Tìm hiểu về phân thông tin quang

Những ứng dụng của sợi quang: * Sợi quang được ứng dụng trong thông tin và một số mục đích khác. * Vị trí sợi quang trong mạng thông tin giai đoạn hiện nay. - Mạng đường trục xuyên quốc gia - Đường trung kế - Đường cáp thả biển liên quốc gia - Mạng truyền hình. II. Ưu điểm của thông tin sợi quang: So với dây kim loại sợi quang có nhiều ưu điểm đáng chú ý là: - Suy hao thấp: Cho phép kéo dài khoảng cách tiếp vận. - Dải thông rất rộng: có thể thiết lập hệ thống truyền dẫn

doc121 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về phân thông tin quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x3(1+1) 139.26Mb/sx1(1+1,1+0) 139x5(1+0), 139X264Mb/sx3(1+1) STM-1Ex1(1+1,1+0) STM-1E/0xS(1+0),STM-1E/0x3(1+1) STM-10x1(1+1) STM-40X1(1+1) Hình I.4 Sơ đồ khối hệ thống FLX150/600. * Phần chung: Đây là phần mà tất cả các cấu hình thiết bị đều có. Trên giá FLX-LS phần này có các kí hiệu: SACL, NML, MPL, TCSL (1), TSCL (2), PWRL (1), PWRL (2). * Phần giao diện tổng hợp: - Phần giao diện tổng hợp là phần giao diện quang gồm 4 khe trên FLX-LS, bốn kh này được đánh số như sau: CH1-1 (nhóm 1), CH2-1, CH2-2 (nhóm hai). Các khe này sử dụng cho các luồng tín hiệu 139,26 Các thiết bị trong ADM trong mạng chuỗi, nhóm 1 và nhóm 2 được sử dụng cho cấu hình dự phòng (1+1) nếu cả hai khe một nhóm đều đủ card, nếu mỗi nhóm có một khe có card thì không có chức năng dự phòng (1+1). Các thiết bị ADM (Add Drop Multiplexer Bộ ghép xen - rẽ kênh): trong một mạng vòng sử dụng hai khe: CH1-2 và CH2-2 hoặc CH1-1 và CH2-1. Các khe CH2-1 và CH2-2 cũng có thể lập cấu hình dự phòng (1+1) cho giao diện nhánh. * Phần giao diện chính: phần giao diện chính có 6 khe trên FLX-LS: CH3, CH4 (nhóm 3), CH5, CH6 (nhóm 5), CH7, CH8 (nhóm 7). Những khe này sử dụng cho giao diện 2.048Mb/s; 34,368MB/s; 139,246 Mb/s và STM-1. Nhóm 3 và nhóm 5 được sử dụng cho cấu hình dự phòng (1+1) hoặc như giao diện độc lập. Nhóm 7 sử dụng cho cấu hình (1+1). Đối với giao diện 2.048Mb/s, khe số 4 đến khe số 8 được sử dụng theo cấu hình dự phòng (1:3) hoặc không dự phòng. Số luồng 2.048Mb/s có thể đạt 63 luồng. Chú ý: Các nhóm thuộc giao diện tổng hợp và giao diện nhánh có thể sử dụng hết vị trí các khe không tuỳ thuộc vào cấu hình sử dụng của nhà khai thác. Trong mỗi nhóm sử dụng lại có thể sử dụng một trong hai khe hoặc cả hai khe tuỳ theo yêu cầu bảo vệ mạng hoặc nhu cầu phân luồng theo nhiều hướng. Trong mạng vòng, hai nhóm 1 và 2 chỉ sử dụng hai cặp khe (1-1) và (2-1) vì mạng có chức năng dự phòng PPS. III. Giới thiệu vị trí, chức năng và chỉ thị cảnh báo của các loại card trong hệ thống FLX 150/600: Có nhiều loại cấu hình thiết bị FLX 150/600 khác nhau tuỳ thuộc cách bố trí và sử dụng các card trên giá thiết bị. Trên mạng lưới viễn thông Việt nam không phải có tất cả các loại card, do đó chỉ tập trung vào những card mà Việt Nam đang sử dụng. Phần chung Card nguồn (PWRL) PWRL - 1 Card cảnh báo nghiệp vụ (SACL) SACL - 1 SACL - 2 SACL - 3 Card quản lý mạng (NML) NML - 1 Card vi xử lý (MPL) MPL - 1 Card chuyển mạch luồng và đồng bộ TSCL - 1 TSCL - 2 TSCL - 3 Phần giao diện luồng giao diện PDH CHPD- D12C CHPD - D3 CHPD - D4 CHSW - D1 CHSD - 1EC CHSD - 1SIC CHSD - 1SIC CHSD - 1LIS CHSD - 1LIS CHSD - 4LIS CHSD - 4LIS CHSD - 4L2 CHSD - 4L2S CHSD - 4L1R CHSD - 41LS CHSD - 4L2R CHSD - 42RS Chuyển mạch bảo vệ luồng Giao diện SDH III. 1 Card nguồn PWRL - 1 Card này có chức năng chuyển đổi nguồn - 48Vdc và - 60Vdc nhận từ PWR DIS thành các mức nguồn khác nhau theo yêu cầu từng card trong thiết bị. Các mức nguồn này không phụ thuộc vào điện áp cung cấp từ PWR DIS (-40Vdc đến -75Vdc). FLX 150/600 sử dụng hai card nguồn PWRL-1 riêng biệt hoạt động đồng thời theo cấu hình bảo vệ. III.1.1 Chức năng của card nguồn: PWRL-1: * Đầu vào mạch: TT Loại card Vị trí vật lý Chức năng 1 PWRL - khe 16 và 17với ký hiệu khe PWRL(1) và PWRL(2) - Cấp nguồn, chuyển đổi điện áp: -48V hoặc -60V thành các điện áp thứ cấu: +5V; -5,2V; +12V; +3,3V. 2 SACL Khe số 1 ký hiệu SACL + Khối cảnh báo: - Chỉ thị cảnh báo thiết bị ra các LED và đưa cảnh báo ra thiết bị cảnh báo ngoài. - Thuthập và điều khiển cảnh báo quản lý trạm. - Chức năng nghiệp vụ. - Giao diện thoại nghiệp vụ 4WVF - Kênh dữ liệu 64Kb/s 3 NML Khe số 2 ký hiệu NML Giao diện quản lý mạng - Cung cấp giao diện X.25 để nối tới hệ thống mạng NMS. - Cung cấp giao diện X.24 để nối trực tiếp với hệ thống quản lý. - Báo hiệu bằng LED khi có sự truy nhập. 4 MPL Khe số 3 với ký hiệu MPL. Vi xử lý: - Thu thập các cảnh báo, trạng thái, thông tin chất lượng tín hiệu. - Điều khiển và quản lý các thiết bị. 5 CHSD Khe số 4,5,6,7 với các ký hiệu: 1-1;1-2,2-1,2-2 cho các giao diện tổng.Khe: 10,11,12,13,14,15 với ky hiệu: 3,4,5,6,7,8 cho giaodiện nhánh. Giao diện quang: - Chèn và tách phần SOH. - Kênh truyền số liệu DCC. - Dự phòng PPS trong mạng vòng. 6 TSCL Khe 8, 9 với ký hiệu TSCL(1) và TSCL(2). Chuyển mạch luồng và điều khiển thời gian: - Đấu nối chéo các mức VC-12, VC-3, VC-4. - Chức năng đồng bộ. 7 CHPD Khe 10, 11, 12,13,14,15 với ký hiệu 3, 4,5,6,7,8 Giao diện PDH. - Cung cấp các luồng tín hiệu PDH 2.048Mb/s;34,368Mb/s; 139,264Mb/s. - Ghép kênh theo cấu trúc SDH. - Giao diện với TSCL. 8 CHSW Khe 15 ký hiệu 8 - Điều khiển chuyển mạch luồng trong cấu hình dự phòng 1:n. III.1.2 Card nguồn PWRL - 1: Card nguồn PWRL-1 có thể tiếp nhận hai loại điện áp đầu vào danh định: -48Vdc và -60Vdc. Dải điện áp đầu vào cho phép trong dải từ -40Vdc đến -75Vdc. Để tránh các tia sét hoặc nhiễu có thể phát sinh trong trạm nguồn, đầu vào card có một công tắc không cầu chỉ NFS và một bộ lọc đầu vào. * Chuyển đổi DC/DC: Trong card nguồn PWRL-1 có một bộ chuyển đổi DC/DC để chuyển điện áp đầu vào - 48Vdc hoặc -60Vdc thành các điện áp đầu ra +5Vdc, -5,2Vdc; +3,3Vdc; 13Vdc. Các điện áp này được đưa tới từng card tuỳ theo yêu cầu sử dụng của từng card. Điện áp -48Vdc hoặc -60Vdc có thể được trực tiếp tới từng khối trong thiết bị mà không quá bộ chuyển đổi DC/DC. * Kiểm tra nguồn đầu ra: Card nguồn PWRL-1 có chức năng cho phép kiểm tra độ ổn định và an toàn của đầu ra. Nếu có một sự bất thường ở điện áp đặt ra, PWRL-1 sẽ ngắt tất cả các điện áp đầu ra, đồng thời tạo ra một cảnh báo hiệu sự bất thường đó. * Kiểm tra điện áp đầu vào: Có thể kiểm tra điện áp đầu vào tại điểm kiểm tra ở mặt