Tình hình hoạt động tại xí nghiệp đúc Tân Long

A. LỜI MỞ ĐẦU Sau hai thập kỷ chuyển đổi cơ chế kinh tế, Viết Nam đã tiến một bước dài trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế Viết Nam đã từng bước phát triển, đã thu được những thành quả nhất định. Những thành tụi đó do các thành phần kinh tế kinh doanh những sản phẩm khác nhau mang lại, trong đó có ngành công nghiệp Đúc – ngành công nghiệp đúc phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế khi mà cuộc sống được nâng cao nhu cầu về cung cấp nước sạch nhất là vùng thành thị đòi hỏi không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, qua bao nhiêu thăng trầm công ty Đúc Tân Long là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm ông gang và các chi tiết máy bằng gang phục vụ cho cấp thoát nước, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp Đúc nói riêng và ngành công nghiệp nặng của Việt Nam nói chung. Sau một thời gian thực tập tại công ty dưới sự hướng dẫn của của cô giáo và sự chỉ dẫn của cán bộ quản lý phòng tổ chức hành chính của công ty em đã hiểu được tình hình hoạt động của công ty, cũng như tầm quan trọng của ngành công nghiệp nấu luyện, đúc đặc biệt là phần nào nắm được thực tế sau khi đã học tập và nghiên cứu tại tại trường. MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU1 PHẦN 1:TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY . 2 I. GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN – VÀ NHỮNG THÀNH TỤU MÀ CÔNG TY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC2 1. Lịch sử phát triển của công ty. 2 2. Những thành tựu mà công ty đạt được. 4 II GIỚI THIỆU VỀ MỤC TIÊU VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY5 1. Mục tiêu. 5 2. Cơ cấu tổ chức quản lý. 5 2.1. Đại hội đồng cổ đông:7 2.2 Hội đồng quản trị:7 2.3 Ban kiểm soát:7 2.4 Ban lãnh đạo:7 2.5 Kế toán trưởng:8 PHẦN 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY10 I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY10 II MỘT SỐ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY12 1. Điểm qua tình hình của ngành công nghiệp nấu luyện đúc kim loại gang Việt Nam:12 2. Đặc điểm về sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Đúc Tân Long.13 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty Đúc Tân Long;15 4. Đặc điểm về máy móc thiết bị16 5. Đặc điểm về vốn và cơ sở vật chất17 6. Đặc điểm về nguồn nhân lực để thực hiện. 18 III. KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2007 VÀ NHỮNG NĂM SAU:20 C. KẾT LUẬN21 .

docx22 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại xí nghiệp đúc Tân Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Sau hai thập kỷ chuyển đổi cơ chế kinh tế, Viết Nam đã tiến một bước dài trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế Viết Nam đã từng bước phát triển, đã thu được những thành quả nhất định. Những thành tụi đó do các thành phần kinh tế kinh doanh những sản phẩm khác nhau mang lại, trong đó có ngành công nghiệp Đúc – ngành công nghiệp đúc phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế khi mà cuộc sống được nâng cao nhu cầu về cung cấp nước sạch nhất là vùng thành thị đòi hỏi không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, qua bao nhiêu thăng trầm công ty Đúc Tân Long là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm ông gang và các chi tiết máy bằng gang phục vụ cho cấp thoát nước, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp Đúc nói riêng và ngành công nghiệp nặng của Việt Nam nói chung. Sau một thời gian thực tập tại công ty dưới sự hướng dẫn của của cô giáo và sự chỉ dẫn của cán bộ quản lý phòng tổ chức hành chính của công ty em đã hiểu được tình hình hoạt động của công ty, cũng như tầm quan trọng của ngành công nghiệp nấu luyện, đúc đặc biệt là phần nào nắm được thực tế sau khi đã học tập và nghiên cứu tại tại trường. PHẦN 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY I GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN – VÀ NHỮNG THÀNH TỰU MÀ CÔNG TY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 1. Lịch sử phát triển của công ty Ngày 6/10/1964 