Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty giầy Thăng Long

Nhật Bản là nước có dân số đông 130 triệu người là một cường quốc có tiềm năng sản xuất nhưng do thiếu nhân công, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn nên sản xuất bị thu hẹp trong những năm gần đây. Nhật đang trở thành một quốc gia nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới (300 triệu đôi/ năm) nhưng đây cũng là một thị trường đòi hỏi cực kỳ cao về chất lượng mẫu mã phong phú xong phải phù hợp với bản sắc văn hoá phương đông của họ. Do đó công ty đang có định hướng để đổi mới công nghệ, tạo nhiều sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp. Ngoài ra công ty còn tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá cả rẻ, và sử dụng lợi thế địa lý gần, giảm cước phí vận chuyển nâng cao thêm ưu thế cạnh tranh của công ty.

doc49 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty giầy Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc phát triển và nâng cao hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong công tác xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Nghiên cứu và nắm vững biến động của tình hình thị trường về giá cả hàng hoá trên thế giới là những tiền đề quan trọng đảm bảo cho các tổ chức xuất nhập khẩu hoạt động trên thị trường thế giới có hiệu quả cao nhất. CHƯƠNG II Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty giầy Thăng Long I. Khái quát về công ty giầy thăng long 1. Khái quát lịch sử hình thành của Công ty Giầy Thăng Long Công ty Giầy Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Giầy Da Việt Nam được thành lập theo quyết định số QĐ 210 ngày 14/4/1990 của Bộ Công nghiệp. Trụ sở tại đường Nguyễn Tam Trinh - Mai Động - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tên giao dịch "Thăng Long Shoes Company". Sản phẩm chủ yếu của Công ty là giầy vải, giầy thể thao xuất khẩu. Từ khi thành lập và xây dựng cho đến đầu năm 1993 Công ty thực hiện hợp đồng xuất khẩu mũ giầy cho Liên Xô. Nhưng do mới thành lập, máy móc thiết bị không đồng bộ, tay nghề của công nhân cũng như trình độ quản lý sản xuất của cán bộ quản lý chưa cao nên năng suất còn thấp, không đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đến năm 1993 thị trường Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hàng loạt các nhà máy trong đó có Công ty Giầy Thăng Long lâm vào tình trạng mất thị trường và không có việc làm cho người lao động. Công ty đã thực sự gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường và bạn hàng cho mình nhằm duy trì sự tồn tại. Mặt khác Công ty còn khá non trẻ, vốn do Nhà nước cấp. Xuất phát từ việc tìm hiểu nhu cầu sử dụng giầy nội địa và đặc biệt là xuất khẩu cho bạn hàng nước ngoài, Công ty đã chủ động gia tăng nguồn vốn kinh doanh bằng việc vay lãi của ngân hàng và các nhà đầu tư, thậm chí huy động cả nguồn vốn của cán bộ công nhân viên trong Công ty để mạnh dạn trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Tháng 8/1998 Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mở rộng qui mô sản xuất. Tính đến 31/12/2001, cơ sở sản xuất của Công ty như sau: 1. Nguồn vốn chủ sở hữu : 65 tỷ đồng 2. Số lao động : 1900 cán bộ công nhân viên 3. Tổng doanh thu : 80 tỷ đồng 4. Thu nhập bình quân : 700.000 đồng/người 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty a. Chức năng. - Sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da. - Xuất nhập khẩu trực tiếp. + Xuất khẩu: Giầy dép và sản phẩm từ da. + Nhập khẩu: Vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. b. Nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự chủ động và tuân theo qui định của pháp luật. - Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. 3. Chức năng nhiệm vụ của phòng ban. - Ban giám đốc. + Giám đốc là người đứng đầu công ty là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan cấp trên, trước pháp luật và đồng thời là người điều hành quản lý mọi hoạt động của công ty thông qua sự giúp đỡ của phó Giám đốc và các phòng ban chức năng. + Một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. + Một Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. + Một Phó giám đốc xuất nhập khẩu. - Phòng tổ chức hành chính. + Tuyển dụng lao động + Công tác bảo hiểm xã hội, văn thư lưu trữ. - Phòng kinh doanh: gồm 2 phòng kế hoạch vật tư và phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ. + Lập kế hoạch mua sắm thiết bị, vật tư, quản lý vật tư, nguyên liệu phụ. + Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, lên kế hoạch sản xuất và giao hàng cho từng hợp đồng. - Phòng tài vụ: Thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty, quản lý các nguồn thu, đảm bảo vốn cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phòng bảo vệ: Giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong công ty và bảo vệ nội bộ doanh nghiệp. - Phân xưởng cơ điện: Tiến hành theo dõi và sửa chữa toàn bộ hệ thống cung cấp điện, nước, máy móc thiết bị theo định kỳ và thường xuyên. - Xí nghiệp I: Gồm 2 phân xưởng. + Phân xưởng chuẩn bị giày vải. + Phân xường chuẩn bị giày thể thao. - Xí nghiệp II: Gồm 3 phân xưởng cán luyện cao su, phân xưởng ép đế, phân xưởng làm keo. - Xí nghiệp III: Gồm 2 dây chuyền sản xuất giầy vải với 3 phân xưởng may, phân xưởng giầy và phân xưởng vệ sinh, kiểm tra, đóng gói. - Xí nghiệp IV: Gồm 1 dây chuyền sản xuất giầy thể thao đồng thời có thể sản xuất giầy vải. Xí nghiệp này cũng có 3 phân xưởng như xí nghiệp III. 4. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty: Công ty giầy Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc. Chỉ có lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyền hạn ra mệnh lệnh và chỉ thị cho cấp dưới (tức là mỗi phòng ban, xí nghiệp của công ty chỉ nhận quyết định của một thủ trưởng cấp trên theo nguyên tắc trực tiếp). Giám đốc công ty là người ra quyết định cuối cùng cũng như để hỗ trợ cho quá trình quyết định của giám đốc các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các qui định cho lãnh đạo, quản lý và thực hiện các hướng dẫn kiểm tra giám sát chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng chuyên môn của mình. II. Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1. Kim ngạch xuất khẩu: Trải qua những thăng trầm và biến đổi của thời kỳ đầu sau khi thị trường truyền thống( Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu bị sụp đổ, các hiệp định song phương bị tan vỡ. Ngành giầy nói chung và công ty nói riêng tưởng như sụp đổ hoàn toàn. Công ty đã tìm đủ mọi cách để chuyển sang phương thức làm ăn mới thiết lập các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, tạo lập cơ sở sản xuất, dây chuyền máy móc thiết bị mới áp dụng những bước đi và phương hướng với tình hình thị trường và khả năng thực tế. Chính vì vậy mà tình hình xuất khẩu của công ty đã chuyển biến ngày càng rõ rệt, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên trong những năm . 