trước card PWRL-1 nhưng chú ý rằng điện áp đo được luôn nhỏ hơn điện áp thực tế vì card có điện trở nội. * Lưu trữ các dữ liệu vật lý: PWRL-1 có thể lưu trữ các dữ liệu vật lý của chính nó. Dữ liệu này không thể thay đổi được. III.1.3. Mô tả mặt trước của card PWRL-1: Trên mặt trước của card có một LED chỉ thị cảnh báo có ký hiệu VNIT/RC, một công tắc NFB để dự phòng nguồn một điểm kiểm tra điện áp đầu vào. LED chỉ thị cảnh báo có hai trạng thái cảnh báo như sau: Sáng đỏ: - Có một lỗi xảy ra trong card. - Đang thực hiện thử LED. Nhấp nháy đỏ: - Chỉ thị hướng dẫn thay card từ trung tâm. P W R L-1 ON ON PWR UNIT/RC MAIN G Hình I.5: Mặt trước card nguồn PWRL-1. III.2 Card cảnh báo nghiệp vụ : SACl-1: Card SACL-1 cung cấp các giao diện cảnh báo và các giao diện nghiệp vụ. SACL-1 giúp người vận hành bảo dưỡng bằng những thông tin cảnh báo chỉ thị trên LED đồng thời cũng báo cho trung tâm thiết lập, cài đặt những thông báo cho trung tâm thiết lập, cài đặt những thông tin cảnh báo đầu ra những mức bảo dưỡng đang hoạt động. SACL-1 cung cấp các giao diện nghiệp vụ giúp người khai thác bảo dưỡng liên lạc giữa các trạm với nhau. Có các giao diện nghiệp vụ 2W và 4W. SACL-1 cung cấp chức năng quản lý cảnh báo trạm (house Keeping). III.2.1. Chức năng của card: * Hiển thị các cảnh báo thiết bị: Dưới sự điều chỉnh của card MPL, card SACL-1 hiển thị tất cả các thông tin cảnh báo và trạng thái thiết bị ra LED. Đồng thời nó cũng đưa tín hiệu cảnh báo tới các thiết bị cảnh báo ngoài RAB. SACL-1 đưa ra bốn cấp cảnh báo theo thứ tự từ khẩn cấp đến nhắc nhở: CR.MJ, MN.WR.SACl có khả năng ngắt cảnh báo Aco để lập cảnh báo chuông. Một số cảnh báo có ảnh hưởng đến hệ thống như cảnh báo nguồn (PWR FAIL), cảnh báo mức phát quá dải (OPOR)… SACL-1 sẽ hiện thị ngay mà không cần sự điều khiển của MPL. SACL-1 cung cấp tại mặt trước của card để thử sự hoạt động của LED. * Nghiệp vụ: Card SACL-1 cung cấp chức năng nghiệp vụ giúp người vận hành bảo dưỡng liên lạc giữa các trạm với nhau bằng cách sử dụng các byte dành cho nghiệp vụ trong phần SOH của khung STM-n. SACL-1 cung cấp các giao diện nghiệp vụ 2W và 4W. Giao diện 2W có thể tương thích với các điện thoại bình thường. Giao diện 4W sử dụng để nối nghiệp vụ của FLX 150/600 với các thiết bị nghiệp vụ ngoài hoặc nối giữa các mạng khác nhau lại (nối thông qua giao diện PDH mà không qua giao diện STM-1). Trong một mạng có thể sử dụng 20 phần tử mạng NE cho giao diện nhánh hoặc nối liên kết các thiết bị với nhau. Trong các VE này có thể có 6 trạm liên lạc nghiệp vụ đồng thời với nhau. Chất lượng nghiệp vụ không được đảm bảo khi vượt quá 6 trạm liên lạc với nhau. Giao diện 4W có thể không được sử dụng hoặc nghiệp vụ ở phía giao diện nhánh không được nối. Trong cấu hình này, tín hiệu nghiệp vụ ở phía giao diện tổng có thể chuyển qua thiết bị mà không chuyển qua tín hiệu tương tự trung gian khi điện khi điện thoại nghiệp vụ không được sử dụng. Có hai cách gọi nghiệp vụ: gọi lẻ từng trạm hoặc theo nhóm. Trong cấu hình mạng vòng, thoại nghiệp vụ có thể đi theo cả hai hướng, đây chính là nguyên nhân gây ra tiếng ồn. Để giải quyết vấn đề này, ta phải chỉ định một trạm chủ và chỉ cho tín hiệu nghiệp vụ đi theo một hướng từ trạm chủ. * Giao diện quản lý mạng: SACL-1 có chức năng phân tích và kiểm tra cảnh báo từ bên ngoài đưa vào. Ví dụ: cảnh báo từ bên ngoài (báo cháy, nguồn…) đưa vào thiết bị làm sáng LED. F1X 150/600 cũng có thể đưa ra các cảnh báo thiết bị ra bên ngoài. Thiết bị có 16 cổng đưa cảnh báo ngoài vào và 4 cổng đưa cảnh báo ra. * Giao diện byte mào đầu: SACl-1 có giao diện với tín hiệu STM-1 (n=1 : 4) các tín hiệu nghiệp vụ, các tín hiệu dữ liệu dự phòng card. Card cũng có chức năng điều khiển tín hiệu nghiệp vụ chuyển qua card. * Giao diện với MPL: SACL-1 có giao diện giữa chức năng cảnh báo thiết bị và chức năng điều khiển cảnh báo của card MPL. * Lưu giữ các dữ liệu vật lý của card. SACL-1 có chức năng tự ghi lại các dữ liệu vật lý của chính nó. Dữ liệu này không thể thay đổi. SACL-1 không có các nút gạt để thiết lập các thông số. III.2.2. Mô tả mặt trước của card SACL-1: S A C L-1 LAMP TST ACO MISC CALL ACO MAINT CARD OUT MN/WN CR/MJ/RCL UNI/RCL Hình I.6: Mặt trước card SACL-1. Trên card có 8 LED cảnh báo, một nút cắt cảnh báo, một nút thử LED. Các đèn LED và các nút này được bố trí ở mặt trước card. Ý nghĩa cảnh báo của các nút LED này có thể được mô tả như sau: Tên LED Chỉ thị Ý nghĩa UNIT/RCl Sáng đỏ - Có lõi xảy ra trong card. Nháy đỏ - Có chỉ thị thay card từ trung tâm. Sáng xanh - Có card lắp không đúng vị trí. - Thiết lập card không thành công. Sáng vàng Thử đèn. CR/MJ/RCL Sáng đỏ - có lỗi nghiêm trọng trong thiết bị. - Có chỉ thị thay card từ trung tâm . - Thứ đèn. MN/WR Sáng đỏ Có cảnh báo mức thấp nhất xảyra trong thiết bị - Thử đèn. CARDOUT Sáng đỏ - Mất card ở khe đã khai báo cấu hình. Sáng đỏ khi cả bốn mức độ cảnh báo được thiết lập. Sáng xanh - Mất card đã khai báo cấu hình sáng xanh khi thiết lập không cảnh báo hoặc không thông báo. Sáng vàng -Thử đèn MAINT Sáng xanh -Đang thực hiện chức năng bảo dưỡng - Đang thực hiện điều khiển cảnh báo quản lý. - Thử đèn ACO Sáng xanh - Thực hiện chức năng cắt cảnh báo - Thử đèn MISC Sáng đỏ - Xuất hiện cảnh báo quản lý - Thử đèn CALL Sáng xanh Thử đèn Nhấp nháy xanh - Khi quay số nghiệp vụ, khi đàm thoại, đèn sẽ tắt. III.3 Card quản lý mạng NML-1: Card này có một giao diện truyền thống quản lý mạng NMS.NML-1 có kênh DCC để truyền DCC để truyền dữ liệu quản lý, điều hành mạng giữa các nút mạng có một giao diện RS-232 để nối kết trực tiếp với phần mềm FLEXR. NML-1 cũng có một giao diện X.25 để kết nối với mạng chuyển mạch gói PSN, qua đó phần mềm quản lý mạng FLEXR Plus có thể truy nhập tới các thiết bị FLX150/600. NML-1 có một bộ nhớ để lưu trữ sự truy nhập từ FLEXR hoặc FLEXR Plus. III.3.1. Các chức năng của card NM1-1: * Giao diện nội bộ: - NML-1 có giao diện RS-232 cho phép trực tiếp nối tới thiết bị nội hạt. Card nhiệm vụ chuyển đổi mức tín hiệu thu được từ FLEXR, sau đó NML-1 gửi dữ liệu đã chuyển đổi tới card MPL của thiết bị đã định địa chỉ. Địa chỉ dữ liệu này được NML-1 định tuyến thông qua card CHSD (Card giao diện quang SDH). - NML-1 cũng thu dữ liệu từ MPL (Card vi xử lý) hoặc từ CHSD và gửi lại những dữ liệu thích hợp tới FLEXR. * Giao diện X.25: NML-1 có một