Tình hình hoạt động tại Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tính giá bán, tổ chức chào và bán hàng, tiến hành nhập các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất, soạn thảo các hợp đồng kinh tế. -Phòng vật tư : lập kế hoạch vật tư, cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất, quản lý kho nguyên liệu. - Phòng tổ chức hành chính : phụ trách công tác về tổ chức nhân sự cho công ty, quản lý đội ngũ cán bộ của công ty. Phòng xây dựng cơ bản : lập kế hoạch về xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho toàn bộ công ty, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các công việc chỉ tiêu kế hoạch cơ bản đã đặt ra. - Phòng tài vụ :

doc78 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án : a. Khả năng thanh toán hiện hành : KNTT HH = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có : - Năm 2004 : T = 7.648.448.946 6.912.947.726 T = 1,05 - Năm 2005 : T = 7.245.554.682 7.829.947.726 T = 0,99 Tỷ số khả năng than toán hiện hành của công ty của năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 (0.99 so với 1.05) . Điều này cho thấy mức tồn kho của công ty năm 2005 cao hơn năm 2004 (3.661.865.223 so với 4.062.351.994). Đó là do công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho năm 2005 đều cao hơn năm 2004, mặt khác do tài sản lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004 (giảm 5 %), trong khi đó nợ ngắn hạn năm 2005 lại tăng so với năm 2004 ( tăng 0.3 %). Cho nên nếu năm 2004 công ty phải dùng tới 95 % giá trị tài sản lưu động mới đủ trang trải các khoản vay ngắn hạn thì đến năm 2005 toàn bộ giá trị tài sản như vậy của công ty cũng chỉ thanh toán được 99 % các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy tính chung cho cả 2 năm thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty là không tốt đây là vấn đề công ty phải khắc phục trong thời gian tới. b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh : Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Dự trữ Nợ ngắn hạn Thay số vào ta được : - Năm 2004 : T = 7.648.448.946 - 5.023.353.546 6.912.947.726 T = 0,4 - Năm 2005 : T = 7.245.554.682 - 5.364.634.856 7.829.947.726 T = 0,32 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2005 thấp hơn năm 2004 (8%), điều này là do tài sản lưu động giảm dự trữ tăng và các khoản nợ ngắn hạn tăng. Xét chung cho cả 2 năm ta thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của công ty là thấp. Điều này cũng do mối liên hệ với khả năng thanh toán hiện hành của công ty không được tôt (Công ty phải bỏ gần như hoàn toàn giá trị tài sản lưu động để chi trả mà thậm chí chi toàn bộ còn chưa đủ), hơn nữa trong tổng giá trị tài sản lưu động hàng tồn kho lại chiếm một tỷ lệ rất lớn. Công ty cần giảm tỷ lệ hàng tồn kho và tăng các tài sản lưu động để chuyển thành tiền mặt để từ đó làm cân đối lại cơ cấu tài sản lưu động. c. Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng : Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Thay số vào ta được : - Năm 2004 : T = 3.661.865.223 7.648.448.946 - 6.912.947.726 T = 5 - Năm 2005 T = 4.062.351.994 7.245.554.682 - 7.829.947.726 T = - 6,95 Ta thấy rằng năm 2004 lượng dự trữ cao gấp hơn 5 lần so với vốn lưu động ròng trong khi đó đến năm 2005 thì lượng dự trữ còn dự trữ còn cao hơn nhiều trong khi vốn lưu động ròng không còn điều này chứng tỏ cơ cấu nợ của doanh nghiệp quá nghiêng về các khoản vay ngắn hạn còn trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty hàng tồn kho lại chiếm tỷ lệ lớn. Đây là vấn đề mà công ty phải xem xét trong thời gian tới. * Nhận xét : Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty trong hai năm 2004 - 2005 đều không tốt, vượt qua mức cho phép. Điều này là do cơ cấu vốn, cơ cấu nợ, cơ cấu tài sản lưu động của công ty không hợp lý. Công ty cần phải xem xét và có sự điều chỉnh để nâng cao khả năng thanh toán. 1.1.2. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn : Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản Thay số ta được : - Năm 2004 : T = 9.738.246.328 25.258.902.460 T = 0,38 - Năm 2005 : T = 10.435.435.435 26.384.368.935 T = 0,39 Ta thấy tỷ số nợ năm 2005 tăng không đáng kể so với năm 2004 (39% so với 38%). So sánh 2 năm ta nhận thấy các khoản nợ đã tăng 4% và tổng tài sản cũng tăng 3% vì vậy tỷ số của cả 2 năm đều ở mức thấp, trong tổng số nợ của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong đó tổng tài sản của công ty khá cao. Điều này chứng tỏ khả năng tự độc lập về vồn của công ty là cao khoảng 61 %. 1.1.3. Các tỷ số về khả năng hoạt động : a. Vòng quay tiền : Vòng quay tiền = Doanh thu Tiền + Chứng khoán ngắn hạn Thay số vào ta được : - Năm 2004 : V = 23.120.779.916 996.928.331 = 161,3 - Năm 2005 : V = 31.528.505.818 1 .686.244.616 = 194,2 Ta nhận thấy vòng quay tiền của công ty năm 2005 cao hơn năm 2004 điều này là do doanh thu tăng và lượng tiền giảm. Tuy nhiên tỷ số này cũng chưa chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là tốt hơn. b. Vòng quay dự trữ (tồn kho) : Vòng quay dự trữ = Doanh thu Hàng tồn kho Thay số vào ta được : - Năm 2004 : V = 23.120.779.916 3.661.865.223 = 6,31 - Năm 2005 : V = 31.528.505.818 4.062.351.994 = 7,76 Ta thấy rằng số vòng quay hàng tồn kho năm 2005 cao hơn năm 2004, nếu xét chung thì ta thấy số vòng quay dự trữ của cả 2 năm đều khá cao. Điều này cho thấy hoạt động quản lý hàng tồn kho của công ty đạt hiệu quả cao. Mặt khác công ty cũng cần xem xét khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để hiệu quả ngày càng cao hơn. c. Kỳ thu tiền bình quân : Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360 Doanh thu Thay số vào ta có : - Năm 2004 : K = 1.342.687.987 x 360 23.120.779.916 = 71,6 - Năm 2005 : K = 2.367.787.623 x 360 31.528.505.818 = 55,1 Ta nhận thấy kỳ thu tiền bình quân của năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 đây cũng là một tín hiệu tốt của công ty nó chứng tỏ khâu thanh toán của công ty đã được cải thiện, mặt khác doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng tăng. Tuy nhiên với kỳ thu tiền bình quân là 55,1 ngày là còn tương đối cao vì vậy trong kỳ tới công ty cần cố gắng giảm bớt số ngày thu tiền. d. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu Tài sản cố định Thay số vào ta có : - Năm 2004 : H = 23.120.779.916 17.610.453.514 = 1,52 - Năm 2005 : H = 31.528.505.818 17.894.473.743 = 1,94 Ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2005 cao hơn năm 2004. Vào năm 2004 nếu bỏ 1 đồng tài sản cố định vào sản xuất thì tạo ra 1,52 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, còn vào năm 2005 cu một đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất thì tạo ra 1,94 đồng doanh thu. Tỷ lệ 1,94 nếu so với mức trung bình trong ngành là mức trung bình điều này chứng tỏ công ty sử dụng tài sản cố định mới chỉ chấp nhận được cần phải có chính sách, kế hoạch để nâng cao hơn hiệu quả hiệu suất sử dụng tài sản cố định. e. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản : Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu Tổng tài sản Thay số vào ta được : - Năm 2004 : H = 23.120.779.916 25.258.902.460 = 1,3 - Năm 2005 : H = 31.528.505.818 26.384.368.935 = 1,44 Ta nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2005 cao hơn năm 2004. Nếu như năm 2004 cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu được 1,3 đồng doanh thu, thì năm 2005 cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu được 1,44 đồng doanh thu. Tuy nhiên với mức hiệu suất của cả 2 năm nếu so với mức trung bình là tương đối thấp. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản lưu động của công ty là chưa hiệu quả. Trong thời gian tới công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản lưu động. * Nhận xét : Như vậy qua các tỷ số về khả năng hoạt động của công ty ta thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty là tốt, đem lại hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng tài sản lưu động của công ty là chua tốt, nhất là lượng dự trữ quá cao gây ứ đọng vốn, chính điều này làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty là không cao. Trong thời gian tới công ty cần phải có các biện pháp để cải thiện tình hình này. 1.1.4. Các tỷ số về khả năng sinh lãi : a. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : Doanh lợi tiêu thu sản phẩm = Thu nhập sau thuế Doanh thu Thay số vào ta được : - Năm 2004 : R = 302.508.649 23.120.779.916 = 0,04 - Năm 2005 : R = 453.849.500 31.528.505.818 = 0,06 Ta thấy rằng mức doanh lợi tiêu thu sản phẩm của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 điều này có được là do doanh thu tiêu thu sản phẩm năm 2005 tăng 9% so với năm 2004. Vì vậy mặc dù các khoản chi phí bán hàng chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính tăng nhưng lợi nhuận sau thuế cũng tăng 21 %. Vì thế làm cho mức doanh lợi tiêu thu sản phẩm năm 2005 cao hơn năm 2004. Mặt khác với mức tỷ lệ 0.06 % cũng là mức chấp nhận được, điều đó chứng tỏ khâu tiêu thụ sản phẩm và chính sách giá của công ty đạt hiệu quả tốt. Trong thời gian tới cần phát huy tốt các chính sách này đề mức doanh lợi còn cao hơn nữa. b. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) : ROE = Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu Thay số vào ta được : - Năm 2004 : ROE = 302.508.649 15.438.568.754 = 0, 02 - Năm 2005 : ROE = 453.849.500 15.546.765.767 = 0, 03 Ta thấy rằng doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 (0.03 so với 0.02), điều này có được là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng, mặt khác tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Với tỷ lệ này nếu so với mức trung bình là chưa được cao, nên trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp, chính sách tốt hơn. c. Doanh lợi tài sản (ROA) : ROA = Thu nhập trước thuế và lãi Tổng tài sản Hoặc : ROA = Thu nhập sau thuế Tổng tài sản Thay số vào ta được : - Năm 2004 : ROA = 302.508.649 25.258.902.460 = 0,012 - Năm 2005 : ROA = 453.849.500 26.384.368.935 = 0,017 Ta thấy rằng doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 (1,7% so với 1,2%), điều này là do doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của công ty và hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tăng. Với tỷ lệ này nếu so với mức trung bình là khá cao có nghĩa là một đồng vốn mà công ty bỏ ra có khả năng sinh lợi cao. Nhận xét : Qua việc phân tích phân tích các tỷ số về khả năng sinh lãi của công ty ta thấy rằng các tỷ số này của công ty đều tương đối cao. Điều này cho thấy việc sử dụng đồng vốn đầu tư và việc quản lý đầu tư là có hiệu quả. Nhận xét tổng quát: Qua việc phân tích các tỷ số tài chính của công ty có thể nhận thấy tình hình tài chính của công ty có những mặt tốt và những mặt chưa tốt * Mặt tốt : - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là tốt. - Khả năng sinh lợi của công ty khá cao. - Doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng trưởng cao. * Mặt chưa tốt : - Trong cơ cấu vốn của công ty thì hệ số nợ chiếm tỷ lệ lớn, mặt khác cơ cấu nợ của công ty là không cân đối : quá nghiêng về nợ ngắn hạn. - Khả năng thanh toán của công ty là chưa cao, điều này đòi hỏi công ty phải có chính sách tín dụng hợp lý. - Cơ cấu tài sản lưu động chưa hợp lý : dự trữ tương đối lớn. - Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty là chưa tốt, vòng luân chuyển chậm. Để có thể khắc phục những mặt chưa tốt công ty cần thực hiện đồng bộ một loạt các biện pháp nhằm điều chỉnh cơ cấu vốn, cơ cấu nợ, cơ cấu tài sản lưu động, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản lưu động, nâng cao khả năng thanh toán của mình có như vậy công ty mới có một nền tài chính vững mạnh. 1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty : Việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp giúp ta biết được doanh nghiệp, sử dụng vốn vào mục đích gì có hiệu quả hay không. Để biết rõ điều này ta dùng các công cụ là bảng kê bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và nguồn vốn và sử dụng vốn : Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng 1 : Chỉ tiêu Sử dụng vốn Nguồn vốn A. TSLĐ + ĐT ngắn hạn 402.894.246 I. Tiền 202.162.090 1. Tiền mặt 109.120.090 2. Tiền gửi ngân hàng 93.042.000 II. Các khoản phải thu 1.025.100.364 1. Phải thu của khách hàng 203.867.545 2. Trả trước cho người bán 88.228.504 3. Thuế GTGT được khấu trừ 345.786.565 4. Phải thu khác 23.563.453 III. Hàng tồn kho 1.333.160.140 1. NVL tồn kho 100.892.313 2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 99.456.483 3. CPSX KD dở dang 23.645.848 4. Thành phẩm tồn kho 641.242.200 IV. TSLĐ khác 31.567.748 1. Tạm ứng 90.346.354 2. Chi phí chờ kết chuyển 1.131.546.848 B. TSCĐ + ĐT dài hạn 284.569.373 I. TSCĐ 284.569.373 1. TSCĐ hữu hình 284.569.373 II. Chi phí XDCB dở dang 456.634.290 Bảng 2 : A. Nợ phải trả 697.246.328 I. Nợ ngắn hạn 917.947.726 1. Vay ngắn hạn 122.774.554 2. Phải trả người bán 797.324.856 3. Người mua trả trước 1.870.864.456 4. Thuế và các khoản phải nộp 86.635.232 5. Phải trả CNV 299.321.534 6. Phải trả, phải