6347492 Sơ đồ kim ngạch xuất khẩu 7000.000 6000.000 4297941 5000.000 4000.000 2371597 3000.000 2000.000 1000.000 0 1999 2000 2001 Nhìn sơ đồ kim ngạch xuất khẩu của công ty qua 3 năm gần đây ta thấy rằng: Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 4.298.031USD tăng lên 1.926.344 USD so với năm 1999 tức là 81%. Đến năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 6.347.492 USD tăng so với năm 1999 là 3.975.899 USD với tỉ lệ là 167,5%.Như vậy năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên rất nhanh. Điều đó chứng tỏ công ty rất nhạy bén trên thị trường, nắm bắt được thị hiếu tiêu thụ, nhu cầu tiêu dùng của dân cư, do đó sản lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng. 2. Hoạt động nghiên cứu, lựa chọn thị trường xuất khẩu 2.1. Thị trường xuất khẩu. Do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ chưa chấm dứt nên thị trường Da- Giầy vẫn còn bị ảnh hưởng, khó khăn ở thị trường cũ vẫn chưa ổn định, đơn đặt hàng chưa nhiều còn thị trường trong nước bị các sản phẩm của Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc…lấn sân vì sản phẩm của họ đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam vốn ưa mác ngoại và giá rẻ.Vì vậy việc tìm kiếm thị trường trong nước là khó thực hiện nên công ty phải tìm kiếm thị trường nước ngoài. Đến nay sản phẩm của công ty đã tiêu thụ ở 14 nước trên thế giới thuộc EU như Anh, Pháp, Italia… trong đó Đức, Italia là hai bạn hàng lớn nhất. Khối EU là khối các nước công nghiệp phát triển ở đỉnh cao, dân cư ở mức thu nhập cao, sành về thời trang làm đẹp. Hai năm trở lại đây công ty đặc biệt chú trọng vào thị trường EU nơi đang có lợi thế so với các nước sản xuất giày như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…bởi vì Việt nam được hưởng quy chế ưu đãi chung”GSP”. Đây là hệ thống ưu đãi phổ cập là cơ chế của các nước Tây Âu thực hiện miễn giảm thuế cho các nước đang phát triển trong đó có Việt nam. Hơn thế nữa một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc…đang bị EU áp dụng luật phá giá. Dưới đây là bảng tỷ trọng xuất khẩu của công ty: Bảng tỷ trọng thị trường xuất khẩu ĐVT:USD TT Năm TT 1999 2000 2001 Tỷ trọng % 1999 2000 2001 1 Đức 1530068 1152191 2069282 64,5 26,8 32,6 2 Italia 4495068 1353761 240664 20,9 31,5 35,3 3 Hà Lan 0 784656 336417 0 18,3 5,3 4 Pháp 20856 338309 590316 0,9 7,9 9,3 5 Anh 88812 556274 431629 3,7 12,9 6,8 6 Nga 0 112840 0 0 2,6 7 Thuỵ Sĩ 40185 0 0 1,7 8 Mêhicô 8280 0 0 0,3 9 áo 56235 0 0 2,4 10 Tây Ban Nha 132093 0 0 5,5 11 Nam Tư 0 0 678184 0 10,7 12 Tổng cộng 2371567 4298031 6347492 100 100 100 Qua số liệu của bảng ta thấy kim ngạch của công ty vào các thị trường không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 1999 kim ngạch đạt 2371567 USD đến năm 2001 đã tăng 268% đạt được 6347492 USD. Năm 2001 so với năm 2000 thì tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Đức, Italia, Pháp, Nam Tư tăng còn Anh với Hà Lan thì giảm. Trong đó đáng lưu ý nhất là Italia tăng từ 31,5% lên 35,3% đạt được 2240664 USD. Thị trường Đức tăng từ 26,8% lên 32,6% đạt 2069282 USD. Điều này chứng tỏ thị trường Italia, Đức đang được công ty chú trọng. Hiện nay bốn thị trường lớn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu là Pháp , Đức, Anh, Italia …trong đó Đức và Italia là bạn hàng lâu năm của công ty trong mấy năm gần đây. Trị giá xuất khẩu sang các nước này bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nếu giầy dép của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh, khi tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 25% tổng sản lượng nhập khẩu vào EU. Thì Việt nam lúc đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan mà sẽ bị EU áp dụng hạn ngạch. Điều này sẽ mang đến nhiều bất lợi cho công ty, nếu công ty không dự báo được trước thì sẽ bị rủi ro. Trong thời gian tiếp theo công ty cần tìm hiểu thị trường khác như Mỹ, Bắc Mỹ, Nhật. Việc lựa chọn thị trường là quá trình đánh giá cơ hội thị trường và xác định hướng thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở năng lực sản xuất tiềm năng sẵn có và những thuận lợi đang có, công ty đã đưa ra những định hướng lựa chọn thị trường như sau: Thứ nhất: tập trung chủ yếu vào thị trường EU. Đây là thị trường đông dân khoảng 370 triệu người có mức tiêu dùng giầy dép bình quân đầu người rất cao 5-6 đôi/người/năm. Hàng năm EU nhập khoảng 900 triệu đôi giầy dép các loại tuy nhiên thị trường này đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, hợp thời trang. Thứ hai: thu hút khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường sang Mỹ, Bắc Mỹ, Nhật. + Đối với thị trường Mỹ và Bắc Mỹ: Tiềm năng tiêu thụ ở thị trường này rất lớn. Dân số gần 400 triệu người có mức tiêu thụ giầy dép cao nhất thế giới, khoảng 1.8 tỷ đôi/năm. Trong đó riêng ở thị trường Mỹ chiếm 1.5 - 1.6 tỷ đồng/năm nhưng chỉ sản xuất 10 - 15 % tổng sản lượng tiêu thụ. Vì vậy đây là một thị trường mà công ty cần phải chú trọng trong tương lai đây sẽ là một thị trường quan trọng số một của công ty khi Việt Nam và Mỹ đang bình thường hoá quan hệ. + Đối với thị trường Nhật: Nhật Bản là nước có dân số đông 130 triệu người là một cường quốc có tiềm năng sản xuất nhưng do thiếu nhân công, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn nên sản xuất bị thu hẹp trong những năm gần đây. Nhật đang trở thành một quốc gia nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới (300 triệu đôi/ năm) nhưng đây cũng là một thị trường đòi hỏi cực kỳ cao về chất lượng mẫu mã phong phú xong phải phù hợp với bản sắc văn hoá phương đông của họ. Do đó công ty đang có định hướng để đổi mới công nghệ, tạo nhiều sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp. Ngoài ra công ty còn tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá cả rẻ, và sử dụng lợi thế địa lý gần, giảm cước phí vận chuyển nâng cao thêm ưu thế cạnh tranh của công ty. Như vậy chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường của công ty từ nay trở đi đang và sẽ tập trung vào hai khu vực thị trường EU, Nhật và Mỹ, Bắc Mỹ và ngoài ra còn có một số thị trường khác đang được công ty quan tâm là Nga và Đông Âu. Mục tiêu tỉ trọng cho từng loại thị trường ở bảng sau đây: Bảng mục tiêu