giao diện X.25 cho phép thiết bị FLX150/600 có thể kết nối tới mạng chuyển mạch gói PSN. Thông qua mạng chuyển mạch gói, phần mềm FLEXR và FLEXR Plus có thể truy nhập tới bất kỳ nút mạng FLX150/ 600 nào trên mạng. NML-1 có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu thu được từ FLEXR qua giao diện X.25 và giao thức LAPB thành tín hiệu có mức thích hợp, sau đó NML-1 sẽ gửi dữ liệu này tới card MPL có địa chỉ đã được định trước. Địa chỉ dữ liệu này được NML-1 định tuyến qua card CHSD. Card NML-1 cũng thư tín hiệu từ card MPL hoặc card CHSD, qua xử lý giao thức gửi qua mạng PSN. * Kênh DCC: NML-1 nhận dữ liệu từ kênh DCC của card CHSD theo dạng giao thức LAPD và kết thúc giao thức này. Sau đó NML-1 sẽ gửi dữ liệu này tới card MPL. NML-1 cũng nhận dữ liệu tương ứng từ MPL xử lý giao thức và gửi dữ liệu này đến card CHSD. *Truyền tải thông lệnh TLI: Ngôn ngữ giao tiếp (TLI) là ngôn ngữ giữa người và máy của ITU-T để chuyển tải dữ liệu NMS giữa FLEXR hoặc FLEXR-Plus và card NML-NML-1 biên dịch thông lệnh TLI thành dữ liệu có thể được xử lý bởi card MPL và ngược lại. *Kết nối đối lưng: NML-1 cho phép kết nối theo dạng đối lưng sử dụng connector X.25 trên phần mềm giao diện SIA. Khi đó không cần thiết kết nối kênh DCC của giao diện STM-N. *Truy nhập bộ lưu trữ dữ liệu : NML-1 có bộ lưu trữ số liệu của FLEXR và FLEXR Plus truy nhập tới FLX 150/600. Dữ liệu này vẫn còn ngay cả khi nguồn bị ngắt. *Lưu trữ các dữ liệu vật lý: NML-1 lưu trữ các dữ liệu vật lý của chính nó. Dữ liệu này không bị thay đổi. III.3.2. Mô tả mặt trước của card NML-1: N M L-1 ACS LINE UNI/RCL Mặt trước card NML-1 có 3 đèn LED và một cổng dành cho nhà sản xuất truy nhập, bảo dưỡng. HìnhI.7. Mặt trước của card NML-1. Các đèn LED sáng, nhấp nháy đỏ, sáng xanh hoặc sáng vàng tuỳ thuộc vào từng điều kiện cảnh báo riêng. Tên LED Chỉ thị Ý nghĩa UNIT/RCI Sáng đỏ Một lỗi xảy ra trong card Tổng số các lệnh trong bộ nhớ vượt quá ngưỡng Tổng số File truy nhập trong bộ nhớ vượt quá ngưỡng Thử đèn Sáng nháy xanh Một card không đúng vị trí Thiết lập card không thành công Sáng vàng Thử đèn LINE Sáng đỏ Một lỗi xảy ra trên kênh DCC Thử đèn III.4. Card vi xử lý : MPL-1: MPL-1 thực hiện các lệnh thiết lập hệ thống và giám sát từ FLEXR và FLEXR Plus thông qua card NML-1 tới tất cả các card trong hệ thống FLX150/600. MPL-1 lựa chọn và phân loại các cảnh báo của hệ thống, đưa cảnh báo này ra ngoài qua card SACLd hoặc đưa thông báo tới FLEXR thông qua card NML. Thực hiện kiểm tra card dữ liệu này và gửi các kết quả đó theo một chu kỳ nhất định tới FLEXR hoặc FLEXR Plus. Trong hệ thống có cấu hình dự phòng quang (1+1) MPL-1 gửi tín hiệu điều khiển tới card CHSD (Card giao diện quang SDH) và TSCL (Card chuyển mạch luồng và điều khiển thời gian: (Điều khiển xen rẽ và đồng bộ)để chuyển đổi card dự phòng. MPL-1 cũng lưu trữ các dữ liệu vật lý và bảo dưỡng của tất cả các card trong hệ thống FLX 150/600. III.4.1. Chức năng của card MPL-1: *Chức năng hiển thị cảnh báo: MPL-1 thực hiện việc hiển thị tất cả các cảnh báo của các card trong hệ thống FLX 150/600. Khi có một cảnh báo xuất hiện trong hệ thống. Card MPL-1 sẽ gửi các thông tin cảnh báo này tới các LED chỉ thị cảnh báo trên card SACL (card cảnh báo, nghiệp vụ), đồng thời cũng truyền những cảnh báo này tới FLEXR hoặc FLEXR Plus thông qua. *Chức năng kiểm tra chất lượng tín hiệu: Với chu kỳ xác định MPL-1 lựa chọn những dữ liệu từ tất cả các card trong hệ thống, phân tích và truyền tới FLEXR hoặc FLEXR Plus thông qua NML. Chu kỳ này có thể chọn là 15 phút hoặc 24 giờ. Khi giá trị kiểm tra vượt quá ngưỡng thiết lập, MPL-1 sẽ tạo ra một cảnh báo ngưỡng TCA tới FLEXR hoặc FLEXR Plus. *Chức năng thiết lập hệ thống: MPL-1 nhận các lệnh thiết lập hệ thống từ FLEXR hoặc FLEXR Plus thông qua NML, ghi những tham số thiết lập đó vào thanh ghi tương ứng trong FLX150/600. *Chức năng bảo dưỡng: MPL-1 nhận những chỉ thị từ FLEXR hoặc FLEXR Plus thông qua NML điều khiển các card thực hiện chức năng bảo dưỡng đã chỉ định (kiểm tra tín hiệu, đấu vòng tín hiệu , chuyển đổi dự phòng nhân công). *Chức năng chuyển mạch dự phòng: MPL-1 thực hiện chức năng điều khiển chuyển mạch dự phòng cho các card CHSD, CHPD-D3/D4 và card TSCL. Trong cơ chế dự phòng phân đoạn ghép kênh (1+1) (MSP), MPL-1 nhận một tín hiệu yêu cầu chuyển đổi dự phòng từ card CHSD thực hiện xử lý dữ liệu này, gửi một lệnh chuyển đổi dự phòng tới card CHSD đồng thời thay đổi giá trị byte K1 và K2 theo đường truyền tới thiết bị phía bên kia. Khi hệ thống chuyển đổi dự phòng MSP hoạt động theo chế độ hai hướng, card MPL-1 sẽ kiểm tra hai byte K1 và K2 từ phía bên kia giữ lại. Khi phát hiện thấy lệnh chuyển đổi dự phòng hai byte này. MPL-1 điều khiển chuyển sang đường dự phòng. *Chức năng quản lý dữ liệu vật lý: MPL-1 thực hiện việc quản lý các dữ liệu vật lý của tất cả các card trong hệ thống FLX150/600. Các dữ liệu này có thể được kiểm tra từ hệ thống FLEXRhoặc FLEXR Plus. *Chức năng lưu trữ các dữ liệu vật lý: MPL-1 có thể lưu trữ các dữ liệu vật lý của chính nó. Các dữ liệu này không thay đổi được. III.4.3. Mô tả mặt trước của card MPL-1: Trên mặt trước của card, có một đèn cảnh báo, hai cổng dành cho sản xuất kiểm tra card, một nút để khởi tạo lại CPU-LED có thể sẽ sáng đỏ, sáng nhấp nháy đỏ, sáng xanh, tuỳ thuộc vào các điều kiện cảnh báo. M P L-1 UNI/RCL Nút RESET Hình I.8. Mặt trước card MPL-1 Tên LED Chỉ thị Ý nghĩa cảnh báo UNIT/RCI Sáng đỏ Có một lỗi xảy ra trong card Có một lỗi trong MSPCPU 1 Có một lỗi xảy ra trong MSP.CPU2 Có một lỗi xảy ra trong MSP.CPU3 Thử đèn Nháy đỏ Có chỉ thị card đang thực hiện từ trung tâm III.5. Card điều khiển xen rẽ và đồng bộ TSCL-1: Card TSCL-1 trang bị chức năng kết nối các đường truyền VC-4, VC-3, VC-12 và chức năng điều khiển sự đồng bộ. TSCL-1 nhận 13 tín hiệu AU-4 (25,92Mb/s x 6) được gửi tử các bộ phận CHSD (giao diện quang SDH) và CHPD (giao diện SDH) trên mặt tổng hợp và mặt nhánh. Dưới sự điều khiển của bộ phận MPL, nó kết nối chúng tại mỗi mức VC-n (n = 3,4,12) và gửi các tín hiệu kết nối đến các bộ phận CHSD và CHPD. Bộ phận TSCL-1 cũng giám sát các luồng tín hiệu xuyên đi thẳng dùng để điều khiển tín hiệu đồng bộ hoặc ngắt các sự cố. TSCL-1 tạo ra tín hiệu đồng bộ thiết bị EC được dùng như một đồng hồ hệ thống trong mạng. III.5.1. Các chức năng của