những điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia có quy định khác. 7.2. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của phạm nhân: 7.2.1. Quyền của người đang chấp hành hình phạt tù: Quyền của phạm nhân là những việc mà phạm nhân được làm, được pháp luật cho phép trong thời gian chấp hành án phạt tù. Điều 29 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù quy định “Người đang chấp hành án phạt tù được hưởng các quyền công dân trừ những quyền bị pháp luật hoặc Toà án tước”. Như vậy, trừ những quyền bị pháp luật hoặc Toà án tước (lưu ý ở đây không phải là hình phạt bổ sung tước một số quyền công dân được áp dụng đối với một số người đã chấp hành xong hình phạt theo Điều 92 Bộ luật hình sự), còn lại các quyền khác phạm nhân đều được hưởng như công dân khác mà Chương V Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001) đã duy định. 7.2.1.1. Những quyền công dân bị pháp luật hoặc Toà án tước hay hạn chế: + Các quyền tự do về thân thể, chỗ ở, đi lại… + Quyền bầu cử, ứng cử. + Tham gia nghĩa vụ quân sự. + Đảm nhiệm các chức vụ và làm việc trong cơ quan Nhà nước. + Tự do kinh doanh. 7.2.1.2. Những quyền mà người đang chấp hành án phạt tù được hưởng: Phạm nhân là người có tội, đang bị Nhà nước ta giam giữ ở trại giam để giáo dục họ thành người lương thiện. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân có những quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định cụ thể như sau: + Được hưởng các quyền công dân trừ những quyền bị pháp luật hoặc Toà án tước đã ghi trong bản án, quyết định của Toà án. + Được Nhà nước cấp tiêu chuẩn ăn, mặc, ở theo quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù. + Được bảo vệ tính mạng, tôn trọng nhân phẩm, bình đẳng trước pháp luật và chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, bảo hiểm sức khoẻ, tai nạn lao động, được miễn lao động trong các trường hợp không thể tham gia lao động vì lý do sức khoẻ hoặc lý do thích hợp khác. + Được học tập pháp luật, giáo dục công dân, học văn hoá, học nghề, truyền nghề. + Được tham gia các hoạt động và sáng tạo trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, nghe đài, đọc sách báo… + Được lao động và hưởng thụ sản phẩm lao động, được thưởng bằng tiền hoặc hiện vật và bồi dưỡng phù hợp với kết quả lao động. + Được thăm gặp thân thân, nhận thư, quà, bưu phẩm, viết đơn thư, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. + Được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, đặc xá theo quy định của pháp luật. + Được tham gia bình xét thi đua, xếp loại cải tạo cho phạm nhân. + Được tham gia quản lý, giữ trật tự trong trại giam như tham gia Ban tự quản phạm nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường. + Được trả tự do và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và nhận lại các tài sản đã gửi bộ phận lưu ký của trại. 7.2.2. Nghĩa vụ của người đang chấp hành hình phạt tù: Nghĩa vụ của phạm nhân là những hành vi mà phạm nhân phải thực hiện vì lợi ích của trại giam, của phạm nhân khác. Cụ thể là: + Phải chấp hành mọi quy định của pháp luật về giam giữ, cải tạo và các chế độ giáo dục cải tạo. + Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, giúp đỡ phạm nhân khác thi hành bản án. + Chấp hành các quy định về chế độ giam giữ, về ăn, mặc, ở, phòng và chữa bệnh. + Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ trại giam, tự giác rèn luyện để trở thành người lương thiện. + Phải tham gia lao động, học tập và sinh hoạt theo quy chế trại giam, được lao động tăng gia cải thiện. Nghiêm cấm chống đối lao động, chây lười, lãn công lao động. + Không được đem vào trại giam đồ vật cấm, rượu, bia và các chất kích thích khác… + Phải chấp hành những quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình chấp hành án phạt tù như quyết định dẫn giải, bắt buộc chữa bệnh, kỷ luật… + Phải giữ gìn vệ sinh thân thể, nơi ở và môi trường trại giam. + Tự