tỷ trọng từng loại thị trường ĐVT:% T T Thị trường 2002 2004 1 Thị trường EU 80 70 2 Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ 10.3 16.1 3 Thị trường Nhật 5.2 6.9 4 Thị trường khác 4.5 100 7 100 Nhưng trước mắt công ty nên tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, đây là thị trường có nhu cầu tiêu dùng giầy dép rất lớn lại đang có mối liên hệ làm ăn trong mấy năm qua. Còn đối với thị trường Mỹ và Nhật, Nga và Đông Âu cần phải có thời gian khi quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa Nhà nước ta và Nhà nước họ đang được mở rộng. 2.2. Mặt hàng xuất khẩu : Công ty giầy Thăng Long tập trung sản xuất vào hai mặt hàng chính là giầy vải và giầy thể thao. Giầy vải là mặt hàng truyền thống của công ty, được bắt đầu sản xuất từ khi mới thành lập do đó chiếm ưu thế chính. Đến năm 1998, công ty quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, thành lập thêm xưởng mới, lắp đặt hai dây chuyền sản xuất giầy thể thao. Tuy mới đưa vào sản xuất nhưng đã được khách hàng quan tâm và hưởng ứng do phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra công ty cũng kinh doanh một số mặt hàng phụ như dép đi trong nhà, găng tay…nhưng thời gian gần đây do nhận được nhiều đơn đặt hàng chính về giầy nên công ty chỉ tập trung vào sản xuất mặt hàng chính. Bảng cơ cấu hai mặt hàng chính ĐVT:Đôi TT Mặt hàng-thị trường 1999 2000 2001 I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 II 1 2 3 4 5 Giầy Vải Đức Italia Anh Thuỵ Sĩ áo Mêhicô Pháp Tây Ban Nha Nga Nam Tư Hà Lan Giầy Thể thao Đức Italia Anh Pháp Tây Ban Nha 741437 495807 105894 48111 31630 39025 2880 18000 0 0 0 0 53368 22932 9984 5004 3408 12040 1350284 311922 391424 186434 0 24400 123434 123434 0 26000 17220 224450 102531 57216 26102 6532 5703 6978 2015605 753216 581334 161636 0 20100 0 0 0 8900 128322 0 157618 81213 19952 16117 20206 20230 Công ty giầy Thăng Long, qua bảng số liệu trên, tiến hành sản xuất và xuất nhập khẩu chủ yếu tập trung vào giầy vải nam. Các sản phẩm giầy vải nữ và giầy trẻ em sản xuất tỷ lệ thấp. Sản lượng giầy vải xuất khẩu các năm tăng nhanh: năm 2000 so với năm 1999 tăng 658010 đôi với tỷ lệ 82.8% năm 2001 tăng 720408 đôi tức là 90.6% so với năm 1999. Trong đó ở thị trường Italia tăng lớn nhất ( 285530 đôi )(năm 2000/1999) và Anh (138323 đôi )( năm 2001/ 2000). Tỷ lệ tăng này là hợp lý với tỷ lệ tăng đội ngũ lao động của công ty và tỷ lệ tăng thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên công ty. Mặc dù công ty giầy Thăng Long nói riêng và ngành da dầy nói chung đều đang gặp nhiều khó khăn cần khắc phục nhưng công ty luôn tổ chức nghiên cứu thị trường để tìm đầu ra cho sản phẩm sản xuất và đã bước đầu đã đi đúng hướng. 2.3. Tổ chức tạo nguồn hàng - quy trình sản xuất và vận chuyển hàng xuất khẩu 2.3.1. Quy trình sản xuất giầy tại công ty giầy Thăng Long Từ khâu thiết kế mẫu mã phục vụ sản xuất là một bước quan trọng đầu tiên tạo nên chất lượng hàng hoá. Mẫu mã sản phẩm do phòng kỹ thuật của công ty tạo ra theo đơn đặt hàng của các hãng thương mại . Hiện nay công ty có hai dây chuyền sản xuất có công suất thiết kế 1500000 đôi / năm và một dây chuyền sản xuất giầy thể thao công suất 400000 đôi / năm . Đây là dây chuyền hoàn toàn khép kín từ khâu may mũ giầy đến khâu vào phom, cắt dán “02” (đường viền quanh đế giầy). Đây là dây chuyền có tính tự động hoá cao trong phân xưởng, hệ thống băng tải cung cấp vật liệu chạy đến khắp nơi trong xưởng. 2.3.2. Tạo nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu: Nguyên vật liệu là một khâu quan trọng tạo nên chất lượng hàng hoá. Nguyên vật liệu tốt kết hợp mẫu mã đẹp sẽ tạo ra sản phẩm đắt khách. Vì vậy công ty cũng rất chú trọng đến khâu nguyên vật liệu cho sản phẩm. Công ty khai thác nguyên vật liệu theo hai nguồn: - Nguồn trong nước: Những năm gần đây, vải sợi bóng trong nước có nhiều tiến bộ về chất lượng, đáp ứng được phần lớn nhu cầu vải có chất lượng cao để phục vụ sản xuất xuất khẩu. Công ty dệt 19-5, công ty dệt bạt công nghiệp Hà Nội là những đơn vị cung cấp nguyên liệu chính cho công ty. Nguồn cung cấp chủ yếu là công ty chỉ khâu Phong Phú. Còn cao su tự nhiên là nguồn cung cấp từ công ty cao su miền Nam. Đây là đơn vị chủ yếu cung cấp cho công ty trong nhiều năm qua. - Nguồn nước ngoài: Hiện nay công ty phải nhập khẩu toàn bộ hoá chất phục vụ cho sản xuất từ nước ngoài như Anh, Hàn Quốc…đây cũng là khó khăn của công ty và ngành công nghiệp xuất khẩu giầy. Vì phải nhập khẩu nên giá hoá chất tương đối cao mặt khác phải phụ thuộc vào thời gian bên bán cung cấp, không đảm bảo tiến độ sản xuất. Đây là một thiệt thòi lớn cho công ty. 2.4.Giá cả giao dịch: Đây được coi là khâu quan trọng để đi đến quyết định lựa chọn thị trường xuất khẩu. Do đặc điểm của từng khu vực thị trường công ty đã đưa ra những phương án giá cả giao dịch tương ứng phù hợp. Đối với thị trường EU, công ty đưa ra giá cả tương đối cao vì công ty sử dụng những nguyên vật liệu đắt tiền phải nhập khẩu từ nước ngoài để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt mẫu mã hợp thời trang ngoài ra công ty cũng đã nghiên cứu đến tâm lý tiêu dùng ưa những hàng hoá có giá cả cao, vì đối với người dân trong EU giá cao đi đôi với chất lượng cao, giá cả là vỏ bọc an toàn của chất lượng. Đối với thị trường Mỹ, công ty đưa ra nhiều chủng loại giầy dép với các loại giá cả khác nhau phù hợp với mọi tầng lớp dân cư. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, công ty phải tiến hành sản xuất giầy dép với chất lượng cao và giá cả tương đối phù hợp với bản sắc văn hoá phương Đông của họ. Đối với mỗi thị trường, công ty giầy Thăng Long đều nghiên cứu rất kỹ tập quán, thói quen, thị hiếu tiêu dùng trước khi đưa ra một chính sách giá cho phù hợp, bên cạnh đó công ty luôn tiến hành đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để hoà nhập với nền kinh tế quốc tế. 3. Hoạt động đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng xuất khẩu : 3.1. Tổ chức giao dịch và đàm phán: Trong cơ chế thị trường hiện nay, công ty giầy Thăng Long áp dụng tất cả các hình thức đàm phán để tận dụng lợi thế của từng hình thức. Đối với một số khách hàng quan hệ lâu năm thường đàm phán qua điện thoại, điện tín, Fax, đàm phán trực tiếp là việc không cần thiết. Chỉ cần nhận được đơn đặt hàng và mở L/C tại ngân hàng Việt Combank hay một ngân hàng nào đó. Đối với khách hàng mới xây dựng quan hệ cần phải đàm phán, ký kết trực tiếp, trước đó công ty phải nghiên cứu rõ về khách hàng, khả năng tài chính và uy tín. 3.2. Kí kết hợp đồng: *Nguyên tắc ký kết : - Bình