xi nghiệp Đúc Tân Long được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất tại Hải Phòng theo quyết định phê duyệt số 600QĐ/UB của UBND thành phố Hải Phòng, hoạt động chính thức ngày 01/01/1965. Thực hiện nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành qui chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp Đúc Tân Long đã lập hồ sơ xin đăng ký thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 12/11/1992 UBND thành phố Hải Phòng đã ra quyết định số 1296/QĐ-TCCQ về việc thành lập Xí nghiệp Đúc Tân Long. Công ty Đúc Tân Long ra đời từ xí nghiệp Đúc Tân Long, theo quyết định số 387QĐ/UB ngày 15/03/1999 của UBND thành phố Hải Phòng về việc đổi tên doanh nghiệp. Năm 2003 công ty Đức Tân Long – constrexim trở thành công ty con 100% vốn Nhà nước trong mô hình công ty mẹ - công ty con của công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (constrexim Holdings) thuộc Bộ xây dựng theo quyết định số 02 ngày 13/04/2003. Năm 2006 công ty tiến hành các bước để cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, nay chuyển thành công ty cổ phần Đúc Tân Long. Công ty cổ phần Đức Tân Long – Constrexim là pháp nhân độc lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Xuất thân từ một phân xưởng đúc của nhà máy cơ khi 19 – 8 nên công nghệ đúc lúc đó rất lạc hậu và thiếu thốn chủ yếu đúc bằng phương pháp đúc khuôn cát và khuôn vĩnh cửu (khuôn cát chỉ đúc một lần, khuôn vĩnh cửu đúc được nhiều lần) với công nghệ này công ty Đúc Tân Long chủ yếu là đúc các chi tiết máy, đúc phôi cho công nghiệp chế tạo cơ khí và tàu thuyền, phục vụ công nghiệp nhẹ, làm thiết bị cho nhà máy sản xuất giấy , phục vụ làm phân lân lung chảy, phục vụ xây dựng cho sản xuất xi măng, phục cụ cho sản xuất nông nghiệp và các loạip bơm vỏ, lựu đạn phục vụ cho quốc phòng... ngoài ra còn sản xuất thép và các kim loại mầu, đồng, nhôm. Để tập trung chuyên môn hoá năm 1968 công ty Đúc Tân Long đã chuyển phần đúc kim loại màu và đúc thép cho các đơn vị khác. Công ty tập trung cho các sản phẩm bằng gang (đúc ống và chi tiết máy). Dưới sự chỉ dẫn của Nghị quyết TW Đảng và Thành uỷ với sự chỉ đạo chặt chẽ và đầu tư kịp thời của UBND thành phố và Sở Công nghiệp thành phố Hải Phòng, công ty đã nghiên cứu thành công phương pháp đúc ống liên tục thay thế cho phương pháp đúc khuôn cát và khuôn vĩnh cửu lạc hậu, hiệu quả chất lượng kém. Đến nhứng năm đầu 1977 – 1978 sản lượng ống của công ty Đúc Tân Long đạt 13.000 tấn/năm. Với sản lượng đó chiếm trên 85% sản lượng ống gang sản xuất của toàn quốc. Trên cả nước có 5 nhà máy sản xuất ống bằng phương pháp này: Bộ xây dựng có 2 nhà máy, Hà nội có 2 nhà máy và Hải Phòng có 1 nhà máy. Sau những năm 1980 do nguồn vốn nhà máy giảm sút do ảnh hưởng của tình trạng chung của Nhà nước. Do đó sản lượng của công ty có chững lại và giảm xuống với thời gian mất gần 7 năm. Cho đến những năm 1989 – 1990 nhu cầu về cấp nước có tăng trở lại nhưng nó đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao hơn. Mặt khác do nền kinh tế thị trường ngày một phát triển có xu hướng mở rộng giao lưu quan hệ hợp tác với quốc tế. Do vậy để mở rộng quan hệ với nước ngoài , và cạnh tranh với thị trường quốc tế, công ty Đúc Tân Long đã cải tiến về công nghệ, thay đổi mẫu mã sản phẩm có chất lượng cao ống lắp gioăng TYTON, ống chụi áp lực cao, tráng vữa xi măng và phủ sơn bitumen. Trong những năm 1990 – 1991 là những năm khó khăn về nguyên vật liệu (công ty đúc chủ yếu bằng gang của Liên Xô), gang Liên Xô nhập khẩu vào nước ta có xu hướng giảm, hơn nữa giá thành lại cao, không đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp ống gang cho các đơn vị trong nước cũng như xuất khẩu tại chỗ cho Phần Lan lắp đặt tại Hải Phòng. Trước những khó khăn đó công ty Đúc Tân Long đã thay đổi công nghệ sử dụng chất lượng cao của khu gang thép Thái Nguyên và Cao Bằng. Đồng thời công ty cũng nghiên cứu, thực hiện thành công đề tài thiết kế thành công lò luyên gan, thay thế sử dụng nhiên liệu than cốc nhập ngoại bằng sử dụng 100% than angtraxit mỏ. 2. Những thành tựu mà công ty đạt được Qua hơn 40 năm (1964 – 2006) xây dựng và phát triển, biết bao những khó khăn, thuận lợi. Song với sự nỗ lực, miệt mài tìm tòi sáng tạo của Đảng bộ, ban lãnh đạo và tập thể CBCNV của các tầng lớp. Công ty Đúc Tân Long đã luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó. Chính vì vậy công ty đã đạt được những thành tụi đáng kể: - Huân chương lao động hang 3 - Nhiều bằng khen của TW và thành phố. Tại các hội chợ triển lãm kinh tế – kỹ thuật hàng công nghiệp toàn quốc công ty đã được tặng: Năm 1983: 1 huy chương bạc cho ống gang dẫn nước DN Năm 1986: + 12 huy chương vàng cho ống gang dẫn nước từ từ DN75 – DN800mm + Huy chương vàng cho phụ kiên đương ống. + Một huy chương vàng cho công trình nghiên cứu sử dụng 100% than Angtraxit thay than cốc nhập ngoại. + 3 huy chương vàng cho quả lô xeo giấy DN700 – DN1000 và DN1300mm. + 1 huy chương vàng cho thân bao xi lanh máy lạnh 2AD150. Năm 1988: là đơn vị duy nhất ở Việt Nam được nhà nước cấp dấu chất lượng cấp I. Năm 1992: 3 huy chương vàng cho các loại ống gang cấp nước chụi áp lực cao tiêu chuẩn Quốc tế ISO 13 – 78 DN300 và DN600mm. Năm 1994: 7 huy chương vàng cho các loại ống gang dẫn nước chụi áp áp lực cao theo tiêu chuẩn ISO 13 – 78 Năm 1998: huy chương vàng cho các loại ống gang dẫn nước chụi áp cao tráng xi măng tiêu chuẩn quốc tế ISO 13 – 78. Cùng với các sản phẩm trên công ty còn sản xuất các loai ống gang theo tiêu chuẩn Việt Nam 2943 – 79. Chính vì vậy mà từ năm 1992, công ty Đúc Tân Long đã thắng thầu Quốc Tế tại Hensiky để cung cấp ống và phụ kiện cấp nước chương trình cấp nước Phần Lan tại Hải Phòng cho khu công nghiệp Amata - Đồng Nai, cho liên doanh kính nổi Việt Nhật - Bắc Ninh và công trình cấp nước Nhật Bản, Gia Lâm – Hà Nội, ngoài ra cung cấp hầu hết cho các công trình cấp nước Việt Nam. II GIỚI THIỆU VỀ MỤC TIÊU VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 1. Mục tiêu - Đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài của Công ty trong khuôn khổ pháp luật. - Đảm bảo duy trì và phát triển bền vững các nguồn lực của công ty, đảm bảo lợi ích hài hoà giữa cổ đông, người lao động và lợi ích xã hội. - Đóng góp cho sự thành công và lớn mạnh của mô hình mới: công ty mẹ - công ty con nói chung và cho Constrexim nói riên 2. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần Đúc Tân Long – Constrexim là công ty con của công ty con của Công ty đầu tư xây dựng và XNK Việt Nam (Constrexim Holdings) có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp hoạt động theo mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” đã được Bộ Xây dựng phê chuẩn. Tổ chức của công ty đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo trực tuyến của Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành đến các thành viên của công ty ở các lĩnh vực mà công ty hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức như sau: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Ban kiểm soát Phó giám đốc Nội chính Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc KT-SX Phòng bảo vệ Phòng Đời sống Phòng KCS Phòng Vật tư Kế toán trưởng và P.Kế toán P. Tổ chức hành chính Phòng kinh doanh TT Phòng KTSX Ban QL DA Phân xưởng đúc ống Phân xưỏng đúc máy Phân xưởng cơ khí Kho hàng 2.1. Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết taị các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 2.2 Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra và là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn có đề liên quan mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hôi đồng cổ đông), phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn Constrexim.Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chủ yếu: Quyết định chiến lược phát triển của công ty; quyết định các dự án đầu tư theo Điều lệ công ty qui định; định hướng phát triển thị trường, ban hành qui chế quản lý; chuẩn bị các chương trình; nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm vụ khác theo qui định của Điều lệ công ty 2.3 Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty; thông báo kết quả kết quả kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm vụ khác theo điều lệ của công ty qui định. 2.4 Ban lãnh đạo: Bao gồm Giám đốc điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm sau khi có thoả thuận với Công ty mẹ; các Phó giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm thôi theo đề nghị của Giám đốc công ty, và các phòng chuyên môn giúp việc. Ban lãnh đạo có các nhiệm vụ chủ yếu: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; điều hành và chụi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị, quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty, và theo các qui định của pháp luật; bảo toàn và phát triển vốn; xây dựng các qui chế điều hành, quản lý công ty và các nhiệm vụ khác theo qui định của Điều lệ. Hội đồng quản trị phê duyệt chức năng của mỗi phòng , đơn vị phụ thuộc và có thể được bổ sung tuỳ theo tình hình kinh doanh thực tế tại các thời kỳ. Bộ máy hoạt động của công ty được hình thành từng bước, có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Sự phát triển của công ty trên cơ sở tăng cường chuyên sâuvà qui mô của nganh nghề kinh doanh. 2.5 Kế toán trưởng: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc điều hành, đủ tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Giám đốc quản lý công tác tài chính và quản lý công tác hạch toán kế toán. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty như sau: Các phòng ban nghiệp vụ chụi trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình: Phòng kỹ thuật sản xuất: chụi trách nhiệm điều lệ sản xuât, thực hiện quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra hệ thống sản xuất nhằm thực hiện tốt những mục tiêu sản xuất đề ra.Tác động lên quá trình sử dụng, biến đổi, chuyển hoá các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mong muốn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Phòng KCS: Chụi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đầu ra và vật liệu đầu vào – kết hợp với phòng kỹ thuật sản xuất hướng dẫn thực hiện qui trình công nghệ sản xuất và chụi trách nhiệm hàng hoá giao, nhận cho khách hàng. Phòng tổ chức hành chính: Tiếp nhận bố trí nguồn nhân lực, sắp xếp tổ chức đảm bảo cân đối và hợp lý, theo dõi việc thực hiện các chế độ cho CBCNV trong công ty như tiền lương, thưởng, bảo hộ lao động...lập định mức lao động, xây dựng quỹ tiền lương, chụi trách nhiệm về hành chính y tế. Phòng đời sống : Bảo đảm phục vụ đời sống cho toàn thể cán bộ CNV trong công ty. Phòng bảo vệ: Bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn mọi tài sản của công ty. Phòng kế toán: Quản lý công tác tài chính và hạch toán kế toán Phòng kế hoạch vật tư: Tham mưu, giúp Giám đốc trong công tác kế hoạch, thống kê, tổng hợp, công tác dự toán đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn các công trình, thiết bị của công ty, thực hiện quản lý và cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; quản lý phương tiện vận tải của công ty. Ban quản lý dự án: Chụi trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra các dự án mang lại hiệu quả cho công ty, đạt được mục tiêu đề ra. PHẦN 2 TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Do còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyển - đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường , thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, đang được hưởng chế độ bao cấp, tư tưởng trông chờ cấp trên, lại kém năng động sáng tạo... nên bộ phận lãnh đạo, quản lý của công ty cũng như toàn thể CBCNV nói chung phải đương đầu với những thử thách lớn, gặp phải không ít khó khăn. Hơn nữa sự ra đời của nền kinh tế thị trường buộc các công ty phải hoạt động theo hướng đổi mới, hoà nhập với thị trường thế giới để tiến hành xoá bỏ hoàn toàn bao cấp của Nhà nước thông qua giá, vốn, phí lưu thông. Do đó gía cả hàng hoá nhập khẩu tăng vọt, kéo theo giá vật tư, nguyên liệu trong nước tăng. Chuyển đổi sang cơ chế thị trường công ty hoàn toàn phải lo liệu về đầu vào, đầu ra. Kết quả quá trình sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tiêu thụ sản phẩm. Những khó khăn về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá, phương thức, phân phối nên khó cạnh tranh trên thị trường. Khi sản phẩm của công ty không phù hợp với người tiêu dùng gây nên ứ đọng sản phẩm, hàng bán, hạ giá dẫn đến thua lỗ. Từ đó ít có khả năng đầu tư công nghệ mới và cải tiến công nghệ sãn có, do vậy đã bị tụt hậu về chất lượng sản phẩm nên khó sâm nhập vào thị trường. Dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty kém hiệu quả. Mặc dù khó khăn nhiêu mặt nhưng với sự nỗ lực, sự nghiên cứu tìm tòi sáng tạo trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế và những đòi hỏi của thị trường ( số lượng của thị trường cần là bao nhiêu, chất lượng như thế nào, hạng mục công trình ra sao, ngoài ra còn nhiều các yếu tố khác...). Trong những năm gần đây công ty đã mạnh dạn đầu tư những dây truyền sản xuất công nghệ mới, tiến tiến hiện đại. Với tinh thần trách nhiệm trong làm việc của CBCNV nên năng suất, chất lượng tăng cao, mẫu mã đẹp, sản phẩm đã đáp ứng từng bước phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, khẳng định uy tín của khách hàng trong và ngoài nước. Nên cũng đã từng bước thu được những kết quả đáng khích lệ.(Lập bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đúc Tân Long trong 2 năm 2004, 2005 và 2006). Phần I - Lãi, lỗ Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung ứng dÞch vô 01 44.797.945 52.167.661 79.208.557 2. Các khoản giảm trừ 02 318.616 77.288 10.091 3. Doanh thu thuần về bán hàng cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 44.479.329 52.090.373 79.198.466 4. Giá vốn hàng bán 11 39.462.557 46.616.453 73.884.448 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 5.016.772 5.473.920 5.314.018 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 84.084 258.544 203.740 7. Chi phí tài chính 22 258.060 106.829 1.657.880 - Trong đó: chi phí lãi vay 23 258.060 106.829 1.657.880 8. Chi phí bán hàng 24 1.105.700 1.210.418 510.884 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.123.578 1.964.940 1.829.116 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD {30 = 20+(21-22)-(24+25) 30 1.613.518 2.450.277 1.519.878 11. Thu nhập khác 31 221.543 285.714 192.552 12. Chi phí khác 32 15.810 285.714 5.085 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 205.733 0 187.467 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 1.819.251 2.450.277 1.707.345 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 509.390 686.078 478.057 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50-51-52) 60 1.309.861 1.764.199 1.229.288 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Hiện nay công ty Đúc Tân Long còn mở rộng kinh doanh các ngành nghề khác nữa như sau: Sản xuất các loại ống cấp nước và thoát nước, các phụ kiện và các chi tiết máy bằng gang Nấu luyện, cán kéo kim loại đen, kim loại màu Sản xuất và lắp dựng kết cấu thép Xậy dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, công trình kỹ thuật hạ tầng Đầu tư kinh doanh và phát triển nhà. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ, tùng, vật liệu xây dựng. Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định cảu pháp luật. II MỘT SỐ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 1. Điểm qua tình hình của ngành công nghiệp nấu luyện đúc kim loại gang Việt Nam: Nấu luyện đúc kim loại gang là một ngành sản xuất công nghiệp nặng, mà sản phẩm ống gang và các chi tiết máy bằng gang phục vụ cho cấp thoát nước là không thể thiếu được đối với đời sống nhất là trong sự phát triển của xã hội bây giờ. Nhu cầu về cung cấp nước sạch của người dân nhất là vùng thành thị là một nhu cầu đòi hỏi lớn, không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Ở Việt Nam thì ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp nấu luyện đúc kim loại gang nói riêng, vẫn còn đang còn non yếu nhiều mặt, chưa cạnh tranh với các sản phẩm cao cấp của khu vực và thế giới. Trang thiết bị, máy móc của ngành công nghiệp nấu, luyện đúc kim loại còn lạc hậu, trình độ quản lý còn hạn chế, các nguồn nguyên liệu sẵn có vẫn chưa được tận dụng, khai thác một cách hiệu quả... Do vậy mà các sản phẩm sản xuất ra