giác rèn luyện, tiếp thu sự giáo dục của Nhà nước trở thành công dân lương thiện. + Nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ trại giam. * Công tác thi hành án phạt tù là giai đoạn cuối của hoạt động tố tụng hình sự, do đó rất quan trọng và phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều ngành và cá nhân. Bởi vậy, để tổ chức thực hiện công tác này một cách thống nhất, đúng trình tự thủ tục pháp luật, thì việc nghiên cứu nắm vững tinh thần nội dung các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này là rất cần thiết. Chương 2: Thực trạng công tác thi hành án phạt tù. 1. Đánh giá kết quả thi hành án phạt tù: 1.1. Tình hình chung: Hiện nay, tình hình quốc tế và khu vực có những diễn biến rất phức tạp, bạo lực, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố, bắt cóc con tin xảy ra ở nhiều nơi, tranh chấp lãnh thổ, chạy đua vũ trang gia tăng, cạnh tranh về nguồn tài nguyên, năng lượng gay gắt. Trong nước các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, vấn đề dân tộc, xung đột xã hội để kích động, can thiệp nhằm thực hiện ý đồ gây mất ổn định, chuyển hoá chế độ chính trị ở nước ta. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề bức xúc về xã hội chưa được giải quyết dứt điểm, thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, vấn đề ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao đã ảnh hưởng đến đời sống các tầng lớp nhân dân, làm tăng thêm yếu tố phức tạp đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tình hình tội phạm tuy đã được kiềm chế, nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ án tính chất đặc biệt nghiêm trọng như: chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, cướp , cướp giật, tội phạm tham nhũng, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao có chiều hướng gia tăng, hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia với nhiều thủ đoạn tinh vi, tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng nhất là tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, cướp có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tội phạm ma tuý, hiếp dâm, tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em… Theo báo cáo tổng kết công tác thi hành án phạt tù năm 2007 của Cục quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng - Bộ Công an cho thấy: Số lượng phạm nhân đưa đến chấp hành án tại các trại giam tiếp tục tăng, trong năm 2007 Cục quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng đã quyết định đưa 39.9394 phạm nhân đến các trại giam chấp hành án. Mặc dù đã tha hết án và tha đặc xá là 32.718 phạm nhân nhưng nhiều trại giam vẫn trong tình trạng quá tải. Tính đến cuối năm 2007 Cục quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng đang quản lý 103.945 phạm nhân, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 5.843 phạm nhân. Thành phần, tính chất tội phạm đa dạng, phức tạp, số đối tượng phạm tội và có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy chiếm tỷ lệ cao. 1.2. Tình hình các đối tượng đang quản lý giam giữ: Quá trình chấp hành hình phạt tù tại các trại giam, phần lớn phạm nhân xác định được tội lỗi, cố gắng trong học tập, cải tạo, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế trại giam, mong muốn được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước, sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, tái hoà nhập với cộng đồng xã hội. Qua bình xét, xếp loại thi đua có 7.823 phạm nhân (chiếm 8,32% được xếp loại cải tạo tốt, 72.569 phạm nhân (chiếm 77,15% ) được xếp loại cải tạo khá, nhiều phạm nhân đã lập công hoặc có thành tích trong học tập cải tạo như: phát hiện phạm nhân khác trốn, phòng chống thiên tai, bão lũ… được đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc đặc xá. Tuy nhiên bên cạnh đó một số phạm nhân loại lưu manh chuyên nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, nhiễm HIV, số không đủ điều kiện tiêu chuẩn đặc xá có thái độ học tập cải tạo cầm chừng, một số tên chống đối quyết liệt, nhịn ăn, đòi yêu sách, thường hay vi phạm nội quy, quy chế trại giam 1.3. Công tác giam giữ, quản lý phạm nhân: Chủ động nắm chắc tình hình, phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm nội quy, quy chế trại giam của các đối tượng. Tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, duy trì trật tự kỷ cương, đảm bảo an toàn các trại giam. Đẩy mạnh công tác quản lý giam giữ số đối tượng phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, số phạm nhân có quốc tịch nước ngoài và số phạm nhân phạm tội hình sự nguy hiểm đang giam giữ ở các trại giam đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ và pháp luật. Công tác vũ trang bảo vệ trại được chấn chỉnh và thực hiện đúng nguyên tắc quy định. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Ngành về công tác vũ trang canh gác, tuần tra, kiểm soát bảo vệ trại giam và dẫn giải phạm nhân. Các trại giam đã bổ sung, chỉnh lý các phương án bảo vệ an toàn trại và tổ chức thực tập thành thạo để chủ động đối phó khi có tình huống xấu có thể xảy ra. 1.4. Công tác giáo dục và thực hiện chính sách pháp luật. Công tác giáo dục và thực hiện chính sách pháp luật đối với phạm nhận được thực hiện đảm bảo, cảnh quan môi trường và về sinh môi trường trong các trại giam có nhiều chuyển biến tích cực. Tổ chức tốt việc phạm nhân học tập chính trị, pháp luật, nội quy, quy chế trại giam; cải tiến nội dung, chương trình giáo dục cho từng loại đối tượng; chú trọng việc tổ chức dạy văn hoá xoá mù chữ cho phạm nhân, năm 2007 đã tổ chức dạy văn hoá xoá mù chữ cho 3.127 phạm nhân. Năm 2007 có 56.835 phạm nhân cải tạo tiến bộ được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, trong đó có 2.228 phạm nhân được giảm hết thời hạn còn lại, 1.163 phạm nhân được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (chủ yếu là số phạm nhân mắc các bệnh hiểm nghèo và bị nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối). Đối với công tác đặc xá được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, khách quan, đúng quy định và đảm bảo đúng tiến độ, đã thu được kết quả tốt đẹp, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, đáp ứng yêu cầu chính trị, pháp luật và đối ngoại của đất nước, được nhân dân đồng tình ủng hộ, dự luận quốc tế hoan nghênh. Qua đó, tiếp tục khẳng định chính sách nhân đạo khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội, góp phần tích cực vào việc đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Nhà nước ta. Công tác phòng dịch và khám chữa bệnh cho phạm nhân được các trại giam quan tâm, nhất là các trại nằm trong vùng xảy ra dịch bệnh, vùng bị ảnh hưởng của bão lũ. Các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám, cấp thuốc và điều trị bệnh cho số phạm nhân ốm đau được quan tâm đúng mức, nhất là số phạm nhân mắc các bệnh hiểm nghèo được chăm sóc chu đáo hơn. Tổ chức cho 127.550 lượt phạm nhân được thăm gặp gia đình, đảm bảo đúng quy định và có giám sát chặt chẽ, an toàn. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và các cuộc thi tìm hiểu lịch sử dân tộc nhân các ngày lễ lớn, Hội thi tiếng hát tình đời, qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục, khơi giậy lòng tự hào dân tộc, hiểu biết về tác hại của ma tuý, HIV/AIDS và các bệnh xã hội khác để phòng chống cho bản thân và xã hội đạt hiệu quả. Tổ chức cho phạm nhân được thăm gặp vợ (chồng) từ 24 - 48 giờ, phạm nhân được điện thoại liên lạc với gia đình, xem sách báo, ti vi tại phòng ở, nhiều trại đã tổ chức được Hội nghị gia đình phạm nhân, qua đó phối hợp cùng trại để giáo dục, động viên phạm nhân. Các chế độ chính sách liên quan đến phạm nhân đều được công khai để phạm nhân và gia đình phạm nhân biết. Từ đó đã tạo cho phạm nhân yên tâm, phấn đấu, tin tưởng cải tạo tiến bộ 1.5. Công tác tổ chức lao động sản xuất, dạy nghề và hậu cần: Trong thời