đẳng tự nguyện: Nguyên tắc này chỉ ra các bên tham gia ký kết hợp đồng phải dựa trên những lợi ích thu được từ hoạt động kinh tế quốc tế. Hợp đồng được ký kết khi hai bên đều cảm thấy nhất trí nguyên tắc này cho thấy nguyên tắc làm việc và nghĩa vụ của từng chủ thể và giữa các chủ thể với nhau. - Thoả thuận song phương: Việc ký kết hợp đồng chỉ được tiến hành sau khi hai bên đã thoả thuận đàm phán và nhất trí đàm phán. Nguyên tắc này cho thấy hai bên phải tìm ra miền lợi ích có thể chấp nhận được của mình, nghĩa là “ hai bên cùng có lợi”. - Tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế : Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một văn bản có tính pháp lý quy định quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên. Do bản chất của mình, quan hệ kinh doanh quốc tế vượt ra ngoài phạm vi quốc tế cho nên còn phải chịu sự kiểm soát của các nguồn luật quốc tế, tập quán quốc tế đầu tư thương mại và chuyển giao công nghệ. * Phương thức ký kết: - Ký kết hợp đồng trực tiếp: Việc ký kết nà được diễn ra trong trường hợp đại diện của các bên( theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền ) trực tiếp gặp nhau để thoả thuận và thống nhất các vấn đề kinh doanh giữa các bên xác định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm cùng ký vào văn bản hợp đồng. - Ký kết hợp đồng gián tiếp: Đây là cách ký kết trong đó các bên ký kết thông qua trung gian, điện thoại, fax, điện tín, môi giới,uỷ thác…Mỗi bên gửi các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đặt hàng…có nội dung của công việc giao dịch. Tại công ty giầy Thăng Long thông thường việc ký kết được thực hiện theo cách trực tiếp, khi đơn chào hàng được gửi đi hoặc việc sản xuất thử theo đơn đặt hàng của khách hàng được chấp nhận thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Đối với một số khách hàng quen thuộc như: Hàn Quốc, Đức, Italia…thì việc ký kết hợp đồng thường thông qua fax. Việc ký kết này có nhiều ưu điểm đỡ mất thời gian và kinh phí đi lại giữa các bên. 3.3. Thực hiện hợp đồng trong cơ chế thị trường : Sau khi ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm nội dung trình tự công việc phải làm, cố gắng không sai sót gây nên thiệt hại. Tất cả các sai sót là cơ sở phát sinh khiếu nại. Trình tự thực hiện hợp đồng gồm các bước sau: Ký kết HĐXK Kiểm tra L/C Chuẩn bị hàng Uỷ thác thuê tàu Kiểm nghiệm hàng Làm thủ tục hải quan Giải quyết khiếu nại Làm thủ tục thanh toán Mua bảo hiểm Giao hàng lên tàu Trong những năm gần đây do đúc rút được kinh nghiệm cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác xuất nhập khẩu ở công ty do đó có tác động tích cực trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tránh được những tranh chấp khiếu nại giữa các bên, có được điều này là do kiện toàn từ công tác tổ chức sản xuất cho đến khâu cuối cùng là giao hàng, mọi công việc đều được kiểm tra chặt chẽ theo thoả thuận từ hợp đồng đã ký. Do đó không xảy ra tranh chấp, khiếu nại khi giao hàng và nhận hàng giữa các bên. 4. Hình thức và phương thức xuất khẩu của công ty: Công ty giầy Thăng Long thực hiện xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu gián tiếp. Xuất khẩu gián tiếp là một hình thức bán hàng cho trung gian nước ngoài để họ bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Xuất khẩu gián tiếp ít gặp nguy hiểm khi công ty không nắm vững thị trường nước ngoài và có thể sử dụng nguồn lực con người trung gian. Công ty một mặt luôn giữ gìn những mối quan hệ trung gian truyền thống mặt khác phải mở rộng tìm kiếm đối tác trung gian mới nâng cao thêm sản lượng tiêu thụ được. Vì phải trải qua một kênh tiêu thụ rồi sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng nên công ty thu được lợi nhuận không cao. Bên cạnh hình thức xuất khẩu trên công ty còn áp dụng phương thức gia công quốc tế. Khách hàng cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu,mẵu mã. Công ty tổ chức quá trình sản xuất theo yêu cầu khách hàng. Toàn bộ sản phẩm được giao cho khách hàng theo đúng kỳ hạn. Chất lượng, mẫu mã, thời gian giao hàng, phương thức vận chuyển, hình thức thanh toán… giữa công ty và khách hàng phải được quy định rõ trong hợp đồng gia công quốc tế. Đây là một hình thức xuất khẩu bị động vì công ty chỉ là người làm theo đơn đặt hàng, công ty không phải là người sáng tạo nhưng bù lại không bị rủi ro trong kinh doanh, không phải bỏ ra các chi phí khác ngoài chi phí nhân công, chi phí vận chuyển và hao mòn tài sản. III. Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty : 1. Phân tích kết quả hoạt động của công ty : Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã không ngừng mở rộng, sang nhiều khu vực quốc gia khác nhau với khẩu hiệu “ không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu”,coi trọng chất lượng sản phẩm. Do đó đã thu hút khách hàng đến với công ty, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, Công ty đã đầu tư nâng cấp các dây chuyền thiết bị sản xuất. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều thị trường, kể cả thị trường khó tính. Kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh của công ty được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế như: tổng doanh thu, doanh thu từ xuất khẩu , tổng chi phí ,lợi nhuận. Để đánh giá kết quả đó, ta xem bảng sau: Bảng báo cáo kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Tổng doanh thu 55337 80088 90600 24751 2 Doanh thu từ xuất khẩu 50667 73429 92780 22762 45 19351 26 3 Chi phí cho xuất khẩu 50365 72703 91976 22338 4 Lợi nhuận từ xuất khẩu 302 726 804 424 140 78 11 Qua số liệu trên ta thấy, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong điều kiện hết sức khó khăn về nhiều mặt như nguồn vốn eo hẹp, thị trường biến động về nhiều mặt, cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã đạt được kết quả khả quan. Đáng chú ý là doanh thu từ xuất khẩu tăng nhanh chóng. Năm 1999 đạt 50667 triệu đồng, đến năm 2000 đã đạt được 73429 triệu đồng tăng 22762 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 45 %. Năm 2001 doanh thu là 92780 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 26 % với số tiền là 19351 triệu đồng. Tốc độ tăng này ít hơn so với tốc độ tăng doanh thu trước đó nhưng do đầu tư đổi mới công nghệ, tiết kiệm nguyện vật liệu , điều này đã làm giảm bớt đi chi phí do hiệu quả sản xuất cao. Vì vậy lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu đã tăng lên. Năm 2001 tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu chung nhưng trong hoạt động xuất khẩu công ty vẫn thu được lợi nhuận chứng tỏ hàng nội địa kinh doanh bị thua lỗ nhưng hàng xuất khẩu thu lợi nhuận bù đắp lại. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hướng về xuất khẩu rất có hiệu quả. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu tăng nhanh qua các năm. Năm 1999 là 302 triệu đồng , đến năm2000 là 726 triệu đồng vượt 424 triệu đồng (140 %) và năm 2001 là 804 triệu đồng tăng 78 triệu đồng (11 %) so với năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng đều đặn qua các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra năm 1999 đạt 2371597 USD đến năm 2000 đạt 4297031 USD tăng 81.1 %, đến năm 2001 tăng 47.7 % so với năm 2000( xem sơ đồ kim ngạch xuất khẩu). Trong những năm gần đây, công ty giầy Thăng Long tiến hành đổi mới dây chuyền thiết bị liên tục, cải tiến mẵu mã, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Kết quả là công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao phó. 2. Đánh giá chung: Công ty giầy Thăng Long đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Từ việc đơn thuần chỉ may mũ giầy gia công cho Liên Xô tới nay công ty đã có dây chuyền sản xuất giầy hoàn chỉnh. Tháng 08/1998 công ty đã đầu tư mở rộng thêm một dây chuyền thiết bị đồng bộ để sản xuất mặt hàng mới đó là hàng thể thao nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng triệt để năng lực sản xuất hiện có của công ty như nhà xưởng, năng lực sản xuất cao su và đế giầy. Đồng thời công ty cũng cải tiến dây chuyền này để có thể sản xuất được cả giầy vải khi không có đơn hàng giầy thể thao. Mặt khác trong giai đoạn này loại giầy vải thể thao đang được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Việc đổi mới công nghệ này là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý với xu thế.Nó đã thu hút hơn 400 lao động nữa đưa tổng số lao động của công ty lên 1440 người với thu nhập 650000 đ/tháng và năng lực sản xuất của công ty từ 750.000 sản phẩm lên 1.035.000 sản phẩm/1999 và trong số đó xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm 90%. Tháng 09/1999 nhằm tận dụng năng suất của bộ phận may mũ giầy và keo dán đồng thời để tận dụng diện tích mặt bằng nhà xưởng công ty đã chủ động đầu tư thêm một dây chuyền lắp ráp giầy vải nữa. Kéo theo đó thu hút thêm lao động và nâng cao năng lực sản xuất từ 1.035.000 sản phẩm lên 1.640.000 sản phẩm/năm. Xét về mặt lý luận, nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế trong kinh doanh thương mại quốc tế là góp phần thúc đẩy nhanh năng suất lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân có thể sử dụng, qua đó tạo thêm nguồn tích luỹ thực tế, việc xác định một cách chính xác hiệu quả kinh tế xuất khẩu thường gặp khó khăn vì tác động của nó thông qua nhiều khu vực, nhiều công đoạn, nhiều tổ chức thực hiện khác nhau và chịu ảnh hưởng rất lớn các yếu tố sản xuất và chi phí sản xuất đan chéo nhau. Nhưng yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán lại đòi hỏi phải xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và của công ty nói riêng. Thời gian qua sản xuất kinh doanh của công ty nói chung đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Doanh lợi qua các năm phản ánh kết quả bằng tiền thực tế thu được so với chi phí phải bỏ ra. CHƯƠNG III Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty giầy Thăng Long I. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu tạI công ty giầyThăng Long 1.Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu tại công ty 1.1. Thuận lợi: Từ việc thực hiện chính sách kinh tế mở cùng với hoạt động ngoại giao “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” cùng sự hoà nhập phân công lao động quốc tế, mậu dịch quốc tế. Đặc biệt là hai sự kiện lớn trong mấy năm gần đây: - Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam . - Việt Nam gia nhập Asean - được hưởng ưu đãi giá sản phẩm của EU, các loại hàng có nguồn gốc từ Việt Nam khi xuất sang EU sẽ được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi 4.5% thay cho 7% trước kia trên tổng giá trị hàng hoá . Đây là những bước tiến thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Bên cạnh đó công ty còn có thuận lợi là nguồn vốn lao động thấp là yếu tố cơ bản giảm giá thành sản phẩm thu hút đơn đặt hàng đến công ty. Sự giảm chặt chẽ cơ chế xuất khẩu của Nhà nước và chính sách kinh tế khuyến khích xuất khẩu như tỷ giá, chính sách thuế quan quỹ tín dụng cũng là một thuận lợi lớn cho công ty. Thuận lợi khác nữa của công ty là do công ty có khả năng tự xuất khẩu trực tiếp, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường thế giới, nên có quan hệ kinh doanh với nhiều nước dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. 1.2. Khó khăn: - Khó khăn từ chính sách kinh tế vĩ mô: Sự quản lý vĩ mô, sự quản lý không thống nhất của Chính Phủ, thủ tục hành chính rườm rà, đã gây không ít trở ngại cho hoạt động xuất khẩu của công ty. - Khả năng quản lý ngân hàng của bộ máy quản lý ngân hàng ở Việt Nam kém gây trở ngại cho việc thanh toán. - Sự hỗ trợ của Chính Phủ còn kém hiệu quả khiến công ty gặp khó khăn trong hoạt động nghiên cứu thị trường quốc tế, quảng cáo… - Khó khăn từ phía công ty : công ty còn thiếu vốn đầu tư thêm chiều sâu, tăng cường máy móc thiết bị. Mặt khác công ty có số lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên lớn song người có trình độ nghiệp vụ là kinh doanh chưa nhiều. 2.Ưu, nhược điểm hoạt động xuất khẩu của công ty: 2.1. Kết quả đạt được: - Thời gian qua công ty đã khắc phục được sự hụt hẫng về thị trường, do đó mặt kim ngạch tăng lên hàng năm. Năm2000 so với năm 1999 là 181% ; năm 2001 so với năm 2000 là147%. Công ty đã tập trung vào sản phẩm chất lượng cao mẫu mã phù hợp với người tiêu dùng. - Giảm lực lượng gián tiếp, tăng cường lực lượng kinh doanh trực tiếp thông qua việc tăng nhân viên ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty biết sử dụng phát huy năng lực của cán bộ, luôn cử cán bộ đi học, nâng cao trình độ chuyên môn. - Cải tiến hệ thống quản lý, giảm bớt chi phí vật chất trong quản lý. 2.2. Những mặt còn tồn tại: - Chưa đảm bảo được sự đa dạng mặt hàng chủng loại. - Chính sách tập trung vào một thị trường trọng điểm EU rất có thể gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường doanh nghiệp. Giả thiết EU có chính sách mới ngăn cản hàng của Việt Nam vào EU thì hoạt động của công ty hoàn toàn bế tắc. Công ty chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường quảng cáo. - Sức mua trong nước chậm, khả năng cạnh tranh các mặt hàng ở nước ta yếu do đồng tiền của các nước xung quanh mất giá