card TSCL-1: *Chức năng xử lý con trỏ: Card TSCL-1 thực hiện xử lý con trỏ cho tín hiệu mức AU-4 nối giữa container ảo bậc cao HOVC và container ảo bậc thấp LOVC. Đối với quá trình quản lý con trỏ, TSCL -1 dò tìm con trỏ của tín hiệu đầu vào mức AU-4, tách ra được phần mào đầu đoạn VC-4. Khi đầu ra thực hiện thay đổi khe thời gian (TSI) mức HOVC, TSCL-1 thực hiện ngược lại tức là chèn thêm mao đầu vào con trỏ. *Chức năng đấu nối chéo: TSCL-1 có thể thực hiện đấu nối chéo lên tới 13 đường VC-4 bằng cách thay đổi khe thời gian của container ảo bậc cao (HOVCTSI), hơn nữa có thể thực hiện thêm 6 đường đấu nối chéo tại các mức VC3 và VC-12 bằng cách thay đổi khe thời gian của container ảo bậc 1 thấp (LOVC TSI). Việc thiết lập đấu nối chéo được thiết lập trên phần mềm FLEXR và FLEXR Plus. Để kiểm tra chức năng đấu nối chéo có đúng hay không. Khối HOVCTSI và LOVCTSI hiển thị các đầu ra của chính nó. Chú ý rằng các đường đầu ra không được kiểm tra trong khi thiết lập đường hoặc quá trình bật nguồn. *Chức năng kiểm tra luồng tín hiệu đi thẳng: TSCL-1 có khả năng kiểm tra trước byte quản lý luồng POH của tất cả các đầu vào tín hiệu luồng VC-4, VC-3, VC-12 tới khối HOVC để định vị lỗi trong mạng truyền dẫn. Tuy nhiên, các byte POH của từng kênh được xác định bởi FLEXR hoặc FLEXR Plus có thể được kiểm tra ở bất kỳ thời điểm nào. *Chức năng điều khiển tín hiệu đồng bộ: TSCL-1 chỉ định cấp ưu tiên cho các nguồn đồng bộ của hệ thống. Các nguồn đồng bộ của hệ thống có thể là: Nguồn dao động nội. Nguồn đồng bộ ngoài. Tín hiệu tổng hợp AGGR. Tín hiệu náhnh TRIB. Việc thiết lập cấp ưu tiên bằng cách sử dụng phần mềm FLEXR hoặc FLEXR Plus. Nửa byte thông báo trạng thái đồng bộ SSMB dùng để chỉ thị chất lượng tín hiệu đồng bộ SSMB dùng để chỉ thị chất lượng tín hiệu đồng bộ luồng tổng hợp. Chất lượng các đồng hồ khác được thiết lập bởi người vận hành. Theo việc định nghĩa cấp ưu tiên và quản lý chất lượng, card TSCL-1 lựa chọn tín hiệu đồng bộ chất lượng và cung cấp nó tới những khối như một nguồn đồng hồ thiết bị. Nết tất cả các nguồn đồng hồ thiết bị ngắt. Card TSCL-1 sẽ giữ lại tần số pha của tín hiệu đồng hồ sử dụng lần sau cùng và giữ việc cung cấp của nó. Tín hiệu đồng hồ được đưa ra bên ngoài thiết bị sau khi được chuyển đổi từ tín hiệu sóng hình sin thành tín hiệu lưỡng cực (đồng hồ EC, 1C 2.048MH và 2048Mb/s) *Chức năng chuyển đổi dự phòng card: Nếu một card CHPD -D12 bị sự cố, TSCL-1 sẽ chuyển các luồng từ card làm việc sang card dự phòng phù hợp với thông lệnh của card CHSW-D1. Đối với những card khác có cấu hình dự phòng (1+1) thì thông lệnh này phát ra từ card MPL. *Cấu hình dự phòng: Nếu card làm việc TSCL-1 bị sự cố card MPL ra một lệnh chuyển đổi chế độ làm việc sang card TSCL-1 dự phòng. Chức năng này không có khi card CHSD-1 hoặc CHPD-D4 được sử dụng ở vị trí phía giao diện nhánh của thiết bị trong cấu hình mạng vòng Ring *Chức năng lưu trữ dữ liệu vật lý: TSCL-1 có chức năng lưu trữ liệu vật lý của chính nó. Dữ liệu này không thay đổi được. III.5.3. Miêu tả mặt trước card TSCL-1: Trên mặt trước của card TSCL-1 có hai đèn LED để chỉ thị cảnh báo. LED có thể sáng đỏ sáng nhấp nháy đỏ, sáng vàng, sáng xanh, sáng nhấp nháy xanh tuỳ thuộc vào từng điều kiện cảnh báo. T S C L-1 LINE UNI/RCL Hình I.9. Mặt trước card TSCL-1. Tên LED Chỉ thị Điều kiện cảnh báo UNIT/RCI Sáng đỏ - Có một lỗi trong card. Nhấp nháy đỏ - Có chỉ thị thay card từ trung tâm. Nhấp nháy xanh Lắp card không đúng vị trí. Thiết lập card không thành công. Sáng xanh Card đang trong trạng thái hoạt động bình thường. Sáng vàng Thử đèn… Line Sáng đỏ Có chỉ thị cảnh báo trong AU-4. Có cảnh báo mức VC-4 trạm bên kia Tín hiệu VC-4 không được nối. Có lỗi trong byte đầu tiên chỉ thị đa khung của tín hiệu TU trong tín hiệu VC-4. Số các lỗi nghiêm trong VC-4 vượt quá giá trị ngưỡng (lỗi thực hiện chu kỳ ngắn STEP). Số lỗi trong VC-4 chu kỳ 15 phút vượt quá giá trị ngưỡng (thời gian nghiêm trọng chu kỳ 15 phút STEP). Có cảnh báo xảy ra trong tín hiệu VC-3, VC-2 hoặc VC-12 phía trạm bên kia. Lỗi con trỏ tín hiệu TU. Sự cố đầu vào tín hiệu đồng hồ ngoài 2048 Mb/s, 2.048 MHz. Cảnh báo AIS ở tín hiệu đồng bộ ngoài 2048 Mb/s. Không có nguồn tín hiệu đồng bộ nào được sử dụng . Hệ thống sử dụng đồng hồ sử dụng lần sau cùng giữ được . Thử đèn. III.5. Card giao diện 2.048Mb/s CHPD -D12C: CHPD -D12C được thiết kế dựa trên cơ sở cấu trúc ghép như hình vẽ dưới đây . Card CHPD-D12 chuyển đổi 21 kênh tín hiệu 2.048Mb/s đến từ các thiết bị ghép kênh ngoài thành một tín hiệu AU-4 (25.92Mb/s x 6)bằng cách ghép chung lại với nhau và chèn thêm POH. AU-4 VC-4 TUG3 TUG2 X1 X3 X7 X3 TU-12 VC-12 C-12 2.048Mb/s X1 X1 X1 Hình I.10. Cấu trúc ghéo kênh đồng bo: Ngược lại card CHPD-D12C làm nhiệm vụ chuyển đổi luồng tín hiệu AU-4 đến từ card TSCL thành 21 luồng tín hiệu 2.048Mb/s. Card CHPD - D12C cũng có chức năng đấu vòng các tín hiệu 2.048Mb/s trên card. III.5.1. Các chức năng của card CHPD - D12C: *Bộ điều khiển chuyển tiếp: Card CHPD- D12C có thể chuyển đổi luồng giữa hai trạng thái làm việc và không làm việc đồng thời cả 21 luồng dựa trên dữ liệu thiết lập. *Chuyển đổi tín hiệu lưỡng cực - đơn cự: Card CHPD-D12C có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu lưỡng cực thành tín hiệu đơn cực và ngược lại. *Bộ tách ghép tín hiệu 1: Bộ ghép kênh MUX 1 ghép tín hiệu C-12 mã HDB3 thành tín hiệu TU-12 và ghép 3 tín hiệu TU-12 thành 1 tín hiệu TU-2 . Bộ tách tín hiệu DMUX 1 xử lý quá trình ngược lại. Khi card có dạng cấu hình (1+1) DMUX 1 làm nhiệm vụ chuyển đổi luồng. Trong quá trình tách ghép tín hiệu CHPD-D12C cũng thực hiện quá trình xử lý con trỏ để phát hiện trạng thái luồng , cảnh báo hoặc các đường điều khiển. *Bộ ghép tách tín hiệu 2: Bộ ghép tín hiệu MUX2 ghép 7 TUG-2 thành tín hiệu TUG-3. Sau đó bộ ghép tín hiệu MUX2 ghép 3 TUG3 thành một tín hiệu AU-4 (25,92Mb/s x 6). Bộ DMUX-2 thực hiện quá trình chuyển đổi ngược lại thực hiện quá trình xử lý con trỏ và phần mào đầu để dò tìm trạng thái luồng, cảnh báo hoặc tín hiệu điều khiển. *Khởi tạo tín hiệu đồng hồ: Card CHPD-D12C khởi tạo và phân bố các tín hiệu đồng hồ (49.152MHz cho mạch vòng khoá pha PLL 25,92 MHz cho đồng hồ chủ MUX, DMUX và 8MHz cho đồng hồ thời gian) để điều khiển các tín hiệu không đồng bộ. *Lựa chọn và thông tin cảnh báo: Card CHPD-D12C