nộp khác 4.241.113 II. Nợ dài hạn 181.479.432 1. Vay dài hạn 142.125.634 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 108.564.668 I. Nguồn vốn quỹ 361.497.965 1. Nguồn vốn kinh doanh 2.900.584.683 2. Quỹ đầu tư phát triển 323.565.673 3. Quỹ dự phòng tài chính 615.688.645 4. Lợi nhuận chưa phân phối 298.465.723 II. Nguồn kinh phí khác 414.185.687 1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 988.236.417 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 505.645.678 Tổng cộng 8.626.902.460 8.626.902.460 Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng 3 Nguồn vốn Số tiền Tỷ lệ % - Quỹ tiền mặt 239.119.024 6,40 % - Tiền thu của khách hàng 2.008.090.060 21,70 % - Thu từ khoản trả trước cho người bán 134.564.656 4,50 % - Giảm thuế GTGT được khấu trừ 557.654.543 17,50 % - Giảm NVL tồn kho 768.678.236 18,50 % - Giảm tạm ứng 1.575.667.876 19,50 % - Vay ngắn hạn 3.465.476.576 23,70 % - Tăng thuế và các khoản phải nộp 5.576.876.676 36,70 % - Tăng các khoản trả phải nộp khác 2.455.465.567 22,50 % - Từ quỹ đầu tư phát triển 78.098.089 1,30 % - Từ quỹ dự phòng tài chính 3.654.765.765 25,80 % - Trích từ lợi nhuận chưa phân phối 82.423.213 2,50 % - Từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 28.276.935 0,54 % Bảng 4 : Sử dụng vốn Số tiền Tỷ lệ % - Tăng tiền gửi ngân hàng 255.465.567 2,40 % - Tài trợ cho công cụ, dụng cụ tồn kho 654.765.765 6,50 % - Tăng CPSX KD dở dang 128.276.935 1,57 % - Tài trợ cho thành phẩm tồn kho 6.528.276.935 24,90 % - Tăng chi phí chờ kết chuyển 3.654528.276 13,50 % - Mua tài sản cố định 3.967.657.656 13,95 % - Tăng CPXD CB dở dang 1.843.545.656 6,70 % - Thanh toán cho người bán 6.464.556.76 26,70 % - Thanh toán khoản người mua trả trước 1.632.443.654 8,50 % - Thanh toán với CNV 967.657.656 2,30 % - Chi phí chi trả vay dài hạn 8.923.545.657 30,58 % - Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi 128.276.997 1,58 % Căn cứ vào bản phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ta nhận thấy trong năm 2005 công ty huy động vốn chủ yếu từ các nguồn sau - Tài sản lưu động + ĐTNH : 402.894.246 (chiếm 9,7%). - Vay ngắn hạn : 122.774.554 (chiếm 5,7%). - Nợ dài hạn : 181.479.432 (chiếm 6,6%). - Người mua trả trước : 1.870.864.456 (chiếm 30,5%). - Nguồn vốn kinh doanh : 2.900.584.683 ( chiếm 42,5%). Với số đó công ty sử dụng vào mục đích chủ yếu sau : - Chi trả bớt cho các khoản vay ngắn hạn là : 917.947.726 ( chiếm 24,58%). - Thanh toán cho người bán : 797.324.856 (chiếm 20,7%). - Bù đắp cho việc tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang : 456.634.290 (chiếm 13,70 %). - Tài trợ cho việc đầu tư tài sản cố định : 284.569.373 (chiếm 8.8%). - Thanh toán tiền lương công nhân viên : 299.321.534 ( chiếm 8,95 %). - Bù đắp việc tăng thành phẩm tồn kho : 641.242.200 (chiếm 18,90 %). Như vậy ta thấy việc huy động vốn của công ty là hợp lý, không quá nghiêng về vay ngắn hạn và chiếm dụng, việc sử dụng vốn của công ty cũng có hiệu quả góp phần giảm bớt sức ép các khoản vay nợ. Bù đắp được cho lượng dự trữ gia tăng ngoài ra còn đầu tư vào tài sản cố định. 1.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian : Bảng phân tích Chỉ tiêu Chênh lệch giữa năm 2005 và 2004 Số tiền Tỷ lệ % - Doanh thu tuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ +228.505.818 8,5 - Giá vốn hàng bán +3.987.687.546 6,4 - Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ +156.457.546 27,6 - Doanh thu hoạt động tài chính (287.936.347) (36) - Chi phí tài chính +536.564.565 77,5 - Chi phí bán hàng +287.768.845 48,5 - Chi phí quản lý doanh nghiệp +2.457.456.575 12,5 - Lợi nhuận thuần từ HĐKD +143.464.576 28,3 - Thu nhập khác (1.645.645.656)  (53) - Chi phí khác - Lợi nhuận khác (436.645.645) (26,5) - Tổng lợi nhuận trước thuế +720.219.030 27,1 - Thuế TNDN phải nộp +165.453.456 18,7 - Lợi nhuận sau thuế +554.765.574 32,2 Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng : - Doanh thu năm 2005 của công ty tăng 8,5% so với năm 2004 đây là một tỷ lệ có thể chấp nhận được. - Tổng lợi nhuận tăng 27,1% so với năm 2004 là một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty cũng có những mặt hạn chế : - Chi phí bán hàng tăng cao 48,5% so với năm 2003. - Các hoạt động tài chính của công ty không đem lại hiệu quả. 2. Tình hình doanh thu lợi nhuận của công ty : 2.1. Doanh thu : Bảng kê tình hình doanh thu của hai năm 2004 - 2005 Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ cuối - Doanh thu tuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 31.528.505.818 23.120.779.916 - Doanh thu từ các hoạt động tài chính 19.936.347 15.536.180 - Doanh thu từ hoạt động bất thường 15.656.456.455 16.567.456.546 Tổng doanh thu Qua bảng trên ta thấy rằng tổng doanh thu của năm 2005 của công ty tăng so với năm 2004 là 8%, điều này là do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 8,5% mà khoản doanh thu này lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty (năm 2004 chiếm 99,96% năm 2005 chiếm 99,98%). Trong khi đó doanh thu từ các hoạt động tài chính bất thường lại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Hơn nữa trong năm 2005 thì các khoản doanh thu này còn giảm hơn so với năm 2004 đây là vấn đề mà công ty cần chú ý, khắc phục trong thời gian tới. 2.2. Lợi nhuận: Bảng kê tình lợi nhuận của hai năm 2004 - 2005 Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước - Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ 858.798.787 664.566.756 - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 532.485.667 565.465.476 - Chi phí bán hàng 665.668.454 546.765.767 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.545.686.945 2.346.456.568 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 5.456.871.348 4.954.654.654 - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 678.546.456 845.345.435 Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ kì này tăng hơn so với kỳ trước 28,3%. Tuy nhiên vấn đề ở đây là từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp không đem lại hiệu quả cho công ty do chi phí quá lớn mà doanh thu thu được lại quá nhỏ. Chính vì vậy mà mặc dù lợi nhuận của công ty đạt ở mức cao thì đáng nhẽ lợi nhuận thuần cũng đạt ở mức cao nhưng do hoạt đông tài chính không đạt hiệu quả dẫn đến làm giảm lợi nhuận thuần của công ty. Mặt khác lợi nhuận thuận từ hoạt động tài chính bất thường của công ty năm 2005 cung giảm 26,5 % so với năm 2004 vì vậy trong thời gian tới ngoài việc tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì công ty cần xem xét nghiên