mạnh. - Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của Châu á giảm làm thế giới một số mặt hàng giảm trong đó có mặt hàng giầy. - Còn lệ thuộc vào đối tác nước ngoài, phải qua nhiều khâu trung gian để đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Phương thức chủ yếu hiện nay là gia công theo hình thức máy móc thiết bị do đối tác nước ngoài cung cấp không thanh toán hoặc trả chậm, đồng thời đối tác cung cấp đơn hàng và bao tiêu sản phẩm. Phương thức này hiện đã giúp công ty không phải vay vốn vào sản xuất ổn định để tồn tại song mang tính phụ thuộc nên hiệu quả kinh tế thấp. 3. Nguyên nhâncủa thành tựu và tồn tại: 3.1. Đối với những bạn hàng: Công ty giầy Thăng Long với chức năng chính là xuất khẩu. Đối với những bạn hàng quốc tế, trong đó chủ yếu là các nước thuộc khối EU, xa công ty về địa lý, về luật pháp, về tập quán…đôi khi còn gặp các công ty ma lừa đảo trên thị trường…vì thế công ty luôn luôn phải nghiên cứu hoạt động kinh doanh của bạn hàng. 3.2. Công tác đàm phán, ký kết hợp đồng: Đàm phán và giao dịch là hai khâu quan trọng đi liền nhau, quyết định sự thành công hay thất bại của ký kết hợp đồng đàm phán tốt thì ký kết hợp đồng thuận lợi và nội dung của hợp đồng có nhiều điểm lợi. Công việc đàm phán, ký kết hợp đồng của công ty còn lệ thuộc vào nước ngoài, trình độ ngoại ngữ của người tiến hành đàm phán cần có thêm thời gian để học tập, thủ tục hành chính rườm rà của các cán bộ ngành thuế quan cũng là một trong những nguyên nhân cản trở việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu , làm giảm đi tính kịp thời, đúng lúc theo yêu cầu của khách hàng. 3.3. Hoạt động thanh toán hoạt động xuất khẩu : Trong khi tiến hành xuất khẩu, thanh toán là khâu phức tạp hay xảy ra tranh chấp. Hợp đồng thanh toán là cả một quá trình từ việc nắm bắt tỷ giá hối đoái đến các điều kiện đảm bảo tín dụng trong thanh toán. Công ty giầy Thăng Long chấp nhận phương thức chủ yếu hiện nay là gia công theo hình thức đối tác nước ngoài cung cấp không thanh toán hoặc trả chậm máy móc thiết bị và bao tiêu sản phẩm. Phương thức này hiện giúp công ty không phải vay vốn để đầu tư vào sản xuất song mang tính phụ thuộc nên hiệu quả kinh tế thấp. Ngoài ra đồng tiền các nước trên thế giới đang bị mất giá làm giảm khả năng cạnh tranh các mặt hàng ở nước ta ra nước ngoài. Do vậy trong hợp đồng buôn bán cần phải có những điều kiện đảm bảo tỷ giá hối đoái. 3.4. Sử dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ : Tháng 8/1998 và tháng 9/1999 công ty đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nâng cao nguồn vốn sở hữu lên 65 tỷ đồng. Từ việc chỉ sản xuất giầy vải công ty đã mở rộng thêm dây chuyền thiết bị đồng bộ để sản xuất mặt hàng mới là giầy thể thao. Từ năm 1999 đến nay công ty cần có thêm vốn để đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.5.Nguồn nhân lực: Công ty đã có đội ngũ CBCNV lớn song người có trình độ nghiệp vụ cao chưa nhiều. Mới thành lập cách đây chưa lâu, công ty vẫn đang trên đường tìm kiếm hướng đi thích hợp hơn nữa nhưng với một đội ngũ cán bộ tâm huyết với nghề, hết lòng vì đời sống của người lao động, các cán bộ của công ty không ngừng học hỏi, học đi đôi với hành, nâng cao trình độ tri thức, trình độ tin học phục vụ cho công việc xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh phải tiếp xúc với người nước ngoài, với trình độ nhân lực siêu việt. II. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu của công ty 1. Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty : Với lợi thế chung của ngành Da- Giầy Việt Nam đó là lực lượng lao động dồi dào, trẻ khoẻ, thông minh, giá lao động thấp hơn so với thế giới, chưa bị chịu hạn ngạchvà được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn mà họ yêu cầu.Để khai thác các tiềm năng đó, chỉ từ năm 1993 đến nay, công ty đã tập trung sức đầu tư, khai thác mọi nguồn vốn và bằng nhiều hình thức đầu tư cho sản xuất. Trong thời gian sắp tới mục tiêu của công ty là: -Tiếp tục đầu tư sản xuất tập trung cho xuất khẩu để khai thác lợi thế và tiềm năng cho Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. - Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. 2. Phương hướng của công ty trong thời gian tới: Để thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành Da- Giầy Việt Nam cũng như của công ty trong giai đoạn 2002 - 2003 và đảm bảo khả năng thu nhập của ngành vào sự phát triển chung trong khu vực, công ty cần lựa chọn phương hướng hiện đại hoá thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hầu hết sự đổi mới công nghệ ở đây luôn gắn chặt với đầu tư các thiết bị chuyên dùng có trình độ cơ giới hoá cao và tự động hoá ở mức độ cần thiết. Đối với Thăng Lonh lúc này, nhiệm vụ trước mắt trong năm là quyết tâm thực hiện cho được 100 tỷ đồng doanh thu, thực hiện nghiêm chỉnh đơn hàng, hợp đồng đã ký với nước ngoài và mục tiêu phấn đấu cho năm sau là 130 tỷ đồng doanh thu. II. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty : Công ty giầy Thăng Long được xây dựng và trưởng thành từ nền tảng cơ sở còn thiếu thốn khó khăn, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế mới. Thực trạng của công ty lúc đó rất phức tạp nhưng công ty đã vươn lên phát triển thành một công ty có quy mô và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của cán bộ, công nhân toàn công ty. Cùng với quá trình lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý của công ty từng bước được hoàn thiện và nâng cao sản phẩm của công ty đã dần có mặt trên các thị trường khó tính. Tuy nhiên để tăng thị phần hơn nữa sản phẩm của công ty phải đạt tiêu chuẩn cao về mẫu mã, độ bền, tiện lợi. Đây là những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, có như vậy mới hấp dẫn được khách hàng, đẩy mạnh xuất khẩu của công ty. 1. Duy trì mối quan hệ với bạn hàng cũ, nghiên cứu tiếp cận và phát triển thị trường mới. Trong kinh doanh xuất khẩu, cũng giống như trong kinh doanh dưới các hình thức khác, “bạn hàng” là một vấn đề tương đối phức tạp. Bạn hàng quyết định sự tồn tại của công ty. Điều cốt yếu để chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường cần phải có sự nỗ lực vượt lên trên đối thủ cạnh tranh và sự hợp tác chặt chẽ đối với các bạn hàng. Muốn có được mối quan hệ lâu dài, công ty cần phải tuân thủ: - Nên có sự tin tưởng lẫn nhau, cần thiết thận trọng trong quan hệ nhưng không quá đa nghi. - Phải giữ được chữ tín đối với cả hai phía, không nên vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi chữ tín của công ty trên thương trường tuy nhiên người xưa cũng nói “chọn bạn mà chơi” điều