Tìm hiểu về Hệ thống quản lí môi trường

Trong một tổ chức doanh nghiệp thì chính sách môi trường chính là sự cam kết ban đầu về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục các kết quả hoạt động về môi trường. Chính sách về môi trường đưa ra những nguyên tắc lí thuyết và thực hành giúp tổ chức có thể vận hành hệ thống quản lí môi trường của mình, đó là bước đầu trong việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lí môi trường doanh nghiệp. Vì vậy cần phải xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ. -Lập kế hoạch Là giai đoạn thứ hai trong hệ thống quản lí môi trường liên quan đến việc xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức, doanh nghiệp phải tuân thủ theo,xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp và đảm bảo đạt được các mục tiêu đó. Đây là giai đoạn thực hiện những thay đổi trong tổ chức ( hoạt động, pháp luật, quá trình .) hơn nữa thực hiện cải tiến liên tục hoạt động bảo vệ môi trường. -Thực hiện các tác nghiệp Giai đoạn này cung cấp những công cụ, quy trình và nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống một cách bền vững, các bước thực hiện trong giai đoạn này: +Phân công trách nhiệm , quyền hạn đầy đủ thực hiện hệ thống quản lí môi trường.

doc52 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Hệ thống quản lí môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang tính tự nguyện nên nhu cầu chứng nhận ISO 14001 còn thấp( 148 doanh nghiệp Việt Nam đăng kí ). Điều này là do: + Lãnh đạo các doanh nghiệp còn hạn chế trong nhận thức về TCVN ISO 14001 thậm chí có trường hợp không hiểu ý nghĩa của ISO 14001 là gì? +Còn trong trường hợp có người nắm bắt được ISO 14001 thì thực hiện không hiệu quả, chưa sẵn sàng dành nguồn lực cho vấn đề này . +Một số doanh nghiệp chạy đua ISO theo phong trào, khi thấy doanh nghiệp khác đạt được thì cũng làm mọi cách để doanh nghiệp mình có được mặc dù nó chưa đạt tiêu chuẩn. Việc đăng kí,áp dụng, duy trì TCVN ISO 14001 đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn kinh phí lớn.Chi phí bao gồm: +Chi phí cho việc xây dựng và duy trì hệ thống: Đó là những chi phí nội bộ xác định bằng chi phí thời gian của công nhân nhưng điều đó là chưa đủ , cần có sự hỗ trợ thêm từ bên ngoài. Việc đào tạo cán bộ về lĩnh vực môi trường cũng cần thời gian và tiền bạc. + Chi phí tư vấn Việc tiến hành hoạt động quản lí môi trường không phải lúc nào tổ chức có thể tự mình làm được mà phải thuê các chuyên gia tư vấn giúp đỡ. Chi phí thuê chuyên gia thường rất cao và nó cũng là khoản chi phí đáng kể. +Chi phí đăng kí Lệ phí để đăng kí tiêu chuẩn cao trong khi hầu hết các doanh nghiệp lại bị hạn chế về ngân sách. Trình độ công nghệ ở các doanh nghiệp lạc hậu, thiếu sự thành thạo về chuyên môn. Do đó việc áp dụng TCVN ISO 14001 trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Thực tế ở Việt Nam vẫn thiếu những chính sách khuyến khích hỗ trợ và những biện pháp tuyên truyền thích hợp. Sự thiếu công nhận của quốc tế đối với các cơ quan chứng nhận trong nước: Muốn hôi nhập quốc tế thì phải được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế. Những tiêu chuẩn này được kiểm định bởi các cơ quan đo lường, tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các cơ quan này vẫn chưa được xây dựng đầy đủ. Vì vậy cần tăng cường xây dựng chúng hoàn thiện hơn. IV. Giải pháp cho thực trạng ở doanh nghiệp Việt Nam Có thể thấy việc thực hiện TCVN ISO 14001 ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và khó khăn. Vậy giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên: 1. Thay đổi trong nhận thức Đây là vấn đề cơ bản và cốt lõi. Một khi có những thay đổi trong nhận thức tốt sẽ góp phần giảm thiểu các tác động xấu , tăng cường độ an toàn cho người lao động, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn. 2. Chính sách về môi trường của nhà nước Những chính sách này quy định những trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đảm bảo môi trường trong giới hạn cho phép. Đưa ra các biện pháp xử lí nghiêm minh nếu doanh nghiệp vi pham. Đưa ra lời khuyến cáo giúp thúc đẩy việc áp dụng hệ thống quản lí môi trường này. 3. Cam kết của lãnh đạo Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người đi đầu trong việc thực hiện cam kết về TCVN ISO 14001, phải có sự tham gia của cấp lãnh đạo thì việc thực hiện mới thành công vì họ là những người đứng đầu công ty, có quyền quyết định công việc cao nhất. 4. Đầu tư đổi mới công nghệ Việc đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại sẽ làm cho trình độ của công nhân tăng, năng suất lao động tăng , tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng TCVN ISO 14001. 5. Đào tạo nâng cao nhận thức của lãnh đạo cũng như công nhân trong doanh nghịêp. 6. Ngoài ra đối với các tổ chức chứng nhận + Xây dựng hành lang pháp lí cho hoạt động tư vấn + Cạnh tranh bình đẳngt trong cung cấp dịch vụ. V /Điều kiện cần thiết để phát triển TCVN ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam Để phát triển rộng rãi TCVN ISO 14001 ở Việt Nam thì cần có những điều kiện cơ bản sau: 1. Cần có sự nỗ lực của cả chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức, các cơ quan chức năng trong hoạt động quảnlí môi trường. Phải có sự tham gia đầy đủ của các ban liên quan.: + Cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức. + Sự hỗ trợ của chính phủ thông qua các chính sách và thông qua tiền bạc. 2. Có thái độ nhận thức đúng đắn về môi trường, hoạt động quản lí môi trường trong TCVN ISO 14001. CHƯƠNG V NGHIÊN CứU Hệ THốNG QUảN Lí MÔI TRƯờNG THEO TIÊU CHUẩN ISO 14001 TạI CÔNG TY Cổ PHầN MAY ĐứC GIANG I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Đức Giang Công ty cổ phần may Đức Giang ( May Đức Giang Join Stock Company) tên viết tắt là DUGACO được thành lập vào năm 1989. Địa chỉ: Số 59 phố Đức Giang quận Long Biện Hà Nội Giám đốc công ty: Hoàng Vệ Dũng. Tổng số công nhân trong công ty: 9200 người. Xí nghiệp đóng tại quận Long Biên gồm các bộ phận: Xí nghiệp giặt mài Xí nghiệp thêu Các xí nghiệp may Phòng cơ điện Trạm y tế Các khối phòng ban hành chính Phòng kĩ thuật Khu nhà ăn Khu vệ sinh Các khu nhà khác Lĩnh vực hoạt động Tơ tằm Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc thô, sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vài dệt thoi từ các nguyên liệu trên Bông Xơ dệt gốc thực vật khác, sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy Sợi flament