cứu để đem lại hiệu quả cho hoạt động tài chính tránh tình trạng lỗ như hiện nay có như vậy thì lợi nhuận của công ty mới tăng cao. Nhận xét : Qua việc phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty trong năm 2005 - 2004 có thể thấy nhìn chung tình hình doanh thu lợi nhuận là tốt năm sau cao hơn năm trước. Vấn đề là công ty cần khắc phục là sự kém hiệu quả của hoạt động tài chính, nếu khắc phục được vấn đề này thì tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của công ty sẽ tăng cao hơn nữa. 3. Tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty : 3.1. Tình hình biến động vốn của công ty : Bảng phân tích tình hình biến động vốn của công ty : Chỉ tiêu Mức biến động so với đầu năm Số tiền Tỷ lệ % A. TSLĐ + ĐT ngắn hạn 402.894.246 (5,5) I. Tiền 202.162.090 9,9 1. Tiền mặt 109.120.090 3,9 2. Tiền gửi ngân hàng 93.042.000 21,4 II. Các khoản phải thu 1.025.100.364 16,4 1. Phải thu của khách hàng 203.867.545 18,6 2. Trả trước cho người bán 88.228.504 86,7 3. Thuế GTGT được khấu trừ 345.786.565 70,8 4. Phải thu khác 23.563.453 (19,4) III. Hàng tồn kho 1.333.160.140 3,3 1. NVL tồn kho 100.892.313 (7,4) 2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 99.456.483 4,0 3. CPSX KD dở dang 23.645.848 24,2 4. Thành phẩm tồn kho 641.242.200 3,2 IV. TSLĐ khác 31.567.748 17,2 1. Tạm ứng 90.346.354 3,9 2. Chi phí chờ kết chuyển 1.131.546.848 (27,2) B. TSCĐ + ĐT dài hạn 284.569.373 6,5 I. TSCĐ 284.569.373 4,3 II. CPXD CB dở dang 456.634.290 Tổng tài sản 4.312.844.860 2,7 Qua bản phân tích ta rút ra nhận xét về tình hình biến động vốn của công ty năm 2005 như sau : - Tổng vốn của công ty tăng: 4.312.844.860 (2,7%). - Vốn lưu động của công ty tăng : 402.894.246 (5,5%). + Trong đó vốn bằng tiền giảm : 202.162.090 (9,9%) trong đó tiền mặt giảm 39%. + Trong đó vốn trong thanh toán giảm : các khoản phải thu giảm 16,4% và tạm ứng giảm 39%. + Trong đó vốn dự trữ trong sản xuất kinh doanh tăng 3,3% với chi phí sản phẩm kinh doanh dở dang tăng 24,3%. - Vốn cố định của công ty tăng 4,3%. Từ đó ta có thể thấy rằng trong năm 2005 công ty đã thu hồi được vốn ứ đọng trong thanh toán 1 cách khá hiệu quả công ty đã cung đầu tư thêm vào tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất. Ngoài ra trong tổng số vốn bằng tiền thì công ty cũng đã chi khá nhiều tiền mặt. Tuy nhiên bên cạnh đó thì lượng dự trữ của công lại tăng điều này gây ứ đọng vốn trong khâu dự trữ bởi lượng dự trữ của công ty chiếm tỷ trong lớn trong vốn lưư động. Vì thế công ty cần phải có chính sách quản lý dự trữ tồn kho hợp lý để đạt hiệu quả cao hơn. 3.2. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty: Bảng phân tích tình hình biến đông nguồn vốn : Chỉ tiêu Mức biến đông so với đầu năm Số tiền Tỷ lệ % A. Nợ phải trả 697.246.328 3,90 I. Nợ ngắn hạn 917.947.726 0,34 1. Vay ngắn hạn 122.774.554 (4,60) 2. Phải trả người bán 797.324.856 5,50 3. Người mua trả trước 1.870.864.456 (96,20) 4. Thuế và các khoản phải nộp 86.635.232 7,40 5. Phải trả CNV 299.321.534 9,60 6. Phải trả, phải nộp khác 4.241.113 9,70 II. Nợ dài hạn 181.479.432 (39,40) 1. Vay dài hạn 142.125.634 38,50 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 108.564.668 2,90 I. Nguồn vốn quỹ 361.497.965 3,40 1. Nguồn vốn kinh doanh 2.900.584.683 (6,80) 2. Quỹ đầu tư phát triển 323.565.673 (20,70) 3. Quỹ dự phòng tài chính 615.688.645 22,60 4. Lợi nhuận chưa phân phối 298.465.723 27,10 II. Nguồn kinh phí khác 414.185.687 11,10 1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 988.236.417 (22,80) 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 505.645.678 (21,00) Tổng nguồn vốn 4.312.844.860 2,70 Qua bảng trên ta thấy : - Các nguồn vốn tín dụng của công ty biến đổi theo 2 hướng : + Vay ngắn hạn tăng : 122.774.554 (4,6%) . + Vay dài hạn giảm : 142.125.634 (39,4%). - Các nguồn vốn trong thanh toán có xu hướng tăng : trong đó khoản tiền người mua tạm ứng tăng 96,2%. - Nguồn vốn chủ sở hữu giảm : 2,9% : + Trong đó nguồn vốn quỹ giảm : 3,4%. + Nguồn kinh phí quỹ khác giảm 11,1% - Tổng nguồn vốn của công tăng : 2,7%. Từ đó có thể thấy trong năm 2005 công ty đã tăng các khoản tín dụng ngắn hạn và chi trả bớt cho các khoản tín dụng dài hạn. Công ty cũng đã thanh toán bớt ác khoản nợ phải trả. Bên cạnh đó công ty cũng tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu mà chủ yếu là các quỹ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy công ty đã có sự cân đối nguồn vốn hợp lý. Tuy nhiên công ty cần chú ý đến các khoản vay ngắn hạn, bởi các khoản này chiếm tỷ trọng lớn. 4. Tình tình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty : Bảng kê tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chỉ tiêu 2004 2005 Tỷ lệ % - Chi phí NVL trực tiếp 834.545.346 945.643.965 +5,4 % - Chi phí NC trực tiếp 6.264.546.845 9.876.747.657 +17,8 % - Chi phí sản xuất chung 22.355.654.456 34.565.465.865 +34,5 % - Chi phí bán hàng 435.434.754 589.646.565 +48,5 % - Chi phí quản lý doanh nghiệp 789.879.543 989.843.451 +12,5 % - Giá thành sản xuất 21.436.672.167 29.567.813.967 +6,9 % - Giá thành toàn bộ 22.456.775.671 30.571.287.443 +8,0 % Qua bảng trên ta thấy giá thành sản phẩm năm 2005 tăng só với năm 2004 (giá thành sản xuất tăng 6,95%, giá thành toàn bộ tăng 8%). Trong các khoan mục chi phí thì các chi phí năm 2005 đều tăng so với năm 2004 tuy nhiên xét về hiệu quả sản xuất ta thấy tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá thành toàn bộ (9% so với 8%), cho thấy việc giá thành tăng không phải việc quá lớn. 5. Tình hình đầu tư thực hiện các dự án của công ty : Từ bản cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy trong năm 2005 công ty đã có những dự án đầu tư sau : - Đầu tư vào tài sản lưu động dự trữ cho sản xuất kinh doanh : 1.333.160.140 - Đầu tư vào tài sản cố định : 1.295.151.300 - Đầu tư vào hoạt động tài chính nhưng không đem lại hiệu quả từ đó ta thấy công ty cần phải xem xét nghiên cứu việc đầu tư vào hoạt động tài chính để có thể đem lại hiệu quả. V. Công tác quản trị chất lượng của công ty : Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt thì để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phảI tim mọi cách nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành thì sản phẩm mới tiêu thụ được nhanh chóng từ đó nâng cao doanh thu, lợi nhuận và tạo ra được vị thế cho doanh nghiệp mình trên thị trường. Để làm được điều này thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng được một công tác quản trị chất lượng có hiệu quả. Quản trị chất lượng là quá trình xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để có thể làm được điều này cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của toàn thể cán bộ lãnh đạo và công nhân viên trong doanh nghiệp vào công tác quản trị chất lượng. Các công đoạn của quá trình này bao gồm : - Xây dựng quá trình quản lý chất lượng. - Thiết kế sản phẩm và triển khai các phương án sản xuất mẫu, hiệu chỉnh sau đó mới sản xuất hàng loạt những sản phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Theo dõi chất lượng và bảo quản hàng hóa trong lưu thông đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng từ đó giữ uy tín của doanh nghiệp. - Tổ chức hệ thống ngăn ngừa sai phạm và kiểm tra chất lượng từ khâu đơn giản nhất đến khâu cuối cùng của sản phẩm. - Điều tra và dự đoán những phát sinh của thị trường về sản phẩm thông qua hỏi ý kiến khách hàng từ đó nắm bắt tốt được nhu cầu mới của thị trường để đưa ra phương án mới về thiết kế và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp. Việc thực hiện tốt các phương pháp công đoạn này sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt giá thành hạ và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. 1. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của công ty : Tại công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội khẩu hiệu về chất lượng sản phẩm được đưa ra mà tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty luôn cố gắng thực hiện tốt đó là : “ Lao động hăng say, hết mình để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng được nhu câu của thị trường”. Để từ đó công ty đưa ra các chỉ tiêu : - Tỷ lệ sản phẩm đạt yêu cầu trong sản xuất là 95 %. - Tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu trong sản xuất là 5 %. - Các sản phẩm đã bán ra sẽ phải là những sản phẩm đạt yêu cầu để không bị khách hàng trả lại. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty : Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm : * Nhân tố con người : Đây là nhân tố chủ chốt quyết định chất lượng sản phẩm của công ty. Về đội ngũ lao động trực tiếp công ty có những công nhân có bề dày kinh nghiệm lao đông suất sắc, có tay nghề cao lại không ngừng học hỏi vươn lên để nâng cao trình độ để làm chủ máy móc thiết bị. Về đội ngũ cán bô, công ty có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, bên cạnh đó luôn luôn được bồi dưỡng và phát triển. Một điểm nữa là tinh thần đoàn kết và tinh thần trách nhiệm luôn được thể hiện trong công ty, toàn thể mọi người trong công ty từ cán bộ lãnh đạo cho đến những người lao đông đều đồng tâm nhất trí, đoàn kết, đóng góp tâm trí và sức lực để cùng hướng đến một mục tiêu là làm sao tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dung, qua đó tạo ra sự thịnh vượng phát triển cho công ty. * Nhân tố khoa học kỹ thuật : Đây cũng là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty bởi chỉ có máy móc thiết bị hiện đại công ty mới có thể tăng năng suất và tạo được nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Nhận thức rõ được điều này công ty đã không ngừng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại. Mới đây công ty đã đầu tư những dây chuyền sản xuất hiện đại và bỏ đi những dây chuyền sản xuất lạc hậu. Chính vì thế đã giúp giảm bớt sự vất vả cho người lao động mà lại tạo được hiệu quả cao. * Nhân tố thuộc về hệ thống quản lý chất lượng : Công ty có một hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, hiệu quả và luôn hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng để ngày càng tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao. 3. Hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty : Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của công ty là hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000. Ap dụng tiêu chuẩn này công ty đã thực hiện đầy đủ yêu cầu của các điều khoản trong bộ tiêu chuẩn này một cách khắt khe : * Về chính sách chất lượng : “ Vì lợi ích của khách hàng công ty chúng tôi cam kết thỏa mãn mọi yêu cầu và mong đợi về chất lượng sản phẩm. Tất cả mọi thành viên và mọi nguồn lực đều được huy động vào chương trình cải tiến liên tục nhằm liên tục hoàn thiện sản phẩm về chất lượng”. * Hoạch định chất lượng : Phòng quản lý của công ty sẽ lập kế hoạch về chất lượng các phương án triển khai sau đó sẽ trình lên giám đốc sản xuất và tổng giám đốc để phê duyệt. * Tổ chức thi hành : - Quản lý các nguồn lực : + Cung cấp nguồn lực : việc mua sắm vật tư kỹ thuật của công ty đều được thực hiện rất chặt chẽ có quy chế kiểm tra rõ ràng đảm bảo nhu cầu sản xuất và dự trữ. + Nguồn nhân lực : công ty luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để tạo ra những lao động xuất sắc những cán bộ năng động sáng tạo để đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới và tạo nguồn nhân lực kế cận. Mặt khác công ty có những chủ trương, chính sách để tạo ra những động lực về vật chất và tinh thần giúp cho người lao động làm việc hăng say nhiệt tình và yêu nghê. + Cơ sở vật chất : công ty đã xây dựng một hệ thốn nhà xưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh với một hệ thống phòng ban nghiệp vụ và các công trình công cộng phục vụ nhu cầu của toàn thể cán bộ trong công ty. + Môi trường làm việc : công ty luôn chú ý đến vấn đề bảo vệ mội trường và tạo ra cho người lao động một môi trường làm việc trong ngành an toàn. Hiện nay công ty đang áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường là ISO 14000. - Quá trình tạo ra sản phẩm : + Lập kế hoạch về quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm : phòng sản xuất gia công sẽ lập kế hoạch sản xuất rồi đem trình giám đốc và tổng giám đốc phê duyệt, rồi cho các bộ phận sản xuất triển khai thực hiện. + Các quá trình liên quan đến khách hàng : Các quá trình liên quan như gặp gỡ, ký hợp đồng, thanh toán với khách hàng đều được công ty xử lý đúng đắn và hợp lý. + Thiết kế và phát triển : việc phát triển sản phẩm của công ty là do các phân xưởng sản xuất đảm nhiệm bộ phận này không ngừng tìm tòi tạo ra mẫu mã sản phẩm mới và luôn tìm cách cải tiến sản phẩm để không ngừng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. + Quá trình mua hàng : việc mua sắm hàng hóa, vật tư kỹ thuật đề được công ty giao cho những nhân viên chuyên nghiệp để kiểm tra và đảm bảo về những hàng hóa vật tư được mua. + Quá trình cung cấp sản phẩm : đối với các đơn đặt hàng công ty luôn luôn giao hàng đúng thời gian, đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng. + Kiểm soát việc giám sát : quá trình này được công ty