đó có nghĩa rằng chúng ta cần đánh giá tương lai triển vọng bạn hàng từ đó tập trung vào mối quan hệ nào thì có hiệu quả trong hợp tác. - Đặc điểm riêng của xuất khẩu ở chỗ bạn hàng ở xa nhau về địa lý, tập quán, thị hiếu… do vậy công ty cần phải nắm rõ: + Loại hình doanh nghiệp, từ đó ta biết được phương thức hoạt động của doanh nghiệp. + Uy tín của doanh nghiệp. + Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, thực trạng vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng kinh doanh, thanh toán và tín dụng Trong những năm tới công ty tiếp tục tìm kiếm thị trường giầy trong khu vực và thế giới, nắm bắt những quy luật vận động của thị trường để điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhịp độ phát triển các mặt hàng. 2. Công tác đàm phán, ký kết hợp đồng : Đàm phán và giao dịch là hai khâu quan trọng đi liền với nhau, đàm phán tốt thì ký kết hợp đồng thuận lợi và nội dung của hợp đồng có nhiều điểm thuận lợi. Đàm phán: Yêu cầu với một cuộc đàm phán : - Người tiến hành đàm phán phải giỏi ngoại ngữ nếu không dễ bị hiểu lầm gây khó khăn trong đàm phán . - Sau mỗi lần đàm phán cần được theo dõi phân tích nội dung đàm phán để thấy được triển vọng của đàm phán rút ra kinh nghiệm cho lần đàm phán kế tiếp. - Việc ký kết hợp đồng trong khi đàm phán cần phải được tiến hành kịp thời, đúng lúc, không nên nôn nóng, cũng không nên quá chậm chạp dẫn đến mất thời cơ. b. Ký kết hợp đồng : Ký kết hợp đồng xuất khẩu theo pháp luật Việt Nam là hành vi xác nhận bằng văn bản nhưng thoả thuận giữa hai bên chủ thể của hợp đồng. Phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên. Khi ký kết hợp đồng cần phải chú trọng: - Tính chất hợp pháp của hợp đồng. Một hợp đồng được thành lập hợp pháp phải thoả mãn 4 điều kiện sau: - Chủ thể phải hợp pháp. - Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp. - Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp. - Hợp đồng phải được ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia mới có hiệu lực. - Trước khi đặt bút ký phải xem xét kỹ lưỡng cácđiều khoản, nội dung chi tiết. Nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu tuyệt đối không để câu văn bản có thể hiểu theo nhiều nghĩa. 3. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong thanh toán Trong hoạt động xuất khẩu, thanh toán là khâu phức tạp hay xảy ra tranh chấp. Kết quả là các nhà xuất khẩu Việt Nam thường bị thiệt thòi. Để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả cần phải có đội ngũ cán bộ gỏi về nghiệp vụ thanh toán. Các nhà quản lý cần lưu ý: Các lợi thế của việc mở tài khoản ngoại tệ ngân hàng khác nhau: Đáp ứng yêu cầu của bạn hàng chỉ định ngân hàng thanh toán nợ đến hạn phải trả cho ngân hàng, nhưng do nhiều lý do công ty chưa thể trả nợ được ngay lúc nhận thanh toán lô hàng xuất khẩu nên công ty chuyển thanh toán qua ngân hàng khác mà công ty không mắc nợ. b. Tránh khỏi sự biến động tỷ giá bất lợi khi đồng tiền thanh toán bị mất giá: Để tránh sự tổn thất do sự biến động tiền tệ đối với nhà xuất khẩu, trong hợp đồng xuất khẩu phải thoả thuận trong điều kiện đảm bảo hối đoái: - Biện pháp đảm bảo bằng vàng tức là các bên tham gia thoả thuận với nhau nếu giá trị vàng của đồng tiền đã chọn trong hợp đồng thay đổi khi thanh toán so với giá trị vàng lúc ký kết thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng sẽ được hai bên trích lại một cách tương ứng. - Biện pháp đảm bảo bằng đồng tiền mặt, có giá trị ổn định. Cách tính này dựa trên cơ sở tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền đã chọn, một đồng tiền để thanh toán còn đồng tiền bảo đảm thường là đồng tiền mạnh. - Biện pháp đảm bảo sổ tiền tệ: Hai bên mua và bán phải thống nhất với nhau các ngoại tệ khác đưa vào sổ tiền tệ. Các bên lấy tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ so với đồng tiền được bảo đảm vào thời kỳ ký kết hợp đồng của thời điểm thanh toán để điều chỉnh tổng giá hợp đồng nếu có biến động. Hạn chế rủi ro thường gặp thực hiện thông qua thanh toán bằng L/C. Công ty giầy Thăng Long cũng như hàng loạt các công ty khác hầu như sử dụng phương thức chủ yếu trong thanh toán L/C. đây là phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi rủi ro nhất định. - Rủi ro từ phía ngân hàng phát hành L/C không có uy tín trong thanh toán, dẫn đến không giữ đúng cam kết trong thanh toán. - Rủi ro xuất phát từ nguồn gốc do không thực hiện đúng điều kiện mà L/C quy định có các nội dunng cơ bản: thời hạn giao nhận hàng chậm so với quy định L/C, chuyên chở hàng hoá không đúng quy định L/C, cơ cấu mặt hàng không phù hợp để an toàn trong thanh toán bằng phương thứcL/C. Công ty cần phải làm: + Trước khi ký kết hợp đồng phải tìm hiểu kỹ bạn hàng nhập khẩu của mình là ai, nắm bắt thiện chí, tránh lừa đảo. + Luôn cẩn thận với nội dung L/C do ngân hàng phát hành gửi đến, phân tích kỹ từng nội dung nhỏ của L/C nhận được, xem xét hợp đồng, khả năng thực hiện ý đồ của người nhập khẩu. + Nếu gặp khó khăn trong thời hạn giao hàng, thời hạn xuất trình kiên quyết yêu cầu tiêu dùng chỉnh L/C nếu không dễ bị lừa. Nên tôn trọng lời khuyên của ngân hàng, cần thiết phải sử dụng cố vấn. 4. Xây dựng chiến lược con người, đổi mới công tác quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu, con người là chủ thể của hoạt động quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi con người phải có trình độ nghiệp vụ cao, đặc biệt là năng động. Với sự trưởng thành và phát triển, công ty giầy Thăng Lonng đã có một lực lượng cán bộ, cong nhân viên đông về số lượng, giỏi về tay nghề. Hiện nay công ty có những cán bộ có trình độ về kinh doanh thương mại nhưng chưa nhiều. Không ngừng nâng cao chất lượng đòi hỏi công ty phải có chế độ đào tạo cho đội ngũ này. Công việc được tiến hành theo định hướng sau: - Khuyến khích cán bộ theo học dài hạn như Tại chức, Đại học văn bằng II. - Mở trung tâm đào tạo ngắn hạn về kinh tế thị trường Makerting cho đội ngũ cán bộ, đã qua đại học nhưng chưa đủ kiến thức kinh tế thị trường, nâng cao trình độ ngoại ngữ. - Khuyến khích những cán bộ có điều kiện theo học các lớp ngắn hạn do các chuyên gia nước ngoài tổ chức giảng dạy về nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế. Về quản lý: công ty phải xây dựng lại hệ thống tổ chức quản lý, phân rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận. Hệ thống tổ chức và quản lý có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Nó như là một hệ thống xương cốt có tác dụng vận hành sự hoạt động của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần phải chỉnh đốn lại hệ thống tổ chức quản lý theo trình tự: - Mô hình hoá hệ thống tổ chức quản lý trong công ty phân chia các luồng thông tin, các mệnh lệnh. Nghiên cứu xem xét đã hợp lý chưa. - Luôn có biện pháp kiểm tra, đánh giá điều chỉnh nếu cần. - Yêu cầu hệ thống phải có tác dụng khuyến khích khả năng sáng tạo độc lập của từng thành viên. Hình thành biện pháp thưởng phạt, khuyến khích kịp thời. 5. Đổi mới công nghệ, xây dựng chiến lược sản phẩm: Công ty giầy Thăng Long là một công ty sản xuất có chức năng xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu từ chiến lược sản phẩm có vai trò quan trọng, là yếu tố sống còn của công ty. Xác định đúng vai trò của khoa học- công nghệ trong công nghiệp Da- Giầy. Trong thời gian qua do chủ yếu là gia công nên các doanh nghiệp có phần chưa chú trọng đến việc vươn lên tự chủ trong khoa học- công nghệ. Xuất phát từ thực trạng công nghệ cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời với kinh nghiệm rút ra từ các nước đòi hỏi phải tạo ra năng lực công nghệ mới để nắm bắt kịp thời các thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại của thế giới đã áp dụng vào sản xuất. Do vậy trong thời gian tới công ty cần: - Sắp xếp lại sản xuất, lựa chọn đầu tư có trọng điểm các khâu công nghệ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm cao nhất, đặc biệt là hướng vào các sản phẩm mới, sản phẩm chủ lực, kết hợp mua sắm máy móc thiết bị công nghệ mới, cải tiến và phát huy năng lực công nghệ tận dụng máy móc thiết bị hiện có nhằm tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực công tác hiện có để đáp ứng nhu cầu công nghệ mới tiếp tục đưa ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường mang lại lợi nhuận cho công ty . - Xúc tiến thăm dò tìm các đối tác nước ngoài để tham gia liên doanh hoặc vay vốn để mua thiết bị công nghệ mới nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút công nghệ nước ngoàiphục vụ cho đầu tư nâng cao trình độ sản xuất rút ngắn khoảng cách so với các nước trên thế giới. - Tổ chức tốt công tác xây dựng cơ bản để đưa máy móc thiết bị vào sản xuất, đồng thời đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật vận hành lành nghề. Ngoài ra công ty còn phải có biện pháp cụ thể trong việc xây dựng loại sản phẩm cho từng giai đoạn: - Giai đoạn đầu hướng ra thị trường quốc tế, công ty nên hướng vào các loại sản phẩm có chất lượng trung bình nhằm đáp ứng nhu cầu của đa số người tiêu dùng bởi vì: + Tay nghề công nhân còn kém, nếu sản xuất sản phẩm chất lượng cao sẽ dẫn đến sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng. + Bên cạnh đó, công ty cần có chiến lược sản phẩm mới có chất lượng cao và đa dạng hoá mặt hàng mũi nhọn. 6. Sử dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm Ngày nay cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin thì việc áp dụng cải tiến khoa học là một lợi thế quyết định sự thành công của công ty. Trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty thì tính cạnh tranh tiến bộ khoa học kỹ thuật là gay gắt nhất. Việc thông tin được phản hồi từ thị trường đúng lúc giúp các thành viên trong công ty xử lý thông tin nhanh chóng để ra các quyết định chính xác kịp thời về hoạt động sản xuất kinh doanh. 7. Một số biện pháp khác: - Phối hợp hỗ trợ lẫn nhau về các mặt kể cả trong đầu tư phát triển thiết bị kỹ thuật, trao đổi thông tin về ngành nghề như giá cả, đối tác, thị trường cũng như kinh nghiệm quản lý điều hành sản xuất giữa các đơn vị. - Tự lập trong công tác phát triển sản phẩm và tiến tới chủ động về thị trường, hạn chế sự phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. - Tăng cường quan hệ với hiệp hội Da-Giầy các nước và hiệp hội Da-Giầy Mỹ thông qua đó thiết lập quan hệ bạn hàng, tìm hiểu luật lệ và tập quán thương mại chuẩn bị để có thể triển khai ngay việc đàm phán giao dịch với khách hàng và thị trường Mỹ. Mạnh dạn thuê chuyên gia nước ngoài hướng dẫn và đào tạo kỹ thuật tại chỗ, chuyển giao công nghệ vươn lên trong cạnh tranh, nắm bắt kịp thời khoa học kỹ thuật, mẫu mã. IV. Một số ý kiến và đề xuất với nhà nước : - Đề nghị Chính phủ hoàn thiện cơ chế tổ chức Tổng Công ty và có giải pháp hỗ trợ cùng với sự nỗ lực của Tổng Công ty để đảm bảo vai trò chủ đạo trong toàn ngành Da - Giầy Việt Nam. - Đối với ngành Da - Giầy, thời hạn vay vốn đầu tư trong kế hoạch cần từ 7-10 năm. Chỉ với thời hạn như vậy, các doanh nghiệp mới có doanh nghiệp hoàn trả vốn vay mà không phải chiếm dụng từ nguồn khác. Do vậy đề nghị Nhà nước điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Hiện nay, công ty chủ yếu là gia công đang chịu sức ép cạnh tranh không tương sức với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đề nghị Nhà nước chỉ đánh thuế lợi tức như mức đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Đề nghị Nhà nước có những qui định về XNK tránh ách tắc, phiền hà, chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty. - Để bảo hộ sản xuất trong nước, đề nghị Nhà nước có biện pháp kiên quyết và có hiệu quả ngăn chặn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đồng thời có biện pháp hỗ trợ ngành Da - Giầy trong việc tìm kiếm thị trường mới. Có như vậy, công ty mới có thể thành công trong việc tìm kiếm thị trường. Kết luận Xuất nhập khẩu là tất yếu khách quan và có vai trò hết sức quan trọng đối với các quốc gia. Đặc biệt là ở nước ta, xuất khẩu là con đường đi tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách nhanh nhất. Kinh doanh trong nước trong điều kiện kinh tế thị trường đã khó, kinh doanh xuất khẩu còn khó hơn nhiều bởi đây là quan hệ kinh tế quốc tế. Song dù khó khăn và phức tạp đến đâu, nếu có sự quản lý đúng đắn của Nhà nước, thông qua chính sách vi mô, sự vận dụng năng lực sáng tạo của công ty phát triển hơn nữa, công ty sẽ nâng cao được uy tín của mình trên thị trường. Với kiến thức học được trang bị ở trường, cùng với sự tìm hiểu thực tế để đi tới một số kiến nghị với mong muốn góp phần thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty, tôi hy vọng cùng với thời gian, công ty ngày càng vững mạnh và phát triển không ngừng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế Doanh nghiệp thương mại ( TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch, NXB Giáo Dục ) Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại ( Phạm Vũ Luận, Trường ĐH Thương Mại ) Thương mạI quốc tế ( PTS Nguyễn Duy Bột, PTS Định Xuân Trình, NXB Thống kê 1993 ) Báo Công Nghiệp ( số 17 ra ngày 30/09/1999 ) Incoterms – 1990 ./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0389.doc
Tài liệu liên quan