nhân tạo Mền xơ, phát và các sản phẩm không dệt, các loại sợi đặc biệt, sợi xe, sợi cooc, sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng Các loại vải dệt thoi đặc biệt, các loại vải dệt chần sợi vòng, hàng thêu ren và hàng trang trí Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp, các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp Các loại hàng dệt kim hoặc móc Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác, bộ vải, quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác, vải vụn Khuy và khóa kéo Dịch vụ xây dựng các tòa nhà Dịch vụ bán buôn, không dựa trên cơ sở tính phí hoặc hợp đồng Dịch vụ bán buôn, dựa trên cơ sở tính phí hoặc hợp đồng Dịch vụ bán lẻ, dựa trên cơ sở tính phí hoặc hợp đồng Dịch vụ vận tải đường bộ Dịch vụ sản xuất, trừ các sản phẩm kim loại, máy móc và thiết bị II. Hiện trạng môi trường của Công ty cổ phần may Đức Giang khi chưa thực hiện theo TCVN ISO 14001 - Công ty bước vào hoạt động từ năm 1989 và không có vấn đề lớn về môi trường. Tuy vậy hoạt động sản xuất của nó có thể gây ô nhiễm môi trường.Các nguồn thải bao gồm: + Chất thải rắn công nghiệp: kim máy khâu hỏng, khuy áo, vải thừa + Nước thải: nước thải từ quá trình sản xuất, nước thải từ quá trình nhuộm + Khí thải: khí bay hơi từ dung môi, từ dầu sử dụng trong quá trình sản xuất. - Công ty May Đức Giang đã nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, có sự trang bị hệ thống xử lí nước thải. - Trước giai đoạn thực hiện TCVN ISO 14001 công ty đã thành công trong việc áp dụng TCVN ISO 9000 về chất lượng. Đó cũng là động lực để công ty tiến hành tiếp TCVN ISO 14001 để đảm bảo theo yêu cầu sản xuất quan tâm đến vấn đề môi trường và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. III. Thực hiện MES theo TCVN ISO 14001 tại Công ty cổ phần may Đức Giang 1. Chính sách môi trường Công ty cổ phần may Đức Giang cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may của công ty, bao gồm các nội dung sau: Cam kết cải tiến liên tục, ngăn ngừa ô nhiễm thông qua việc thực hiện nghiêm túc các thủ tục của Hệ Thống Quản Lí Môi Trường ISO 14001: 2004 Cam kết đảm bảo môi trường làm việc trong công ty đạt TCVN và các quy định khác có liên quan nhằm bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp Cam kết đảm bảo quyền lợi người lao động thực hiện theo pháp luật, đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất. Huấn luyện ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Thủ trưởng các đơn vị trong công ty nghiêm chỉnh chấp hành và thường xuyên chỉ đạo nhân viên, công nhân trong đơn vị mình thực hiện chính sách môi trường nêu trên. Chính sách này được phổ biến đến tất cả các thành viên trong công ty may Đức Giang cũng thực hiện giới thiệu chính sách này cho các thành viên mới được nhận vào công ty. Nhờ vậy, họ có thể nhận thức được trácnh nhiệm của mình ngay từ ngày đầu làm việc tại công ty. Mặt khác các nhân viên của công ty cũng có thể nắm được những chính sách môi trường của công ty thông qua các bản hướng dẫn về công việc của họ thực hiện thường ngày. Ngoài ra công ty cũng thực hiện truyền thông các chính sách môi trường của mình đối với bên ngoài. Trong những dịp đặc biệt như các hội nghị, hội thảo, công ty đưa ra các văn bản giới thiệu về chính sách môi trường cũng như các nội dung liên quan đến hoạt động môi trường của công ty. Công ty cũng có những trang web riêng trên internet. Việc đưa các thông tin lên mạng và mở các thông tin cho cộng đồng là điều hết sức cần thiết và hữu ích. 2. Khía cạnh môi trường Công ty đã thiết lập các hướng dẫn nhằm đánh giá và xác định các khía cạnh môi trường.Bao gồm tầm quan trọng và mức độ mà công ty có thể kiểm soát và mong muốn đạt được. Các khía cạnh môi trường có thể được xác định như một ảnh hưởng môi trường tiềm tàng được quản lí trong các tài liệu và sổ tay hướng dẫn. Các khía cạnh môi trường và ảnh hưởng môi trường tiềm tàng trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần may Đức Giang : Bụi thông thường Hoá chất Tiếng ồn Phát điện Rác thải thông thường Rác thải nguy hại Dầu thải Rò rỉ hoá chất Mùi Chập chấy điện Sử dụng điện Sử dụng tài nguyên ( giấy) Sử dụng nước Nổ Chiếu sáng Bùn thải Nước thải Hơi ẩm Khí thải nồi hơi Khí thải bếp và lò hơi đốt than nấu ăn. Những khía cạnh môi trường được đề cập trên có nguy cơ tiềm tàng tác động nghiêm trọng nếu các chỉ số về nó ngày càng gia tăng. Bởi nó có thể ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh như: +Gây ô nhiễm đất: khi bụi, hoá chất, rác thải. dầu thải, rò rỉ hoá chất, bùn thải gia tăng và thải vào trong đất thì làm cho đất bị thoái hoá và dễ tích tụ những chất độc sẽ ảnh hưởng tới con người và sinh vật. +Ô nhiễm nước: do hoá chất, rác thải, rò rỉ hoá chất, nước thải. Làm cho nồng độ BOD, COD có thể tăng cao. ảnh hưởng đến nguồn nước của dân cư xung quanh cũng như các sinh vật sống trực tiếp tại những dòng sông mà thải nước thải xuống đó. + Ô nhiễm không khí: nguyên nhân là thải ra bụi, hoá chất, dầu thải, rò rỉ hóa chất, chập cháy điện, nổ, bùn thải, khí thải nồi hơi, khí thải bếp và nồi hơi đốt than nấu ăn. Làm cho chất lượng không khí bị giảm, tăng các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng, phổi, lao +Sức khoẻ con người: tất cả các yếu tố trên đều tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người.Không chỉ những người công nhân sản xuất mà cả dân cơ quanh đó. Nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh nghiêm trọng đặc biệt như ung thư có chiều hướng gia tăng. +Tác động đến hệ động thực vật: những thảm động thực vật xung quanh nhà máy cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng rất lớn do các tác nhân trên khi được thải vào môi trường. Nó làm giảm tính đa dạng sinh học và làm thoái hoá nhiều giống cây trồng vật nuôi. + Một lượng thải lớn những yếu tố trên có thể gây hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong quá trình đánh giá và khảo sát đã rút ra được các khía cạnh môi trường quan trọng trong bảng sau: Danh mục các khía cạnh môi trường nổi bật năm 2006 Bảng 4 TT Khía cạnh môi trường nổi bật Tác động đến môi trường Đơn vị liên quan Biện pháp theo dõi / kiểm tra Tần suất kiểm tra Tài liệu liên quan 1 2 3 4 5 6 7 1 Chập cháy điện -Sức khoẻ con người -Ô nhiễm nguồn nước -Chất lượng cuộc sống Các đơn vị trong công ty -Thường xuyên kiểm tra các đường dây dẫn điện, các vị trí nối dây, ổ phích, phích cắm, cầu dao, bàn là, công tơ, attomat, công