lựa chọn các cảnh báo lấy từ phần quản lý luồng POH trong quá trình ghép, tách tín hiệu và hiển thị chúng trên các LED ở mặt trước card. *Khởi tạo lại nguồn: Khi nguồn được bật lại sau khi bị ngắt, card CHPD- D12C sẽ thiết lập lại dữ liệu đường bằng cách gửi đi tín hiệu yêu cầu lại tới phần LSI và bộ chuyển đổi lưỡng cực- đơn cực. *Giao diện với khối MPL: Card CHPD-D12C có giao diện với card MPL để lưu trữ tình trạng luồng và các cảnh báo POH dò tìm trong quá trình tách , ghép tín hiệu vào bộ nhớ. *Lưu trữ các dữ liệu vật lý: Card CHPD-D12C có thể lưu trữ các dữ liệu vật lý của chính nó. Các dữ liệu này không thay đổi được. III.5.2. Mô tả mặt trước card CHPD-D12C: CH PD D12C LINE UNI/RCL Trên mặt trước card có 2 LED chỉ thị cảnh báo. Hai LED này có thể sáng đỏ, nhấp nháy đỏ , sáng xanh, nhấp nháy xanh hoặc sáng vàng tuỳ thuộc vào điều kiện cảnh báo. Hình I.11. Mặt trước card CHPD-D12C Tên LED Chỉ thị Điều kiện cảnh báo UNIT/RCI Sáng đỏ - Có một lỗi xảy ra trong card Nháy đỏ - Có chỉ thị thay card từ trung tâm Nháy xanh Lắp card không đúng vị trí Thiết lập card không thành công Sáng xanh Card đang hoạt động bình thường Sáng vàng Thử đèn Line Sáng đỏ Có chỉ thị cảnh báo trong TU-12 Lỗi con trỏ trong TU-12 Có cảnh báo mức VC-12 trạm đối phương Một bít lỗi xảy ra trong VC-12 Mất đầu vào VC-12 Cảnh báo AIS trong C-12 Lỗi khung xuất hiện trong tín hiệu C-12 Lỗi tín hiệu lưỡng cực Kiểm tra Lamp test (thử đèn) III.6. Card CHSW: CHSW là một card điều khiển chuyển mạch luồng trong cấu hình dự phòng 1: n. CHSW được bố trí ở khe 15 ký hiệu 8. Có hai loại CHSW là : CHSW -D1 và CHSW - DS1 để điều khiển và chuyển mạch bảo vệ cho luồng 2Mb/s hoặc luồng 1,5Mb/s. III.6.1. Mô tả card CHSW- D1: Card CHSW- D1 cung cấp dự phòng card cho card CPD -D12 dự phòng: Card này chuyển luồng thông tin của một card đang bị lỗi sang card dự phòng để tránh các ảnh hưởng trên các thiết bị phục vụ hiện hành khi một trong các bộ phận đang hoạt động bị lỗi. III.6.2. Các chức năng của card CHSW-D1: - Khi CHSW-D1 định hình một cấu hình dự phòng 1:n (n < 3) thì có từ 1 đến 63 kênh truyền tín hiệu chính được nhập vào CHSW - D1. Có hai chế độ chuyển mạch. Trong chế độ auto - nếu card hoạt động có lỗi thì sẽ tự động chuyển sang card dự phòng. CHSW - D1 nhận dữ liệu yêu cầu chuyển mạch từ bộ phận đang bị lỗi qua đường truyền nối tiếp. Sau đó tập hợp dữ liệu dự phòng của card đang hoạt động và thiết lập nó cho card dự phòng. Cuối cùng CHSW - D1 gửi tín hiệu chuyển mạch đến card TSCL, đồng thời chuyển tín hiệu chính cho card dự phòng bằng cách kích hoạt công tắc rơ le. Sau khi phục hồi card bị lỗi xong card dự phòng tự động chuyển lại card đang hoạt động chính. Chế độ còn lại là chế độ manual. Trong chế độ nhân công theo lệnh được gửi từ FLEX hoặc FLEX Plus đến. Chế độ này thường được dùng để duy trì một bộ phận đang hoạt động không có lỗi. Card CHSW-D1 có thể thiết lập cho mỗi card không được chuyển sang card dự phòng (lock- out) *Giao diện với card MPL: CHSW - D1 có một giao diện với card vi xử lý MPL để truyền dữ liệu dự phòng của card đang hoạt động sang card dự phòng. *Lưu trữ dữ liệu vật lý: CHSW-01 có thể lưu trữ các dữ liệu vật lý của chính nó. Các dữ liệu này không thay đổi được. III.6.3. Mô tả mặt trước của card CHSW-D1: CH SW D1 UNIT/RCL CHSW-D1 có một đèn LED, LED này có thể sáng đỏ, nhấp nháy đỏ, sáng xanh, nháy xanh hoặc sáng vàng. Tuỳ thuộc vào từng điều kiện cảnh báo. Hình I.12. Mô tả mặt trước của card CHSW-D1. Tên LED Cảnh báo Ý nghĩa cảnh báo UNIT/RCI Sáng đỏ - Có lỗi trong card Nhấp nháy đỏ - Thay đổi card được thực hiện từ trạm trung tâm Sáng nhấp nháy xanh Card lắp sai vị trí Khai báo chưa hoàn chỉnh Sáng xanh hoặc vàng - Card đang hoạt động tốt (chuyển mạch dự phòng sẽ được thực hiện) Sáng vàng - Kiểm tra lamp test (thử đèn) III.7. Card giao diện quang : CHSD-1: Tên LED Ứng dụng Bước sóng Connector quang ITU-T Classitication CHSD-1S1C Short haul 1,3mm FC type S1.1 CHSD-1S1S Short haul 1,3mm SC type S1.1 CHSD-1L1C Short haul 1,3mm FC type L1.1 CHSD-1L1S Short haul 1,3mm SC type L1.1 CHSD- 1EC cung cấp một giao diện kênh truyền nhánh hoặc tổng hợp với tín hiệu quang STM-1. Các loại card CHSD-1 được liệt kê như bảng trên kênh. Nó chèn các byte SOH vào các tín hiệu AU-4 (25,92Mb/s x 6) từ TSCL (chuyển mạch luồng và đồng bộ) và chuyển đổi các tín hiệu này thành một tín hiệu quang STM-1 (155,52Mb/s) CHSD-1 cũng thực hiện đảo ngược sự chuyển đổi trên, tách các byte SOH và truyền tín hiệu AU-4 đến TSCL. III.7.1. Các chức năng của card SHSD -1: *Chức năng giao diện quang: - Giao diện quang được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện và tách các bít đồng bộ. Đồng thời nó cũng làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu điện và tín hiệu đồng bộ thành tín hiệu quang. Khi tín hiệu quang thu được quá yếu không thể tách các bít đồng hồ (BER khoảng 10-3) hoặc liên tiếp nhận được các bit số “0” trong thời gian 125ms hoặc lâu hơn khi chuyển đổi thành tín hiệu điện, cảnh báo mất tín hiệu LOS được khởi tạo. Nếu có ảnh hưởng này, chức năng ALS được kích hoạt, thiết bị ngừng phát tín hiệu quang. *Chức năng đồng bộ khung: Card CHSD-1 liên tiếp kiểm tra mẫu bít trong 2 byte A1, A2 trong phần RSOH. Card CHSD-1 sẽ khởi tạo một xung đồng bộ mỗi khi nhận được mẫu bít. Nếu mẫu bít không tìm thấy trong một khoảng thời gian đã định, một cảnh báo đồng bộ xuất hiện, card sẽ khởi tạo tín hiệu cảnh báo mất khung LOF (Loss Of Frame). *Chức năng tách phần mào đầu: Tách RSOH: Card CHSD-1LIC tách RSCOH sau khi đồng bộ khung. Mỗi byte RSOH được chuyển thành dữ liệu tương ứng và ngược lại. Do đó những chức năng sau đây được thực hiện. + Chức năng nghiệp vụ OW. + Kiểm tra chẵn lẻ BIP-8. + Kênh truyền dữ liệu phân đoạn lặp lại (RS-DCC). + Chức năng đấu tín hiệu. Tách MSOH: CHSD-1 cũng tách MSOH tương tự như RSOH. Do đó những chức năng sau đây được thực hiện. + Kiểm tra chẵn lẻ BIP -24. + Bảo vệ phân đoạn ghép kênh MSP. + Kênh truyền dữ liệu phân đoạn ghép kênh MS-DCC (quản lý mạng). + Nửa byte thông báo trạng thái đồng bộ (SSMP-kiểm tra độ ưu tiên đồng hồ đồng bộ). *Chức năng bảo vệ và khôi phục nghiệp vụ mạng vòng card: CHSD-1 cung cấp chức năng bảo vệ mạng vòng RING. Chức năng này thực hiện huỷ bỏ đấu vòng của tín hiệu nghiệp vụ OW và chỉ phát theo một hướng chỉ định (đường X) tại