Tình hình hoạt động tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà km 10 đường Trần Phú, phường Văn Mỗ – Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Tây

- Cùng với các phòng ban xây dựng kế hoạch giá thành và giao khoán cho các đơn vị trực thuộc theo tưngf công trình hoặc theo từng tháng, quý, năm. Phân tích hoạt động kinh tế của toàn công ty theo định kỳ, tham mưu với lãnh đạo đơn vị chấn chỉnh kịp thời các đơn vị làm ăn thua lỗ hoặc không thực hiện đúng các quy định về công tác quản lý kinh tế của công ty gây thiệt hại về kinh tế của đơn vị. - Tham gia xây dựng định mức đơn giá nội bộ. Phối hợp với các phòng chức năng kiểm tra việc thực hiện đơn giá, định mức nội bộ của các đơn vị trực thuộc. - Theo dõi, kiểm tra, thẩm định các dự toán sửa chữa lớn các tài sản, nhà cửa vật kiến trúc của các đơn vị trực thuộc trình Giám đốc công ty phê duyệt. Đồng thời quyết toán công tác sửa chữa lớn của công ty và các đơn vị trực thuộc. - Phối hợp với phòng tài chính kế toán theo dõi công tác thanh toán, thu hồi vốn hàng tháng, quý của các đơn vị trực thuộc và công ty, cùng các phòng liên quan khác đề ra các biện pháp thực hiện. Tham gia nghiệm thu, lâp phiếu giá thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư.

doc60 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà km 10 đường Trần Phú, phường Văn Mỗ – Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khối lượng, dở dang thu vốn trong kỳ báo cáo theo các mẫu biểu quy định được chia làm 2 loại: + Báo cáo nhanh ( ước thực hiện ). + Báo cáo chính thức. Soạn thảo trình Giám đốc công ty ban hành các quy định, chỉ thị về nghiệp vụ trong công tác lập kế hoạch, báo cáo kế hoạch và báo cáo thống kê của công ty. Hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác báo cáo thống kê đánh giá việc thực hiện tiến độ, kế hoạch ở các đơn vị trực thuộc. 5.2.2 Công tác kinh tế: Soạn thảo các văn bản quản lý kinh tế trong quá trình thực hiện dự án, trình lãnh đạo công ty phê duyệt, ban hành. Thu thập các định mức đơn giá mới, các chế độ phụ phí, phụ cấp, dựa vào các chế độ chính sách của Nhà nước và điều kiện cụ thể của mỗi công trình đề xuất, bổ sung sửa đổi để có cơ sở làm việc với chủ đầu tư và các cơ quan của Nhà nước, dựa vào đơn giá công trình, hướng dẫn các đơn vị trong công tác lập dự toán, thanh toán từng công trình. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng, áp dụng các định mức đơn giá mới để đưa vào tính toán, thanh toán từng công trình. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng, áp dụng các định mức đơn giá mới để đưa vào tính toán trong các dự toán, nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư. Tham gia trình duyệt các dự toán thanh toán các công trình chỉ định thầu như: thuỷ điện Yaly, thủy điện Cần Đơn, thuỷ điện Nà Lơi, thuỷ điện Ry Ninh II, thuỷ điện Nà Hang, Sê San 3, Giao chỉ tiêu thu vốn hàng tháng cho các đơn vị và đôn đốc các xí nghiệp, chủ công trình nghiệm thu thu hồi vốn. Tính toán chi phí giá thành của từng công trình để từ đó tham mưu với Giám đốc công ty khoán cho các chủ công trình, các đơn vị trực thuộc tỷ lệ % trích nộp công ty, đối với công trình khoán gọn đảm bảo chế độ hạch toán kinh doanh có lãi. Theo dõi và xác nhận giá trị thực hiện hàng tháng, quý, năm để phục vụ cho việc thanh quyết toán nội bộ với các công trình, đội trực thuộc công ty. Cùng với các phòng ban xây dựng kế hoạch giá thành và giao khoán cho các đơn vị trực thuộc theo tưngf công trình hoặc theo từng tháng, quý, năm. Phân tích hoạt động kinh tế của toàn công ty theo định kỳ, tham mưu với lãnh đạo đơn vị chấn chỉnh kịp thời các đơn vị làm ăn thua lỗ hoặc không thực hiện đúng các quy định về công tác quản lý kinh tế của công ty gây thiệt hại về kinh tế của đơn vị. Tham gia xây dựng định mức đơn giá nội bộ. Phối hợp với các phòng chức năng kiểm tra việc thực hiện đơn giá, định mức nội bộ của các đơn vị trực thuộc. Theo dõi, kiểm tra, thẩm định các dự toán sửa chữa lớn các tài sản, nhà cửa vật kiến trúc của các đơn vị trực thuộc trình Giám đốc công ty phê duyệt. Đồng thời quyết toán công tác sửa chữa lớn của công ty và các đơn vị trực thuộc. Phối hợp với phòng tài chính kế toán theo dõi công tác thanh toán, thu hồi vốn hàng tháng, quý của các đơn vị trực thuộc và công ty, cùng các phòng liên quan khác đề ra các biện pháp thực hiện. Tham gia nghiệm thu, lâp phiếu giá thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư. Thẩm định các phiếu giá đối với các hợp đồng công ty ký kết với các đối tác bên ngoài ( các B phụ ) trình Giám đốc công ty phê duyệt, chuyển phòng tài chính kế toán để thanh toán. Đối với các dự án công ty quản lý tái đầu tư thiết bị xe máy, sửa chữa lớn tài sản thiết bị, nhà xưởng, thẩm định phiếu giá do đơn vị lập để trình Giám đốc công ty phê duyệt và chuyển phòng tài chính kế toán để thanh toán. Giải quyết các vướng mắc về kinh tế, thanh toán giữa các đơn vị nội bộ công ty. Lập hồ sơ mời thầu cung cấp vật tư thiết bị cho các dự án, các công trình đơn vị mua sắm phục vụ thi công và đầu tư xây dựng cơ bản của công ty theo phân cấp có giá trị < 1 tỷ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức đấu thầu mua vật tư, thiết bị sau khi hồ sơ mời thầu được phê duyệt. Chủ trì trong công tác chấm thầu, lựa chọn nhà cung cấp. Soạn thảo quyết định trúng thầu, thông báo trúng thầu và thương thảo hợp đồng trình Giám đốc công ty ký kết. Hướng dẫn theo dõi kiểm tra việc tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư vật liệu, thiết bị để xây dựng công trình mà các đơn vị thi công. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua sắm vật tư, vật liệu toàn công ty, hàng quý báo cáo Giám đốc công ty. Cùng các phòng và các đơn vị liên quan tính toán giá cho các thiết bị xe máy thanh lý không cần dùng, vật tư phụ tùng tồn kho không sử dụng. Thường xuyên rà soát, bổ sung kiện toàn các văn bản quy định về phân cấp quản lý kinh tế của công ty cho các đơn vị trực thuộc để bổ sung chấn chỉnh kịp thời các đơn vị trực thuộc. 