tắcnếu không bảo đảm an toàn phải cho thay ngay. -Thực hiện theo hướng dẫn tự kiểm tra và khắc phục thiếu sót về ATLĐ-VSLĐ và PCCN số 274/BHLĐ ngày 26/3/2002. -Kiểm tra hàng ngày -Kiểm tra định kì - Kiểm tra đột suất. -Quy trình ứng phó trường hợp khẩn cấp-QT06 -Quy trình an toàn-QT25 - HD tự kiểm tra và khắc phục thiếu sót về ATLĐ-VSLĐ và PCCN- số 274/BHLĐ ngày 26/3/2002 2 Nổ -Ô nhiễm đất -Ô nhiễm nguồn nước -sức khoẻ con người Nồi hơi đốt dầu, đốt than, giặt mài, trạm khí nén, trạm biến áp -Thực hiện theo định kì bảo dưỡng các loại nồi hơi, trạm khí nén, trạm biến áp -Thường xuyên kiểm tra để phát hiện, khắc phục những trường hợpcó khả năng gây mất an toàn. - Thực hiện theo hướng dẫn tự kiểm tra, tự khắc phục thiếu sót về ATLĐ-VSLĐ và PCCN số 274/BHLĐ ngày 26/3/2002. Kiểm tra hàng ngày -Kiểm tra định kì - Kiểm tra đột suất. -Quy trình ứng phó trường hợp khẩn cấp-QT06 -Quy trình an toàn-QT25 - HD tự kiểm tra và khắc phục thiếu sót về ATLĐ-VSLĐ và PCCN- số 274/BHLĐ ngày 26/3/2002. 3 Sử dụng điện -Sức khoẻ con người -Chất lượng cuộc sống -Hoả hoạn Các đơn vị trong công ty Mọi CBCNV phải có ý thức sử dụng tiết kiệm và phát hiện nơi nào không an toàn phải báo cho thự điện hoặc P.cơ điện xử lí. -Kiểm tra hàng ngày -Kiểm tra định kì - Kiểm tra đột suất -Quy trình ứng phó trường hợp khẩn cấp-QT 06 -Quy trình an toàn-QT 25 - HD tự kiểm tra và khắc phục thiếu sót về ATLĐ-VSLĐ và PCCN (274/KT-BHLĐ 26/3/2002-Quy định tiết kiệm điện năng máy điều hoà trung tâm (số 297/QĐ-BĐ ngày 24/2/2003). 3. Các yếu tố về pháp luật và các yếu tố khác Bộ phận môi trường trong công ty có trách nhiệm xác định các quy định pháp luật về môi trường nào có liên quan. Bộ phận hành chính xác định các văn bản quy định về an toàn sức khoẻ và cháy nổ, những lĩnh vực có liên quan chặt chẽ đến các khía cạnh môi trường. Mỗi bộ phận nhà máy xác định các yêu cầu khác nhau liên quan đến khía cạnh môi trường. Sau đó bộ phận môi trường sẽ tổng hợp các quy định pháp luật có liên quan đến khía cạnh môi trường của công ty. Các quy định này sẽ được xem xét khi xác định các mục tiêu và chỉ tiêu của công ty. Bộ phận môi trường trong công ty cung cấp hướng dẫn nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy định khác. Dựa trên các tiêu chuẩn hướng dẫn quy định cho các khía cạnh môi trường có ý nghĩa như sau: Bảng 5 TT Khía cạnh môi trường Tiêu chuẩn liên quan Đơn vị liên quan Chỉ tiêu kiểm tra Tần suất kiểm tra Trách nhiệm kiểm tra Tài liệu liên quan 1 Bụi thông thường TCVN 5937 – 1995 Các đơn vị #1 mg/ m3 1lần/ quý trạm y tế phòng cở điện phòng ISO -Quy trình VSLĐ – QT 05 -QT KS và giám sát các thông số MT- QT 07 2 Sử dụng hoá chất XN giặt mài Thực hiện theo các quy định về hoá chất hàng ngày Giám đốc XN giặt mài -QT an toàn –QT 25 -Dữ liệu an toàn các loại hoá chất - Chất lỏng hoạt tính tác hại và biện pháp an toàn( số 05/ BPAT ngày 20/4/2002) Nội quy sử dụng hoá chất. 3 Tiếng ồn TCVN 3150 – 79 XN thêu 85 db 1lần/ quý Trạm y tế, phòng cơ điện, phòng ISO -quy trình VSLĐ – QT 05 -QT KS và giám sát các thông số MT – QT 07 4 Phát nhiệt - Quy định số 505/BYT tháng 10/2002 Các đơn vị - Mùa hè 320C. Mùa đông 180C 1lần/ quý hoặc đột xuất Trạm y tế phòng cơ điện phòng ISO -QT KS và giám sát các thông số MT – QT 07 - QT an toàn QT 25 5 Rác thải thông thường Các đơn vị Đảm bảo theo quy định hàng ngày Tram y tế -Quy trình vệ sinh lao động QT 05 -thông báo v/v quy định đổ phế lieu và rác thải. -Quy định bảo vệ môi trường đối với các nhà máy cung ứng dịch vụ bảo trì, lắp đặt -số 896/ ngày 24/7/2006 6 Rác thải nguy hại QĐ 155/1999/QĐ/TTg ngày16/04/1999 Các XN may, phòng cơ điện, trạm y tế Đảm bảo theo quy định hàng ngày Trạm y tế: kim tiêm bông, ống tiêm phòng ISO: kim gãy, bóng đèn -Quy trình vệ sinh lao động QT 05 -Quy định thu hồi kim máy gẫy,, hỏng (ngày 15/7/2002), quy định quản lí rác thải y tế -Quy định thu gom và xử lí thiết bị chiếu sáng đã loại bỏ ( số 296/ QĐ-BĐ ngày 24/2/2003) 7 Dầu thải Các XN, phòng cơ điện Đảm bảo theo quy định Theo KH thay dầu máy Phòng cơ địên -Quy định quản lí dầu thải( ngày 20/7/2002) -KH bảo dưỡng máy móc hàng năm 8 Rò rỉ dầu (dùng cho trạm biến áp) P. cơ địên Đảm bảo theo quy định Hàng ngày Phòng cơ điện QT an toàn QT 25 9 Rò rỉ dầu (xe tải) -đội xe -Đội bảo vệ Đảm bảo theo quy định Hàng ngày đội bảo vệ, đội xe -QT KS và giám sát các thông số MT QT 07 -Thông báo quản lí xe tải hoạt động trong công ty số 372 ngày 15/3/2002. -Quy định bảo vệ môi trường đối với các nhà máy cung ứng dịch vụ bảo trì, lắp đặt -số 896/ ngày 24/7/2006 10 Hơi ẩm TC 505 May 1 +May 8 +May 9 Đảm bảo theo quy định 1 quý/ lần Phòng cơ điện, trạm y tế, phòng Iso -QT KS và giám sát các thông số MT QT 07 -Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo vi khí hậu – HD 07.01 11 Rò rỉ hoá chất XN giặt mài Đảm bảo theo quy định Hàng ngày giặt mài -Giả định tình huống rò rỉ, tràn hoá chất -XN giặt mài QT an toàn QT 25 -Chất lỏng hoạt tính tác hại và biện pháp an toàn ( số 05/BPAT ngày 20/4/2002) nội quy sử dụng hoá chất. 12 Mùi nhà WC Các nhà vệ sinh Đảm bảo theo quy định Hàng ngày trạm y tế QT vệ sinh lao động QT 05 13 Chập cháy điện, cháy do dầu Các đơn vị Đảm bảo theo quy định Ngày/ tháng/ đột suất Các đơn vị - QT ứng phó trường hợp khẩn cấp QT 06, QT an toàn QT 05. -Quy định tiết kiệm điện năng máy điều hoà trung tâm ( số 297/QĐ-BĐ ngày 24/2/2003) -Kế hoạch bảo dưỡng định kì hệ thống điện, nước, khí nén, hơi nước, nước thải hàng năm. 14 Sử dụng điện Các đơn vị Đảm bảo theo quy định Hàng ngày trưởng các đơn vị 15 Sử dụng tài nguyên Các đơn vị may, khối phòng ban Đảm bảo theo quy định trưởng các đơn vị Quyết định mức khoán vật tư cho từng XN ( ngày 01/1/2001) 16 Sử dụng nước Các đơn vị Đường ống các van không xì, hở 1 tháng/ 1 lần Phòng cơ điện -Quyết định quản lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. (252/ QĐ-BĐ ngày 20/11/2002) - Quy định sử dụng máy lọc nước( 47/ QĐ- BHLĐ ngày 8/6/2002) -Nội quy sử dụng nước nhà ăn tập thể (266/NQ-QA ngày 18/2/2003) -Quy định sử dụng nước giặt mài( ngày 10/7/2002) -Kế hoạch bảo dưỡng định kì hệ thống điện, nước khí nén, hơi nước và nước thải hàng năm. 17 Nổ Các XN may, P. cơ điện, giặt mài Đảm bảo an toàn theo quy định Ngày /tháng/ đột suất Các XN may , Phòng cơ điện -QT an toàn QT 25. -Quy trình ứng phó trường hợp khẩn cấp QT 06. -Những quy định trong vận hành lò hơi đốt than BK3,0/8 số 894/QĐ CĐ ngày 22/7/2006. -Quy trình vận hành máy nén khí số 