thực hiện với các công cụ kiểm tra theo dõi và những nhân viên kiểm tra thành thạo. - Quá trình phân tích cải tiến : + Đo lường giám sát : công việc này được hiện bằng các biểu đồ. + Kiểm soát sản phẩm không phù hợp : trên cơ sở đo lường giám sát các sản phẩm không phù hợp và nhân viên kiểm tra sẽ tính toán tần xuất hiện của sản phẩm này và xem chúng bị khuyết tật ở đoạn nào, như thế nào. + Phân tích dữ liệu : trên cơ sở số liệu thu thập các nhân viên sẽ tính toán đánh giá để tìm ra nguyên nhân gây ra các khuyết tật của sản phẩm. + Cải tiến trên cơ sở các nhân viên chất lượng sẽ đưa ra các phương án điều chỉnh và cải tiến sản phẩm không phù hợp. VI. Công tác quản trị và điều hành sản xuất của công ty : Quá trình sản xuất là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào để tạo thành các yêu tố đầu ra, để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là một quá trình phức tạp và phát sinh nhiều vấn đề để có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách khoa học, sử dụng có hiệu quả các yêu tố sản xuất có chất lượng tốt thì nhất thiết doanh nghiệp cần phải có một quá trình sản xuất có hiệu quả. Nừu công tác quản trị của doanh nghiệp có hiệu quả thì sẽ đem đến cho doanh nghiệp những kết quả tích cực sau : - Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. - Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một sản phẩm. - Doanh nghiệp sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất sản phẩm. - Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp sẽ linh hoạt và phù hợp với những điều kiện khác nhau. Những kết quả trên sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó đem đến cho các doanh nghiệp doanh thu và lợi nhuận cao. Tuy nhiên để có thể quản trị sản xuất đạt hiệu quả cao thì các doanh nghiệp phải căn cứ vào những đặc thù của mình : loại hình kinh doanh, mặt hàng, hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ Để từ đó hoạch định các phương án quản trị sản xuất phù hợp. 1. Công suất thiết kế và công suất sử dụng của công ty : 1.1. Công xuất thiết kế : Trong điều kiện hoạt động tối đa của máy móc, nhân lực công ty đã đưa ra công suất thiết kế như sau : Với phân xưởng may : CS thiết kế = 1560 sản phẩm / ngày Với phân xưởng nhựa : CS thiết kế = 2580 sản phẩm / ngày 1.2. Công suất hiệu quả : Công ty đã xác định mức công xuất hiệu quả như sau : Với phân xưởng may : CS hiệu quả = 1300 sản phẩm / ngày Với phân xưởng nhựa : CS hiệu quả = 2250 sản phẩm / ngày 1.3. Công suất sử dụng : Mức công xuất sử dụng thực tế của công ty hiện nay : Với phân xưởng may : CS sử dụng = 1255 sản phẩm / ngày Với phân xưởng nhựa : CS sử dụng = 2130 sản phẩm / ngày Từ đó ta sẽ đánh giá các chỉ tiêu sau : - Mức độ hiệu quả = Công suất thực tế x 100% Công suất hiệu quả + Với phân xưởng may ta có : = 1255 x 100% 1300 = 96,5% + Với phân xưởng nhựa ta có : = 2130 x 100% 2250 = 94,6% - Mức độ sử dụng = Công suất thực tế x 100% Công suất thiết kế + Với phân xưởng may ta có : = 1255 x 100% 1560 = 78,5% + Với phân xưởng nhựa ta có : = 2130 x 100% 2580 = 82,5% Qua việc tính toán 2 chỉ tiêu trên ta nhận thấy rằng mức độ hiệu quả của công ty là rất cao (96,5% và 94,6%), còn mức độ sử dụng cũng cao (78,5% và 82,5%), điều này chứng tỏ khả năng quản lý sử dụng công suất của công ty là tôt, mặt khác công ty cũng có quản lý việc vận hành bảo dưỡng sửa chữa máy móc một cách hiệu quả. 2. Vị trí của công ty : Trụ sở chính của công ty được đặt tại : Số 43 - Ngõ 42 - Lạc Trung - Hà Nội, với diện tích măt bằng 1000 m2 vị trí của công ty hiện nay là chưa thuận lợi vì không nằm trên trục đường chính .Ngoài tru sở chính trên còn có 3 phân xưởng sản xuất tại : 25 Thái Thịnh với diện tích làm việc 1036 m2 và kho 720 m2. Km 9 Thanh Xuân với diện tích 2000 m2 . Khu sản xuất Mỗ Lao với diện tích 9470 m2, tập trung 3 phân xưởng sản xuất. Đây là những phân xưởng sản xuất có vị trí rất thuận lợi cho việc tiêu thu sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn. Thêm vào đó tình hình an ninh trật tự, điện nước ở đây rất đảm bảo. Mặt khác UBND và chính quyền thành phố Hà Nội luôn tạo điều kiện thuận lợi để công ty tiến hành sản xuất và kinh doanh dược hiệu quả. 3. Cách thức bố trí mặt bằng sản xuất của công ty : 3.1. Mặt bằng trụ sở chính và các phân xưởng sản xuất của công ty : - Trụ sở chính : là một khu nhà 2 tầng được xây dựng khang trang, với 12 phòng làm việc được bố trí trang thiết bị, máy móc đầy đủ. Bên cạnh đó có cả một nhà ăn tập thể phục vụ cho nhu cầu ăn uống của nhân viên trong công ty, và có một phòng bảo vệ và dãy để xe thoáng mát đảm bảo an ninh trât tự. - Các phân xưởng sản xuất : được thiết hợp lý, rộng rãi, thoáng mát đảm bảo cho việc sản xuất được diễn ra dễ dàng và an toàn cho người lao đông. 4. Phương pháp phân phối công việc trong công ty : Do đặc điểm sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín nên công ty bố trí sao cho nguyên vật liệu sau khi được gia công tại tổ này xong sẽ tiếp tục được chuyển đến tổ sản xuất ngay sau để gia công tiếp cho đến khi sản phẩm hoàn thành. 5.Phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất của công ty : 5.1. Phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp : a. Khái niệm : Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch trình bày rõ và chi tiết cần phảI làm như thế nào để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch chiến lược. Kế hoạch tác lực đề ra những hành động cụ thể cho những con người cụ thể thực hiện, tương ứng với ngân sách và khoảng thời gian xác định. Kế hoạch tác nghiệp ở các doanh nghiệp thường bao gồm : kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. b. Phương pháp : Các kế hoạch được sử dụng là : - Nghiên cứu môi trường . - Dự báo. Công cụ được sử dụng trong lập kế hoạch tác nghiệp là : ngân quỹ. Ngân quỹ gồm có hai loại : + Ngân quỹ tài chính : cho biết số tiền mà công ty dự định chi tiêu cho một giai đoạn cụ thể và được lấy từ nguồn nào, những ngân quỹ này bao gồm bản kê khai thu nhập dự kiến, bản kê khai lưu lượng tiền mặt và bảng cân đối kế toán + Ngân quỹ hoạt động : ngân quỹ này có nhiều loại nhưng chủ yếu dùng : * Ngân quỹ doanh thu : liệt kê những hoạt động tài chính và các khoản tiền phân bổ cho từng hoạt động. Trên cơ sở ngân quỹ dự thảo công ty sẽ lập kế hoạch sản xuất sắp xếp nhân lực, sau đó tiến hành lập và triển khai các kế hoạch ngắn hạn. 5.2. Phương pháp điều độ sản xuất : Như đã nói ở trên hệ thống sản xuất của công ty được bố trí theo sản phẩm do vậy công ty đã thực hiện việc phân, giao một nhóm công việc cho