5.2.3 Công tác hợp đồng kinh tế: Dự thảo và đàm phán hoặc phối hợp thoả thuận đàm phán để lãnh đạo công ty ký kết tất cả các hợp đồng kinh tế theo phân cấp bao gồm: nhận thầu xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng trong và ngoài nước, bảo hiểm công trình, bảo hiểm vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, giám định thiết bị, hợp đồng kinh tế với các đơn vị nội bộ công ty, Làm thủ tục uỷ quyền thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy chế quản lý hợp đồng của công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng 5.2.4 Công tác hợp đồng kinh tế: Dự thảo và đàm phán hoặc phối hợp thoả thuận đàm phán để lãnh đạo công ty ký kết tất cả các hợp đồng kinh tế theo phân cấp bao gồm: nhận thầu xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng trong và ngoài nước, bảo hiểm công trình, bảo hiểm vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, giám định thiết bị, hợp đồng kinh tế với các đơn vị nội bộ công ty. Làm thủ tục uỷ quyền thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy chế quản lý hợp đồng của công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng kinh tế mà công ty ký kết để đảm bảo tiến độ xây lắp và mua sắm thiết bị công nghệ, thiết bị xe máy phục vụ cho hoạt động SXKD đảm bảo kế hoạch đề ra. Báo cáo thường xuyên, đột xuất để lãnh đạo công ty kịp thời xử lý. Tổ chức việc theo dõi thực hiện và thanh lý khi thực hiện xong các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết. Soạn thảo các hợp đồng giao khoán nội bộ với chủ công trình hoặc các đơn vị trực thuộc để trình Giám đốc ký kết thực hiện theo đúng quy định của Tổng công ty về công tác hách toán kinh doanh đối với từng công trình. Thu thập thông tin thị trường giá cả mua bán vật tư phục vụ thi công các công trình hoặc đầu tư máy móc thiết bị cho các đơn vị để tham mưu với hội đồng giá công ty phê duyệt giá hoặc phê duyệt hợp đồng mua bán vật tư cho các đơn vị trực thuộc. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Nhà nước, các quy định của Tổng công ty, công ty thường xuyên kiểm tra phát hiện và kịp thời chấn chỉnh việc ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế của các đơn vị trực thuộc. Nếu phát hiện các hợp đồng kinh tế sai với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của công ty và Tổng công ty báo cáo ngay với Giám đốc công ty để xử lý. Soạn thảo các văn bản về phân cấp công tác quản lý hợp đồng kinh tế giữa công ty và các đơn vị trực thuộc, đồng thời theo dõi đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các đơn vị cơ sở. Quản lý lưu trữ các hợp đồng kinh tế theo quy định phân cấp về công tác quản lý ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế của Giám đốc công ty. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế trong toàn công ty hàng tháng, quý, năm báo cáo Giám đốc công ty và Tổng công ty. 5.2.5 .Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: Căn cứ định hướng phát triển SXKD của đơn vị và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, trên cơ sở cân đối lực lượng trang thiết bị hiện có kết hợp với phòng thị trường để xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư máy móc thiết bị thi công trình Tổng công ty phê duyệt theo kế hoạch năm. Quản lý các định mức đơn giá và tổng dự toán dự án đầu tư. thường xuyên kiểm tra, xem xét phát hiện các vấn đề phát sinh khi thực hiện dự án và đề ra phương án để báo cáo Giám đốc công ty xử lý. Soạn thảo quyết định phê duyệt đầu tư các máy móc thiết bị thi công, các dự án nhỏ theo phân cấp của Tổng công ty trình Giám đốc công ty phê duyệt. Kết hợp với các phòng ban lập các thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư theo từng dự án. phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành dự án sau khi dự án đI vào khai thác sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc đầu tư. Hướng dẫn nghiệp vụ các đơn vị thực hiện công tác đầu tư thiết bị thi công và đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước, Tổng công ty và công ty. Phần II Thực trạng công tác đầu tư tạI công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11. I.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 1996 đến nay: 1.Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 1996 – 2000: Trong những năm 1996 – 2000 công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 tập trung chủ yếu vào xây lắp các hạng mục điện, nước tại công trình thuỷ điện Ialy, thuỷ điện Sông Hinh và tổ chức quản lý vận hành hệ thống điện, nước thông tin tại công trình thuỷ điện Ialy, thuỷ điện Cần Đơn. Tiếp thị đấu thầu thi công xây lắp một số công trình điện nước theo chuyên ngành, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính trong từng năm như sau: Đơn vị tính : triệu đồng TT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 I Tổng giá trị SXKD 49224 52352 48537 38997 68153 Tốc độ tăng trưởng (%) 106% 93% 80% 175% 1 Giá trị sản lượng xây lắp 28097 25154 23174 22597 47038 Tỷ lệ XL/tổng giá trị SXKD (%) 57% 48% 48% 57% 69% + Các công trình giao thầu 22797 13037 9423 8366 9105 Tỷ lệ trong xây lắp (%) 81% 52% 41% 44% 19% + Các công trình đấu thầu 5300 12117 13751 14631 37933 Tỷ lệ trong xây lắp (%) 19% 48% 59% 64% 81% 2 Sản lượng kinh doanh điện 15427 23522 22388 12347 12917 Tỷ lệ KD điện/tổng giá trị SXKD (%) 31% 45% 46% 33% 19% 3 Sản lượng SXCN và SX khác 5700 3676 2975 4052 8198 Tỷ lệ /tổng giá trị SXKD (%) 12% 7% 6% 10% 12% II Tổng giá trị đầu tư 65 79 449 521 9686 ( trong đó NMCK 6,7 tỷ đồng ) III Các chỉ tiêu tài chính 1 Tổng doanh thu 43792 48354 57248 24808 48463 Trong đó: doanh thu xây lắp 22845 21156 31788 9297 27204 2 Lợi nhuận thực hiện 672 1199 116 1496 126 3 Các khoản nộp Nhà nước 1089 1194 1433 930 1737 Trong đó: nộp ngân sách 906 1115 954 750 1380 4 TSCĐ bình quân tính khấu hao 9577 10262 3205 11247 13100 - TS thuộc ngân sách 2542 2387 1888 1300 2906 - TS thuộc vốn tự bổ sung 3281 3153 927 3011 3393 - TS thuộc vốn tín dụng và vốn khác 3754 4722 389 6936 6801 5 Số tiền khấu hao TSCĐ 1643 825 426 1247 1108 - Khấu hao cơ bản 1643 825 426 1247 1108 6 TSCĐ đến cuối năm - Nguyên giá TSCĐ đến cuối năm 11227 12028 8188 8426 38397 - Giá trị TSCĐ còn lại đến cuối năm 7375 7350 3085 3178 15851 IV Lao động và tiền lương - Tổng số CBCNV 724 600 599 783 1065 - Lương BQ/người/tháng (1000đ) 680 801 832 607 770 *). Những kết quả đạt được trong 5 năm 1996 – 2000 đó là: Từ một đơn vị làm công tác phục vụ xây lắp các hạng mục tập trung tại các công trình Tổng công ty giao là: thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Yaly, Sông Hinh, công ty từng bước tiếp cận và thích ứng với nền kinh tế thị trường nhận thầu xây lắp nhiều công trình khác nhau, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, tính chất thi công phức tạp cụ thể là: + Xây lắp trạm 220 kv việt Trì. + Lắp đặt điện nước, cứu hoả nhà máy kính nổi Đáp Cầu. + Lắp đặt điện, xưởng sản xuất đóng tàu Thăng Long. + Lắp đặt thiết bị trạm 220kv Tràng Bạch. + Xây dựng trạm 220 kv Sóc Sơn. + Xây lắp đường dây 220 kv Phả Lại – Bắc