1148/ KTAT ngày 24/10/98 -QT vận hành hệ thống tự động chuyển nguồn trạm biến áp ngày 2/2/2000. -QT vận hành tổ máy phát điện -Kế hoạch bảo dưỡng định kì hệ thống điện, nước khí nén, hơi nước và nước thải hàng năm. 18 Bùn thải cống rãnh trong công ty, XN giặt mài hoặc thuê ngoài Theo định kì 1 quý/ 1 lần Phó văn phòng(đội xe) XN giặt mài -QT VSLĐ QT 05 19 Nước thải TCVN 5945-1995 Toàn công ty Theo quy định 6 tháng / 1 lần Trưởng trạm y tế -Thực hiện kiểm soát quá trình giặt QT 09.6 ngày 31/2/99 -Quy trình vận hành hệ thống xử lí nước thải --Kế hoạch bảo dưỡng định kì hệ thống điện, nước khí nén, hơi nước và nước thải hàng năm. 20 Khí thải nồi hơi TCVN 5937:1995 &TCVN5938: 1995 Nồi hơi đốt than Theo TCQĐ của nhà nước 1 năm/1 lần Trạm y tế - QT KS giám sát các thông số MT QT 07 21 Khí thải bếp nấu ăn TCVN 5937:1995 &5938: 1995 Nhà ăn tập thể Theo TCQĐ của nhà nước 1 năm/ 1 lần Trạm y tế - QT KS giám sát các thông số MT QT 07 Để thực hiện kế hoạch kiểm soát các khía cạnh môi trường những biện pháp thực hiện được đề ra như sau: -Trong giờ làm việc công nhân XN phảo đeo khẩu trang. -VSCN thường xuyên quét dọn, hút bụi. -Các thùng đựng hóa chất ở XN giặt mài phải đậy kín và có kí hiệu ở ngoài. Khi công nhân pha chế hoá chất phải đeo khẩu trang và mặc BHLĐ. -Công nhân thêu trong lúc làm việc phải đeo nút tai chống ồn vào tai. -Các XN có máy điều hoà khi ra ngoài phải đóng cửa. -Tăng cường chống nóng bằng quạt trần và quạt thông gió, hơi nước cho các đơn vị không có điều hoà và các bộ phận tiếp xúc nguồn nhiệt. CBCNV không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định, VSCN hàng ngày phải quét dọn sạch sẽ. -Đối với dầu thải phải để vào can, đúng nơi quy định trong khu vực riêng có xây bờ bao xung quanh và có biện pháp chống tràn. -Đội bảo vệ, đội xe nhắc nhở các lái xe thực hiện nghiêm chỉnh quy định của công ty. -Đo độ ẩm ở các đơn vị sử dụng hệ thống làm mát bằng hơi nước, nếu vượt quá tiêu chuẩn thì phải sử lí ngay. -Mọi công nhân phải có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng. -Vận hành đúng quy trình và kiểm tra định kì các thiết bị, nếu có sự cố phải báo ngay cho người có trách nhiệm. 4. Mục tiêu và chỉ tiêu Trách nhiệm chính trong việc xác định các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của công ty may Đức giang thuộc bộ phận môi trường. Lãnh đạo cao nhất của công ty đưa ra các mục tiêu chung và chỉ tiêu tổng thể cho toàn công ty. Sau đó sẽ phối hợp với các bộ phận trong công ty để xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị trên cơ sở các mục tiêu chung đó. Các mục tiêu chỉ tiêu của công ty được trải rộng trong nhiều lĩnh vực, hoạt động. Gồm các tiêu chuẩn nội bộ, quan trắc kiểm tra hàng ngày, lập ra các tiêu chuẩn quy đinh tiêu dùng, tái sử dụng, Các mục tiêu quản lí môi trường trong công ty: 1. Đảm bảo an toàn lao động, không để xảy ra sự cố cháy, nổ trong công ty 2. Giảm hệ số sử dụng điện so với 2005: - Xí ngiệp may 1: 2% - Xí nghiệp may 2: 2% - Xí nghiệp may 4: 2% - Xí nghiệp may 6: 2% - Xí nghiệp may 8: 2% - Xí nghiệp may 9: 2% Các chỉ tiêu cụ thể về MES trong công ty được xác định theo từng khu vực hoạt động, phân trách nhiệm cho từng ban, phòng trong thời gian xác định. Và cắt cử trách nhiệm theo dõi rõ ràng. Căn cứ vào các mục tiêu và chỉ tiêu ( bảng 1). Sau đó lập kế hoạch hành động nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đó. Bộ phận môi trường sẽ chịu trách nhiệm rà soát và cập nhật các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Họ kiểm tra và báo cáo tiến độ thực hiện theo chu kì hàng quý. Vấn đề nảy sinh sẽ được ghi lại trong hồ sơ và biên bản, nếu có mục tiêu hay chỉ tiêu nào không đạt công ty sẽ thực hiện đánh giá lại dựa trên các tiêu chí xác định mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của công ty sau đó trình lãnh đạo công ty xem xét, nếu có sự thay đổi thì sẽ được cập nhật trong các tài liệu và hồ sơ sau đó tiến hành thực hiện. 5. Chương trình quản lí môi trường Bộ phận môi trường trong công ty tiến hành phân bổ các mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường đến từng bộ phận thích hợp trong công ty. Và các bộ phận đó có trách nhiệm xác định, thực hiện, và quản lí các kế hoạch của mình liên quan đến các yếu tố môi trường để đạt được chỉ tiêu cụ thể Mỗi bộ phận đưa ra các bản đăng kí các chỉ tiêu theo hướng dẫn cụ thể của tài liệu ISO 14001. Các nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện ISO của từng bộ phận với nhóm của mình sẽ phải lên kế hoạch chi tiết với các hoạt động cụ thể để đạt được chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra các cán bộ ISO của từng bộ phận sản xuất cũng tự xác định các trách nhiệm của từng cá nhân trong đơn vị mình. Tình hình thực hiện kế hoạch và chương trình môi trường được xem xét ở cấp lãnh đạo cao nhất. Khi không phù hợp chương trình sẽ được điều chỉnh sửa đổi nhằm đáp ứng được với tình hình thực tế trong công ty. Sau đây là chương trình quản lí môi trường và hoạch định mục tiêu môi trường của công ty may Đức Giang năm 2006: Bảng 6: Năm Năm 2006 Khía cạnh môi trường: Cháy, nổ trong công ty Mục tiêu môi trường chỉ tiêu theo khu vực hoạt động Trách nhiệm guồn lực Thời hạn thực hiện Người theo dõi Đảm bảo an toàn lao động, không để xảy ra cháy nổ trong công ty Các đơn vị trong toàn công ty -Trưởng các đơn vị -Trưởng phòng cơ điện -Ban an toàn Tất cả CBCNV trong công ty phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng chống cháy nổ. -Thợ điện các xí nghiệp -Phòng cơ điện . Từ 1/2006 thực hiện hàng ngày. Trưởng phòng ISO Đảm bảot tuyệt đối an toàn cho các nồi hơi, trạm khí nén, trạm biến thế -Trưởng phòng cơ điện -Công nhân vận hành nồi hơi. Trưởng các đơn vị Phòng cơ điện/ thuê ngoài -Tất cả CBCNV trong công ty từ 1/2006 thực hiện hàng ngày theo kế hoạch Trưởng phòng ISO Theo nội dung về chương trình quản lí môi trường được khái quát và tóm tắt ở trên xin nêu ra những biện pháp của công ty đề ra để thực hiện những mục tiêu là: -Thường xuyên kiểm tra các đường dây dẫn điện, các vị trí nối dây, ổ phích, phích cắm, cầu dao, bàn là, công tơ, attomat, công tắc.. nếu không đảm bảo an toàn cho thợ điện thì phòng cơ điện phải xử lí kịp thời. -Kiểm tra thường xuyên các van an toàn của nồi hơi, nếu thấy không đảm bảo thì phải sửa chữa ngay. Ngoài ra, cần vận hành nồi hơi, trạm khí nén đúng quy trình. - Bảo dưỡng định kì các thiết bị -Thực hiện theo hướng dẫntự kiểm tra và khắc