trạm chủ để ngăn cản, tín hiệu nghiệp vụ quay ngược lại trong cấu hình mạng vòng. Khi có một lỗi xảy ra trên đường quang, card của trạm chủ sẽ chuyển mạch phát hai hướng và đấu vòng nghiệp vụ các card quang của trạm tới dò tìm lỗi phát thu để loại bỏ tín hiệu đấu vòng và chuyển mạch phát một hướng do đó đường nghiệp vụ được khôi phục. *Chức năng dò tìm tín hiệu nghiệp vụ số đi thẳng: Khi không lắp card SACL (card cảnh báo nghiệp vụ) hoặc có lệnh của người khai thác từ FLEXR hoặc FLEXR Plus , tín hiệu nghiệp vụ chuyển qua card CHSD mà không phải chuyển qua tín hiệu tương tự. *Chức năng chuyển mạch luồng: Card CHSD-1 có thể chọn tín hiệu thu AU-4. Trong cấu hình mạng vòng, luồng truyền dẫn sẽ được phát theo hai hướng khác nhau. Trong mạng chuỗi hoặc cấu hình đầu cuối, luồng chỉ được chạy theo một hướng. Trong cấu hình mạng chuỗi luồng có thể được thiết lập trên FLEXR hoặc FLEXR Plus. Trong cấu hình đầu cuối luồng được thiết lập cố định theo một hướng. Có hai chế độ chuyển mạch luồng ngoài chế độ tự động Chế độ cưỡng bức: Luồng được chỉ định có định theo một hướng. Chế độ nhân công: Một trong hai luồng là cố định. *Chức năng thử tín hiệu: Card CHSD cung cấp chức năng đấu vòng. Nếu có một lỗi xảy ra trên card, card sẽ đấu vòng tín hiệu AU-4 bằng nhân công để phát hiện nguyên nhân lỗi. Dữ liệu chỉ có thể được đấu vòng trên hướng bên ngoài thiết bị. *Chức năng lưu trữ dữ liệu vật lý. CHSD-1LTC có thể lưu trữ dữ liệu vật lý của chính nó. Dữ liệu này không thể thay đổi được. III.7.2. Mô tả mặt trước card CHSD-1: C H S D1 LINE UNIT/RCI Mặt trước card CHSD-1 có hai cổng dành cho nhà sản xuất kiểm tra card, có hai LED chỉ thị cảnh báo và một nhãn nhắc nhở nhà khai thác về bức xạ laser. Hình I.1.3. Mặt trước card CHSD-1LIC. Tên LED Chỉ thị Ý nghĩa cảnh báo UNIT/RCI Sáng đỏ Có một lỗi trong card. Mức phát quang quá cao. Mức phát quang quá thấp. Dòng vượt quá ngưỡng ở bộ phát laser. Nhấp nháy đỏ Có chỉ thị thay card từ trung tâm: Một card lắp không đúng vị trí. Thiết lập card không hoàn thành. Nháy xanh Card trong trạng thái hoạt động bình thường. LINE Sáng đỏ. Tín hiệu STM-1 bị ngắt. Lỗi đồng bộ khung STM-1. Liên kết tín hiệu STM-1 không đúng . AIS trong tín hiệu STM-1 . Một bít lỗi xảy ra trong tín hiệu thu STM-1. Tín hiệu STM-1 bị suy giảm ở phần thu. Một lỗi xảy ra ở tín hiệu STM-1 trạm đối phương. Các cảnh báo chất lượng truyền vượt quá ngưỡng (STM-1 quá ngưỡng). Có lỗi trong byte MSP. Lỗi con trỏ AU. AIS trong tín hiệu AU-4. Một lỗi xảy ra trong VC-4. Tín hiệu VC-4 không được kết nối Dò thấy số lỗi nghiêm trọng trên tín hiệu STM-1 trong 15 phút vượt quá ngưỡng. Dò thấy số lỗi nghiêm trọng trên tín hiệu STM-1 trong 24 giờ vượt quá ngưỡng. IV. Các chức năng của hệ thống thiết bị FLX 150/600: IV.1. Chức năng đồng bộ: IV.1.1. Các tín hiệu vào ra đồng bộ: *Nguồn đồng bộ: FLX 150/600 có thể trích các tín hiệu đồng bộ từ các nguồn sau + Các lối vào mạch nhánh 2.048Mb/s (CH1;4;7). + Lối vào mạch nhánh STM-N (tất cả các kênh). + Tín hiệu lối vào tổng hợp(Tất cả các kênh). + Tín hiệu lối vào bên ngoài 2.048Mb/s (2 kênh). + Tín hiệu từ bộ tạo dao động bên trong. Tuy nhiên FLX 150/600 được dùng với chức năng là đồng bộ phục hồi, nó chỉ trích tín hiệu từ tín hiệu tổng hợp STM-N. *Lối ra đồng bộ: FLX150/600 cho phép xuất ra bên ngoài hai loại tín hiệu đồng hồ. + Đồng bộ thiết bị (EC). + Đồng hồ đường truyền (LC). EC đồng bộ với EC trong FLX 150/600. Nó được sử dụng như là nguồn tín hiệu clock cho các thiết bị khác cài đặt trong trạm. LC được đồng bộ với thiết bị STM-N được nhận bởi FLX150/600. Nó cũng được dùng như một nguồn clock cho bộ phận cung cấp tín hiệu được cài đặt trong trạm. IV.1.2. Lựa chọn nguồn đồng bộ: FLX150/600 có chức năng lựa chọn nguồn đồng bộ cho việc đồng bộ của chính thiết bị. Có hai chế độ lựa chọn phụ thuộc vào nguồn thời gian được sử dụng : *Chế độ 1: Ở chế độ này có tới 3 tín hiệu nguồn đồng bộ được chọn lựa từ các nguồn tín hiệu được liệt kê ở trên (phần IV.1.1) và định chế độ ưu tiên. Một trong các tín hiệu nguồn có chất lượng tốt nhất sẽ tự động được lựa chọn để sử dụng. *Chế độ 2: Cũng tương tự chế độ 1, nhưng các nguồn tín hiệu được lựa chọn từ các nguồn tín hiệu STM-N ở trên và sẽ ấn định sự ưu tiên. Một trong các nguồn tín hiệu tốt nhất sẽ tự động được sử dụng. IV.1.3. Chuyển mạch nguồn đồng bộ: FLX150/600 có hai chế độ chuyển mạch lối vào đồng bộ là chế độ tự động và chế độ nhân công. *Chế độ tự động: Khi chất lượng của nguồn được dùng ở chế độ Auto bị xấu thì việc kiểm tra chất lượng được tiến hành ở các nguồn khác (theo thứ tự ưu tiên giảm dần). Nguồn tín hiệu có phẩm chất kém sẽ tự động được chuyển sang nguồn có chất lượng tốt nhất. Nếu xảy ra một trong các lỗi sau thì tín hiệu nguồn đồng bộ sẽ được chuyển sang nguồn khác. + Tín hiệu STM-N: mất tín hiệu (LOS), mất khung dữ liệu (LOF) có tín hiệu chỉ cảnh báo phần đa hợp (MA S¸T-AIS). + Tín hiệu 2.048Mb/s mất tín hiệu nhánh (LOT), mất sự sắp xếp chung (FAL) hoặc tín hiệu chỉ cảnh báo (AIS). + Mất tín hiệu 2.048MHz. Nếu tất cả các nguồn tín hiệu bị lỗi thì một tín hiệu cùng tần số với tín hiệu nguồn được sử dụng sau cùng trong thiết bị sẽ được dùng như là tín hiệu nguồn (hold over). Khi FLX150/600 sử dụng với chức năng là bộ phục hồi(REG), nguồn được chuyển sang bộ tạo dao động bên trong. *Chế độ nhân công (manual): Trong chế độ này, người vận hành phải thiết lập lệnh khi muốn chuyển mạch nguồn. Nhưng khi muốn sử dụng chế độ này thì nguồn phải không bị lỗi, nếu người bị lỗi thì hệ thống sẽ tự động giải phóng chế độ manual và chuyển sang chế độ tự động. IV.2. Chức năng kết nối: FLX1500/600 có chức năng kết nối đường dẫn: Xuyên quang (through). Xen/rẽ (Add/Drop). Chuyển sang (Interchange). IV.2.1. Chức năng đấu nối thẳng (Path Through Function): Y X Hình IV.1. chức năng đấu nối thẳng. Tín hiệu nhận từ bên X (hoặc Y) được đưa đến bộ phận xử lý. Sau đó lại được đưa đến bộ phận xử lý để xử lý một lần nữa và xuất ra ngoài ở bên Y (hoặc X) Y X IV.2.2. Chức năng xen/rẽ (Add/Drop) : Hình IV.2. Chức năng xen/rẽ (Add/Drop) Tín hiệu nhận từ X (hoặc Y) được đưa đến điểm xử lý và sau đó được kết nối đến các nhánh ở cấp VC-12 , VC -3, VC-4 tuỳ thuộc vào dữ liệu cài đặt trên đường dây. Tín hiệu sau đó được xuất ra ngoài đến các nhánh IV.2.3 Chức năng thẳng/rẽ (Through/Drop) : Y X Hình IV.3: Chức năng