chất lượng chưa được cao, yếu tố khoa học và công nghệ còn thấp, giá cá chưa hợp lý nên khó cạnh tranh được về mặt giá cả cũng như chất lượng của các sản phẩm trên thị trường. Ngành sản xuất ống gang và các chi tiết máy đang được chú trọng và trong tương lai đây sẽ là một ngành có khả năng phat triển cao. Vì trong trong điều kiện môi trường và khí hậu như hiện nay thì nhu cầu sử dụng nước sạch của dân ngày càng tăng, bên cạnh đó nguồn nguyên vật liệu để sản xuất ra các loại ống gang và chi tiết máy bằng gang ở trong nước ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng khai thác cao, tạo điều kiện để cho ngành sản xuất này phát triển. Chính vì vậy, để mở rộng được qui mô sản xuất cũng như tăng thị phần của sản phẩm này cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài, ngành công nghiệp nấu luyện, đúc gang phải biết khai thác một cách hiệu quả các nguồn tiềm năng của mình, hoàn thiện và nâng cao các loại sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ dây chuyền công nghệ sản xuất tiến tiến để có được những sản phẩm chât lượng cao cạnh tranh được với các sản phẩm trên thị trường quốc tế. 2. Đặc điểm về sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Đúc Tân Long. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề quan trọng của quá trình sản xuất của bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Sản phẩm làm ra phải đáp ứng đây đủ nhu cầu về chất lượng, hình thức, kiểu dáng, mẫu mã của người tiêu dùng thì mới tiêu thụ được để thu hồi vốn và lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng. Nhu cầu thị trường ống gang cấp nước và các phụ kiện máy móc không thuộc loại nhu cầu cần thiết. Vì vậy nó không có tính ổn định và biến đổi theo gian. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng nâng cao thì nhu cầu về loại sản phẩm này càng cao và đòi hỏi về không chỉ về chủng loại, hình dáng mẫu mã, và cả về chất lượng. Trước kia sản phẩm của công ty chủ yếu là ống gang sám và chi tiết máy theo tiêu chuẩn Xí nghiệp TCXN và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2943 – 79. Song từ năm 1993, Công ty đã nghiên cứu để có được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế tiêu chuẩn ISO13 – 1978 (E) đây là sản phẩm phù hợp với điều kiện của các công trình nước ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, hiện nay sản phẩm của công ty chiếm trên 80% thị trường tiêu thụ ống gang của các công ty sản xuất ống gang trong nước. Đồng thời công ty cũng đã cung cấp sản phẩm của mình cho cho một số công trình của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như công ty liên doanh kính nổi Việt - Nhậ, khu công nghiệp Numora Hải Phòng... và đặc biệt là thắng thầu quốc tế tại HELSINKY – FINLAND để cung cấp ống gang và phụ kiện từ DN 150 – DN600mm cho công trình cấp thoát nước FINLAND tại Hải Phòng. Hiện nay sản phẩm của công ty đã mở rộng ra thị trường của toàn quốc với uy tín và chất lượng đáng tin cậy, sản lượng tiêu thụ của công ty ngày một tăng lên, góp phần làm cho ngành công nghiệp nặng Việt Nam phát triển.Điều này được thể hiện qua bảng tổng hợp về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm gần đây như sau: STT Tên sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 1 Ống gang DN 80 162,12 180,26 2 Ống gang DN 100 308,07 400,74 3 Ống gang DN 150 204,15 300,56 4 Ống gang DN 200 168,42 180,18 5 Ống gang DN 250 25,49 54,30 6 Ống gang DN 300 109,56 120,34 7 Ống gang DN 400 224,42 220,16 8 Ống gang DN 500 50,15 98,24 9 Ống gang DN 600 78,41 100,9 10 Phụ kiện và chi tiết máy các loại 199,92 217,136 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty Đúc Tân Long; Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuât, là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm. Khi tham gia váo quá trình sản xuất chúng bị tiêu hao toàn bộ, thay đổi về hình thức vật chất ban đầu và chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị và giá thành sản phẩm làm ra. Muốn cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả và đảm bảo được tiến độ sản xuất thì nguyên vật liệu phải được xác định một cách