Giang. + Lắp đặt điện, nước khách sạn Daewoo. + Xây dựng bể sử lý nước thải Khu chế xuất Nội Bài. + Lắp đặt hệ thống điện nhà máy xi măng Sài Sơn. + Lắp đặt hệ thống nước nhà máy nước Hà Đông. + Lắp đặt hệ thống điện nước khách sạn Hồ Tây. Giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh những năm trước đây từ đơn vị chủ yếu làm các công trình đưọc giao thầu đến nay đã tăng dần tỷ trọng các công trình đấu thầu. Cụ thể giá trị thực hiện xây lắp các công trình đấu thầu hàng năm tăng từ 10,7% năm 1996 đến năm 2000 đạt 55,6% so với tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Công ty cơ bản giải quyết công ăn việc làm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên sau những công trình lớn như thuỷ điện Ialy, Sông Hinh. Trình độ quản lý của cán bộ trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao. Số lượng công nhân tăng lên thêm về số lượng và trình độ bậc thợ. Cụ thể như năm 1996 có 549 công nhân trong đó thợ bậc 4 trở lên 190 người; năm 2000 có 748 công nhân trong đó thợ từ bậc 4 trở lên là 258 người. Công ty đã tự đào tạo và gửi đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cán bộ công nhân viên với số lượng cụ thể là: + Cử 15 cán bộ tham gia học các lớp về quản lý dự án đấu thầu, quản lý kinh tế do Tổng công ty tổ chức. + Lựa chọn và cử đi học 2 lớp đường dây va trạm với số lượng 70 người, Những năm trước công ty có rất ít máy móc thiết bị và công cụ thi công, hầu hết là thiết bị được trang bị từ thuỷ điện Hoà Bình, công ty đã đầu tư thêm được một số thiết bị thi công chuyên dùng hiện đại với tổng số vốn đầu tư thiết bị máy móc thừ năm 1996 – 2000 là 16,5 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, tuy có những lúc gắp khó khăn về sản xuất, nhưng năm 2000 sản lượng đã tăng gấp 1,38 lần so với sản lượng năm 1996, tăng trưởng bình quân hàng năm là 5%/năm. ( Năm 1996 thực hiện 492 tỷ đồng; Năm 2000 thực hiện 68,1 tỷ đồng ). 2.Tình hình sản xuất kinh doanh hai năm 2001 – 2002 trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2001 và 2002 được thể hiện ở các chỉ tiêu sau: Đơn vị tính: triệu đồng. TT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2001 Năm 2002 I Tổng giá trị SXKD 113797 219968 Tốc độ tăng trưởng (%) 193% 1 Giá trị kinh doanh xây lắp 70012 164509 Tỷ lệ XL/tổng GTSXKD (%) 2 Giá trị kinh doanh SXCN 1281 25212 Tỷ lệ/tổng GTSXKD (%) 3 Giá trị KDSP, bán SPPVXD 5595 15489 Tỷ lệ/tổng GTSXKD (%) 4 Kinh doanh điện và vật tư 14423 14757 Tỷ lệ/tổng GTSXKD (%) II Tổng giá trị đầu tư 2816 12780 III Các chỉ tiêu tài chính 1 Tổng doanh thu 89717 204432 2 Nộp ngân sách 2428 9488 3 Lợi nhuận thực hiện 550 8366 IV Lao động và tiền lương 1 Tổng số CBCNV 1357 2050 2 Lương BQ/người/tháng (1000đ) 886 1184 Như vậy, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 1996 – 2002 mặc dù có những biến động thăng trầm nhưng có chiều hướng gia tăng chung. Trong đó, phảI kể đến giá trị sản xuất xây lắp, sản lượng kinh doanh điện, sản lượng kinh doanh công nghiệp và sản xuất khác. Tình hình đầu tư của công ty cũng gia tăng ( năm 1996 đạt 65 triệu đồng, năm 2002 đạt 15.489 triệu đồng ) tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. II.Vốn và nguồn vốn đầu tư: 1.Vốn đầu tư tính đến cuối kỳ (31/12) như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Chỉ tiêu Vốn CĐ 1762 1867 1451 1263 2910 1692 2820 Vốn LĐ 1677 1091 2037 658 2709 2073 5406 Vốn vay 10297 11234 9263 8325 10206 18231 32150 Tổng số 13736 14192 12751 10246 15825 21996 40376 Nhìn vào bảng trên cho chúng ta thấy, trong cơ cấu tổng vốn kinh doanh của công ty từ năm 1996 – 2002 thì vốn vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm từ 80 – 90% tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên trong các năm 1996, 1997 và giảm xuống trong các năm 1998, 1999. Sau đó lại tăng trở lại và tăng vọt trong năm 2002. Năm 98, 99 nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh giảm là do có sự ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 97 tác động vào nền kinh tế trong nước và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Cũng từ bảng trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng vốn vay lớn hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng vốn cố định và vốn lưu động. Điều này cho thấy nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án tăng lên rất nhanh, đặc biệt là năm 2002 khi công ty tham gia vào các dự án có tầm cỡ như dự án Sê San và Sê San 3A,... 2.Nguồn vốn: Đơn vị tính: triệu đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Chỉ tiêu Vốn ngân sách 3435 3374 3095 2621 3535 4921 6127 Vốn tự bổ sung 4459 6437 2370 1830 3175 6742 10157 Vốn huy động các nguồn khác 534 534 534 534 534 534 534 Tổng vốn 8428 10346 5999 4986 8210 12197 16836 Nguốn vốn của công ty bao gồm: Vốn ngân sách Vốn tự bổ xung Vốn huy động các nguồn khác. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư của công ty có xu hướng tăng trong các năm 1996 – 2002 mặc dù có sự biến động nhỏ giảm xuống trong các năm 98, 99 do chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Về cơ cấu nguồn vốn: nhìn chung nguồn vốn tự bổ xung ( bao gồm vốn tổng công ty cấp và vốn tự có của công ty ) chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng 30 – 45% tổng nguồn vốn. Và thấp nhất là nguồn vốn huy động huy động từ các nguồn vốn khác, chỉ chiếm vỏn vẹn khoảng 3 – 5% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty. III.Phương pháp lập dự án đầu tư vận dụng tại công ty: Để có được một dự án đầu tư, trình tự các bước thực hiện dự án đầu tư của công ty được thực hiện như sau: Nghiên cứu cơ hội đầu tư (nhận dạng dự án) Nghiên cứu khả thi Thực hiện dự án Vận hành khai thác Đánh giá sau dự án Kết thúc dự án Xây dựng Thiết kế Các bước cơ bản để lập một dự án đầu tư phụ thuộc vào chủng loại dự án và được phân thành các nhóm loại dự án sau: Các dự án đầu tư có xây dựng cơ bản Các dự án nhỏ có quy mô dưới 500 tr đồng Các dự án mua sắm thiết bị hàng hoá. Các dự án trình duyệt lại do thay đổi mục tiêu - điều chỉnh cơ cấu đầu tư. 1.Dự án đầu tư có xây dựng cơ bản: Đối với các dự án đầu tư có xây dựng cơ bản có trình tự lập dự án được phân chia làm các chương và có nội dung như sau: Chương I: Tên chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, fax. Chương II: Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. Trong chương này, cần phải nêu được các căn cứ sau: Một là, xuất xứ và các căn cứ pháp lý bao gồm các quy định văn bản, nghị quyết của Bộ chủ quản, kế hoạch của công ty và Tổng công ty giao, chủ trương