Tình hình bệnh nhân Aids tử vong tại bệnh viện nhân ái thành phố Hồ Chí Minh năm 2009

KẾT LUẬN Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối nhập viện ngày càng gia tăng, bên cạnh đó số bệnh nhân tử vong ngày cũng càng gia tăng, bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện chủ yếu là người nghiện ma túy, nam chiếm tỉ lệ cao 81,7% tập trung ở độ tuổi từ 19– 61 tuổi, trình độ học vấn ở bậc tiểu học chiếm 78,6% nên cơ hội tìm việc làm khó dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao 86,7%. Người bệnh thường trú chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh 93,1%, đường lây truyền HIV chủ yếu là người tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm 79,7% và 20, 3% là tiếp xúc tình dục không an toàn. Biểu hiện lâm sàng thường gặp của người bệnh AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện là tổn thương da chiếm 100%, suy kiệt 74,7%, thiếu máu với nhiều mức độ khác nhau 86,8%, sốt 52,2%. Tình trạng suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối rất nặng nề, trong đó có tới 55,3% là người có số lượng tế bào TCD4 < 100/ mm3. Hệ quả là số bệnh nhân bị nhiễm trùng phối hợp cùng lúc với nhiều tác nhân khác nhau chiếm tỷ lệ cao và các bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiều cơ quan do cùng một tác nhân gây ra như lao, nấm Đa số bệnh nhân AIDS tử vong đang điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị ARV.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình bệnh nhân Aids tử vong tại bệnh viện nhân ái thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 209 TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN AIDS TỬ VONG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2009 Nguyễn Thành Long*, Lê Văn Học*, Nguyễn Duy Hùng*, Nguyễn Thi Đức Giang* TÓM TẮT Mục tiêu Phân tích tình trạng bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện Nhân Ái TP.HCM năm 2009. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu mô tả bao gồm 159 bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối đâ tử vong tại bệnh viên Nhân Ái - TPHCM năm 2009. Kết quả: Trong 159 bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện Nhân Ái, nam chiếm 81,7%, tập trung ở độ tuổi 16-45 tuổi là 94,9%. Trong mẫu nghiên cứu tỷ lệ chưa lập gia đình chiếm 79,6%; thất nghiệp 86,7% và 93,1% cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Đường lây truyền HIV do tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm chiếm 79,7%. Tỷ lệ người bệnh tử vong có tổn thương da là 100%, thiếu máu với nhiều mức độ khác nhau là 86,8%. Bệnh nhân có số lượng tế bào TCD4 <100/mm3 chiếm tỷ lệ 55,3%, và người bệnh tử vong do bệnh lao chiếm hơn 1/3 tổng số các trường hợp tử vong. Kết luận Tỷ lệ bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện là 34,3%, người bệnh chủ yếu là nam giới tập trung ở độ tuổi 16 – 45 tuổi. Đường lây truyền HIV do tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm chiếm 79,7% và bệnh nhân tử vong do bệnh lao chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong. Từ khóa: Bệnh nhân, HIV/AIDS, tử vong, Bệnh viện Nhân Ái. ABSTRACT SITUATION OF AIDS PATIENTS DEATHS AT NHAN AI HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY IN 2009 Nguyen Thanh Long, Le Van Hoc, Nguyen Duy Hung, Nguyen Thi Duc Giang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 209 - 213 Objective: Analyze the condition of AIDS patients at the ending stage who died at Nhan Ai hospital in Ho Chi Minh city in 2009. Research Methods and subject: Describe and Retrospective study of 159 AIDS patients at the ending stage who died at Nhan Ai hospital in Ho Chi Minh city in 2009 Results: Research shows that159 end- stage AIDS patients of death at Nhan Ai hospital in which men accounted for 81.7 percent, 94.9 percent of them is aged between 16 and 45. Rate of unmarried in sampling is 79.6 percent, unemployment is 86.7 percent and residing in HoChiMinh city is 93.1 percent. HIV transmission by injecting drug users Sharing syringes accounted for 79.7 percent. The rate of patients died of skin lesions is 100 