chính xác, đánh giá sao cho đủ không bị tồn kho cũng như không bị thiếu. Với công ty sản xuất hàng cơ khí và đúc gang thì việc xác định nguyên vât liệu cho quá trình sản xuất là rất quan trọng, và nguyên vật liệu phải rất đa dạng và phong phú như: Vật liệu chính Vật liệu phụ Nhiên liệu Phụ tùng Thiết bị Vật liệu khác Chính vì vậy, công ty Đúc Tân Long đã xác định chủng loại nguyên vật liệu mà công ty dùng trong việc sản xuất của mình như sau: 01 Gang Cao Bằng 02 Gang Thái Nguyên 20 Dầu Diezen 03 Gang khuôn kem 21 Dầu công nghiệp 04 Gang chế liệu 22 Dầu phanh 05 Phôi gang 23 Mỡ chụi nhiệt 06 Than cục đúc 24 Đinh sắt các loại 07 Than cám 25 Chất phụ gia 08 Gạch chụi lửa 26 Xi măng trắng 09 Fero sile 45% 27 Cát trắng 10 Phấn chì 28 Sắt phế liệu 11 Silicac 29 Que hàn 12 Rỉ đường 30 Dây thép 13 Xi măng 31 Điện cao áp 14 Dầu FO 32 Oxy 15 Cát vàng 33 Đất đèn 16 Đất núi 34 Vôi cư 17 Củi khô 35 Nhựa thông 18 Đá xanh 36 Xăng thông 19 Rơm khô 37Các phế liệu vật tổng hợp khác Hầu hết các nguyên vật liệu sử dụng cho qui trình sản xuất tại công ty Đúc Tân Long là nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác. Tuy nhiên nguyên, nhiên vật liệu chưa ổn định nên phần nào đó ảnh hưởng đến qui trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty. 4. Đặc điểm về máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là cơ sở vật chất của công ty phản ảnh năng lực vật chất của công ty, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty. Hơn nữa đối với một công ty sản xuất các mặt hàng công nghiệp nặng thì máy móc thiệt bị có thể nói là một bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động, là yếu tố hàng đầu trực tiếp phản ảnh tính chất của sản phẩm. Mặt khác máy móc thiết bị cũng là yếu tố phản ánh nguồn lực và tiềm năng sản xuất của doanh nghiệp do đó đanh giá tình hình về thiết bị máy móc là hết sức cần thiết và quan trọng. Sau mỗi kỳ hoạt động doanh nghiệp phải được đánh giá tình hính sử dụng như thế nào, sự tăng hay giảm của máy, móc thiết bị về chất lượng và số lượng để kịp thời sữa chữa, thanh lý hay mua sắm mới máy móc hiện đại, công nghệ tiến tiến để đáp ứng đầy đủ tiến độ sản xuất, nhu cầu sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu đòi hỏi của thị trường hiện nay. Số lượng máy móc, thiết bị của công ty tính đến năm 1998 gồm 122 máy móc các loại như máy tiện máy phay, máy búa máy bào, máy cưa, máy nghiền, máy đúc, máy làm khuôn... Các loại thiết bị đúc ống như: - Lò luyện gangDN 500, DN650 - Lò nung 1200 độ - Lò sấy khuôn - Dàn đúc ống DN75 – 200; DN 250 – 4000; DN 500 – 700; DN 800 – 1200mm. - Hệ thống hút bụi, làm sương mù chống bụi - Hệ thống pha xăng, cần trục các loại từ 2tấn đến 10 tấn - Thiết bị phục vụ sản xuất như thiết bị phòng thí nghiệm, máy vi tính. 5. Đặc điểm về vốn và cơ sở vật chất Vốn điều lệ là: 32.865.000.000 đồng Cơ cấu vốn điều lệ: Phần vốn nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá: 51,21% Phần vốn của CBCNV Đúc Tân Long – constrexim nắm giữ: 18,35% Phần vốn nhà đầu tư chiến lược nắm giữ: 4,8% Cổ phần bán cho các thể nhân, pháp nhân khác: 25,63% Trong 3 năm đầu công ty cổ phần đi vào hoạt động, nếu cần thiết phải tăng vốn điều lệ thì Hội đồng quản trị có thể quyết định phát hành thêm cổ phiếu, nếu có đủ điều kiện, công ty sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cơ sở vật chất ban đầu Trụ sở: 80 Hạ Lý - Hồng Bàng - Hải Phòng Phương tiện làm việc: Sử dụng lại số hiện có, theo nhu cầu, nếu thực sự cấn thiết đầu tư sẽ mua sắm thêm, đảm bảo đủ phương tiện làm việc có hiệu quả, trang thiết bị văn phòng tiến tiến. 6. Đặc điểm về nguồn nhân lực để thực hiện Xác định đây là nguồn nhân lực quan trọng nhất quyết định đến thành bại của việc thực hiện chiến lược phát triển công ty, cũng như thực hiện có hiệu quả mục tiêu của công ty. Trong vai trò của người lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, nhân viên nghiệp vụ chủ chốt, kỹ sư…. là tài sản lớn nhất của công ty cổ phần Đúc Tân Long - Constrexim. a. Nhu cầu nhân lực và cơ cấu các cấp lãnh đạo, quản lý và nhân viên. STT Chức danh Trưởng Phó Nhân viên Tổng