một 1 người hoặc một tổ thực hiện tại nơi làm việc.Với cách thức này mỗi phân xưởng của công ty sẽ được chia thành những nơI làm việc khác nhau, tại đây sẽ có các nhân viên điều độ sản xuất họ căn cứ vào lịch trình sản xuất để kiểm tra đôn đốc. Nếu phát hiện thấy những sai xót, những biến động xấu thì họ sẽ lập báo cáo để trình lên phòng sản xuất kinh doanh và giám đốc để có những điều chỉnh kịp thời. VII. Công tác quản trị Maketting của công ty : Hoạt động maketting là một hoạt động rất quan trọng của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay với sự canh tranh gay gắt, khốc liệt mà hơn nữa khách hàng là thượng đế. Do vậy một doanh nghiệp mặc dù sản phẩm có tốt đến đâu đi nữa mà không biết thu hút khách hàng để họ quan tâm, chú ý và mua sản phẩm của mình hoặc không có những chiến lược điều chỉnh khi sản phẩm của mình không đáp ứng được như cầu và mong muốn của khách hàng thì tất yếu sẽ dẫn đến việc sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không tiêu thụ được. Từ đó việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp thu lỗ. Như vậy hoạt động maketting có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất to lớn. Do vậy đối với các doanh nghiệpviệc tiến hành hoạt động maketting một cách có hiệu quả cung quan trọng như việc nâng cao hiệu quả sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Muốn làm cho hoạt động maketting thì phải tổ chức công tác quản trị maketting thật khoa học và chặt chẽ. Nếu làm tốt công tác quản trị maketting không chỉ giup nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn góp phần vào sự thành công của công tác quản trị doanh nghiệp. Điều đó làm cho vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng vững mạnh. 1. Chiến lược sản phẩm : Chiến lược sản phẩm của công ty là chiến lược đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Sản phẩm của công ty giành cho nhiều đối tượng từ thu nhập thấp đến thu nhập cao và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. 2. Chiến lược giá của công ty : Hiện nay công ty đang áp dụng chính sách giá vị doanh nghiệp, tức là xác định chi phí, xác định giá bán sao cho có thể bù đắp được toàn bộ chi phí và có lợi nhuận trên cơ sở cố định mức % theo doanh số bán hàng. Ví vụ như : bát ăn 2000 đồng / chiếc. 3. Chiến lược phân phối của công ty : Hiện nay công ty đang kết hợp hai kênh phân phối là phân phối trực tiếp và kênh phân phối một cấp. - Kênh phân phối trực tiếp : công ty có những cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt trước ngay các phân xưởng sản xuất để phục vụ như cầu của khách hàn. - Kênh phân phối một cấp : công ty đang triển khai mở một số hệ thống đại lý trong địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng xây dựng thương hiệu cho công ty : 4.1. Chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng : Công ty bố trí một hệ thống những cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các phâ xưởng tạo điều kiện cho khách hàng tham quan, chọn lựa và mua hàng. 4.2 Chiến lược xây dựng thương hiệu : Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội đã ra đời khá lâu, sản phẩm của công ty từ lâu đã quen thuộc với người tiêu dùng trên thị trường . Hiện nay công ty đang có những chiến lược thâm nhập và quảng cáo ở các khu vực xung quang thành phố Hà Nội để xây dựng thương hiệu. Phần III : kết luận chung về công tác quản lý Phương hướng hoạt động của công ty trong năm năm tới : Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 của công ty : Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Tăng trưởng so với năm 2005 Tổng doanh thu Đồng 42.667.123.742 13,5 % Lợi nhuận Đồng 1.142.177.688 60,2 % Quỹ tiền lương Đồng 976.546.547 23,7 % Tổng số lao động Người 310 21,5 % Giá trị tổng sản lượng Đồng 40.562.724.688 14,8 % Nộp ngân sách Đồng 743.546.546 12,3 % Trong thời gian thực tập tại công ty được tìm hiểu về công tác quản trị doanh nghiệp của công ty em có một số kết luận sau. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp ở công ty : Công tác quản trị doanh nghiệp của công ty thực hiện rât khoa học, hợp lý được biểu hiện qua các mặt sau : Việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ của công ty được tính toán, phân tích kỹ lưỡng để đưa ra những kế hoạch thiết thực giúp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Công tác quản trị nhân lực của công ty thực hiện đạt hiệu quả cao điều đó thể hiện qua việc phát huy được những điểm mạnh và hạn chế, khắc phục được những điểm yếu giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Công tác quản trị tài chính còn hoạt động chưa có hiệu quả, để hoạt động tài chính có hiệu quả hơn công ty nên có những điều chỉnh lại cơ cấu vốn, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản lưu động nhằm nâng cao khả năng thanh toán để từ đó công ty sẽ có một nền tài chính vững mạnh. Công tác quản trị chất lượng trong công ty được thực hiện rất nghiêm túc và có kỷ luật với việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Công tác quản trị và điêu hành sản xuất của công ty hiên nay được thực hiện một cách khoa học, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất tốt nhất. Công tác quản trị maketting luôn là vấn đề mà các cấp lãnh đạo trong công ty chú trọng. Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty đã luôn chú trọng xây dựng một hình ảnh uy tín, mọi sản phẩm làm ra đều tôn trọng những lợi ích và mong muốn của người tiêu dùng. Nhất là trong thời kỳ hiện nay Việt Nam đã và đang gia nhập vào các thị trường rộng lớn trong khu vực, thế giới. Nơi mà hoạt động quản trị maketting nếu doanh nghiệp làm tốt sẽ không chỉ giúp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao mà còn nâng vị thế của doanh nghiệp lên một tầm cao mới, giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường khu vực và quốc tế. Có thể nói hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty trong nhưng năm gần đây là rất tốt điều đó chứng tỏ qua việc hàng hóa của công ty làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó và các chỉ số về doanh thu, lợi nhuậnhàng năm đều tăng cao tạo việc làm và thu nhập đều đặn cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên công tác quản trị của công ty cũng gặp phải một số hạn chế sau : công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp hoat đông chưa có hiệu quả kéo theo một số hoạt động của công ty cũng hoạt động không có hiệu quả, điều này cần được công ty nên xem xét trong thời gian tới. Nhận xét của cơ quan thực tập Anh Hoàng Cường đã hoàn thành xong thời gian thực tập ở công ty SXKD của người tàn tật Hà Nội, trong thời gian thực tập anh Cường đã chấp hành đúng nội quy, quy chế của công ty đề ra, đã có những ý kiến đóng góp sát thực cho công ty trong việc điều hành quản trị doanh nghiệp của công ty. Kế toán trưởng Giám đốc công ty Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Họ và tên người hướng dẫn : Vũ Dương Hòa Nhận xét báo cáo tổng hợp của sinh viên : Hoàng Cường Điểm : + Bằng số :.. Giáo viên : + Bằng chữ : . Mục lục LờI nói đầu ....1 Phần I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp........... ..3 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: ..3 II. Công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội:...5 1. Giới thiệu sản phẩm:...5 1.1. Loại sản phẩm:.5 1.2. Đặc điểm sản phẩm:.5 1.3. Cơ cấu sản phẩm : ...6 2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm :. 