gian qua, nhiều trại giam đã chủ động điều chỉnh phù hợp, gắn liền với công tác giam giữ, quản lý, giáo dục các loại đối tượng đã tích cực chuyển đổi ngành nghề, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng liên kết xây dựng thêm nhà xưởng dạy nghề, tạo việc làm cho hơn 30.000 phạm nhân lao động trong nhà xưởng và có việc làm ổn định đã tạo thêm nguồn thu đáng kể phục vụ tái sản xuất mở rộng, xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, cải thiện đời sống cho cán bộ chiến sỹ và phạm nhân. Hầu hết các trại giam đều có Trung tâm dạy nghề, liên hệ với địa phương mời giáo viên đến truyền đạt dạy nghề như: may mặc, cơ khí, rèn, nề, mộc, vi tính… nhiều phạm nhân được học nghề trong trại, khi chấp hành xong hình phạt tù tái hoà nhập cộng đồng xã hội, trở thành những người sản xuất giỏi ở các địa phương. 2. Những tồn tại trong công tác thi hành án phạt tù: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những thiếu sót sau đây: 2.1. Mặt dù đã được lãnh đạo các cấp quan tâm, chú trọng đến công tác cán bộ nhưng hiện nay, đội ngủ làm công tác quản lý các đối tượng đang giam giữ còn thiếu, yếu, nhiều cán bộ chưa qua đạo tạo cơ bản. Do đó trong công tác chuyên môn gặp không ít khó khăn. 2.2. Đối với công tác giáo dục: việc tổ chức cho phạm nhân mới đến trại giam học tập, một số trại mới chỉ dừng lại ở nội dung học tập Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Nội quy, Quy chế trại giam và 4 tiêu chuẩn chấp hành hình phạt tù, chưa cụ thể các nội dung trên. Việc tổ chức học tập cho số phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong hình phạt tù, một số trại chưa được quan tâm đúng mức. 2.3. Một số trại giam còn thiếu nước sinh hoạt nhất là vào mùa nắng nóng. Việc đảm bảo trật tự, vệ sinh và tạo cảnh quan môi trường “xanh, sạch, đẹp” ở một số trại giam còn chậm, do chưa có cách làm phù hợp. Trật tự nội vụ trong buồng giam, buồng ở có lúc chưa ngăn nắp. 2.4. Triển khai các dự án, nhất là dự án về xây dựng công trình giam giữ còn chậm, một số mẫu thiết kế có những chi tiết bất hợp lý chậm được khắc phục, chỉnh sửa. * Từ thực tiễn công tác thi hành án phạt tù đã đánh giá ở trên, các cơ quan quản lý thi hành án đã tổ chức thực hiện đảm bảo, đúng quy trình thủ tục theo luật định, đáp ứng được nhu cầu công tác quản lý, giam giữ, giáo dục người bị kết án tù trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. 3. Kiến nghị: 3.1. Các cơ quan quản lý công tác thi hành án phạt tù nghiên cứu, đề xuất về công tác phân loại, tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại và một số điều Nghị định 60/CP ngày 16.9.1993 của Chính phủ về Quy chế trại giam, đồng thời rà soát, đề xuất huỷ bỏ và sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên Bộ, Ngành cho phù hợp với quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù đã bổ sung, sửa đổi năm 2007. 3.2. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm cho đội ngủ cán bộ làm công tác quản lý giam giữ phạm nhân, nhất là những người đứng đầu đứng đầu của các cơ quan tiến hành tố tụng có một bản lĩnh chính trị trong sáng, trình độ nghiệp vụ vững vàng, không ngại va chạm, dám làm dám chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. 3.3. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với những cán bộ chiến sĩ trên lĩnh vực công tác quản lý, giam giữ phạm nhân để họ yên tâm, toàn ý, hết lòng phục vụ công việc, hạn chế thấp nhất những sai sót trong công tác thi hành án phạt tù. PHẦN KẾT LUẬN 1. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế và khu vực có những diễn biến rất phức tạp, hoạt động khủng bố, bắt cóc con tin xảy ra ở nhiều nơi, tranh chấp lãnh thổ, chạy đua vũ trang gia tăng, cạnh tranh về nguồn tài nguyên, năng lượng gay gắt. Trong nước các thế lực thù địch và bọn phản động tăng cường lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, vấn đề dân tộc để kích động, can thiệp nhằm thực hiện ý đồ gây mất ổn định, chuyển hoá chế độ chính trị ở nước ta. 2. Trước tình hình trên, công tác thi hành án phạt tù tuy còn nhiều khó khăn, số lượng phạm nhân được đưa đến các trại giam tiếp tục tăng, thành phần và tính chất đa dạng, phức tạp; nhiều trại giam trong tình trạng quá tải, chỗ ở chật chội không đảm bảo quy định, tình hình thiên tai, dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến hoạt động chung của các trại giam. Nhưng do làm tốt công tác dự báo tình hình, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, các trai đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, tạo được những chuyển biến tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Ngành giao cho. 3. Đối với công tác quản lý, giam giữ được thực hiện nghiêm túc, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình tư tưởng của các loại đối tượng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả những hành vi vi phạm nội quy, quy chế trại giam. Tổ chức phối hợp đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, trật tự kỷ cương trại giam được giữ vững, đảm bảo tuyệt đối an toàn trại trong mọi tình hình. 4. Về công tác giáo dục và thực hiện chính sách pháp luật đối với phạm nhân đi vào nề nếp, ổn định; điều kiện giam giữ, môi trường giáo dục được cải thiện, công tác phòng chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho phạm nhân được quan tâm đúng mức, phần lớn các loại đối tượng yên tâm, phấn đấu học tập cải tạo tiến bộ, hạn chế số phạm nhân vi phạm nội quy kỷ luật. 5. Tuy nhiên, công tác thi hành án phạt tù còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, số phạm nhân vi phạm kỷ luật chưa giảm đáng kể, công tác giáo dục phạm nhân chưa chuyên sâu, triển khai các dự án còn chậm, nhất là các mẫu thiết kế các công trình giam giữ còn một số chi tiết chưa hợp lý… 6. Việc đề xuất, kiến nghị ở phần trên là xuất phát từ tình hình thực tế. Vì vậy, để tổ chức thực hiện tốt công tác thi hành án phạt tù trong giai đoạn hiện này, cần phải chỉnh lý những vấn đề đã nêu là rất thiết thực. Với bài viết này, bản thân đã thể hiện những kiến thức thu nhận qua học tập cũng như tham khảo tài liệu và kinh nghiệm thực tế trong công tác thi hành án phạt tù. Có thể chưa đầy đủ, còn sai sót nên rất mong các thầy cô giáo Trường Đại học khoa học Huế quan tâm góp ý phê bình./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) Bộ luật hình sự năm 1999. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993 (đã bổ sung, sửa đổi năm 2007) Tìm hiểu pháp lệnh thi hành án phạt tù và các văn bản pháp luật có liên quan của Thạc sĩ luật Trịnh Văn Thanh – Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Nghị định số 60/CP ngày 16.9.1993 của Chính phủ ban hành “Quy chế trại giam”. Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30.6.1993 của Toà án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù. Quyết định số 458/BNC (V19) ngày 13.12.1993 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc quản lý Nhà nước công tác thi hành án phạt tù trong lực lượng Công an nhân dân. Thông tư số 11/TTLB ngày 20.12.1993 của Liên bộ Nội vụ (Bộ Công an) - Quốc phòng – Tài chính – Giáo dục và đào tạo – Lao động, Thương bình và xã hội, hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hoá, dạy nghề, chế độ sinh hoạt giải trí cho phạm nhân. Thông tư số 12/TTLB ngày 20.12.1993 của Liên bộ Nội vụ (Bộ Công an) - Quốc phòng – Tài chính – Giáo dục và đào tạo – Lao động, Thương bình và xã hội, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn, mặc, ở, tổ chức phòng, chữa bệnh, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho phạm nhân. Thông tư số 07/2007/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 07.6.2007 hướng dẫn chế độ lao động, dạy nghề và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam. --------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe tai van de thi hanh an phat tu.doc
Tài liệu liên quan