cộng A Lãnh đạo 1 a1 Giám đốc 3 1 a2 Phó giám đốc 3 B Kế toán và văn phòng b1 Phòng kinh tế - tài chính 1 1 7 9 b2 Phòng Tổ chức hành chính 2 1 10 12 b3 Phòng kinh doanh thị trường 1 1 1 3 b4 Phòng QLDA 1 1 3 5 b5 Phòng vật tư, cung tiêu 1 1 5 7 b6 Phòng KTSX 1 1 3 5 b7 Phòng KCS 1 1 8 10 b8 Phòng Đời sống 1 1 15 17 b9 Phòng Bảo vệ 1 1 21 23 C Các bộ phận sản xuất c1 Phân xưởng Đúc ống 1 1 237 239 c2 Phân xưởng Đúc máy 1 1 46 48 c3 Phân xưởng Cơ khí 1 1 56 58 Tổng cộng: 449 b. Cơ cấu ngành nghề được đào tạo của cán bộ quản lý và nhân viên: Trong thời gian đầu hoạt động, trước mắt sử dụng lại một số nhân lực hiện có của Công ty Đúc Tân Long - Constrexim để tạo sự ổn định và có thời gian cọ sts với yêu cầu mới của Công ty cổ phần. Số lao động dôi dư của Công ty Đúc Tân Long - Constrexim giải quyết theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 Của Chính Phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN. Tuy nhiên định hướng chung về cơ cấu nghề tổng hợp theo bảng dưới đây, để đảm bảo phát triển của công ty trong những năm tới. TT Ngành nghề được đào tạo/Trường Số LĐ khi CPH Tuyển thêm năm 2007-2008 Tổng số A Kinh tế 1 Cử nhân kinh tế 17 17 2 Cử nhân tài chính kế toán 2 2 B Kỹ thuật 1 Kỹ sư cơ khí chế tạo 11 5 16 2 Kỹ sư điện, điện tử 2 3 5 3 Kỹ sư xây dựng 5 5 4 Kỹ sư đúc 4 9 13 5 Kỹ sư môi trường 2 2 C Ngoại ngữ 1 Tiếng Trung 1 1 2 Tiếng Anh 1 2 3 D Luật 1 Luật 2 2 4 E Cao đẳng/Trung cấp các ngành khác 30 50 80 F Thợ bậc cao 5/7 trở lên 38 38 G Công nhân kỹ thuật 100 51 151 H Lao động phổ thông 87 25 112 Tổng cộng 449 III. KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2007 VÀ NHỮNG NĂM SAU: Tên chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch 2007 Kế hoạch 2008 Kế hoạch 2009 I. Doanh thu Trđ 100.000 130.000 160.000 1. Thương mại Nt 20.000 20.000 20.000 2. Sản xuất Nt 80.000 110.000 140.000 II. Giá vốn hàng hoá, dịch vụ Trđ 72.435 99.985 127.635 1. Thương mại Nt 19.900 19.900 19.900 2. Sản xuất Nt 52.535 80.085 107.735 III. Lãi gộp Tr đ 27.565 30.015 32.365 1. Thương mại Nt 100 100 100 2. Sản xuất Nt 27.465 29.915 32.265 IV. Chi phí bán hàng (bao gồm cả lãi tiền vay) Tr đ 16.732 15.739 14.846 V. Chi phí quản lý Tr đ 5.433 5.976 6.519 VI. Lợi nhuận trước thuế Tr đ 5.400 8.300 11.000 VII. Lao động và tiền lương 1. Tổng số CBNV Người 449 451 454 2. Thu nhập bình quân người/tháng Trđ 2 2,2 2,4 VIII. Các khoản phải nộp NSNN Trđ 1.500 2.000 4.600 1. Thuế GTGT Trđ 1.142 1.640 2.000 2. Thuế TNDN Nt 280 280 2.520 3. Các khoản khác Nt 78 80 80 IX. Lợi nhuận sau thuế Nt 3.888 5.976 7.920 X. Phân phối lợi nhuận Nt 1.Trích lập qũy từ dự trữ bắt buộc 5%/TLST Triệu đồng 194,40 298,80 396,00 2. Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi 7%/LNST Nt 272,16 418,32 554,40 3. Trích quỹ đầu tư mở rộng Nt 3.421,44 5.258,88 6.969.60 4. Tỷ lệ cổ tức chưa trích quỹ đầu tư mở rộng % 10,37% 12,23% 13,15% 5. Tỷ lệ cổ tức đã trích quỹ đầu tư mở rộng % C. KẾT LUẬN Sau một thời gian thực tập tổng hợp tại công ty Đúc Tân Long bước đầu thấy được sự hình thành và phát triển của công ty, giúp em hiêu được tầm quan trọng của ngành công nghiệp mà công ty đang hoạt động. Có thể nói sự phát triển của ngành công nghiệp nấu luyện đúc góp phần tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế , không chỉ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà cả trong sự phát triển ngành công nghiệp của nước ta. Điều đó đặt ra đối với nước ta – khi mà cơ sở hạ tầng công nghiệp còn yếu kém. Bởi vậy chú trọng đầu tư phát triển, nghiên cứu chiến lược, kế hoạch cho ngành công nghiệp này là hết sức cần thiết, nếu muốn nâng ngày càng cao hơn cuộc sông của nhân dân. Trên đây là phần trình bày của em về công ty sau một thời gian thực tập tổng hợp tại công ty. Qua thời gian nghiên cứu, em đã hiểu nhiều vấn đề thực tiễn góp phần cho học tập và làm việc sau này, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về kiến thức và sự trình bày nên còn nhiều sai sót. Em kính mong được sự chỉ bảo của cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXN Duc Tan Long (QT).docx
Tài liệu liên quan