và chương trình phát triển của công ty và Tổng công ty, mà dự án được thực hiện liên quan đến. Hai là, nguồn gốc và tài liệu sử dụng: các tài liệu thông tin về thị trường, tài chính, công nghệ và các vấn đề khác mà dự án có liên quan. Ba là, phân tích các kết quả điều tra cơ bản về tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội, môi trường. Từ đó, phân tích đánh giá các tác động thuận lợi hay khó khăn của các yếu tố đó với dự án. Bốn là, các chính sách kinh tế xã hội, các mục tiêu phát triển của Tổng công ty hiện nay. Năm là, các đặc điểm về quy hoạch phát triển kinh tế. Sáu là, căn cứ vào mục tiêu đầu tư: tiêu dùng trong nội bộ Tổng công ty, bán ra ngoài thị trường hay thay thế hàng nhập khẩu. Bảy là, phân tích thị trường, nghiên cứu khả năng cung cầu về sản phẩm mà dự án sẽ cho ra đời, các khả năng cạnh tranh thị trường, các đối tác cùng sản xuất kinh doanh cùng loạI sản phẩm, khả năng lưu thông hàng hoá, Chương III: Lựa chọn hình thức đầu tư. Chương IV: Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng. Nội dung của chương này bao gồm: Sản lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Nhu cầu đầu vào và các giải pháp đảm bảo. Chương trình bán hàng. Chương V: Các phương án về địa điểm cụ thể. Phân tích các điều kiện cơ bản: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kỹ thuật, các đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển vùng có ảnh hưởng có liên quan, Phân tích kinh tế địa điểm bao gồm: + Hiện trạng và phương án giải phóng mặt bằng. + Các chi phí về từng phương án địa điểm liên quan đến dự án như khảo sát, đền bù, san lấp mặt bằng, thuê đất, + Các chi p hí khác. Phân tích các lợi ích xã hội và ảnh hưởng của dự án: bao gồm ảnh hưởng của dự án đến đời sống dân cư, an ninh quốc phòng, phong tục tập quán, môi trường sinh thái, cảnh quan, di tích lịch sử. Từ đó, nêu cách xử lý và khắc phục các ảnh hưởng trên. Chương VI: Phân tích lựa chọn phương án công nghệ và kỹ thuật. Nội dung của chương này nhằm đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp kinh tế, các ưu việt và hạn chế của thiết bị công nghệ lựa chọn, đánh giá tác động của nó tới môi trường và biện pháp xử lý. Chương VIII: Tổ chức quản lý khai thác, sử dụng lao động: Lập hồ sơ bố trí quản lý sản xuất. Nhu cầu nhân lực tính theo thời kỳ huy động vốn. Tổng hợp chi phí. Chương IX: Tổ chức thực hiện – kết luận – kiến nghị. 2.Các dự án nhỏ có quy mô dưới 500 tr đồng: Nội dung: Chương I: Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc. Chương II: Sự cần thiết phải đầu tư. Chương III: Lựa chọn hình thức đầu tư. Chương IV: Quy mô đầu tư. Chương V: Xác định địa đIểm. Chương VI: Lựa chọn thiết bị công nghệ. Chương VII: Tính toán khối lượng xây lắp. Chương VIII: Nhu cầu vốn đầu tư. Chương IX: Kết luận về hiệu quả đầu tư và các kiến nghị. 3.Các dự án mua sắm thiết bị hàng hoá: Chương I: Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc. Chương II: Những căn cứ pháp lý để lập dự án đầu tư. Chương III: Xác định mục tiêu, hình thức đầu tư, lựa chọn công suất. Chương IV: Phân tích lựa chọn thiết bị công nghệ. Chương V: Phương án tài chính. Chương VI: Các kiến nghị và kết luận. IV.Công tác tiếp thị đấu thầu: 1.Tình hình thực hiện tiếp thị đấu thầu qua các năm: Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Số công trình tham gia tiếp thị 16 18 17 22 21 28 Giá trị chào thầu 93.6 105.6 111.33 98.2 88.74 117 Tỷ lệ TH/KH chào thầu 85.6% 83% 100.1% 98% 113% 117% Số công trình trúng thầu tính đến cuối kỳ (31/12) 3 4 3 5 5 7 Giá trị trúng thầu 18.7 20.7 22.6 21.6 20.9 29.40 Tỷ lệ gía trúng thầu so với giá tham gia chào thầu (%) 19.9% 19.6% 20.3% 22% 23.6% 25% Số công trình đã nộp thầu đang chờ kết quả 8 7 9 9 10 15 Giá trị số công trình đã nộp thầu đang chờ kết quả 45.9 30.8 37.4 43.6 40.2 67 Tỷ lệ/giá trị tham gia chào thầu 49% 29.2% 33.6% 44.4% 45.3% 58% Số công trình trượt thầu 5 7 5 8 6 6 Giá trị số công trình trượt thầu 20.4 26.1 18.7 25.9 20.3 19.62 2.Kế hoạch tiếp thị đấu thầu năm 2003: Tiếp tục củng cố và tăng cường cho bộ máy làm công tác tiếp thị đấu thầu cả về số lượng và chất lượng cán bộ. Tập trung tiếp thị các công trình có nhiều khả năng trúng thầu, nghiên cứu dạng công trình phù hợp với năng lực và sở trường của đơn vị đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Mục tiêu của năm 2003, công ty phải tiếp thị đấu thầu khoảng trên 165 tỷ đồng, bảo đảm trúng thầu trên 40 tỷ đồng để đảm bảo giải quyết việc làm trong năm và gối đầu năm sau. V.Nội dung và phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty. 1.Kết quả hoạt động đầu tư: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư gồm có : các chi phí cho công tác xây lắp, chi phí cho công tác mua sắm thiết bị và các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và ddược ghi trong dự án đầu tư đã được duyệt. Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư cho côg tác xây lắp tại công ty: Trong đó: Qxi : khối lượng công tác xây dựng hoàn thành thứ I, khối lượng công tác xây dựng hoàn thành phảI đạt được những tiêu chuẩn sau: Phải có trong thiết kế dự toán đã được phê chuẩn và phù hợp với tiến độ thi công đã được duyệt. Đã cấu tạo vào thực thể công trình. Đã đảm bảo chất lượng theo đúng quy định của thiết kế. Đã hoàn thành đến giai đoạn quy ước được ghi trong tiến độ thực hiện đầu tư. Được ngân hàng chấp nhận thanh toán. Pxi : đơn giá dự toán tính trong 1 đơn vị khối lượng công tác xây dựng i. Qli : khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành tính theo toàn bộ từng chiếc máy i. Pli : đơn giá dự toán cho một khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành. C : chi phí chung ( chi phí gián tiếp ). W : thu nhập chịu thuế tính trước, được tính theo tỷ lệ % so với giá thành dự toán công tác xây lắp do Nhà nước quy định cho từng loại công trình. VAT: thuế giá trị gia tăng đầu ra. Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện cho công tác mua sắm trang thiết bị. Trong đó: Qi : trọng lượng ( tấn ) hoặc từng bộ phận của thiết bị. Pi : giá tính cho một tấn, cho từng bộ phận của thiết bị. Pi bao gồm: + Giá mua thiết bị ở nơi mua. + Chi phí vận chuyển. + Chi phí lưu kho bãi. + Chi phí bảo quản bảo dưỡng. + Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị thứ i. 2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư: 2.1 Hiệu quả tài chính. *). Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( npv ) : là giá trị lợi nhuận của dự án trong suốt thời gian hoạt động được đưa về tại thời điểm đầu tư dự án để xét và quyết định đầu tư. trong đó: TI : khoản thu của dự án năm i Khoản thu = khấu hao + lợi nhuận sau thuế. SI : khoản chi cho đầu tư năm thứ i Nếu đầu tư chỉ 1 lần: r : tỷ lệ chiết khấu ( tỷ lệ hiện tại hoá ). *). Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ ( IRR): *). Thời gian thu hồi vốn: có hai trường hợp Nếu khoản thu nhập hàng năm bằng nhau tạo nên một chuỗi thu nhập tiền tệ đồng nhất thì: Nếu các khoản thu của dự án tạo thành các dòng tiền bất thường thì xác định như sau: + Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi bằng cách tìm số chênh lệch giữa vốn đầu tư và thu nhập tích luỹ. + khi số tiền phải thu còn nhỏ hơn thu nhập của năm sau, ta làm phép chia giữa số tiền phải thu hồi với thu nhập của năm đó để tìm ra số tháng còn phải thu hồi Nhược điểm của phương pháp trên là không tính đến giá trị thời gian của tiền *). Kỳ hoàn vốn có tính tỷ lệ chiết khấu. TT Năm 1 2 3 n Chỉ tiêu 1 Tổng thu nhập 2 Vốn đầu tư 3 Thừa số chiết khấu 1/(1+r)i 4 Giá trị hiện tại của thu nhập hàng năm 4=1*3 5 Giá trị hiện tại của các đầu tư bỏ vào hàng năm 5=2*3 *). Chỉ tiêu điểm hoà vốn của dự án. trong đó: x: sản lượng tại điểm hoà vốn f: tổng định phí P: đơn giá 1 sản phẩm V: biến phí tính cho 1 sản phẩm Doanh thu tại điểm hoà vốn: *). Xác định độ nhạy của dự án: B1. Chọn các giá trị đầu vào thấy không an toàn. B2. Lựa chọn phương án đánh giá và tính toán dự án đầu tư. B3. Cho NPV = 0, giải bài toán ở B2 theo 1 ẩn 2.2. Hiệu quả kinh tế xã hội: Xem xét các chỉ tiêu sau: Giá trị sản phẩm và dịch vụ gia tăng cho đơn vị. Tính đa dạng. Việc làm và thu nhập cho người lao động. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Các lợi ích xã hội và môi trường. VI.Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư tại công ty: 1.Tình hình tổ chức quản lý hoạt động đầu tư tại công ty: 1.1.Mục tiêu của quản lý hoạt động đầu tư: Mục tiêu của quản lý hoạt động đầu tư tại công ty là nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tài chính cao nhất với chi phí vốn đầu tư thấp nhất trong một thời gian nhất định trên cơ sở đạt được các mục tiêu quản lý của từng giai đoạn của từng dự án đầu tư. Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, mục tiêu chủ yếu của quản lý là đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cưú, dự đoán, tính toán. Đối với giai đoạn thực hiện đầu tư, mục tiêu chủ yếu của quản lý là đảm bảo tiến độ, chất lượng với chi phí thấp nhất. Đối với giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư là nhanh chóng thu hồi đủ vốn đã bỏ ra và có lãi. 1.2.Nhiệm vụ của công tác quản lý đầu tư: a.Quản lý chuẩn bị đầu tư: Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước và nước ngoài để xác định thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nguồn cung ứng thiết bị vật tư phục vụ cho việc lập dự án, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. Tiến hành điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng. Lập dự án đầu tư: +Lập và trình công ty, Tổng công ty báo cáo cơ hội đầu tư. +Lựa chọn tổ chức tư vấn. +Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tư vấn lập và trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi. Tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Chủ trì giải trình và hoàn chỉnh dự án đầu tư cho công ty là chủ đầu tư với Tổng công ty, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan tài trợ vốn. Hướng dẫn các đơn vị về trình tự, thủ tục, văn bản pháp lý, phương pháp lập dự án đầu tư. Là uỷ viên của tổ tư vấn thẩm định nội bộ các dự án đầu tư của công ty. Trình Giám đốc công ty lựa chọn tổ chức tư vấn, nhà thầu hoặc giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng của công ty phối ẹp triển khai thực hiện dự án đầu tư. Đối với các dự án do công ty làm chủ đầu tư, tuỳ theo quy mô tính chất của dự án trình công ty và Tổng giám đốc Tổng công ty hình thức quản lý dự án. b.Quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư: Hướng dẫn theo dõi các đơn vị thực hiện đầu tư và xây dựng theo đúng trình tự quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Theo dõi, giám sát và trình Tổng công ty điều chỉnh, bổ sung nội dung dự án đầu tư để phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án. Dự thảo quy định, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị, Ban quản lý dự án lập báo cáo định kỳ việc triển khai dự án đầu tư theo quy định của Tổng công ty, tổng hợp báo cáo và đề xuất những kiến nghị để trình lãnh đạo công ty quyết định. Tổng kết, đánh giá quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. c.Quản lý các dự án khai thác vận hành: Đôn đốc các đơn vị quản lý vận hành dự án, báo cáo tình hình vận hành, kinh doanh dự án theo định kỳ. Đánh giá và báo cáo hiệu quả đầu tư các dự án của công ty. 2.Công tác kế hoạch hoá đầu tư tại công ty: Công ty xâylắp năng lượng Sông Đà 11 là một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty. Do đó, giá trị các dự án công ty thực hiện hầu hết là do Tổng công ty giao, chiếm khoảng 70%, còn lại 30% là do công ty tự đấu thầu và thực hiện dự án. Bởi vậy, kế hoạch đầu tư của công ty hầu hết là do Tổng công ty giao xuống để thực hiện. Đối với các dự án công ty tự đấu thầu thực hiện, thì căn cứ để lập kế hoạch đầu tư đối với dự án này là: Căn cứ vào định hướng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của ngành, vùng. Căn cứ vào tình hình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách và các quy định có liên quan đến đầu tư. Căn cứ vào kế hoạch định hướng đầu tư của Tổng công ty và tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty. VII.Những thuận lợi, khó khăn trong giai đoạn từ nay đến năm 2005: 1.Thuận lợi: Tổng công ty đã có định hướng phát triển đến năm 2010 làm cơ sở cho công ty xây dựng định hướng phát triển. Công ty đã trải qua một số năm hoạt động trong cơ chế thị trường nhờ đó đã có được những kinh nghiệm thực tế về những yêu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của công ty, đồng thời qua đó công ty đã từng bước trưởng thành trên nhiều mặt nhiều lĩnh vực đó là: + Công ty đang mở rộng cơ cấu ngành nghề từ chỗ là hầu hết công ty xây lắp và phục vụ xây lắp bây giờ thêm lĩnh vực mới như: cơ khí, lắp máy, sản xuất công nghiệp và đầu tư xây dựng quản lý một số dự án, kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải h àng hoá. + Lực lượng lao động đã lớn mạnh đông đảo và có tính thống nhất, do vậy việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trở nên thuận lợi hơn vì có sự cân đối và hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt. Công ty có truyền thống đoàn kết, phát huy cao độ tinh thần cách mạng vượt qua mọi khó khăn thử thách, hăng hái thi đua lao động sản xuất hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công ty đã và đang thực hiện một số dự án có tính khả thi cao, giải quyết được khả năng tăng trưởng về sản xuất công nghiệp, vận hành kinh doanh điện nước cũng như giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, đảm bảo tính vững chắc cho sự phát triển. Được sự chỉ đạo sát sao của thường vụ đảng uỷ và lãnh đạo Tổng công ty cùng với sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị bạn trong Tổng công ty. Công tác tổ chức quản lý đã được chấn chỉnh, đổi mới và quy hoạch theo định hướng phát triển của công ty. Đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành có kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh tại công trường. 