thẳng/rẽ (Through/Drop) Tín hiệu nhận từ bên X được đưa đến điểm xử lý sau đó kết nối đến bên Y và các tổ hợp nhánh ở các mức VC-12, VC-3 hoặc VC-4 tuỳ thuộc vào dữ liệu thiết lặp đường dây. IV.2.4. Chức năng thay đổi (Interchange) : Y X nhánh Hình IV.4.Chức năng thay đổi (Interchange) Tín hiệu nhận từ X,Y hoặc các nhánh được đưa đến điểm xử lý sau đó kết nối đến X,Y hoặc các nhánh ở mức VC-12, VC-3 hoặc Vc-4 (phụ thuộc và dữ liệu thiết lập đường truyền) và sau đó được xuất ra ngoài. IV.3. Chức năng dự phòng: FLX150/600 có ba cơ chế dự phòng độc lập: Dự phòng phân đoạn ghép kênh - MSP. Dự phòng luồng PPS. Card dự phòng. IV.3.1. Dự phòng phân đoạn ghép kênh MSP: Cơ chế dự phòng phân đoạn ghép kênh có thể dùng đối với mạng điểm - điểm và mạng tuyến tính. Nếu có hư hỏng trong giao tiếp quang thì chức năng này sẽ tự động chuyển mạch đường truyền làm việc sang đường truyền dự phòng. FLX 150/600 sử dụng chuyển mạch dự phòng “không trở lại” (1+1)đối với cơ chế MSP. Cả hai chuyển mạch đơn hướng và hai hướng đều có thể sử dụng. + Chuyển mạch đơn hướng: là sự chuyển mạch chỉ xảy ra theo một hướng (nhận). Khi chất lượng vào kích vào bộ chuyển mạch dự phòng, thì luồng dự phòng hướng thu sẽ hoạt động. FLX150/600 FLX150/600 + Chuyển mạch hai hướngg: Cả hai đường truyền gửi và nhận đều được chuyển sang đường dự phòng. Làm việc Dự phòng X lỗi Làm việc Dự phòng FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600 Làm việc Dự phòng *Có lỗi xảy ra *Chuyển mạch đơn hướng *Chuyển mạch hai hướng Hình IV.5. Chuyển mạch dự phòng. - Các chế độ chuyển mạch của FLX 150/600 được liệt kê theo thứ tự ưu tiên giảm dần: + Chốt (clock out). + Cưỡng bức (Fore). + Tự động (Auto-SF/Auto-SD). +Nhân công (Manual). *Chế độ clock - out: Chế độ này sử dụng cho việc bảo dưỡng đường truyền. Ơ chế độ này, sự truyền dẫn sẽ không được chuyển từ đường hoạt động sang đường dự phòng bất chấp trạng thái đường truyền. *Chế độ Auto (SF hoặc SD): Chế độ này sẽ tự động chuyển mạch dự phòng khi có sự cố tín hiệu SF hoặc chuyển mạch dự phòng khi tín hiệu xuống cấp SD đườngtruyền sẽ tự động chuyển sang đường dự phòng. *Chế độ Manual: Chế độ này cũng được dùng cho bảo dưỡng đường truyền. Người bảo trì sẽ điều khiển để chuyển từ đường truyền hiện hành sang đường truyền khác. Chế độ Manual chỉ hoạt động khi cả đường truyền làm việc và đường truyền bảo vệ hoạt động bình thường. Nếu sau khi chuyển mạch mà lỗi xảy ra thì sự chuyển mạch xem như bị huỷ bỏ. Các chế độ chuyển mạch trên có cùng một chức năng lock-in. Người bảo trì có thể cho phép hoặc không cho phép chức năng này hoạt động. Chức năng lock-in vô hiệu hoá chuyển mạch đường truyền ngay cả khi đường truyền bị lỗi nhằm tránh sự chuyển mạch liên tục khi lôi xuất hiện với các điều kiện không ổn định. Khi chuyển mạch nhiều lần (hoặc nhiều hơn) trong vòng t phút thì chức năng chuyển mạch được khoá để vô hiệu hoá chuyển mạch tự động (chuyển mạch trong chế độ lock-out, Force, Manual vẫn hoạt động. Trạng thái khoá lock-in sẽ được tự động giải phóng z giờ hoặc do người bảo trì quy định. Người bảo trì có thể cài đặt các thông số sau: + Thời gian kiểm tra chuyển mạch (t): (1¸255) phút. + Đếm số lần chuyển mạch (n): (1¸255) lần. + Thời gian vô hiệu hoá chuyển mạch (Z): (1¸255) giờ. IV.3.2. Chức năng dự phòng luồng VC PPS: Chế độ dự phòng luồng công ten nơ ảo VC được thực hiện đối với mạng vòng, tự động chuyển mạch từ đường làm việc sang đường dự phòng tại vị trí VC: VC-4, VC-3 hoặc VC-12. FLX150/600 sử dụng chuyển mạch “không trở lại” cho VCPPS. Có hai chế độ chuyển mạch: Single -ended và dual-ended PPS. + Trong chế độ Single -ended PPS; cơ chế PPS của trạm nội hạt và đối diện hoạt động độc lập. Khi đường VC vào của trạm A có lỗi thì sự truyền dẫn chuyển sang đường dự phòng. + Trong chế độ Dual ended PPS: Cơ chế PPS của trạm nội hạt và đối diện bị khoá. Khi đường VC vào của trạm A bị lỗi thì sự truyền dẫn chuyển sang đường sự phòng và sự truyền dẫn ở trạm đối diện B cũng chuyển sang đường dự phòng. Các chế độ chuyển mạch của FLX150/600 được liệt kê theo thứ tự giảm dần. + Lock - out: chốt. + Force: Cưỡng bức. + Auto-SF/Auto-SD:Tự động. + Manual: Nhân công. Các chức năng của chế độ giống như phần MSP. Cả hai chuyển mạch đơn hướng và hai hướng cũng có thể sử dụng. ChuyĨn m¹ch ®¬n h­íng F1X 150/600 F1X 150/600 M¹ch vßng TSM_N F1X 150/600 F1X 150/600 F1X 150/600 F1X 150/600 ChuyĨn m¹ch hai h­íng M¹ch vßng TSM_N F1X 150/600 F1X 150/600 Hình IV.6: Dự phòng luồng VC PPS. IV.3.3. Card dự phòng: - FLX150/600 cho phép cơ chế dự phòng card là tuỳ chọn. Mỗi loại card trong thiết bị có chức năng tự dò tìm lỗi để chuyển sang card dự phòng. - Các bộ phận giao tiếp quang sử dụng cơ chế MSP có mục đích giống như đã nói (ở mục IV.3.1). - Có hai có chế bảo vệ: (1+1) và (1:n) (n>3), cơ chế (1+1) được phối hợp cho chế độ “không trở lại”. Cơ chế (1:n) được cho phép lựa chọn giữa hai chế độ “trở lại” hoặc “không trở lại”. - FLX150/600 mang chuyển mạch bộ phận Plug-in như sau: + CHPD-D12 Unit: (1+1). + CHPD-D4 Unit: (1+1). + CHPD-1E Unit: (1+1). + TSCL Unit: (1+1). - Các chế độ chuyển mạch của FLX150/600 được liệt kê theo thứ tự ưu tiên giảm dần: + Chốt: (Lock- out). + Tự động: (Auto). + Nhân công: (Manual). * Chế độ Lock-out: chế độ này được dùng cho việc bảo dướng bộ phận Plug-in. Trong chế độ này, sự truyền dẫn được kết nối đến bộ phận làm việc và không thể chuyển mạch bất chấp trạng thái của bộ phận. * Chế độ Auto: Trong chế độ này, sự truyền dẫn được chuyển mạch tự động sang bộ phận bảo vệ nếu như bộ phận làm việc có lỗi. * Chế độ Manual: Chế độ này dùng cho việc bảo dưỡng Plug-in. Ở chế độ này, sự truyền dẫn sẽ được chuyển từ bộ phận đang hoạt động sang một bộ phận dự phòng bởi lệnh của người bảo trì. Chức năng này chỉ có thể dùng được khi bộ phận dự phòng và hoạt động đều bình thường. Nếu trong cơ chế này, sau khi chuyển mạch mà có lỗi xảy ra thì sự chuyển mạch sẽ huỷ bỏ. V. Cấu hình thiết bị FLX150/600. - Các cấu hình thiết bị FLX150/600 là: bộ ghép kênh đầu cuối TRM SDH, bộ ghép kênh xen/rẽ ADM và bộ phục hồi REG được trang bị với đường dẫn quang STM-1 hoặc STM-4. - Để là một bộ đơn (single shelf Assembly), một giá đỡ FLX mang tất cả các cấu hình thiết bị và cả hai STM-1 và STM-4. Nó cũng cho phép mở rộng từ một thiết bị STM-1 sang một thiết bị STM-4. V.1. Cấu hình điển