phục thiếu sót về ATLĐ-VSLĐ và PCCN số 274/BHLĐ ngày 26/3/2003. Bảng 7 Năm 2006 Khía cạnh môi trường : Sử dụng điện tại XN May1, May 2,May4, May6, May 8, May9 Mục tiêu môi trường Chỉ tiêu theo khu vực /hoạt động Trách nhiệm Nguồn lực Thời hạn thực hiện Người theo dõi Giảm hệ số sử dụng điện so với năm 2005 trong phạm vi XN May1, May2 May4, May6 May8, May9 Giảm 2% hệ số sử dụng điện so với năm 2005 tại các khu vực của XN May -Phòng cơ điện -Giám đốc XN -Thợ điện các XN -Tổ trưởng các tổ sản xuất -Công nhân tại vị trí công việc Tất cả CBCNV phải thực hiện nghiêm ngặt nội quy sử dụng điện . Từ tháng 1/2006 Hàng ngày Giám đốc các XN, Trưởng phòng ISO Các biện pháp của công ty được nêu ra để thực hiện các mục tiêu môi trường theo khía cạnh sử dụng điện : -Đối với các dãy đèn thắp sáng chia theo từng khu vực phỉ có công tắc riêng. -Đóng mở cửa xưởng sát giờ sản xuất (trước và sau 5 phút) nhằm tiết kiệm tối đa điện năng. -Giờ nghỉ giải lao trưa thì phải tắt hoàn toàn hệ thống điện -Đối với các tổ sản xuất muốn làm thêm giờ thì phải có ít nhất # lao động trong tổ mới được ở lại. -Công nhân sản xuất trước khi dời vị trí làm việc phải tắt công tắc máy( kể cả các loại máy cắt, máy hàn, bàn là hơi). -Riêng đối với các XN may 2,May 4, May 6 sử dụng điều hoà trung tâm thì phải hiện như sau: + Nhiệt độ môi trường từ 260C-280C có thể sử dụng hệ thống các quạt thông gió trong hệ thống máy điều hòa không khí +Nhiệt độ môi trường trong xưởng trên 29 0C, vận hành máy ở chế độ làm lạnh với nhiệt độ đặt là 270C + Kiểm tra theo dõi vận hành máy điều hoà hợp lí + Tăng cường tuyên truyền nhắc nhở CBCNV trong xưởng khi ra vào đóng cửa để giữ nhiệt +Thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí + Định kì bảo dưỡng máy điều hoà + Lắp đặt thêm một số công tơ ở một số bộ phận lẻ: gấp gói và ép mép May2, May 8, Bộ phận cắt May4, May6. + Thực hiện nghiêm chỉnh quy định tiết kiệm điện năng máy điều hoà trung tâm (số 297/QĐ-BĐ ngày 24/2/2003) + Hướng dẫn tự kiểm tra và khắc phục thiếu sót về ATLĐ_VSLĐ và PCCN số 274/BHLĐ ngày 26/3/2002. 6. Cơ cấu trách nhiệm Cơ cấu trách nhiệm thực hiện và duy trì hoạt động của MES tại từng bộ phận của công ty đã được nêu hét sức chi tiết và rõ ràng trong các bảng tóm lược( bảng 1: bảng2; bảng 3.) Bộ phận môi trương cũng phối hợp với các bô phận nhân sự đào tạo về MES cho các thành viên công ty về chính sách môi trường cũng như cơ cấu tổ chức và phân bổ trách nhiệm cho các bộ phận liên quan về vấn đề môi trường Sơ đồ MES của công ty như sau: Sơ đồ Lãnh đạo công ty Ban điều hành Bộ phận môi trường Bộ phận sản xuất Bộ phận kĩ thuật Bộ phận kiểm tra sản phẩm Bộ phận hợp tác Bộ phận dịch vụ ............... Cán bộ và công nhân Hình 5 7. Đào tạo và nhận thức năng lực Công ty rất coi trọng việc đào tạo cho nhân viên của mình. Họ hiểu rất rõ rằng các thành viên trong công ty có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng quyết định đến vấn đề quản lí và bảo vệ môi trường. Mỗi thành viên do vậy phải hiểu đầy đủ về vai trò cá nhân thông qua cáchình thức đào tạo kết hợp với kinh nghịêm của mình để đạt kết quả tốt nhất cho việc thực hiện các mục tiêu môi trường đề ra. Chính sách MES được tổng giám đốc công tyban hành ngày 26/06/2006 đã được toàn công ty thấu hiểu và thực hiện. Lãnh đạo công ty đã tổ chức các khoá huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên về kiến thức MES. Toàn bộ nhân viên trong công ty đã được phổ biến và học tập hệ thống văn bản của công ty( các tài liệu, quy trình,hướng dẫn, sổ tay,các mẫu biểu...) và thực hiện áp dụng chúng trong thực tế. Nội dung đào tạo: Định hướng về các hiểu biết cơ bản về công ty bao gồm: tổ chức, chức năng, chính sách, hệ thống quản lí môi trường,nhân sự công ty ngoài ra không thể thiếu vai trò trách nhiệm tuân thủ các chính sách và thủ tục môi trường bao gồm cả ứng phó với trường hợp khẩn cấp. Đào tạo bao gồm 2 loại: Đào tạo nhận thức chung : Điều này giúp các thành viên trong công ty có những hiểu biết thực hiện chính sách môi trường, các khía cạnh môi trường quan trọng và mục tiêu môi trường cũng như cơ cấu của MES và cách thức sử dụng sổ tay môi trường. Kèm theo các tài liệu hướng dẫn về ứng phó trường hợp khẩn cấp. Đào tạo chuyên sâu: Được tiến hành với các thành viên từng nhóm. Căn cứ vào từng loại hình công việc, mỗi thành viên được đào tạo về các nguyên tắc cơ bản của việc xem xét về các vấn đề môi trường trong từng giai đoạn. Đào tạo về kĩ thuật, kĩ năng chuyên sâu cho các bộ phận trực tiếp tiến hành Nội dung : Các khí cạnh môi trường quan trọng của công ty Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường Các biện pháp để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường Yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu khác khi thực hiện công việc 8.Thông tin Công ty thiết lập 2 hệ thống: thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài nhằm đảm bảo MES được triển khai theo cách tiếp cận có hệ thống. - Nội bộ: Bộ phận môi trường có trách nhiệm tổng hợp và phản hồi các thông tin có liên quan đến khía cạnh môi trường và hệ thống quản lí. Các cuộc họp về an toàn sẽ được cập nhật hàng tháng và bắt buộc phải có sự tham gia của trưowngr nhóm. Các cuộc họp chung được tổ chức 1năm 2 lần với sự tham gia của tất cả các đơn vị và đại diện các bộ phận sẽ trình báo cáo cho lãnh đạo về kết quả và khó khăn trong quá trình thực hiện của mình. Các cuộc họp của nhóm ISO tổ chức thường kì giữa bộ phận môi trường và đại diện các bộ phận khác. Trách nhiệm của nhóm ISO là cung cấp thông tin về môi trường đến các thành viên nhóm và chịu trách nhiệm kiểm tra hàng tháng các khía cạnh môi trường quan trọng. - Bên ngoài: Trách nhiệm đối với thông tin bên ngoài là của bộ phận môi trường tiếp xúc với công chúng. Họ tiếp nhận thông tin và ghi lại thông tin từ các bên thứ ba. Các thông tin bên ngoài được phân thành 2 nhóm: thông tin từ phía cơ quan chức năng và thông tin từ các bên dân cư địa phương, khách tham quan công ty, khách hàng... 9. Tài liệu hệ và kiểm soát tài liệu Công ty đã xây dựng được hệ thông tài liệu dẽ tìm dẽ hiểu và hữu ích. Tất cả các tài liệu đã có và các tài liệu được cập nhật thêm sẽ chuyển tới các bộ phận có liên quan và được lưu trữ dưói dạng văn bản và đĩa mềm đặt trong phòng ISO và trong hệ thống máy tính của công ty. Các tài liêu được quản lí cẩn thận và luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ ddug thời gian và địa chỉ. Khi cần điều chỉnh bộ phận môi trường sẽ phối hợp với các bộ phận khác để xây dựng lại. Tất cả các tài liệu được đánh số và xem xét lại hàng năm 10. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp Công ty tiến hành xác định các sự cố tiềm tàng có thể xảy ra ngoài mong muốn của mình. Lập nên các phương án và kế hoach trong đó quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận. Xây dựng nguồn thông tin và thủ tục hướng dẫn phù hợp cho các hoạt động ứng phó được quy đinh trong từng trường hợp. Công ty cũng đã tiến hành thực hiện thử nghiệm tính hiệu quả của các kế hoạch. Các tình huống khẩn cấp của công ty: +Chập cháy điện. +Nổ. +Các sự cố về sử dụng hoá chất. Bộ phận môi trường có trách nhiệm theo dõi và đảm bảo các biện pháp ngăn ngừa thích hợp. Có các thiết bị ứng cứu phù hợp và kịp thời chocác đơn vị quan trọng mà có nhiều khả năng xảy ra sự cố. Tất cả các bộ phận của công ty đều phải cử các thành viên chịu trách nhiệm ngăn ngừa sự cố trên cơ sơ của ban an toàn. Họ là những người được đào tạo đầy đủ về các kĩ năng. 11.Giám sát và đo Công ty cũng có các thiết bị đo kiểm và phòng thí nghiệm nhưng chỉ có thể đo kiểm những chỉ tiêu đơn giản như: COD, BOD,pH, độ đục,... và một số chỉ tiêu khác thì công ty phải hợp đồng với các phòng thí nghiệm khác. Bộ phận môi trường trong công ty sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác này. 12.Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa Sự không phù hợp trong công ty được xác định thông qua các cách: Quan trắc và đô kiểm, kiểm toán tuân thủ, những tình huống khẩn cấp, sự phàn nàn của bên ngoài liên quan đến môi trường... Bộ phận môi trường xem xét báo cáo về vấn đề môi trường, xác định những điểm còn hạn chế và phôi hợp với các bộ phận liên quan vạch ra phương án khắc phục, hạn chế và ngăn ngừa các tình huống tiềm ẩn sau này. Các cán bộ giám sát các lĩnh vực sẽ xem xét và phản hồi những vấn đề môi trường trong phạm vi của mình.và báo cáo những vấn đề còn không phù hợp và đề nghị biện pháp giải quyết. BảNG ĐáNH GIá TáC ĐộNG MÔI TRƯờNG - Phương pháp truy vấn: Các điều kiện khẩn cấp – Bảng 8 Khía cạnh môi trường Tần suất xuất hiện (F) Mức độ nghiêm trọng (S) Chỉ số tới hạn (C) Ghi chú 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Chập cháy điện 4 2 8 Nổ 3 3 9 Sử dụng điện 3 4 12 1. Tần suất xuất hiện (F): 1. Rất khó xảy ra hoặc có thể không xảy ra 2. Rất ít xảy ra hoặc có thể chỉ xảy ra 01 lần trong suốt quá trình hoạt động Chỉ số tới hạn: C = F x S C ³ 5: khía cạnh môi trường nổi bật 3. Xảy ra ít hơn 01 lần/năm 4. Có thể xảy ra hơn 01 lần/năm 5. Thường xảy ra, ³ 01 lần/tháng 2. Mức độ nghiêm trọng (S): 1. Tác động rất hạn chế, vùng tác động hẹp 2. Tác động hạn chế, có thể phá hoại/gây xáo trộn môi trường trong thời gian ngắn 3. Tác động vừa phải, gây xáo trộn/phá hoại môi trường trong thời gian trung bình 4. Gây tác động đáng kể tới môi trường, tác động đến các loài động vật và con người 5. Tác động trên diện rộng và nghiêm trọng đối với môi trường và con người Nhận xét : Bảng trên cho thấy những khía cạnh môi trường nổi bật đều có chỉ số tới hạn lớn hơn 5. Điều đó cho thấy những yếu tố này phải đặc biệt được quan tâm để phòng tránh xảy ra sự cố đáng tiếc có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 13. Hồ sơ bộ phận môi trường xác định hồ sơ của MES bao gồm: - Các quy định pháp luật - Chính sách và thủ tục của hệ thống - Sổ tay môi trường - Các biểu mẫu, biên bản, danh mục kiểm tra và các báo cáo theo yêu cầu của hệ thống 14. Đánh giá MES - Chính sách hệ thống quản lí được Tổng Giám Đốc công ty ban hành ngày 26/6/2006 đã được hoàn toàn công ty thấu hiểu và thực hiện. Lãnh đạo công ty đã tổ chức cho nhân viên các khoá huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên có kiến thức về quản lí môi trường. Toàn bộ CBCNV đã được phổ biến và học tập hệ thống văn bản của công ty ( các tài liệu quy trình, hướng dẫn và sổ tay, các mẫu biểu). - Chính sách HTQL phù hợp với mục đích hoạt động của công ty, sẽ được xem xét và tiếp tục duy trì. IV. Khó khăn và kết quả đạt được 1. Khó khăn * Chi phí cao Theo ông Thảo ( phó tổng giám đốc công ty), việc đầu tư xây dựng hệ thống nước thải là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, theo ông Cục Bảo vệ môi trường, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường nên hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp trong việc xử lý nước thải, rác thải và thường xuyên tổ chức hội nghị phổ biến thông tin về môi trường để các doanh nghiệp học tập và áp dụng. * Tuy nội dung của TCVN ISO 14001 được triển khai tới tất cả các cán bộ công nhân viên toàn công ty nhưng thực tế vẫn còn hạn chế trong nhận thức và trong kĩ năng.Do thói quen với cách sản xuất nhỏ lẻ thủ công nên khó khăn trong việc chuyển đổi cách làm việc với yêu cầu nghiêm chỉnh, công nghiệp cao. Điều này gây trở ngại cho việc trang bị cho công nhân những hiểu biết toàn diện về vấn đề môi trường . Ngoài ra, HTQL phải được trải rộng trong toàn công ty và nó cũng yêu cầu một sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, điều này cũng là khó khăn không chỉ của Đức Giang mà là của hầu hết các XN ở Việt Nam. *Trong quá trình sản xuất, công ty có thải ra các chất thải nguy hại, nhưng vấn đề ở đây là chất thải nguy hại chưa được quản lí tốt. Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa có những bãi chôn lấp chất thải nguy hại và các nhà máy xí nghiệp đều phải tự chứa loại thai này tại những không gian trống của XN mình. *Cũng như các doanh nghiệp khác như Toyota, ạinomoto. họ là những người đi tiên phong trong lĩnh vực môi trường nhưng lại chưa nhận được sự giúp đỡ đáng kể nào từ phía nhà nước.Vì vậy, một sự hỗ trợ trong chính sách hay hỗ trợ về tiền tệ sẽ là những động lực thúc đẩy cho sự thực hiện, áp dụng TCVN ISO 14001 ngày càng tốt hơn. *Một khó khăn là nhận thức của công chúng. Thực trạng là người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa quan tâm chú ý nhiều đến khía cạnh môi trường của sản phẩm. Đó là nguyên nhân không khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề môi trường . 