2.Khó khăn: Công tác xây lắp những năm qua đã có những bước tiến rõ rệt, đạt mức tăng trưởng cao về giá trị, nhưng năng lực thiết bị xây lắp hiện tại chưa đáp ứng với những yêu cầu nhiệm vụ mới. Thiếu những máy móc thiết bị phục vụ thi công và lực lượng công nhân có tay nghề cao. Địa bàn hoạt động của công ty rộng trảI dài từ Bắc vào Nam. Một số thiết bị đã đầu tư nhưng không phát huy được hiệu quả như dây chuyền băng thử tải động cơ. Quy mô vốn cho sản xuất kinh doanh quá nhỏ bé. Trình độ một số cán bộ sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế, thiếu cán bộ kỹ thuật và cán bộ có kinh nghiệm quản lý thực hiện dự án. Công tác lắp máy là lĩnh vực mới đối với Tổng công ty nói chung và đơn vị nói riêng nên rất khó khăn, lực lượng cán bộ, công nhân có kinh nghiệm về công tác này rất ít. Thị trường đầu ra cho sản phẩm cơ khí sửa chữa và sản xuất công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ nội bộ Tổng công ty giảm, trong khi chưa mở ra được thị trường mới, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Một số đơn vị trực thuộc ở các công trường tập trung của Tổng công ty chưa quen với thị trường, còn tư tưởng bao cấp, tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm chưa cao phần III Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư tại công ty I.Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty từ nay đến năm 2005: 1.Định hướng: Xây dựng và phát triển công ty trở thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây lắp điện, nước, lắp máy truyền thống để đam bảo công ty là một nhà thầu mạnh có khả năng nhận thầu xây lắp trọn gói công trình theo chuyên ngành và nhận thầu chính. Giảm dần và tiến tới chấm dứt việc thuần tuý nhận thầu nhân công. Tăng trưởng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ, lấy sản xuất kinh doanh điện, nước, cơ khí làm sản phẩm chính để đầu tư phát triển. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. 2.Mục tiêu: Phấn đấu tổng giá trị sản xuất kinh doanh giữ tốc độ phát triển bình quân hàng năm 20% trở lên. Đến năm 2005 đạt 360 tỷ đồng. Phát triển nghề lắp máy thành chuyên ngành của công ty có năng lực lắp đặt các nhà máy thuỷ điện công suất đến 150mw. Có năng lực cạnh tranh với thị trường lắp máy trong nước. Phát triển vốn sản xuất kinh doanh, phấn đấu đến năm 2005 vốn sản xuất kinh doanh của công ty là trên 250 tỷ đồng. Đảm bảo trả vốn vay trung dài hạn đúng kỳ. Lợi nhuận ròng bình quân hàng năm đạt trên 2,5% doanh thu, đến năm 2005 đạt trên 4 tỷ đồng. Các khoản nộp Nhà nước: tốc độ tăng bình quân 40% đến năm 2005 các khoản nộp Ngân sách trên 7 tỷ đồng. Thu nhập bình quân tháng của mỗi cán bộ công nhân viên đến năm 2005 đạt 1.800.000/người/tháng. Tốc độ tăng bình quân 20%/năm. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý năng động có trình độ cao, có uy tính trên thị trường. Xây dựng một tập thể công nhân có tay nghề vững vàng, có tác phong sản xuất công nghiệp đáp ứng với yêu cầu cơ chế thị trường. 3.Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2005: 3.1.Tổng công ty giao: Nguồn số liệu : Phòng Thị trường công ty Xây lắp năng lượng Sông Đà 11 TT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 I Tổng giá trị SXKD ( triệu đồng ) 140000 165000 200000 Tốc độ tăng trưởng (%) 123 118 121 1 Giá trị sản lượng XL (triệu đồng) 85000 90000 100000 2 SXCN và SXKD điện nước(triệu đồng) 45000 63000 85000 3 Sản lượng KD DV khác(triệu đồng) 10000 12000 15000 II Tổng giá trị đầu tư(triệu đồng) 202255 57630 1096890 Giá trị TCT đầu tư và bàn giao TS(tr.đồng) 17255 57630 96890 Giá trị công ty tự đầu tư(triệu đồng) 185000 1000000 III Các chỉ tiêu tài chính 1 Tổng doanh thu(triệu đồng) 130670 153653 185415 2 Lợi nhuận thực hiện (triệu đồng) 3266 3841 4635 3 Các khoản nộp Nhà nước (triệu đồng) 5660 6631 7958 4 Vốn kinh doanh (triệu đồng) 321051 339551 1307739 - Vốn Ngân sách (triệu đồng) 7489 8120 8626 - Vốn tự bổ sung (triệu đồng) 3997 4203 4400 - Vốn tín dụng và huy động khác (tr.đồng) 309565 327227 1294713 5 Số tiền KH TSCĐ (triệu đồng) 27031 31071 107858 6 TSCĐ đến cuối năm - Nguyên giá TSCĐ đến cuối năm (tr.đồng) 395587 453217 1550107 - Giá trị TSCĐ đến cuối năm (triệu đồng) 328691 355249 1344281 IV Lao động và tiền lương Tổng số CBCNV 1450 1600 1800 Lương BQ/người/tháng (1000đ) 1300 1600 1800 3.2.Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003 của công ty: Căn cứ vào chỉ tiêu Tổng công ty giao, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh các năm trước đó, đặc biệt là năm 2002, công ty Sông Đà 11 đề ra kế hoạch năm 2003 với những chỉ tiêu chủ yếu sau: Tổng giá trị sản xuất kinh doanh: 252.800 tr đồng, tăng 115% so với thực hiện năm 2002. Trong đó: + Giá trị kinh doanh xây lắp: 201.490 tr đồng. + Giá trị kinh doanh công nghiệp: 34.500 tr đồng. Trong đó, giá trị sản xuất kinh doanh điện nhà máy Nà Lơi: 33.800tr đồng. + Giá trị kinh doanh sản phẩm phục vụ xây dựng: 8.9200 tr đồng. + Giá trị kinh doanh điện phục vụ xây lắp: 7.890 tr đồng. Doanh số bán hàng: 253.374,5 tr đồng. Trong đó, doanh thu: 231.033,7 tr đồng. Nộp ngân sách: 8. 676,8 tr đồng. Lợi nhuận: 10.806 tr đồng. Tổng số cán bộ công nhân viên: 2.350 người. Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên là: 1.500.000đ/người/tháng. Giá trị đầu tư: 55.415 tr đồng. Kế hoạch tiếp thị đấu thầu: 164.700tr đồng. 4.Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh: 4.1 Giá trị xây lắp: giảm dần từ 88% năm 2001 xuống 50% tổng giá trị sản xuất kinh doanh, đạt 180 tỷ vào năm 2005. Hiện nay Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất hết sức cần thiết, nhất là xây dựng hệ thống cầu đường giao thông, hệ thống điện lưới từ 0,4 – 5000kv, hệ thống cấp và thoát nước các đô thị lớn, trên cơ sở trên 40 năm hình thành và phát triển công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, trong giai đoạn tới công ty vẫn xác định nghề xây lắp hệ thống điện nước là ngành nghề truyền thoóng và tiếp tục ưu tiên đầu tư trang thiết bị hiện đạI để củng cố và phát triển thành một đơn vị mạnh về xây lắp năng lượng với khả năng cạnh tranh cao. Phát triển nghề lắp máy, phấn đấu xây dựng nghề lắp máy có năng lực lắp đặt tất cả các nhà máy thuỷ điện, nhà máy sản xuất công nghiệp do Tổng công ty đầu tư. Phát triển nghề xây dựng dân dụng, công nghiệp. Phát huy năng lực để nhận trọn gói xây lắp công trình vừa và nhỏ. Cơ cấu giá trị xây lắp từng chuyên ngành được định hình như sau: + Xây lắp các công trình điện chiếm 40% giá trị xây lắp. + Xây lắp các công trình nước chiếm 32 % giá trị xây lắp. + Lắp máy và xây dựng dân dụng chiếm 28% giá trị xây lắp đạt giá trị sản lượng 28 tỷ vào năm 2005. 4.2 Giá trị sản xuất công nghiệp và sản xuất điện nước chiếm 43% tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2005, đạt 154 tỷ đồng. 4.3 Giá trị kinh doanh dịch vụ khác giữ ở mức 8% tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 28 tỷ vào năm 2005. II.Các giải pháp về công tác đầu tư và một số giải pháp khác: Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, đầu tư và phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau không thể tách rời. Mục tiêu đầu tư của công ty trong giai đoạn tới là tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh đảm bảo khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường và đầu tư sản xuất kinh doanh điện nước theo định hướng phát triển của Tổng công ty. Ngoài các dự án thuỷ điện đã được Tổng công ty đang thực hiện đầu tư và sẽ bàn giao cho đơn vị như thuỷ điện Ry Ninh 2, thuỷ điện Nà Lơi. Ngoài ra, từ nay đến năm 2005 công ty còn đầu tư các dự án sau: Đầu tư nhà máy thuỷ điện Thác Trắng – Lai Châu. Đầu tư dự án nâng cao năng lực thiết bị và đào tạo kỹ thuật lắp máy tại các công trình lắp máy. Đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng sản phẩm cơ khí tại nhà máy cơ khí Sông Đà 11, Hữu Nghị – Hoà Bình. Đầu tư nâng cao năng lực thí nghiệm thiết bị điện tại trung tâm thí nghiệm điện, Văn Mỗ, Hà Đông, Hà Tây. Đầu tư các nhà máy thiết bị khác phục vụ thi công công trình các dự án của công ty và Tổng công ty giao Kiện toàn bộ máy lãnh đạo từ công ty đến các đơn vị trực thuộc, kiên quyết bỏ các khâu trung gian, số lao động dôi dư làm việc kém hiệu quả khỏi bộ máy quản lý điều hành. Sắp xếp lại tổ chức để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Xây dựng công ty thành đơn vị có chức năng kinh doanh tổng hợp, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm và xây dựng các đơn vị trực thuộc thành những đơn vị có chức năng chuyên sâu, vững mạnh trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nghân viên, quyền chủ động sáng tạo, thế mạnh vùng và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc để đạt được hiệu qủa kinh doanh cao nhất. Cơ cấu tổ chức và quy hoạch các đơn vị đến năm 2005 như sau: *). Cơ quan công ty: Trụ sở công ty: km 10 đường Trần Phú – Văn Mỗ – Hà Đông – Hà Tây. Khi xí nghiệp bao bì chuyển địa điểm, công ty đề nghị Tổng công ty cho mở rộng khu làm việc tiếp nhận 1/2 nhà cơ sở 2 Tổng công ty để quy hoạch đóng trụ sở lâu dài của công ty tại đây. Dự kiến quy hoạch và biên chế đến năm 2005 như sau: Phòng Tổ chức hành chính: 7 người. Phòng Kỹ thuật vật tư cơ giới: 8 người. Phòng Thị trường: 10 người. Phòng Kinh tế kế hoạch: 8 người. Phòng Tài chính kế toán: 8 người. Phòng Kinh doanh : 6 – 10 người. Một số ban quản lý dự án đầu tư ( tuỳ theo quy mnô tính phức tạp của dự án để hình thành ). Thành lập trung tâm thí nghiệm điện: 15 – 20 người. *). Các đơn vị xây lắp: Xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11.1 Cần Đơn với chức năng chính chuyên nhận thầu xây lắp công trình. Xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11.2. Chức năng chính: chuyên nhận thầu xây lắp công trình. + Hiện tại thực hiện công việc xây lắp và quản lý vận hành hệ thống điện nước, thông tin trên công trình thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Ry Ninh 2, thuỷ điện Sê San Poke. + Gia công cơ khí và sửa chữa thiết bị. Xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11.3. Chức năng chính: chuyên nhận thầu xây lắp công trình khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11.4. Chức năng chính: chuyên nhận thầu xây lắp công trình tạI tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh khu vực Đông Bắc. 5.Xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11.5 với chức năng chính : thi công đường dây. 6.Xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11.6 với chức năng chính: thi công nhà máy. 7.Đội xây lắp 1. Chức năng chính: vận hành nhà máy thuỷ điện Nà Lơi. Hiện tại quản lý và vận hành hệ thống điện nước, thông tin phục vụ thi công tại công trình thuỷ điện Nà Lơi và nhận thầu xây lắp tại tỉnh Lai Châu. Khi công trình thuỷ điện Nà Lơi đi vào vận hành sẽ làm công tác vận hành nhà máy. 8.Đội xây lắp 2: Chức năng chính: nhận thầu thi công xây lắp công trình. Hiện tại thi công hệ thống điện qua đèo Hải Vân, hệ thống nước thành phố Nha Trang. Sau khi kết thúc sẽ chuyển về thực hiện dự án nước Hà Tây. 9.Khi công trình thuỷ điện Sơn La chuẩn bị khởi công công ty sẽ đầu tư cơ sở vật chất và chuyển bộ phận xây lắp tại thuỷ điện Nà Lơi sang xây lắp tại công trình này, căn cứ vào khối lượng công việc để hình thành xí nghiệp. *). Các đơn vị sản xuất công nghiệp: Nhà máy cơ khí Sông Đà 11. Chức năng chính: Sản xuất các thiết bị cơ khí, công cụ dụng cụ thi công, máy móc thiết bị thi công, trang thiết bị bảo hộ, gia công thiết bị phi tiêu chuẩn. Đúc các sản phẩm kim loại như răng gầu, bi đạn, tấm lót, Sản xuất que hàn, ôxi. Sửa chữa xe máy thiết bị. Nhà máy thuỷ điện Ry Ninh 2. Có chức năng chính: sản xuất và kinh doanh điện, sản lượng hàng năm 25 tr kwh điện. Nhà máy thuỷ điện nà lơi. Có chức năng chính: sản xuất và kinh doanh điện, sản lượng hàng năm 30 tr kwh điện. Nhà máy xử lý nước hà tây: sản xuất và kinh doanh nước sạch. Nhà máy thuỷ điện Chu Linh – Cốc San. Có chức năng sản xuất và kinh doanh điện, sản lượng điện trung bình hàng năm giai đoạn I: 149 triệu kwh điện. Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, vì vậy công tác thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng phải được quan tâm giải quyết thường xuyên của các cấp lãnh đạo từ công ty đến các đơn vị thành viên. Phải căn cứ vào thị trường để quyết định đầu tư và chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sản phẩm khi dự án đưa vào hoạt động. Về xây lắp, cần tập trung vào các công trình lớn, trọng điểm của Nhà nước theo chuyên ngành xây lắp của đơn vị đó là các công trình xây lắp đường dây và trạm biến áp, các công trình cấp thoát nước khu công nghiệp và đô thị, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình gia công cơ khí lắp máy, các công trình dân dụng, công nghiệp. Tăng cường liên danh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực thắng thầu. Nâng cao năng lực trình độ, kỹ năng, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương tiện cho cán bộ tiếp thị đấu thầu và bộ phận làm hồ sơ thầu. Bảo đảm chất lượng hồ sơ thầu ngày càng nâng cao. Tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo uy tín và khả năng trúng thầu cao. Trong giai đoạn tới nền kinh tế nước ta phát triển theo xu thế hoà nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, sức cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn đòi hỏi công tác quản lý kỹ thuật phải có bước tiến vững mạnh. Trước hết, công ty cần xây dựng hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng của đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp như: máy hàn, tủ điện, que hàn, các sản phẩm đúc, Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO – 9000 cho sản phẩm que hàn tủ điện, máy hàn và các sản phẩm cơ khí của nhà máy cơ khí Sông Đà 11 vào năm 2003. Trong công tác xây lắp và lắp máy, thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng kỹ thuật theo đúng trình tự, kiểm tra một cách thường xuyên từ khâu sản xuất đến sản phẩm cuối cùng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong quá trình quản lý vận hành sản xuất điện tại các nhà máy thuỷ điện, luôn nghiên cứu để có các biện pháp hiệu quả nhất nhằm nâng cao công suất hữu ích của nhà máy như hệ thống mạch tự động hoá, Nâng cao năng lực tư vấn và thiết kế các công trình điện nước lắp máy có quy mô vừa và nhỏ. Mục tiêu là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người của công ty về mọi mặt, đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, lao động với năng suất chất lượng và ngày càng hiệu quả. Muốn vậy, hàng năm công ty phải có kế hoạch đào tạo tại chỗ hoặc cử đi học sau đại học, học thêm ngành nghề theo hệ tại chức nâng cao trình độ nghiệp vụ và tiếp nhận các nghề điện nước, cơ khí, xây dựng, kinh tế tài chính, cử đi học các lớp nghiệp vụ hàng năm về tiếp thị đấu thầu quản lý dự án, quản lý iso, ngoại ngữ, Xây dựng lại điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của công ty trên cơ sở điều lệ và quy chế tài chính của Tổng công ty. Thực hiện phân cấp quản lý tài chính, quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc của công ty để phát huy tính năng động sáng taọ và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện quản lý tốt nguồn vốn đầu tư, bảo đảm kế hoạch vay và trả nợ đúng hạn. Thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất kinh doanh thông qua công tác quản lý kế hoạch như kế hoạch sản xuất, tiến độ, chất lượng, tài chính, tiết kiệm, Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết để thu hút vốn đầu tư và tận dụng tất cả các tiềm năng hiện có của đơn vị. Đảm bảo đủ vốn và kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác thu hồi vốn và công nợ. Thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chuẩn bị tốt các điều kiện để khi các nhà máy thuỷ điện Ry Ninh 2, Nà Lơi đi vào hoạt động sẽ tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương của Tổng công ty. Muốn triển khai thực hiện phải tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ công nhân viên để mọi người hieẻu được lợi ích của công tác cổ phần hoá. Đồng thời có chế độ ưu đãi tốt hơn để khuyến khích cán bộ công nhân viên trong đơn vị mua nhiều cổ phiếu. Kế hoạch cụ thể như sau: + Nhà máy thuỷ điện Ry Ninh 2 từ năm 2003 – 2004. + Nhà máy thuỷ điện Nà Lơi từ năm 2004 – 2005. Thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bảo đảm cho người lao động có đời sống ổn định, gắn bó với đơn vị là một trong những trách nhiệm trọng tâm của công ty. Tìm kiếm, giải quyết đủ việc làm, thực hiện từng bước tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở đảm bảo năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh làm động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Phấn đấu mức lương bình quân 1 cán bộ công nhân viên từ 900.000 đến 1.800.000/tháng. Thường xuyên cải thiện điều kiện môi trường làm việc tốt cho người lao động. Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn và bảo hộ lao động, phấn đấu không đê xảy ra tai nạn chết người và giảm tối đa các tai nạn lao động khác. hàng năm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ để phân loạI lao động, sắp xếp hợp lý, thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp và thực hiện đầy đủ chế độ đối với người lao động. Thực hiện công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình lao động đời sống xã hội của cán bộ công nhân viên để có kế hoạch sử dụng hợp lý và hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc làm và đời sống. Phát huy vai trò lãnh đạo của đảng bộ với toàn thể công đoàn, đoàn thanh niên, phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, các phong trào văn hoá thể thao tạo nên khí thế phấn khởi trong lao động và văn hóa tính thần cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Kết luận Như vậy, sau một quá trình thực tập tại công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 em đã có dịp được tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Qua đó em đã tìm hiểu về những mặt mạnh, mặt yếu đang còn tồn tại trong công ty để khắc phục, những điểm nào chưa hoàn thiện em đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn nữa quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Trong thời gian nghiên cứu tìm hiểu không phải là dài, nội dung báo cáo thực tập tổng hợp không thể tránh khỏi thiếu sót. Là một sinh viên thực tập với hiểu biết có hạn chưa có kinh nghiêm thực tế nên bài viết còn sơ sài hoặc chưa đầy đủ. Em kính mong các thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên phòng Thị trường công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 thông cảm và góp ý thêm cho em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hà và các anh chị phòng Thị trường công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3025.doc
Tài liệu liên quan