hình: FLX150/600 mang các cấu hình thiết bị sau: * Bộ ghép kênh đầu cuối (TRM): FLX150/600 được dùng với chức năng là một thiết bị đầu cuối trong mạng điểm-điểm và mạng tuyến tính. Nó cho ghép các tín hiệu nhánh thành một tín hiệu tổng hợp (STM-1 hoặc STM-4). TRM Giao diện tổng hợp AGGR (Aggregte) Tuỳ chọn (Optional: MSP) TRIB (Tributary) Giao diện nhánh Luồng tín hiệu STM-N có thể có dự phòng (1+1) hoặc không có dự phòng tuỳ thuộc vào nhà khai thác. Hình V.1 Sơ đồ bộ ghép kênh đầu cuối. * Bộ ghép kênh xen/rẽ (ADM): ADM Giao diện tổng hợp AGGR (Aggregte) Tuỳ chọn (Optional: MSP) Giao diện tổng hợp AGGR (Aggregte) Tuỳ chọn (Optional: MSP) Giao diện nhánh TRIB (Tributary) FLX150/600 được dùng với chức năng là một trạm trung gian trong mạng tuyến tính, mạng nhánh, mạng vòng hoặc mạng mắc lưới. Nó dùng để tách ra tín hiệu nhánh từ một tín hiệu tổng hợp để cộng các tín hiệu tổng hợp, hoặc cho phép các tín hiệu xuyên ngang mà không có sự cộng hoặc tách. Thiết bị cũng có thể được dùng để xen/rẽ các khe thời gian hoặc kết nối các nhánh với nhau. Hình V.2. Bộ ghép kênh ADM. * Bộ lặp (REG): REG Giao diện tổng hợp AGGR (Aggregte) Giao diện tổng hợp AGGR (Aggregte) Các trạm TRM hoặc ADM chỉ truyền dẫn tín hiệu quang trong cách 50km do suy hao sợi quang và công suất phát quang của laser nên nếu khoảng cách xa hơn người ta sẽ sử dụng các trạm lặp. Nhiệm vụ của bộ lặp là khuếch đại tín hiệu quang nhận được và truyền tín hiệu đi tiếp trên mạng. Hình V.3. Bộ lặp. V.2. Cấu hình các bộ phận Plug-in: Các cấu hình trong bộ phận Plug-in được phân chia nhóm như sau: phần chung, phần giao tiếp ghép kênh và phần giao diện nhánh. * Phần chung : Các bộ phận Plug-in được yêu cầu đối với FLX150/600 trong bất cứ cấu thiết bị nào đều được cài đặt vào trong phần chung này. * Phần giao tiếp ghép kênh: - Phần giao tiếp ghép kênh có bốn khe cắm bộ phận Plug-in: CH slots 1-1 và 1-2 (nhóm 1) và 2-2, 2-2 (nhóm 2). Các khe này giao tiếp 139,264Mb/s, giao diện STM-1 và giao diện STM-4. Đối với ADM tuyến tính, nhóm 1 và nhóm 2 được dùng để hình thành cấu hình bảo vệ (1+1). ADM dùng hai khe CH: 1-2 và 2-2 hoặc 1-1 và 2-1. Các khe CH2-1 và 2-2 cũng có thể hình thành cấu hình bảo vệ (1+1) cho giao diện nhánh. * Phần giao diện nhánh: - Phần giao diện nhánh có 6 khe cắm bộ phận Plug-in. Các khe CH3 và CH4 (nhóm 3), CH5 và CH6 (nhóm 5), CH7 và CH8 (nhóm 7). Các khe cắm này mang giao tiếp 2.048Mb/s, 34,368Mb/s; 139,264Mb/s và STM-1. Đối với giao tiếp 34,368Mb/s, 139,264Mb/s và STM-1, nhóm 3 và nhóm 5 mỗi nhóm được dùng để hình thành cấu hình bảo vệ (1+1) hoặc có chức năng như các giao tiếp độc lập và nhóm 7 được làm cấu hình dự phòng (1+1). - Đối với giao tiếp 2.048Mb/s, các khe từ (CH4 ¸ CH8) được dùng để mang 63 giao tiếp (cấu hình 1:3). VI. Các cấu hình mạng sử dụng hệ thống FLX150/600: - FLX150/600 có các cấu hình mạng như sau: + Cấu hình mạng Điểm- Điểm: (Piont to Point). + Cấu hình mạng tuyến tính: (Linear Network). + Cấu hình mạng phân nhánh. + Cấu hình mạng vòng. FLX150/600 TRM FLX150/600 TRM STM-1/4 2,048Mb/s 34,368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 2,048Mb/s 34,368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 VI.1. Cấu hình mạng Điểm- Điểm (Point to Point): Hình VI.1. Cấu hình mạng Điểm- Điểm (Point to Point). Trong mạng này, 2FLX150/600 được sử dụng với chức năng là các bộ phận đầu cuối (TRM) được liên kết với nhau. Tại mỗi một điểm, FLX150/600 cung cấp các chức năng ghép kênh cho việc ghép kênh và phân kênh từ các tín hiệu 2.048Mb/s, 34.368Mb/s, 139,264Mb/s thành tín hiệu STM-1, hoặc tín hiệu STM-1 thành tín hiệu STM-4. FLX150/600 TRM 2,048Mb/s 34,368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 FLX150/600 ADM STM-1/4 2,048Mb/s 34,368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 FLX150/600 TRM STM-1/4 2,048Mb/s 34,368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 FLX150/600 STM-1/4 REG V.2. Cấu hình mạng tuyến tính: (Linear Network): Hình VI.2. Cấu hình mạng chuỗi: (LINEAR NETWORK). Mạng chuỗi là mạng có từ ba thiết bị trở lên trong đó có hai trạm ở hai đầu có cấu hình đầu cuối (TRM) còn các trạm ở giữa có cấu hình tách ghép ADM, hoặc lặp lại tín hiệu REG. FLX 150/600 ADM FLX 150/600 ADM FLX 150/600 ADM FLX 150/600 ADM STM-1/4 STM-1/4 STM-N STM-N 2.048Mb/s, 34,368Mb/s 139.264Mb/s, STM-1 2.048Mb/s, 34,368Mb/s 139.264Mb/s, STM-1 2.048Mb/s, 34,368Mb/s 139.264Mb/s, STM-1 2.048Mb/s, 34,368Mb/s 139.264Mb/s, STM-1 VI.3. Cấu hình mạng vòng ring (Ring Network): Hình VII.4. Cấu hình mạng vòng ring(Ring Network): Trong mạng này các nút được kết nối thành một vòng kín. Tại mọi điểm nút FLX150/600 được định hình như ADM để cung cấp sự truy nhập đến các tín hiệu tốc độ thấp chẳng hạn như các tín hiệu mức VC có trong tín hiệu STM-N. Trong mạng này, FLX truyền một tín hiệu theo hai hướng khác nhau. Tại phía nhận FLX 150/600 chỉ chọn một trong hai tín hiệu nhận được dựa vào thông tin cảnh báo và chất lượng. Bằng cách thực hiện việc truyền theo hai tuyến riêng biệt, tín hiệu lưu thông được nhân đôi và do đó được dự phòng khi một tín hiệu có lỗi. Tại một trong các điểm trung gian nói trên, FLX150/600 hoạt động như là một (ADM) tuyến tính và cung cấp các tín hiệu có tốc độ thấp chẳng hạn như các tín hiệu VC có trong các tín hiệu STM-1 hoặc STM-4. FLX 150/600 khác hoạt động như là bộ lặp STM-4 và cung cấp sự truy xuất đến RSOH (byte mào đầu đoạn lặp) để giám sát và điều khiển. V.3. Mạng phân nhánh (Hubbing): FLX 150/600 ADM FLX 150/600 ADM FLX 150/600 ADM FLX 150/600 ADM FLX 150/600 ADM FLX 150/600 ADM STM -1/4 STM 1/4 STM -1 STM -1 STM -1 TRM ADM TRM 2.048Mb/s 34.368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 2.048Mb/s 34.368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 2.048Mb/s 34.368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 2.048Mb/s 34.368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 2.048Mb/s 34.368Mb/s 139,264Mb/s STM-1 STM -1 STM -1 Hình VII.3.Mạng phân nhánh (Hubbing): Đây là một mạng có cấu hình điểm tới đa điểm. Tại trạm nút là một ADM, cung cấp các tín hiệu STM-1 tới các trạm khác. Hay nói cách khác trong mạng này FLX150/600 có chức năng là một bộ ghép kênh đầu cuối hoặc một bộ ghép kênh xen/ rẽ trong trạm trung tâm cấu hình bảo vệ (1+1). MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH1602.DOC