2. Kết quả Về kinh tế - Với việc áp dụng TCVN ISO 14001 công ty may Đức Giang đã thu được nhiều kết quả tốt trong doanh thu. Doanh thu năm 2006 đã tăng lên so với cùng kì năm 2005: Bảng 9 TT XN May BQ-2005 (USD) 6/2006 So sánh với 2005 1 XN May1 78.133,8 96.100 Tăng 123% 2 XN May 2 105.891,84 117.115 Tăng 110,6% 3 XN May 4 84.948,75 95.102 Tăng 11.95% 4 XN May 6 79.785,75 97.648 Tăng 122.4% 5 XN May 8 94.663,58 112.739 Tăng 119.09% 6 XN May 9 71.226,42 75.018 Tăng 105,32% - Với việc áp dụng tốt TCVN 14001 công ty đã có những kết quả đáng ghi nhận trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng cho quá trình sản xuất như điện, nước, dầu nhờ đó giảm được những chi phí trong khi doanh thu tăng lên làm tăng thêm phần lợi nhuận của công ty. Về môi trường -Để thực hiện tốt những hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nêu trên, Công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện sản xuất sạch hơn và quan tâm hơn đến xử lý chất thải của doanh nghiệp. - Công ty đã đầu tư hơn 320 triệu đồng xây dựng một trạm xử lý nước thải tại xí nghiệp giặt mài và đến nay, gần 5 tháng đi vào hoạt động, nước thải của xí nghiệp này sau khi xử lý bảo đảm tiêu chuẩn TCVN5945-1995, góp phần cải thiện môi trường trong Công ty và khu vực dân cư phụ cận. Việc theo dõi, thống kê nước sử dụng hàng tháng thông qua trạm xử lý nước thải giúp cho Công ty giảm lượng tiêu hao nước trong quá trình sử dụng. -Từ trước đến nay vấn đề tăng trưởng và bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp luôn luôn là 2 mặt đối lập. Song vấn đề này ở công ty may Đức Giang, một trong những doanh nghiệp lớn của ngành dệt may, được giải quyết một cách hài hoà. Cụ thể, với sản lượng năm 2002 đạt 8,5 triệu sản phẩm, vậy mà Công ty vẫn là một trong 10 doanh nghiệp của Hà Nội được đánh giá là doanh nghiệp làm tốt công tác môi trường. Nguyên nhân giúp Công ty may Đức Giang có thể làm tốt được cả hai điều tăng trưởng và bảo vệ môi trường? Lý giải điều này, Phó Tổng giám đốc công ty may Đức Giang ông Dương Văn Thảo cho rằng: “khách hàng của Công ty toàn là những người khó tính, từ Liên minh châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc... Đặc biệt là khách hàng Mỹ, họ không những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian giao hàng, mà họ còn đòi hỏi môi trường sản xuất phải đảm bảo”. Do xuất phát từ những yêu cầu khắt khe đó, công ty đã quyết tâm thực hiện cho được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. 3. Giải pháp và kiến nghị Để MES được các tổ chức và doang nghiệp quan tâm cần có một số kiến nghị và giải pháp cụ thể sau: - Thay đổi nhận thức Từ trước đến nay nói đến MT là một vấn đề nhạy cảm trong các doang nghiệp. Bản thân doanh nghiệp luôn coi môi trường như một gánh nặng trong chi phí. Bởi lẽ, trong quá trình sản xuất của mình dù ít hay nhiều đều gây tác động tới môi trường, mà phần lớn đó là những tác động xấu, gây hại cho môi trường. Do đó các quy định luật pháp bắt buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm với hành vi của mình. Điều đó đồng nghĩa với các khoản phí, thuế, đền bù, phạt và các trách nhiệm pháp lí khác mà doanh nghiệp phải trả cho các hoạt động của mình. Do đó đương nhiên là tăng chi phí và làm giảm doanh thu của họ. Và trên quan điểm cá nhân thì họ hoàn toàn không thích điều này. Đã đến lúc cần phải thay đổi chính trong nhận thức của doanh nghiệp, thay vì coi MT như là một gánh nặng, doanh nghiệp nên nhìn nhận nó như là một loại chi phí đầu vào thông thường như bất cứ loại chi phí đầu vào nào cho quá trình sản xuất. Thay vì coi MT như là một sức ép, áp lực doanh nghiệp nên coi nó như là một “ cơ hội”. Bởi lẽ, trong bối cảnh hiện nay thì thật là khôn ngoan khi sử dụng môi trường như là một công cụ tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mình, tăng uy tín cho công ty thông qua các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Việc thực hiện tốt MES theo TCVN ISO 14001 là một cơ hội cho doanh nghiệp đem lại hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong các giao dịch kí kết với các đối tác nước ngoài. Nó được coi như một giấy thông hành để hàng hoá của các quốc gia đang phát triển có thể bước vào thị trường của các nước phát triển. - Các chính sách nhà nước về môi trường Song song với việc ban hành các quy định, các hình thức xử lí nghiêm minh với những đối tượng gây hại cho môi trường nà nước cần có những chế độ đặc biệt chow các doanh nghiệp làm tốt công tác môi trường, tiên phong trong các vấn đề bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên,Nhằm khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư chow giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng. Những doanh nghiệp nào tiến hành thành công MES theo TCVN ISO 14000 cần sự tuyên dương khen thưởng và có các chế độ khuyến khích để các doanh nghiệp khác làm theo. - Thực hiện cam kết của lãnh đạo về môi trường MES theo TCVN ISO 14001 muốn thành công được thì không thể thiếu vai trò chủ chốt của những người lãnh đạo. Cam kết của lãnh đạo giúp nhân viên có được mục tiêu rõ ràng, sự ủng hộ của cấp trên và sự tin tưởng để thực hiện. MES là một hệ thống quản lí nằm trong hệ thống quản lí chung. Vì vậy thực hiện nó cần phải có sự tham gia của tất cả các thành viên trong công ty, từ lãnh đạo đến nhân viên dựa trên một hệ thống thống nhất hướng tới các mục tiêu đựơc vạch ra - Đầu tư đổi mới công nghệ Doanh nghiệp muốn thực hiện MES thì đầu tư đổi mới công nghệ là 1 hướng đi đúng đắn. Trong quá trình hội nhập, nâng cao , đổi mới trình độ công nghệ là cách thức vừa làm tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế thải, phế phẩm,góp phần quan trọng làm chow MES trong doanh nghiệp được thực hiện tốt. - Đào tạo nâng cao nhận thức Đó là nhận thức của nhân viên, những người hàng ngày mà hoạt động của họ trực tiếp tác động đến môi trường. Do đó doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng khi thực hiện MES theo TCVN ISO 14001 thì tất cả các công việc liên quan đến môi trường đều đựoc đào tạo và họ đủ năng lực để thưcj hiện các công việc đó. Để làm được điều này DN cần tổ chức các khoá đào tạo về môi trường chow các CNV của mình, cung cấp tài lieu liên qua đến môi trường, tổ chức các cuộc thi và có hình thức khen thưởng để khuyến khích. - Một số giải pháp khác Xây dựng hành lang pháp lí cho các hoạt động tư vấn và chứng nhận MES Tổng cục TC-ĐL-CLcàn xem xét thiết lập bộ phận chuyên trách để thúc đẩy hoạt động áp dụng MES ở địa phương C. KếT LUậN CHUNG Cánh cửa hội nhập thế giới WTO đang mở rộng cho Việt Nam, nó đem lại những điều kiện để phát triển đẩt nước nhưng nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tìm mọi cách để sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn phải quan tâm đến vấn đề về môi