percent, anemia with different levels accounted for 86.8 percent. Patients with a number TCD4 cells <100/mm3 percentage is 55.3 percent and patients die of Tuberculosis accounts for more than a third of the deaths Conclusion: Rate of ending-stage AIDS patients died in hospital is 34.3 percent, patients are mainly concentrated in men aged between 16 and 45. HIV transmission by injecting drug users Sharing syringes accounted for 79.7 percent and patients died of Tuberculosis accounts for more than a third of the ending- stage * Bệnh viện Nhân Ái Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: CN Lê Văn Học ĐT: 0972690585 Email: hocnhanai@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 210 AIDS patients of death. Key words: Patient, HIV/AIDS, died, Nhan Ai hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ sau khi phát hiện một trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm 1990, đến năm 1998 các trường hợp nhiễm HIV đã phát hiện được ở tất cả 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Hàng năm số người nhiễm HIV mới phát hiện được khoảng 14.000 – 16.000 người. Theo báo cáo của cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, tình hình nhiễm HIV/AIDS tính đến ngày 31/12/2010 như sau: số trường hợp nhiễm trong năm: 13.815, số bệnh nhân AIDS trong năm: 6.510, tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống: 183.938, tổng số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống: 44.022, tổng số người nhiễm HIV đã tử vong: 49.477(1). Bệnh viện Nhân Ái thuộc Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh(TP.HCM), đóng trên đia bàn xã Phú Văn – Bù Gia Mập – Bình Phước. Chức năng nhiệm vụ chính của bệnh viện: chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối sống trên địa bàn TP.HCM cùng hai địa phương là thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước(1). Tại Bệnh viện Nhân Ái tính từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 Bệnh viện Nhân Ái đã tiếp nhận chăm sóc, điều trị nội trú cho 463 bệnh nhân AIDS. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện tỷ lệ bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối nhập viện ngày một gia tăng. Bên cạnh đó tỷ lệ tử vong của bệnh nhân AIDS cũng gia tăng, năm 2008 tỷ lệ tử vong 23,9%, năm 2009: 34,3%. Để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng tử vong của đối tượng bệnh nhân này tại bệnh viện Nhân Ái, chúng tôi tiến hành phân tích Bệnh nhân AIDS tử vong tại Bệnh viện nhằm rút kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, điều trị và nêu lên những kiến nghị nhằm giúp cải thiện tình trạng tử vong. Mục tiêu nghiên cứu (1) Phân tích bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện Nhân Ái. (2) Xác định một số yếu tố liên quan tình trạng tử vong của bệnh nhân AIDS tại bệnh viện Nhân Ái Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2009. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 159 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong tại Bệnh viện Nhân Ái năm 2009. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Từ tháng 03/2011 đến tháng 07/2011 tại Bệnh viện Nhân Ái TP-HCM. Cỡ mẫu Toàn bộ 159 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân AIDS tử vong tại bệnh viện Nhân Ái Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả hồ sơ bệnh án bệnh nhân AIDS đã tử vong tại bệnh viện năm 2009 được lưu trữ tại Phòng kế hoạch tổng hợp. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm thống kê Excel Microsoft. * Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối là bệnh nhân được chẩn đoán và phân loại nhiễm HIV/AIDS giai đoạn 4 theo hướng dẫn chẩn đoán và phân loại giai đoạn nhiễm HIV/AIDS của Bộ Y tế (Quyết định số 06/2005/QĐ-BYT ngày 07 tháng 3 năm 2005) và có điểm đánh giá nhỏ hơn hoặc bằng 60 theo thang điểm Karnofsky. Thang điểm Karnofsky (tên tiếng Anh là Karnofsky Severity Rating) được tính từ 0 điểm (tử vong) đến 100 (bình thường, không có biểu hiện bệnh lý). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 211 KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Phân bố theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nơi cơ trú, đường lây nhiễm HIV và thời gian nằm viện Đặc điểm Số lượng (n =159) Tỷ lệ % Giới tính Nam 130 81,7% Nữ 29 18,3% Độ tuổi Từ 16 đến 30 tuổi 81 50,9% Từ 31 đến 45 tuổi 70 44% Trên 45 tuổi 08 5,1% Trình độ học vấn Tiểu học 125 78,6% Trung học cơ sơ 34 21,4% Cao đẳng-Đại học 0 0 Trình trạng hôn nhân Chưa lập gia đình 125 79,6% Có vợ/Chồng 13 8,7% Ly dị 9 5,6% Ly thân 7 4,4% Góa 5 3,2% Nghề nghiệp Có nghề nghiệp 22 13,3% Không có nghề nghiệp 137 86,7% Nơi cơ trú TPHCM 148 93,1% Tỉnh 11 6,9% Đường lây nhiễm HIV Có liên quan đến tiêm chích ma túy 127 79,7% Tiếp xúc tình dục không an toàn 32 20,3% Mẹ-con 0 0 Không rõ đường lây 0 0 Thời gian nằm viện Mới nhập - 15 ngày 42 26,4% 16 ngày – 60 ngày 43 27% >60 ngày 74 46,6% Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh cư trú tại TP.HCM chiếm 93,1%. Đặc điểm lâm sàng Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện lâm sàng Số lượng (n=159) Tỷ lệ% Tổn thương da 159 100% Hội chứng suy kiệt 150 74,7% Thiếu máu 118 71,2% Sốt 83 52,2% Ho 63 39,6% Gan to 58 36,5% Biểu hiện lâm sàng Số lượng (n=159) Tỷ lệ% Tiêu chảy 46 28,9% Dấu màng não 21 13,2% Rối loạn trí giác 32 20,1% Hạch to 29 18,2% Nấm họng 25 15,7% Lách to 17 10,7% khác 39 25,5% Nhận xét: Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối có tổn thương da là 100%. Đặc điểm cận lâm sàng Huyết học Bảng 3: Biểu hiện thiếu máu. Hemoglobin Số lượng (n=159) Tỷ lệ % <11,5g/dl 138 86,8 ≥11,5g/dl 21 13,2 Nhận xét: Người bệnh thiếu máu chiếm tỷ lệ 86,8%. Bảng 4: Biểu hiện tế bào TCD4/mm3 TBCD4 Số lượng (n=159) Tỷ lệ % >200 04 2,5 <200-100 23 14,5 <100-50 25 15,7 <50 63 39,6 Chưa có XNCD4 44 27,7 Nhận xét: Tỷ lệ tế bào CD4<50/mm3 chiếm 39,6%. Tình hình người bệnh AIDS nhập viện và tử vong tại bệnh viện Bảng 5: Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối nhập viện và tử vong tại BV Nhân Ái. Năm 2008 2009 2010 6/2011 Nhập viện 355 463 346 250 Tử vong 85 159 96 66 Tỷ lệ% 23,9 34,3 27,7 26,4 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện năm 2009 là 34,3%. Tình hình điều trị lao và ARV Bảng 6: Năm 2009 Số lượng (n= 159) Tỷ lệ % Lao 77 48,4% ARV 58 36,5% Lao + ARV 39 24,5% Chưa điều trị Lao + ARV 24 15,1% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 212 Thời gian nhập viện, điều trị lao và ARV Bảng 7 Thời gian Tử vong Tỷ lệ% Lúc nhập viện đến 15 ngày 42 26,4% Lao 18 42,8% ARV 07 17,7% Lao + ARV 03 7,1% Chưa điều trị Lao + ARV 17 40,5% Từ 16 ngày đến 60 ngày 36 22,6% Lao 16 44,5% ARV 13 361% Lao + ARV 05 13,9% Chưa điều trị Lao + ARV 07 19,4% Trên 60 ngày 81 50,9 Lao 43 53,1 ARV 38 46,9 Lao + ARV 31 38,2% Chưa điều trị Lao + ARV 0 Nhận xét: Người bệnh AIDS giai đoạn cuối tử vong đã điều trị lao và ARV trên 60 ngày chiếm 50,9%. Bệnh lý tử vong thường gặp Bảng 8 Nguyên nhân Số lượng (n= 159) Tỷ lệ% Lao 77 48,4 Viêm phổi 11 6,9 Viêm màng não do nấm 22 13,8 Xơ gan 13 8,2 Nhiễm trùng huyết 04 2,5 Bệnh lý khác 32 20,3 Nhận xét: Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong do lao chiếm tới gần 50%. BÀN LUẬN Qua hồi cứu phân tích toàn bộ 159 hồ sơ bệnh án của người bệnh AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện Nhân Ái chúng tôi nhận thấy - Về đặc điểm dịch tễ học; bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ 81,7% và 18,3%, độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 28,4 tuổi, bệnh nhân nhiều tuổi nhất 61 tuổi (1 bệnh nhân) và ít tuổi nhất 19 tuổi (1 bệnh nhân), trong đó có 50,9% là bệnh nhân dưới 31 tuổi, bệnh nhân học hết bậc tiểu học là 78,6%, bệnh nhân chưa lập gia đình chiếm tới 79,6%, tỷ lệ người bệnh thất nghiệp là 86,7%, đường lây nhiễm HIV của bệnh nhân là người nghiện ma túy chiếm 79,7%, tỷ lệ bệnh nhân cư trú tại TP.HCM là 93,1%, thời gian nằm viện điều trị trên 60 ngày chiếm 46,6%. Có thể nói những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tại bệnh viện Nhân Ái là những người trong độ tuổi lao động chính trong gia đình, nam chiếm tỷ lệ nhiều, trình độ học vấn thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, đường lây nhiễm HIV của bệnh nhân chủ yếu là người tiêm chích ma túy và có đến gần 4/5 trong số họ chưa từng kết hôn. - Về đặc điểm lâm sàng chúng tôi nhận thấy; triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân AIDS giai đoạn tại trong nghiên cứu này là 100% điều có tổn thương da với các mức độ khác nhau, hội chứng suy kiệt trong chiếm 74,7% là rất cao so với nghiên cứu của Lê Đang Hà là 33%, tỷ lệ này tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCH 34% còn ở Thái Lan 8-28%(2). Có lẽ Lê Đang Hà nghiên cứu ở người bệnh HIV/AIDS chưa phải là giai đoan cuối còn chúng tôi nghiên cứu ở người bệnh AIDS giai đoạn cuối và các tác giả nghiên cứu với số lượng bệnh ít hơn chúng tôi (Lê Đăng Hà; 120 bệnh, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM; 100 bệnh nhân) còn chúng tôi 159 bệnh nên tỷ lệ này tăng hơn? Ngoài ra bệnh nhân còn có các triệu chứng như: thiếu máu 71,2%; sốt 52%; ho 39,6%; gan to 36,5%. Nhiều bệnh nhân nuốt đau, nuốt khó, nấm họng, khó thở, nhức đầu, rối loạn tri giác, sốt, ho, tiêu chảy kéo dài, vận động hạn chế Đây là lý do khiến bệnh nhân phải nhập viện. - Về đặc điểm cận lâm sàng của người bệnh AIDS giai đoạn cuối chúng tôi nhận thấy có đến 86,8% người bệnh đều thiếu máu với các mức độ khác nhau (theo WHO- 2001, thiếu máu khi Hemoglobin < 11,5g/dl), có 44/159 chiếm 27,7% trường hợp chưa có xét nghiệm số lượng tế bào TCD4, còn lại thì người bệnh có số lượng tế bào TCD4 < 100/mm3 chiếm 55,3%. Qua phân tích bảng 8 chúng tôi nhận thấy bệnh lý tử vong thường gặp do lao chiếm 48,4% là cao so với nghiên cứu của Lê Đang Hà tại bệnh viện Y học Nhiệt đới Hà Nội 28%, còn tại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 213 Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới TP.HCM tỷ lệ này là 37%(2) và ở Thái Lan tỷ lệ này là 29-37%(2), điều này nói lên rằng: Tỷ lệ mắc các nhiễm trùng cơ hội không giống nhau ở những người nhiễm HIV/AIDS không phải chỉ ở các nước khác nhau mà ngay cả trên địa bàn khác nhau của cùng một nước cũng khác nhau, và có lẽ các tác giả này nghiên cứu trên đối tượng người bệnh HIV/AIDS chưa phải là giai đoạn cuối và đang được chăm sóc, điều trị còn chúng tôi nghiên cứu trên người bệnh AIDS giai đoạn cuối đã tử vong tại bệnh viện nên tỷ lệ này tăng cao? KẾT LUẬN Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối nhập viện ngày càng gia tăng, bên cạnh đó số bệnh nhân tử vong ngày cũng càng gia tăng, bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện chủ yếu là người nghiện ma túy, nam chiếm tỉ lệ cao 81,7% tập trung ở độ tuổi từ 19– 61 tuổi, trình độ học vấn ở bậc tiểu học chiếm 78,6% nên cơ hội tìm việc làm khó dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao 86,7%. Người bệnh thường trú chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh 93,1%, đường lây truyền HIV chủ yếu là người tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm 79,7% và 20, 3% là tiếp xúc tình dục không an toàn. Biểu hiện lâm sàng thường gặp của người bệnh AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện là tổn thương da chiếm 100%, suy kiệt 74,7%, thiếu máu với nhiều mức độ khác nhau 86,8%, sốt 52,2%. Tình trạng suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối rất nặng nề, trong đó có tới 55,3% là người có số lượng tế bào TCD4 < 100/ mm3. Hệ quả là số bệnh nhân bị nhiễm trùng phối hợp cùng lúc với nhiều tác nhân khác nhau chiếm tỷ lệ cao và các bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiều cơ quan do cùng một tác nhân gây ra như lao, nấm Đa số bệnh nhân AIDS tử vong đang điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị ARV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2010) báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2010: 3-7 2. Nguyễn Hữu Chí (1996) Nhiễm HIV/AIDS nhà xuất bản TP.HCM 1996:54-70 3. Quyết định 123/QĐ-UBND –TP.HCM về quy định tiếp nhận và điều trị bệnh nhân của Bệnh viện Nhân Ái. 4. Quyết định số 06/2005/QĐ-BYT, ngày 7 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhà xuất bản y học 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_benh_nhan_aids_tu_vong_tai_benh_vien_nhan_ai_thanh.pdf