6 3. Đánh giá trình độ công nghệ của công ty :....8 III. Cơ cấu sản xuất của công ty Sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội8 1.Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất :......8 2.Các bộ phận sản xuất và các cấp sản xuất, mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất : ..8 2.1.Các bộ phận sản xuất : .8 2.2.Các cấp sản xuất:..9 2.3.Mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất:.9 3.Ưu, nhược điểm của cơ cấu sản xuất hiện tại của doanh nghiệp..9 3.1.Ưu điểm:9 3.2. Nhược điểm :...10 IV. Bộ máy quản lý của công ty :...11 1. Các cấp quản lý và các bộ phận quản lý của công ty :12 1.1. Các cấp quản lý :12 1.2 Các bộ phận quản lý :.12 2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ quản lý :.....12 3. Phân tích, đánh giá về bộ máy của công ty :...13 Phần II : Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp.16 I. Công tác hoạch định chiến lược của công ty : ..16 1. Thực trạng môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ của công ty :. 16 1.1. Môi trường quốc tế :..16 1.1.1. Nền chính trị thế giới : ...16 1.1.2. Luật pháp và thông lệ quốc tế :...17 1.1.3. Các yếu tố kinh tế quốc tế :.18 1.2 Môi trường kinh tế quốc dân :... 18 1.2.1. Các nhân tố kinh tế : ..18 1.2.2. Luật pháp và các biên pháp kinh tế của nước ta : 18 1.2.3. Nhân tố kỹ thuật công nghệ :.19 1.3. Môi trường cạnh tranh nội bộ ngành : 19 1.3.1. Khách hàng : ..19 1.3.2. Các đối thủ canh tranh : 19 1.4. Môi trường nội bộ công ty :20 1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty : .20 1.4.2. Nguồn nhân lực của công ty :.22 1.4.3. Tình hình tài chính của công ty :...23 1.4.4. Hoạt động maketting của công ty :.25 2. Chiến lược phát triển của công ty :..25 3. Phương án kinh doanh của công ty :..26 II. Kế hoạch hỗ trợ của công ty :.26 1. Kế hoạch vật tư kỹ thuật :.26 1.1. Kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị :......26 1.2. Kế hoạch về nhu cầu vật tư :..26 2.Kế hoạch lao động tiền lương :..27 2.1. Kế hoạch về số lượng lao động :... 27 2.2.Kế hoạch sử dụng thời gian lao động :...27 2.3 Kế hoạch quỹ tiền lương : ..28 3. Kế hoạch giá thành :.28 4. Kế hoạch vốn :...28 5. Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:..28 III. Công tác quản trị nhân lực của công ty : .29 1.Phân tích và mô tả công việc của công ty :...30 2. Hệ thống định mức lao động của công ty :..31 3. Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty: 31 4. Tình hình cơ cấu lao động của công ty :..32 5. Phương pháp đánh giá thi đua trong công ty:.....32 6. Hệ thống lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp của công ty :...33 6.1. Hệ thống lương, thưởng :...33 6.2. Hệ thống phúc lợi :34 6.3. Các khoản phụ cấp của công ty :...35 7. Tình hình năng suất lao động của công ty : ...36 8. Tình tình phát triển và đào tạo nguồn nhân lực của công ty :37 IV. công tác quản trị tài chính :.38 1.Phân tích tình hình tài chính của công ty:41 1.1. Phân tích các chỉ số tài chính :..41 1.1.1. Tỷ số về khả năng thanh toán :...41 a. Khả năng thanh toán hiện hành :41 b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh : 42 c. Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng :..43 1.1.2. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn :44 1.1.3. Các tỷ số về khả năng hoạt động :..44 a. Vòng quay tiền :.44 b. Vòng quay dự trữ (tồn kho) :45 c. Kỳ thu tiền bình quân :..45 d. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định :..46 e. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:. ..46 1.1.4. Các tỷ số về khả năng sinh lãi :..47 a. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm :.47 b. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) :.. 48 c. Doanh lợi tài sản (ROA) :.48 1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốnvà sử dụng vốn của công ty ....50 1.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian :.53 2. Tình hình doanh thu lợi nhuận của công ty :.54 2.1. Doanh thu :54 2.2. Lợi nhuận:..55 3. Tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty :56 3.1. Tình hình biến động vốn của công ty :56 3.2. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty :57 4. Tình tình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty :.59 5. Tình hình đầu tư thực hiện các dự án của công ty :.59 V. Công tác quản trị chất lượng của công ty :.60 1. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của công ty :60 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty :61 3. Hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty :.62 VI. Công tác quản trị và điều hành sản xuất của công ty: 64 1. Công suất thiết kế và công suất sử dụng của công ty :64 1.1. Công xuất thiết kế :....64 1.2. Công suất hiệu quả : .64 1.3. Công suất sử dụng :.. 65 2. Vị trí của công ty :.66 3. Cách thức bố trí mặt bằng sản xuất của công ty : .66 3.1. Mặt bằng trụ sở chính và các phân xưởng sản xuất của công ty :...66 4. Phương pháp phân phối công việc trong công ty :..67 5.Phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất của. 67 5.1. Phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp :67 a. Khái niệm : 67 b. Phương pháp :...67 5.2. Phương pháp điều độ sản xuất :... 68 VII. Công tác quản trị Maketting của công ty :.....68 1. Chiến lược sản phẩm :. 68 2. Chiến lược giá của công ty :.69 3. Chiến lược phân phối của công ty :..69 4. Chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng xây dựng thương hiệu: 69 4.1. Chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng :.. 69 4.2 Chiến lược xây dựng thương hiệu :69 Phần III : kết luận chung về công tác quản lý ....70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5396.doc
Tài liệu liên quan