trường. Vì vậy TCVN ISO 14001 có thể đem lại những lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp và chính doanh nghiệp sẽ trở thành chủ thể của việc bảo vệ môi trường. Những lợi ích mà TCVN ISO 14001 đem lại cho doanh nghiệp khi áp dụng là rất lớn. Ngoài việc làm tăng năng lực cạnh tranh giúp mở rộng thị phần tạo cơ hội xuẩt khẩu cho doanh nghịêp thì nó như tấm “Chứng nhận xanh” để đảm bảo cho các nước có thể vượt qua hàng rào phi thuế quan tiến vào hôi nhập thị trường thế giới. Nét đẹp của TCVN ISO 14001 là sự thực hiện tự nguyện , có thể thực hiện một cách từ từ không gò bó, bắt buộc do vậy nó phụ thuộc vào ý thức và nhận thức của mỗi doanhh nghiệp. Các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này là những doanh nghiệp có nhận thức rất cao về tầm quan trọng của môi trường đối với quá trình sản xuất của mình. Nếu thực hiện nghiêm túc thì chắc chắn rằng các doanh nghiệp đó sẽ thu được những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình doanh nghiệp thực hiện thì chưa đủ. Một điều kiện cần là sự trợ giúp của nhà nước và sự quan tâm, ủng hộ của người tiêu dùng. Chính phủ có thể trợ giúp cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức như bằng ngân sách quốc gia hay những chính sách ưu tiên khác. Người tiêu dùng nên có những nhận thức và ý thức cao hơn về môi trường để có thể chọn ra được những sản phẩm thân thiện với môi trường. Những lợi ích mà TCVN ISO 14001 đem lại là rất lớn, hy vọng rằng trong thời gian không xa sẽ có nhiều doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này hơn nữa , có như vậy Việt Nam mới hy vọng có thể có những bước chuyển mình và thu được những kết quả tốt đẹp trong quá trình bước vào hội nhập thế giới. Qua đề tài chúng tôi muốn gửi gắm những tâm huyết của mình về đặc điểm cũng như quy trình thực hiện TCVN ISO 14001song do còn hạn chế trong nhận thức nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự nhận xét và đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. D/ DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO * Tiêu chuẩn về hệ thống: 1. TCVN ISO 14001:2005 (ISO 14001:2004) Hệ thống quản lý môi trường. Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng 2. TCVN ISO 14004:2005 (ISO 14004:2004) Hệ thống quản lý môi trường. Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ 3. TCVN ISO 14024:2005 (ISO 14024:1999) Nhãn môi trường và công bố môi trường. Ghi nhãn môi trường kiểu I. Nguyên tắc và thủ tục * Các tiêu chuẩn môi trường (tiêu chuẩn kỹ thuật) A. Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí 1. TCVN 5937:1995. Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh 2. TCVN 5938:1995. Chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh 3. TCVN 5939:1995. Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ 4. TCVN 5940:1995. Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ 5. TCVN 6438:2001. Phương tiện giao thông đường bộ. Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải 6. TCVN 6560:1999. Chất lượng không khí. Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Giới hạn cho phép 7. TCVN 6991:2001. Chất lượng không khí. Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong khu công nghiệp 8. TCVN 6992:2001. Chất lượng không khí. Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong vùng đô thị 9. TCVN 6993:2001. Chất lượng không khí. Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong vùng nông thôn và miền núi 10. TCVN 6994:2001. Chất lượng không khí. Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong khu công nghiệp 11. TCVN 6995:2001. Chất lượng không khí. Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong vùng đô thị 12.TCVN 6996:2001. Chất lượng không khí. Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong vùng nông thôn và miền núi B. Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn TCVN 5948:1999. âm học. Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép TCVN 5949:1998#Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép C. Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước 1. TCVN 5942:1995. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt 2. TCVN 5943:1995. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ 3. TCVN 5944:1995. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm 4. TCVN 5945:1995. Nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải 5. TCVN 6772:2000. Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt. Giới hạn ô nhiễm cho phép 6. TCVN 6773:2000. Chất lượng nước. Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi 7. TCVN 6774:2000. Chất lượng nước. Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh 8. TCVN 6980:2001. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt 9. TCVN 6981:2001. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt 10. TCVN 6982:2001. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước 11. TCVN 6983:2001. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước 12. TCVN 6984:2001. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh 13. TCVN 6985:2001. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh 14. TCVN 6986:2001. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh 15. TCVN 6987:2001. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước D. Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đất 1. TCVN 5941:1995. Chất lượng đất. Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất. E. Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động 1. TCVN 6962:2001. Rung động và chấn động. Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp. Mức độ tối đa cho phép đối với một trường khu công nghiệp và dân cư. DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO: ISO 14001 những điều nhà quản lí cần biết (Tom Tibor – Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật). Hệ quản trị môi trường ISO 14001 Lí thuyết và thự tiễn (GS TSKH Lê Huy Bá – NXB KH & Kĩ thuật). Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 - chứng chỉ HTQL MT ( nhà xuất bản thế giới – 2003). Số liệu và những thông tin về công ty Đức Giang được cung cấp bởi Phòng ISO của công ty. TCVN ISO 14001:1998, ISO 14001:1996 hệ thống quản lí môi trường_ Quy định và hướng dẫn sử dụng. http:// www.dost.hanoi.gov.vn/view/vn/ http:// www.vpc.gov. Tạp chí kinh tế và phát triển tháng 4/2006, số 24 năm 2005. 9. Những thông tin sưu tầm trên các sách báo, tạp chí khác. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4840.doc
Tài liệu liên quan